Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về pháp luật về trợ cấp thôi việc thực trạng áp dụng tại vietinbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.91 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

PHẠM NỮ NGỌC TRÂM

PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC&
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIETINBANK
CN NAM SÀI GÒN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

PHẠM NỮ NGỌC TRÂM

PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC&
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIETINBANK
CN NAM SÀI GÒN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101


Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn Triều Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
Các quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu của
Luật kinh doanh trong niên học vừa qua. Đặc biệt, trân trọng cảm ơn giáo viên
hướng dẫn Cô Nguyễn Triều Hoa và Cô Nguyễn Khánh Phương đã hướng dẫn
tôi hoàn thành khóa luận này. Với sự hướng dẫn nhiệt tình, chi tiết với những
đóng góp kịp thời trong thời gian làm khóa luận để cho tôi hoàn thành tốt khóa
luận này.
Ban giám đốc, anh, chị đồng nghiệp tại Vietinbank-CN Nam Sài Gòn đã
cung cấp các tài liệu hữu ích cũng như có các đóng góp cá nhân để tôi có nhiều
thông tin hơn để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa
luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc”


Tác giả khóa luận

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: PHẠM NỮ NGỌC TRÂM MSSV: 33111025775
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16B

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Vietinbank-CN Nam Sài Gòn
Thời gian thực tập: Từ 07/12/2015 đến 08/03/2016
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian

và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)……………………………….……………..….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)..………………………………………………...……...
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm)………………………………………………………..…..…..
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)………………………….
Điểm chữ:………………………………..…………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2016
Người nhận xét đánh giá

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: PHẠM NỮ NGỌC TRÂM MSSV: 33111025775
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16B

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Vietinbank-CN Nam Sài Gòn

Đề tài nghiên cứu:
PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC & THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI
VIETINBANK-CN NAM SÀI GÒN
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)..…….
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……..
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……………….
Điểm chữ: …………………………………………………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2016
Người hướng dẫn

GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA

iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---


PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: PHẠM NỮ NGỌC TRÂM MSSV: 33111025775
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16B Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Vietinbank-CN Nam Sài Gòn
Đề tài nghiên cứu:
PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC & THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI
VIETINBANK-CN NAM SÀI GÒN
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………….
Điểm chữ:……………………………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2016
Người chấm thứ nhất


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

v


KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI
Sinh viên thực tập: PHẠM NỮ NGỌC TRÂM MSSV: 3311102557
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16B

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Vietinbank-CN Nam Sài Gòn
Đề tài nghiên cứu:
PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC & THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI
VIETINBANK-CN NAM SÀI GÒN
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….

(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………..….
Điểm chữ:………………..……………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2016
Người chấm thứ hai

MỤC LỤC
vi



LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................1
Trong các quan hệ diễn ra tại doanh nghiệp thì quan hệ lao động đóng một vai trò quan
trọng, là nguồn lực để cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Hợp đồng lao động
(HĐLĐ) cũng như các loại hợp đồng kinh tế khác, điều xác lập quyền và nghĩa vụ của
các bên. Tuy nhiên điểm khác biệt ở hợp đồng lao động so với các hợp đồng khác ở chỗ
hàng hóa trao đổi ở đây không phải là một loại hàng hóa cụ thể mà là sức lao động. Hợp
đồng lao động được giao kết theo thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử
dụng lao động (NSDLĐ) từ đó tạo thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao
động nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện các nghĩa vụ mình đã cam
kết trong hợp đồng để đạt hiệu quả cao nhất mà các bên mong muốn đạt được................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:....................................................................................2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2

