Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN HỒNG ANH

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LIÊN DOANH VỚI NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS ĐẶNG THỊ LOAN
2. PGS.TS LƯU THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI - 2016


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới luận án .................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 9
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu luận án ................................................................ 10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................. 15
8. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 16
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI ............. 17
1.1. Khái quát về doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ........................... 17
1.1.1. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ............................................. 17
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài .......... 20
1.2. Phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài ................................................................................................................ 23
1.2.1. Khái niêm, mục đích và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính ............... 23
1.2.2. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích .................................................. 26
1.2.3.Tổ chức phân tích ................................................................................... 30
1.2.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 33


iii

1.2.5. Nội dung phân tích ................................................................................ 38
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích báo cáo tài chính tại các doanh
nghiệp liên doanh ............................................................................................ 63
1.3. Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính tại một số nước trên thế giới và
bài học cho Việt Nam ...................................................................................... 67

1.3.1. Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính tại một số nước.................... 67
1.3.2. Bài học cho Việt Nam ........................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 72
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT
NAM................................................................................................................ 73
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở
Việt Nam ......................................................................................................... 73
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 73
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh..................... 76
2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất liên
doanh với nước ngoài ở Việt Nam .................................................................. 79
2.2.1. Thực trạng về tổ chức phân tích ............................................................ 79
2.2.2. Thực trạng về phương pháp phân tích .................................................. 81
2.2.3. Thực trạng về nội dung phân tích ......................................................... 82
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản
xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam ................................................... 94
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 94
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 100


iv

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LIÊN DOANH VỚI
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ..................................................................... 101
3.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam .......................................................................................... 101
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các

doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam .................... 103
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện .............................................................................. 103
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện......................................................................... 104
3.3. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản
xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam ................................................. 108
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức phân tích .............................................................. 108
3.3.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích ..................................................... 113
3.3.3. Hoàn thiện nội dung phân tích ............................................................ 115
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính
tại các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. ....... 141
3.4.1. Điều kiện về phía Nhà nước................................................................ 141
3.4.2. Điều kiện về phía các tổ chức hiệp hội có liên quan .......................... 145
3.4.3. Điều kiện về phía các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài
ở Việt Nam .................................................................................................... 146
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 147
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ ................................................................................................................ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 151
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 158


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đầy đủ tiếng Việt

Đầy đủ tiếng Anh


BCTC

Báo cáo tài chính

BCTC DN

Báo cáo tài chính doanh nghiệp

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

CMKT

Chuẩn mực kế toán

DN

Doanh nghiệp

DNLD

Doanh nghiệp liên doanh

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

DTT


Doanh thu thuần

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

LCTT

Lưu chuyển tiền tệ

QTTC

Quản trị tài chính

QTKD

Quản trị kinh doanh

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

ROA

Tỷ suất sinh lợi của tài sản

Return on asset

ROE


Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Return on equity

ROS

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần

Return on sales

ROIC

Sức sinh lợi của vốn đầu tư

Return on investment capital

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCDN

Tài chính doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSNH


Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư ... 73
Bảng 2.2: Phân tích tự chủ tài chính công ty LD Singing Việt Nam.............. 84
Bảng 2.3: Phân tích khả năng thanh toán của công ty TCE Vina Denim ...... 85
Bảng 2.4: Phân tích khả năng thanh toán công ty liên doanh sản xuất thiết bị
điện Miền Bắc ................................................................................................. 85
Bảng 2.5: Phân tích khả năng sinh lời công ty liên doanh sản xuất thiết bị điện
Miền Bắc ......................................................................................................... 87
Bảng 2.6: Phân tích khả năng sinh lời công ty Yamaha Việt Nam ................ 87
Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng sinh lời công ty LD Singing Việt Nam .. 88
Bảng 2.8: Phân tích khả năng sinh lời công ty TNHH Dệt vải len Đông Nam
......................................................................................................................... 88

