Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Đề án chuyên ngành tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.67 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản trị tài chính là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt
động kinh doanh đều ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, ngược lại tình
hình tài chính tốt hay xấu lại tác động thúc đẩy sự phát triển hoặc kiềm hãm quá
trình kinh doanh. Dù là nhà đầu tư, nhà cho vay hay nhà phân tích kinh tế thì mục
tiêu của họ đều như nhau, đó là tìm cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Do đó,
cần phải thường xuyên tổ chức tình hình tài chính cho tương lai. Vì thông qua việc
tính toán, phân tích tình hình tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng
cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục.
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động đều muốn có hiệu quả và
thu về lợi nhuận nhiều nhất, để làm được điều đó đòi hỏi cần phải có rất nhiều yếu
tố cấu thành nên như: vốn, nhân lực, công nghệ… Một trong những việc cần làm
là phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng
của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công
ty cổ phần khoáng sản Bình Định” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về tình hình tài chính của
công ty cổ phần khoáng sản Bình Định, từ đó tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình tài chính của công ty từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ tập trung phân tích báo cáo tài chính trong 3 năm từ năm 2012 đến năm
2014, từ đó đưa ra đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu

1



Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ các báo cáo tài chính của công ty
như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
và các tài liệu liên quan được công ty cung cấp từ năm 2012 đến năm 2014.
 Phương pháp so sánh

So sánh năm này với năm trước để thấy được xu hướng thay đổi về tài
chính, để thấy được tình hình được cải thiện hay xấu đi để có các giải pháp định
hướng trong tương lai.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần khoáng sản
Bình Định
Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần
khoáng sản Bình Định

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
 Khái niệm [2, trang 68]
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu
số liệu, so sánh số liệu vè tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định
hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong
công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cường các
hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo
xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Mục tiêu [1,trang 1]
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp:
Đánh giá theo chu kỳ các hoạt động của doanh nghiệp như: hoạt động kinh
doanh, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ,
rủi ro tài chính.
Đối với các nhà đầu tư:
Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả
năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài
chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và tiềm năng của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư đẩu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản
lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Đối với người cho vay:
Mối quan tâm của họ hướng đến là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua
việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới lượng
tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được
và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
 Ý nghĩa [2, trang 66]
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, giám
đốc tài chính,..
Đối với nhà đầu tư: nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu –
lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm đến phân tích tài
3


chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn
cứ để họ ra quyết định có bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không.
Đối với người cho vay: phân tích tài chính để biết khả năng vay và trả nợ
của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà

người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay không, khả
năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào.
1.1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp [1, trang 2]
1.1.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình chính được cải thiện
hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
1.1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài
chính. Đây là phương pháp có tính hiên thực cao với các điều kiện áp dụng ngày
càng cao và được bổ sung hoàn thiện.
1.1.2.3. Phương pháp DOPUNT
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tác
động qua lại của các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu thành một hàm
số với nhiều biến số là các chỉ tiêu tài chính khác. Chẳng hạn, tách chỉ tiêu “Sức
sinh lời của tài sản” (ROA), “Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu” (ROE) thành
những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết
quả sau cùng bằng cách sử dụng phương pháp loại trừ.
Ta có 2 phương trình:
ROE = ROA * 1 / (1 - HN)
ROE = ROS * Vòng quay TS * 1 / (1 – HN)
1.1.3. Nguồn số liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán [2, trang 69]
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC khi doanh nghiệp lập bảng cân đối kế
toán thì doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm sau:

4


- Khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc
chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính.
- Khi doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán thì căn cứ vào các tài liệu sau:
+ Că cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
+ Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.
+ Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước.
- Trên bảng cân đối kế toán gồm có 5 cột:
+ Cột 1: Chỉ tiêu.
+ Cột 2: Mã số.
+ Cột 3: Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Cột 4: Số cuối năm ( ngày kết thúc kỳ kế toán năm).
+ Cột 5: Số đầu năm ( được căn cứ vào số liệu của cột 4 của năm trước).
1.1.3.2. Báo cáo kết quả HĐKD [2, trang 73]
Là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lượt các khoản thu, chi phí, kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh
doanh và kết quả khác.
Báo cáo kết quả HĐKD gồm có 5 cột:
- Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
- Cột 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo;
- Cột 4: Tổng số phát sinh trong kỳ của báo cáo năm;
- Cột 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
Khi lập báo cáo kết quả HĐKD doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu sau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản
tử loại 5 đến loại 9.

1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ [2, trang 75]
Báo cáo chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh các biến động
luồng tiền (tiền và các khoản tương đương tiền) của doanh nghiệp. Hay nói cách
5


khác, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về những sự
kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200 thì căn cứ
vào các tài liệu sau:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác như: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết,…
1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1. Thông qua bảng cân đối kế toán
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp cần căn cứ vào
số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số
nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị đã sử dụng
trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh
nghiệp.
1.2.1.2. Thông qua báo cáo HĐKD
Bảng báo cáo kết quả HĐKD phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động và kết
quả HĐKD của doanh nghiệp. Nội dung của bảng báo cáo kết quả HĐKD thay
đổi theo từng thời kỳ tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý, nhưng khi phân tích
báo cáo kết quả HĐKD cần phải phân tích 4 nội dung chủ yếu là: doanh thu; giá
vốn hàng bán; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; lãi, lỗ. Và được
phản ánh qua đẳng thức sau:

