Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước ngầm và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác bền vững tầng chứa nước nhạt pleistocen (qp) tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 130 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐÀO CÔNG VĂN


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG
NƢỚC NGẦM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC BỀN VỮNG TẦNG
CHỨA NƢỚC NHẠT PLEISTOCEN (qp)
TỈNH HƢNG YÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG












Thái Nguyên - 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐÀO CÔNG VĂN


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG
NƢỚC NGẦM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC BỀN VỮNG TẦNG
CHỨA NƢỚC NHẠT PLEISTOCEN (qp) TỈNH
HƢNG YÊN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ VĂN BÌNH







Thái Nguyên - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Đào Công Văn








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau đại học, Khoa Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
cùng các Quý Thầy, Cô giáo đã giúp tác giả trang bị tri thức, tạo môi trường điều
kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Tiến sĩ
Đỗ Văn Bình đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước, Ban
quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Hưng Yên đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong thời gian thực hiện nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !





i
MỤC LỤC
Trang


Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục
i
Danh mục các chữ viết tắt
iv
Danh mục các bảng
v
Danh mục các hình
vi
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
4
1.1.1. Cơ sở lý luận
4
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
4
1.1.1.2. Cơ sở đánh giá trữ lượng nước ngầm
6
1.1.1.3. Cơ sở đánh giá chất lượng nước ngầm
8
1.1.2. Cơ sở pháp lý

9
1.2. Tình hình nghiên cứu môi trƣờng nƣớc ngầm
10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
12
1.3. Tình hình nghiên cứu môi trƣờng nƣớc ngầm tại tỉnh Hƣng Yên
15
1.4. Các kết quả đã nghiên cứu về nƣớc ngầm
17
1.4.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới
17
1.4.2. Kết quả nghiên cứu trong nước
17
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
19
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
19
2.2. Nội dung nghiên cứu
19



ii
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
19
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu
19
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

20
2.3.3. Phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu
22
2.3.3.1. Phương pháp quan trắc
22
2.3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
22
2.3.4. Phương pháp kế thừa
24
2.3.5. Phương pháp chỉnh lý, so sánh, lập biểu đồ, bản đồ
24
2.3.6. Phương pháp chuyên gia
25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
26
3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng môi trƣờng
nƣớc ngầm tỉnh Hƣng Yên

26
3.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên
26
3.1.1.1. Vị trí địa lý
26
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
27
3.1.1.3. Khí hậu, khí tượng
27
3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
30
3.1.1.5. Đô thị

32
3.1.1.6. Giao thông
33
3.1.1.7. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
33
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm
34
3.1.2.1. Yếu tố khí hậu
34
3.1.2.2. Yếu tố thủy văn
35
3.1.2.3. Yếu tố thổ nhưỡng
35
3.1.2.4. Yếu tố thảm thực vật
35
3.1.2.5. Các yếu tố nhân tạo
35
3.2. Đặc điểm môi trƣờng nƣớc ngầm tỉnh Hƣng Yên `
36
3.2.1. Đặc điểm Địa chất - Địa chất thủy văn tỉnh Hưng Yên
36
3.2.1.1. Đặc điểm địa chất
36



iii
3.3.1.2. Đặc điểm địa chất thủy văn
39
3.2.2. Đặc điểm về trữ lượng và mối liên hệ giữa trữ lượng với các nhân tố

hình thành trữ lượng

53
3.2.2.1. Thông số địa chất thủy văn
53
3.2.2.2. Ngưỡng hạ thấp mực nước cho phép tầng chứa nước Pleistocen
54
3.2.2.3. Đánh giá trữ lượng nước ngầm
58
3.2.3. Đặc điểm về chất lượng nước ngầm tầng chứa nước Pleistocen
59
3.3. Hiện trạng khai thác và ảnh hƣởng của khai thác, sử dụng đến môi
trƣờng nƣớc ngầm tỉnh Hƣng Yên

69
3.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm tỉnh Hưng Yên
69
3.3.2. Tác động và ảnh hưởng của khai thác đến môi trường nước ngầm
73
3.3.2.1. Diễn biến mực nước ngầm tầng chứa nước Pleistocene
73
3.3.2.2. Tạo nên nguồn gây ô nhiễm do hoạt động điều tra khai thác
77
3.3.2.3. Vấn đề sụt lún mặt đất
78
3.3.3.4. Khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước
79
3.4. Các giải pháp khai thác sử dụng và bảo vệ nƣớc ngầm
83
3.4.1. Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác nước ngầm

