Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.06 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI XÃ HƯƠNG VINH THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học:
ThS.BS. HOÀNG THỊ BẠCH YẾN

Huế - 2016


Lời Cảm Ơn
Với tất cả tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học - Trường đại học Y Dược Huế.
Ban chủ nhiệm Khoa Y tế Công cộng và đặc biệt là quý Thầy, Cô bộ môn
Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm, Trường đại học Y Dược Huế đã tận tình
dạy dỗ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Thư viện trường đại học Y Dược Huế.
Ban lãnh đạo xã Hương Vinh, cùng toàn bộ các trưởng thôn đã chấp thuận,
cho phép tôi được tiến hành thu thập số liệu tại địa phương để hoàn thành nghiên
cứu này.
Trưởng trạm y tế - Bác sĩ Phạm Thị Thu, cùng toàn bộ nhân viên y tế, các
cộng tác viên dân số đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa


phương.
Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các đối tượng nghiên cứu đã hợp tác
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, nhờ những thông tin, số liệu của họ mà
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô – Th.s.Bs.
Hoàng Thị Bạch Yến - Cô đã tận tâm, tận lực dạy dỗ, truyền thụ kiến thức
đồng thời trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tư liệu và khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng yêu thương sâu sắc đến tất cả bạn bè, người
thân, những người đã luôn bên tôi, quan tâm, động viên giúp đỡ về mặt tinh thần
cũng như tài chính trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Huế, ngày 09 tháng 04 năm 2016
Phạm Văn Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và
kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
BP

: Béo phì

BMI

: Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)


BT

: Bình thường

NCT

: Người cao tuổi

OR

: Tỷ suất chênh
(Odds ratio)

SDD

: Suy dinh dưỡng

SKRM

: Sức khỏe răng miệng

TC

: Thừa cân

TC/BP

: Thừa cân/béo phì


THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TT

: Tình trạng

TTDD

: Tình trạng dinh dưỡng

WHO

: World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

WPRO – WHO

: Western Pacific Regional Office – WHO
(Cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới khu
vực Tây Thái Bình Dương)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 3
1.2.Dân số người cao tuổi trên thế giới và việt nam ...................................... 3
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ................................ 6
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước................................................ 10
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 12
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu ............................................. 16
2.5. Cách đánh giá và nhận định kết quả...................................................... 20
2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 21
2.7. Đạo đức nghiên cứu............................................................................... 21
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................ 22
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu................................. 24
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................ 26
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 34
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 34
4.2. Tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu .................................... 36
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................................ 38
KẾT LUẬN..................................................................................................... 44
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 47
PHỤ LỤC



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự
sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận
động. Theo thời gian, sự gia tăng tuổi tác cùng với quá trình lão hóa, suy giảm
chức năng và hoạt động của các hệ cơ quan khác thì chức năng dinh dưỡng
này cũng bắt đầu thay đổi [27], [57].
Lão hóa tác động đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa ở người cao tuổi. Khi
tuổi càng cao niêm mạc miệng ngày càng mỏng đi, số lượng thần kinh vị giác
trên lưỡi cũng mất dần, kèm theo đó là giảm tiết dịch vị của dạ dày và lượng
men tiêu hóa ở gan góp phần làm ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn [43].
Bên cạnh sự suy giảm chức năng, hoạt động của các hệ cơ quan thì
người cao tuổi thường hay mắc các bệnh mãn tính [22].
Một chế độ dinh dưỡng tốt bao gồm cung cấp đầy đủ năng lượng,
protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước là cần thiết cho người cao tuổi,
làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến quá trình lão
hóa như bệnh tim mạch, loãng xương và tiểu đường [41].
Già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, theo dự báo dân số
của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở
Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10,0% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó,
cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước
vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100
vào năm 2032 [16].
Mặc dù vấn đề dinh dưỡng đối với người cao tuổi là hết sức cần thiết
nhưng ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, theo kết quả của một số