Bảng 2.9: Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn công ty liên doanh sản xuất
thiết bị điện miền Bắc ..................................................................................... 89
Bảng 2.10: Phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn công ty TNHH phụ tùng xe
máy ô tô Goshi Thăng Long năm 2014........................................................... 90
Bảng 2.11: Phân tích khả năng thanh toán của công ty TCE Vina Denim ..... 91
Bảng 2.12: Bảng phân tích khả năng thu hồi nợ công ty liên doanh Singing
Việt Nam ......................................................................................................... 92
Bảng 2.13: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh công ty xi măng Chifone
Hải Phòng ........................................................................................................ 93
Bảng 3.1: Phân tích nhân tố tác động ROE công ty liên doanh sản xuất thiết bị
điện miền Bắc ................................................................................................ 114
Bảng 3.2: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn công ty Goshi Thăng
Long............................................................................................................... 116


vii

Bảng 3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản công ty phụ tùng xe máy ô tô
Goshi Thăng Long......................................................................................... 122
Bảng 3.4: Phân tích nhân tô tác động ROE công ty liên doanh sản xuất thiết bị
điện miền Bắc ................................................................................................ 127
Bảng 3.5: Phân tích khả năng thanh toán công ty liên doanh sản xuất thiết bị
điện miền Bắc năm 2014 ............................................................................... 128
Bảng 3.6: Các vấn đề rủi ro cơ bản được phát hiện qua tỷ số phân tích báo cáo
tài chính ......................................................................................................... 128
Bảng 3.7: Phân tích khả năng tạo tiền của công ty TCE Vina Denim .......... 130
Bảng 3.8: Phân tích dòng lưu chuyển tiền công ty TCE Vina Denim .......... 131
Bảng 3.9: Phân tích tình hình tăng trưởng công ty liên doanh sản xuất thiết bị
điện Miền Bắc ............................................................................................... 133
Bảng 3.10: Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty xi măng Chifone

Hải Phòng ...................................................................................................... 134
Bảng 3.11: Xác định tỷ lệ % trên doanh thu công ty liên doanh xi măng
Chifone Hải Phòng ........................................................................................ 135
Bảng 3.12: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 của công ty liên
doanh xi măng Chifone Hải Phòng ............................................................... 136
Bảng 3.13: Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2015 của công ty xi măng
Chifone Hải Phòng ........................................................................................ 137


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 01: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo lĩnh vực sản xuất ............... 13
Hình 02: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo đối tác liên doanh .............. 14
Hình 2.1: Tỷ trọng tổng vốn đầu tư nước ngoài tại tại Việt Nam theo hình
thức đầu tư ....................................................................................................... 74
Hình 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại các DN sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam theo hình thức công ty TNHH ........................................... 77
Hình 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý tại các DN sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam theo hình thức công ty cổ phần ......................................... 78
Hình 2.4: Biểu đồ thực trạng về phương pháp phân tích ................................ 82
Hình 2.5: Biểu đồ thực trạng phân tích khái quát tình hình tài chính ............. 83
Hình 2.6: Biểu đồ phân tích khả năng sinh lời công ty liên doanh sản xuất
thiết bị điện miền Bắc ..................................................................................... 87
Hinh 2.7: Bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn công ty liên doanh sản xuất thiết bị
điện miền Bắc .................................................................................................. 89
Hình 2.8: Biểu đồ thực trạng thanh toán nợ phải thu, nợ phải trả .................. 91
Hình 2.9: Biểu đồ thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh ......................... 92
Hình 2.10: Biểu đồ phân tích doanh thu, lợi nhuận công ty xi măng Chifon
Hải Phòng ........................................................................................................ 94

Hình 3.1. Khái quát hệ thống nguyên tắc hoàn thiện phân tích BCTC tại các
DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam .................................... 105
Hình 3.2: Hoàn thiện quy trình phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên
doanh với nước ngoài ở Việt Nam ................................................................ 110
Hình 3.3: Tỷ lệ các nguồn vốn huy động của công ty qua các năm từ 20122014 ............................................................................................................... 116


ix

Hình 3.4: Cân bẳng tài chính theo góc độ ổn định nguồn tài trợ năm 2014
công ty phụ tùng ô tô xe máy Goshi Thăng Long......................................... 119
Hình 3.5: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định đầu tư ........ 140
Hình 3.6: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định nguồn tài trợ
....................................................................................................................... 140
Hình 3.7: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định phân phối lợi
nhuận ............................................................................................................. 140
Hình 3.8: Vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc ra quyết định chính sách giá
cả ................................................................................................................... 141


