Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN cơ sở lý luận báo chí hiểu biết về nghề báo và con đường, cách thức phấn đấu trở thành nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.05 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
Đề tài: Hiểu biết về nghề báo và con đường, cách thức phấn đấu trở
thành nhà báo.

LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời và tồn tại của báo chí đã khẳng định một cách khách quan vị
trí, vai trò và tác dụng của báo chí trong đời sống xã hội. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, báo chí trong cả nước đang ngày càng phát triển về số lượng và
chất lượng, góp phần xây dựng, củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh
tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa xã hội.
Báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, phản ánh, bàn
luận và nêu những cảm nhận về đời sống cũng như định hướng dư luận xã
hội trong rất nhiều lĩnh vực xã hội. Vai trò đó ngày càng được khẳng định
không chỉ về quy mô phát triển của các loại hình báo chí như: báo in, báo
mạng, báo nói, báo hình mà còn thể hiện trong sự phong phú của hệ thống
các thể loại.
Nghề báo là một nghề luôn được đánh giá cao ngay từ khi mới ra đời.
Mục đích quan trọng của nghề báo là cung cấp cho bạn đọc những thông tin
thời sự chính xác và đáng cậy mà họ cần để có thể hành xử tốt nhất trong
cuộc sống xã hội.
Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trò của nhà báo là rất
quan trọng. Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin
một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước.
Do có những vai trò to lớn như vậy nên nhà báo cần tìm hiểu rõ hơn vai trò
của mình để nâng cao tri thức và ổn định xã hội. Đó là những cơ sở nền tảng


góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí và cũng là những thông
tin bổ ích để hoàn thiện hơn về con đường học và làm nghề báo.

PHẦN NỘI DUNG


I. NHÀ BÁO – CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
1. Một số quan niệm về phóng viên, nhà báo:
Trên thực tế, những quan niệm về nhà báo liên quan đến các quan niệm
về nghề nghiệp báo chí.
Nhà báo là thuật ngữ với nhiều cách hiểu khác nhau, trong các từ điển
cũng như trong thực tiễn đời sống nghề nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm
vụ và vị trí công việc cụ thể.
Trên bình diện tác nghiệp, nhà báo được hiểu là người tham gia vào quá
trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin cho công chúng xã hội. Trong từ
điển tiếng Việt, nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản là “người
chuyên làm nghề viết báo”. Định nghĩa như vậy chưa thỏa đáng, vì còn
nhiều nhà báo không chuyên nghiệp khác nữa và họ có những đóng góp
không nhỏ vào sự nghiệp báo chí, được cấp thẻ nhà báo; đặc biệt là những
chuyên gia, nhà khoa học chuyên giữ chuyên mục nào đó, hoặc phản biện xã
hội.... Xuất phát từ bình diện văn hóa, nhà báo là người “xung kích trên mặt
trận tư tưởng – chính trị”.... Trong dư luận xã hội, nhà báo được dùng với cả
những ý nghĩa cáo quý và bình dân.
Như vậy, nhà báo có thể được hiểu là người tham gia thực hiện một
trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển
tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức – quản lý (ở
nước ta là bao gồm tổ chức quản lý vĩ mô và vi mô), lao động biên tập, lao
động tác giả, lao động kĩ thuật – dịch vụ trong báo chí. Nhà báo là chủ thể


trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và DLXH về
những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình
diện pháp lí và đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói đến báo chí, trước hết phải
nói đến người làm báo chí”, tức là nhà báo. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ
cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”

2. Vai trò xã hội của nhà báo:
- Dù với vị trí công tác nào trong hoạt động tòa soạn và trong quá trình sản
xuất tin tức, nhà báo có thể và cần phải đảm trách các vai trò quan trọng –
mà những vai trò này không phải lúc nào và ai cũng có thể nhận biết một
cách tự giác.
+ Nhà báo là người đưa tin cho công chúng. Đây là trách nhiệm xã hội
hàng đầu được công chúng xã hội trao cho.
+ Nhà báo là nhà tư tưởng, tức là anh ta luôn đứng trên lập trường tư
tưởng nào đó, đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, luôn luôn
có tinh thần, thái độ và bản lĩnh bảo vệ chân lý. Mặt khác, nhà báo là người
khởi động, phát động tư tưởng và DLXH bảo vệ, ủng hộ cái mới, nhân tố
mới.
+ Nhà báo là nhà chép sử hàng ngày; do đó anh ta phải phản ánh chân
thực các sự kiện và vấn đề đã và đang xảy ra; không vo tròn bóp méo...;
+ Nhà báo là nhà tổ chức – nhân tố tích cực liên kết sức mạnh xã hội,
can thiệp xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nghề
nghiệp của mình.
+ Nhà báo là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho công chúng mình, luôn đưa ra
những thông tin và lời khuyên bổ ích, đúng lúc và thú vị; là người bạn lớn