Lãi (lỗ) = doanh thu – chi phí
1.2.1.3. Thông qua báo cáo LCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một
cách cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính. Nói cách khác báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ ra lĩnh vực nào tạo ra
nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán lượng tiền thừa thiếu
và thời điểm cần sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn.
1.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn
6


1.2.2.1. Về biến động tài sản
Phân tích biến động tài sản ta phân tích tình hình tăng, giảm tốc độ tăng
giảm của tài sản ngắn hạn, của tài sản dài hạn và của tổng tài sản.
Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Việc đầu tư chiều sâu: đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ
tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,
thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tỷ
suất đầu tư được tính như sau:
Tỷ suất đầu tư = (Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản)*100%
1.2.2.2. Về biến động nguồn vốn
Phân tích cấu nguồn vốn sẽ thấy được nguồn vốn của doanh nghiệp được
hình thành từ vốn tự có hay do vốn vay là chủ yếu. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn
hạn hay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn.
Về biến động nguồn vốn nhận xét đánh giá sự tăng, giảm nguồn vốn qua
các năm. Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia làm 2 loại:
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự chủ tài chính = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
1.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
1.2.3.1. Các khoản phải thu và các khoản phải trả
 Các khoản phải thu [1, trang 38]
Các khoản phải thubao gồm: các khoản phải thu khách hàng, khoản trả
trước cho khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng và các khoản phải thu khác.
Để đánh giá hiệu quả các khoản phải thu ta đánh giá tốc độ luân chuyển
khoản phải thu qua các chỉ tiêu:
Số vòng quay khoản phải thu =
Đơn vị tính là vòng/ kỳ (lần)
Số ngày 1 vòng quay khoản phải thu =
Đơn vị tính là ngày/ vòng
 Các khoản phải trả [1, trang 42]

Để đánh giá tốc độ luân chuyển các khoản phải trả qua các chỉ tiêu:
7


Số vòng quay các khoản phải trả =
Đơn vị tính là vòng/ kỳ (lần)
Thời giam 1 vòng quay các khoản PT =
Đơn vị tính là ngày/ vòng
1.2.3.2. Khả năng thanh toán tổng quát [2, trang 84]
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà
hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn,
nợ dài hạn, …).
Hệ số khả năng thanh toán =
Nếu hệ số này = 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Trên thực tế,
nếu hệ số này = 1 hoặc gần bằng 1 có nghĩa là vốn CSH không có hoặc bị mất

toàn bộ. Nếu bán toàn bộ tài sản hiện có (Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn) sẽ
không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
1.2.3.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn [2, trang 84]
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu
động với nợ ngắn hạn. Đó là quan hệ giữa tổng tài sản ngắn hạn với tổng nợ sắp
đến hạn.
Công thức:
Hệ số thanh toán hiện hành =
1.2.3.4. Khả năng thanh toán nhanh [2, trang 86]
Các tài sản lưu động mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi
thành tiền.Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn
hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tài sản ngắn hạn từ hàng
tồn kho, vì ta đã biết hàng tồn kho (dự trữ) là tài sản khó hoán chuyển thành tiền,
nhất là hàng ứ đọng kém phẩm chất.
Công thức:
Hệ số thanh toán nhanh =
Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của DN không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho), nó phản ánh
khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.
1.2.3.5. Khả năng thanh toán lãi vay [2, trang 87]
Lãi vay hằng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết doanh
nghiệp sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận
8


phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hằng năm như thế nào. Tỷ số này
cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh
nghiệp.
Công thức:
Hệ số thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT ): phản ánh số tiền mà doanh nghiệp
có thể sử dụng để trả lãi vay. Mặt khác tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời
trên các khoản nợ của doanh nghiệp.
Chi phí trả lãi: bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn và các hình thức vay mượn khác như trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu.
1.2.4. Phân tích các chỉ tiêu khả năng hoạt động
1.2.4.1. Vòng quay hàng tồn kho [2, trang 88]
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa bình quân luân chuyển
trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh
được đánh giá càng tốt.
Công thức:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Đơn vị tính là vòng/ kỳ (lần)
1.2.4.2. Số ngày một vòng quay hang tồn kho [2, trang 89]
Số ngày một vòng quay HTK =
Đơn vị tính là ngày/ vòng
Số ngày trong một năm thường là 360.
Nếu số vòng quay HTK tăng thì tương ứng số ngày một vòng quay HTK
giảm, có nghĩa là tốc độ luân chuyển của HTK càng nhanh công tác quản lí HTK
tốt góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển TSNH (VLĐ), đồng thời thể hiện khả
năng chuyển đổi HTK thành tiền hoặc các khoản phải thu càng lớn đáp ứng tốt
hơn nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn.
1.2.4.3. Kỳ thu tiền bình quân [2, trang 89]
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 đồng hang hóa bán ra được
thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
KTTBQ =

