Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.99 KB, 8 trang )

Câu 1. Đồng chí hãy phân tích nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị
đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng. Giá trị lý luận và thực
tiễn của Cương lĩnh đối với cách mạng Việt Nam?
Đầu thế kỷ XX các nước đế quốc lớn như Mỹ, Anh Pháp đã xâm chiếm hầu
hết các nước nhỏ yếu trên thế giới và biến thành thuộc địa của họ. Chính sách thực
dân tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với các thuộc địa cùng với sự áp bức, bóc
lột nặng nề đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở trong nước đã
chứng minh bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc.
Sự cạnh tranh giành giật các thuộc địa và khu vực ảnh hưởng giữa các nước
đế quốc đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, đồng thời
nảy sinh mâu thuẫn mới: Mâu thẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế
quốc. Các nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập trở thành một nội
dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, một vấn đề có tính thời đại. Điều đó
đã được nêu ra trong khẩu hiệu chiến lược: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc
bị áp bức đoàn kết lại”. Đó là sự phát triển mới của nội dung đấu tranh cách mạng,
của phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX.
Cuộc cách mạng Tháng mười Nga thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc tình hình
thế giới. Cuộc cách mạng đó đã chặt đứt khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ
nghĩa và các hệ thống thuộc địa, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người. thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Cách mạng tháng mười không chỉ ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến cách mạng
vô sản diễn ra ở các nước tư bản mà còn lan tỏa sâu rộng đến các nước thuộc địa,
cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn xâm lược
vũ trang, thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách thống trị nô dịch và bóc lột
nhân dân ta rất tàn bạo. Đất nước Việt Nam biến đổi từ một xã hội phong kiến
thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mất hẳn quyền độc lập, chủ quyền trở
thành một dân tộc bị nô lệ, mất nước.



Các giai cấp xã hội bị biến, xã hội Việt Nam hình thành 2 mâu thuẫn cơ bản
là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược
Pháp và bọn tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giai cấp nông
dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam đã nhiều lần nổi dậy đấu
tranh chống Pháp dưới nhiều ngọn cờ, tư tưởng khác nhau, hình thức và phương
pháp đấu tranh khác nhau, nhưng các phong trào yêu nước này đều thất bại, chứng
tỏ CMVN đang thực sự lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và
giai cấp lãnh đạo cách mạng. Từ đó nảy sinh yêu cầu khách quan là cần có một
đường hướng cứu nước mới cho CMVN.
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước theo phương hướng mới. Sau
nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người nghiên cứu nhiều loại hình chủ nghĩa cả về lí
luận và thực tiễn. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người đã hướng đến
cách mạng tháng Mười và chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó, Người
gia nhập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của
giai cấp công nhân và và dân tộc Việt Nam.
Từ khi trở thành người cộng sản, Người thành lập tổ chức Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí hội (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) thông qua tổ
chức này và các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp, Đường cách mệnh…truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam và đã trở
thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị
theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức Đảng cộng
sản ở Việt Nam là: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông
Dương cộng sản liên đoàn.
Cuối năm 1929, đầu những năm 1930, các tổ chức cộng sản (Đông Dương
Cộng sản Đảng (17/6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (11/1929), Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn (1/1/1930)) đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế cộng sản, kêu gọi
2



Quốc tế cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng
chân chính. Trước tình hinh đó, ngày 27/10/1929 Quốc tế Cộng sản gửi thư cho
những người cộng sản Đông Dương yêu cầu các tổ chức cộng sản phải chấm dứt
công kích lẫn nhau, tích cực xúc tiến việc hợp nhất thành một chính Đảng duy
nhất. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã cử đại diện của
mình tiến hành những cuộc tiếp xúc bàn việc hợp nhất nhưng không thành.
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, Nguyễn Ái
Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản lại thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam tại Hương
Cảng (Trung Quốc), thời gian Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930. Hội
nghị đã thông qua các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là các
văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương
trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua
tại Hội nghị thành lập Đảng:
Từ việc phân tích khách quan tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam
vào những năm đầu thế kỷ XX, Cương lĩnh chính trị đã vạch ra phương hướng
chiến lược của Cách mạng Việt Nam: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tính chất giai đoạn và lý
luận cách mạng không ngừng đã được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng: Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiến lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Đây là con đường cứu nước của những nhà yêu nước đương thời đã đi
vào bế tắc và thất bại. Đường lối cơ bản của Cách mạng Việt Nam được phản ánh
trong Cương lĩnh đã thể hiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Việc xác định đúng đắn phương hướng, con đường của cách mạng Việt
Nam ngay từ đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là ngọn cờ tập hợp lực lượng