83
3.4.1.1. nước ngầm
83
3.4.1.2.
84
3.4.1.3. Giải pháp tiết kiệm nước
90
3.4.2. Các biện pháp về quản lý
90
3.4.2.1. nước ngầm
90
3.4.2.2.
93
3.4.2.3.
93
3.4.3. Giải pháp đầu tư và kế hoạch hóa
94
3.4.3. Phân vùng khai thác hợp lý tài nguyên nước ngầm
95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC



iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

I. Tiếng Việt


ĐCCT
:Địa chất công trình

ĐCTV – ĐCCT
:Địa chất thủy văn – Địa chất công trình

ĐCTV
:Địa chất thủy văn

KCN
:Khu công nghiệp

KT-XH
:Kinh tế - Xã hội

LCN
:Lớp cách nước

NDĐ
:Nước dưới đất

TCN
:Tầng chứa nước

TNN
:Tài nguyên nước

TNMT
:Tài nguyên Môi trường


VSMT
:Vệ sinh môi trường
II. Tiếng Anh

ASTM
:American Society for Testing and Materials - Tiêu
chuẩn của Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Mỹ

GIS
:Geographic Information Systems - Hệ thống thông tin
địa lý

IAH
:International Association of Hydrogeologists - Hiệp hội
Quốc tế Địa chất thủy văn

IHP
International Hydrological Programme - Chương trình
thủy văn quốc tế

UNESCO
:United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hoá của Liên Hợp Quốc

WWAP
World Water Assessment Programme - Chương trình
Đánh giá Nước Thế giới




v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1
:Một số các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
22
Bảng 3.1
:Tổng hợp các yếu tố khí tượng khu vực tỉnh Hưng Yên từ năm
2006 đến năm 2011

29
Bảng 3.2
:Các đơn vị chứa nước và cách nước khu vực Hưng Yên
39
Bảng 3.3
:Bảng tổng hợp địa tầng Địa chất tỉnh Hưng Yên
40
Bảng 3.4
:Ngưỡng hạ thấp mực nước cho phép tầng chứa nước Pleistocen
57
Bảng 3.5
:Trữ lượng khai thác nước ngầm phần nước nhạt tầng chứa nước qp
toàn tỉnh Hưng Yên

59
Bảng 3.6
:Kết quả phân tích Độ tổng khoáng hóa và pH

60
Bảng 3.7
:Kết quả phân tích chỉ tiêu nhiễm bẩn tầng chứa nước Pleistocene
61
Bảng 3.8
:Kết quả phân tích chỉ tiêu vi lượng tầng chứa nước Pleistocene
62
Bảng 3.9
:Kết quả phân tích chỉ tiêu Fe, Mn tầng chứa nước Pleistocene
63
Bảng 3.10
:Kết quả phân tích chỉ tiêu vi sinh tầng chứa nước Pleistocene
64
Bảng 3.11
:Kết quả quan trắc nước ngầm tại KCN dệt may Phố Nối
65
Bảng 3.12
:Kết quả quan trắc nước ngầm giếng BH3 tại KCN Thăng Long II
67
Bảng 3.13
:Danh sách các trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
70
Bảng 3.14
:Bảng tổng hợp lưu lượng khai thác nước tầng chứa nước
Pleistocen theo địa giới hành chính cấp huyện

71
Bảng 3.15
:Tỉ lệ lượng khai thác so với trữ lượng khai thác tiềm năng
72

Bảng 3.16
:Tổng hợp các yếu tố đánh giá theo DRASTIC
80
Bảng 3.17
:Bảng đánh giá các thông số theo DRASTIC
81
Bảng 3.18
:Bảng đánh giá các thông số (độ sâu mực nước, môi trường lớp
phủ, hệ số thấm) theo DRASTIC

81




vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1
:Sơ đồ các tầng chứa nước có áp và không áp
7
Hình 2.1
:Bản đồ mạng lưới quan trắc tỉnh Hưng Yên
21
Hình 3.1
:Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
26
Hình 3.2
:Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi các yếu tố khí tượng Hưng Yên

29
Hình 3.3
:Bản đồ mạng lưới thủy văn tỉnh Hưng Yên
31
Hình 3.4
:Mô phỏng hệ thống NDĐ trong môi trường 7 lớp trên mô hình
40
Hình 3.5
:Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Hưng Yên
44
Hình 3.6
:Đồ thị dao động mực nước tầng qh tại lỗ khoan QT119- Như
Quỳnh

44
Hình 3.7
:Đồ thị dao động mực nước tầng qh tại lỗ khoan QT119- Như
Quỳnh và mực nước sông Hồng tại trạm Hưng Yên

45
Hình 3.8
:Dao động mực nước tầng qp2 tại lỗ khoan QT129a và mực nước
sông Hồng tại trạm Hưng Yên

47
Hình 3.9
:Dao động mực nước tầng qp1 tại lỗ khoan QT129b và mực nước
mặt sông Hồng tại trạm Hưng Yên

49

Hình 3.10
:Dao động mực nước tầng qp1 tại lỗ khoan QT130b và mực nước
sông Hồng tại trạm Hưng Yên