4. Kết cấu đề tài..................................................................................................................3

vii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các quan hệ diễn ra tại doanh nghiệp thì quan hệ lao động đóng
một vai trò quan trọng, là nguồn lực để cho doanh nghiệp ngày càng phát
triển. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) cũng như các loại hợp đồng kinh tế
khác, điều xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên điểm khác
biệt ở hợp đồng lao động so với các hợp đồng khác ở chỗ hàng hóa trao
đổi ở đây không phải là một loại hàng hóa cụ thể mà là sức lao động.
Hợp đồng lao động được giao kết theo thỏa thuận giữa người lao động
(NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) từ đó tạo thuận lợi cho
người lao động và người sử dụng lao động nắm được quyền lợi và nghĩa
vụ của mình để thực hiện các nghĩa vụ mình đã cam kết trong hợp đồng
để đạt hiệu quả cao nhất mà các bên mong muốn đạt được.
Khi tham gia vào quan hệ lao động, vì một lý do nào đó mà người lao
động không thể tiếp tục thực hiện công việc dẫn đến không có việc làm người
lao động sẽ cần một khoản trợ cấp để giải quyết những khó khăn nhất định
trong quá trình tìm kiếm một việc làm mới và trang trải cho những nhu cầu
thiết yếu khi không còn thu nhập.
Trợ cấp thôi việc giữ vai trò quan trọng đối với người lao động. Đối với
người lao động, khi được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc sẽ giúp họ có được
một khoản tiền trang trải chi phí cuộc sống trong thời gian tìm công việc mới.
Vietinbank - CN Nam Sài Gòn là một chi nhánh trong hệ thống
Vietinbank. Với chính sách quản lý nhân sự theo chiều dọc và quan tâm
quyền lợi của người lao động, Vietinbank luôn thực hiện đúng quy định về
Pháp luật lao động tại các chi nhánh trong hệ thống. Tuy nhiên khi triển khai

thực tế gặp phải những vướng mắc trong giải quyết chế độ thôi việc cho
người lao động như thời gian chi trả, mức tiền lương chi trả... qua đó đòi hỏi
người lao động và người sử dụng lao động phải cập nhật quy định của pháp
luật.

1


Nhằm tìm hiểu quy định pháp luật về trợ cấp thôi việc áp dụng tại
Vietinbank- CN Nam Sài Gòn so với những quy định tại Bộ luật lao động
2012 và các văn bản hướng dẫn có những khó khăn vướng mắc, em đã lựa
chọn đề tài "Pháp luật về trợ cấp thôi việc và thực tiễn áp dụng tại
Vietinbank- CN Nam Sài Gòn " làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Từ
đó, có những kiến nghị để pháp luật về trợ cấp thôi việc được hoàn thiện hơn.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài “Pháp luật về trợ cấp thôi việc và thực tiễn áp dụng VietinbankCN Nam Sài Gòn”, tác giả làm rõ những quy định của Nhà nước về chính
sách trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Đồng thời, đề tài đánh giá thực tiễn áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc tại
Vietinbank-CN Nam Sài Gòn.
Câu hỏi nghiên cứu.
Pháp luật quy định chính sách trợ cấp thôi việc cho người lao động
trong giai đoạn hiện nay?
Thực trạng áp dụng chi trả trợ cấp thôi việc tại Vietinbank-CN Nam Sài
Gòn? Khó khăn, vướng mắc?
Những giải pháp kiến nghị như thế nào để hoàn thiện về pháp luật trợ
cấp thôi việc?

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu khác nhau như: phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp
so sánh kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về trợ
cấp thôi việc được quy định trong bộ luật lao động năm 2012 và thực trạng áp
dụng tại Vietinbank - CN Nam Sài Gòn.
2


4. Kết cấu đề tài
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục tiêu & phạm vi nghiên cứu, kết
cấu đề tài.
Chương 1: Khái quát về chế độ trợ cấp thôi việc và pháp luật trợ cấp
thôi việc cho người lao động.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc tại VietinbankCN Nam Sài Gòn.
Chương 3: Một số kiến nghị giải pháp góp phần hiệu quả thực hiện pháp
luật về trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Phần kết luận:

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ PHÁP LUẬT
TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1

Cơ sở lý luận về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao
động:


1.1.1 Khái niệm trợ cấp thôi việc:
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
cùng với chính sách mở cửa, Việt Nam là quốc gia đang thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài đặc biệt là thị trường lao động. Do vậy Đảng và Nhà nước ngày
càng quan tâm đến đời sống của người lao động như về lương, các chế độ
phúc lợi xã hội... Cùng với những chế độ khác để bảo vệ quyền lợi của người
lao động, trợ cấp thôi việc là một quyền lợi mà người lao động đang rất quan
tâm, nó là một ưu điểm cho người lao động trong quá trình tham gia quan hệ
lao động.
Thuật ngữ thôi việc và trợ cấp thôi việc được đề cập nhiều trong các
văn bản pháp luật nhưng chưa thấy có một khái niệm này. Theo tác giả thôi
việc là nghỉ việc, không còn làm việc cho một cơ quan nào đó nữa. Để nhận
biết rõ hơn chúng ta có các dấu hiệu thôi việc như:
Thôi việc là người lao động không có việc làm và thu nhập.
Thôi việc là người lao động chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ của mình.
Hiện nay theo quy định định của pháp luật lao động Việt Nam có rất
nhiều lý do người lao động chấm dứt quan hệ lao động. Về phía người sử
dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, cơ quan xí nghiệp tiến
hành giảm biên chế, tái cơ cấu sản xuất. Về phía người lao động cũng có thể
xin thôi việc với lý do chính đáng hoặc khi người sử dụng lao động và người
lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

4


Vậy trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động thuộc quyền quản lý của mình khi họ thôi việc theo các
trường hợp mà pháp luật quy định như mãn hạn hợp đồng, người lao động

đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật.
Ý nghĩa của trợ cấp thôi việc:
Là khoản tiền giúp cho người lao động trang trải cuộc sống trong quá
trình tìm công việc mới, vì vậy chế độ trợ cấp thôi việc có ý nghĩa quan trọng
là bảo vệ quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ lao động
1.1.2 Đặc điểm của trợ cấp thôi việc:
Trợ cấp thôi việc là một lợi ích vật chất mà người lao động nhận được
khi không còn làm việc tại doanh nghiệp như vậy trợ cấp thôi việc có những
đặc điểm cơ bản sau:
Chế độ của trợ cấp thôi việc có đối tượng là người làm công ăn lương,
không phân biệt giới tính, trình độ, khu vực làm việc khi chấm dứt HĐLĐ có
đủ các căn cứ pháp luật để hưởng trợ cấp thôi việc. Ở đây không phân biệt lao
động là nam hay nữ, lao động lành nghề hay lao động phổ thông... điều được
bảo vệ khi chấm dứt quan hệ với người lao động đúng theo quy định để được
hưởng trợ cấp thôi việc.
Chi trả trợ cấp thôi việc là nguồn kinh phí của doanh nghiệp và cũng là
trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Là một khoản tiền nhằm trợ giúp một phần vật chất cho người lao động
khi họ chấm dứt quan hệ lao động. Tức là thu nhập của người lao động
không còn khi họ chưa tìm được một công việc mới vì thể khoản tiền này san
sẻ bớt một phần khó khăn trong cuộc sống.
1.1.3 Vai trò của trợ cấp thôi việc:
Đối với người lao động

5


Khi thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động là thể hiện
chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước. Tạo niềm tin cho người lao động