2
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi ở một số tỉnh thành gần
đây cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao: 24,2%
tại An Giang (2009), 27,5% tại Bến Tre (2011) và Nam Định (2012) là
25,7%, cùng song hành với tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân béo phì ở người cao tuổi cũng tăng cao một cách đáng ngại, theo các nghiên
cứu trên thì tỉ lệ thừa cân - béo phì tương ứng là 14,4%, 28,0% và 9,2% [19],
[21], [25].
Điều kiện kinh tế hộ gia đình người cao tuổi nước ta còn khó khăn, theo
thống kê năm 2008 khoảng 43% người cao tuổi nước ta vẫn đang làm việc với
các công việc khác nhau, nhưng đa số vẫn trong lĩnh vực nông nghiệp với
mức thu nhập còn thấp và bấp bênh.
Đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa của người cao tuổi
thay đổi nhanh chóng. Tỉ lệ người cao tuổi sống với con cái đã giảm
nhanh, trong khi tỉ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cô đơn hoặc chỉ có
vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể. Có thể chính những yếu tố trên
đây đã tác động đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi [16].
Xuất phát từ những vấn đề trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại
xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015” với
những mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi tại xã Hương Vinh,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối
tượng nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm về ngƣời cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT). Trước đây,
người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện
nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này
tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là
thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể [10].
Về mặt pháp luật: Luật người cao tuổi Việt Nam do Quốc Hội thông qua
ngày 23/11/2009 đã nêu rõ: “Người cao tuổi là tất cả các công dân Việt Nam
từ 60 tuổi trở lên” [23].
1.1.2. Khái niệm về tình trạng dinh dƣỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng
các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân
bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa
dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng [30].
1.2.DÂN SỐ NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu của Quỹ dân số Liên hợp quốc năm 1980, số người từ độ
tuổi 60 trở lên trên thế giới là 378 triệu. Sau 30 năm, con số này đã tăng lên
gấp đôi (759 triệu) và ước tính đến năm 2050 con số này là 2 tỷ người.


4
Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi, cứ 100 phụ nữ
từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới. Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thì
chỉ có 61 nam giới [24].

1.2.2. Tại Việt Nam
Dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ
60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017
(Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỉ lệ dân số cao
tuổi ở Việt Nam là 9%.), tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai
đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai
thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già
hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032 [16].
Bảng 1.1. Chỉ số giới tính ngƣời cao tuổi tại Việt Nam
Nhóm tuổi

60 - 69

70 -79

≥ 80

Số cụ bà so với 100 cụ ông

131

149

200

Chỉ số giới tính ở NCT Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như các
quốc gia khác trên thế giới cụ thể là chỉ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độ
tuổi ngày càng cao (Bảng 1.1). Nguyên nhân có thể lý giải cho xu hướng này
là nam giới cao tuổi thường có tỉ suất chết cao hơn nữ giới cao tuổi ở cùng
nhóm tuổi [16].

1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở NGƢỜI CAO TUỔI
1.3.1. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông của Liên hợp quốc
(FAO) đều khuyến nghị dùng Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index = BMI)
để đánh giá TTDD ở người trưởng thành [30].
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản thể hiện cân nặng theo chiều


5
cao thường được sử dụng để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), thừa
cân (TC) và béo phì (BP) ở người trưởng thành. BMI của một người được
tính bằng trọng lượng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng
mét (kg/m2). Ví dụ, một người lớn nặng 70 kg và có chiều cao là 1,75 mét sẽ
có chỉ số BMI là 22,9 [55].
Bảng 1.2. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Phân loại

