Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.33 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH
Chuyên nghành : Lí luận văn học
Mã số

: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lý Hoài Thu



HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lý Hoài Thu- người đã
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo, trách nhiệm trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này. Cô đã cho tôi nhiều bài học quý báu về phương
pháp nghiên cứu khoa học và tác phong làm việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận
văn học, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan r ng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không tr ng lặp với các đề tài khác. Tôi c ng xin cam đoan
r ng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hồng Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
6. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................ 8
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
Chương 1. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH ..................................... 10
1.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự .............................................................. 10
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của tự sự học ..................................... 10
1.1.2. Một số khái niệm ........................................................................... 11
1.2. Hành trình sáng tác của Trung Trung Đỉnh ......................................... 15
1.2.1. Những chặng đường chính trong cuộc đời cầm bút ...................... 15
1.2.2. Quan niệm của Trung Trung Đỉnh về sáng tác nghệ thuật ........... 17
1.2.3. Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trong dòng chảy của tiểu thuyết
Việt Nam thời kì đổi mới ........................................................................ 21
Chương 2. CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH ........................................................................ 31
2.1. Cốt truyện ............................................................................................. 31
2.1.1. Cốt truyện tiểu thuyết .................................................................... 31
2.1.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Trung
Trung Đỉnh............................................................................................... 34



2.2. Nhân vật ............................................................................................... 38
2.2.1. Nhân vật tiểu thuyết ...................................................................... 38
2.2.2. Các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
của Trung Trung Đỉnh .............................................................................. 43
Chương 3. TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH.............................. 63
3.1. Tổ chức kết cấu .................................................................................... 63
3.1.1. Kết cấu trong tiểu thuyết ............................................................... 63
3.1.2. Tổ chức kết cấu trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh ............ 63
3.2. Nghệ thuật trần thuật ............................................................................ 74
3.2.1. Ngôi kể và điểm nhìn .................................................................... 74
3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật ...................................................................... 84
3.2.3. Giọng điệu trần thuật..................................................................... 93
KẾT LUẬN ................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự sự học nguyên gốc vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại,
nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay nói cách
khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của văn bản tự sự.
Nghiên cứu tự sự học đang là một xu thế tiềm năng trong lí luận văn
học và ngày càng có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Tìm hiểu về tự sự học sẽ cho
ta thấy kĩ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, truyền thống văn hóa
và từ đó nhìn nhận các vấn đề văn học sử một cách sâu sắc hơn.Vận dụng lý
thuyết tự sự vào việc tiếp nhận tác phẩm văn học Việt Nam chính là hướng
nghiên cứu thi pháp học hiệu quả.

Tiểu thuyết là một thể loại có quy mô lớn, giữ vai trò chủ đạo trong một
nền văn học. Mặc d là một thể loại luôn ở “thì hiện tại chưa hoàn kết” nhưng
đây là một thể loại then chốt của văn học, có khả năng bao quát hiện thực cả
về chiều rộng c ng như chiều sâu.
C ng với sự vận động của đời sống xã hội Việt Nam, tư duy văn học
ngày càng mở ra những biên độ thẩm mỹ mới. Quan niệm hiện thực, quan
niệm về con người, về chức năng văn học thay đổi tất yếu kéo theo thay đổi
nghệ thuật tự sự. Tiểu thuyết là nơi hội tụ nhiều khát vọng cách tân và cho
thấy khá rõ những nét mới trong nghệ thuật tự sự. Đặc biệt những năm gần
đây đã xuất hiện một số tiểu thuyết để lại ấn tượng mạnh cho người đọc bởi
sự khác lạ về bút pháp như báo hiệu một “tinh thần thẩm mỹ” mới. Đó thực
sự là “mảnh đất” hấp dẫn mời gọi người nghiên cứu vận dụng lí thuyết về tự
sự học để giải mã tác phẩm.
Từ năm 1986 đến nay văn xuôi đã có rất nhiều khởi sắc, trong đó
Trung Trung Đỉnh được xem là một trong những gương mặt khá tiêu biểu của
làng tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông là cây bút tiểu thuyết khá mới mẻ


2
nhưng rất ấn tượng với “cộng đồng tiếp nhận”. Là một nhà văn đồng thời
c ng là một người lính, bước vào chiến tranh Trung Trung Đỉnh là một người
lính cầm súng đúng nghĩa, nhưng bước ra khỏi cuộc chiến ông đã là một nhà
văn. Chiến trường, sự sống, cái chết, những mất mát và cả niềm hạnh phúc đã
"tôi luyện" ngòi bút của ông. Viết như một sự thôi thúc, một sự trả nợ những
tháng năm tuổi trẻ đã qua, và c ng có lúc viết là để "tiễn biệt ngày buồn". Văn
của ông luôn trĩu nặng những trăn trở về cuộc đời, về phận người, và có sức
ám ảnh kỳ lạ.
Trung Trung Đỉnh quan niệm “kinh nghiệm cuộc sống rất đáng quý,
nhưng đôi khi nó cũng rất có hại cho quá trình sáng tác. Với tôi, nếu viết
hoàn toàn thời bình cũng không được, mà hoàn toàn về chiến tranh cũng

