Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân trong việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 81 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI AN
Mã sinh viên: 1101004

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU MỘT SỐ
NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC BÁN
THUỐC KÊ ĐƠN MÀ KHÔNG CÓ ĐƠN
TẠI CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI AN
Mã sinh viên: 1101004

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU MỘT SỐ
NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC BÁN
THUỐC KÊ ĐƠN MÀ KHÔNG CÓ ĐƠN
TẠI CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn :
ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy


Nơi thực hiện :
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Khi bản khóa luận này hoàn thành cũng là lúc tôi muốn gửi lời cảm ơn tới
những người thầy, người hướng dẫn, người giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề
tài.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Phương
Thúy - Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà
Nội. Tôi thấy mình vô cùng may mắn khi được cô trực tiếp hướng dẫn. Cô đã dành
nhiều thời gian, công sức để giúp đỡ tôi, chỉnh sửa cho tôi tận tình đến từng câu
chữ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới NCS. Phạm Nữ Hạnh Vân - Giảng
viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội; DS.CKII
Nguyễn Xuân Hùng – Thư ký Hiệp hội Dược học Việt Nam, người cô, người thầy
đã tận tình dạy bảo, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh
tế Dược, các thầy cô giáo của Trường Đại học Dược Hà Nội – những người thầy,
người cô đã dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt 5 năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn, các anh/chị tại các nhà thuốc, quầy thuốc một
số quận của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thu số liệu cho khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè,
những người luôn động viên, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập và quá
trình làm khóa luận.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Hải An


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Quy định kê đơn, bán thuốc theo đơn ....................................................................3
1.1.1 Một số khái niệm ..................................................................................................3
1.1.2. Phân loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn ......................................................3
1.1.3. Kê đơn, bán thuốc kê đơn....................................................................................6
1.2. Thực trạng mua bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ ......................................................8
1.3. Mô hình hành vi có dự định (Theory of Planned Behavior - TBP) .....................14
1.3.1. Đặc điểm của mô hình hành vi có dự định ........................................................14
1.3.2. Một số nghiên cứu ứng dụng mô hình dự định hành vi (Theory of Planned
Behaviour - TPB) trên thế giới và tại Việt Nam .........................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................19
2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ..........................................................................................19
2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ...............................................................................20
2.3.3. Xác định biến số ................................................................................................22
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................23
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................24

3.1. Kết quả nghiên cứu...............................................................................................24
3.1.1. Tìm hiểu một số yếu tố dẫn đến việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ
sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP .............................................................................24


3.1.2. Bước đầu khảo sát mức độ tác động của một số yếu tố đến ý định bán thuốc kê
đơn mà không có đơn của người bán thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc GPP trên cơ sở
lý thuyết hành vi có dự định (Theory Planning Behavior-TPB) .................................36
3.2. Bàn luận ................................................................................................................44
3.2.1. Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ sở
bán lẻ thuốc .................................................................................................................44
3.2.2. Bước đầu khảo sát mức độ tác động của một số yếu tố dẫn đến ý định bán
thuốc kê đơn mà không có đơn của người bán thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc GPP 48
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................51
4.1. Kết luận ................................................................................................................51
4.1.1. Tìm hiểu một số yếu tố dẫn đến việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ
sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP thông qua phương pháp phỏng vấn sâu. .............51
4.1.2. Bước đầu thăm dò sự tác động của một số yếu tố đến ý định bán thuốc kê đơn
mà không có đơn của người bán thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc GPP trên cơ sở lý
thuyết hành vi có dự định (Theory Planning Behavior-TPB) .....................................51
4.2. Đề xuất .................................................................................................................52
4.2.1. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................52
4.2.2. Biện pháp giải quyết tình trạng bán thuốc kê đơn mà không có đơn hiện nay .53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chú giải nghĩa


Chữ viết tắt
BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BS

Bác sỹ

CQQL

Cơ quan quản lý

DS

Dược sỹ

ETC

Thuốc kê đơn

FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(Food and Drug Administration)

FIP

Liên đoàn dược phẩm quốc tế
(International Pharmaceutical Federation)


GARP

Nhóm nghiên cứu Quốc gia Việt Nam

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice)

Max

Giá trị lớn nhất (Maximum)

Min

Giá trị nhỏ nhất (Minimum)

NVNT

Nhân viên nhà thuốc

OTC

Thuốc không kê đơn (Over The Counter)

TB

Số trung bình

TKĐKCĐ


Thuốc kê đơn không có đơn

TRA

Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

TPB

Mô hình hành vi có dự định (Theory of Planned Behavior)