Suy dinh dưỡng

Khoảng BMI
Độ I

<16

Độ II

16 - 16,99

Độ III


17 - 18,49

Bình thường

18,5 - 24,99

Thừa cân

Béo phì

25 - 25,99
Độ I

30 - 34,99

Độ II

35 - 39,99

Độ III

≥40

1.3.2. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo cơ quan của Tổ chức Y tế
Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dƣơng (WPRO - WHO)
Một số chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới xem xét các bằng chứng
khoa học cho thấy rằng các nước châu Á có nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn so
với người châu Âu khi cùng chỉ số khối cơ thể. Tỉ lệ người dân châu Á có
nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch là đáng kể ở
chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25 kg/m2 tức là chưa bị thừa cân theo thang phân

loại của Tổ chức Y tế Thế giới [56]. Do đó đã đề nghị thang phân loại sau:


6
Bảng 1.3. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng dành cho ngƣời châu Á
Phân loại
Suy dinh dưỡng

Khoảng BMI
Độ I

<16

Độ II

16 - 16,99

Độ III

17 - 18,49

Bình thường

18,5 - 22,99

Thừa cân

Béo phì

23 - 24,99

Độ I

25 - 29,99

Độ II

30 - 34,99

Độ III

≥35

Tỉ số vòng eo/vòng mông cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố mỡ. Do
đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì. Khi tỉ số vòng
eo/vòng mông vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì được coi là béo
trung tâm. Người ta còn nhận thấy số đo vòng eo thường không liên quan đến
chiều cao, có liên quan chặt chẽ đến BMI và tỉ số vòng eo/vòng mông và vì
thế được coi như là một tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá khối lượng mỡ bụng
và khối lượng mỡ của toàn cơ thể. Người ta nhận thấy các nguy cơ tăng lên
khi vòng eo ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ [30].
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH
DƢỠNG
1.4.1. Yếu tố sinh học
- Thay đổi về cảm giác
Những thay đổi cảm giác bao gồm suy giảm thị lực, tai nghe kém, giảm
cảm nhận về mùi vị và hương vị. Những thay đổi tổng thể diễn ra trong thời
gian dài, không những ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng
đến tình trạng sức khỏe của NCT.
Những thay đổi về khứu giác và vị giác có thể ảnh hưởng đến sở thích



7
tiêu thụ các loại thực phẩm ở NCT. Nếu thực phẩm có hương vị kém hấp dẫn
sẽ làm NCT cảm thấy khó tiếp nhận với loại thực phẩm đó.
Khi có những thay đổi trong chế độ ăn uống như hạn chế lượng muối ăn,
đường hoặc chất béo trong món ăn cũng có thể dẫn đến giảm lượng thức ăn ở
NCT [45].
- Thay đổi về tiêu hóa
Một trong những yếu tố quyết định quan trọng của chế độ ăn uống đa
dạng trong cuộc sống của NCT là duy trì răng tự nhiên. Tại Anh, 58% người
cao tuổi ở độ tuổi 75 tuổi trở lên không có răng tự nhiên và ăn uống dựa vào
răng giả, những người này có xu hướng ăn ít trái cây và rau. Vì vậy, trong
khẩu phần ăn thường thiếu một số vi chất dinh dưỡng như vitamin C [35].
Ở dạ dày, sự gia tăng của hormone cholecystokinin (CCK) cùng với tuổi
tác làm kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn tại dạ dày, nên NCT vẫn còn cảm
thấy cảm giác no của bữa ăn trước đó cho đến bữa kế tiếp [47].
Các hoạt động bình thường của đường tiêu hóa diễn ra chậm chạp cộng
với những thay đổi chung của cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng.
Tiết dịch tiêu hóa giảm rõ rệt, mặc dù vẫn đủ enzyme. Do đó, NCT có nhiều
khả năng bị táo bón hơn người trẻ tuổi [45].
- Thay đổi về chuyển hóa cơ bản
Sự suy giảm khối cơ có thể làm giảm chuyển hóa năng lượng cơ bản. Tỉ
lệ trao đổi chất giảm tỉ lệ tương ứng với sự suy giảm khối lượng cơ bắp. Giảm
năng lượng chuyển hóa cơ bản, đặc biệt là ở nhóm tuổi 50 - 65 tuổi, góp phần
vào sự gia tăng mỡ trong cơ thể ở độ tuổi cao hơn [45].
Trong những người 65 tuổi trở lên, thay đổi hormone xảy ra trong quá
trình lão hóa có thể gây ra sự tích tụ mỡ. Lão hóa có liên quan với sự giảm tiết
hormone tăng trưởng, giảm đáp ứng với hormone tuyến giáp, suy giảm
testosterone huyết thanh và kháng leptin [33].