đáng tin cậy của công chúng – tức là công chúng tin và có thể cậy nhờ được
khi cần thiết.
+ Nhà báo là nhà văn hóa. Sản phẩm tin tức, bài vở,... mà anh ta cung
cấp cho công chúng xã hội cần có hàm lượng văn hóa cao và tính nhân văn
sâu sắc, đưa ra đúng lúc...; trên cơ sở ấy giúp công chúng mở mang hiểu
biết, góp phần bảo vệ chuẩn mực giá trị và sáng tạo giá trị mới.
+ Nhà báo là nhà truyền thông – vận động xã hội có khả năng và kĩ năng
thuyết phục công chúng xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình.
+ Nhà báo là nhà bảo vệ - bảo vệ chân lý lẽ phải, bảo vệ giá trị đạo lí và

đạo đức cộng đồng, bảo vệ pháp luật...
Tuy nhiên, vai trò xã hội của nhà báo thường có thể nhìn nhận ảnh
hưởng và tác động của nó được thể hiện trên các khía cạnh như trạch nhiệm
chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đạo đức đối
với sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội nói chung.
Vai trò và trách nhiệm xã hội là các mối quan hệ tạo nên giá trị và địa vị
xã hội của nhà báo; uy tín của nhà báo tùy thuộc vào việc anh ta nhận thức
và hoàn thành các vai trò, trách nhiệm xã hội của mình như thế nào trước
công chúng và dư luận xã hội, trước nhân dân và lịch sử. Do đó, danh hiệu
cao quý của nhà báo chủ yếu do công chúng xã hội phong tặng và tôn vinh.
Chính đó là sự phong tặng và tôn vinh đích thực.
3. Nhân cách nghề nghiệp của nhà báo:
Có hai cách tiếp cận về mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo:
3.1. Cách tiếp cận thứ nhất: 4 nhóm phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của nhà
báo:
- Thứ nhất: Nhóm phẩm chất chính trị, bao gồm tri thức, hiểu biết và kinh
nghiệm chính trị; lý tưởng và bản lĩnh chính trị; nhạy bén, linh cảm chính


trị... là những phẩm chất mà nhà báo không thể thiếu. Những phẩm chất này
giúp nhà báo có thể nhìn rõ hơn về thế thái nhân sinh, về cuộc đấu tranh
ngày càng phức tạp giữa các thế lực, giữa các giai cấp, giữa các nước và khu
vực trong bối cảnh toàn cầu hóa, vừa đấu tranh, cạnh tranh và hợp tác...
- Thứ hai: Nhóm tri thức tổng hợp, nền tảng tri thức bách khoa, kiến thức
ngành, kiến thức lĩnh vực đề tài mà anh ta chuyên tâm theo dõi. Tri thức nền
tảng, tổng hợp cả về bề rộng và chiều sâu, giúp nhà báo có thể thông tin
chuẩn xác, giải thích và giải đáp một cách thuyết phục về các sự kiện và vấn
đề thời sự đã và đang diễn ra liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động; những
tri thức này cũng là cơ sở hình thành nhân cách văn hóa, tầm nhìn văn hóa
và thái độ nhân văn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.

- Thứ ba: Phẩm chất nghề nghiệp. Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo chuyên
nghiệp bắt đầu từ việc nhận thức tự giác về đối tượng công chúng được phục
vụ và lý tưởng hành nghề - bao gồm hiểu rõ vai trò vị thế xã hội của nghề
báo và nhà báo trong hệ thống xã hội nói chung, để có ý thức và thái độ hành
nghề đúng đắn; nắm vững các quy luật, các nguyên tắc hoạt động và chức
năng xã hội của báo chí truyền thông cũng như hệ thống kỹ năng tác nghiệp.
- Thứ tư: Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề. Trách
nhiệm xã hội là khái niệm ngày càng được dùng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực
khác nhau, là nội dung yêu cầu đang đặt ra ngày càng bức xúc đối với mọi
hoạt động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế kinh tế thị
trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đối với hoạt động báo chí, với nhà báo, trách nhiệm xã hội là tiêu chí cơ
bản thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức hành nghề, bao gồm trách nhiệm
chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức...