9



Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng
bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa
thanh toán, các khoản trả tiền trước cho người bán.
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Doanh thu thuần ở đây là tổn doanh thu thuần của hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt độn khác.
KTTBQ thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu
thanh toán, ít có những khoản nợ khó đòi. Ngược lại, nếu tỷ số này cao, doanh
nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân
tồn đọng nợ.
1.2.4.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ [2, trang 90]
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tỷ số này nói lên 1 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không phải so
sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước.
1.2.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản [2, trang 91]
Chỉ tiêu này đo lường 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao. Nếu chỉ số này quá cao cho thấy
doanh nghiệp đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động
nếu không đầu tư thêm vốn.
1.2.4.6. Vòng quay vốn lưu động [2, trang 91]
Số vòng quay TSNH (VLĐ) =
Đơn vị tính là vòng/kỳ (lần)
Số ngày một vòng quay TSNH (VLĐ) =
Đơn vị tính là ngày/ vòng
Nếu chỉ tiêu số vòng quay TSNH tăng thì tương ứng chỉ tiêu só ngày một

vòng quay TSNH giảm, có nghĩa tốc độ luân chuyển TSNH tăng, từ đó cho thấy
sử dụng TSNH (VLĐ) hiệu quả (tiết kiệm).
1.2.5. Phân tích các tỷ số lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) [2, trang 95]
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần
trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số
của các năm trước hay với các doanh nghiệp khác.
Công thức:
10


ROS = x 100%
Sự biến của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng
của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.5.2. Tỷ số sức sinh lời căn bản (BEPR) [2, trang 95]
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời căn bản của doanh nghiệp, nghĩa là
chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Công thức:
BEPR = x 100%
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trước thuế và lãi của doanh nghiệp
cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các
doanh nghiệp có thuế suất TNDN và mức độ sử dụng nợ khác nhau.
1.2.5.3. Tỷ số doanh lợi tài sản (ROA) [2, trang 96]
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng
vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Công thức:
ROA = x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh 100đ tài sản bình quân dùng vào hoạt động của
doanh nghiệp sẽ tạo ra đuoạc bao nhiêu đồng LNTT hoặc LNST.
1.2.5.4. Tỷ số lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE) [2, trang 96]

Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để
đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu. Nó được định nghĩa như sau:
ROE = x 100%
Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu.
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này của doanh nghiệp, bởi đây là khả năng
thu nhập mà họ có thể nhận được kho đặt vốn vào doanh nghiệp.
Không có gì quá đáng kho nói rằng sự nghiệp của phần lớn các nhà quản trị
cao cấp thăng trầm theo sự lên xuống của ROE ở doanh nghiệp họ. ROE được gán
cho tầm quan trọng như vậy là do nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các
chủ sở hữu của DN. Nó đo lường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra.
1.2.6. Phân tích các tỷ số phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp
1.2.6.1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) [2, trang 97]
11


EPS là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của cổ phiếu bởi vì nó đo
lường sức thu nhập chứa đựng trong mỗi cổ phần. Hay nói cách khác nó thể hiện thu
nhập mà nhà đầu tư có thể có được do mua cổ phiếu.
EPS =
Thu nhập ròng của cổ đông thường được tính bằng cách lấy TNST trừ đi
tiền lãi của cổ phần ưu đãi.
1.2.6.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức [2, trang 97]
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Cổ tức mỗi cổ phần =
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - tỷ lệ chi trả cổ tức
Chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên doanh nghiệp chi trả phần lớn thu nhập cho
cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định giá trị thị trường của
mỗi cổ phần.
1.2.6.3. Tỷ suất cổ tức [2, trang 98]

Tỷ suất cổ tức =
Như ta đã biết, thu nhập của nhà đầu tư gồm 2 phần: cổ tức và chênh lệch giá
do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phiếu thấp điều đó chưa
hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần
lớn lợi nhuận để tái đầu tư. Họ mong đợi một tăng trưởng nhanh trong cổ tức và
hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phiếu.
1.2.6.4. Tỷ số giá – thu nhập (P/E) [2, trang 98]
Đây là một tỷ số nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ
so với thu nhập. Nó chỉ ra việc các nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho một đồng
lợi nhuận nhận được. Hệ số P/E cao đối với các doanh nghiệp có triển vọng tăng
trưởng cao (giả sử các nhân tố khác không đổi), nhưng lại có giá trị thấp đối với các
doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao hơn.
Tỷ số P/E =
1.2.6.5. Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách M/B [2, trang 98]
Gọi là giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ, nó đưa ra tín hiệu mà các nhà đầu tư
dành cho doanh nghiệp.
Tỷ số M/B so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh
giá cổ phiếu.
Tỷ số M/B =
1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.3.1. Những nhân tố bên ngoài
12


 Về kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm như tốc đọ tăng trưởng và sự ổn định của nền
kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái..tất cả các
yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Về kỹ thuật – Công nghệ


Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp.Các yếu tố
công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu
mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng.Khi công
nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công
nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
 Về văn hóa – Xã hội
Văn hóa – Xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh
doanh của một doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới năng lực tài chính của DN.
Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ
hội và nguy cơ có thể xảy ra.
 Về chính trị - Pháp luật

Chính trị - Pháp luật gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu
hướng chính trị. Các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn
luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
1.3.2. Những nhân tố bên trong
 Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp ảnh
hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp.Thực tế cho thấy, nhiều doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh không hiệu quả, phát triển chậm một phần do cơ cấu
tổ chức quản lý chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn.
 Đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của ngành kinh doanh
Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng
có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Do những đặc
điểm đó chi phối đến tỷ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp, nhu

13



cầu vốn lưu động. Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tác động
khác nhau trước những biến động của nền kinh tế.