không ổn...”. Viết tiểu thuyết để thể hiện những trải nghiệm, nhà văn chân
thành bày tỏ những suy nghĩ của mình, diễn đạt nhu cầu đổi mới như một nhu
cầu tất yếu của văn học. Đồng thời thể hiện sự nhận thức về mình và bản thân
người cầm bút và những hoài nghi về nhân cách con người. Qua các tiểu
thuyết, Trung Trung Đỉnh c ng đưa ra một quan niệm nghệ thuật mới về con
người. Bên cạnh hình tượng người lính trở về sau chiến tranh, là hình tượng
những con người sống trong cơ chế mới với những thành bại, được mất, bất
trắc, đổ vỡ.
Trung Trung Đỉnh khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của mình từ năm
1972 b ng truyện ngắn đầu tay Những khấc coong chung được in trên Tạp chí
Văn Nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Từ những năm 80 Trung
Trung Đỉnh mới được biết đến nhiều hơn với các truyện ngắn Người trong
cuộc (1980) và Đêm nguyệt thực (1982).
Khi ngọn gió đổi mới vừa được thổi lên, văn đàn Việt Nam trở nên sôi
động, náo nhiệt, đôi lúc quyết liệt trong một cơn chuyển mình lột xác. Trung
Trung Đỉnh mở màn sự nghiệp tiểu thuyết b ng tác phẩm Những người không


3
chịu thiệt thòi (1982), đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 ông cho ra
đời ba tiểu thuyết: Ngược chiều cái chết (1989), Tiễn biệt những ngày buồn
(1990) và Ngõ lỗ thủng (1990). Với ba tiểu thuyết này, Trung Trung Đỉnh đã
tạo cho mình một diện mạo mới. Ông cố đi vào cái lõi của sự thật, buộc mình
và độc giả của mình phải cật vấn riết róng tại sao bao lâu nay mình sống như
vậy. Dường như Trung Trung Đỉnh đang gõ lên một tiếng chuông báo động
và cảnh tỉnh những lỗ thủng trong tâm hồn và nhân cách mỗi người.
Năm 1999, tiểu thuyết Lạc rừng ra đời. Tác phẩm đã đoạt giải của Bộ
Quốc Phòng và giải chính thức của cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội nhà văn
1998 - 2000. Trung Trung Đỉnh là người có công rất lớn với Tây Nguyên. Từ
sau năm 1975 đến nay, ông là người viết về Tây Nguyên rất thành công với

Đêm nguyệt thực, Đêm trắng, Chóp trên đỉnh Kon Từng… Lạc rừng và Lính
trận là những tác phẩm để đời của ông viết về mảnh đất này. Đó là một phần
cuộc sống, một phần tuổi trẻ của Trung Trung Đỉnh. Lạc rừng được coi là tác
phẩm thành công nhất của ông về đề tài chiến tranh và Tây Nguyên.
Năm 2008 tiểu thuyết Sống khó hơn là chết được xuất bản. Cuốn tiểu
thuyết là những ám ảnh quá khứ của nhà văn, là sự trăn trở day dứt và đấu
tranh cho những điều tưởng dễ mà thật khó, chết là đi vào cõi vĩnh h ng,
nhưng sống thì sống sao cho ra sống, sống thế nào mới thật khó.
Sau đó nhà văn mang ám ảnh quá khứ Trung Trung Đỉnh tiếp tục “lên
kế hoạch” cho ra mắt tác phẩm mới Lính trận. Nhà văn cho biết ông không
lấy đề tài là những thân phận day dứt còn lại sau cuộc chiến như tác phẩm
trước, Lính trận sẽ là một chiến trường thật sự trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ. Sau mười năm chăm chút đến tháng 8 năm 2007 khi dự trại sáng
tác ở Đà Lạt, Trung Trung Đỉnh đã hoàn chỉnh tiểu thuyết Lính trận. Đây có
thể coi là cuốn tiểu thuyết mang ít nhiều dấu ấn tự truyện mà nhà văn, sau
những năm tháng cận kề cái chết bên những người đồng đội, đã muốn viết


4
một điều gì đó để tri ân với những người đồng chí của mình. Tác phẩm được
Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản vào năm 2010 và c ng trong năm này tác
phẩm được trao giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
Với 7 tiểu thuyết trình làng: Những người không chịu thiệt thòi, Ngược
chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Ngõ Lỗ Thủng, Lạc rừng, Sống
khó hơn là chết và gần đây nhất là Lính trận, Trung Trung Đỉnh đã khẳng
định được bản lĩnh và tài năng của mình - một nhà tiểu thuyết vạm vỡ. Tác
phẩm của ông từng gây xôn xao dư luận như Lạc rừng, Sống khó hơn là chết,
Lính trận nhanh chóng được chuyển thể thành kịch bản tác phẩm điện ảnh và
được công chúng hân hoan đón nhận như Tiễn biệt những ngày buồn và Ngõ
Lỗ Thủng…