8

1.4.2. Yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến SDD bao gồm: tình trạng kinh tế nghèo
nàn không đủ khả năng để mua thực phẩm. NCT sống cô đơn một mình,
không có sự hỗ trợ từ người thân, gia đình và xã hội [40].
Số lượng các bữa ăn hàng ngày ít hơn, hàm lượng protein, các loại trái
cây và rau quả trong chế độ ăn uống của NCT sống một mình làm gia tăng
nguy cơ SDD so với những người sống cùng gia đình [50].
Năng lượng, protein, chất xơ và rất nhiều vi chất dinh dưỡng thấp hơn
trong khẩu phần ăn của những NCT thu nhập thấp hơn [47].
Những NCT gặp khó khăn về kinh tế, chẳng hạn như nghèo hoặc có thu
nhập thấp, có thể không có khả năng mua đủ lượng thực phẩm. Nhiều người
đau ốm kéo dài phải để dành tiền mua thuốc hoặc trả tiền nhà, điện, nước…
hơn là mua thực phẩm. Họ có thể mua thực phẩm rẻ tiền, quá hạn, hết chất
dinh dưỡng cốt sao cho khỏi đói [4].
1.4.3. Yếu tố lối sống, thói quen
- Hút thuốc lá
Hút thuốc làm tiêu hao khoảng 10% năng lượng trong 24 giờ. Sự gia
tăng tiêu hao năng lượng nhiều hơn khi tập thể dục và sau khi ăn. Hút thuốc lá
làm tăng tiêu hao 10% năng lượng trong hoạt động trao đổi chất, tương ứng
khoảng 200 kcal mỗi ngày. Nếu không có sự thay đổi lượng calo cung cấp
hằng ngày, sự gia tăng tiêu hao năng lượng do chất nicotine có thể dẫn đến
mất 10 kg trọng lượng cơ thể trong vòng một năm [46].
Nghiên cứu tại bệnh viện Southampton General và một bệnh viện cộng
đồng nhỏ trong Hampshire (Bệnh viện New Forest Lymington) cũng chứng
minh: tình trạng hút thuốc ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ngoại
trú là một yếu tố nguy cơ cho tình trạng SDD [48].



9
- Rượu
Bệnh nghiện rượu thường thấy ở NCT nhưng ít được phát hiện và công
bố. Trung bình có 10% đến 14% NCT uống rượu nhiều: nam giới uống sớm
hơn và nhiều hơn nữ giới gấp 5 lần.
Rượu là một dạng carbohydrat, tích tụ trong gan nên làm bệnh tiểu
đường nặng thêm. Rượu đưa đến kém dinh dưỡng, thiếu vitamin, đặc biệt là
vitamin nhóm B, vì người nghiện rượu uống nhiều hơn ăn [4].
- Thói quen ăn uống
Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protit, gluxit, lipid trong thức
ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Một khẩu phần không chỉ nhiều chất
béo mới gây BP mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây BP.
Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các
thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...),
thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến
nguy cơ bị BP [17].
Tuy nhiên, một số NCT do kiêng khem quá mức, không dám ăn bất kỳ
một loại thực phẩm nào ngay cả cá hoặc sữa là loại thực phẩm rất cần cho nhu
cầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, dần dần dẫn đến SDD [14].
1.4.4. Hoạt động thể lực
Cấu tạo khối cơ bắp của cơ thể thay đổi theo hướng giảm dần khi tuổi
càng cao. Ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh và người già trên 80 tuổi thì những
thay đổi này càng diễn ra nhanh hơn [47].
Khối lượng khối cơ của cơ thể có vai trò chuyển hóa quan trọng bởi vì
cơ xương là nơi chuyển hóa glucoze lớn nhất và khối cơ liên quan đến sự
dung nạp glucoze.
Luyện tập thể dục là cách tốt nhất chống lại sự nặng bụng, duy trì khối
cơ, do đó có khả năng ngăn chặn hay thậm chí đảo lộn những ảnh hưởng xấu