50
Hình 3.11
:Dao động mực nước tầng qp1 tại lỗ khoan QT119b và mực nước
sông Hồng tại trạm Hưng Yên

50
Hình 3.12
:Dao động mực nước tầng qp
2
và qp
1
tại lỗ khoan QT119a,
QT119b- Như Quỳnh

51
Hình 3.13
:Sơ đồ tuyến mặt cắt địa chất tỉnh Hưng Yên
54
Hình 3.14
:Cấu trúc các lớp các nước và tầng chứa nước tỉnh Hưng Yên
55
Hình 3.15
:Sơ đồ tuyến mặt cắt dọc tỉnh Hưng Yên trên mô hình
55




vii
Hình 3.16
:Sơ đồ tuyến mặt cắt ngang tỉnh Hưng Yên trên mô hình
56
Hình 3.17
:Biểu đồ diễn biến chất lượng nước ngầm tại KCN dệt may Phố
Nối

66
Hình 3.18
:Biểu đồ diễn biến chất lượng nước ngầm tại KCN Thăng Long II
68
Hình 3.19
:Bản đồ thủy địa hóa tầng chứa nước Pleistocene năm 2014
69
Hình 3.20
:Đồ thị dao động mực nước QTHY9- TCNqh và QTHY9A-
TCNqp
74
Hình 3.21
:Đồ thị dao động mực nước QTHY9- TCNqh và QTHY9A-
TCNqp
74
Hình 3.22
:Đồ thị mực nước tại QTHY2A tầng chứa nước qp
75
Hình 3.23
:Đồ thị mực nước tại QTHY14A tầng chứa nước qp
74

Hình 3.24
:Đồ thị dao động mực nước tầng chứa nước qp1
76
Hình 3.25
:Bản đồ thủy đẳng áp tầng chứa nước Pleistocene năm 2014
77
Hình 3.26
:Bản đồ khu vực dễ bị tổn thương nước dưới đất
83
Hình 3.27
:Cấu trúc các kiểu lỗ khoan khai thác
87
Hình 3.28
:Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm
88
Hình 3.29
:Bản đồ phân vùng triển vọng khai thác nước ngầm tỉnh Hưng Yên
97













1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang là vấn đề được toàn
nhân loại quan tâm. Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nhức nhối của nhân loại
trong thế kỉ 21. Những năm gần đây, những hiện tượng thời tiết cực đoan cũng đã
thể hiện rõ nét ở Việt nam và gây ra những thiệt hại lớn về người lẫn vật chất. Các
hiện tượng mưa đá với cường độ lớn và tần suất dày, những trận mưa, bão, lũ bất
thường cũng như giữa mùa hè lại có gió mùa đông bắc đã ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống kinh tế Việt Nam ta. Trong bối cảnh đó, Việt Nam chúng ta cũng đã có
những cam kết mạnh mẽ cùng với cộng đồng quốc tế trong những chương trình
hành động cụ thể, từng bước cải thiện chất lượng môi trường hướng tới mục tiêu về
phát triển bền vững.
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 và tiếp theo là Nghị quyết số 41-
NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đưa ra những định
hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ
bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền
vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) một lần nữa khẳng định: “Phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với
bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với
môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Phát triển bền vững đã trở thành
đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Trong định hướng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (Vietnam
Agenda 21) chúng ta đã xác định 19 lĩnh vực ưu tiên. Trong đó có 05 lĩnh vực ưu
tiên về kinh tế; 05 lĩnh vực ưu tiên về xã hội và có đến 09 lĩnh vực ưu tiên tài
nguyên - môi trường [12]. Một trong chín lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ




2
môi truờng và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên là bảo vệ môi trường nước và sử dụng
bền vững tài nguyên nước, trong đó tài nguyên nước ngầm là một đối tượng rất
quan trọng và được ưu tiên chú ý của nhiều nhà quản lý, khoa học và chuyên môn.
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ.
Đây là tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
Trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng từng bước đổi mới, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp được
xây dựng và đi vào hoạt động kéo theo nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước ngầm
phục vụ hoạt động phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng. Vì vậy sự biến động về
môi trường tài nguyên nước ngầm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh
Hưng Yên. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiện trạng môi
trường nước ngầm và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác bền vững tầng
chứa nước nhạt Pleistocen (qp) tỉnh Hưng Yên” là một nhiệm vụ có tính rất quan
trọng và cấp thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiện trạng môi trường nước ngầm tầng chứa nước nhạt tỉnh Hưng
Yên để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững tầng chứa
nước đó.
* Mục tiêu cụ thế:
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước ngầm tầng chứa nước
Pleistocen (qp). Đây là tầng chứa nước chính đang khai thác phục vụ các nhu cầu sử
dụng nước của tỉnh Hưng Yên. Bao gồm đánh giá cả hiện trạng về trữ lượng, hiện
trạng chất lượng và khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước khỏi bị ô nhiễm trong
phạm vi tỉnh Hưng Yên.