Xuất phát từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, chúng tôi lựa
chọn đề tài: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh với
mong muốn nhận diện một hiện tượng đáng chú ý trong đời sống văn chương
nước nhà những thập niên gần đây, qua đó nắm bắt con đường vận động
phong phú, đa dạng các thể nghiệm cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại và b ng tất cả sự trân trọng, hứng thú, say mê của mình đối với các sáng
tác của nhà văn Trung Trung Đỉnh.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói, Trung Trung Đỉnh là một trong những gương mặt khá
tiêu biểu trong làng tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Ông đã khẳng định được
bản lĩnh và tài năng của mình ở lĩnh vực tiểu thuyết. Tác phẩm của ông từng
gây xôn xao dư luận như Lạc rừng, Sống khó hơn là chết hay nhanh chóng
được chuyển thể thành kịch bản tác phẩm điện ảnh và được công chúng hân
hoan đón nhận như Tiễn biệt những ngày buồn và Ngõ Lỗ Thủng… Ở những
mức độ khác nhau, cho tới nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài
báo viết về tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh như:


5
Võ Hồng Ngọc trong bài giới thiệu về Tiễn biệt những ngày buồn trên
Báo Văn nghệ số 15 cho r ng: “Đây là một cuốn sách về bản thân ngày hôm
nay mà ở đó “chiến tranh vẫn hắt bóng xuống đời sống tinh thần của các nhân
vật, vẫn là một món nợ quá khứ đang day dứt ám ảnh họ khôn nguôi. Các
nhân vật trong Tiễn biệt những ngày buồn được khắc họa trong bối cảnh của
một cuộc “hành hương” gian lao để đi tìm lại chính mình”.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Anh đã sáng tạo ra được một cách
viết mới về Tây Nguyên, và do đó đã khám phá lại cho ta một lần nữa cái thế
giới Tây Nguyên khiêm nhường, lẩn khuất mà tuyệt đẹp ấy. Trong nghệ thuật
làm được một việc như vậy là rất nhiều. Tiểu thuyết này của anh là một minh
chứng rõ rệt”.

Lưu Khánh Thơ trong bài giới thiệu tiểu thuyết Lạc rừng với nhan đề
Lạc rừng cuốn tiểu thuyết thành công của Trung Trung Đỉnh khẳng định
thành công của nhà văn trên phương diện lựa chọn đề tài và nội dung phản
ánh cốt truyện, ngôi trần thuật c ng như nghệ thuật ngôn từ.
Trần Bảo Hưng đã có bài viết Lạc Rừng và hình ảnh những người dân
Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Ông cho r ng: “Với Lạc rừng
Trung Trung Đỉnh đã khắc họa một cách tự nhiên mà dung dị, sâu sắc cuộc
chiến đấu toàn dân toàn diện của đồng bào Tây Nguyên...”.
Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Giống như chuyện cổ tích xa xưa mà
hiện đại c ng đánh giá cao cách xây dựng tình huống truyện, giọng điệu c ng
như cảm giác chân thật mà tác phẩm đem lại.
Trên tờ Thể thao & Văn hóa, Dương Bình Nguyên cho r ng: “Sống
khó hơn là chết không phải là thành công cỡ Lạc rừng, c ng khác nhiều so
với bốn tiểu thuyết còn lại nhưng tác phẩm đi vào sự tinh giản, tưởng nhẹ
mà rất buồn, tưởng giản đơn mà không phải vậy. Đó là sự tr n trọc về nhân
tình thế thái của nhà văn.”


6
Lính trận ra đời c ng khiến giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Phạm
Phú Phong trong bài Trung Trung Đỉnh - vẫn nhớ thời Lính trận đã nhận
xét: “Thời gian kể chuyện được đan xen giữa quá khứ và hiện tại, không gian
chiến trận được tái hiện thông qua điểm nhìn của người kể chuyện, nhưng tất
cả những gì gian khổ và khốc liệt nhất của chiến tranh đã hiện ra một cách
sinh động và chân thật.”
Đỗ Bích Thúy trong bài Lính trận - tự truyện hay tiểu thuyết nhận xét
“Một câu chuyện khá khó để kể lại vì nó gần như không có cốt truyện, một
câu chuyện về những người lính miền Bắc vượt Trường Sơn vào Tây Nguyên,
một câu chuyện về đoạn cuối của chuyến đi d ng dặc ấy - chính là trận đánh
Plei me - Ia Đrăng. Nhưng tất cả trở nên cuốn hút và hấp dẫn nhờ những chi