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với chủ trương tăng cường thu
hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các DN có vốn đầu tư
nước ngoài nói chung và DNLD nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của đất nước trong đó số lượng các DNLD hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số
các DNLD với nhiều ngành nghề đa dạng. Để có thể phát triển, sự cạnh tranh

giữa các DN nói chung và DNLD nói riêng là một tất yếu và ngày càng có xu
hướng mạnh mẽ, gay gắt hơn do đó đòi hỏi các DN phải đổi mới sâu sắc và
toàn diện mọi hoạt động của mình, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tạo
dựng uy tín và thương hiệu trên thương trường, tăng tích luỹ để mở rộng quy
mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN, đem lại lợi ích cho DN,
cho nhà đầu tư, cho người lao động và cho cả Nhà nước. Phân tích BCTC DN
là một trong những công cụ quan trọng, cần thiết không thể thiếu được trong
việc đưa ra các quyết định tài chính của DN. Số liệu, tài liệu, thông tin kinh tế,
tài chính thu thập ban đầu dù phong phú đến đâu cũng không thể tự nói lên
hoạt động tài chính của DN diễn ra như thế nào, tình hình khai thác sử dụng
vật tư, tài sản, tiền vốn, huy động các nguồn lực đạt hiệu quả hay chưa, vv...
nếu thiếu hoạt động phân tích BCTC. Vì vậy, có thể khẳng định phân tích
BCTC đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các DNLD trong
quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.


2

Phân tích BCTC tại các DNLD với nước ngoài bên cạnh những thành
tựu đã đạt được góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả QTTC vẫn
còn những tồn tại, bất cập, nội dung phân tích BCTC còn nặng về tính khái
quát, chưa đầy đủ; phương pháp phân tích vận dụng còn đơn giản; việc khai
thác sử dụng kết quả phân tích với các đối tượng quan tâm chưa đúng mức,
vv...do đó chưa phát huy triệt để tác dụng của phân tích BCTC trong việc nâng
cao hiệu quả quản lý, điều hành SXKD và hiệu quả hoạt động của các DNLD
với nước ngoài ở Việt Nam.
Vì vậy, đề tài "Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh
nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam" sẽ phần nào giải

quyết những vấn đề đã và đang được đặt ra và là một trong những đề tài mang
tính thời sự cấp thiết ở nước ta hiện nay.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới luận án
Phân tích BCTC đã được các tác giả trong nước và ngoài nước đề cập
đến dưới nhiều góc độ chuyên sâu nhất định trong các công trình nghiên cứu lý
luận và thực tiễn. Có thể phân chia theo các nhóm công trình nghiên cứu ở
nước ngoài và nhóm các công trình nghiên cứu trong nước:
(i) Nhóm các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về phân tích BCTC ở nước ngoài có thể kể
đến: Tác giả Clyde P.Sticdney (năm 2003),“Financial Reporting and
Statement Analysis” [77] có những nghiên cứu sâu hơn về việc trình bày
BCTC và phân tích BCTC DN nhằm cung cấp thông tin chính xác cho những
đối tượng quan tâm. Tác phẩm này đã đề cập đến các nội dung phân tích
BCTC của các loại hình DN nói chung tuy nhiên chưa đề cập đến những đặc
điểm riêng của việc trình bày và phân tích BCTC đối với các DNLD. Tác giả
Josette Peyrard (năm 2005),“Phân tích tài chính doanh nghiệp” (Bản dịch)


3

[36] đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến phân tích TCDN như phương
pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân tích, nội dung chính trong tác phẩm
này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích TCDN. Theo tác
giả, nội dung của phân tích TCDN chủ yếu tập trung vào phân tích hiệu quả
hoạt động, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích rủi ro và phân tích tăng
trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung
phân tích trên. Tác giả Charles H. Gibson (năm 2012),“Fianacial Reportting
Analysis -Using financial Accounting information”,13th Edidion [78] gồm 13
chương trong đó nội dung chương 1 phát triển những nguyên lý cơ bản mà