- Đánh giá được hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm khu vực nghiên
cứu. Đánh giá khả năng khai thác tối ưu của tầng chứa nước Pleistocen phục vụ
phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững và bảo vệ môi trường.



3
- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác tầng chứa nước
Pleistocen một cách bền vững.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Đề tài đưa ra các phương pháp nghiên cứu môi trường,
chất lượng nước ngầm phục vụ đánh giá hiện trạng chất lượng, trữ lượng và phân
vùng khai thác hợp lý nước ngầm hợp lý, bền vững.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm rõ đặc điểm môi trường nước ngầm tỉnh
Hưng Yên đặc biệt là đối với tầng chứa nước Pleistocen.
- Kết quả đề tài đánh giá được hiện trạng chất lượng, trữ lượng và hiện trạng
khai thác sử dụng nước ngầm của tỉnh Hưng Yên.
- Khoanh định được các khu vực khai thác nước, khu vực hạn chế khai thác
nước và khu vực không nên cấp tiếp giấy phép khai thác nước.
- Đưa ra được một số giải pháp và phân vùng khai thác hợp lý, bền vững
nguồn nước ngầm tầng chứa nước Pleistocen, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về tài nguyên nước tại địa phương.



4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở đó kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng phát triển kinh tế, đảm bảo
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Hoạt động bảo vệ nước dưới đất: là hoạt động phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu tới số lượng, chất lượng, giữ cho nguồn nước dưới đất không bị suy thoái,
ô nhiễm, cạn kiệt; phục hồi, cải thiện nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm, suy thoái,
cạn kiệt; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước dưới đất.
- Ô nhiễm nguồn nước dưới đất: là sự biến đổi chất lượng nguồn nước dưới
đất về thành phần vật lý, hóa học, sinh học làm cho nguồn nước không còn phù hợp
với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho
phép áp dụng.
- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất: là sự suy giảm về số lượng và
chất lượng nguồn nước dưới đất so với trạng thái tự nhiên của nó hoặc so với trạng
thái của nó quan trắc được trong các thời gian trước đó.
- Quan trắc nước dưới đất: là quá trình đo đạc, theo dõi một cách có hệ
thống về mực nước, lưu lượng và các chỉ tiêu chất lượng của nguồn nước dưới đất
nhằm cung cấp thông tin phục vụ việc đánh giá hiện trạng, diễn biến số lượng, chất
lượng và các tác động khác đến nguồn nước dưới đất.
- Tầng chứa nước: là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất, một
phần của một thành tạo địa chất có chứa nước trong các lỗ hổng, khe nứt của chúng
và lượng nước đó có ý nghĩa trong việc khai thác để cung cấp nước.



5
- Tầng chứa nước yếu: là một thành tạo hoặc một nhóm thành tạo địa chất,

một phần của một thành tạo địa chất có chứa nước trong các lỗ hổng, khe nứt của
chúng, nhưng khả năng thấm nước, chứa nước kém và lượng nước đó ít có ý nghĩa
trong việc khai thác để cung cấp nước.
- Tầng cách nước hoặc thể địa chất không chứa nước: là một thành tạo hoặc
một nhóm thành tạo địa chất, một phần của một thành tạo địa chất có tính thấm
nước rất nhỏ, không có ý nghĩa thực tế trong cung cấp nước.
- Phức hệ chứa nước hoặc hệ thống các tầng chứa nước: là tập hợp các tầng
chứa nước, chứa nước yếu, có quan hệ thuỷ lực với nhau trên phạm vi rộng và tạo
thành một hệ thống thuỷ động lực.
- Cấu trúc chứa nước: là một cấu trúc địa chất hoặc một phần của một cấu
trúc địa chất, trong đó nước dưới đất được hình thành, lưu thông và tồn tại. Cấu trúc
chứa nước được giới hạn bởi các biên cách nước hoặc các biên cấp, thoát nước.
- Trữ lượng có thể khai thác của một vùng: là lượng nước có thể khai thác từ
các tầng chứa nước và chứa nước yếu trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn
kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt quá mức cho phép.
- Trữ lượng tĩnh [9]:
Trữ lượng tĩnh gồm trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh đàn hồi. Trữ
lượng tĩnh trọng lực là lượng nước chứa trong các lỗ hổng, khe nứt, hang hốc Kasrt
của đất đá chứa nước và có khả năng thoát ra dưới tác dụng của trọng lực. Trữ
lượng tĩnh trọng lực được đặc trưng bởi hệ số nhả nước trọng lực.
Trữ lượng tĩnh đàn hồi là lượng nước sinh ra do khả năng đàn hồi của nước
và của đất đá chứa nước khi hạ thấp mực áp lực trong những tầng chứa có áp. Trữ
lượng tĩnh đàn hồi được đặc trưng bởi hệ số nhả nước đàn hồi.
- Trữ lượng động: là lượng cung cấp cho nước dưới đất trong tự nhiên.
Lượng cung cấp tự nhiên cho nước dưới đất có thể từ ngấm của nước mưa, thấm từ
hệ thống nước mặt, thấm xuyên từ các tầng chứa nước liền kề.
- Chất lượng nước dưới đất: được thể hiện bởi giá trị của các của thông số về
thành phần hóa học các nguyên tố có trong nước và tính chất vật lý, hóa học của