tiết và giọng điệu.”
Ngoài ra, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh đã trở thành đề tài của một số
luận văn Thạc sĩ như: Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh (Nguyễn Thi AnhTrường Đại học sư phạm Hà Nội - 2009); Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thời
kỳ đổi mới (Phạm Thị Hồng Duyên- Trường Đại học Vinh- 2009); Đặc điểm
tiểu thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh (Nguyễn Văn Thiện- Trường Đại
học Vinh- 2010); Nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh (Nguyễn
Thị Việt Hồng - Trường Đại học Sư phạm Hà Hội 2- 2013);...
Nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất trong việc ghi nhận những thành
công của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh và những đóng góp của nhà văn vào
tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Tất cả những bài báo, công trình nghiên
cứu kể trên, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, đã đề cập đến vấn
đề nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Nhưng các công trình
này chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu nghệ thuật tự sự một cách có hệ thống. Tuy
vậy, những bài viết, công trình nghiên cứu ấy đều trở thành những gợi ý đáng
quý, sẽ hỗ trợ tích cực cho chúng tôi tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu Nghệ thuật tự


7
sự trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh để từ đó có một cái nhìn toàn diện
hơn về tiểu thuyết của ông trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Trung Trung
Đỉnh, luận văn nh m hướng đến những mục đích sau:
- Chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của
Trung Trung Đỉnh.
- Thấy được những đóng góp mới và những nỗ lực của Trung Trung
Đỉnh trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
Từ đó, làm nổi bật những thành công của nhà văn trong nghệ thuật tự sự,
khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp của Trung Trung Đỉnh
đối với nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên hệ thống lý thuyết tự sự đã được các công trình nghiên cứu
chuyên biệt xây dựng, chúng tôi sẽ tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tác phẩm
văn học của Trung Trung Đỉnh, đồng thời c ng góp phần kiểm nghiệm tính
khoa học của những lý thuyết đó qua những sáng tác tiêu biểu của nhà văn.
Khảo sát và phân tích các tiểu thuyết tiêu biểu của Trung Trung Đỉnh,
đặt chúng trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học đương thời,
trên cơ sở đó, phát hiện ra những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự của
tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh từ các phương diện: Cốt truyện và nhân vật; Tổ
chức kết cấu và nghệ thuật trần thuật.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết của Trung Trung Đỉnh.


8
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khoảng 40 năm vừa làm báo vừa sáng tác văn học, Trung Trung
Đỉnh cho ra đời một số lượng tác phẩm khá phong phú, trong đó có 5 tập
truyện ngắn, 7 tiểu thuyết và một số tập ký.
Ở mỗi thể loại Trung Trung Đỉnh đều có những thành công nhất định,
nhưng do yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát năm tiểu thuyết tiêu
biểu của Trung Trung Đỉnh đó là: Tiễn biệt những ngày buồn (1990), Ngõ lỗ
thủng (1990), Lạc rừng (1999), Sống khó hơn là chết (2008), Lính trận (2010).
6. Những đóng góp mới của đề tài
Về mặt lí luận: Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh. Từ đó chúng ta thấy được
vai trò của nghệ thuật tự sự trong đời sống thể loại.
Về thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên đề

văn học Việt Nam đương đại trong nhà trường.

Góp phần làm rõ cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, những
đóng góp và vị trí văn học của Trung Trung Đỉnh trong dòng chảy văn
xuôi hậu chiến và đương đại.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài, luận văn vận dụng tổng hợp
một số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp loại hình
Vận dụng những nguyên tắc loại hình học vào nghiên cứu tiểu thuyết
Trung Trung Đỉnh để hiểu rõ hơn tác phẩm của nhà văn c ng như khắc sâu
hơn lý thuyết về loại tác phẩm tự sự.
7.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Vận dụng các khái niệm, các phương pháp và các tri thức trong thi pháp
học để làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến nghệ thuật tự sự… trong một
số tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh.


9
7.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh nh m phân biệt sự giống và khác nhau
trong nghệ thuật tự sự của các tác giả nói chung và nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết của Trung Trung Đỉnh nói riêng.
7.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Việc vận dụng phương pháp phân tích giúp chúng ta chia nhỏ đối
tượng, đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm đặc biệt là trong quá trình nghiên cứu
về nghệ thuật tự sự nh m làm rõ những biểu hiện cụ thể của từng khía cạnh
trong nghệ thuật tự sự. Còn phương pháp tổng hợp giúp chúng ta đưa ra
những nhận xét khái quát trên cơ sở phân tích những biểu hiện cụ thể. Tổng
hợp giúp cho việc tìm hiểu vấn đề trở nên toàn diện, khoa học và có tính hệ

thống hơn.


