Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.32 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

NGUYỄN THỊ MINH HẢI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐỔ THẢI CHẤT NẠO VÉT LUỒNG CẢNG
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 60440301

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016


Luận văn được hoàn thành tại:
Khoa môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chu Hồi
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Phản biện 1: TS. Hoàng Anh Lê
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 2: TS. Đào Văn Hiền
Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ tại Khoa môi


trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi 15h00 ngày 07 tháng 01 năm 2016

Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa sau Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Hải Phòng là thành phố ven biển với đường bờ biển dài khoảng 125 km, có 5 cửa
sông chính chảy ra biển và một vùng biển rộng ra tới đảo Bạch Long Vĩ giữa vịnh Bắc Bộ.
Đặc biệt, phía bắc Đồ Sơn tồn tại một hệ cửa sông hình phễu Bạch Đằng với các cửa sông
ăn sâu vào nội địa, và có trên 400 đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá vôi rất đa dạng về cảnh
quan, hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật, phi sinh vật,... Đó là tiền đề cho thành phố Hải
Phòng phát triển kinh tế biển, kinh tế dựa vào bảo tồn thiên nhiên biển - đảo và có lợi thế để
phát triển cảng.
Từ cuối thế kỷ XIX, cảng Hải Phòng từng là cảng biển lớn nhất nước ta, song, kể từ
1987 trở lại đây, luồng tàu vào cảng Hải Phòng đã bị sa bồi mạnh làm mất đi vị thế hàng
đầu của một cảng cửa ngõ tầm cỡ quốc gia và khu vực. Trước đây, hệ thống luồng lạch
vùng cửa sông hình phễu Bạch Ðằng và Cửa Cấm thường xuyên bảo đảm cho tàu vạn tấn ra
vào an toàn mà khối lượng nạo vét luồng chỉ có hơn 1 triệu m3/năm. Tuy nhiên, hơn chục
năm qua lượng đất nạo vét thường xuyên gấp từ 3 đến 5 lần, mà luồng vẫn cạn (từ 3,5 đến 4
mét) khiến cho tàu vạn tấn buộc phải chuyển tải hàng từ xa vào cảng. Vì thế, khai mở luồng
tàu mới qua Lạch Huyện là điều tất yếu của việc cải tạo, mở rộng hệ thống cảng Hải Phòng
ra phía biển trong những năm gần đây.
Liên quan đến việc phát triển Cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện và duy trì hoạt
động ‘bình thường’ cho hệ thống cảng Hải Phòng hiện tại, phải nạo vét luồng cảng đến
khoảng 3 triệu tấn hàng năm. Với một lượng chất nạo vét lớn như vậy, việc quản lý hoạt
động nạo vét và đổ thải chất nạo vét đang là một vấn khó khăn vì những quy định về lĩnh

vực này ở trong nước còn rất ít.
Việc thiếu các quy định cụ thể khiến các cơ quan liên quan về quản lý môi trường
biển lúng túng khi hướng dẫn, đánh giá chất/vật nạo vét và bãi chứa chất/vật nạo vét luồng
cảng để quyết định việc cho phép đổ thải/nhận chìm, cũng như lúng túng khi kiểm tra, giám
sát các hoạt động nạo vét, vận chuyển, đổ thải tại bãi chứa trên biển.
Vì vậy, việc chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý
hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố Hải Phòng”có ý nghĩa cả về mặt
thực tiễn và lý luận. Từ trường hợp nghiên cứu ở hệ thống cảng Hải Phòng, học viên sẽ đề
xuất một số giải pháp mang tính pháp lý phù hợp nhằm bảo vệ môi trường cảng Hải Phòng
và nhân rộng cho các vùng cảng tương tự ở ven biển nước ta.