6
nước. Đặc trưng chất lượng nước quyết định đến khả năng sử dụng của nguồn nước
dưới đất.
- Đánh giá tài nguyên nước dưới đất: là hoạt động nhằm xác định điều kiện
địa chất thủy văn, số lượng (trữ lượng), chất lượng nước và khả năng khai thác, sử
dụng nguồn nước, các tác động của việc khai thác, hoạt động kinh tế tới nguồn nước
dưới đất; xu thế biến đổi về số lượng, chất lượng nước dưới đất phục vụ công tác
quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
1.1.1.2. Cơ sở đánh giá trữ lượng nước ngầm
Đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng bằng phương pháp cân bằng bao
gồm việc đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước ngầm của khu
vực nghiên cứu. Khi đó mỗi nguồn hình thành được đánh giá riêng rồi cộng kết quả
nhận được. Công thức tính trữ lượng tiềm năng theo phương pháp cân bằng có dạng
như sau [2]:

bs
c
c
e
eKT
Q
t
V
Q
t
V
QQ
4321
(1.1)

Trong đó
- Q
KT
: là trữ lượng khai thác (m
3
/ngày).
- Q
e
: là trữ lượng động tự nhiên (m
3
/ngày)
- Q
c
: là trữ lượng động nhân tạo (m
3
/ngày)
-
1
,
2
,
3
,
4
: hệ số sử dụng các loại trữ lượng tương ứng.
- T: thời gian tính toán khai thác nước dưới đất.
- V
e
, V
c

: là trữ lượng tĩnh tự nhiên và nhân tạo
* Trữ lượng động tự nhiên: được tính theo lượng mưa ngấm

365
FX
Q
e
(1.1.1)
Trong đó:
- : hệ số ngấm của nước mưa
- F: diện tích tầng chứa nước trên vùng nghiên cứu
- X: lượng mưa trung bình năm



7
* Trữ lượng tĩnh tự nhiên: gồm trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh đàn
hồi:
V
e
= V
tl
+ V
đh
(1.1.2)
- Trữ lượng tĩnh trọng lực: Trong thực tế, các đơn vị chứa nước thường có
diện phân bố phức tạp theo không gian (mặt bằng và mặt cắt) nên việc xác định thể
tích đất đá chứa nước là rất khó khăn. Đất đá cấu tạo nên các tầng chứa nước là
không đồng nhất dẫn đến hệ số nhả nước của đơn vị chứa nước cũng biến đổi theo
không gian. Trong thực tế, khi tính trữ lượng tĩnh của nước dưới đất thường trung

bình hóa hệ số nhả nước và thể tích đất đá chứa nước được xác định bằng giá trị
trung bình của chiều dày tầng chứa nước và diện tích phân bố của chúng

a. Tầng chứa nước không áp b. Tầng chứa nước có áp
Hình 1.1: Sơ đồ các tầng chứa nước có áp và không áp
Trữ lượng tĩnh trọng lực (V
tl
) được đặc trưng bởi hệ số nhả nước trọng lực.
Trữ lượng tĩnh trọng lực được xác định bằng công thức:
V
tl
= .V =
tb
.m
tb
.F (đối với tầng chứa nước có áp).
Trong đó :
- F: diện tích tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh
- m: chiều dày tầng chứa nước
- : hệ số nhả nước trọng lực,
7
117,0 K

- K: là hệ số thấm trung bình của tầng chứa nước qp
1
và qp
2

Trữ lượng tĩnh đàn hồi (V
đh

) được xác định bằng công thức:
V
đh
=
tb
*
.H
tb
.F
Mực nước ngầm
Mực áp lực



8
Trong đó:
- F: diện tích tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh
- H
tb
: chiều cao mực áp lực tính từ mực nước tĩnh trung bình đến mái tầng
chứa nước
-
tb
*
: là hệ số nhả nước đàn hồi,
a
mK
tb
.
*


