Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Di truyền tế bào đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.12 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ DI TRUYỀN TẾ BÀO
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chức năng của
nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
(1) Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
(2) Đảm bảo sự phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con nhờ sự phân chia
đồng đều của nhiễm sắc thể trong phân bào.
(3) Điều hòa hoạt động của gen thông qua sự cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.
(4) Tạo điều kiện cho ADN nhân đôi.
(5) Tạo điều kiện cho gen thực hiện quá trình phiên mã.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Mỗi tế bào lưỡng bội ở 1 loài có 4 cặp nhiễm sắc thể chứa tất cả 283 x 10 6 cặp
nucleotit. Ở kỳ giữa, chiều dài trung bình của mỗi nhiễm sắc thể là 2 μm, thì các ADN đã co
ngắn khoảng
A. 4000 lần.

B. 1000 lần.

C. 8000 lần.

D. 6000 lần.

Câu 3: Sự phân ly đồng đều của nhiễm sắc thể ở kỳ sau quá trình nguyên phân xảy ra theo
cách sau:


A. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong bộ lưỡng bội bị chẻ dọc qua tâm động thành hai nhiễm sắc
thể đơn, mỗi nhiễm sắc thể đơn phân li về mỗi cực tế bào.
B. Mỗi cặp nhiễm sắc thể đồng dạng ở thể kép tách thành hai nhiễm sắc thể kép, mỗi nhiễm
sắc thể kép phân li về hai cực của tế bào.
C. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội kép tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li đồng
đều về hai cực của tế bào.
D. Các nhiễm sắc thể kép tiếp tục đóng xoắn ở kỳ sau rồi mới tách thành nhiễm sắc thể đơn
phân li về 2 cực của tế bào.
Câu 4: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể,
tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nucleoxom là
49640 A0. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein
histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là
A. 400.

B. 2300.

C. 3200.

D. 800.


Câu 5: Ở ruồi giấm (2n = 8), một tế bào sinh tinh tham gia giảm phân tạo ra 512 tinh trùng
mang nhiễm sắc thể giới tính Y. Biết không xảy ra đột biến. Trong các kết luận sau, có bao
nhiêu kết luận đúng?
(1) Số lượng tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y bằng số lượng tinh trùng mang
nhiễm sắc thể giới tính X.
(2) Số lượng tế bào sinh tinh tham gia giảm phân là 512.
(3) Trong tổng số các tinh trùng được tạo ra có 512 nhiễm sắc thể còn chứa 1 chuỗi
polinucleotit của các nhiễm sắc thể trong tế bào sinh tinh ban đầu.
(4) Tất cả các tinh trùng mang nhiễm sắc thể X đều chứa các nhiễm sắc thể mà 2 chuỗi

polinucleotit được cấu thành bởi nguyên liệu của môi trường nội bào.
(5) Tất cả các tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y đều chứa các nhiễm sắc thể được cấu thành
bởi nguyên liệu của môi trường nội bào.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ Aa x ♀Aa. Giả sử trong quá trình
giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân
li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình
thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh
có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử 2n + 1 và bao nhiêu loại hợp tử 2n - 1?
A. 4 và 1.

B. 3 và 2.

C. 3 và 3.

D. 4 và 2.

Câu 7: Một loài thực vật có 2n = 16, ở một thể đột biến xảy ra trong cấu trúc nhiễm sắc thể
tại 3 nhiễm sắc thể thuộc 3 cặp khác nhau. Biết quá trình giảm phân của cơ thể đột biến của
loài trên diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, giao tử
mang nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 87, 5%.


B. 12, 5%.

C. 75%.

D. 25%.

Câu 8: Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 1 gen có 2 alen (A, a). Khi cho
dòng thuần chủng thân cao lai với dòng thân thấp thì F 1 thu được 100% thân cao tứ bội. Biết
không xảy ra đột biến trong giảm phân. Khi cho F 1 lai với cây có kiểu gen Aaaa thì tỉ lệ
phân li kiểu gen ở F2 là
A. 1AAAa : 4 AAaa : 4 Aaaa : 1 Aaaa.
B. 1 AAAA : 5 AAAa : 5 AAaa : 1Aaaa.
C. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
D. 1 AAAa : 5 AAaa : 5Aaaa : 1 aaaa.