14


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần khoáng sản Bình Định
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
 Tên, địa chỉ của Công ty

- Tên Công ty: công ty cổ phần khoáng sản Bình Định
- Địa chỉ: 11 Hà Huy Tập, TP Quy Nhơn, Bình Định
- Tên giao dịch: BINH DINH MINERALS JOINT STOCK COMPANY
- Điện thoại: +84 56 3822073/ 3822204
- Fax: +84 56 3822497
- Email:
- Mã số thuế: 4100390008
 Quá trình hình thành và cột mốc phát triển quan trọng của Công ty
Tiền thân của công ty cổ phần khoáng sản Bình Định là công ty khoáng sản
Bình Định được thành lập năm 1985, là một trong những công ty uy tín và tiên phong
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Bình Định cũng như ở Việt Nam.
Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định được nhà nước phong tặng Huân
chương lao động hạng 3 vào năm 1999.
Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
nước (công ty khoáng sản Bình Định) thành công ty cổ phần năm 2001theo quyết

định số: 09/2001/QĐ-UB ngày 08 tháng 01 năm 2001 của UBND Bình Định.
Năm 2006 Công ty niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại sàn giao dịch Chứng
khoán Tp Hồ Chí Minh.
Năm 2007 Công ty chính thức khởi công Dự án Nhà máy Xỉ titan Bình Định,
đây là dự án chế biến sâu Titan đầu tiên của cả nước.
Vốn điều lệ của Công ty tính đến ngày 31/12/2014 là: 123,92 tỷ đồng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
 Chức năng
Khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản từ quặng sa khoáng Titan và các
loại quặng, khoáng sản khác.
 Nhiệm vụ
Kiểm tra, phân tích kỹ thuật các loại quặng khoáng sản.
Mua bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ việc khai thác và chế biến
các loại khoáng sản.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG
15
ĐÔNG
HỘICỔ
ĐỒNG
QUẢN
TRỊ

BAN KIỂM
SOÁT


GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ

TOÁN

QUẢN ĐỐC PX
KHAI THÁC

QUẢN ĐỐC PX
CHẾ BIẾN

QUẢN ĐỐC
PX CƠ KHÍ

PHÒNG KỸ
THUẬT
PHÒNG
TỔNG HỢP

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
2.1.4. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Công ty
Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định chuyên khai thác, chế biến và mua
bán khoáng sản từ quặng sa khoáng Titan và các loại quặng, khoáng sản khác nên sản
phẩm của Công ty gồm: tinh quặng Ilmenite, bột Zircon, tinh quặng Rulite, tinh
quặng Monazite, tinh quặng Magnetic, Xỉ titan, Gan, …
2.1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Bảng 2.1: Bảng khái quát kết quả kinh doanh của Công ty
(Đơn vị tính: đồng)
CHỈ TIÊU
Tổng doanh thu

Năm 2012


Năm 2013

408.529.545.060

449.038.321.046

Năm 2014
181.634.386.495

Tổng chi phí
322.137.630.936
369.017.724.400
160.570.316.656
Tổng lợi nhuận
86.391.914.124
80.020.596.646
21.064.069.659
Qua bảng 2.1 cho ta thấy tổng doanh thu của Công ty biến động qua 3 năm.
Cụ thể: năm 2012 tổng doanh thu là 408.529.545.060 đồng, đến năm 2013 tổng
doanh thu của Công ty là 449.038.321.046 đồng tăng 40.058.775.986 đồng so với
năm 2012. Đến năm 2014 tổng doanh thu của Công ty là 181.634.386.495 đồng giảm
267.403.934.551 đồng so với năm 2013.
Tổng chi phí của Công ty năm 2012 là 333.137.630.963 đồng, đến năm 2013
tổng chi phí của Công ty là 369.017.724.400 đồng tăng 46.880.093.464 đồng so với
năm 2012. Đến năm 2014 tổng chi phí của Công ty là 160.570.361.656 đồng giảm
208.547.407.744 đồng so với năm 2013.
Tổng lợi nhuận của Công ty năm 2012 là 86.391.914.124 đồng, năm 2013
tổng lợi nhuận của Công ty là 80.020.596.646 đồng giảm 6.371.317.478 đồng so với
16



năm 2012. Đến năm 2014 tổng lợi nhuận của Công ty là 21.064.069.659 đồng giảm
58.956.526.987 đồng so với năm 2013.
=> Từ việc phân tích các số liệu trên cho ta thấy trong giai đoạn 2012 – 2014 doanh
nghiệp gặp nhiều thách thức lớn. Biểu hiện của thách thức này là doanh thu giảm
mạnh cộng thêm vào đó là chi phí tăng đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm
rất mạnh. Điều này cho thấy doanh nghiệp đầu tư không có hiệu quả trong giai đoanh
2012 – 2014.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khoáng sản Bình Định
2.2.1. Phân tích khái quát bảng CĐKT
2.2.1.1. Phân tích biến động
2.2.1.1.1. Phân tích biến động tài sản
Bảng 2.2: Bảng biến động tài sản giai đoạn 2012 – 2013
(Đơn vị tính: đồng)
CHỈ TIÊU
A. TSNH
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
II.
Các khoản đầu tư tài chính
NH
III.
Các khoản phải thu NH
IV.
Hàng tồn kho
V.
TSNH khác
B. TSDH
I. Các khoản phải thu DH