yên tâm làm và cống hiến tại doanh nghiệp.
Trợ cấp thôi việc được trả cho người lao động khi họ không còn làm
việc, nhằm mục đích giúp người lao động và gia đình vượt qua khó khăn
trong giai đoạn chưa có việc làm mới.
Đối với người sử dụng lao động
Khi thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc là thể hiện trách nhiệm của người
sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Đó là thái độ chấp hành
pháp luật của người sử dụng lao động, một hành động có ý nghĩa chung tay
cùng Nhà nước thực hiện công tác an sinh xã hội cho người lao động khi
chấm dứt HĐLĐ.
Khi người sử dụng lao động thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho
người lao động góp phần bình ổn tâm lý cho người lao động tại doanh nghiệp,
xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các bên.
Đối với Nhà nước và xã hội
Trợ cấp thôi việc thể hiện được trách nhiệm to lớn của Đảng và Nhà
nước đối với người lao động là quan tâm tới đời sống của người lao động khi
họ chưa có việc làm.
Khi xây dựng pháp luật về trợ cấp thôi việc nhà nước ta xác định đây là
một chính sách đúng đắn, phù hợp với cơ chế lao động của nước ta hiện nay.
Giải quyết được nhu cầu tất yếu cho người lao động khi họ chưa có việc làm,
góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội khi nước ta trên đường hội nhập.
1.1.4 Những quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc
Song hành với những quy định khác của pháp luật lao động về chính
sách an sinh xã hội, Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng đắn khi xây
dựng, từng bước hoàn thiện chế độ trợ cấp thôi việc. Tuy trải qua những bước
đi thăng trầm của lịch sử nhưng dẫu thời kỳ nào Nhà nước vẫn chú trọng đến
vấn đề thay đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật về trợ cấp

6



thôi việc. Mỗi giai đoạn phụ thuộc vào tình hình việc làm mà chúng ta ban
hành những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc.
Từ khi ban hành và áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc đến nay, chúng ta
nhận thấy rằng chế độ này đang được đông đảo người lao động quan tâm và
ủng hộ. Cụ thể qua từng giai đoạn:
* Giai đoạn 1945 – 1954
Pháp luật lao động Việt Nam giai đoạn này ra đời nhằm phục vụ nhiệm
vụ củng cố chính quyền cách mạng non trẻ và công cuộc kháng chiến chống
Pháp. Vì thế, nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật về lao động và
giữ lại một số văn bản của chế độ cũ… để áp dụng trong quá trình quản lý lao
động việc làm. Trong đó có Sắc lệnh 29/SL1 ngày 12/03/1947 quy định chủ sử
dụng lao động phải trả “phụ cấp thâm niên” cho công nhân khi bị thải hồi
không phải vì tự ý xin thôi việc để ra làm việc ở một sở khác hay để ra làm ăn
kinh doanh riêng, Sắc lệnh số 76/SL 2 và 77/SL qui định trợ cấp thôi việc vì
thiếu sức khoẻ đối với người lao động trong lĩnh vực nhà nước ngày
20/05/1950 và ngày 22/05/1950.
Như vậy, giai đoạn từ năm 1945-1954, nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã quan tâm đến quyền lợi của người lao động khi làm việc cho các
chủ tư nhân. Nhà nước đã nhanh chóng ban hành những quy định về trợ cấp
thôi việc khi chủ thải hồi công nhân để không gây thiệt thòi cho người lao
động khi chấm dứt quan hệ lao động.
* Giai đoạn 1955 – 1985
Đây là thời kỳ pháp luật lao động Việt Nam hình thành và phát triển
nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu
tranh giải phóng miền Nam, sau năm 1975 xây dụng đất nước thống nhất hai
miền Nam, Bắc. Vì vậy, để phục vụ cho nhiệm vụ mới của dân tộc cũng như
bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động, Nhà
nước đã có những quy định đối với chế độ trợ cấp thôi việc thông qua Thông tư
88/TT ngày 1/10/1964 của Thủ tướng Chính phủ. Chế độ trợ cấp thôi việc ở

1
2

Điều thứ 81 Sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1947
Điều 83, điều 84 Sắc lệnh 76/SL ngày 20/05/1950