Câu 9: Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng màu hoa có 4 alen là A quy định hoa
đỏ, a1 quy định hoa hồng, a2 quy định hoa trắng, a3 quy định hoa vàng. Thứ tự trội lặn của
các alen là A > a1 > a2> a3. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội,
các giao tử lưỡng bội thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phép lai Aa 1a3a3 x Aa1a2a2 cho tỉ
lệ kiểu hình là
A. 19 đỏ : 8 hồng : 8 trắng : 1 vàng.

B. 31 đỏ : 4 hồng : 1 trắng.

C. 27 đỏ : 4 hồng : 4 trắng : 1 vàng.

D. 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng.

Câu 10: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp NST mang

cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào
khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai
♂AaBbDD x ♀AaBbdd, hợp tử đột biến dạng thể ba có kiểu gen AaBBbDd chiếm tỉ lệ
A. 5%.

B. 10%.

C. 2,5%.

D. 1,25%.

Câu 11: Ở một loài có 4 dòng, các gen trên NST số 1 của mỗi dòng như sau:
Dòng 1: ABCDEGHIK

Dòng 2: ABHGICDEK

Dòng 3: ABHGEDCIK

Dòng 4: AIGHBCDEK

Nếu từ dòng 1 đã phát sinh đột biến đảo đoạn để hình thành các dòng còn lại thì thứ tự phát
sinh đột biến của các dòng nói trên là
A. (1) - (3) - (2) - (4).

B. (1) - (2) - (3) - (4).

C. (1) - ( 4) - (2) - (3).

D. (1) - (3) - (4) - (2).


Câu 12: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 40. Trong quá trình giảm phân hình thành giao
tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình
thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 4 không
phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và
giao tử cái đều mang 19 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến
dạng
A. Thể ba.

B. Thể một kép.

C. Thể một.

D. Thể không.

Câu 13: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen
Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3
phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu
gen là
A. AAb, AAB, aaB, aab, B, b.

B. AaB, Aab, B, b.

C. AAB, AAb.

D. AABB, AAbb, aaBB, aabb.


Câu 14: Ở phép lai ♂AaBb x ♀ AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen
AAAaBbbb. Đột biến được phát sinh ở
A. Lần giảm phân 1 của giới này và lần giảm phân 2 của giới kia.

B. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
C. Lần giảm phân 1 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
D. Lần giảm phân 2 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
Câu 15: Trong quá trình giảm phân của giới đực, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li
trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của giới
cái, NST mang gen B ở một số tế bào không phân li trong giảm phân II. Ở phép lai ♂AaBb
x ♀AaBb, quá trình thụ tinh giữa các giao tử đột biến sẽ tạo ra những loại thể đột biến nào
sau đây?
A. Thể bốn, thể ba, thể một, thể không.
B. Thể bốn, thể không.
C. Thể ba kép, thể ba, thể một, thể một kép.
D. Thể ba kép, thể bốn, thể một kép, thể không.
Câu 16: Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, điều nào sau đây không đúng?
A. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
B. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Protein histon và ADN.
C. Trong tế bào xoma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ
2n.
D. Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
Câu 17: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được
kí hiệu từ (1) đến (6) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng
của mỗi thể đột biến là
(1) 12 NST

(2) 11 NST

(3) 18 NST

(4) 13 NST

(5) 36 NST


(6) 15 NST

Những thể đột biến thuộc dạng lệch bội thể một là
A (3), (5).

B. (2), (4).

C. (1), (4), (5).

D. (4), (5), (6).

Câu 18: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến lệch bội cũng có thể được xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng
hình thành nên thể khảm.


B. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương
đồng đều không phân li.
C. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở cặp NST giới tính mà không xảy ra ở
cặp NST thường.
D. Ở cùng một loài, tần số xảy ra đột biến lệch bội thể thường cao hơn đột biến lệch bội
dạng thể một.
Câu 19: Giả sử phát sinh một đột biến lặn gây chết ở trước tuổi sinh sản. Xét các trường
hợp mang gen đột biến lặn sau đây:
(1) Thể đồng hợp lặn.

(2) Thể dị hợp.

(3) Thể bốn.