1


Luận văn được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Có được cơ sở pháp lý và thực tiễn trong nước, quốc tế trong quản lý hoạt động đổ
thải, nhận chìm ở biển.
- Khái quát được tình hình quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng ở thành
phố Hải Phòng.
- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động đổ thải chất
nạo vét luồng cảng ở thành phố Hải Phòng.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

1.1. Một số khái niệm liên quan
(1)Nhận chìm: Thuật ngữ “nhận chìm” được xác định trong Công ước của Liên hiệp
quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), Công ước Luân Đôn

1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.“Nhận chìm” có nghĩa là:
i. Bất kỳ sự đổ, thải có ý thức nào xuống biển các chất thải hoặc các chất khác từ các
tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo khác ở biển.
ii. Bất kỳ sự đánh chìm nào của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công
trình nhân tạo khác ở biển.
Việc nhận chìm không bao gồm:
i. Việc đổ, thải các chất thải hoặc các chất khác được sản sinh trực tiếp hoặc gián tiếp
trong việc khai thác bình thường của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công
trình khác trên biển, cũng như các thiết bị của chúng, ngoại trừ các chất thải hoặc các chất
khác được chuyên chở hoặc chuyển tải trên các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc
các công trình khác bố trí ở biển được dùng để đổ thải các chất đó, trên các tàu thuyền,
phương tiện bay, giàn nổi hay các công trình đó tạo ra;
ii. Việc tàng chứa các chất với mục đích không phải chỉ là để đổ, thải chúng với điều
kiện là việc tàng chứa này không đi ngược lại những mục đích của Công ước Luân Đôn
1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.
Việc đổ, thải các chất thải hoặc các chất khác phát sinh trực tiếp từ hoặc liên quan
đến việc khai thác, thăm dò và quá trình chế biến tài nguyên khoáng sản lòng đất dưới đáy
biển ngoài khơi không áp dụng các quy định của Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định
thư Luân Đôn 1996.
Ngoài ra, Nghị định thư Luân Đôn 1996 mở rộng phạm vi điều chỉnh để quản lý hoạt
động nhận chìm để cấm "thiêu hủy trên biển" đối với quá trình đốt cháy trên tàu, dàn nổi
hoặc cấu trúc nhân tạo khác trên biển, đối với chất thải hoặc chất khác với mục đích đổ, thải
nó một cách thận trọng bằng cách thiêu hủy bằng nhiệt.
(2)Vật liệu nạo vét: là trầm tích (sa bồi) lầy từ dưới mặt nước trước khi được đổ vào
đại dương.

3


(3)Nạo vét:là điều cần thiết để duy trì hoạt động hàng hải tại các cảng, bến cảng, bến

du thuyền và đường thuỷ nội địa, đối với sự phát triển của các thiết bị cảng, vì giảm nhẹ lũ
lụt, và để loại bỏ các trầm tích từ cấu trúc, lưu vực và cửa hút nước.
(4)Bãi chứa chất thải:
Tổng hợp các tài liệu của Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thưLuân Đôn
1996cũng như các quy định của quốc tế về xác định khu vực vị trí trên biển.Luận văn đã xác
định khái niệm về bãi chứa chất thải trên biển như sau:
Bãi chứa chất thải trên biển (còn có thể gọi là điểm nhận chìm trên biển- dumping
site) là khu vực có diện tích nhất định đã được xác định trên biển để đổ thải chất thải và vật
chất khác (có các tọa độ để xác định chính xác về vị trí, khu vực này trên hải đồ, có các biển
báo, dấu hiệu hàng hải để nhận dạng) do cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và cấp
phép cho đổ thải tại đó theo những quy định và điều kiện cụ thể được ghi trong giấy phép.
(5)Cảng, cầu cảng: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng,
được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc
dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
(6)Luồng cảng biển: Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng
được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu
biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn

4


1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng
1.2.2. Dân số
Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000
người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người.Mật độ dân số 1.207 người/km 2.
1.2.3. Khí hậu
Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trưng: Nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân,

Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong đó, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của
một mùa đông lạnh và khô, mùa đông là 20,3 0C; từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa
hè, nồm mát và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,50C.
1.2.4. Đặc điểm địa hình
Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519 km2. Đồi núi chiếm 15% diện tích,
phân bố chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của
vùng trung du với những đồng bằng xen đồi; phía Nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng
kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7- 1,7m
so với mực nước biển.

5


1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất đai: Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km²,trong đó diện tích đất
liền là 1208,49 km².
Tài nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi dự trữ
sinh quyển Thế giới.
Tài nguyên nước: Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải
Phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước.
Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên đá vôi nhiều, và có mỏ đá vôi ở
Thuỷ Nguyên.
1.2.6. Chế độ thủy văn, hải văn
a. Hải văn
Mực nước: Chế độ mực nước thủy triều khu vực Hải Phòng thuộc chế độ nhật triều
đều, điển hình là Hòn Dáu. Hầu hết các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có 1 lần nước
lên và 1 lần nước xuống khá đều đặn.
Dòng chảy: Trong Vịnh Bắc Bộ, cả mùa đông và mùa hè đều tồn tại một xoáy thuận
có tâm nằm ở khoảng giữa Vịnh. Mùa Đông tâm này dịch xuống phía nam còn về mùa hè
thì dịch lên phía bắc.

