Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

thời gian nghệ thuật trong bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.95 KB, 15 trang )

1

1

PHẦN MỞ ĐẦU
“Bước qua lời nguyền” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của
nhà văn Tạ Duy Anh, nó đã làm nổi danh tác giả ngay khi được đăng trên báo
Văn Nghệ, tháng 11 năm 1989. Câu truyện lấy bối cảnh là một vùng nông
thôn trước cách mạng, ở đó người dân sống với những luật lệ, những định
kiến hà khắc. Ở đó có một cậu bé muốn bước qua lời nguyền để bênh vực một
cô bé, lớn lên họ quyết tâm vượt qua hận thù để bảo vệ tình yêu.
Ngay từ khi ra đời, “Bước qua lời nguyền” đã nhận được nhiều khen
ngợi từ các nhà phê bình cũng như đông đảo bạn yêu văn học vì thế bạn đọc
sẽ có nhiều quan điểm riêng và nhiều cách tiếp cận với cái mới của tác phẩm
này. Ở bài viết này chúng tôi tiếp cận theo khía cạnh thời gian trần thuật trong
tác phẩm để có cái nhìn khách quan về một tác phẩm được coi là tiên phong
của một phong cách sáng tác. Ta bắt gặp trong đó những mảng thời gian bị cắt
vụ, xé mảnh và cự ly ngắn đến mức chỉ là sự nêu gợi, mang tính chất duyên
cớ để cho dòng chảy của ý thức tha hồ bay nhảy.


2

2

PHẦN NỘI DUNG
Nếu thi pháp học quan tâm chủ yếu đến thời gian của nhân vật, của
những sự kiện diễn ra trong tác phẩm thù tự sự học quan tâm nhiều đến thời
gian của việc kể, tức là thời gian trần thuật, vốn gắn liền với người kể chuyện.
Các nhà tự sự quan tâm đến độ lệch giữa thời gian sự kiện và thời gian trần
thuật.


Theo GS. TS. Trần Đình Sử: “Mối tương quan giữa thời gian trần
thuật và thời gian được trần thuật đã được các nhà hình thức Nga, Vưgôtxki
phát hiện từ lâu. G. Genette có công lập ra công thức để phân tích như một
phép tu từ của trần thuật”.
Còn G. Genette đã chỉ ra độ lệch văn bản trên hai trục tọa độ của thời
gian trong truyện kể. Đó là trục thời gian tuyến tính của cốt truyện và trục
thời gian trần thuật mang tính phức hợp, chồng chéo lên nhau của cấu trúc
diễn ngôn trần thuật. Tính phi đẳng thời hay độ lệch văn bản chính là năng lực
tư duy về thời gian của tiểu thuyết trước nhu cầu cắt nghĩa, lý giải con người
và hiện thực đa chiều.
Dưới quan điểm tự sự học, G. Genette đã định nghĩa thời gian như sau:
“Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được
kể lại và thời gian của truyện kể, tức là thời gian của cái được biểu đạt và
thời gian của cái biểu đạt”
Như vậy, thời gian của tác phẩm được cấu thành hai lớp: Lớp thời gian
trần thuật và lớp thời gian được trần thuật. Lớp thời gian trần thuật, chính là
thời gian của truyện kể; Lớp thời gian được trần thuật, chính là thời gian của
cốt truyện, của câu chuyện.


3

3

Chúng tôi tiếp cận vấn đề thời gian trần thuật của tác phẩm trên cơ sở
đi tìm thời gian huyền thoại ứng dụng lý thuyết Gennette trên ba cấp độ: trật
tự ( thời gian kế tiếp nhau của các biến cố trong câu chuyện với trật tự giả thời gian trong việc sắp xếp chúng của các nhà văn trong truyện kể; thời lưu
tức là độ lâu của các biến cố với giả - thời lưu (thực chất là độ dài của văn
bản) và cuối cùng là tần suất (mối quan hệ giữa khả năng lặp lại của câu
chuyện với khả năng lặp lại của truyện kể).