BCTC dựa trên, chương 2 miêu tả các dạng tổ chức kinh tế và giới thiệu về
BCTC. Chương 3, 4, 5 tiến hành nhận xét chuyên sâu về các báo cáo của DN.
Các chương tiếp theo từ chương 6- 11 giới thiệu về phương pháp phân tích và
tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính trong các DN, dự đoán thua lỗ, phân
tích thủ tục và tác dụng của phân tích trong quản lý. Đặc biệt tại chương 12 của
tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề gặp phải khi phân tích 6 ngành đặc thù
là: ngân hàng, điện, dầu khí, giao thông vận tải, bảo hiểm, bất động sản, chỉ ra
những điểm khác biệt trong báo cáo ngành và gợi ý thay đổi hoặc bổ sung.
chương 13 của tác phẩm đã trình bày về BCTC cá nhân, BCTC nhà nước và
các tổ chức phi lợi nhuận. Nội dung của tác phẩm mới chỉ đề cập đến các
ngành đặc thù mà chưa đề cập đến loại hình DN đặc thù là DNLD. Nhóm tác
giả K.R.Subramanyam, John J.Wild (năm 2013), “Fianacial statement
analysis”,11th Edition [81] gồm 3 nội dung chính đã trình bày khái quát
phương pháp phân tích BCTC và phân tích kế toán và phân tich tài chính. Tác
phẩm đã trình bày về tầm quan trọng và những hạn chế của việc thu thập số
liệu cho phân tích cũng như nêu ra được tầm quan trọng của việc phân tích kế
toán trong phân tích tài chính đồng thời cung cấp các thông tin về các thủ tục


4

và các dấu hiệu cần chú ý trong khi phân tích và những điều chỉnh nên áp dụng
với BCTC nhằm tăng chất lượng số liệu. Tài liệu cũng nhấn mạnh mục tiêu của
những người dùng khác nhau và trình bày các công cụ và phương pháp phân
tích nhằm đạt được các mục tiêu đó. Tác giả Martin Fridson Ferrnando Alvarer
(năm 2013), “Phân tích Báo cáo Tài chính - Hướng dẫn Thực hành” (bản
dịch) [30] gồm 3 phần. Phần 1: “Đọc hiểu phân tích BCTC”, tìm hiểu các
động cơ phức tạp của các công ty phát hành cùng các nhà quản lý của họ. Phần
2: “Các báo cáo tài chính cơ bản” đã tìm hiểu chi tiết về các thông tin công bố
trong Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo dòng tiền. Phần 3:

“Dự báo và phân tích tỷ mỉ” có các gợi ý để dự báo chính xác hơn. Nội dung
chính của tác phẩm đã khái quát chung những vấn đề đọc hiểu và phân tích
BCTC lấy ví dụ trong các DN thương mại cuả Mỹ nhưng chưa đề cập đến các
nội dung phân tích của loại hình DNLD.
Như vậy, có thể nói điểm chung của các công trình này là đã tập trung
trình bày các nội dung về phân tích BCTC nói chung cho tất cả các loại hình
doanh nghiệp mà chưa có công trình nào đề cập đến nội dung phân tích BCTC
loại hình DNLD.
(ii) Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước
Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thì trong nước cũng có
các công trình nghiên cứu về phân tích BCTC và DNLD. Có thể chia nhóm các
công trình nghiên cứu trong nước thành hai nhóm nhỏ là nhóm các công trình
nghiên cứu về phân tích BCTC và nhóm các công trình nghiên cứu về DNLD.
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về phân tích BCTC. Nhóm
các công trình nghiên cứu về phân tích BCTC được thể hiện trên các giác độ
khác nhau là các đề tài luận án của các tác giả: Tác giả Trần Thị Cẩm Thanh
(năm 2006), trong luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện lập và phân tích báo


5

cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại các công ty sổ số kiến
thiết” [52] đã nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về lập
và phân tích BCTC với việc tăng cường quản lý tài chính tại DN nói chung và
các công ty xổ số kiến thiết, đã xây dựng nội dung, phương pháp và chỉ tiêu
phân tích BCTC trong các công ty xổ số kiến thiết. Luận án đã đưa ra những đề
xuất, kiến nghị đối với loại hình DN đặc thù là các công ty xổ số kiến thiết nên
không thể áp dụng đối với loại hình DNLD. Tác giả Phạm Thành Long (năm
2008), trong luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện kiểm tra, phân tích BCTC
với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