II.
TSCĐ
III.
BĐS đầu tư
IV.
Các khoản đầu tư tài chính
DH
V. TSDH khác
TỔNG TÀI SẢN

Năm 2012

Năm 2013

144.704.914.120

143.693.354.363

Chênh lệch
2013/2012
-1.011.559.757

15.217.566.618

41.428.659.410

26.211.092.792

33.000.000.000


0

-33.000.000.000

9.016.537.734
72.751.880.258
14.718.929.510
126.336.655.079
2.183.811.500
109.358.823.580
0

20.074.001.178
61.203.057.574
20.987.600.210
129.118.391.094
2.727.988.000
106.588.397.531
0

11.057.463.444
-11.548.822.684
6.268.670.700
2.781.756.015
544.176.500
-2.770.426.049
0

0


0

0

14.794.019.999
271.041.569.199

19.802.055.563
272.811.745.457

5.008.035.564
1.770.176.258

Qua bảng 2.2 cho ta thấy trong giai đoạn này TSNH có xu hướng giảm nhẹ.
So với năm 2012 thì năm 2013 TSNH giảm 1.011.559.757 đồng. Nguyên nhân là do
trong giai đoạn này Công ty chủ yếu đầu tư vào các khoản tiền, HTK và TSNH khác
mà không đầu tư vào tài chính NH nên làm cho TSNH giảm.
TSDH trong giai đoạn này có xu hướng tăng nhẹ. So với năm 2012 thì năm
2013 TSDH tăng them 2.781.756.015 đồng. Nguyên nhân là do công ty đã tập trung
đầu tư vào TSDH khác và tăng các khoản phải thu DH nên làm cho TSDH tăng.
17


Tổng tài sản của Công ty trong giai đoạn này có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể,
tổng tài sản của năm 2013 đã tăng 1.770.176.258 đồng so với năm 2012. Nguyên
nhân là do TSDH tăng lên và tăng mạnh hơn so với sự sụt giảm của TSNH nên làm
cho tổng tài sản tăng nhẹ.
=> Qua giai đoạn này cho thấy công ty đang chú trọng đầu tư vào TSDH hơn
là đầu tư vào TSNH.


Bảng 2.3: Bảng biến động tài sản giai đoạn 2013 – 2014
(Đơn vị tính: đồng)
CHỈ TIÊU
A. TSNH
I.

Tiền và các khoản tương đương
tiền
II.
Các khoản đầu tư tài chính
NH
III.
Các khoản phải thu NH
IV.
Hàng tồn kho
V.
TSNH khác
B. TSDH
I. Các khoản phải thu DH
II.
TSCĐ
III.
IV.
V.

BĐS đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính
DH
TSDH khác
TỔNG TÀI SẢN


Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch
2014/2013

143.693.354.36
3

137.557.201.48
8

-6.136.152.875

41.428.659.410

4.494.159.196

-36.934.500.214

0

0

0

20.074.001.178


21.420.933.856
101.259.590.86
6
10.382.517.570
119.146.083.94
8
3.272.164.500

1.346.932.678

-10.605.082.640

93.277.868.188

-13.310.529.343

0

0

0

0

0

19.802.055.563
272.811.745.45
7


22.596.051.260
256.703.285.43
6

2.793.995.697

61.203.057.574
20.987.600.210
129.118.391.09
4
2.727.988.000
106.588.397.53
1
0

40.056.533.292

-9.972.307.146
544.176.500

-16.108.460.021

Qua bảng 2.3 ta thấy TSNH của công ty trong giai đoạn này có xu hướng
giảm mạnh. Cụ thể, năm 2013 TSNH là 143.693.354.363 đồng nhưng sang năm 2014
TSNH giảm còn 137.557.201.488 đồng giảm 6.136.152.875 đồng so với năm 2013.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự tăng mạnh của hàng tồn kho của Công ty
tăng mạnh (năm 2013 HTK là 61.203.057.574 đồng sang năm 2014 HTK đã tăng lên
101.259.590.866 đồng tăng 40.056.533.292 đồng so với năm 2013). Khoản mục
18



TSNH khác và khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng có sự suy giảm
mạnh. Cụ thể, khoản mực tiền và các khoản tương đương tiền có sự sụt giảm rất
nhanh (năm 2013 khoản này là 41.428.659.410 đồng nhưng sang năm 2014 khoản
này đã giảm mạnh chỉ còn 4.494.159.196 đồng đã giảm 6.136.152.875 đồng). Khoản
mục TSNH khác cũng có sự giảm mạnh ( năm 2013 khoản này là 20.987.600.210
đồng sang năm 2014 khoản này chỉ còn 10.382.517.570 đồng giảm 10.605.082.640
đồng so với năm 2013). Mặc dù khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng nhẹ nhưng
không đủ để làm tăng TSNH lên.
TSDH của công ty trong giai đoạn này cũng có sự giảm mạnh. Năm 2013
khoản này là 129.118.391.094 đồng nhưng sang năm 2014 khoản này giảm còn
119.146.083.948 đồng giảm 9.972.307.146 đồng so với năm 2013. Nguyên nhân
là do trong giai đoạn này công ty tập trung đầu tư vào các khoản TSDH khác và
các khoản phải thu dài hạn mà không tập trung vào khoản TSCĐ nên khoản này
đã giảm mạnh (năm 2013 khoản này là 106.588.397.531 đồng sang năm 2014
khoản này giảm còn 93.277.868.188 đồng giảm 13.310.529.343 đồng so với năm
2013).
Chính vì sự sụt giảm mạnh của 2 khoản mục tài sản đã làm cho tổng tài sản
trong giai đoạn này giảm mạnh. Cụ thể, năm 2013 tổng tài sản là 272.811.745.457
đồng nhưng sang năm 2014 tổng tài sản giảm còn 256.703.285.436 đồng đã giảm
16.108.460.021 đồng so với năm 2013.
2.2.1.1.2. Phân tích biến động nguồn vốn
Bảng 2.4: Bảng biến động nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2013
(Đơn vị tính:đồng)
CHỈ TIÊU
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II.
Nợ dài hạn
III.

