ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LỜI CẢM ƠN
Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại trường, thực hiện đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ
cuối cùng để em hoàn thành hết chương trình đào tạo kỹ sư tại trường, ngoài ra còn là
cơ sở để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy Cô trường
Khoa Môi Trường, những người đã dìu dắt em tận tình, đã truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong thời gian em học tập tại trường.
Em xin đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy TS. Đặng Quang Vinh đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức giúp em hoàn thành ĐATN này.
Với đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất biện pháp quản lý
lưu vực sông Vu Gia – Hàn thành phố Đà Nẵng” cùng với sự giúp đỡ quý báu, hướng
dẫn tận tình của TS. Đặng Quang Vinh cùng các giảng viên khoa Môi Trường đã giúp
tôi củng cố và nắm vững hơn kiến thức, kinh nghiêm.
Đây cũng chính là lần đầu tiên em tiếp cận với những đề tài lớn như vậy nên em
đã cố gắng trình bày một cách đầy đủ nhất những nội dung chính một cách có thể. Tuy
nhiên với kinh nghiệm còn hạn chế nên việc thiếu sót là không thể tránh khỏi, mong
quý thầy cô góp ý cho em để em có thể hoàn thiện hơn đồ án của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phòng thí nghiệm của khoa Môi trường,
trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thiện đồ án.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong thời
gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng ngày 25 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ HOÀI THƯƠNG
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất các biện pháp quản
lưu vực sông Vu Gia - Hàn.
Nội dung đồ án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về lưu vực sông Vu Gia – Hàn thành phố Đà Nẵng
-
Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội lưu vực sông Vu
-
Gia – Hàn
Trình bày tổng quan về các nguồn thải trên lưu vực sông.
Chương 2: Hiện trạng chất lượng nước và thực trạng quản lý lưu vực sông
- Trình bày hiện trạng về trữ lượng, diễn biến dòng chảy và tình hình khai thác, sử
dụng nguồn nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Hàn.
- Lập mạng lưới quan trắc nước mặt và tại các nguồn thải trên lưu vực.
- Phân tích các mẫu quan trắc.
- Tổng hợp kết quả quan trắc nước mặt và so sánh với giai đoạn 2011 – 2015.
- Trình bày hiện trạng quản lý lưu vực sông, những tồn tại và thách thức.
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý lưu vực sông Vu Gia - Hàn
-
Dựa trên hiện trạng môi trường nước và thực trạng quản lý lưu vực sông đã phân tích ở
chương 2, đề xuất các phương án về công nghệ và quản lý.
- Biện pháp công nghệ chú trọng phương án đề xuất nâng cấp trạm xử lý nước thải Ngũ
Hành Sơn.
- Biện pháp quản lý chú trọng phương án thành lậy Ủy ban quản lý Lưu vực sông Vu Gia
– Hàn.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
- Đưa ra kết luận về kết quả mà đề tài làm được và trình bày các kiến nghị.
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
COD: Nhu cầu oxy hóa học
SS: Chất rắn lơ lửng
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
XLNT: Xử lý nước thải
UBND: Ủy ban nhân dân
TP: Thành phố
KCN: Khu công nghiệp
BTNMT: Bộ Tài nguyên Môi trường
KH& CN: Khoa học và công nghệ
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CN & ĐT: Công nghệ và điện tử
LVS: Lưu vực sông
NĐ – CP: Nghị định chính phủ
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN TP ĐÀ NẴNG
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông TP Đà Nẵng và lưu vực sông nghiên cứu của đề tài
-
Lưu vực sông Vu Gia – Hàn thành phố Đà Nẵng đề tài nghiên cứu được thể
hiện như hình sau:
Hình 1.2: Bản đồ lưu vực sông Vu Gia – Hàn
-
Lưu vực sông Vu Gia – Hàn gồm nhánh sông chính Hàn – Cẩm Lệ lấy đập An Trạch
làm ranh giới, hai phụ lưu là sông Vĩnh Điện và Cổ Cò, xét trên địa phận thành phố Đà
Nẵng.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 6
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-
Hệ thống sông Vu Gia - Hàn là hệ thống sông lớn nhất tại thành phố Đà Nẵng. Toàn bộ
lưu vực nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu
Bồn có diện tích 10.350 km2, thuộc địa phận Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng.
-
Có ranh giới lưu vực:
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Cu Đê.
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Thu Bồn.
+ Phía Tây giáp Lào.
+ Phía Đông giáp Biển Đông.
-
Lưu vực sông Vu Gia – Hàn bao gồm đất đai của 5 quận (huyện) thuộc Thành phố Đà
Nẵng: Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.
1.1.1.2.
-
Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có núi, vùng núi cao và dốc, tập
trung ở phía Tây và Tây Bắc nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ
giữa những đồi bằng hẹp, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: địa hình núi cao, địa
hình đồi gò, địa hình đồng bằng.
+ Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây của thành phố, có độ cao trung bình 500 –
1000 m gồm nhiều núi nối tiếp nhau đâm ra biển. Đây là vùng núi có độ chia cắt
mạnh. Nhìn chung địa hình đồi núi có hướng dốc từ Tây Nam xuống Đông Bắc.
+ Địa hình đồi gò: Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thành phố, đây là khu vực chuyển
tiếp giữa núi cao và đồng bằng , đặc trưng của vùng này là dạng đồi bát úp, các loại đá
biến chất, thường trơ sỏi đá, có độ cao trung bình 50 – 100m, độ chia cắt ít, độ dốc 3 o –
8o , vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, lập vườn rừng, đồi.
+ Địa hình đồng bằng: tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, hình thành từ sản phẩm
tích tụ của phù sa cổ, trầm tích và phù sa bồi đắp của biển, sông, suối,… Đồng bằng bị
chia cắt nhiều và nhỏ hẹp, địa hình đồng bằng có nhiều hướng dốc và phức tạp.
1.1.1.3.