10
NỘI DUNG
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH
1.1. Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự
Tự sự có nghĩa là: phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai
phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác
phẩm văn học.
Thuật ngữ “Tự sự học” do Todorov sử dụng lần đầu tiên vào năm 1969
trong sách Ngữ pháp Câu chuyện mười ngày. Việc nghiên cứu hình thái tự sự
đã có từ xưa, nhưng chủ yếu vẫn n m trong phạm vi của tu từ học. Thuật ngữ
tự sự học cũng có khi được dịch là trần thuật học. Khi nói trần thuật học
thường chỉ nói tới hành vi của người trần thuật và ngôn ngữ của anh ta. Nói
là tự sự thì tính đến cả hệ thống sự kiện và tổ chức sự kiện và mặt khác bao
hàm cả việc nghiên cứu các cấu trúc tự sự cụ thể hoặc lịch sử của một nền
văn học hay một giai đoạn văn học nào đó.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của tự sự học
Tự sự học nguyên gốc vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu
theo nghĩa rộng chính là nghiên cứu cấu trúc của một văn bản tự sự và các
vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của
văn bản tự sự. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về
tự sự học thì tự sự học hiện đại đến nay chia làm ba giai đoạn. “Tự sự học
trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu
trúc chủ nghĩa”.
Tự sự học ở Việt Nam - tự sự học là ngành nghiên cứu còn khá mới ở
nước ta. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới bước đầu quan tâm nên các
công trình về tự sự học chưa nhiều. Công trình đầu tiên tập hợp các bài viết về

tự sự học ở Việt Nam là Tự sự học - những vấn đề lí luận và lịch sử (2 phần)
của tác giả Trần Đình Sử chủ biên.


11
1.1.2. Một số khái niệm
1.1.2.1. Cốt truyện
Cốt truyện (Fabula, gốc Latinh, có nghĩa là tin đồn, đàm đạo, huyền
thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn) là phạm tr được sử dụng để xác định
đặc trưng của đối tượng thẩm mĩ ở bình diện khai triển vận động của nó, tức
là biểu đạt tiến trình sự kiện trong thế giới của nhân vật, xuất hiện trong ý
thức độc giả nhờ vào sự kể chuyện (trần thuật).
Trong các công trình nghiên cứu của các nhà hình thức luận Nga, “cốt
truyện” (“fabula”) lần đầu tiên được giới thuyết rành mạch và được sử dụng
với tư cách là khái niệm có quan hệ với khái niệm “truyện kể” (“sujet”). Cốt
truyện (fabula) là nền tảng sự kiện xác thực hoặc hư cấu của tác phẩm nghệ
thuật, đồng thời, c ng như truyện kể (sujet), nó là phương thức được tác giả
lựa chọn để chuyển tải câu chuyện (recit, histoire) của nhân vật. Với các nhà
hình thức luận, cặp đối lập “cốt truyện (“fabula”) - truyện kể” (“sujet”) đã cụ
thể hoá - ở cấp độ “cấu trúc tác phẩm thi ca” (M. Bakhtin) - song để khởi thuỷ
và có ý nghĩa tối quan trọng “vật chất - thủ pháp” làm nên nền móng quan
niệm về hoạt động thẩm mĩ như là “sự huỷ diệt nội dung b ng hình thức” (L.
Vygotski). 1.1.2.2. Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nhân vật chính
là nơi chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi ký
thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Vì thế, nhân vật được
dựng lên có thể không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở
ngoài đời mà phải đặt trong mối quan hệ tình huống truyện của nhà văn. Việc
phân tích nhân vật trở thành con đường để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo

của tác phẩm, để nhận ra lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Nhân vật được coi là
đứa con tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng,
đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn.


12
Nhân vật trong văn học rất phong phú: Nhân vật có tên và nhân vật
không tên. Trong thần thoại nhân vật có thể là thần, bán thần. Trong truyện
ngụ ngôn hay những truyện viết cho thiếu nhi, nhân vật thường là những con
vật hoặc đồ vật.
Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, chúng ta có
nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển, những đối
kháng mâu thuẫn trong tác phẩm, chúng ta có nhân vật chính diện và nhân vật
phản diện.
Dựa trên những căn cứ vào cấu trúc nhân vật, chúng ta có nhân vật
chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật loại hình, nhân vật
ngụ ngôn.
1.1.2.3. Kết cấu
Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác
phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của
tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng
nhất định.
Kết cấu có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các nhân vật, sự kiện, các biến
cố, hình ảnh…làm cho những yếu tố đó gắn bó chặt chẽ và tạo được sự tác
động qua lại trong tác phẩm văn học. Chính vì vậy, kết cấu trở thành một
chính thể nghệ thuật toàn vẹn không thể chia cắt được. Kết cấu đóng vai trò
rất quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư
tưởng với hệ thống tính cách.
Kết cấu của tác phẩm văn học rất đa dạng, dựa trên thể loại có thể chia

thành: kết cấu tác phẩm tự sự và kịch với kết cấu tác phẩm trữ tình, có loại kết
cấu chỉ tồn tại ở trong một giai đoạn lịch sử. Kết cấu theo trình tự thời gian:,
kết cấu tâm lý, kết cấu đa tuyến, kết cấu hai tuyến nhân vật đối lập.