Đạo đức là hệ thống giá trị, chuẩn mực ứng xử trong các mối quan hệ xã
hội. Hệ thống giá trị đạo đức do cộng đồng tạo dựng và thừa nhận, được
pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ. Hệ thống giá trị đạo đức có tính lịch sử.
Bất kể làm nghề gì hay không, hễ là con người xã hội thì đều phải tuân thủ
những chuẩn mực đạo đức do cộng đồng và dư luận xã hội đòi hỏi. Nghề
nghiệp báo chí không chỉ tác động và liên quan đến cộng đồng, đến đông
đảo cư dân, mà còn quan trọng là việc tác động vào hệ thống giá trị tinh
thần, tư tưởng, những quan niệm giá trị đạo đức và nhân phẩm, giá trị con
người trong mối quan hệ với dư luận xã hội. Trong xã hội hiện đại, cùng với
quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa, vai trò của báo chí ngày càng gia tăng
nhanh chóng và cùng với nó là sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề đạo
đức nghề nghiệp. Và trong điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ đạo đức
nghề nghiệp nhà báo cũng đa dạng và phức tạp hơn.
3.2. Cách tiếp cận thứ hai:

Để góp phần nhận diện rõ hơn chân dung phẩm chất nhà báo, có thể quy
về 10 phẩm chất nổi trội:
• Lập trường xã hội của nhà báo
Lập trường chính trị; lập trường xã hội – nghề nghiệp
Lập trường là thái độ, hay chỗ đứng, điểm tựa, điểm xuất phát khi tiếp
cận, xem xét và đánh giá một sự kiện, hiện tượng hay vấn đề nào đó. Lập
trường chính trị của nhà báo có thể được hiểu là việc tiếp cận, xem xét và
giải quyết các sự kiện, vấn đề thời sự xuất phát từ lý tưởng, đường lối,
mục đích và nhiệm vụ đấu tranh chính trị của các chính đảng hay của
quần chúng nhân dân, các giai cấp hay các nhóm xã hội. Mục đích và lợi
ích chính trị là cơ sở và mục tiêu cơ bản nhất của lập trường chính trị. Lập
trường chính trị của nhà báo thể hiện trước hết ở thái độ đối với quyền lực


thống trị và lợi ích của đông đảo nhân dân. Nhà báo khó có thể che giấu
hay khước từ lập trường chính trị, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù biểu hiện
dưới hình thức và phương thức nào đi chăng nữa. Nói cách khác, trong xã
hội còn sự phân biệt giai cấp và khác biệt về lợi ích thì nhà báo không
thoát khỏi “vòng kim cô” chi phối mình là lập trường hay khuynh hướng
chính trị.
• Năng khiếu nghề nghiệp
Theo từ điển tiếng Việt thì năng khiếu là “tổng thể nói chung
những phẩm chất sẵn có giúp con người có thể hoàn thành tốt một hoạt
động ngay khi chưa được học tập và rèn luyện trong hoạt động đó”.
Hoặc là “những phẩm chất sẵn có của con người được bộc lộ ra ở một
lĩnh vực nào đó”. Như vậy, năng khiếu là những tố chất sẵn có, bẩm
sinh bên trong con người và những tố chất này giúp họ hoàn thành tốt
hoạt động sáng tạo tạo với chất lượng và hiệu quả cao. Có thể nói
rằng, năng khiếu là tín hiệu khả năng đến với nghề, là cơ chế khởi
động hình thành phẩm chất nghề nghiệp, như là chất kích thích, xúc