Nợ khác
B. Vốn chủ sở hữu
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Năm 2012

Năm 2013

67.432.402.630
58.491.999.290
8.940.403.340
0
203.609.166.569
271.041.569.199

58.344.986.242
49.799.000.687
8.545.985.555
0
214.466.759.215
272.811.745.457

Chênh lệch
2013/2012
-9.087.416.388
-8.692.998.603
-394.417.785
0
10.857.592.646
1.770.176.258


Qua bảng 2.4 ta thấy nguồn vốn trong giai đoạn nay có sự tăng nhẹ. Cụ thể,
năm 2012 tổng nguồn vốn là 271.041.569.199 đồng sang năm 2013 nguồn vốn
tăng lên 272.811.745.457 đồng tăng 1.770.176.258 đồng so với năm 2012.
Nguyên nhân chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu của công ty trong giai đoạn này tăng
19


mạnh. Cụ thể, năm 2012 VCSH là 203.609.166.569 đồng sang năm 2013 VCSH
tăng lên 214.466.759.215 đồng tăng 10.857.592.646 đồng so với năm 2012. Điều
này cho thấy Công ty thiên về sử dụng VCSH do đặc thù của ngành nghề.
Nợ phải trả trong giai đoạn này có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2012
nợ phải trả là 67.432.402.630 đồng sang năm 2013 khoản này đã giảm chỉ còn
58.344.986.242 đồng giảm 9.087.416.388 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân
chủ yếu là do sự giảm mạnh của nợ ngắn hạn. Nguyên nhân làm nợ ngắn hạn
giảm mạnh là do thuế và các khoản phải nộp nhà nước và các khoản phải trả
người lao động. Nợ dài hạn cũng giảm nhẹ trong giai đoạn này nhưng chỉ chiếm
phần nhỏ trong nguyên nhân làm nợ giảm.
Bảng 2.5: Bảng biến động nguồn vốn giai đoạn 2013 – 2014
(Đơn vị tính: đồng)
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II.
Nợ dài hạn
III.
Nợ khác
B. Vốn chủ sở hữu
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

58.344.986.242

49.799.000.687
8.545.985.555
0
214.466.759.215
272.811.745.457

33.565.086.562
26.093.008.666
7.472.077.896
0
223.138.198.874
256.703.285.436

-24.779.899.680
-23.705.992.021
-1.073.907.659
0
8.671.439.659
-16.108.460.021

Qua bảng 2.5 cho thấy nguồn vốn trong giai đoạn này có xu hướng giảm
mạnh. Năm 2013 nguồn vốn là 272.811.745.457 đồng sang năm 2014 con số này
chỉ còn 256.703.285.436 đồng giảm 16.108.460.021 đồng so với năm 2013.
Nguyên nhân chính là do nợ phải trả trong giai đoạn này giảm rất mạnh. Cụ thể,
năm 2013 nợ phải trả là 58.344.986.242 đồng sang năm 2014 khoản này giảm còn
33.565.086.562 đồng giảm 24.779.899.680 đồng so với năm 2013. Nợ phải trả
trong giai đoạn này giảm là do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm, đặc biệt là nợ
ngắn hạn giảm mạnh.
2.2.1.2. Phân tích kết cấu
2.2.1.2.1. Phân tích kết cấu tài sản

Bảng 2.6: Bảng kết cấu tài sản giai đoạn 2012 – 2014
2012
2013
2014
TÀI SẢN NGẮN HẠN
53,39%
52,67%
53,59%
TÀI SẢN DÀI HẠN
46,61%
47,33%
46,41%
Qua bảng 2.6 ta thấy TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tuy
nhiên tỷ trọng này có sự biến động qua các giai đoạn. Giai đoạn 2012 – 2013 tỷ

20


trọng này giảm nhẹ nhưng sang giai đoạn 2013 – 2014 thì tỷ trọng này lại tăng lên
và cao hơn năm 2012.
Bảng 2.7: Bảng kết cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2012 – 2014
2012
2013
2014
Tiền và các khoản tương đương tiền
10,52%
28,83%
3,27%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
22,80%

0%
0%
Các khoản phải thu ngắn hạn
6,23%
13,97%
15,57%
Hàng tồn kho
50,28%
42,60%
73,61%
TSNH khác
10,17%
14,60%
7,55%
Qua bảng 2.7 ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm, các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm dần tỷ trọng về 0 trong giai đoạn này.
Bảng 2.8: Bảng kết cấu tài sản dài hạn giai đoạn 2012 – 2014
2012
2013
2014
Các khoản phải thu dài hạn
1,73%
2,11%
2,75%
Tài sản cố định
86,56%
82,55%
78,29%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0%