7


giai đoạn này đã mở rộng các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc như cơ
quan kiện toàn tổ chức, công nhân xin thôi việc… Ngoài ra, pháp luật giai đoạn
này cũng đã quy định mức trợ cấp khống chế ở giới hạn tối đa và tối thiểu.
Những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc trong giai đoạn này đã đáp
ứng yêu cầu mới của công cuộc kiến thiết đất nước, nó làm cho quan hệ lao
động luôn được thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người
lao động khi chấm dứt quan hệ lao động. Góp phần ổn định xã hội, kích thích
động lực lao động của người lao động trong quá trình xây dựng đất nước.
* Giai đoạn 1985 – 1994
Giai đoạn này đất nước đang trên con đường đổi mới, từ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn này pháp luật đã ban hành rất nhiều văn bản quy định
về trợ cấp thôi việc như Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987, Quyết
định 227/HĐBT ngày 29/12/1987, Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989,
Quyết định 111/HĐBT ngày 12/04/1991. Đặc biệt là việc ban hành Pháp lệnh
Hội đồng bộ trưởng ngày 30/8/1990. Có thể nói, pháp luật giai đoạn này đã
quyết định cụ thể đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc, trong đó thời kỳ đầu các
văn bản điều chỉnh chung cho cả đối tượng là công nhân viên chức nhưng về sau
tách riêng hai loại đối tượng này và có sự điều chỉnh khác nhau. Đến pháp luật
hợp đồng thì chỉ quy định trợ cấp thôi việc đối với người làm công ăn lương.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể mức hưởng tương đối ổn định,
trong đó không giới hạn tối thiểu hoặc tối đa như pháp luật giai đoạn trước.
Sau đó, phân biệt mức trợ cấp đối với những trường hợp thôi việc rõ
ràng. Cụ thể là thời kỳ đất nước sắp xếp lại sản xuất trong khu vực sản xuất
kinh doanh, tinh giảm biên chế trong khu vực hành chính sự nghiệp thì trường
hợp người lao động bị mất việc làm được trợ cấp mức gấp đôi so với các
trường hợp thôi việc khác, tức là mỗi năm làm việc được hưởng một tháng
lương và trợ cấp nếu có.
* Giai đoạn 1994 đến nay
8


Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã mở ra một bước ngoặt về
nhiều mặt, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đại hội lần thứ VII,
VIII của Đảng và Hiến pháp 1992 đã tạo ra nhiều nhân tố thuận lợi cho nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Các chính sách, văn bản theo cơ chế thị trường ngày càng nhiều và
hoàn thiện hơn. Bộ luật lao động của nước Việt Nam mới nhất năm 2012 thể
chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng lao động.
Các quy định của pháp luật trong Bộ luật lao động 2012 đã kế thừa tinh
thần của các văn bản quy định thời kỳ trước. Đặc biệt, trong giai đoạn 1994
đến nay, trợ cấp thôi việc quy định thành hai loại: trợ cấp thôi việc khi chấm
dứt hợp đồng lao động và trợ cấp mất việc có những nội dung khác nhau về
điều kiện, mức trả cũng như nguồn trả.
Như vậy trong thời kỳ 1994 đến nay, pháp luật lao động đã quy định rõ
ràng về chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động và chế độ trợ
cấp khi người lao động mất việc làm. Văn bản pháp luật thời kỳ này đã phân
biệt cụ thể chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt quan hệ lao động và chế độ
trợ cấp khi người lao động mất việc trên ba nội dung về đối tượng hưởng,

mức hưởng và phạm vi trợ cấp.
Điều này phản ánh những thay đổi tích cực trong việc ban hành chính
sách trợ cấp thôi việc của nước ta, một mặt quy định như trong các thời kỳ
trước, một mặt ban hành quy định chế độ trợ cấp thôi việc dành riêng cho người
lao động khi mất việc làm vì doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.
Như vậy trải dài qua thời gian dài phát triển, chế độ trợ cấp thôi việc đã
có những bước đổi mới phù hợp hơn với thời đại lịch sử. Về giai đoạn năm
1945 – 1954, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã quan tâm bảo
vệ quyền lợi của người lao động, biểu hiện rõ nhất là Nhà nước đã nhanh
chóng ban hành quy định chế độ trợ cấp thôi việc khi chủ thải hồi công nhân.
Một thời gian sau, lúc hình thành quan hệ lao động trong khu vực nhà nước,
pháp luật lao động lại bổ sung thêm quy định trợ cấp thôi việc dành cho công
chức. Do điều kiện lịch sử chiến tranh nên các văn bản pháp luật ban hành
9