Đặc điểm địa chất – thổ nhưỡng
1.1.1.3.1. Đặc điểm địa chất
+ Lưu vực sông Vu Gia – Hàn nằm trong các giới địa tầng của đới kiến tạo A
Vương – Sê Công. Đới A Vương – Sê Công hình thành một nếp lớn có trục á vĩ tuyến.
Phía Bắc đới giới hạn bởi đứt gãy Sơn Trà – A Trép và phía Nam bởi đứt gãy Tam Kỳ Phước Sơn. Phức hợp này được đặc trưng bằng tổ hợp đá phun trào mafic xen trầm
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 7
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
tích silic. Phức hệ Paleozoi hạ gồm đá phiến selicit, selicit cloric, đá phiến thạch anh
selicit xen thấu kính phun trào magic đến flsic, đá vôi bị hoạt hóa và quarit hóa. Phức
hệ pleozoi trung được phân bố rìa cấu trúc, đặc trưng bởi các thành tạo lục nguyên
phun trào hệ hệ tầng sông Bung, magma xâm nhập phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn,
grabroid phức hệ Cha Val, granttoid phức hệ Hải Vân đá ít biến chất, ít bị biến vị và
các phực hệ hoạt hóa lục địa chủ yếu là những thành tạo magma xâm nhập phức hệ
Đèo Cả, Bà Nà.
1.1.1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
+ Thành phố Ðà Nẵng có tổng diện tích đất tự nhiên 128.543,09 ha, gồm 7165,31
ha đất nông nhiệp, 67037,80 ha đất lâm nghiệp. Huyện Hòa Vang có diện tích lớn nhất
chiếm 57,17% tổng diện tích tự nhiên của thành phố..
Theo phân loại nguồn gốc phát sinh các loại đất, thành phố Ðà Nẵng có các nhóm
đất chính sau:
a. Nhóm đất cồn cát và đất cát ven biển: có diện tích 9.446 ha, chiếm 10,35% tổng
diện tích diều tra (91.230 ha), nhóm dất này được hình thành ở ven biển, cửa sông.
b. Nhóm dất mặn: Có diện tích 1.149 ha chiếm 1,26% tổng diện tích diều tra.
c. Nhóm đất phèn mặn: Có diện tích 616 ha chiếm 0,68% tổng diện tích diều tra,
thường hình thành ở các vùng dất trung do sự bồi lắng và phân hóa xác dộng vật biển.
d. Nhóm đất phù sa: Có diện tích 15.543 ha chiếm 17,04% tổng diện tích diều tra,
thường tập trung ở Hoà lưu các con sông suối.
e. Ðất dốc tụ: Có diện tích 1.767 ha chiếm 1,94% tổng diện tích diều tra, là sản
phẩm của sự bào mòn được di chuyển không xa, thường phân bố ở thung lung trung
du và miền núi, nhiều khi là bãi thoải lớn ven dồi.
f. Ðất mùn vàng đỏ trên đá mác ma axit: Có diện tích 256 ha chiếm 0,28% tổng
diện tích diều tra, phân bố ở vùng núi cao ở xã Hoà Liên.
g. Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 62.453 ha chiếm 68,46% tổng diện tích dất diều
tra, phân bố rải rác trong Thành phố, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Vang, Sơn Trà.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 8
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 1.1 . Diện tích đất sử dụng các quận,huyện thuộc T.P Đà Nẵng
TT
Quận, Huyện
Tổng DT
(ha)
Đất nông
Đất lâm
nghiệp (ha) nghiệp (ha)
1
2
Hải Châu
Thanh Khê
2328,27
944,31
18
19.11
3
Sơn Trà
5932,00
4
5
6
7
8
Ngũ Hành Sơn
Liên Chiễu
Cẩm Lệ
Hòa Vang
Hoàng Sa
3911,78
7912,70
3525,27
73488,76
30500,0
733.72
170.01
258.91
5936.87
Thành phố
128543,09
7165.31
0
0
Đất phi
nông nghiệp
(ha)
2310.20
908.92
Đất chưa
sử dụng (ha)
0.07
16.28
2218.53
36.29
36.82
3913.18
140.41
59298.9
2589.40
3532.15
3014.56
7355.01
30500.00
551.84
297.36
111.39
897.98
67037.8
52428.77
1911.21
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012
Thực vật
1.1.1.4.
Do là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật, cho nên thành phần thực vật trong lưu
vực sông Vu Gia – Hàn khá phong phú với các kiểu rừng dưới đây:
-
Kiểu rừng kín thường xuyên mưa ẩm nhiệt đới, phân bố từ độ cao trên 1.000 m.
-
Kiểu rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.
-
Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
-
Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới.
-
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ cao dưới
1.000 m.
1.1.1.5.
Đặc điểm khí tượng - thủy văn
1.1.1.5.1. Đặc trưng sông ngòi
Mạng lưới các sông chảy qua địa phân thành phố thuộc vùng hạ lưu của lưu vực
sông Vu Gia - Thu Bồn bao gồm: sông Hàn, Sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ, sông Yên, sông
Túy Loan sông Quá Giáng, sông Cổ Cò.
+ Sông Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng chỉ dài 7 km, là hợp lưu của sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ
và sông Vĩnh Điện.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 9
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
+ Sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ chảy qua các xã Hòa Tiến, Hòa Thọ, Hòa Châu, Hòa Xuân
huyện Hòa Vang và 2 phường Khuê Trung, Hòa Cường quận Hải Châu. Sông Cầu Đỏ Cẩm Lệ là hợp lưu của sông Yên và sông Túy Loan.
+ Sông Yên: là phần hạ lưu của sông Vu Gia, sông Vu Gia chảy đến Ái Nghĩa phân lưu
thành hai nhánh: Nhánh chính gọi là sông Yên (sông Ái Nghĩa), nhánh phụ gọi là sông
Quảng Huế dẫn nước từ sông Vu Gia đổ vào sông Thu Bồn.