0%
0%
Tài sản dài hạn khác
11,71%
15,34%
18,96%
Qua bảng 2.8 ta thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn qua 3 năm, tuy
nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần thay vào đó là tài sản dài hạn khác có xu
hướng tăng dần.
2.2.1.2.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Bảng 2.9: Bảng kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014
2012
2013
2014
NỢ PHẢI TRẢ
24,88%
21,39%
13,08%
VỐN CHỦ SỞ HỮU
75,12%
78,61%
86,92%
Qua bảng 2.9 cho thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu từ các nhà đầu
tư bên ngoài góp vốn vào. Nợ phải trả có xu hướng giảm dần qua các năm đặc biệt
là giảm mạnh trong năm 2014.
2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả HĐKD
Bảng 2.10: Bảng báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2012-2013
(Đơn vị tính: đồng)
CHỈ TIÊU

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2012
331.217.888.161
322.137.630.936
86.391.914.124

21

Năm 2013
372.582.594.282
369.017.724.400
80.020.596.646

Chênh lệch
2013/2012
41.364.706.121
46.880.093.464
-6.371.317.478


Từ bảng 2.10 cho thấy lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn này có xu hướng
giảm. nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tăng nhanh trong khi doanh thu lại tăng
chậm đã làm cho lợi nhuận giảm trong giai đoạn này. Chi phí tăng trong giai đoạn
này chủ yếu là chi phí bán hàng. Cụ thể, năm 2012 chi phí này là 26.958.988.913
đồng sang năm 2013 chi phí này tăng lên 33.660.324.433 đồng tăng thêm
6.701.335.520 đồng so với năm 2012.
Bảng 2.11: Bảng báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2013 – 2014

(Đơn vị tính: đồng)
CHỈ TIÊU

Năm 2013

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

372.582.594.282
369.017.724.400
80.020.596.646

Năm 2014
153.888.175.391
160.570.316.656
21.064.069.659

Chênh lệch
2014/2013
-218.694.418.891
-208.447.407.744
-58.956.526.987

Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giảm rất mạnh.
Nguyên nhân là do trong giai đoạn này doanh thu bán hàng giảm mạnh giảm
218.694.418.891 đồng. Mặc dù tổng chi phí trong giai đoạn này giảm rất nhiều
nhưng do doanh thu quá thấp nên làm cho lợi nhuận giảm mạnh. Điều này cho
thấy năm 2014 là năm mà Công ty làm ăn không tốt, không đạt hiệu quả kinh
doanh nên làm cho lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty.

2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 2.12: Bảng lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị tính: đồng)
CHỈ TIÊU
2012
2013
2014
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
53.290.499.212 80.465.571.663 -17.674.067.706
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
-26.989.200.406 13.734.165.535 -7.153.328.064
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
-53.358.710.460 -69.099.171.940 -12.126.051.850
Qua bảng 2.12 ta thấy các hoạt động của công ty trong giai đoạn này có sự
biến động tăng giảm. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn
2012 – 2013 có xu hướng tăng mạnh nhưng sang năm 2014 lại giảm rất mạnh và
bị thua lỗ. Hoạt động đầu tư cũng vậy, trong giai đoạn 2012 – 2013 công ty đầu tư
có lợi nhuận nhưng sang năm 2014 thì lại bị lỗ. Hoạt động tài chính trong giai
đoạn 2012 – 2014 đều bị lỗ nhưng đang có xu hướng giảm lỗ và bắt đầu có thể có
lợi nhuận trong năm tiếp theo.
2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty
22


2.2.4.1. Các khoản phải thu và các khoản phải trả
 Các khoản phải thu
Bảng 2.13: Bảng phân tích tình hình nợ phải thu
(Đơn vị tính: đồng)
Năm 2012
CHỈ TIÊU


Năm 2013

Phải thu KH
Phải thu NH khác

6.250.035.867
0

Phải thu DH khác
Tổng các khoản
phải thu

2.183.811.500

25,89

2.727.988.000

16,66

3.272.164.500

13,45

8.433.847.367

100

16.382.492.405


100

24.327.598.356

100

Số tiền

13.635.839.421
18.664.984

Tỷ trọng
(%)
83,23
0,11

Năm 2014
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
16.861.882.500
69,31
4.193.551.356
17,24

Tỷ trọng
(%)
74,11
0


Số tiền

Từ bảng 2.6 cho thấy tổng các khoản phải thu liên tục tăng qua 3 năm phân
tích. Cụ thể: năm 2012 tổng các khoản phải thu là 8.433.847.367 đồng nhưng sang
năm 2013 khoản này đã tăng lên 16.382.492.405 đồng tăng 7.948.645.038 đồng so
với năm 2012. Đến năm 2014 khoản này tiếp tục tăng thêm 7.945.105.951 đồng
so với năm 2013. Nguyên nhân là do:
Khoản phải thu khách hàng tăng trưởng liên tục qua 3 năm phân tích và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khoản thu của Công ty. Năm 2012 phải thu
khách hàng là 6.250.035.867 đồng chiếm 74,44% tỷ trọng của tổng các khoản
phải thu. Sang năm 2013 khoản này tăng lên 13.635.839.421 đồng và chiếm
83,23% tổng các khoản phải thu. Đến năm 2014 khoản này tiếp tục tăng lên
16.861.882.500 đồng chiếm 69,31% tổng các khoản phải thu của Công ty.
Các khoản thu khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các khoản thu của
Công ty nhưng cũng góp phần quan trọng làm tăng doanh thu cho Công ty.
 Phân tích các khoản phải trả
Bảng 2.14: Bảng phân tích tình hình nợ phải trả
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu
Phải trả người
bán
Thuế và các
khoản phải
nộp Nhà nước
Phải trả khác