1. Trật tự
Nếu kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính vẫn chiếm ưu thế trong
văn xuôi trước 1975 thì ở những tác phẩm đương đại, kiểu trần thuật phi
tuyến tính trở nên phổ biến hơn. Tạ Duy Anh đã ý thức được điều đó trong
những tác phẩm của mình, tổ chức thời gian phi tuyến tính cũng xuất phát từ
quan niệm tiểu thuyết là một trò chơi. Với lối tràn thuật này, thời gian bị đảo
lộn, không còn theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống. nhiều chuyện
diễn ra sau được kể trước và ngược lại nhiều chuyện diễn ra từ trước nhưng
rất lâu sau tác giả mới nhắc lại. Truyện ngắn của Tạ Duy Anh nhờ đó mà tạo
được sự hấp dẫn, thu hút bạn đọc.
Trong phần này chúng tôi bắt gặp sự sai trật tự niên biểu của các biến
cố so với việc sắp sếp thời gian để kể lại chúng của Tạ Duy Anh. Ở bài viết
này chúng tôi đưa ra các lớp thời gian, mỗi lớp được ghi bằng một chữ in hoa
(A, B, C,…). Mỗi lớp thời gian được tóm qua thời gian và nội dung tương
ứng của nó. Truyện “Bước qua lời nguyền” thời gian cốt truyện được diễn ra
trong khoảng hơn hai mươi năm. Từ lúc nhân vật “tôi” bảy tuổi cho đến lúc
trở về vào khoảng năm hai mươi tám tuổi.


4

4

Dưới đây chúng tôi tạm chia cấu trúc lớn của truyện “Bước qua lời
nguyền” thành 8 lớp thời gian trần thuật trong truyện kể:
A: “Năm tôi lên bảy tuổi [...] những hồi ức kinh hoàng không bao giờ
còn hong khô được nữa” (2 trang). Câu chuyện bắt đầu với những ký ức,
những định nghĩa ngây ngô thời “lên bảy” của nhân vật “tôi”. Còn Quý Anh
là con gái một ông địa chủ hết thời luôn bị bạn bè trong lớp trêu chọc, bắt nạt.
B: “Sau trọn mười năm, kể từ khi tôi khóc thầm ra đi [...] Cả làng bảo

chị ấy mắc nghiệp chướng do lão Hứa gây ra. Nhưng chỉ mình em biết chị ấy
chờ anh.” (4 trang). Hiện tại của nhân vật “tôi” trở về sau nhiều năm bỏ nhà
đi xa. Anh đi thăm khu nghĩa địa với những mảnh đời chắp nối của mười năm
trước qua câu chuyện kể của đứa em gái.
C: “Trong những câu chuyện bố tôi kể [...] ông dặn mẹ tôi sau này
phải đẻ ít nhất 3 thằng con trai” (2 trang). Đây là đoạn kể về mối thù không
đội trời chung từ thời “ông tổ bốn đời” cho đến đời cha, đời chú giữa hai gia
đình nhân vật Tư và lão Hứa.
D: “Năm tôi lên mười gia đình tôi đang ở thời kỳ đại thịnh [...] quằn
quại trong nỗi ân hận đành chịu mang tội với ông và chú Hai tôi” (2 trang).
Đây là đoạn hồi ức của nhân vật “tôi” vào khoảng năm lên mười tuổi, gia đình
Quý Anh xa sút, sống lủi thủi qua ngày. Đồng thời cũng nhớ lại những cảm
xúc đầu tiên của mình với cô thiếu nữ Quý Anh xinh xắn.
E: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều [...] tôi đã từ
giã tuổi thơ bằng một giấc mơ”(6 trang). Dòng ký ức ngược về những ngày
thơ ấu thời còn cùng nhau chăn trâu, thả diều. Trong một lần Quý Anh bị đám


5

5

trẻ con trong làng bắt nạt Tư đã dũng cảm đứng ra bảo vệ cô, cũng từ đó giữa
hai người chớm nở những rung động đầu tiên.
F: “Bố tôi kể: làng Đồng xưa kia vốn chỉ là một bãi đất bằng dùng làm
nơi cày bừa nhà Chánh tổng [...] tôi đập nát tất cả bảy chiếc miếu thờ để suốt
đêm ấy tôi ngồi khóc âm thầm như kẻ bị ruồng bỏ” (3 trang). Kể về nguồn
gốc của làng Đồng từ thời nó mới chỉ là một bãi đất trống, về lời nguyền “con
trai con gái trong làng không được lấy nhau”. Bị phản đối, bị cấm đoán từ gia
đình và dòng tộc nhân vật “tôi” trong truyện đã chọn cách bỏ nhà ra đi, đập