+ Sông Túy Loan: lưu vực sông Túy Loan nằm bên trái sông Vu Gia, có dạng hình
long chim và liền kề với lưu vực sông Cu Đê. Sông Túy Loan bắt nguồn từ sườn phía
Đông núi mang (1708 m) có độ cao khoảng 900 m. Sông có chiều dài 30 km, diện tích
toàn lưu vực 309 km2, độ cao bình quân 271 m, độ dốc bình quân 15%, chiều dài lưu
vực 25 km, chiều rộng bình quân 10,3 km.
+ Sông Vĩnh Điện cách Giao Thủy 16km về phía hạ lưu. Trên địa bàn thành phố, sông
Vĩnh Điện chảy qua phường Hòa Xuân, Hòa Quý là một nhánh của con sông Thu Bồn
chảy theo hướng tây nam - đông bắc, đổ ra sông Hàn. Sông Vĩnh Điện chủ yếu phục
vụ cho giao thông hàng hoá giữa các huyện Bắc Quảng Nam với thành phố Đà Nẵng.
+ Sông Cổ Cò là sông nối cửa Đại (sông Thu Bồn) với cửa Hàn (sông Vu Gia) chạy
song song với bờ biển Đà Nẵng – Hội An. Sông Cổ Cò thực chất là dạng đầm phá của
miền Trung. Hơn 200 năm về trước sông Cổ Cò là tuyến giao thông quan trọng nối Đà
Nẵng với Hội An. Nay sông bị bồi lấp và chia cắt nặng chỉ còn lại những đầm, lạch.
Sông Cổ Cò hiện dài 3,5km, rộng 10m, bị bồi lấp nhiều, chưa có điều kiện để nạo vét
nên đáy sông bị bồi lấp rất khó khăn cho ghe thuyền đi lại, nhất là vào mùa khô.
+ Sông Quá Giáng: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sông Quá Giáng chảy qua địa
phận xã Hòa Phước đổ về sông Vĩnh Điện. Sông Yên là hạ lưu của sông ái Nghĩa. Trên
lãnh thổ thành phố Đà Nẵng, sông Yên chảy qua các xã Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa
Phong.
Bảng 1.2: Độ rộng của một số con sông chính
Sông
Yên
Túy Loan
Cẩm Lệ
Độ rộng lòng sông (m)
Trung bình
Lớn nhất
145
256
84
106
289
400
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 10
Nhỏ nhất
76
42
175
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Hàn
Vĩnh Điện
Quá Giáng
507
323
89
814
924
93
356
168
86
Nguồn: Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng 2015
1.1.1.5.2. Đặc điểm thủy văn
1. Dòng chảy năm:
- Trong lưu vực sông Vu Gia – Hàn có 1 trạm thủy văn cấp 1: Trạm thủy văn Thành
Mỹ (F=1850 km2) , lưu lượng trung bình năm là Qo = 122 m3/s, tương ứng với mô dun
dòng chảy trung bình năm là Mo = 66,0 l/s/km2, tổng lượng dòng chảy mặt trung bình
năm W0 = 3,91 km3; mùa lũ từ tháng X - XII, có tổng lượng dòng chảy mặt trung bình
mùa lũ là WTB mùa lũ = 2,39 km3, chiếm khoảng 61,1% Wnăm, lượng dòng chảy
trung bình tháng lớn nhất là tháng IX chiếm khoảng 25,1% Wnăm, lưu lượng lớn nhất
đã quan trắc được là Qmax = 7.000 m 3/s (20/XI/1998) tương ứng với mô dun dòng
chảy lớn nhất là Mmax=3.784 l/s/km2; và mùa cạn kéo dài từ tháng I - IX (9 tháng), có
tổng lượng dòng chảy trung bình mùa cạn khoảng 38,9% Wnăm, tổng lượng dòng
chảy trung bình của ba tháng nhỏ nhất chiếm khoảng 9,65%Wnăm, lượng dòng chảy
trung bình tháng nhỏ nhất chiếm khoảng 2,80%Wnăm, lưu lượng nhỏ nhất Qmin =
11,3 m3/s (27/VII/1988), tương ứng với mô đun dòng chảy nhỏ nhất là Mmin = 6,11
l/s/km2, có số liệu đo lưu lượng trung bình ngày với chuỗi số liệu liên tục từ 1977 đến
nay. Ngoài ra còn các trạm thủy văn cấp 3: Hội Khách, Ái Nghĩa, Cẩm Lệ đo đạc các
yếu tố mưa và mực nước.
Hiện nay, trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn có các công trình thủy điện: A Vương,
Đăk Mi 4, Sông Côn 2 đang hoạt động nên chế độ dòng chảy của sông Vu Gia bị thay
đổi kể cả mùa khô và mùa lũ do quy trình vận hành hồ chứa của các thủy điện trên.
Nên để đánh giá đúng đắn nguồn tài nguyên nước của sông Vu Gia, cần phải dựa vào
tài liệu đo đạc dòng chảy của trạm thủy văn Thành Mỹ từ năm bắt đầu đo đạc đến năm
2008 là thời điểm trước khi thủy điện A Vương đi vào vận hành.
Căn cứ vào tài liệu thực đo lưu lượng trên 30 năm. Chuẩn dòng chảy năm của trạm
Thành Mỹ (1976 – 2008):
Bảng 1.3. Chuẩn dòng chảy năm của trạm Thành Mỹ
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 11
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
X
F
Trạm
(km2)
Thành Mỹ
Y
0
Z
0
(mm) (mm)
2854.2 2142.7
1850
0
(mm)
711.5
Q0
W0
106m3
M0
(m3 /s)
125.7
3964.1
α
0
l/s-km2
67.95
0.75
Nguồn:Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng 2014
Bảng 1.4: Phân phối dòng chảy năm của trạm Thành Mỹ (Q : m3/s, W :106m3)
0
0
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 Năm
Q
109.2 68.0 49.8 44.9 55.4 58.3 46.4 56.0 99.7 288.0 386.7 246.3 125.7
0
W
287 179 131 118 146 153 122 147 262 757 1016 647 3964
0
Ki (%)
7.2
4.5
3.3 3.0 3.7 3.9 3.1 3.7 6.6
19.1
25.6
16.3 100.0
Nguồn:Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng 2014
2. Dòng chảy lũ: Trong những năm gần đây lũ lụt xảy ra ngày một thường xuyên hơn,
bất bình thường hơn với những trận lũ lớn và gây hậu quả rất nặng nề như lũ lụt những
năm 1986, 1996 1998, 1999,…
Lượng dòng chảy 3 tháng mùa lũ chiếm tới 65 – 75% tổng lượng dòng chảy năm,
lượng nước biến đổi của mùa lũ giữa các năm khá lớn, năm nhiều nước lượng nước
của mùa lũ có thể gấp 10 lần lượng nước của năm ít nước. Tháng có lượng dòng chảy
lớn nhất là tháng 11 với lượng dòng chảy trung bình tháng nhiều năm có thể đạt 30%
lượng dòng chảy năm.