nêu trên không được áp dụng, nếu áp dụng thì cũng hạn chế về đối tượng và
phạm vi. Nhưng nó cũng đánh dấu mốc son phát triển của nền lao động Việt
Nam trong những năm đầu sau cách mạng tháng Tám thành công.
Bước sang giai đoạn 1954 – 1985, thời điểm này đất nước đang đối mặt
với chiến tranh, trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp nên mọi công dân có
nghĩa vụ phải làm việc. Vì thế, trường hợp quy định trợ cấp thôi việc chỉ được
giới hạn trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, với những quy định trong thời
kỳ này cũng đã góp phần bảo vệ lợi ích người lao động, góp phần xây dựng chủ
nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước.
Sau khi thống nhất đất nước những văn bản này không còn tác dụng
nên những quy định của pháp luật lao động thời kỳ 1985 -1994 đã được thay
đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc ban
hành những quy định mới về chế độ trợ cấp thôi việc giai đoạn này đáp ứng
yêu cầu mới của lịch sử, quyền lợi của người lao động càng được đảm bảo

hơn trong khi tham gia quan hệ lao động.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển quy định về chế độ trợ cấp thôi
việc từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay đã tạo ra
những điều kiện thiết thực để xây dựng Bộ luật lao động 2012 sửa đổi, bổ sung
phù hợp với sự phát triển chung phát sinh về pháp luật lao động.
Có thể khẳng định rằng, những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc
những giai đoạn trước đã làm bước đệm cho sự phát triển mạnh khi Bộ luật
lao động 2012. Không những thế, sau khi nền kinh tế phát triển theo xu
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đã tiến hành đổi mới những quy
định phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc theo hướng công nghiệp hóa,
phát huy tinh thần dân chủ, công bằng trong lao động.

1.2

Quy định pháp luật về trợ cấp thôi việc:

1.2.1 Đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc:
Đối tượng điều chỉnh của luật bộ Lao động năm 2012 chủ yếu điều
chỉnh mối quan hệ làm công ăn lương và các quan hệ liên quan đến quan hệ

10


lao động. Như vậy quan hệ lao động của công chức nhà nước không thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật lao động
Bộ luật lao động năm 2012 điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người
lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ khác
liên quan trực tiếp quan hệ lao động
Pháp luật quy định rõ đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc là người
lao động ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp.

Căn cứ vào những quy định nói trên thì người lao động được tuyển
dụng và áp dụng phương thức lao động khác thì không thuộc đối tượng hưởng
trợ cấp thôi việc.
Công chức trong cơ quan nhà nước.
Người được bổ nhiệm làm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
của các công ty nhà nước.
Người làm việc trong các cơ quan dân cử.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lưỡng vũ trang.
Người làm việc trong ngành nghề hoặc địa bàn đặc biệt thuộc Bộ quốc
phòng, Bộ Nội vụ.
Người thuộc các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân, hợp tác
xã, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong
các doanh nghiệp.
Đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc là các trường hợp người lao
động được ký kết HĐLĐ bao gồm:
Các doanh nghiệp kể cả Hợp tác xã (với NLĐ không phải là xã viên, cá
nhân và hộ gia đình có thuê mướn lao động)
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức sử dụng lao động (không phải là
công chức)
Các tổ chức kinh tế thuộc lực lưỡng vũ trang (không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan, chiến sĩ)
11


Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân Việt Nam có sử dụng lao động nước
ngoài.
Các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là nghỉ hưu, người giúp việc gia
đình, công chức làm những công việc mà quy chế công chức không cấm.
Như vậy pháp luật cũng qui định rõ các đối tượng được trợ cấp thôi
việc khi chấm dứt HĐLĐ là người lao động làm công ăn lương. Việc quy