nát bảy chiếc miếu thờ cũng như đập nát sự ngu ngốc, lòng thù hận của những
con người nơi đây.
G: “Bây giờ các vị đã nằm cả ở đây, nơi trước kia chỉ là cái gò con
người [...] tôi biết tóc bố tôi bạc đi một cách khủng khiếp một phần vì những
đau khổ tôi trút lên cuộc đời Người” (1 trang). Dòng thời gian về với hiện tại,
đứng giữa khu nghĩa địa – nơi chôn vùi những con người, những định kiến
của mười năm trước nhân vật nhớ về cái đêm anh và Quý Anh bị bủa vây
bằng giáo mác, bằng nỗi căm ghét phi lý.
H: “Mọi việc tôi làm trong kì nghỉ phép đều không lọt mắt bố tôi [...]
bố tôi gục xuống như vừa bị cả khối nặng khủng khiếp đè lên vai. Hình như
ông đã khóc được” (1 trang). Thời gian nghỉ phép của Tư sắp hết anh chuẩn
bi lên đường, người cha tuy vẫn chưa đủ can đảm bước qua lời nguyền nhưng
cũng đã đồng ý cho Quý Anh về làm dâu nhà mình (mặc dù là sau khi ông
chết). Những ân oán, những định kiến có thể từ nay sẽ được chấm dứt.
Dưới đây là niên biểu của truyện kể (thời gian được trần thuật trong
truyện kể.)


6

6

C1 - A2 - D3 - E4 - F5 - B6 - H7 - G8
Trong đó:
C1: Quá khứ xa nhất của mạch truyện chính, với những ân hoán từ thời ông tổ
bốn đời cho đến đời cha đời chú vẫn chưa dứt.
A2: Hồi ức của nhân vật Tư ngày mới còn học lớp vỡ lòng, (7 tuổi)
D3: Lần đầu tiên trái tim cậu bé 12 tuổi như Tư biết xao xuyến trước vẻ đẹp
thánh thiện như tiên đồng của Quý Anh.
E4: Năm nhân vật “tôi” 15 tuổi, cứu Quý Anh khỏi sự bắt nạt của những đứa

trẻ chăn trâu.
F4: Năm nhân vật “tôi” 18 tuổi, đã chống lại gia đình để bảo vệ tình yêu.
B6: Nhân vật“tôi” trở về sau mười năm bỏ ra đi
H7: Người cha với những thành kiến dòng tộc nặng nặng nề cũng đang dần
bước qua lời nguyền.
G8: Tư đứng giữa nghĩa khu nghĩa địa của làng nhớ về cái đêm định mệnh
của mười năm trước.
Như vậy, thời gian truyện diễn ra trong vòng hai mươi năm. Mạch kể đi
theo trình tự theo sơ đồ sau:
Đ
A2 – B6 – C1 – D3 – E4 – F5 – G8 – H7
N


7

7

Đ: Đón trước
N: Ngoái lại
Nhận xét:



A2 là đón trước của G8
Từ C1 – F5 là hồi ức, là ngoái lại, là quãng ngưng của mạch kể về thời



gian hiện tại

Trong “bước qua lời nguyền” có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
Mô hình thời gian theo cấu trúc toàn bộ truyện ngắn là quá khứ - hiện
tại – quá khứ - hiện tại. Các sự kiện được kể không tuân theo trình tự



trước sau (đảo thuật), có nhiều sự kiện gối đầu lên nhau.
Đoạn mở đầu là cảnh tượng Quý Anh bị bạn bè bắt nạt và coi thường vì
là con của một địa chủ - kẻ bóc lột nhân dân. Tác giả chọn khúc thời
gian này đưa lên đầu tác phẩm cũng mang nhiều dụng ý, nhằm gây ấn
tượng cho độc giả. Đoạn này có thể được coi là lý lịch trích ngang của



các nhân vật.
Trong từng đoạn nhỏ, tác giả cũng ngoái lại kể về lai lịch, kỷ niệm và