Thành phần dòng chảy mặt trong mùa lũ cũng khá lớn, tỷ lệ lưu lượng đỉnh lũ lớn
nhất và lưu lượng nhỏ nhất trên các sông biến đổi trong phạm vi từ hàng tram đến
hàng ngàn lần.
Bảng 1.5. Lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất ở vị trí trạm trên sông Vu Gia
Tên Trạm Qmax (m3/s)
Thành Mỹ
7000
Năm
1998
Q
(m3/s)
min
2,00
Năm
1982
Q
/Q
max min
3500
Nguồn:Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng 2014
3. Dòng chảy kiệt:
Sông Vu Gia mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm. Dòng chảy nhỏ nhất phần lớn
vào tháng 4, những năm ít hoặc không có mưa tiều mãn vào tháng 5, tháng 6 thì dòng
chảy nhỏ nhất vào tháng 7 và tháng 8.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 12
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Các sông có diện tích lưu vực F>300 km2 thì tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường là
tháng IV, với lưu vực có F< 300 km 2 thì tháng có dòng chảy nhỏ nhất vào tháng VIII.
Dòng chảy mùa cạn phụ thuộc vào trữ lượng nước trong lưu vực và lượng mưa trong
mùa cạn. Có thể chia mùa cạn thành 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ dòng chảy ổn định: dòng chảy thời gian này chủ yếu là do lượng nước trữ
trong lưu vực sông cung cấp nên xu hướng giảm dần theo thời gian và sau đó ổn định
(thường từ tháng I đến tháng IV hàng năm).
+ Thời kỳ dòng chảy không ổn định: từ tháng V đến tháng VII hàng năm dòng chảy
thường không ổn định do nguồn cung cấp nước cho dòng chảy thời kỳ này ngoài nước
ngầm còn có lượng mưa trong mùa cạn (chủ yếu là mưa tiểu mãn tháng V và tháng VI)
do đó các sông suối trong năm xảy ra 2 lần có dòng chảy cạn nhất, lần thứ nhất vào
tháng III tháng IV và lần thứ hai vào tháng VII tháng VIII.
Dòng chảy tháng nhỏ nhất chiếm 1 – 3% lượng nước cả năm. Dòng chảy mùa cạn
chiếm 20 – 25% lượng nước cả năm. . Vùng có dòng chảy mùa cạn lớn nhất là thượng
nguồn các sông, modul dòng chảy mùa cạn khoảng 25-30 l/s.km 2, modul dòng chảy
nhỏ nhất tháng khoảng 10-15 l/s.km2.
Bảng 1.6. Một số đặc trưng dòng chảy tháng mùa kiệt các trạm
Tên Trạm
Thành Mỹ
Flv
Thời kỳ tính toán
(km2) Từ năm
1850
1976
Đến
3
Qktb (m3/s)
năm
2010
34.9
Qkp (m /s)
Cv
Cs
50%
75%
90%
0.34 1.13 32.73 26.12 21.92
Nguồn:Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng 2014
Bảng 1.7. Một số đặc trưng dòng chảy tháng mùa kiệt các trạm
Thời kỳ tính toán
Tên Trạm
Thành Mỹ
Flv (km2)
1850
Từ năm
1976
Đến năm
2010
Qkp (m3/s)
Qktb
3
(m /s)
75%
90%
25.70 0.41 1.30 23.49 17.90
14.53
Cv
Cs
50%
Nguồn:Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng 2014
2. Chế độ triều:
Vùng ven biển Thành phố Đà nẵng có chế độ triều khá phức tạp, bờ biển không dài
nhưng triều ở phía Bắc không hoàn toàn giống triều ở phía Nam. Tại mỗi cửa biển
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 13
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
cũng có dạng triều khác nhau, nhìn chung dạng bán nhật triều chiếm ưu thế nhưng
mỗi tháng đều có dạng triều khác nhau, nhìn chung dạng bán nhật triều chiếm ưu
thế nhưng mỗi tháng đều có xuất hiện một số ngày nhật triều. Số lần xuất hiện
ngày nhật triều trong mỗi tháng không đều nhau và tại mỗi cửa sông cũng khác
nhau, nhìn chung có xu thế tăng dần từ Bắc sang Nam.
Vùng phía Bắc chủ yếu là chế độ bán nhật triều. Số ngày nhật triều trong tháng
trung bình chỉ có 3 ngày, tháng nhiều nhất có 8 ngày và tháng ít nhất có 1 ngày. Tại
cửa sông Hàn trung bình mỗi tháng có 2,9 ngày nhật triều. Theo số liệu thống kê
tại các trạm trong nhiều năm số ngày nhật triều như sau:
Bảng 1.8. Thống kê số ngày nhật triều trong tháng trung bình nhiều năm
Tháng
Cửa Sông Hàn
1
2
3 4 5
6
7
8
9
10 11 12 Năm
3,2 3,2 3,0 2,5 2,8 2,8 3,4 2,6 3,1 3,8 4,1 3,0 2,9
Nguồn:Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng 2014
- Phạm vi ảnh hưởng của triều trên các sông:
+ Sông Hàn: tại cửa sông Hàn có biên độ triều trung bình khoảng 1,0 m lớn nhất
1,4 m.