13
Như vậy là có nhiều loại kết cấu khác nhau được các tác giả sử dụng,
nh m mục đích làm nổi lên được chủ đề, tư tưởng, giá trị của tác phẩm. Trong
các tác phẩm của mình, nhà văn không chỉ sử dụng một loại kết cấu, mà có
thể linh hoạt sử dụng các kết cấu, vì thế không thể nói một tác phẩm văn học
chỉ có một kết cấu duy nhất.
1.1.2.4. Trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên thì: trần thuật (narrate) là phương diện cơ bản của
phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần
thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích
hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả…
Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý
của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng
tạo của tác giả.
Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự.
Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân
trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển
khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ
cấu của nhân cách. Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một
phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung
trần thuật và hình thức trần thuật.
Một số khái niệm khác có liên quan đến trần thuật:
Điểm nhìn

Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế
nào bao giờ c ng quan trọng hơn là ai mới thật sự là người viết nên truyện kể
ấy. Điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người


14
kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung
tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện.
Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể
tách rời. Truyện bao giờ c ng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một
người kể chuyện nào đó. Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm
nhìn trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương
quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn
của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ tự sự là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà
văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối
với cuộc sống được miêu tả.
Ngôn ngữ tự sự có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn
các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, quan
điểm của tác giả. Ngôn ngữ tự sự là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà
văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.
Ngôn ngữ tự sự mang tính chính xác, cá thể hóa. Mỗi câu, mỗi chữ
trong tác phẩm có thể chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách giải thích.
Nhưng mỗi từ lại phải mang tính chính xác và cá thể hóa. Ngôn ngữ tự sự còn
là ngôn ngữ đa thanh vì đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi là sự tác động qua
lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn
ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả.
Giọng điệu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là: “thái độ, tình cảm, lập

trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời
văn quy định cách xưng hô, gọi tên, d ng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ
xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”


15
Giọng điệu góp phần tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền
cảm cho người đọc. Nhà văn Tsêkhôp đã nhận định r ng: “Nếu tác giả nào đó
không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”.
Nói tóm lại, giọng điệu có rất nhiều sắc thái, mỗi giọng điệu mang lại
giá trị khác nhau nh m phục vụ tốt nhất cho mục đích, ý đồ của tác giả khi
xây dựng tác phẩm.
1.2. Hành trình sáng tác của Trung Trung Đỉnh
1.2.1. Những chặng đường chính trong cuộc đời cầm bút
Nhà văn Trung Trung Đỉnh tên thật là Phạm Trung Đỉnh, sinh ngày 21
tháng 9 năm 1949, tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Hiện ông
đang sống và làm việc tại Hà Nội. Trung Trung Đỉnh xuất thân trong một gia
đình nông dân, học hết phổ thông thì đi bộ đội, nhiều năm hoạt động ở chiến
trường Tây Nguyên thời chống Mỹ cứu nước nên vốn sống về v ng đất này
của ông rất phong phú. Ngoài viết văn, ông còn làm thơ, viết kịch bản phim.
Trung Trung Đỉnh khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của mình vào năm
1972 b ng truyện ngắn đầu tay Những khấc coong chung được in trên Tạp chí
Văn Nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Nhưng phải từ những năm
80 Trung Trung Đỉnh mới được biết đến nhiều hơn với các truyện ngắn
Người trong cuộc (1980) và Đêm nguyệt thực (1982).
Khi ngọn gió đổi mới vừa thổi lên trong nước, văn đàn Việt Nam đã trở
nên sôi động hơn, náo nhiệt hơn, đôi lúc quyết liệt trong một cơn chuyển
mình lột xác. Trung Trung Đỉnh mở màn sự nghiệp tiểu thuyết b ng tác phẩm
Những người không chịu thiệt thòi (1982), đến cuối những năm 80 đầu những
năm 90 ông cho ra đời ba tiểu thuyết: Ngược chiều cái chết (1989), Tiễn biệt

những ngày buồn (1990) và Ngõ lỗ thủng (1990). Với ba tiểu thuyết này,
Trung Trung Đỉnh đã tạo cho mình một diện mạo mới. Ông cố đi vào cái lõi
của sự thật, buộc mình và độc giả của mình phải cật vấn riết róng tại sao bao