10
do lối sống ít vận động gây ra. Nếu duy trì hay làm tăng khối nạc bằng thể
dục, thì có thể giữ vững mức năng lượng và dinh dưỡng ăn vào, giữ tỉ lệ
chuyển hóa cơ bản không thay đổi [28].
Người cao tuổi nên vận động tập thể dục như đi bộ, đi xe đạp, đi bơi,
hoặc tập dưỡng sinh ít nhất 30 phút mỗi ngày [58].
1.4.5. Tình trạng sức khỏe và bệnh tật
Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thì nguyên
nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh nặng
“bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh
do lão hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay
đổi lối sống dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế [16].
Ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, sự gia tăng các bệnh mãn tính liên quan
đến quá trình lão hóa làm giảm hoạt động thể chất, cùng với đó là lối sống
tĩnh tại, giảm làm việc khi tuổi đã cao làm cho NCT dễ tăng cân hơn. Ngoài
việc có khó khăn với các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, NCT bị BP có
nhiều khả năng không thể đi bộ được xa, đi mua sắm, hoặc tham gia vào các
hoạt động khác để tăng thêm chất lượng cuộc sống [33].
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.5.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Nghiên cứu của Aliabadi và cộng sự (2008) mô tả về TTDD của NCT (≥
60 tuổi) Iran cho thấy tỉ lệ NCT có nguy cơ SDD là 45,3% và tỉ lệ SDD là
12,0%. Nữ có nguy cơ SDD cao hơn nam. NCT có trình độ học vấn thấp,
sống một mình và ở vùng nông thôn có nguy cơ SDD cao hơn NCT có trình
độ học vấn cao, vùng thành thị và sống với gia đình [34].
Nghiên cứu của Torres LH và cộng sự (2008 - 2009) trên 900 NCT tại
Campinas, Brazil, cho kết quả NCT (≥ 60 tuổi) không có răng nanh hoặc