+ Sông Vĩnh Điện: Trên sông Vĩnh Điện cách cửa sông Hàn khoảng 25 km vẫn có
biên độ triều trung bình khoảng 0,6 m.
- Thời gian triều lên, xuống: Do ảnh hưởng bởi chế độ triều phức tạp bao gồm cả
nhật triều và bán nhật triều, xen giữa có thời gian chuyển chế độ chiều, cho nên
thời gian triều lên, thời gian triều xuống cũng phức tạp. Vào những ngày bán nhật
triều thời gian triều xuống trung bình khoảng 6 giờ. Thời gian nhật triều thời gian
triều lên trung bình dài hơn thời gian triều xuống.
1.1.1.6.
Điều kiện khí hậu
Hệ thống sông Vu Gia – Hàn nằm ở Trung Trung Bộ, cho nên cũng như các nơi
khác nước ta, khí hậu ở lưu vực sông Vu Gia – Hàn cũng mang đặc điểm chung là khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Nhưng lưu vực nằm ở ngay phía nam dãy Bạch Mã và sườn
phía đông dãy Trường Sơn, các đồi núi cao bao bọc ở phía bắc, tây và nam còn phía
đông là biển, cho nên khí hậu trong lưu vực Vu Gia – Hàn có những nét riêng dưới
đây:
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 14
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 24 – 26 0C, có
su thế cao ở đồng bằng ven biển và thấp ở miền núi, giảm theo sự tăng của độ cao địa
hình. Nhiệt độ không khí cũng biến đổi theo mùa. Tháng VI hay tháng VII là tháng có
nhiệt độ không khí trung bình cao nhất (trên 29 0C). Tháng I là tháng có nhiệt nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đạt tới 35 0C. Nhiệt độ
không khí trung bình tối thấp tuyệt đối dưới 150C.
Bảng 1.9. Bảng nhiệt độ không khí bình quân tháng trung bình nhiều năm (0C)
Trạm
Đà
I
II
III IV V
VI VII VIII IX X
XI XII Năm
21,4 22,2 24,1 26,1 28,2 29,0 28,9 28,8 27,3 25,9 23,9 21,8 25,6
Nẵng
- Độ ẩm tương đối không khí: Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ
không khí và lượng mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm không khí vùng đồng bằng
ven biển có thể đạt 85 88%, vùng núi có thể đạt 90-95%. Các tháng mùa khô vùng
đồng bằng ven biển chỉ còn dưới mức 80%, vùng núi còn 80 85%. Độ ẩm không khí
vào những ngày thấp nhất có thể xuống tới mức 20-30%.. Độ ẩm tương đối trung bình
tháng tương đối cao trong các tháng mùa đông xuân (từ tháng IX đến tháng IV) và
thấp trong các tháng cuối hè đầu thu (tháng V – VIII), thấp nhất vào tháng V có thể đạt
trên 40%.
Bảng 1.10. Độ ẩm trung bình tháng bình quân nhiều năm (%)
Trạm
Đà Nẵng
I
84
II
84
III
84
IV
83
V
79
VI
77
VII VIII
76 77
IX
82
X
84
XI
84
XII Năm
85 82
- Lượng mây tổng quan: Lượng mây tổng quan trung bình năm biến đổi trong phạm vi
6,5/10 – 8,2/10. Lượng mây tổng quan trung bình tháng ít thay đổi trong năm. Tuy vậy,
trong các tháng từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu (III – VII) lượng mây tương đối
thấp, riêng tháng VI tương đối lớn do gió mùa Tây Nam gây nên.
- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm từ 0,8 m/s tại Trà My đến 1,8 m/s tại Tam Kỳ.
nhìn chung, tốc độ gió phụ thuộc lớn vào điều kiện địa hình. Trong năm có 2 mùa gió
chính: Gió mùa tây nam thường vào các tháng V, VI, VII với tấn suất 20-30% mang
theo không khí nóng khô, gió mùa đông bắc thịnh hành trong các tháng XI, XII, I, II
mang theo không khí lạnh. Tốc độ gió lớn nhất trong mùa đông có thể tới 15-25 m/s
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 15
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
với hướng bắc hoặc đông bắc, trong mùa hè có thể tới 20-35 m/s, thậm chí 40 m/s và
thường do bão gây nên.
- Bốc hơi: Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu: nhiệt độ không khí, nắng,
gió, độ ẩm.. Lượng bốc thoát hơi tiềm năng trung bình năm từ khoảng trên dưới 1000
mm ở vùng núi cao đến gần 1500 mm ở vùng đồng bằng ven biển. Trong các tháng
mùa hè thu (III-X), lượng bốc hơi tiềm năng trung bình tháng đều lớn hơn 100 mm,
lớn nhất vào tháng V (120-130 mm ở miền núi, 150-160 mm ở đồng bằng). Trong mùa
đông xuân, lượng bốc hơi tiềm năng trung bình tháng 50-100 mm, thấp nhất vào tháng
XII (50-70 mm).
Bảng 1.11. Lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm (mm)
Trạm
Đà
I
69,
Nẵng
1
II
III
65,3 79,0
IV
85,
V
VI
VII
124,
104,3 114,0
1
VIII
IX
112,5 84,3
3
X
71,
XI
XII
Năm
65,4 62,0 1036,7
6
Bảng 1.12. Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm của trạm Thành Mỹ (mm)
Tháng
TB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
62.0 68.1 89.3 93.9 87.7 84.8 88.3 80.1 58.1 48.4 47.9 49.8
Năm
858.4
- Lượng mưa: Lượng mưa năm trung bình năm từ 1960 mm đến hơn 4000 mm.
Thượng lưu các sông ở khu vực miền núi phía tây và tây nam tỉnh Quảng Nam có
lượng mưa lớn nhất (trên 3000 mm), lớn nhất ở khu vực Trà My. Vùng đồng bằng ven
biển có lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2400 mm. Mưa cũng biến đổi theo
mùa: Mùa mưa và mùa khô (mùa ít mưa). Mùa mưa hàng năm thường xuất hiện vào
các tháng IX-XII, và mùa mưa chiếm tới 60-80% tổng lượng mưa năm, còn trong mùa
khô chỉ chiếm 20-40%. Trong mùa khô, tháng V, VI hàng năm thường có mưa tiểu
mãn.