(4) Gen lặn trên X ở giới XY.

(5) Thể tứ bội.

(6) Thể không.

(7) Thể tam bội.

(8) Đột biến mất đoạn làm mât alen trội tương ứng.

Trong 8 trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp sẽ loại bỏ đột biến lặn?
A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3

Câu 20: Cho các thông tin :
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(3) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
(6) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Trong số 6 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3.


B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 21: Sử dụng cônxixin để gây đột biến đa bội hóa phải tác động vào pha nào của chu kì
tế bào?
A. Pha S.

B. Pha G1.

C. Pha G2.

D. Pha M.

Câu 22: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b. Alen b
không có khả năng tổng hợp protein nên quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây
hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một
vài cây hoa trắng. Nếu sự xuất hiện các cây hoa trắng ở phép lai trên là do đột biến số lượng
NST thì đó là loại đột biến nào?
A. Lệch bội thể một hoặc lệch bội thể không.


B. Lệch bội thể ba hoặc lệch bội thể một.
C. Lệch bội hoặc đa bội.
D. Đột biến tam bội hoặc đột biến lệch bội thể ba.
Câu 23: Ở phép lai ♂AaBb x ♀Aabb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen
AAAabbbb. Đột biến được phát sinh ở
A. Lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 hoặc 2 của giới cái.

B. Lần giảm phân 1 của cả hai giới.
C. Lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 của giới cái.
D. Lần giảm phân 1 của giới đực và lần giảm phân 2 của giới cái.
Câu 24: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng
của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa
học của khẳng định trên là
A. Số nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào là bội số của 4 nên bộ NST 1n = 10 và 4n = 40.
B. Khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy
chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và
kích thước.
C. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
D. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước
giống nhau.
Câu 25: Những loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân
tế bào?
A. Đột biến đảo đoạn NST, lặp đoạn NST.
B. Đột biến đảo đoạn NST, đột biến lệch bội, đột biến gen.
C. Đột biến lệch bội thể một, đột biến lệch bội thể ba.
D. Đột biến đảo đoạn NST, đột biến mất đoạn NST.
Câu 26: Khi nói về đột biến đảo đoạn, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt
động.
B. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới.
C. Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
D. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và động vật.


Câu 27: Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST (2n = 12). Khi quan sát quá trình giảm
phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong
giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình

thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
A. 49,5%.

B. 99%.

C. 80%.

D. 40%.

Câu 28: Giả sử có một thể đột biến lệch bội vẫn có khả năng sinh sản sản hữu tính bình
thường và các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh với xác suất như nhau thì
khi cho thể ba kép (2n +1 ) tự thụ phấn, loại hợp tử có bộ NST 2n + 1 ở đời con sẽ có tỉ lệ
A. 50%.

B. 75%.

C. 25%.

D. 100%.

Câu 29: Cơ thể đực ở một loài khi giảm phân không có đột biến đã tạo ra tối đa 1024 loại
giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở 2 cặp
NST tương đồng, các cặp NST còn lại không có trao đổi chéo. Bộ NST lưỡng bội của loài là
A. 2n = 8.

B. 2n = 10.

C. 2n = 16.

D. 2n = 20.


Câu 30: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20. Một thể đột biến ba kép xảy ra ở cặp NST số
3 và cặp NST số 5. Khi cơ thể này giảm phân tạo giao tử thì theo lí thuyết trong số các giao
tử được tạo ra, giao tử đột biến chiếm tỉ lệ
A. 12,5%.

B. 25%.

C. 50%.

D. 75%.

Câu 31: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 8% số tế bào
đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử đột biến
mang gen ABbD với tỉ lệ.
A. 8%.

B. 16%.

C. 1%.

D. 11,5%.

Câu 32: Cà độc dược 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị
mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo đoạn, ở NST số 3 được lặp 1 đoạn. Khi giảm
phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử
đột biến có tỉ lệ
A. 87,5%.


B. 12,5%.

C. 75%.

D. 25%.

Câu 33: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST
magn cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai
♂AaBbDd x ♀AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến?
A. 24.

B. 12.

C. 16.

D.8.