những biến cố trong cuộc đời những nhân vật chính.
Sự sai trật niên biểu đồng thời với sự tái điệp thời gian càng rõ và dày
đặc hơn trong từng phần nhỏ của tác phẩm. Cứ ở mỗi thời điểm hiện
tại, nhân vật lại có ký ức hiện về. Sự vật hay cảnh huống hiện tại đều
chứa đựng đầy ắp cả quá khứ. Sự trộn lẫn thời gian đó khiến cho ta có
cảm giác như con người đang trôi trong một không gian - thời gian vô



tận, mờ ảo.
Tổ chức thời gian đồng hiện theo kĩ thuật dòng ý thức, trong một chừng

mực nhất định là chiến lược trần thuật của tác giả nhằm soi chiếu cặn
kẽ con người hiện đại với nhiều chiều. Cách tổ chức thời gian phi tuyến


8

8

tính, sự lắp ghép thời gian hiện thực, thời gian tâm tưởng làm cho hiện


thực rộng hơn, hiện thực tâm hồn con người sâu hơn.
Những thủ pháp sai trật tự, ngoái lại trong tác phẩm của Tạ Duy Anh
là một mạng lưới tâm lí truyện kể được “xem như một ý thức về thời
gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ giữa quá
khứ, hiện tại và tương lai”(G.Genette).
2. Thời lưu
Mỗi biến cố có thể được kể dài hay ngắn (tính theo độ dài của câu, chữ)

so với thời gian mà đáng lẽ sự kiện đó phải có dẫn đến ý nghĩa của thời
lưu khác nhau. Chúng tôi ứng dụng hai cấp độ bất đẳng thời hay thời sai
và quãng ngưng để nghiên cứu “Bước qua lời nguyền”.
a; Thời sai
Đó là sự không bền vững về tốc độ được xác định thông qua mối
quan hệ thời lưu của sự kiện được đo bằng giây, phút, giờ, tháng, năm...)
với độ dài văn bản (dòng, trang). Nó ngược với sự đẳng thời. “Một truyện
có thể vượt qua sự sai trật tự niên biểu, nhưng nó không thể đi tiếp được
mà không có thời sai hoặc ta thấy tiện hơn như điều đó vẫn xảy ra, không
có hiệu quả như nhịp. Như vậy nghiên cứu về thời sai là nghiên cứu về
nhịp của truyện kể.

Trong “Bước qua lời nguyền” có sự chênh lệch rất rõ giữa thời gian
truyện kể với thời gian văn bản. Ví dụ như đoạn kể về một trong những kỉ
niệm với Quý Anh, trong một lần chăn trâu nhân vật Tư đã cứu cô khỏi sự
tra tấn của đám trẻ con trong làng “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ
những cánh diều [...] tôi đã từ giã tuổi thơ bằng một giấc mơ”. Đoạn này
được tác giả dành hơn 6 trang giấy để tự sự. Trong khi đó mười năm xa
quê hương của nhân vật “tôi” lại chỉ được gói gọn trong một trang giấy.


9

9

Tất cả đã tạo nên độ chênh của thời gian trần thuật và thời gian sự kiện do
phụ thuộc vào tốc độ và nhịp điệu kể chuyện của tác giả. Độ chênh này
cũng tất phổ biến trong các truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam đương
đại.
Đáng chú ý là, thời gian trong “Bước qua lời nguyền” không có
những con số cụ thể của năm tháng. Thời gian chủ yếu được tính theo số
tuổi của nhân vật và những quãng thời gian hồi tưởng. Ví dụ: năm 18 tuổi
nhân vật Tư bỏ nhà đi, mười năm sau anh trở về và nhớ lại quãng thời gian
mười năm trước. Như vậy ta có thể đoán được rằng năm nay nhân vật vào
khoảng 28 tuổi. Và như thế, thời gian trong “bước qua lời nguyền” không
phải là thời gian xác định hay cố định, nó có thể nằm trong bất cứ dòng
chảy nào trong lịch sử thời gian. Nó là thời gian của hàng trăm năm trước
thì cốt truyện cũng hợp lý, nó là thời gian của hiện tại thì câu chuyện cũng
chân xác. Xét từ dấu hiệu ngôn ngữ, sự phân chia giai cấp trong tác phẩm
thì bối cảnh câu chuyện được lấy ở những năm trước cách mạng, sau khi
có cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng nó cũng không có ý nghĩa quan trọng,
nó chỉ là một sợi dây nối kết thời gian lỏng lẻo hiện thực tác phẩm với