Bảng 1.13. Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm của trạm Thành Mỹ (mm)
Tháng
TB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
63.4 37.1 48.6 83.4 195.8 167.3 129.0 177.8 337.4 710.0 633.6 270.8 2854.2
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 16
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Lưu vực sông Vu Gia – Hàn nằm trong thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương ở
miền Trung là đầu mối giao thông quan trọng về đường sắt, đường bộ, đường hàng
không, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- Chế độ khí hậu điều hoà, nhiệt độ ấm áp là điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng,
thuận lợi cho việc luân canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất đai,
tài nguyên nước, rừng, thảm thực vật.. hải sản là thế mạnh của vùng.
- Có nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch: bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân,
Ngũ Hành Sơn.
- Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động chiếm gần 50% tổng số dân trong vùng . Đó
là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển của vùng. Tất cả những thuận lợi trên
đã tạo điều kiện nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội trên lưu vực ngày càng phát triển.
1.1.2.1. Dân số
- Đà Nẵng là Thành phố trực thuộc Trung ương, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế;
phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự
nhiên là 128.342,24 ha. Thành phố có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: 06 quận
nội thành là Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và
02 huyện ngoại thành là Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa, trong đó có 56 phường,
xã. Đà Nẵng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xác định là thành
phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực
miền Trung - Tây nguyên và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.
- Dân số của Thành phố Đà Nẵng theo thống kê vào thời điểm 31/12/2012 là
2
989.330 người, có mật độ dân số 770 người/km .
Trong đó dân số các quận là 862516 người chiếm 87,18% dân số toàn thành phố.
Dân cư phân bố không
đều giữa 6 quận nội thành (Quận Thanh Khê 19763
2
người/km gấp trên 10 lần quận Liên Chiểu và 10,5 lần quận Ngũ Hành Sơn). Mật
2
độ dân số ở huyện Hoà Vang thấp nhất 173 người/km . Hiện nay dân số nông thôn
chiếm 12,82 %.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số tăng từ 11,80 % năm 2005 lên 12,74 % năm 2012.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 17
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 18
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 1.19 : Dân số và mật độ dân số thành phố Đà nẵng năm 2012
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
D.tích
(km2)
Hải Châu
23.28
Thanh Khê
9.44
Sơn Trà
59.32
Ngũ Hành Sơn 39.12
Liên Chiểu
79.13
Cẩm Lệ
35.25
Hòa Vang
734.89
Hoàng Sa
305
Thành phố
1285.43
Quận, huyện
Tỷ lệ
(%)
1.81
0.73
4.61
3.04
6.16
2.74
57.17
23.73
100
Dân số
(người)
204702
186563
143038
73711
150721
103781
126814
Mật độ
(ng/km2)
8793
19763
2411
1884
1905
2944
173
Tỷ lệ
(%)
20.69
18.86
14.46
7.45
15.23
10.49
12.86
989.330
770
100
Nam
(người)
100962
93299
69852
35949
75429
52282
62324
Nữ
(người)
103740
93264
73186
37762
75292
51499
64490
490.097 499.233
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012
1.1.2.3. Hoạt động kinh tế
1.1.2.3.1. Cơ cấu phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố theo GDP có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành buôn bán lẽ và dịch vụ lưu
trú và ăn uống. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ
cấu kinh tế chung của cả nước.
Bảng 1.20. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước(GDP) các ngành chính (%)
Ngành
Nông nghiệp
CN chế biến, chế tạo
Xây dựng
Buôn bán lẻ, SC ô tô, xe máy
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
2009
3,21
20,66
12,81
12,15
3,37
Nguồn: Niên giám
thống
2010
2,86
20,77
13,20
10,46
3,55
2011
3,06
21,76
13,63
11,15
3,98
2012
2,78
16,08
14,06
12,40
4,62
kê thành phố Đà Nẵng năm 2012
1.1.2.3.2. Kết quả phát triển kinh tế
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo GDP bình quân thời kỳ 2009-2012 là 18,43%
năm. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 6,25 % năm, giá trị sản
xuất dịch tăng 8,33 % năm, thực hiện vốn đầu tới phát triển tăng 14,20 % năm, tổng
mức bán lẽ hàng hóa, dịch vụ xã hội tăng 19,46% năm, kim nghạch xuất khẩu tăng
19,36 % năm
Bảng 1.21. Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Đà Nẵng ( triệu đ/người)
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 19
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành
GDP
GTSX công nghiệp*
GTSX dịch vụ*
Thực hiện vốn ĐT phát triển
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ
Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD
2009
26,29
29,28
24,185
18,846
30,04
569,17
2010
33,25
31,16
27,163
25,019
36,83
708,41
2011
42,07
33,47
30,491
34,732
44,89
870,67
2012
45,67
37,00
33,948
29,553
53,42
1010
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012
Ghi chú: dấu * so với năm 2010
1.1.2.3.3. Nông nghiệp
+ Sử dụng đất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn thành phố là 7165,31 ha chiếm
5,57 % tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở huyện Hoà Vang, quận Ngũ
Hành Sơn và Cẩm Lệ, các quận còn lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp phân bố
manh mún, rải rác kể cả trong khu dân cư.
Bảng 1.22 . Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thành phố Đà Nẵng (ha)
Quận, huyện
Hải Châu
Thanh Khê
Sơn Trà
Ngũ Hành Sơn
Liêu Chiểu
Cẩm Lệ
Hòa Vang
Hoàng Sa
Thành phố
Đất SX
Nông nghiệp
18,00
19,11
28,69
733,72
170,01
258,91
5936,87
DT cây hàng năm
Tổng
Lúa
6,34
13,42
651,52
120,57
238,54
4634,78
463,56
56,54
140,34
3216,95
DT cây
Lâu năm
18,00
12,77
15,28
82,20
49,44
20,36
1302,09
7165,31
5665,17
3877,39
1500,14
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012
+ Tình hình sản xuất nông nghiệp:
- Sản xuất lúa: Hiện nay có trên 95% diện tích sử dụng giống cấp I đạt chất
lượng cao. Quận Cẩm Lệ có năng suất lúa cao nhất đạt 64,3 Tạ/ha, huyện Hòa
Vang có năng suất thấp nhất chỉ 57,5 Tạ/ha nhưng có diện tích canh tác lớn nên
sản lượng dẫn đầu thành phố là 3.420 Tấn.
