Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Chụp ảnh pháo hoa như thế nào? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.52 KB, 8 trang )

Chụp ảnh pháo hoa như thế nào?
How to photograph fireworks
Pháo hoa luôn tạo cho mọi người cảm giác hân hoan bởi vẻ đẹp tưng
bừng vào đúng các dịp lễ hội. Giao thừa có bắn pháo hoa càng làm cho giây
phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thêm thiêng liêng và ấm áp xung
quanh người thân và gia đình. Và dĩ nhiên, đối với người thích chơi ảnh, ghi
lại những cảnh tượng rực rỡ đó để lưu giữ và gửi cho bạn bè phương xa luôn
là một mong muốn thầm kín. VinaCamera.com xin có bài hướng dẫn ngắn về
cách chụp ảnh pháo hoa.
1. Thiết bị
Để chụp pháo hoa, bạn cần một máy ảnh có chế độ chụp thủ công (manual
mode) hoặc đóng mở cửa chập thủ công (bulb mode) có thể điều chỉnh căn nét thủ
công (manual focus mode) và một chân máy (tripod). Bạn cũng có thể sẽ cần một
tấm bìa che đủ ống kính màu đen đặc và không bóng và một ống chắn ống kính để
không cho ánh sáng từ các hướng khác lọt vào máy ảnh. Để ảnh nét căng, bạn
cũng cần một dây điều khiển bấm chụp ngoài hoặc điều khiển từ xa để triệt tiêu
hoàn toàn hiện tượng rung máy. Ghi chú: Nhiều máy ảnh KTS không cho phép sử
dụng chế độ mở cửa chập thủ công và (bulb mode) kết hợp với điều khiển bấm
chụp từ xa nên bạn cần kiểm tra lại tính năng này trên máy ảnh của bạn.
Tốt nhất vẫn là một máy ảnh có chế độ chụp thủ công (manual) - máy cơ,
máy KTS số chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đều được. Các máy ảnh du
lịch cũng có thể sử dụng để chụp pháo hoa nhưng rất khó vì có thể không có chế
độ chụp thủ công hay mở cửa chập thủ công, không căn nét thủ công được và
thường nhỏ và nhẹ dẫn đến hay bị rung máy ngay cả khi đặt lên chân máy. Hãy
kiểm tra xem máy ảnh của bạn có các chế độ cần thiết như nêu trên không trước
khi đi chụp.
2. Chọn vị trí và ống kính
Để chụp được những hình ảnh pháo hoa đẹp, bạn cần chọn vị trí để có thể
chụp được không những chùm pháo hoa nổ bung trên không trung mà cả vệt sáng
khi pháo hoa bay lên, và thêm vào hậu cảnh lung linh dưới ánh sáng của pháo hoa
và ánh sáng đèn của các công trình kiến trúc ở hậu cảnh.


Nếu có thể, bạn nên đi thăm thú nơi bắn pháo hoa từ trước xem vị trí bắn
lên từ đâu, hướng đi của pháo hoa khi bắn lên, nên chụp từ góc nào để có hâu cảnh
đẹp. Không phải lúc nào tới gần chỗ bắn cũng là “thượng sách”. Nhiều khi đứng
trên các vị trí cao và xa đám đông thường tụ tập nơi bắn pháo hoa sẽ giúp bạn
chụp được toàn cảnh màn bắn pháo hoa và thêm vào ảnh tiền cảnh đám đông đang
hò reo làm bức ảnh thêm sống động.
Chọn vị trí còn liên quan tới ống kính. Bạn cần ước lượng xem với ống
kính của mình bạn có thể chụp được toàn cảnh pháo hoa bay lên từ mặt đất và nổ
bung trên không trung hay không. Với các ống góc rộng và siêu rộng, dĩ nhiên bạn
có thể đứng gần nơi bắn hơn, nhưng thông thường với khoảng cách đứng an toàn
tới chỗ bắn, các ống kính tiêu chuẩn 35-50mm là tốt nhất. Các ống têlê chụp xa
đòi hỏi bạn sẽ phải đứng xa hơn và khó căn nét thật căng do vậy không nên sử
dụng.
3. Đặt máy ảnh
Điều kiện tiên quyết để chụp được cảnh pháo hoa đẹp là phải đặt máy lên
chân máy. Có gắng hạ chân xuống thấp nhất có thể để giảm thiểu hiện tượng rung
máy. Không nên kéo “ống cổ” của chân - phần ống nối thêm từ chỗ gặp nhau của
chạc ba chân có thể quay lên hạ xuống và gắn trực tiếp vào gá lắp máy - để chống
rung tốt hơn. Sử dụng dây điều khiển ngoài hoặc điều khiển từ xa để bấm máy.
Với những chân máy cũ đã lỏng lẻo, bạn có thể sử dụng dây cao su cột chặt máy
vào gá máy để bảo đám không rung, nhất là không thể kiếm được dây bấm ngoài
mà phải bấm ngay nút bấm trên thân máy.
Nếu thấy chỗ đặt máy có các nguồn sáng từ phía sau máy, bạn cần có tấm
hay ống che ống kính ngăn không cho nguồn sáng đó phản chiếu hắt vào ống kính
ảnh hưởng tới ảnh.