tác trong quá trình tiến hành hoạt động để có thể thể hiện năng lực và
đạt được hiệu quả cao nhất.
Nhận biết năng khiếu báo chí không khó, nhưng diễn đạt và phân
tích nó một cách thuyết phục quả là không đơn giản. Năng khiếu báo
chí có thể được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như:
+ Trước hết, đó là tố chất thông minh, năng lực tư duy, có trí lực tốt,
hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, phát hiện nhanh, có khả năng phán đoan
nhanh và chính xác về bản chất và xu hướng vận động của sự kiện, vấn
đề đang diễn ra; đó là sức bật của trí tuệ, độ linh hoạt của tư duy, khả
năng ứng biến trong những hoàn cảnh phức tạp và ngay tức thời có thể


giải thích và giải đáp vấn đề công chúng quan tâm một cách thuyết
phục bằng những sự kiện sống động và lý lẽ rành mạch. Do đó, cũng
có người học vấn và trình độ cao nhưn chưa hẳn làm báo tốt là vậy.
+ Thứ hai, đó là tố chất phát hiện sự kiện và vấn đề khi mới manh
nha, phát hiện và chắp nối; biết cách tiếp cận, nghiên cứu, khai thác
thông tin – dữ liệu, đặc biệt là khả năng xem xét phát hiện những chi
tiết bình thường mà tiêu biểu, đặc trưng bản chất để có thể lột tả bản
chất sự kiện, vấn đề trong sự so sánh, đối chiếu, lập luận để nêu bật giá
trị thông tin và tạo ra sức hút đối với công chúng.
+ Thứ ba, đó là tố chất giao tiếp hòa nhập nhanh với các nhóm xã hội,
biết lắng nghe, chia sẻ và thuyết phục các nhóm đối tượng trong hoạt
động thu thập và xử lý thông tin.
+ Thứ tư, đó là năng lực sáng tạo, thể hiện tác phẩm báo chí. Bởi vì
điều tra đòi hỏi năng lực tư duy logic, khả năng phân tích sự kiện pháp
lý, phân tích vấn đề thông qua những sự kiện, lập luận chứng lý.
+ Thứ năm, tự trung lại, đó là năng khiếu thuyết phục công chúng
bằng các phương tiện và phương thức hành nghề, là năng lực “thu hút
bạn đồng minh”, tạo ra trường ảnh hưởng thông qua sản phẩm báo chí

– truyền thông cũng như thông qua hoạt động nghề nghiệp hàng ngày.
• Năng lực hành nghề tác nghiệp
Năng lực không phải tự nhiên sẵn có, mà do học tập, tự rèn luyện và
trong điều kiện môi trường nào đó mới có thể bộc lộ và phát huy được.
Như vậy, năng lực nhà báo có thể hiểu là những phẩm chất cần và đủ,
bảo đảm cho anh ta hoàn thành tốt công việc – cụ thể là chức năng
phát hiện nguồn tin, thu thập, xử lý và truyền tải thông tin, trong hoàn
cảnh và điều kiện nào đó. Năng lực, sở trường và điều kiện tác nghiệp


là những yếu tố quan trọng khi xem xét, phân tích hiệu quả tác nghiệp
của nhà báo.
• Tư chất cá nhân
Tư chất cá nhân là những tố chất tâm – sinh lý, thần kinh,... và năng
lực riêng của mỗi người. Tư chất cá nhân là cơ sở hình thành tính
cách, phong cách sống và làm việc của mỗi người.
Do những đặc thù hoạt động nghề nghiệp báo chí, nếu tư chất cá
nhân của nhà báo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp, sẽ phát huy
được hiệu quả công tác. Nhận biết được tư chất cá nhân của mình, nhà
báo sẽ có thể rèn luyện để phát huy những mặt tích cực hoặc hạn chế
những tác động ngược chiều so với yêu cầu nghề nghiệp.
• Kiến thức, vốn sống
Đối với những gì cần thiết cho nhà báo, từ thực tiễn hoạt động nghề
nghiệp, các nhà báo đã tổng kết thành những loại kiến thức cần có sau
đây:
+ Thứ nhất là tri thức bách khoa, tổng hợp về tự nhiên và xã hội. Loại
tri thức bách khoa này không chỉ giúp nhà báo hình thành phông văn
hóa với tư cách là nhà văn hóa, nhà hoạt động chính trị - xã hội,... mà
còn giúp phát hiện, cắt nghĩa và lý giải về mối quan hệ của sự kiện và
vấn đề thông tin trong những mối quan hệ đang đặt ra.