Việt Nam” [29] đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện quy trình kiểm tra, nội dung kiểm tra BCTC và hoàn thiện nội dung
phân tích BCTC theo từng nội dung quản trị tài chính tại các DN vừa và nhỏ
mà chưa đề cập đến các DN có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu các nội
dung về lập và phân tích BCTC, các chỉ tiêu phân tích tài chính, hoàn thiện
kiểm tra phân tích BCTC hoặc là nghiên cứu về hoàn thiện phân tích BCTC
cho một số ngành đặc thù như sổ xố kiến thiết hoặc các DN vừa và nhỏ nói
chung mà cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về phân tích BCTC tại các
DNLD với nước ngoài ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về các DNLD với nước ngoài. Khía
cạnh nghiên cứu này đã được các tác giả nghiên cứu trong các công trình khoa
học khác nhau. Tác giả Phạm Duy Nghĩa (năm 1990), trong luận án tiến sĩ với
đề tài "Các khía cạnh luật công ty và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của quá trình
chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua DNLD với nước ngoài" [31] đã xác
định bản chất pháp lý của các thoả thuận góp vốn thành lập công ty, những
nguyên tắc cơ bản của hợp đồng góp vốn công nghệ vào DN, liên doanh quốc


6

tế, cách thức thoả thuận về giá trị công nghệ chứ không đề cập đến nội dung về
tài chính trong các DNLD. Tác giả Nguyễn Tuấn Phương (năm 1998), trong
luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính
của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài”[35] đã nghiên cứu
về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động
tài chính trong các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài. Trong luận án, tác
giả đã đề xuất hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích thẩm định về phương diện tài
chính các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài, hoàn thiện nội dung phân
tich chi phí SXKD, giá thành và lợi nhuận của DNLD mà chưa đề cập đến các

nội dung về đánh giá khái quát tình hình tài chính DNLD, đánh giá tình hình
huy động vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, vv…Tác giả Bùi Văn Vần (năm 2002),
trong luận án tiến sĩ với đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của nhà
nước đối với DNLD với nước ngoài ở Việt Nam" [57] đã đề cập khá sâu về cơ
chế quản lý tài chính của nhà nước đối với DNLD cũng như thực trạng cơ chế
quản lý tài chính của nhà nước đối với DNLD và các giải pháp hoàn thiện cơ
chế này ở Việt Nam mà chưa đề cập đến vấn đề cơ chế quản lý tài chính sẽ ảnh
hưởng thế nào đến phân tích BCTC trong các DNLD. Tác giả Nguyễn Thanh
Phú (năm 2003), trong luận án tiến sĩ với đề tài "Địa vị pháp lí của DNLD theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" [37] đã nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý
luận và phương pháp luận nghiên cứu địa vị pháp lý của DNLD theo luật đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay theo hệ thống pháp luật Việt
Nam, Luật Đầu tư đã có sự thay đổi (Luật Đầu tư 2014) nên rất cần phải làm rõ
hơn về địa vị pháp lý cũng như một số vấn đề thay đổi liên quan đến DNLD
theo Luật đầu tư mới. Tác giả Ngô Huy Nam (năm 2008), trong luận án tiến sĩ
với đề tài "Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam" [32] đã


7

đề cập những vấn đề cơ bản về lợi ích trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Phân tích đánh giá thực trạng bảo đảm lợi ích trong thu hút, quản lý, sử
dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, từ đó đề xuất quan điểm, giải
pháp chủ yếu bảo đảm lợi ích của Việt Nam trong các hình thức đầu tư trực
tiếp nước ngoài mà chưa đề cập đến việc phân tích BCTC sao cho đảm bảo lợi
ích của tất cả các bên trong DNLD.
Như vậy, điểm chung của các công trình liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài nói chung và DNLD với nước ngoài nói riêng mới chỉ đề cập đến
các vấn đề về chuyển giao công nghệ, địa vị pháp lý, cơ chế quản lý tài chính,

việc đảm bảo lợi ích của DN Việt Nam trong liên doanh hoặc đã có công trình
nghiên cứu về nội dung phân tích tình hình tài chính trong DNLD mà chưa có
công trình nào nghiên cứu về phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh
với nước ngoài ở Việt Nam.
(iii) Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến phân tích
BCTC và liên quan đến các DNLD, tác giả rút ra các kết luận sau:
Một là, về phương pháp nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu trong
nước trong giai đoạn 1995 - 2010 sử dụng phương pháp quan sát và nghiên cứu
qua tài liệu thực tế tại các DN và dựa vào suy luận là chủ yếu, chưa có các điều
tra, khảo sát. Các công trình nghiên cứu gần đây (từ 2011 - 2015) đã thực hiện
khảo sát từ các DN nghiên cứu.
Hai là, về nội dung và phạm vi nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu của
các tác giả trong nước cho đến nay chủ yếu tập trung vào một trong các vấn đề:
Hệ thống BCTC, phân tích hoạt động tài chính trong các DN vừa và nhỏ hoặc
tại các lĩnh vực cụ thể của các DN trong nước như: Bưu chính viễn thông, Xổ