Thay vào công thức (1.1.2) ta được:
a
HFmK
FmKFHFmV
tbtb
tbtbtbtbe

117,0
7
*
(1.1.3)
1.1.1.3. Cơ sở đánh giá chất lượng nước ngầm
Chất lượng nước ngầm được đánh giá thông qua các loại hình nước, độ mặn
nhạt (tổng độ khoáng hóa) và so sánh với các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm
(QCVN 09:2008/BTNMT), chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt và nước ăn uống
được Bộ Y tế ban hành đối với các tầng chứa nước chính.
Nước ngầm được phân loại và khoanh vùng theo độ mặn nhạt của nước và
các loại hình hóa học của nước. Độ mặn nhạt của nước ngầm trong các tầng chứa
nước được đánh giá thông qua độ tổng khoáng hóa (M) theo 4 cấp [11]:
- Nước siêu nhạt: M < 500 mg/l;
- Nước nhạt: 500 < M < 1000 mg/l;
- Nước lợ: 1000 < M < 3000 mg/l;
- Nước mặn: M > 3000 mg/l.
Tùy theo sự có mặt của các loại ion âm, nước dưới đất còn có thể được phân
thành các loại hình hóa học khác nhau:
- Loại I: Nước bicarbonat (khi HCO
3
-
chiếm ưu thế);

- Loại II: Nước clorua (khi Cl
-
chiếm ưu thế);
- Loại III: Nước sunfat (khi SO
4
2-
chiếm ưu thế);
- Loại IV: Nước hỗn hợp (khi các ion tương đương nhau).
Mặt khác, việc đánh giá chất lượng nước dưới đất còn được thực hiện bằng
cách so sánh các chỉ tiêu phân tích với các tiêu chuẩn hiện hành tùy theo mục đích



9
sử dụng nước. Hiện nay các nước trên thế giới đều ban hành các tiêu chuẩn khác
nhau để đánh giá chất lượng của nguồn nước ngầm, ở Việt Nam đã ban hành để các
tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh và đánh giá chất lượng nước bao gồm:
- Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
- Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ăn uống.
- Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt.
Tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu, ý nghĩa sử dụng, có thể phân ra thành hai
loại tầng chứa nước được thể hiện trên bản đồ với các lớp có ký hiệu khác nhau.
Tầng chứa nước thứ nhất là tầng chứa nước Holocene (qh) trình bày hiện trạng chất
lượng môi trường tầng chứa nước tầng mặt, và tầng chứa nước thứ hai là tầng chứa
nước Pleistocene (qp) trình bày hiện trạng chất lượng môi trường nước tầng sâu.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp luật là căn cứ có liên quan đến việc thực hiện đề tài:

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban
hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 quy định việc cấp giấy
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính Phủ về về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.



10
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày
27/7/2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ
cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/1003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng”.
- Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ.

- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
- Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh Hưng
Yên ban hành quy định về cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.
1.2. Tình hình nghiên cứu môi trƣờng nƣớc ngầm
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Chương trình thủy văn Quốc tế (IHP) và Chương trình Đánh giá Nước
Thế giới (WWAP) thì tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) đóng vai trò quan trọng
trong đánh giá tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới. Do đó, phạm vi nghiên cứu
phải được xem xét mở rộng như sau [9]:
- NDĐ cần được nghiên cứu trong không gian rộng hơn bao trùm cả chu
trình thủy văn và các tầng chứa nước. Lúc đó NDĐ sẽ là một thành phần có ý nghĩa
quan trọng của lưu vực sông và các bồn chứa.



11
- NDĐ cần được nghiên cứu trong bối cảnh rộng lớn hơn bao hàm các điều
kiện kinh tế, xã hội và sinh thái. Đặc biệt là các nhân tố liên quan đến việc sử dụng
và chịu những hậu quả của việc sử dụng NDĐ.
Trong tự nhiên, NDĐ là một yếu tố quan trọng trong nhiều quá trình địa chất
và thủy địa hóa. NDĐ cũng có một chức năng sinh thái, thoát nước để duy trì dòng
chảy cho các suối, sông, hồ và các vùng đất ngập nước. Sử dụng NDĐ đã tăng đáng
kể trong những thập kỷ gần đây do xuất hiện rộng rãi của nó, chủ yếu là chất lượng
tốt, độ tin cậy cao trong thời gian hạn hán và giá thành thấp.
Hiện nay, với tỷ lệ khai thác trên toàn cầu 600-700 km
3
/năm (Zektser và
Everett, 2004), thì NDĐ là nguyên liệu thô bị khai thác nhiều nhất trên thế giới.