+ Thứ hai, là kiến thức về lĩnh vực đề tài mà nhà báo chuyên tân theo
dõi, như kinh tế - tài chính – chứng khoán hay nông nghiệp – nông
thôn, hay văn hóa – giáo dục,...
+ Thứ ba, là kiến thức về nghề nghiệp báo chí. Đó là những hiểu biết
cơ bản về lịch sử và lí luận báo chí, về những vấn đề có tình quy luật,
quy tắc – nguyên tắc hành nghề và kĩ năng tác nghiệp, về vai trò và vị


thế xã hội của báo chí và nhà báo trong xã hội, về pháp luật và đạo đức
nghề nghiệp.
• Kỹ năng và kinh nghiệm
Đối với nhà báo, kĩ năng là những hành vi, thao tác nghề nghiệp
hàng ngày từ việc nắm tình hình chung và tình hình cụ thể lĩnh vực
được phân công theo dõi, phát hiện và tiếp cận nguồn tin, giao tiếp,
khai thác thông tin – dữ liệu,... đến viết bài và nghe ngóng DLXH
Kinh nghiệm nghề nghiệp là những hiểu biết có được, thu được từ quá
trình sống, lao động tác nghiệp, là những trải nghiệm trong thực tế
hoạt động nghề nghiệp. Muốn có kinh nghiệm, cần chú ý, biết và
thường xuyên tổng kết kinh nghiệm hoạt động.
Rèn luyện kĩ năng hành nghề, biết tổng kết kinh nghiệm bản thân và
học hỏi kinh nghiệm người, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt là
công việc đòi hỏi suốt đời của nhà báo – với tư cách là nhà hoạt động
chính trị - xã hội, nhà văn hóa – truyền thông.
• Trách nhiệm xã hội
Đối với nhà báo, trách nhiệm xã hội là yêu cầu khách quan, đòi hỏi
từ các mối quan hệ thuộc về bổn phận nghĩa vụ xã hội của báo chí.
Trách nhiệm xã hội là phạm vi bắt buộc hình thành nghề nghiệp báo
chí. Ý thức được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm trước Đảng và nhân
dân sẽ giúp nhà báo bồi đắp bản lĩnh chính trị - xã hội – nghề nghiệp,
nhanh chóng phát hiện chủ đề và đề tài cho bài viết và viết với dũng

khí, bản lĩnh và cảm xúc nhiệt thành.
• Đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề
Đạo đức nghề nghiệp có thể được hiểu là chuẩn mực ứng xử đối với
các mối quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.


• Tính trung thực
Tính trung thực được thể hiện ở những cấp độ và phương thức
khác nhau trong hoạt động nghề nghiệp.
Tính trung thực vừa là thể hiện sự nhận thức tự giác về nghề và
thái độ hành nghề ngay khi bước vào nghề, nhưng cũng là kết quả của
quá trình rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng nghỉ của mỗi
người.
• Lòng yêu nghề
Là phẩm chất quan trọng, là chất xúc tác đặc biệt giúp nhà báo
hình thành động lực và sức mạnh nội lực bên trong trong quá trình
hoạt động nghề nghiệp. Lòng yêu nghề nghiệp nhiệt thành sẽ tạo nên
“chất lửa” cho những tác phẩm báo chí, cũng như giúp nhà báo vượt
qua nhiều khó khăn trở ngại.
II. HIỂU BIẾT VỀ NGHỀ BÁO:
Trong xã hội hiện đại, báo chí là một định chế hết sức độc đáo. Độc đáo
vì nó tạo ra một không gian công cộng mới mẻ chưa hề có trong các xã hội
cổ truyền. Và độc đáo còn vì nó là một thể tài có đường biên giới khá lu mờ
mà trên nguyên tắc, ai cũng có thể bước chân vào: bằng chứng là có rất
nhiều người viết báo nhưng không phải là người làm báo, hiểu theo nghĩa
người làm báo chuyên nghiệp. Tuy vậy, ngày này có lẽ ai cũng nhìn nhận
rằng làm báo là một nghề riêng biệt.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, nghề nghiệp là “chuyên làm theo sự phân
công xã hội”. Nghiệp theo quan niệm của Đạo Phật là “duyên nợ từ kiếp
trước”. Nghiệp theo quan niệm của thông thường là duyên nợ với nghề, gắn

bó với nghề. Sự gắn bó ấy, sự duyên nợ ấy là sự chấp nhận tự nguyện thể
hiện sự thiết tha gắn bó của con người.