thực tại cố định ngoài cuộc sống.
Ta hãy xem lại những cụm từ chỉ thời gian, đo thời gian chạy dọc tác
phẩm: năm tôi lên bảy tuổi, suốt một thời cấp I, hôm sau, ngày xưa, sau
trọn mười năm, mười năm trước, ông tổ bốn đời, dạo ấy bố tôi 16 tuổi,
năm tôi lên mười, một hồi dạo đó tôi 12, trái tim cậu bé 12 tuổi như tôi,
cậu Tư bao nhiêu tuổi – 15 còn mày – cháu 14, Quý Anh 17 tuổi đẹp như
tiên sa... Đấy là thời gian vật lý, kéo dài trong hai mươi năm. Là thời gian
của tâm trạng, thời gian của hồi ức, hồi tưởng, thì đấy là thời gian bất tận
của cõi đời, cõi người.


10

10

b; Quãng ngưng
Phần này liên quan đến quãng ngưng miêu tả: cảnh trầm tư của nhân
vật. Nó làm chậm lại dòng chảy của truyện. Đôi khi miêu tả còn mang tính
chất xảy lặp, nghĩa là nó nằm ở thời điểm đặc biệt của truyện kể, mà ở
chuỗi những điểm tương đồng và do đó nó không tham gia vào việc làm
lại truyện kể. Ngược lại, ngay cả khi miêu tả được xuất hiện nhiều lần
cũng không chắc đó là quãng ngưng của truyện kể, bởi đó là thủ pháp
“treo” của câu truyện. Khi miêu tả được xuất hiện vào thời điểm đặc biệt
mà không phải là xảy lặp mà cũng không phải là “treo” thì quãng ngưng
có tác dụng làm dãn hoặc chậm lại truyện, chìm vào tâm tình triết lý hoặc
khơi sâu vào ý nghĩa cuộc đời. Trong “bước qua lời nguyền” bên cạnh
những sự kiện, những dòng biến cố vẫn đan xen những quãng ngưng.
(1). “Giờ đây bãi nghĩa địa bị chia cắt làm ngôi mộ của họ xem ra
cũng hiền lành. Nhấp nhô hàng trăm lô đất sàn sàn như nhau, cỏ mọc xanh
rì. Làng tôi gọi đấy là khu bình dân. Sau hàng rào quét sơn trắng nổi lên

đám mộ được xây cất công phu thò ra thụt vào, chạy song song nhau. Rồi
lại một đám khác, lù lù mấy nấm đất cao ngang đầu, trên nóc đều có cây
thiên tuế uốn éo một cách dị dạng. Tách biệt với khu bình dân và khu phú
quí lại có một khu khác thập thò vài chục mô đất sè sè, nom hiu quạnh như
lũ mộ vô chủ, cả năm may lắm được một lần hương khói vào dịp Thanh
Minh”
(2). “Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh bướm.
Thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân
để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè… như gọi
thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì


11

11

huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà! Người lớn sợ
bóng đêm như sợ mất con lợn cứ thu diều về dần, bỏ mặc chúng tôi với
bầu trời tự do, đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên,
cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi hiểu đấy là khát vọng. Tựa
như khi tôi đọc truyện cổ tích và ước thành chàng hoàng tử lao vào chém
mãng xà bảy đầu cứu công chúa. Chỉ có trăng, sao và những cánh diều hộ
mệnh. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo
xanh bay xuống từ trời. Bởi vì bao giờ tôi cũng hy vọng khi tha thiết cầu
xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!…” Cánh diều tuổi ngọc ngà đứt dây bay đi,
mang theo nỗi khát khao héo mòn của tôi”. Cho đến một hôm cánh diều
trở lại thật. Nó xác xơ, ủ rũ và bị xách ngược lên, tàn nhẫn như người ta
xách con cá
(3). Sau này mỗi lần bắt gặp một tiên đồng trong các cuốn tiểu