3



cách mạng, là cơ sở để giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam.
Cương lĩnh khẳng định: Về nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, chủ yếu trước mắt
của cách mạng Việt Nam Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến,
chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có
ruộng. Đây là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm
của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Sự kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến đã khẳng định tính toàn diện, triệt để của đường lối cách mạng
Việt Nam.
Về lực lượng của cách mạng Việt Nam, cương lĩnh chỉ ra rằng, phải đoàn kết
với tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước để thực hiện sự nghiệp giải
phóng dân tộc: Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông,
Thanh niên, Tân việt,… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Đây là sự thể hiện tính nguyên
tắc trong chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng cách
mạng của Đảng ta. Việc tập hợp lực lượng rộng rãi cũng như xác định được động
lực chủ yếu, cơ bản của sự nghiệp cách mạng phản ánh sự mềm dẻo và linh hoạt
trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta.
Về phương pháp cách mạng, Cương lĩnh chỉ rõ phải sử dụng bạo lực cách
mạng của quần chúng để đánh đổ đế quốc phong kiến. Việc nêu lên phương pháp
cách mạng bạo lực đã thể hiện sự thấm nhuần và tiếp thu tư tưởng cách mạng bạo
lực và khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Về vấn đề đoàn kết quốc tế, Cương lĩnh nêu rõ: trong khi tuyên truyền cái
khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với
bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp. Đồng
thời, Cương lĩnh cũng xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
4



mạng thế giới. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đề cao vấn đề
đoàn kết quốc tế chính là sự thể hiện việc kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với
chủ nghĩa quốc tế vô sản, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu
tranh để giải phóng khỏi ách áp bức, bất công trên thế giới.
Để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, Cương lĩnh đã khẳng định vai
trò quyết định của Đảng: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp. Để làm tròn
sứ mệnh lịch sử là nhân tố tiên phong quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, Đảng phải: Thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai
cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Cương lĩnh khẳng định bản chất giai cấp của
Đảng, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và chiến lược đại đoàn kết dân tộc
trên cơ sở liên minh công – nông là những vấn đề then chốt bảo đảm cho Đảng ta
trở thành nhân tố duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh cũng nêu lên
sự gắn bó Đảng với công nhân, dân cày, tiểu tư sản, tri thức. Đây chính là những
điều kiện tạo cho Đảng có nguồn sức mạnh vĩ đại và trở thành lãnh tụ chính trị cho
cả dân tộc.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất
của cong đường cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một
bản cương lĩnh chính trị phản ánh được những quy luật khách quan của xã hội Việt
Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp
với xu thế của thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cương lĩnh ấy rất
phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy,
đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp
mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập.
Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta – Đảng của giai cấp công nhân – không ngừng
củng cố và tăng cường.
Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên không chỉ có giá trị lý luận mà
còn được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh cách mạng
5



của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và đến nay vẫn là ngọn cờ đầu dẫn dắt
nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giá trị đó
được thể hiện cả về lý luận lẫn thực tiễn:
Giá trị lý luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh một cách súc tích các luận
điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc
lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa
phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn
cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn,
sát thực thái độ các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, đã
xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời
xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng của cách
mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra.
Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự vận
dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của một
nước thuộc địa nửa phong kiến. Đó chính là giải quyết đúng đắn các mối quan hệ
cốt lõi trong cách mạng Việt Nam: kết hợp đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đề dân
tộc; kết hợp truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta với
những kinh nghiệm của cách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng. Đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo, đặc
điểm thực tiễn, yêu cầu của cách mạng Việt Nam với tư tưởng tiên tiến cách mạng
của thời đại. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
một cách đúng đắn, sáng tạo và có phát triển trong điều kiện lịch sử mới.
Những nội dung cơ bản ấy đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có
một bản cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt
Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp
6



với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển
của cách mạng Việt Nam.
Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã khẳng định sự
đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đi theo Cương lĩnh ấy, trong suốt hơn
85 năm qua dân tộc Việt Nam đã thay đổi cả vận mệnh của dân tộc, thay đổi cả thân
phận của người dân và từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực hiện đường lối chiến lược được hoạch định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng, Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một
quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân Việt
Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất
nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan
trọng trong khu vực và trên thế giới.
Khi đánh giá quá trình cách mạng Việt Nam hơn 80 năm thực hiện Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhận định: Từ năm 1930 đến nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh
đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua
muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến,
lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc
lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế;
thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
7


nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với

nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Tóm lại, Thắng lợi của CMVN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN là bằng
chứng không thể bác bỏ tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó sự
nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp bằng con đường đi lên CNXH.
Đó là Cương lĩnh chính trị đúng đắn của Đảng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về
đường lối cứu nước của CMVN, mở ra giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh giải
phóng dân tộc. Chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng chủ nghĩa Mác-Lênin
là một động lực tinh thần hợp lòng người nhất, để trên nền móng đó phát huy sức
mạnh của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

8



×