NDĐ là nguồn nước uống quan trọng và an toàn nhất tại các vùng nông thôn của
các nước đang phát triển, trong vùng khô hạn và bán khô hạn hoặc các đảo. NDĐ
cũng là nguồn cung cấp chính trong một số thành phố lớn (ví dụ như Mexico city,
Sao Paulo, Bangkok) và cung cấp gần 70% nguồn nước cung cấp nước tập trung ở
các nước Liên minh Châu Âu.
Tuy nhiên, do việc quản lý, kiểm soát việc khai thác và bảo vệ nguồn NDĐ
chưa triệt để nên đã dẫn đến việc suy thoái nguồn NDĐ tại nhiều nơi. Quá trình khai
thác có thể ảnh hưởng đế nguồn cấp, dòng chảy, mực nước, trữ lượng, đến quan hệ
nước mặt và NDĐ, các vùng đất ngập nước và có thể làm sụt lún mặt đất. Suy thoái
chất lượng NDĐ do khai thác nhiều và làm ô nhiễm nguồn NDĐ đã được ghi nhận
ở nhiều nước. Thường xuyên nhất là sự xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven
biển, dòng chảy lên/xuống của nước chất lượng kém vào tầng chứa nước đang khai
thác, dòng chảy nước nhiễm bẩn từ hệ thống thủy lợi vào tầng chứa nước nông.
NDĐ dễ bị tổn thương do tác động của con người được ghi nhận là vấn đề toàn cầu
liên quan đến sức khỏe, kinh tế và các vấn đề sinh thái.
Phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo vệ môi trường là một quá trình
tổng hợp toàn diện. Các giải pháp thường liên quan đến chính sách, quy hoạch,
quản lý nước và phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu chính của quản lý tổng hợp là
để đảm bảo về số lượng, chất lượng, an toàn và bền vững của NDĐ.



12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Có thể chia nghiên cứu nước ngầm ở Việt Nam thành 2 giai đoạn: Giai đoạn
trước năm 1975 và sau năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất [11].
* Giai đoạn trước năm 1975:
- Do đất nước chia làm 2 miền, miền Nam phải chịu cuộc chiến tranh vô
cùng ác liệt nên các nghiên cứu về ĐCTV nói chung và nghiên cứu nước ngầm nói
riêng rất hạn chế. Các kết quả nghiên cứu chỉ hạn chế ở một vài tài liệu công bố về

thành phần các nguồn nước khoáng do một số tác giả nước ngoài thực hiện.
- Trong giai đoạn này ở miền Bắc, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, công
tác điều tra cơ bản đựơc đẩy mạnh, trong đó công tác điều tra ĐCTV và tìm kiếm
nước dưới đất được tiến hành phục vụ các mục đích khác nhau. Nhiều phương án
tìm kiếm thăm dò nước đất được tiến hành như phương án tìm kiếm thăm dò nước
ngầm ở Hòn Gai, Cẩm Phả, Quảng Yên - Biểu Nghi, Mạo Khê - Tràng Bạch, Đông
Triều – Tràng Bảng, Lán Tháp – Uông Bí,…Trong tất cả các phương án này đều
tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu nước nhằm đánh giá chất nước phục vụ cấp
nước cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp. Ngoài ra việc nghiên cứu thành phần
hoá học của nước dưới đất còn đựơc tiến hành trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa
chất do Đoàn địa chất 20 (nay là Liên đoàn Bản đồ địa chất) thực hiện khi lập các
bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000 miền Bắc và các bản đồ địa chất 1/200.000 cũng như
điều tra địa chất thuỷ văn phục vụ công tác xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Bà và
tìm kiếm thăm dò các mỏ khoáng sản. Mặc dù từ năm 1964, cuộc chiến tranh đã lan
rộng ra miền Bắc song công tác điều tra ĐCTV, nước ngầm vẫn được tiến hành
[11].
* Giai đoạn sau năm 1975:
- Sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, công tác điều tra ĐCTV
được mở rộng trên phạm vi cả nước.
- Các liên đoàn ĐCTV 7, 8 được thành lập cùng với liên đoàn ĐCTV 2 nay
là các Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Trung, miền Nam và miền Bắc với hàng
chục đoàn đựơc giao nhiệm vụ thành lập bản đồ ĐCTV với các tỉ lệ khác nhau trên



13
khắc cả nước, tìm kiếm thăm dò nước dưới đất phục vụ việc cấp nước từ mũi Cà
Mau đến cao nguyên Đồng Văn, từ đất liền đến các hải đảo xa xôi. Nhiều xí nghiệp
của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Ngành, các Bộ
khác đã nghiên cứu thuỷ địa hoá nhằm đánh giá chất lượng nước làm nguồn cung