Câu 34: Cho biết giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh, gen A trội hoàn toàn so
với gen a. Ở phép lai ♂AAa x ♀Aaaa, tỉ lệ kiểu hình của đời con là
A. 35 : 1.

B. 11 : 1

C. 5 : 1.

D. 2 : 1.

Câu 35: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử

2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai
(1) AAAa x AAAa.

(2) Aaaa x Aaaa.

(3) AAaa x AAAa.

(4) AAaa x Aaaa.

Tính theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 :
1?
A. (1), (3).

B. (1), (2).

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Câu 36: Cho các thông tin về cấu trúc NST như sau:
(1) Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo từ ADN, nên sự nhân đôi của NST dẫn đến sự
nhân đôi của ADN.
(2) Ở tế bào nhân thực, NST là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
(3) Ở tế bào nhân thực, thành phần hóa học chủ yếu của NST là ARN và protein histon.
(4) Ở tế bào nhân thực, cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân đôi NST.
(5) Ở tế bào nhân thực, đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleoxom.
(6) Phân tử ADN đóng xoắn cực đại vào kì đầu 1 trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
Số kết luận đúng dựa vào hình trên là
A. 4.


B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 37: Cho các thông tin về đột biến đa bội:
(1) Căn cứ vào nguồn gốc, có hai loại đột biến đa bội là: Đa bội chẵn và đa bội lẻ.
(2) Đột biến đa bội chỉ hình thành trong nguyên phân, không hình thành trong giảm phân.
(3) Sự hình thành chuối nhà (3n) từ chuối rừng (2n) trong tự nhiên là do quá trình nguyên
phân không bình thường.
(4) Cơ thể đa bội sức chống chịu tăng.
(5) Thể đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
(6) Sự thụ tinh giữa 2 giao tử lưỡng bội cùng loài sẽ hình thành thể đa bội chẵn.
(7) Cơ thể đa bội tổng hợp chất hữu cơ mạnh mẽ.
(8) Cơ thể đa bội có số lượng NST tăng còn hàm lượng ADN không thay đổi.
Số thông tin đúng là:
A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.


Câu 38: Cho các dạng đột biến cấu trúc NST sau:
(1) Đảo đoạn chứa tâm động.
(2) Chuyển đoạn trên một NST.
(3) Lặp đoạn NST.

(4) Mất đoạn đầu mút NST.
(5) Mất đoạn giữa NST.
(6) Chuyển đoạn tương hỗ.
(8) Chuyển đoạn không tương hỗ.
(9) Mất đoạn kết hợp với lặp đoạn NST.
Số dạng đột biến liên quan đến hai NST không cùng cặp tương đồng là:
A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 7.

Câu 39: Biết không xảy ra đột biến, trong các phép lai sau đây, tính theo lí thuyết có bao
nhiêu phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1: 1 : 4 : 4 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1.
(1) AAaaBBDd x AAAABbdd

(2) AaaaBBdd x AaaaBbDd

(3) AaaaBbdd x AAAabbDd

(4) AAAaBbDD x AAAABbDd

(5) AAAaBbdd x AaaabbDd

(5) aaaaBbdd x AaaabbDd

A. 0.


B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 40: Cho lai hai dòng lúa mì P: ♂AaBB x♀ Aabb. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST
thường khác nhau và không xảy ra đột biến gen. Tính theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây
không đúng?
A. Sự phân li bất thường của NST xảy ra trong giảm phân, kết quả thụ tinh tạo con lai 3n có
kiểu là: AAaBBb, AAABbb, AaaBbb.
B. Trong giảm phân cặp Aa của cây không phân li, cây giảm phân bình thường, kết quả thụ
tinh tạo thể lệch bội 2n + 1: AaaBb, AAABb, aaaBb.
C. Trong giảm phân cặp Aa của cây không phân li, cây giảm phân bình thường, kết quả thụ
tinh tạo thể lệch bội 2n + 1: AAAbb, AAaBb, aaaBB.
D. Quá trình giảm phân của hai cơ thể mang lai diễn ra bình thường. Con lai tự đa bội 4n có
các kiểu gen: AAAABBbb, aaaaBBbb, AAaaBBbb.
Câu 41: Ở người có sự chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở NST số 13 và NST số 18. Tế bào
giảm phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử sẽ tối đa bao nhiêu loại giao tử
khác nhau về nguồn gốc NST có thể có?
A. 26.