11
không mang răng giả có nhiều nguy cơ bị SDD (tỷ số chênh (OR) = 3,94) và
TC/BP (OR = 2,88). Nam giới (OR = 0,56) và những người không sử dụng
thuốc để điều trị bệnh (OR = 0,41) ít có khả năng bị TC/BP. NCT hút thuốc
(OR = 2,62) có nhiều nguy cơ bị SDD. NCT với thu nhập trung bình từ 3,1
đến 5 lần mức chuẩn (OR = 1,69) có nhiều khả năng bị TC/BP (một mức
chuẩn tương đương 126,88 USD) so với nhóm thu nhập thấp hơn [54].
Nghiên cứu Iftikhar Alam và cộng sự (2011) trên 526 NCT nam giới tại
Pakistan cho kết quả tỉ lệ BP, TC và SDD lần lượt là 13,1%, 3,1%và 10,8%. Nhóm
tuổi từ 60 đến 70 tuổi có tỉ lệ TC/BP cao nhất trong mẫu nghiên cứu chiếm 8,6%,
sau đó là nhóm 70 đến 80 tuổi là 4,0% và nhóm trên 80 là 0,6% [42].
Nghiên cứu của Indeks Jisim Tubuh và cộng sự tại Malaysia (2012) tỉ lệ
SDD ở NCT (≥ 60 tuổi) là 17,4% (BMI <18,5 kg/m2), tỉ lệ TC/BP (BMI ≥ 25
kg/m2) là 28,4%. Tỉ lệ SDD (20,7%) và TC/BP (35,6%) ở nữ giới cao hơn
nam giới với tỉ lệ là 15,4% và 24,2% với p < 0,05 [43].
Nghiên cứu của Dwit Tessfamichael và cộng sự (2014) tại Ethiopia cho
kết quả tỉ lệ SDD là 21,9%. Nhóm NCT không biết đọc, biết viết có khả năng
bị SDD cao gấp 2,7 lần nhóm biết đọc, biết viết. Nữ giới có nguy cơ SDD cao
gấp 3 lần so với nam giới. Nhóm NCT có điều kiện kinh tế nghèo có nguy cơ
SDD cao gấp 1,8 lần so với nhóm giàu [53].
1.5.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2001) cho
thấy cả hai tình trạng SDD và TC tồn tại song song ở NCT lần lượt là 21,4%
và 17,8%. Nam giới và người trên 80 tuổi là đối tượng có nguy cơ SDD. Tỉ lệ
SDD ở nam giới 26,4% và ở nữ là 18,0%, vùng ngoại thành có tỉ lệ SDD cao
hơn so với vùng nội thành với tỉ lệ là 28,3% so với 8,4% [8].
Theo Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Thị Lâm (2009) thì tỉ lệ SDD của tất cả
bệnh nhân là 21,5%. Tỉ lệ SDD theo BMI của bệnh nhân > 65 tuổi cao hơn
gần 2 lần so với tỉ lệ này ở bệnh nhân < 65 tuổi (p<0,05) [12].



12

Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và cộng sự (2009) tại Tân Châu - An
Giang thì tỉ lệ SDD là 24,2%. Nhóm ≥ 80 tuổi có tỉ lệ SDD cao nhất 33,7%.
TC/BP chiếm 14,4%. Tỉ lệ TC/BP cao nhất ở nhóm 60-69 tuổi (19,7%). Kết
quả nghiên cứu cho thấy NCT nam SDD (26,6%) cao hơn nữ (22,3%). Ngoài
ra, NCT có thói quen ăn một bữa chính trong ngày có nguy cơ SDD gấp 2,61
lần NCT ăn hai bữa chính trong ngày (p < 0,05) [25].
Nghiên cứu của Hà Thị Ninh (2011) tại Mỏ Cày – Bến Tre, tỉ lệ SDD
của NCT chiếm 27,5%, tỉ lệ TC/BP là 28,0%. Tỉ lệ béo trung tâm là 21,0%.
Nhóm tuổi có tỉ lệ SDD cao nhất là trên 80 tuổi chiếm 38,1%, nhóm dưới 70
tuổi có tỉ lệ TC/BP cao nhất chiếm 35,0%. Nữ có tỉ lệ TC/BP là 31,4% cao
hơn so với tỉ lệ TC/BP của nam là 17,4%. Nam có tỉ lệ SDD là 41,3% cao hơn
so với nữ 22,8%. Nhóm hiện đang hút thuốc lá có tỉ lệ SDD cao gấp 1,8 lần so
với nhóm không hút thuốc lá [19].
Kết quả nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng của NCT xã Hải Toàn,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2012” của Trần Thị Phúc Nguyệt,
Nguyễn Văn Khiêm cho thấy, tỉ lệ SDD ở NCT chiếm 25,7%, nhóm nữ giới
(28,0%) cao hơn nam giới (21,2%). Tỉ lệ TC của NCT 9,2% chung cho cả 2
giới, tỉ lệ TC nhóm nữ giới (10,0%) cao hơn nhóm nam giới (7,7%), không
gặp trường hợp nào BP cho cả 2 giới [21].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thanh Giang (2012) tại Thái Bình tỉ lệ SDD
của NCT là 26,3%, tỉ lệ TC/BP (BMI ≥ 23) là 20,6%, tỉ lệ béo trung tâm của
đối tượng là 28,2%. Cân nặng và chiều cao của nam đều cao hơn nữ và ở
nhóm tuổi càng cao thì cân nặng và chiều cao trung bình càng giảm [6].
1.5. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Vị trí địa lý: Xã Hương Vinh nằm về phía Đông của thị xã Hương Trà,
cách thị trấn Tứ Hạ 15 km, cách trung tâm Thành phố Huế 4 km về phía Bắc.