- Sản xuất ngô: Diện tích trồng ngô tăng nhanh, giá ngô hạt ổn định do nhu cầu
nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Huyện Hòa Vang có năng suất ngô
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 20
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
cao nhất đạt 20,5 Tạ/ha với sản lượng 1021 Tấn
- Cây thực phẩm: Được chú trọng mở rộng cả về diện tích và phương thức canh tác, sản
xuất rau an toàn chất lượng cao được chú trọng đầu tới. Diện tích trồng rau hiện nay của
thành phố 839 ha, năng suất 124,35 Tạ/ha, cung cấp cho thành phố 10.433 Tấn rau.
- Các loại cây hàng năm khác: Nhìn chung có xu hướng giảm như diện tích khoai
lang, sắn, mía, thuốc lá… dần được nông dân chuyển sang trồng ngô, trồng cỏ
nuôi bò, phát triển trồng hoa,
rau, nuôi cá.
Bảng 1.23. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng cây lúa và ngô
Quận, huyện
Ngũ Hành Sơn
Liên Chiểu
Cẩm Lệ
Hòa Vang
Hoàng Sa
Thành phố
Diện tích
(ha)
547
40
129
5293
Lúa
Năng suất
(Tạ/ha)
56,2
45,4
52,5
60,2
Sản lượng
(Tấn)
2567
182
677
31881
5919
59,65
35307
Diện tích
(ha)
11
Ngô
Năng suất
(Tạ/ha)
59,1
Sản lượng
(Tấn)
65
4
595
64,3
57,5
26
3420
610
57,6
3511
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012
1.1.2.3.4. Công nghiệp
Công nghiệp Đà Nẵng đang có sự chuyển dịch mạnh theo xu hướng công nghiệp
công nghệ cao, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của thành phố.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có các khu công nghiệp:
-Khu công nghiệp An Đồn
-Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Thọ Quang
-Khu công nghiệp Hòa Cầm
-Khu công nghiệp Hòa Khánh
-Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
-Khu công nghiệp Liên Chiểu
-Khu công nghiệp Thanh Vinh
-Dự án Khu công nghiệp Công nghệ cao
-Dự án Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin
-Dự án Khu công nghiệp Hòa Khương.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 21
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Các ngành công nghiệp chính: Công nghiệp khai thác mỏ; Công nghiệp chế biến;
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước
thải.
Bảng 1.24.Giá tri sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (Tỷ đồng)
Ngành
Công nghiệp khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
CNSX phân phối điệ, khí đốt
Cung cấp nước, xử lý chất thải
2008
208,879
16609,4
2037,9
168,855
2009
249,551
19447,8
2641,8
98,435
2010
327,008
24622,1
3680,7
114,047
2011
412,336
32778,8
3802,2
219,908
2012
413,147
37264,2
5107,4
279,133
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2012
I.2.
Tổng quan về các nguồn thải trên lưu vực sông
Các hoạt động kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Vu Gia – Hàn có ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nước sông. Nước sông cũng chính là nguồn tiếp nhận nước mưa và
các loại nước thải vì vậy nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài. Mặc
dù các nhà máy xí nghiệp không thải trực tiếp nước thải xuống sông nhưng vẫn được
thải trong lưu vực. Vì thế, theo các con đường khác nhau chất ô nhiễm vẫn xâm nhập
được vào nguồn nước sông, nguồn nước thải chủ yếu từ nước mưa chảy tràn, nước
thải sinh hoạt, nước thải công nông nghiệp, nước thải nuôi trồng thủy sản…
- Nước thải sinh hoạt: Hạ nguồn sông Hàn, có số lượng cơ sở kinh doanh và dịch vụ
nhiều, nước thải chảy thẳng vào sông. Nước thải đô thị được thu gom về TXLNT
và xử lý khoảng 57% - 95% hệ thống thoát nước mưa và nước thải chung nhau. Tỷ
lệ đấu nối nước thải hộ gia đình 16% (2008). Sau khi xử lý nước thải tại TXLNT,
nước thải được thải ra sông. Một số hộ gia đình ven sông không xây bể tự hoại,
nước thải thấm vào đất làm ô nhiễm lưu vực sông.
- Nước thải từ nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ven sông cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước. Nhu cầu sử dụng phân bón hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể tránh khỏi.
- Nước thải từ công nghiệp: Hoạt động của KCN Hòa Cầm là tiềm ẩn gây ô nhiễm
nước sông Hàn gần khu vực cầu Đỏ. KCN này hiện có 42 dự án đầu tư, hầu hết các
dự án đều đã đấu nối nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN, tổng
lượng nước thải toàn KCN khoảng 800 - 1000m 3/ngày đêm. Tuy nhiên nếu không
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 22
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
kiểm soát chặt chẽ, việc nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn sẽ ảnh hưởng đến
nguồn nước tại sông Cầu Đỏ.
- Nuôi trồng thủy sản: Nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ các bè nuôi tôm, cá: Nguồn
thức ăn dư thừa, tôm,cá chết gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động nuôi bè đã gây ô
nhiễm khá lớn đến nguồn nước ở lưu vực sông dẫn đến chất lượng nước sông cũng bị
suy giảm. Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của người dân trên bè, chủ yếu là chất
hữu cơ không bền và dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng (phosphor, nitơ), vi
trùng và mùi.