thuyết, tôi thường nhớ đến Quý Anh ở giây phút ấy. Khuôn mặt nó trong
veo, cặp mắt trong veo với hai lọn tóc lắc lư bên má. Xin đừng nghĩ đơn
giản về trái tim cậu bé tuổi 12 như tôi. Lòng tôi sóng sánh như bát nước
đầy… Tôi để tuột thanh kiếm tráng sĩ vì một lời khẩn nguyện dâng lên từ
đất: “Cậu và tôi… và những mùa vàng rực nắng, chúng ta cùng là con đẻ
của một cuộc đời không thù hận.”
(4). “Dạo ấy chân ruộng gieo mạ chưa bị tận dụng tăng vụ như bây
giờ. Sau khi đưa hết mạ xuống đồng cấy, chân ruộng ấy bị bỏ rờm cho đến
lứa mạ sau. Thật là một thời kỳ hiếm có mà trời ban cho bọn trẻ chúng tôi.
Không bị ngăn cản, đám cây cút kít, cỏ dày, cỏ mật… mọc nhanh như có
phép, tạo một cái thảm cỏ xanh tuyệt đẹp chạy hút đến tận bờ đê là nơi mặt
trời thường nhô lên mỗi sáng. Chúng tôi bỏ mặc lũ trâu chạy ăn tự do trên
cánh đồng. Từng đàn chèo bẻo sà xuống bắt ruồi, thỉnh thoảng lại xoẹt


12

12

cánh ngang mặt chúng tôi. Có hôm bọn tôi chạy toé kèn vì một đôi vợ
chồng chèo bẻo mất con. Giống chim này say đòn, sẵn sàng bổ toác đầu
đối phương, bất kể đó là người.”

Nhận xét:
Nghệ thuật tự sự ở đây vừa tiến lên để “kể” vừa “ngưng lại” để soi
tỏ tâm trạng. Sống trong những định kiến những thù hằn dai dẳng nhưng
tâm hồn những đứa trẻ vẫn có những giây yên bình, vẫn mang một tâm
hồn thánh thiện, không bon chen, không cố nhoi lên để rồi dẫm dập lên
nhau như những cánh diều của người lớn, như lời nhân vật Quý Anh nói
“chúng ta là con đẻ của một cuộc đời không thù hận”. Chính những đoạn

ngưng này trong cuộc đời đầy những oán ân của các nhân vật đã đem lại
chất thơ cho tác phẩm, ước mong xóa nhòa những lời nguyền cay độc đó
càng được chú ý hơn.


13

13

PHẦN KẾT LUẬN
Trong nghệ thuật tự sự, thời gian là một nhân tố quan trọng, với những
cách tân mới mẻ trong nghệ thuật trần thuật Tạ Duy Anh là một trong những
tác giả đã mạnh dạn phá vỡ cấu trúc thời gian đơn tuyến vốn đã quá quen
thuộc của văn xuôi truyền thống. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn và
chiều sâu của tác phẩm, khơi mở nên một “dòng văn học bước qua lời
nguyền” (Hoàng Ngọc Hiến). Qua hơn 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh vẫn
luôn luôn trăn trở tìm cách đổi mới tư duy, quan niệm nghệ thuật, làm mới tác
phẩm từ nội dung tới hình thức, từ ngôn ngữ tới cấu trúc. Chính những điều
đó khiến các tác phẩm của ông lúc ra đời, đi vào cuộc sống chưa bao giờ
chấm dứt tranh cãi. Ông từng tâm sự: "Thật tình mỗi lần cho ra đời một cuốn
sách, tôi luôn phấp phỏng lo sợ không khéo mình đang làm người khác mệt
mỏi". Tuy nhiên, với một người "không bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn
viết mà lại thiếu sự nghiêm túc, tỉnh táo… chú ý từng chữ một" như ông thì
những cuốn sách ấy có khiến người khác mệt mỏi hay không lại cần câu trả
lời từ chính những độc giả chúng ta.


14

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,

2.

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995
Lê Thị Tuyết Hạnh, Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự
(qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995), NXB DHSP

3.

Hà Nội, 2003.
Đào Duy Thiệp, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB Giáo dục,

4.

2008
Nguyễn Mạnh Quỳnh, Tìm hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng (tiếp cận lý thuyết thời gian “giả” của Genette),

5.

Nghiên cứu văn học, 2007
Trần Huyền Sâm (biên soạn và giới thiệu), Những vấn đề lý luận văn
học phương Tây hiện đại, Nxb Văn Học, 2010.



15

15

MỤC LỤC



×