- Xã có diện tích tự nhiên là 721 ha chiếm 1,35 % diện tích tự nhiên của
thị xã Hương Trà. Xã được chia làm 08 thôn và 01 đội, gồm: Thế Lại


13
Thượng, Bao Vinh, Địa Linh, La Khê, Minh Thanh, Triều Sơn Nam, Triều
Sơn Đông, Thủy Phú và 12B.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Hương Vinh là một xã nằm ở vị trí trung gian giữa thành phố Huế và các đô
thị vệ tinh như Tứ Hạ, Thuận An, có các trục đường giao thông quan trọng như
tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 8B đi qua nên xã có điều kiện phát triển dịch vụ du lịch và tiểu
thủ công nghiệp. Theo thống kê năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của xã là
22,9 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2013 là 3,95%.
- Y tế
Trạm y tế xã ở gần trục đường giao thông của xã, có diện tích 2500 m2,
tổng số cán bộ: 08 người, có 10 phòng chức năng, có nguồn nước sinh hoạt và
nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định. Trạm y tế
xã đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2008, đến nay vẫn duy trì giữ vững đạt
chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020.


14

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Hương Vinh, thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế vào thời điểm điều tra.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Người cao tuổi có hộ khẩu và thường xuyên sinh sống tại khu vực

nghiên cứu, tự nguyện tham gia, hợp tác, trí tuệ còn minh mẫn có thể tham gia
phỏng vấn được.
Tiêu chuẩn loại trừ
Người cao tuổi bị các khuyết tật trên cơ thể không thuận lợi cho đối
tượng để tiến hành đo chỉ số nhân trắc như gù, cụt chân, các trường hợp đi
đứng khó khăn hay không đi đứng được.
Người cao tuổi quá già yếu, khiếm thính, khiếm thị, đang điều trị bệnh
nặng không thể tham gia nghiên cứu.
Người cao tuổi mắc các bệnh lý không thể trả lời phỏng vấn (như
Alzheimer, rối loạn tâm thần…) hoặc từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/04/2016.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng.


15

2.3.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ:
n=



Trong đó: n là cỡ mẫu.
Z là hệ số tin cậy, với mức tin cậy trong nghiên cứu là 95% hệ số Z là:
1,96.

p: là tỉ lệ SDD ở NCT đã biết, theo nghiên cứu của Trần Thị Phúc
Nguyệt và Nguyễn Văn Khiêm ở NCT tại Nam Định năm 2012 thì tỉ lệ SDD
ở NCT là 25,7%. Vì vậy, chọn p = 25,7% [21].
d là độ chính xác của nghiên cứu, chọn d = 0,05.
Cỡ mẫu của nghiên cứu là: n =
Ước lượng khoảng 10% từ chối phỏng vấn hoặc lý do nào đó không tiếp
cận được đối tượng nghiên cứu.
Vậy tổng cỡ mẫu của nghiên cứu là n = (294 * 10%) + 294 = 325 NCT.
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Các bước chọn mẫu:
Bước 1: Lập danh sách tất cả các đối tượng từ 60 tuổi trở lên ở xã Hương
Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bước 2: Từ danh sách 1678 NCT, dùng phần mềm Excel 2007 để chọn
ngẫu nhiên 325 đối tượng nghiên cứu.
Bước 3: Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu gửi cho Trưởng trạm y
tế và Trưởng thôn. Sau đó phân nhóm các đối tượng theo đơn vị tổ dân số để
tiến hành thu thập số liệu.



×