SD

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả nghiên cứu khảo sát liên quan việc bán thuốc kê đơn mà không
có đơn tại nhà thuốc, quầy thuốc ở Việt Nam. ..........................................................11
Bảng 1.2 : Tỷ lệ tán thành với các lý do của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn
tại Saudi .....................................................................................................................13
Bảng 2.1: Danh sách biến số .....................................................................................22
Bảng 3. 2: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................37
Bảng 3.3: Thái độ của người bán thuốc đối với hành vi bán thuốc kê đơn mà không
có đơn ........................................................................................................................38
Bảng 3.4: Chuẩn chủ quan đối với hành vi bán thuốc kê đơn mà không có đơn .....40

Bảng 3.5: Nhận thức kiểm soát hành vi trong việc bán thuốc kê đơn mà không có
đơn của người bán thuốc ...........................................................................................41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các văn bản có liên quan về thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn tại Việt
Nam .............................................................................................................................6
Hình 1.2: Mô hình hành vi có dự định ......................................................................15
Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu .......................................................................20
Hình 3.1: Mức độ tác động của các yếu tố khảo sát đến hành vi bán thuốc kê đơn
mà không có đơn theo mô hình TPB ........................................................................43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà thuốc là một “đơn vị y tế cơ sở” trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban
đầu, đây thường là nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi có nhu cầu chăm sóc sức
khỏe trước khi họ tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh bởi vì việc người dân tiếp cận
với các nhà thuốc là thuận tiện và đơn giản hơn nhiều so với việc họ đến các cơ sở
khám chữa bệnh [2].
Nhằm thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, trên cơ sở các nguyên tắc chung
về “Thực hành tốt nhà thuốc” do Liên đoàn Dược phẩm quốc tế xây dựng và căn cứ
vào tình hình thực tế của Việt Nam, năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc,
tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” [6]. Sự ra đời của nhà thuốc GPP đã
làm thay đổi diện mạo của các nhà thuốc nói chung. Các nhà thuốc GPP khang
trang, sạch đẹp. Bên cạnh đó là chất lượng dịch vụ dược cũng được nâng lên rõ rệt
[18].
Tuy nhiên, tại các nhà thuốc, quầy thuốc GPP ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại,
bất cập. Một trong số đó là tình trạng các quy định về bán thuốc kê đơn mà không

có đơn. Kết quả nghiên cứu của Larsson M tại Việt Nam (2003), có hơn 78% khách
hàng đến mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc là không có đơn chỉ định. Trong
đó, 67% do người bán giới thiệu, 11% do người mua tự quyết định [48]. Một nghiên
cứu gần đây cũng được thực hiện tại Hà Nội với phương pháp đóng vai khách hàng
cho kết quả có đến 96,7% nhà thuốc bán kháng sinh (amoxicilin) khi không có đơn,
ngoài ra vi phạm ở mức hơn 60% đối với trường hợp mua prednisolon [31]. Một
nghiên cứu khác tại Thanh Hóa cũng chỉ ra 100% người bán thuốc đồng ý bán
“Thuốc kê đơn” khi khách hàng không có đơn thuốc [19].
Hậu quả của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn có thể kể ra như: làm
xuất hiện nhiều thêm các tác dụng phụ, làm tăng các vi khuẩn kháng thuốc từ đó
gây ra lây lan các bệnh nhiễm trùng khiến nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng, gây
tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị [44]. Cụ thể tại Việt Nam, theo một báo
cáo của GARP, nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao
nhất trên thế giới [24].


2

Trong bối cảnh tiêu chuẩn GPP thực hiện đã được thực hiện gần 10 năm
nhưng một số vấn đề tồn tại bất cập trong việc bán thuốc tại cơ sở bán lẻ vẫn chưa
được thực sự cải thiện, đặc biệt là tình trạng bán thuốc kê đơn mà không có đơn.
Câu hỏi đặt ra là có những lý do nào dẫn đến thực trạng bán thuốc kê đơn mà không
có đơn tại hầu hết các nhà thuốc, quầy thuốc tại Việt Nam? Tại sao người bán thuốc
quyết định bán thuốc kê đơn mà không có đơn? Sự tác động của các nguyên nhân
này là như thế nào đến quyết định của người bán thuốc? Để trả lời câu hỏi trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân trong việc bán
thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc” với mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu một số yếu tố dẫn đến việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại
cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP thông qua phương pháp phỏng vấn sâu.
2. Bước đầu thăm dò sự tác động của một số yếu tố đến ý định bán thuốc kê