16
lâu nay mình sống như vậy. Dường như Trung Trung Đỉnh đang gõ lên một
tiếng chuông báo động và cảnh tỉnh những lỗ thủng trong tâm hồn và nhân
cách mỗi người.
Năm 1999, tiểu thuyết Lạc rừng ra đời. Tác phẩm đã đoạt giải của Bộ
Quốc Phòng và giải chính thức của cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội nhà văn
1998 - 2000. Trung Trung Đỉnh là người có công rất lớn với Tây Nguyên. Từ
sau năm 1975 đến nay, ông là người viết về Tây Nguyên rất thành công với
Đêm nguyệt thực, Đêm trắng, Chóp trên đỉnh Kon Từng… Lạc rừng và Lính
trận là những tác phẩm để đời của ông viết về mảnh đất này. Đó là một phần
cuộc sống, một phần tuổi trẻ của Trung Trung Đỉnh. Lạc rừng được coi là tác
phẩm thành công nhất của ông về đề tài chiến tranh và Tây Nguyên.
Năm 2008 Trung Trung Đỉnh xuất bản cuốn tiểu thuyết Sống khó hơn là
chết. Cuốn tiểu thuyết chưa đầy 200 trang là những ám ảnh quá khứ của nhà
văn, là sự trăn trở day dứt và đấu tranh cho những điều tưởng dễ mà thật khó,
chết là đi vào cõi vĩnh h ng, nhưng sống thì sống sao cho ra sống, sống thế
nào mới khó lắm thay.
Sau tiểu thuyết Sống khó hơn là chết, nhà văn mang “ám ảnh quá khứ”
Trung Trung Đỉnh tiếp tục “lên kế hoạch” cho ra mắt tác phẩm mới Lính trận.
Nhà văn cho biết ông không lấy đề tài là những thân phận day dứt còn lại sau
cuộc chiến như tác phẩm trước, Lính trận sẽ là một chiến trường thật sự trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau mười năm chăm chút đến tháng 8 năm
2007 khi dự trại sáng tác ở Đà Lạt, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã hoàn chỉnh
tiểu thuyết Lính trận. Đây có thế coi là cuốn tự truyện mà nhà văn Trung
Trung Đỉnh, sau những năm tháng cận kề cái chết bên những người đồng đội,

đã muốn viết một điều gì đó để tri ân với những người đồng chí của mình.
Tác phẩm được Nhà xuất bản Văn học xuất bản vào năm 2010 và c ng trong
năm này tác phẩm được trao giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Đến năm
2012 tác phẩm được trao giải thưởng Đông Nam Á.


17
1.2.2. Quan niệm của Trung Trung Đỉnh về sáng tác nghệ thuật
Trung Trung Đỉnh có quan niệm: Kinh nghiệm cuộc sống rất đáng quý,
nhưng đôi khi nó cũng rất có hại cho quá trình sáng tác. Với tôi, nếu viết
hoàn toàn thòi bình cũng không được, mà hoàn toàn về chiến tranh cũng
không ổn. Với một giọng văn thâm trầm, giàu chất triết lý, Trung Trung Đỉnh
đưa lại cho người đọc những dư vị khá đặc biệt. “Đọc văn anh có “lối đi
riêng” của mình: không “thời thượng”, không ồn ào, lặng lẽ cày xới trên
những điều mình cảm, mình nghĩ” (Phạm Xuân Nguyên). Chính vì vậy cho
nên “chung quanh tác phẩm của anh chưa bao giờ có sự tranh cãi ồn ào (theo
cả nghĩa hay và dở của nó). Nhưng cái được và chưa được ở ngòi bút của anh
tự thân đến với người đọc theo cách cảm nhận của mỗi người”.
Viết tiểu thuyết để thể hiện những trải nghiệm, nhà văn chân thành bày
tỏ những suy nghĩ của mình, diễn đạt nhu cầu đổi mới như một nhu cầu tất
yếu của văn học. Đồng thời thể hiện sự nhận thức về mình và bản thân người
cầm bút và những hoài nghi về nhân cách con người. Đi kèm với sự hoài nghi
là một cấu trúc trần thuật mở. Chính vì vậy cho nên, tiểu thuyết Trung Trung
Đỉnh thời kỳ đổi mới có sự phong phú về cấp độ và hình thức đối thoại.
Qua các tiểu thuyết, Trung Trung Đỉnh c ng đưa ra một quan niệm nghệ
thuật mới về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người được xem là
toàn bộ cái nhìn và sự miêu tả về con người bằng các biện pháp nghệ thuật.
Trong quan niệm nghệ thuật có cái chung của thời đại, của dân tộc và của cả
nền văn hóa, song lại có vai trò năng động sáng tạo của mỗi cá nhân người
nghệ sĩ. Ở các nhà văn, sự hình thành quan niệm nghệ thuật có một vai trò

đặc biệt quan trọng trong cá tính sáng tạo, thế giới quan và tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn.
Với mỗi nhà văn có quá trình sáng tác trải dài qua nhiều giai đoạn thì
quan niệm nghệ thuật về con người c ng có nhiều biến đổi. Quá trình này