cấp nước cho ăn uống sinh hoạt, công nghiệp từ các đô thị đến các vùng nông thôn
hẻo lánh.
- Trong giai đoạn này hàng trăm công trình xây dựng lớn đều được tiến hành
điều tra thuỷ địa hoá để đánh giá tính chất ăn mòn của nước ngầm đến các công
trình xây dựng dân dụng và quốc phòng.
- Công tác điều tra các nguồn nước khoáng cũng được tiến hành đồng thời
với công tác điều ĐCTV do các đoàn ĐCTV- ĐCCT 54, 68 và 47 thực hiện và do
các Lê Quý Nho, Hồ Viết Nhâm chủ trì. Không những thế nhiều công trình nghiên
cứu về nước khoáng đã được công bố và luận án tiến sĩ về nước khoáng cũng được
bảo vệ thành công cả ở trong nước và ngoài nước như các công trình của Cao Thế
Dũng, Võ Công Nghiệp, Châu Văn Quỳnh, Ngô Ngọc Cát, Đỗ Tiến Hùng. Cùng
với việc đánh chất lượng nước khoáng phục vụ an dưỡng chữa bệnh do các bác sĩ
dược sĩ của Bộ Y tế như các nghiên cứu của Hà Như Phú, Đào Ngọc Phong, Lưu
Tê… việc nghiên cứu nước khoáng với mục đích đánh giá tiền năng và khai thác
năng lượng địa nhiệt cũng đã đựơc thực hiện do Võ Công Nghiệp và các cán bộ:
Cao Duy Giang, Hoàng Hữu Quý, Nguyễn Thạc Cường – Viện nghiên cứu địa chất
và Khoáng sản tiến hành. Việc nghiên cứu thử nghiệm nước khoáng với các mục
đích khác như nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện bởi các thử nghiệm của Vũ Ngọc
Kỷ, các cộng tác viên, Ngô Ngọc Cát…
- Vào cuối những năm của thập kỉ 70, một số bài báo, báo cáo về các vấn đề
nước ngầm đã được công bố trong các hội nghị của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Năm 1980 trong báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước “Điều kiện ĐCTV Tây Bắc
Việt Nam” cùng với các tờ bản đồ ĐCTV, trữ lượng nước dưới đất, nước khoáng do
Nguyễn Kim Ngọc và các cộng tác viện thành lập. Năm 1985 trong báo cáo tổng kết
đề tài “Nước dưới đất cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, mã số 44-04-01-01 do



14
Vũ Ngọc Kỷ làm chủ nhiệm đã thành lập các tờ bản đồ ĐCTV, bản đồ thống kê trữ

lượng, bản đồ trữ lượng nước dưới đất tỉ lệ 1/1.000.000.
Sự hình thành thành phần hoá học nước dưới đất ở đồng bằng Bắc Bộ, Nam
Bộ đã được chú ý nghiên cứu không chỉ ở trong các đề tài khoa học “Điều kiện
ĐCTV – ĐCCT vùng đồng bằng Bắc Bộ và nhiều bài báo khoa học của Nguyễn
Kim Cương, Nguyễn Thượng Hùng, Vũ Ngọc Kỷ, Nguyễn Kim Ngọc, Hồ Vương
Bính, Nguyễn Mạnh Hà… đã công bố mà còn là đề tài luận án phó tiến sĩ của các
nghiên cứu sinh: Hoàng Văn Hưng, Nguyễn Việt Kỳ, Đỗ Tiến Hùng… Sự hình
thành thành phần hoá học nước ngầm dải ven biển miền Trung cũng đã được quan
tâm vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Trong giai đoạn này một hướng mới trong nghiên cứu nước ngầm đó là “Địa
chất thuỷ văn đồng vị” đã được Bùi Học thực hiện và sau đó Vũ Kim Tuyến đã bảo
vệ thành công luận án Tiến sĩ và cũng đang lôi cuốn một số nghiên cứu sinh khác
nghiên cứu theo hướng này.
Trong một báo cáo khoa học, Nguyễn Kim Cương (1978) đã lên tiếng báo
động về khả năng ô nhiễm các hợp chất nitơ trong nước ngầm vùng Nam Hà Nội.
Sau đó vào những năm cuối thế kỉ 20 và các năm đầu thế kỉ 21 một hướng nghiên
cứu quan trọng của nước ngầm được hình thành đó là nghiên cứu và bảo vệ nước
dưới đất được phát triển [11].
Những năm gần đây nghiên cứu ô nhiễm càng được quan tâm, đặc biệt
nghiên cứu ô nhiễm các hợp chất nitơ, asen. Các nghiên cứu về ô nhiễm đã có nét
mới đáng chú ý đến các nguồn tác động trực tiếp đến nước ngầm như nghiên cứu
tác động cảu các bãi chôn lấp chất thải, các nghĩa trang, nghiên cứu vai trò của các
lớp lót đáy các bãi chôn lấp chất thải, nghiên cứu đới thông khí và sự biến đổi các
thành phần trong đới thông khí.
Đề tài cấp nhà nước do Bùi Học (2005) chủ trì là “Đánh giá tính bền vững
của việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngầm lãnh thổ Việt Nam. Định hướng
chiến lược khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ngầm đến năm
2020”. Đề tài đã nêu rõ về tính bền vững của việc khai thác các tầng chứa nước lãnh

×