đơn mà không có đơn của người bán thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc GPP trên cơ
sở lý thuyết hành vi có dự định (Theory Planning Behavior-TPB).
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế việc bán thuốc kê đơn
mà không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Quy định kê đơn, bán thuốc theo đơn
1.1.1 Một số khái niệm
Theo định nghĩa của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA):
- Thuốc kê đơn là thuốc để mua được cần có chỉ định của bác sỹ [62].
- Thuốc không kê đơn là những thuốc sử dụng an toàn, hiệu quả mà không có sự
giám sát của bác sĩ, khách hàng có thể trực tiếp mua tại nhà thuốc, siêu thị mà không
cần đơn. Được quy định trong các chuyên luận về thuốc không kê đơn [65].
Theo Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Việt Nam [30].
- Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê
đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe; khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải
theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn.
- Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn
thuốc.
1.1.2. Phân loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn
Trên thế giới, phân loại thuốc kê đơn, không kê đơn được xây dựng và ban
hành nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng một số thuốc mà không
nhất thiết phải có sự chăm sóc, theo dõi của bác sỹ. Quy định việc cung ứng thuốc
kê đơn, không kê đơn tại một số quốc gia trên thế giới có những điểm khác nhau.
Canada là quốc gia có mô hình phân loại gồm 2 nhóm thuốc kê đơn, thuốc
không kê đơn nhưng trong đó, nhóm thuốc không kê đơn được phân thành 3 loại
nhỏ liên quan đến phạm vi cấp phát, cung ứng cụ thể như sau [64]:

- Nhóm 1: Thuốc kê đơn, chỉ được bán hoặc cung cấp khi có đơn của bác sỹ bởi
dược sĩ có chứng chỉ hành nghề.
- Nhóm 2: Thuốc không kê đơn, gồm 3 loại:
+ Loại 1: Thuốc không yêu cầu có đơn nhưng phải có tư vấn của dược sĩ trước
khi bán, chỉ được bán tại nhà thuốc. Các thuốc này còn được gọi là “Behind-thecounter”.


4

+ Loại 2: Thuốc không yêu cầu có đơn, được bày bán ở khu vực dưới sự giám
sát của dược sĩ. Những thuốc này có thể được bày bán trong một khu vực của cửa
hàng bán lẻ hoặc có thể tự chọn, nhưng phải luôn có mặt của dược sĩ ở đó để hỗ trợ
lựa chọn thuốc khi cần thiết.
+ Loại 3: Thuốc không yêu cầu có đơn và có thể được bán ở bất kỳ cửa hàng
bán lẻ nào.
Anh là quốc gia quy định có 3 loại thuốc, cụ thể như sau [63]:
- Loại 1: Thuốc kê đơn khi cung cấp, bán phải có đơn của bác sĩ (Prescription
Only Medication - POM) và dược sĩ là người cung cấp.
- Loại 2: Thuốc không kê đơn nói chung mà không cần có sự có mặt của dược
sĩ, là thuốc được bày bán trên kệ, ở bất cứ cửa hàng bán lẻ như siêu thị, nhà ga, trạm
xăng (General Sales List -GSL). Ví dụ paracetamol, ibuprofen với số lượng đóng
gói nhỏ thuốc nhất định.
- Loại 3: Không thuộc loại POM và loại GSL, được bày bán tại nhà thuốc và
được cung cấp bởi dược sĩ (Pharmacy Medication). Nhân viên tại nhà thuốc có thể
được bán những thuốc này dưới sự giám sát của dược sĩ.
Ở Úc, thuốc được chia thành 5 loại [61]:
- Loại 1: Thuốc kê đơn, là thuốc sử dụng hoặc bán phải có đơn của bác sỹ.
- Loại 2: Thuốc không kê đơn, dược sỹ tại nhà thuốc được phép chỉ định.
- Loại 3: Thuốc không kê đơn, được bày bán tại nhà thuốc, không nhất thiết
phải cần dược sỹ chỉ định. Nếu cần bệnh nhân có thể yêu cầu với dược sỹ tại nhà

thuốc để được tư vấn sử dụng.
- Loại 4: Thuốc được kiểm soát đặc biệt, hạn chế sản xuất, mua – bán và sử
dụng để tránh lạm dụng hoặc bị phụ thuộc về thể chất hoặc tâm lý.
- Loại 5: Các thuốc được phép bán tại các siêu thị.
Tại Việt Nam, phân loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn được đề cập từ
trước khi Luật dược năm 2005 ra đời. Năm 2003, trong quyết định số
1847/2003/QĐ-BYT ban hành “Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn” [5] có quy
định rõ 07 nhóm thuốc kê đơn bao gồm: thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần,