Như vậy, nghề nghiệp có thể hiểu là hoạt động lao động chính thức được
xã hội thừa nhận (về pháp luật và DLXH) đồng thời có hệ thống kiến thức kĩ
năng và kinh nghiệm đặc thù làm cơ sở cho hoạt động lao động ấy tồn tại và
phát triển.
Một số quan niệm về nhà báo:
- Theo Hồ Chí Minh:
+ Bác Hồ nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây
bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của
mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, “cố gắng trau
dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa, chú trọng học tập chính trị để nắm vững
chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu
vào quần chúng lao động”.
+ Tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam, Bác Hồ dặn dò “... Tất
cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị
phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được.
Cho nên các báo chí của anh ta phải có đường lối chính trị đúng”. “Nhiệm
vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm
vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên
lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào
nghiệp vụ của mình”.
Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạo đức báo chí. Khi cầm
bút, Người không hề quan tâm đến tên tuổi và lợi ích riêng, Người viết
không phải để “lưu danh thiên cổ”. Suốt đời, Người chỉ hướng về cái đích
thiêng liêng là mang trí tuệ và ngòi bút của mình phục vụ cách mạng, phục
vụ nhân dân. Để đạt đến đỉnh cao trong sáng ấy, để trở thành một nhà báo
lớn, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh kiên trì học tập, khổ luyện suốt đời.



- Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, trong buổi giảng dạy cho sinh viên đã nói: “Nghề báo
là nghề cao quý, bởi vì nó bảo vệ sự thật, nói lên sự thật, bảo vệ lợi ích của
nhân dân trong bối cảnh bị lạm dụng quyền lực... Đồng thời nghề báo cũng
là nghề nguy hiểm vì nó phải bảo vệ sự thật, chân lí, chiến đấu vì sự thật...”
- Nhà báo Phạm Văn Trí – Thư kí Chi hội Nhà báo Đài phát thanh – Truyền
hình Phú Yên: “Nhà báo là người nhạy bén với thời cuộc, là người có khả
năng nắm bắt nhanh bản chất của những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội
để đưa thông tin đến bạn đọc, bạn nghe, xem đài một cách chính xác kiện đó
theo nhận định, đánh giá của mình. Muốn vậy, nhà báo phải có bản lĩnh
chính trị, vốn kiến thức và vốn sống. Đồng thời, nhà báo phải có cái tâm
trong sáng, có đạo đức nghề nghiệp mới có thể đưa ra nhận định, đánh giá và
dự báo đúng và thông tin mới mang lại những lợi ích cho xã hội. Vì vậy nhà
báo có thể được nể trọng, tin tưởng, là nhân vật trung tâm của dư luận xã
hội”.
- Theo báo “Sóng trẻ”, trong bài báo “Báo chí và người làm báo” có viết:
“Nghề báo là nghề đòi hỏi phải đi nhiều. Những chuyến đi ấy cũng giống
như những cuộc lữ hành nhiều mệt mỏi nhưng cũng lắm thú vị, không ít gian
nan nguy hiểm nhưng cũng nhiều niềm vui và nhất là được tiếp xúc, được
hiểu biết để phản ánh một cách chính xác, trung thực, kịp thời về những cái
mới nảy sinh. Đó là hạnh phúc của nghiệp cầm bút, là niềm đam mê của
những người làm báo tâm huyết”
Hơn ai hết các nhà báo thấu hiểu trách nhiệm xã hội của mình. ảnh
hưởng của một tác phẩm báo chí chính là một trong những áp lực lớn nhất
của người làm báo. Làm thế nào để tác phẩm báo chí vừa phản ánh đúng,
chân thực diễn biến của cuộc sống nhưng không làm tổn thương niềm tin và