- Hoạt động tàu thuyền: Phía hạ nguồn sông Hàn, có khoảng 400 - 500 chiếc tàu
thuyền neo đậu/đợt bão (đợt từ 5 - 7 ngày), chưa kể lưu lượng tàu thuyền hoạt động
và cập cảng Đà Nẵng. Trong đó nước thải đổ vào dòng sông nhưng vẫn chưa được
kiểm soát chặt chẽ.
- Hoạt động khai thác cát: Hoạt động khai thác cát diễn ra thường xuyên trên sông, ít
nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông. Các tàu thuyền ngày đêm hút
cát rồi xả bùn, bơm trả xuống lòng sông cùng dầu nhớt động cơ thải làm ô nhiễm
nguồn nước. Hơn thế nữa hoạt động khai thác còn làm tăng khả năng khuếch tán của
chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước và làm dậy phèn trên sông dẫn đến
làm chua nguồn nước gây nguy hiểm cho sinh vật thủy sinh sống trên sông.
- Hoạt động thủy điện: Ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện ở thượng nguồn tỉnh
Quảng Nam và các nguồn ô nhiễm từ đất liền sẽ làm cho nguồn nước ở vùng hạ lưu
thuộc thành phố Đà Nẵng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian tới. Từ năm
2010, quy hoạch phát triển thủy điện ở lưu vực sông chủ yếu nằm trên địa phận tỉnh
Quảng Nam với 62 dự án với tổng công suất 2.000MW, điện lượng gần 5 tỷ
kWh/năm. Hoạt động này một mặt khai thác lợi thế của điều kiện tự nhiên để giải
quyết nhu cầu điện hiện nay. Tuy nhiên, mặt trái của nó là ảnh hưởng tính nguyên
vẹn của dòng sông, tính đa dạng sinh học, mất rừng tự nhiên, tăng khả năng phá rừng
tự nhiên do giao thông, làm giảm tính điều tiết nước của rừng, gây lũ lớn hơn, làm
giảm dòng chảy mùa khô và ảnh hưởng đến nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho thành
phố Đà Nẵng.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 23
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Hình
1.3: Nuôi trồng thủy, hải sản
Hình 1.4: Khai thác cát trên sông
Hình 1.5: Hoạt động tàu thuyền trên sông
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG
2.1. Hiện trạng về trữ lượng, diễn biến dòng chảy
2.1.1. Dòng chảy tiềm năng của các sông trên lưu vực sông
Qua kết quả tính toán tài nguyên nước trên các sông có ảnh hưởng đến thành phố Đà
Nẵng (theo tài liệu tham khảo [7]), tiềm năng dòng chảy của các sông tương đối lớn,
cụ thể:
- Trên sông Vu Gia: tổng lượng dòng chảy của năm trung bình nhiều năm trên sông Vu
Gia (tại Ái Nghĩa) đạt 8,72 tỷ m 3, tổng lượng dòng chảy trong các tháng mùa kiệt đạt
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 24
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – HÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3,17 tỷ m3, tổng lượng dòng chảy trong các tháng mùa kiệt đạt 3,17 tỷ m 3, chỉ chiếm
36,4 % tổng lượng dòng chảy của cả năm.
- Trên sông Cầu Đỏ: tổng lượng dòng chảy của năm trung bình nhiều năm đạt 5,92 tỷ
m3, trong đó tổng lượng trung bình mùa kiệt đạt 2,17 tỷ m 3, chiếm 36,6 % tổng lượng
dong chảy cả năm.
- Trên sông Túy Loan: tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình nhiều năm là 0,59 tỷ
m3, tổng lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt là 0,18 tỷ m 3, chiếm 30, 51 % tổng
lượng cả năm.
2.1.2. Diễn biến dòng chảy trên các sông theo mùa
Chênh lệch về dòng chảy (lưu lượng và tổng lượng) giữa mùa lũ, mùa kiệt trên các
sông là rất lớn. Mùa lũ có thời gian ngắn ( chỉ từ 3 ÷ 4 tháng, thường là tháng 9,10,11
và 12) có tổng dòng chảy lớn gấp 3 ÷ 4 lần so với tổng lượng dòng chảy mùa kiệt
( thường kéo dài từ 8 ÷ 9 tháng), cụ thể:
- Trên sông Cầu Đỏ: Lưu lượng trung bình mùa lũ ( gồm 3 tháng: tháng 10, 11,12) là
412,03 m3/s ( chỉ bằng 1/4 lưu lượng trung bình mùa lũ). Lưu lượng bình quân tháng
lớn nhất là 511,51 m3/s ( vào tháng 11), lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 64,7
m3/s (vào tháng 4). Tổng lượng trung bình mùa lũ là 3,75 tỷ m 3, gấp gần 2 lần so với
tổng lượng trung bình mùa kiệt (2,17 tỷ m3).
- Trên sông Túy Loan: Lưu lượng trung bình mùa lũ ( gồm 3 tháng: 10,11 và 12) là
47,37 m3/s, lưu lượng trung bình mùa kiệt ( gồm 9 tháng: từ tháng 1 đến tháng 9) chỉ là
9,23 m3/s ( chỉ bằng 1/6 lưu lượng mùa lũ). Lưu lượng bình quân tháng lớn nhất là
58,21 m3/s (tháng 11), lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 5,01 m 3/s (tháng 5). Tổng
lượng trung bình mùa lũ là 0,41 tỷ m3, lớn gấp hơn 2 lần so với tổng lượng mùa kiệt là
0,18 tỷ m3.
Sự phân bố dòng chảy theo mùa trên các sông khác trong lưu vực sông Vu Gia – Hàn
cũng tương tự như trên. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do sự phân
bố về lượng mưa giữa các mùa trong năm là rất lớn, lượng mưa tập trung chủ yếu vào
các tháng mùa lũ dẫn đến dòng chảy trên các sông lớn và ngược lại, mùa kiệt do ít
mưa (thậm chí không có mưa) dẫn đến dòng chảy trên các sông bị cạn kiệt. Đây cũng
là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lũ vào mùa lũ, thiếu nước vào mùa kiệt.
SVTH: Võ Thị Hoài Thương
Trang 25