B. 36.

C. 24.

D. 16.


Câu 42: Cho các dạng đột biến cấu trúc NST sau:

(1) Mất đoạn.
(2) Đảo đoạn.
(3) Chuyển đoạn tương hỗ.
(4) Lặp đoạn.
(5) Chuyển đoạn trên một NST.
(6) Chuyển đoạn khong tương hỗ.
Số dạng đột biến có thể làm thay đổi thành phần gen của nhóm gen liên kết trên NST là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 43: Ở phép lai ♂ AaBbDd x ♀Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp
NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ
thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể
ở đời con, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aabbdd là
A. 4,5%.

B. 72%.

C. 9%.

D. 2,25%.

Câu 44: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp NST mang cặp

gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác
giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có 12% số tế bào có cặp
NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình
thường. Ở phép lai ♂AaBbDd x ♀AabbDd thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F 1, xác
suất để thu được cá thể đột biến là
A. 80,96%

B. 19,04%.

C. 20%.

D. 9,6%.

Câu 45: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể (2n = 12). Khi quan sát quá
trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1
không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các
tế bào còn lại giảm phân bình thường. Lấy ngẫu nhiên 1 giao tử, xác suất để thu được giao
tử có 5 NST là
A. 1%.

B. 0,05%.

C. 0,5%.

D. 10%.

Câu 46:Một người có kiểu hình bình thường, mang NST có sự chuyển đoạn giữa NST số 14
và NST số 21, lập gia đình với một người hoàn toàn bình thường, con của họ sẽ có thể
A. Hoàn toàn bình thường về kiểu hình và bộ NST.



B. Bình thường nhưng mang đột biến chuyển đoạn.
C. Có bất thường về NST 14 hoặc 21 hoặc cả hai.
D. A, B, C đều có thể.
Câu 47: Một thanh niên được gia đình đưa đến bệnh viện nhờ khám và điều trị, bác sĩ kết
luận anh ta bị hội chứng Claiphento. Làm thế nào để khẳng định điều trên?
A. Làm tiêu bản NST thấy có 1 thể Bar.
B. Làm tiêu bản NST thấy bộ NST có 47 chiếc.
C. Làm tiêu bản NST thấy bộ NST có 47 chiếc và có 1 thể Bar.
D. Quan sát biểu hiện bên ngoài: chân tay dài, trí tuệ kém phát triển.
Câu 48: Sự hình thành thể tự đa bội chẵn (4n) là
A. Kết quả của sự thụ tinh của hai giao tử lưỡng bội.
B. Kết quả của phép lai giữa hai cây tứ bội (4n) và lưỡng bội (2n).
C. Bộ NST 2n của hợp tử nhân đôi nhưng không phân ly ở lần nguyên phân đầu tiên.
D. Chỉ A và C đúng.
Câu 49: Điều nhận xét nào là không chính xác khi nói về thê đa bội chẵn?
A. Thể 4n có thể được hình thành do bố, mẹ (2n) bị đột biến đa bội thể xảy ra trong giảm
phân tạo giao tử.
B. Thể 4n có thể hình thành từ hợp tử 2n bị tác dụng bởi cônxixin trong lần nguyên phân
đầu tiên của hợp tử.
C. Thể tứ bội chỉ có thể di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng.
D. Thể tứ bội khá phổ biến ở thực vật nhưng rất hiếm gặp ở động vật.
Câu 50: Sự phát sinh và biểu hiện thành thể khảm tứ bội (4n) trên một cây có hoa lưỡng bội
(2n) là do
A. Các cromatit ở mỗi NST kép không phân ly ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Các cromatit ở mỗi NST kép không phân ly ở những tế bào non của đỉnh sinh trưởng của
cành bên.
C. Các cặp NST kép đồng dạng không phân ly ở lần phân bào 1 của quá trình giảm phân ở
tế bào sinh hạt phấn.
D. Các cặp NST kép đồng dạng không phân ly ở những tế bào sinh giao tử (tế bào mẹ hạt

phấn, tế bào mẹ túi phôi) khi hình thành hạt phấn, túi phôi.



×