định hướng tư tưởng cho công chúng? Câu hỏi đó đòi hỏi nhà báo phải trả
lời bằng chính sự cảm nhận xã hội và khả năng tác nghiệp của mình. Công
chúng ngày nay dường như yêu cầu cao hơn ở nhà báo. Họ không chỉ có nhu
cầu cần biết về tin tức mà còn đòi hỏi báo chí hiện đại phải có tính dự đoán,
dự báo trong các tác phẩm của mình. Điều này đòi hỏi nhà báo liên tục phấn
đấu về nghiệp vụ và học tập nâng cao nhận thức đáp ứng yêu cầu bạn đọc.
III. CON ĐƯỜNG, CÁCH THỨC PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH NHÀ
BÁO.
Muốn làm báo giỏi trước hết phải có sự đam mê với nghề, niềm đam mê
và yêu nghề là động lực quan trọng nhất để con người phấn đấu, nó sẽ giúp
cho nhà báo vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại.
Nhà báo phải có vồn hiểu biết sâu rộng, phải biết trau dồi kiến thức, học
hỏi kinh nghiệm về các vấn đề về kinh tê, chính trị, xã hội, văn hóa,... Rèn
luyện kĩ năng viết và sử dụng ngôn ngữ báo chí sao cho đúng, cho hay. Chỉ
có người trong nghề mới có thể hiểu được nhà báo bắt buộc phải có lượng
ngôn từ phong phú và có một tài năng nhất định để sử dụng nó.
Trong báo chí, ngôn từ là một nhân tố quan trọng nhưng trình độ của
nhà báo mới là nhân tố quyết định. Những nhà báo giỏi luôn là một nhà
tưởng, biết phân tích tình hình một cách chính xác, nhạy bén. Phải đi nhiều
nơi để trải nghiệm thực tế. Nên thường xuyên tham gia các hội thảo, các
buổi ngoại khóa hay các chương trình, sự kiện liên quan đến nghề báo. Cần
phải tự tin, năng động, cần học hỏi cách nói chuyện hòa đồng, thân thiện để
tạo dựng những mối quan hệ tốt. Đây là yếu tố quan trọng của nhà báo trong
quá trình tìm hiểu, thu thập tin tức. Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm hoạt
động, biết học hỏi kinh nghiệm của người khác sẽ bồi đắp nhanh cho kho
kiến thức – kinh nghiệm của mình để hình thành bản lĩnh nghề nghiệp.


Gánh vác một phần quyền lực mà nhân dân giao phó không dễ dàng. Vì
thế, phấn đấu trở thành một nhà báo chân chính là cả một chặng đường gian

khổ với một đức hi sinh vô bờ bến.

KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện nay, báo chí có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời
sống xã hội, vì thế nhà báo có vai trò vô cùng to lớn. Hiện nay báo chí là
nghề thu hút được rất nhiều sự yêu thích, đặc biệt là giới trẻ, nhưng không
phải ai cũng bám trụ được với nghề báo theo đúng nghĩa của nó. Nhà báo là
một nghề cao quý, được công chúng coi trọng và tôn vinh. Vì thế những
người làm báo phải có sự đam mê, yêu nghề và có vốn hiểu biết về năng lực,
chuyên môn ngành báo, có như thế mới góp phần giúp báo chí nước ta ngày
càng phát triển, khẳng định vị trí quan trong của báo chí trong đời sống xã
hội. Người làm báo cũng cần phải có phẩm chất của một nhà báo chân
chính, trích lời dẫn của một nhà báo lão thành nước ta: Nhà báo phải có “đôi
mắt sáng, lòng trong và cây bút sắc”. Điều này quả thật luôn đúng với người
cầm bút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Đà
Nẵng,1997.
2. Lê-nin về vấn đề báo chí, NXB Sự thật, 1972.
3. Các thể loại báo chí Xô Viết. NXB Matxcova, 1972.
4. Hữu Thọ, Nghĩ về nghề báo, NXB Giáo dục, 1997.
5. Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm
1930, NXB Trí Đăng Sài Gòn, 1973.


6. Leonard Ray Teel và Ron Taylor: Bước vào nghề báo, NXB TP Hồ
Chí Minh, 1993.
7. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em,
NXB Lao động, 2001.

8. Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, Nhà báo – những bí
quyết kĩ năng nghề nghiệp, NXB Lao động, 1998.
9. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn,
NXB Văn hóa – thông tin, 2000 (tập 1) và 2001 (tập 2).
10.
11.
12.
13.
14.
15.Ton Plate, Lời tự thú của một nhà báo Mỹ, bản dịch của NXB Trẻ,
2010.



×