định rõ các đối tượng này còn giúp cho người sử dụng lao động thực hiện
pháp luật dễ dàng hơn và cơ quan quản lý lao động cũng theo dõi sự thực hiện
của doanh nghiệp để bảo vệ người lao động.
1.2.2 Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc:
Để hưởng được trợ cấp thôi việc, người lao động phải đáp ứng đủ điều
kiện của pháp luật.
Thứ nhất, người lao động phải thường xuyên làm việc hoặc công tác tại
doanh nghiệp, cơ quan tổ chức đủ 12 tháng trở lên3. Điều này có nghĩa nếu
người lao động có thời gian công tác dưới 12 tháng khi thực hiện chấm dứt
HĐLĐ theo đúng pháp luật thì cũng không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thôi
việc.
Những trường hợp mà có thời gian công tác dưới 12 tháng là các hình
thức hợp đồng mùa vụ cho một công việc nhất định hoặc những công việc có
tính chất tạm thời mà thời gian hoàn thành công việc chỉ vài ngày hoặc vài
tháng, hoặc những trường hợp thay thế cho những người đi làm nghĩa vụ công
dân, hay lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản hoặc những trường hợp
khác giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.
Như vậy để người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi họ chấm
dứt HĐLĐ đúng luật thì người lao động phải ký kết với người sử dụng lao
động loại HĐLĐ từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc HĐLĐ không xác định thời
hạn. Điều kiện này để xác định sự gắn bó của người lao động đối với doanh
nghiệp.

3

Khoản 1, điều 48 Bộ luật lao động năm 2012

12



Thứ hai, người lao động phải chấm dứt HĐLĐ theo những trườnghợp
nhất định mà pháp luật quy định. Về ý nghĩa thì trợ cấp thôi việc là một khoản
tiền lương trả mà doanh nghiệp trả chậm khi người lao động chấm dứt
HĐLĐ, cũng như doanh nghiệp bù đắp sự cống hiến và cùng san sẻ những
khó khăn ban đầu khi người lao động nghỉ việc. Vì vậy pháp luật quy định
những trường hợp chấm dứt HĐLĐ do lỗi của người lao động thì không được
hưởng chế độ này.
Pháp luật quy định nhưng trường hợp chấm dứt HĐLĐ được hưởng
trợ cấp thôi việc bao gồm:
Trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng: hết hạn hợp đồng, đã
hoàn thành công việc theo hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng,
người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết
định của Tòa án, người lao động chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa
án4.
Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
Người lao động làm việc theo hợp động lao động xác định thời hạn từ
đủ 12 tháng đến 36 tháng được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những
trường hợp sau:
Không bố trí đúng theo công việc, địa điểm làm việc hoặc không được
bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Không được trả công đầy đủ, hoặc trả công không đúng thời hạn như
trong hợp đồng.
Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động.
Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh thật sự khó khăn không thể tiếp
tục thực hiện hợp đồng.
Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được
bổ nhiệm chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Lao động nữ có thai phải nghỉ theo chế độ của thầy thuốc.
4


Điều 36 Bộ luật lao động 2012

13


Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn khi chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước cho người lao động ít nhất 45
ngày5.
Những trường hợp mà người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt
HĐLĐ
Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động
xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng
liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa
thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức
khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp
đồng lao động6;
Do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy
định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc
phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc7.
Doanh nghiệp cơ quan tổ chức chấm dứt hoạt động.
Hiện nay trong bộ luật lao động 2012 cũng quy định các trường hợp mà
khi chấm dứt HĐLĐ thì không được hưởng trợ cấp thôi việc
Thứ nhất, người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ
cấu hoặc công nghệ
Thứ hai, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật
Thứ ba, người lao động bị sa thải trong hai trường hợp sau: Người lao
động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc

có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích doanh nghiệp;
người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển công việc khác mà tái phạm trong thời
gian chưa xóa kỷ luật.
5