Năm 2012
Tỷ trọng
Số tiền

(%)

Năm 2013
Số tiền

Năm 2014
Tỷ trọng
(%)

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

1.978.713.643

3,38

557.413.086

1,12

0

22.014.360.339

37,64

14.891.558.205


29,90

1.876.419.786

7,19

3.462.537.503

5,92

2.101.336.853

4,22

1.874.264.787

7,18

23

0


Qua bảng 2.14 cho thấy các khoản phải trả của công ty có xu hướng giảm
dần qua các năm. Khoản phải trả người bán có xu hướng giảm dần về 0 trong giai
đoạn này. Điều này cho thấy công ty có tính thanh khoản tốt.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và khoản phải trả khác cũng có xu
hướng giảm dặc biệt là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có xu hướng giảm
mạnh.
2.2.4.2. Khả năng thanh toán tổng quát

Bảng 2.15: Bảng khả năng thanh toán tổng quát
(Đơn vị tính: lần)
Chênh lệch
Chênh lệch
2013/2012 (+/-)
2014/2013 (+/-)
4,02
4,68
7,65
0,66
2,97
Từ bảng 2.8 cho thấy khả năng thanh toán của Công ty tăng qua các năm.

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2012 khả năng thanh toán là 4,02 sang năm 2013 con số này tăng lên 0,66
lần so với năm 2012 và đến năm 2014 khả năng thanh toán nợ của Công ty là 7,65
tăng 2,97 lần so với năm 2013.
2.2.4.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng 2.16: Bảng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
(Đơn vị tính: lần)
Chênh lệch
Chênh lệch
2013/2012 (+/-)
2014/2013 (+/-)
2,47

2,89
5,27
0,42
2,38
Qua bảng 2.9 ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty giai đoạn

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2012 – 2014 đều lớn hơn 1. Năm 2012 khả năng thanh toán ngắn hạn là 2,47 lần,
năm 2013 con số này tăng lên 2,89 tăng 0,42 lần so với năm 2012. Năm 2014 hệ
số này tiếp tục tăng lên 5,27 lần tăng 2,38 lần so với năm 2013. Với hệ số này cho
thấy khả năng thanh khoản của Công ty rất cao.
2.2.4.4. Khả năng thanh toán nhanh

Bảng 2.17: Bảng khả năng thanh toán nhanh
(Đơn vị tính: lần)
Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1,23

1,66


1,39

Chênh lệch
2013/2012 (+/-)
0,43
24

Chênh lệch
2014/2013 (+/-)
-0,27


Từ bảng 2.10 ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty đều lớn
hơn 1 nhưng biến động trong giai đoạn 2012 – 2014. Năm 2012 hệ số này là 1,23
sang năm 2013 hệ số này là 1,66 tăng 0,43 lần so với năm 2012. Đến năm 2014 hệ
số này giảm xuông 1, 39 lần giảm 0,27 lần so với năm 2013. Nguyên nhân trong
giai đoạn 2013 – 2014 hệ số này giảm là do hàng tồn kho của Công ty tăng cao
nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty.
2.2.4.5. Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 2.18: Bảng khả năng thanh toán lãi vay
(Đơn vị tính: lần)
Chênh lệch
Chênh lệch
2013/2012 (+/-)
2014/2013 (+/-)
7,49
144,85
249,30
137,36
104,45

Từ bảng 2.11 ta thấy hệ số thanh toán lãi vay của Công ty rất cao. Điều này

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

có nghĩa là Công ty làm ăn có lợi nhuận. Năm 2012 hệ số này là 7,49 lần sang
năm 2013 hệ số này tăng lên 144,85 lần (tăng 137,36 lần so với năm 2012). Đến
năm 2014 hệ số này tăng lên 249,30 lần (tăng 104,45 lần so với năm 2013). Tuy
nhiên, hệ số này cao nhưng lợi nhuận mà Công ty lại giảm trong giai đoạn này.
2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
2.2.5.1. Vòng quay hàng tồn kho
(Đơn vị tính: vòng/kỳ)
Bảng 2.19: Bảng vòng quay hàng tồn kho
Chênh lệch
Chênh lệch
2013/2012 (+/-)
2014/2013 (+/-)
2,36
3,74
1,06
1,38
-2,68
Qua bảng 2.12 cho thấy, vòng quay hàng tồn kho biến động qua 3 năm.

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2012 hàng tồn kho quay 2,36 vòng/kỳ, năm 2013 hàng tồn kho quay 3,74
vòng/kỳ tăng 1,38 vòng/kỳ so với năm 2012. Năm 2014 vòng quay hàng tồn kho
là 1,06 vòng/kỳ giảm 2,68 vòng/kỳ so với năm 2013.
Giai đoạn 2012 – 2013 vòng quay hàng tồn kho tăng nguyên nhân là do
trong gian đoạn này hàng tồn kho của Công ty thấp và giá vốn hàng bán tăng cao.
Nhưng sang giai đoạn 2013 – 2014 vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh là do hàng
tồn kho của Công ty tăng cao đột biến do trong giai đoạn này hoạt động bán hàng
không đạt hiệu quả và chính sách cấm xuất khẩu titan thô mà phải qua chế biến

25


×