5

tiền chất dùng làm thuốc; thuốc độc A, B; thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết (trừ
thuốc tránh thai); thuốc tim mạch; dịch truyền.
Sau khi Luật dược số 34/2005/QH11 được ban hành, khái niệm thuốc độc A,
B không còn được đề cập. Đến năm 2008, quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ban
hành quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú thay thế hoàn toàn Quyết
định số 1847/2003/QĐ-BYT, có quy định thuốc kê đơn được xác định là thuốc
được quy định trong danh mục nhóm thuốc phải kê đơn [7],[ 30]. Ngày 6/3/2008
của Cục khám chữa bệnh đã có công văn số 1517/2008/BYT-KCB ngày về việc
hướng dẫn thực hiện quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú gửi các cơ sở
khám chữa bệnh và nhà thuốc [8]. Trong công văn này quy định “Danh mục thuốc
kê đơn và bán thuốc theo đơn” tạm thời gồm 30 nhóm thuốc kê đơn. 30 nhóm thuốc
này hầu hết, được phân loại và bao phủ tất cả nhóm tác dụng dược lý và nhóm thứ
30 là nhóm dung dịch truyền tĩnh mạch.
Đến năm 2009, lần đầu tiên Bộ Y tế chính thức ban hành Danh mục thuốc
không kê đơn tại Việt Nam. Danh mục thuốc không kê đơn này bao gồm 256 hoạt
chất hóa dược, với yêu cầu cụ thể về đường dùng, dạng dùng, hàm lượng, nồng độ.
Điều 5, Thông tư 08/2009/TT-BYT quy định, Danh mục thuốc không kê đơn là căn
cứ để phân loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Thuốc không kê đơn được

phép cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn thuốc. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc, kể
từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở bán lẻ được phép bán lẻ không cần đơn
thuốc đối với các thuốc trong danh mục thuốc không kê đơn [9].
Sau 5 năm, Danh mục thuốc không kê đơn tại Việt Nam được xem xét lại. Đến
năm 2014, Bộ Y tế ban hành Thông tư 23/2014/TT-BYT Danh mục thuốc không kê
đơn thay thế Thông tư 08/2009/TT-BYT, gồm 250 hoạt chất và danh mục thuốc
đông y và thuốc từ dược liệu [12].


6

Như vậy, khác với một số quốc gia khác có 3 - 4 tầng phân loại thuốc kê đơn,
không kê đơn. Tính đến thời điểm nghiên cứu được thực hiện, Việt Nam chỉ gồm 2
loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đều được bày bán và cung cấp bởi dược sĩ
tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Từ năm 2009, sau khi Thông tư 08/2009/TT-BYT được
ban hành, việc phân loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn được căn cứ vào
Danh mục thuốc không kê đơn [9].
QĐ số 04/2008/QĐ-BYT
và công văn số
1517/2008/BYT-KCB Danh
mục thuốc kê đơn và bán
thuốc theo đơn” tạm thời
gồm 30 nhóm thuốc kê đơn
Năm 2008

QĐ số
1847/2003/QĐ-BYT
Có 7 nhóm thuốc kê
đơn
Năm 2003


2004

2006

2008

Luật dược số
34/2005/QH11
Không đề cập
quy định thuốc
độc bảng A, B
Năm 2005

2010

2012

Thông tư số 23/2004/TTBYT Danh mục thuốc
không kê đơn gồm 250
hoạt chất hóa dược và
danh mục thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu
Năm 2014

2014

2016

Thông tư số

08/2009/TT-BYT Danh
mục thuốc không kê
đơn gồm 256 hoạt chất
hóa dược
Năm 2009

Hình 1.1: Các văn bản có liên quan về thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn tại
Việt Nam [5],[ 7],[ 9],[ 12],[ 30]
1.1.3. Kê đơn, bán thuốc kê đơn
Quy định về kê đơn điều trị ngoại trú và bán thuốc theo đơn được lần đầu đưa
ra vào năm 1995[4]. Đến ngày 28/5/2003, quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo
đơn chính thức được ban hành theo Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT của Bộ
trưởng Bộ Y tế, bãi bỏ Quyết định số 488/1995/BYT-QĐ [5]. Trong quy định này
đề cập đến việc kê đơn, ghi đơn các loại thuốc độc A, độc B, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. Với một chương riêng về việc
bán thuốc theo đơn, quy định việc bán các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền
chất, thuốc độc A, độc B. Khi bán thuốc theo đơn, người bán thuốc phải bán thuốc
đúng theo đơn; không được tự ý thay thuốc. Trường hợp thuốc có cùng thành phần
dược chất; cùng hàm lượng, nồng độ; cùng dạng bào chế, chỉ khác tên biệt dược