Khoản 1, 2, 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012
Điểm b Khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động 2012
7
Điểm c Khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động 2012
6

14


Người lao động chấm dứt quan hệ lao động khi có đủ điều kiện về tuổi
đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ như quy định của pháp luật
được hưởng chế độ hưu trí.
1.2.3 Mức hưởng trợ cấp thôi việc:
Sự khác biệt về các loại trợ cấp nói chung và trợ cấp thôi việc nói riêng
thì mức trợ cấp thôi việc được pháp luật dựa thời gian thường xuyên công tác
và mức lương được hưởng tại doanh nghiệp để xác định số tiền trợ cấp thôi
việc
Theo bộ luật lao động năm 2012 khi chấm dứt hợp đồng lao động đối
với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức từ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi
việc, cứ mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.
Với những quy định về mức hưởng dành cho người lao động khi chấm
dứt HĐLĐ thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao
động. Ngoài ra còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động
khi họ chưa có việc làm.

Tuy nhiên, trên thực tế, với mức hưởng ½ tháng lương đối với một năm
làm việc khi người lao động chấm dứt quan hệ lao động như quy định trong
Bộ luật lao động 2012 còn chưa phù hợp với điều kiện sống của người lao
động hiện tại. Khi đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao khó kiểm soát, giá cả
đắt đỏ thì khoản tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động do người sử dụng
lao động chi trả khó có thể trang trải nhu cầu thiết yếu trong thời gian người
lao động chưa tìm được việc làm mới, gây khó khăn cho người lao động sau
khi chấm dứt quan hệ lao động.
1.2.4 Thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc
Thời gian mà người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc được pháp
luật quy định chi tiết tại NĐ 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số nội dung của bộ luật lao động.
Vậy người lao động muốn hược hưởng trợ cấp thôi việc thì người lao
động phải có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, ở đây
15


pháp luật cũng đã quy định cụ thể các trường hợp về thời gian thử việc, học
việc8... hay các trường hợp không do lỗi của người lao động điều được tính
vào thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc, điều đó thể hiện tinh thần nhân
văn của pháp luật là bảo vệ quyền lợi người lao động.
Từ năm 2009 áp dụng chế độ trợ thất nghiệp cho người lao động thì
trong bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn dưới luật cũng có
quy định rõ ràng khi người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc trừ thời
gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trừ đi khoản thời gian
người lao động đã nhận được trợ cấp thôi việc trước đó 9.Tuy nhiên theo quan
điểm cá nhân của tác giả khi quy định về thời gian chi trả trợ cấp cho người
lao động trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hợp lý vì hai nguồn chi
trả và hình thức đóng góp khác nhau.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của

người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì
từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở
lên được tính bằng 01 năm làm việc. Như vậy pháp luật cũng đã quy định chi
tiết về thời gian mà người lao động được hưởng thông qua thời gian mà người
lao động cống hiến cho doanh nghiệp, và cũng có những quy định cụ thể để
bảo vệ người lao động trong trường hợp chấm dứt có tháng lẻ thì ưu tiên bảo
vệ người lao động.
1.2.5 Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
Khi thực hiện pháp luật về trợ cấp thôi việc, Nhà nước ta cũng quy định
cũng đã quy định rõ người sử dụng lao động phải lấy nguồn tài chính của
doanh nghiệp chi trả cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động. Tức
là sau khi người lao động cống hiến cho doanh nghiệp buộc người sử dụng
lao động phải có trách nhiệm chi trả. Điều này còn thể hiện trách nhiệm của
doanh nghiệp cùng Nhà nước giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong vấn đề lao
động và việc làm.

8
9

Điểm a, khoản 3, điều 15 NĐ 05/2015 ngày 12/01/2015
Khoản 2, điều 48 Bộ luật Lao động 2012

16


×