Sóng: Sóng ở vùng biển Hải Phòng không lớn. Vùng ngoài khơi sóng đáng kể hơn.
Sóng trung bình có độ cao khoảng 0,6 - 0,7 m tương ứng tại Hòn Dáu. Sóng lớn nhất quan
sát được vào những ngày hè do bão gây ra ở Hòn Dáu là 5,6 m. Các tháng mùa đông, gió
mùa đông bắc thường tạo ra sóng lớn ở vùng này, có độ cao khoảng 2,8 - 3,0 m.
1.2.7. Đặc điểm địa hình địa chất đáy biển
Khu vực biển Hải Phòng nằm trong phạm vi Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy lịch sử phát triển
địa hình đáy biển khu vực Hải Phòng không thể tách khỏi quá trình tiến hóa của Vịnh Bắc
Bộ. Nên đặc điểm địa hình địa chất đáy biển của Hải Phòng được hình thành chung trong
quá trính hình thành địa hình địa chất của Vịnh Bắc Bộ.
1.2.8. Các hệ sinh thái đặc biển của Hải Phòng
Hải Phòng có nguồn tài nguyên biển khá phong phú, đặc biệt là các hệ sinh thái biển
có giá trị cao đều như rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, rạn đá, tùng áng, bãi triều, cửa sông
và vùng đáy biển rộng lớn.

6


1.3. Tổng quan về hoạt động đổ thải chất liệu nạo vét luồng cảng
1.3.1. Tổng quan quản lý hoạt động đổ thải trên biển của thế giới
1.3.1.1. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ thải
chất thải trên biển của Mỹ
Những quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi
chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Mỹ được quy định tại
Chương 27 Nhận chìm trên biển, Phần 33 về hàng hải và các vùng nước hàng hải trong Bộ
luật của Mỹ năm 2010.
Các quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi chứa
chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Mỹ phù hợp với Nghị định thư
Luân Đôn 1996. Theo Báo cáo cuối cùng về giấy phép ban hành năm 2008 (Thông tư của
IMO số LC-LP.1/Circ.52 ngày 01/5/2012) thì trong năm 2008, Mỹ cấp 15 giấy phép để
nhận chìm trên biển (có 01 giấy phép đặc biệt).


Hình 1.2. Các Bang đã cấp phép chất thải trên biển của Mỹ đến năm 2000
1.3.1.2. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ thải
chất thải trên biển của Ireland
Luật pháp về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển của Ireland được quy định tại
Đạo luật về nhận chìm trên biển của Ireland để quy định việc nhận chìm chất thải hoặc các
chất khác trong vùng nội thủy và lãnh hải, trên thềm lục địa và vào các khu vực biển khác
thuộc thẩm quyền của Ireland.Các quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển của
Ireland phù hợp với Công ước Luân Đôn 1972 (Hình 1.3).Theo Báo cáo tại Thông tư của
IMO số LC-LP.1/Circ.52 ngày 01/5/2012, Ireland cấp 9 giấy phép để nhận chìm trên biển
trong năm 2008 (có 01 giấy phép đặc biệt).
7


Hình 1.3.Hình ảnh các vị trí nhận chìm trên biển của Ireland năm 2008
1.3.1.3. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ thải
chất thải trên biển của Canada
Tại Canada, các hệ thống quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động
đổ thải chất thải trên biển có những đặc điểm như:
- Hoạt động theo Nghị định thư Luân Đôn;
- Có hệ thống cấp giấy phép theo Luật Bảo vệ môi trường Canada;
- Có một hình thức ứng dụng và danh sách hành động hạn chế được quy định.
1.3.1.4. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ thải
chất thải trên biển của Trung Quốc
Luật pháp về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi chứa
chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Trung Quốc được quy định tại
Quy định về nhận chìm trên biển của Trung Quốc (do Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa ban hành ngày 06/3/1985) để quy định việc nhận chìm chất thải hoặc các
chất khác trong vùng nội thủy và lãnh hải, trên thềm lục địa và vào các khu vực biển khác
thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.


8



×