Ảnh: vlad - Flickr
4. Kỹ thuật: tốc độ cửa chập, khẩu độ mở, ISO - Căn nét và tạo bố cục
Tốc độ: Để chụp được toàn bộ quá trình pháo hoa bay lên và nổ bung trên
không trung, tốc độ cửa chập cần rất chậm - vì vậy bạn cần chế độ mở cửa chập

thủ công (bulb mode) - Tốc độ tốt nhất và vào khoảng 5 giây (5 giây chứ không
phải 1/5 giây). Nếu muốn chụp nhiều quả pháo bay lên và nổ bung cho ảnh dày
đặc pháo hoa hơn, bạn có thể sẽ phải đặt chậm hơn vì các quả pháo được bắn kế
tiếp nhau chứ không cùng lúc, thậm chí chậm tới 30 giây (không phải 1/30 giây).
Hãy thử nhẩm đếm vào quả pháo đầu tiên để tính thời gian từ khi pháo phụt khỏi
nòng và bay lên đến lúc nổ bung là bao nhiêu (nếu đếm chậm, mỗi số thường bằng
một giây - bạn có thể tập đếm trước từ ở nhà).
Khẩu độ: Do cửa chập đóng mở rất chậm, để ảnh không bị cháy sáng, khẩu
độ mở cần khép rất nhỏ - điều này làm cho nhiều người thoạt đầu ngạc nhiên vì
nghĩ sẽ cần mở khẩu độ rộng để đủ sáng. Hãy bắt đầu thử chụp ở khẩu độ f/8 rồi
tăng dần sau khi quan sát - và phụ thuộc vào tốc độ cửa chập bạn đã tính toán.
Nhiều khi bạn phải khép khẩu độ mở xuống còn f/16, thậm chí f/22 nếu muốn
chụp nhiều chùm pháo hoa lồng vào nhau trong ảnh - và sử dụng ISO 200. Tất
nhiên, bạn cũng có thể lồng các bức ảnh vào với nhau sử dụng phần mềm chỉnh
sửa ảnh nhưng phức tạp hơn nhiều và không “sành điệu” chút nào.
ISO: Để đảm bảo ảnh không bị nhiễu, tốt nhất nên giảm xuống ISO 100.
Bạn cũng có thể sử dụng ISO 200 nếu đặt tốc độ ở vài giây do pháo bắn mau và
dày, nhưng cần chú ý điều chỉnh khẩu độ mở tương ứng với ISO cao.
Căn nét: Thường với khoảng cách đứng an toàn tới chỗ bắn, bạn chỉ cần
điều chỉnh sẵn căn nét ra vô cùng (infinity). Nếu máy của bạn có chế độ căn nét tự
động, hãy tắt căn nét tự động và chuyển sang căn nét thủ công (manual focus) rồi
đặt sẵn ở vô cùng và cứ thế mà chụp.
Bố cục: Có nhiều bố cục tùy vào sáng tạo của bạn. Nhìn chung, (1) bạn có
thể chụp chùm pháo hoa nổ bung trên không trung, (2) chụp cả vệt pháo hoa bay
lên từ mặt đất và chùm pháo nổ bung, (3) cho vào bố cục hậu cảnh các công trình
kiến trúc có ánh đèn chiếu sáng như các tòa nhà, tượng đài, v.v… và (4) cho vào

×