8

số kiến thiết vv...mà chưa có đề tài nghiên cứu nào về hoàn thiện phân tích
BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam.
Ba là, về các giải pháp đề xuất: Các giải pháp đề xuất bao gồm các giải
pháp về hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích BCTC cho
một số ngành cụ thể mà không thể áp dụng được cho đối tượng DN đặc thù là
các DN sản xuất liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Bốn là, đối với các công trình nghiên cứu ngoài nước cũng mới chỉ tập
trung nghiên cứu về nội dung phân tích BCTC, các chỉ tiêu phân tích BCTC,
vai trò của phân tích báo cáo kế toán hoặc nghiên cứu việc phân tích BCTC
nhằm mục tiêu đánh giá lợi ích và rủi ro trong kinh doanh của DN mà chưa có

công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về phân tích BCTC đối với loại
hình DNLD.
Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên
cứu là hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam là cần thiết và được thực hiện một cách toàn diện bao gồm:
Tổ chức phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích BCTC tại các
doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên,
những kết quả nghiên cứu trước có liên quan sẽ được tác giả kế thừa có chọn
lọc trong luận án.

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của luận án là ứng dụng khung lý thuyết
về phân tích BCTC từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện phân tích
BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam nhằm nâng
cao chất lượng phân tích BCTC phục vụ hiệu quả quản lý, điều hành SXKD và
hiệu quả hoạt động tại các DN này.
Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định là:


9

- Làm rõ các đặc trưng cơ bản của DNLD
- Làm rõ bản chất và vai trò của phân tích BCTC DN.
- Làm rõ đặc điểm hoạt động SXKD ảnh hưởng tới phân tích BCTC
trong các DNLD.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phân tích BCTC tại các DN sản
xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN sản
xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
điều hành SXKD và hiệu quả hoạt động của các DN này.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích BCTC tại các doanh
nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Luận án sẽ đi sâu
nghiên cứu cách thức tổ chức phân tích BCTC, phương pháp phân tích BCTC
và nội dung phân tích BCTC.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận án không đề cập toàn bộ những vấn đề về liên doanh với nước
ngoài nói chung mà chỉ đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của phân
tích BCTC tại các DNLD với nước ngoài ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất.
+ Về nội dung: Luận án tâp trung nghiên cứu về lý luận và thực trạng
phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam
nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN này.
+ Về không gian và thời gian: Nghiên cứu phân tích BCTC tại các
doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam trong khoảng
thời gian từ 2011 - 2014.


10

5. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đi vào
giải quyết các câu hỏi sau:
- Những vấn đề chung về DNLD và phân tích BCTC tại các DNLD?
- Đặc trưng của các DNLD ảnh hưởng tới phân tích BCTC tại các DN này?

- Thực trạng phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam?

- Những giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện phân tích BCTC tại các
DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng
công tác phân tích BCTC phục vụ hiệu quả việc quản lý và điều hành hoạt
động SXKD tại các DN này?

6. Phương pháp nghiên cứu luận án
Phương pháp luận: Luận án được thực hiện dựa trên nền tảng cở sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Kế
hoạch & Đầu tư về phát triển các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp, trong đó các phương pháp chủ yếu được sử dụng như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích hệ thống hóa những vấn đề lý luận và
thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên
cứu, tổng kết, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu, xác định rõ
những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện
phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Trên
cơ sở danh sách của các DNLD với nước ngoài tại Việt Nam thông qua Cục Đầu