18
diễn ra từ từ, thấm dần, ngấm dần trong tư tưởng, suy nghĩ và được thể hiện
trên nhiều trang viết. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng con
người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất
để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học.
Sáng tác của Trung Trung Đỉnh tập trung hầu hết từ sau đổi mới, nên tư
duy sáng tạo của nhà văn đã có những thay đổi nhất là ở phương diện quan
niệm nghệ thuật về con người. Bên cạnh nhân vật người lính đã quá quen thuộc
trong tác phẩm của ông thì những số phận con người thành bại, được mất, bất
trắc, đổ vỡ trong cuộc sống đời thường, những tâm trạng gi ng xé, những khắc
khoải nội tâm, những xung đột trong tư tưởng, nhận thức và tâm hồn, kể cả bi
kịch nỗi đau mất mát cô đơn, tâm linh tiềm thức với tư cách là một con người
cá thể là những v ng đất mà Trung Trung Đỉnh tập trung thể hiện.
1.2.2.1. Con người đa diện
Có lẽ xuất thân từ một người lính và trưởng thành trong chiến tranh nên
hầu như tác phẩm nào của Trung Trung Đỉnh c ng có nhân vật người lính.
Chỉ có điều người lính chiến thắng, người anh h ng vẹn toàn của văn học
trước đây giờ đã thay đổi. Bây giờ người lính c ng chỉ là con người bình
thường, thậm chí kém cỏi hơn người thường vì đã để lại phần tuổi trẻ ở chiến
trường, đã chưa kịp học lấy một nghề thực sự ngoài việc cầm súng. Và gay go
hơn là họ đã quen với những chuẩn mực ứng xử trong thời chiến, chưa hề và
không thể thích nghi ngay với cái thực tại phức tạp, gai góc nhiều cạm bẫy,
với những con người tưởng quen thân mà đa đoan, đa sự. Khi hiện thực
không đơn giản xuôi chiều như trước thì quan niệm về con người c ng đa

chiều và phức tạp hơn. Do đó nhân vật người lính được khám phá, thể hiện
toàn diện hơn với cả hai phần sáng và tối, cao cả và thấp hèn, mạnh mẽ và
nhỏ bé.
Nhân vật người lính trong cái nhìn thế sự đã được khám phá từ nhiều
khía cạnh mới. Sau năm 1975, từ một quan niệm phi sử thi, từ một cái nhìn đa


19
chiều về hiện thực, nhân vật người lính không còn được thể hiện với tinh thần
lãng mạn, nguyên phiến như trước. Cái nhìn phi sử thi đã đặt người lính trong
mối quan hệ đa chiều với hiện thực để từ đó hiện ra những vấn đề mới nảy
sinh từ cuộc sống.
Không chỉ viết về những người lính trở về sau chiến tranh, tiểu thuyết
Trung Trung Đỉnh thời kỳ đổi mới còn đào xới biết bao vấn đề phức tạp của
hiện thực. Đó là những số phận bi kịch, là khát vọng vươn lên, là những lầm
lẫn, những băn khoăn trăn trở về trạng thái sống của con người, những lỗ
thủng về nhân cách mà không phải một sớm một chiều có thể hàn gắn được.
Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội. Con người luôn
phức tạp, lưỡng diện và không nhất quán. Vì thế không thể d ng một tiêu chí
giá trị cố định để đo đếm được. Mọi sự lý tưởng hóa sẽ trở nên giả dối. Văn
xuôi sau năm 1975 đã đi đúng hướng trong việc khai thác và thể hiện số phận
con người cá nhân. Không hề lý tưởng hóa con người, Trung Trung Đỉnh đã
cho ta thấy sự phức tạp, đa chiều của con người với cái nhìn ở nhiều tọa độ và
chiều kích khác nhau.
1.2.2.2. Con người từ chiều sâu tâm linh
Sau năm 1975, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Những quy luật thời
bình sớm muộn sẽ chi phối văn học. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh
mẽ đòi hỏi phải nhìn nhận lại nhiều điều. Diễn đạt điều này, văn xuôi sau năm
1975 vừa đề cao kinh nghiệm cá nhân, vừa mong muốn đối thoại với quan
niệm còn giản đơn, phiến diện, chủ quan duy ý chí của văn xuôi thời kỳ

trước. “Con người là sản phẩm của tự nhiên”. Con người hành động có khi
theo ý thức, của lý trí tỉnh táo, có khi lại bị chi phối của tiếng nói tâm linh,
của vô thức bản năng. Rất khó để định tính hay định lượng cho con người mà
không làm tổn thương đến bản chất người của nó.
Con người trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh được khám phá ở nhiều
bình diện, không chỉ là con người được ý thức ở bình diện xã hội mà còn


×