11

tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luận án đã lựa chọn 50 DN sản xuất liên
doanh để tiến hành khảo sát. Với tổng số phiếu khảo sát phát ra 50 phiếu, số phiếu
thu hồi được và hợp lệ là 35 phiếu. Trên cơ sở dữ liệu thu thập, tác giả sử dụng
phần mềm văn phòng Microsoft Excel để tiến hành tổng hợp, tính toán, đo lường
và xác định tỷ lệ phần trăm các mẫu nghiên cứu theo các tiêu chí đánh giá, phân
loại khác nhau từ thực tế phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với

nước ngoài ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng hệ thống bảng hỏi thông qua phiếu
khảo sát được chuẩn bị trước, tập trung chủ yếu vào ba nội dung chính là tổ chức
phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích BCTC, tác giả luận án đã
tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ các cá nhân và từ các DN sản xuất liên
doanh với nước ngoài ở Việt Nam. Thông qua kết quả khảo sát, tác giả luận án đã
phân tích và lý giải hoạt động thực tế của các DN sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam về phân tích BCTC từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm
hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN này.
- Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất những định hướng
và giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giải luận án sử dụng nhằm mô
tả và phân tích đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của các DN
sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam có ảnh hưởng đến hoạt động phân
tích BCTC trên quan điểm của tác giả. Phương pháp định tính được thực hiện
thông qua việc thu thập dữ liệu bằng chữ; từ đó tiếp cận đối tượng nghiên cứu
nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Mục đích
của phương pháp định tính là đưa ra những phán đoán về bản chất hoạt động phân
tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam hiện nay;
đồng thời thể hiện những logic của các nội dung, các chỉ tiêu, các phân hệ phân


12

tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam trong hệ
thống các sự kiện được xem xét.

Để có căn cứ tin cậy cho việc thực hiện đề tài, luận án đã tiến hành thu
thập dữ liệu như sau:

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên
quan đến các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài được thu thập
qua các nguồn tài liệu tại các thư viện, các ấn phẩm đã được xuất bản và tìm
kiếm trên mạng và truy cập vào các website của các DN sản xuất liên doanh
với nước ngoài ở Việt Nam là các BCTC năm đã kiểm toán, vv…
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận án bao gồm
các số liệu khảo sát về thực trạng phân tích BCTC: tổ chức phân tích, phương
pháp phân tích và nội dung phân tích. Để nghiên cứu thực trạng phân tích
BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, tác giả sử
dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu các nhà quản trị, và các nhân
viên kế toán của các DN. Phiếu khảo sát được tác giải thiết kế trong phụ lục số
02 và được gửi đến trực tiếp các DN, bằng thư điện tử, đường bưu điện.
- Đối tượng và phạm vi được khảo sát là các cán bộ kế toán và các nhà
quản trị thuộc 35 DN sản xuất liên doanh với các đối tác như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Đức, Hà Lan, vv... hoạt động trong 5 lĩnh vực: dệt, may; thực
phẩm và đồ uống; điện tử, viễn thông, thiết bị điện; xây dựng, vật liệu xây
dựng; sản xuất ô tô, xe máy.
- Mục đích khảo sát là tìm hiểu thực trạng từ đó đánh giá thực trạng và
đưa ra các giải pháp để hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên
doanh với nước ngoài ở Việt Nam.
- Nội dung khảo sát: thực trạng về tổ chức phân tích, phương pháp phân
tích và nội dung phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam.


13

- Tiêu thức chọn mẫu: Để có thể đưa ra đánh giá về thực trạng phân tích
BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, tác giả đã
gửi phiếu khảo sát đến 50 DN sản xuất liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam. Tiêu thức chọn mẫu khảo sát là tác giả tiến hành chọn lựa theo các
tiêu thức để đảm bảo tính đại diện cụ thể:
+ Về vị trí địa lý: lựa chọn các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài
cả ở miền Bắc và miền Nam.
+ Về lĩnh vực sản xuất liên doanh: đại diện cho các ngành nghề sản xuất
bao gồm cả công nghiệp, thực phẩm, viễn thông, giao thông vận tải, vv...là
những ngành nghề kinh tế quan trọng.
+ Về đối tác liên doanh: đối tác liên doanh được lựa chọn khảo sát bao
gồm cả những đối tác truyền thống có quan hệ lâu đời và cả những đối tác
đang trong giai đoạn phát triển. Kết quả thu được 35 số phiếu trả lời:

17,1%

20,0%

Dệt, may
Thực phẩm và đồ uống

Điện tử, viễn thông, thiết bị điện
26,7%
28,6%

Xây dựng, vật liệu xây dựng
Ô tô, xe máy

8,6%

Hình 01: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo lĩnh vực sản xuất
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Trong đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt, may là 6 DN chiếm 17,1%,

lĩnh vực thực phẩm và đồ uống là 9 DN chiếm 25,7%, lĩnh vực sản xuất linh kiện


14

điện tử là 3 DN chiếm 8,6%, lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng là 10 DN
chiếm 28,6% và lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy là 7 DN chiếm 20%.
Nhật Bản

8,6%

Singapore
14,3%

34,3%

Đài Loan
Trung Quốc

Australia

2,9%
2,9%
2,9%
2,9%

Đức
Đan mạch
Hà Lan
17,1%


11,4%
2,9%

Hàn Quốc
Thái Lan

Hình 02: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo đối tác liên doanh
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Về đối tác liên doanh, chủ yếu là các đối tác đến từ Nhật Bản là 12 DN
chiếm 34,3%, tiếp theo là đối tác Singapore 4 DN chiếm 11,4%, đối tác Đài
Loan là 1 DN chiếm 2,9%, đối tác Trung Quốc là 6 DN chiếm 17,1%,
Australia là 1 DN chiếm 2,9%, các đối tác còn lại là của của Đan Mạch, Hà
Lan, Đức mỗi đối tác 1 DN, đối tác Hàn Quốc là 5 DN chiếm 14,3% và đối tác
đến từ Thái Lan 3 DN chiếm 8,6%.
- Hạn chế của kết quả khảo sát: Trong quá trình thu thập thông tin để
phục vụ cho đề tài nghiên cứu của luận án, do hạn chế về thời gian và khả năng
thu thập dữ liệu nên kết quả khảo sát thu được khá khiêm tốn. Trong tổng số
50 phiếu gửi đi, tác giả luận án thu về được 35 phiếu trả lời. Trong quá trình
điều tra khảo sát, tác giả luận án cảm nhận được một số sai sót do đối tượng
được phỏng vấn, điều tra trả lời không đúng các câu hỏi. Điều đó là do bản
thân đối tượng được phỏng vấn, khảo sát không nhớ hoặc do hiểu sai nội dung


15

câu hỏi hoặc trả lời hoàn toàn theo cách hiểu chủ quan của từng người. Ngoài
ra, nghiên cứu về phân tích BCTC trong các DNLD với nước ngoài đề cập đến
các thông tin khá nhạy cảm, vì với các DNLD hiện nay vấn đề chuyển giá, trốn
thuế, chi phí cho xử lý ô nhiễm môi trường được dư luận hết sức quan tâm vì

vậy những thông tin về kinh nghiệm quản lý, điều hành SXKD, phân phối lợi
nhuận là những thông tin mà không phải những DN nào cũng sẵn sàng cung
cấp, do đó việc thu thập dữ liệu từ phỏng vấn gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy,
không phải tất cả các câu hỏi trên các phiếu khảo sát đều được trả lời nghiêm
túc và đúng đắn. Để có thể phát hiện ra các phiếu trả lời không nghiêm túc, tác
giả đã cố tình đưa ra một số đáp án không thể có trong công tác phân tích
BCTC. Những câu trả lời không hợp lý sẽ bị loại trừ khi xử lý dữ liệu.
- Xử lý và trình bày kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát sẽ được tác giả xử
lý, tổng hợp, phân tích bằng bảng tính excel. Các kết quả tính toán và trình bày
dưới dạng sơ đồ, bảng biểu hoặc đoạn văn để rút ra các kết luận về thực trạng
phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DNLD và các
đặc trưng của DNLD, nội dung phân tích BCTC tại các DNLD với nước ngoài
góp phần hoàn thiện lý luận, tạo cơ sở vận dụng lý luận vào khảo sát và nghiên
cứu.
- Luận án đã đánh giá được thực trạng phân tích BCTC tại các DN sản
xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, chỉ rõ
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc hoàn thiện
phân tích BCTC tại các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam.
- Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN
sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, nêu rõ các điều kiện thực hiện


16

để đảm bảo các giải pháp đề xuất được khả thi nhằm phát huy có hiệu quả công
cụ phân tích BCTC trong công tác quản lý, điều hành DN của các DN sản xuất
liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam.


8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính tại các doanh
nghiệp liên doanh với nước ngoài
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp
sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam


×