7

người bán thuốc có thể thay thế khi người mua hoặc người kê đơn đồng ý và ghi tên
thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng đã thay thế vào đơn.
Năm 2008, quyết định số 04/2008/QĐ-BYT [7] ban hành quy định về kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú thay thế hoàn toàn Quyết định số 1847/2003/QĐBYT. Việc kê đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất, kê đơn bệnh lao,
tâm thần phân liệt, mạn tính quy định chi tiết và chặt chẽ. Cấu trúc của quyết định
này không còn một chương dành cho quy định Bán thuốc theo đơn, mà thay vào đó
là một chương riêng quy định về tổ chức cấp bán, lưu tài liệu về thuốc gây nghiện

tại cơ sở cấp phát, bán lẻ thuốc.
Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” [6] ban hành ngày
24/01/2007 đã có những quy định đối với cơ sở bán lẻ thuốc về việc bảo quản thuốc
kê đơn: “Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi
rõ "Thuốc kê đơn" hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo
đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn”. Điều này không thay
đổi ở Thông tư 46/2011/TT-BYT ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt
nhà thuốc” [11].
Như vậy, tính đến thời điểm nghiên cứu, quy định việc lưu đơn thuốc tại cơ sở
bán lẻ thuốc mới chỉ yêu cầu đối với đơn thuốc gây nghiện (bản chính). Trong danh
mục Checklist của GPP có bổ sung yêu cầu, nhà thuốc có theo dõi dữ liệu liên quan
đến bệnh nhân: đơn thuốc hoặc bệnh nhân cần lưu ý (Theo dõi bằng máy tính hoặc
bằng sổ), mà không quy định rõ nội dung tối thiểu cần theo dõi hoặc lưu trữ sau khi
nhà thuốc thực hiện bán thuốc theo đơn.
Ngày 29 tháng 2 năm 2016, thông tư 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành thay thế Quyết định số 04/2008/QĐBYT từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 [13]. Một số nội dung mới đưa ra đối với người
kê đơn thuốc, nguyên tắc kê đơn thuốc, hình thức đơn thuốc, yêu cầu chung với nội
dung kê đơn thuốc, kê đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất, kê đơn
thuốc của cơ sở khám chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn..
Đáng lưu ý, thông tư bổ sung quy định phải lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh


8

tại cơ sở cấp/bán lẻ trong thời gian 01 năm kể từ ngày kê đơn. Việc lưu đơn được
thực hiện một trong các hình thức: lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc; lưu thông
tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của
người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh,
tên thuốc kháng sinh, hàm lượng, số lượng.

Việc bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn là một trong số 13 hành vi bị
nghiêm cấm được Việt Nam quy định trong Luật Dược năm 2005 [30].
Về việc xử lý vi phạm đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà
không có đơn của bác sỹ cũng được đưa ra tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Điều 40 Vi phạm quy định về bán
buôn, bán lẻ thuốc có quy định: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến
500.000 đồng đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn
của bác sĩ” [14].
1.2. Thực trạng mua bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ
Ở Việt Nam và một số nước khác, nhà thuốc thường là nơi đầu tiên người dân
tìm đến khi gặp các vấn đề sức khỏe thông thường để mua thuốc và tự điều trị. Đó
là một trong những nguồn quan trọng nhất mà người dân có thể tìm kiếm thông tin
về dược phẩm, lời khuyên và các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. Lý do mà họ đưa
ra đó là dễ tiếp cận, thuốc sẵn có, chất lượng của dịch vụ (không phải chờ đợi và
thuận tiện về mặt thời gian), các sản phẩm rẻ hơn và thoải mái mua thuốc với số
lượng nhỏ. Các nhân viên nhà thuốc có thể đóng một vai trò kép như cả bác sĩ và
dược sĩ trong thực hành hàng ngày của họ ở nhà thuốc [55]. Điều này có nghĩa là họ
vừa tư vấn các thuốc để sử dụng cho bệnh nhân, vừa bán thuốc điều trị cho người
dân với các bệnh lý thông thường [45].
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của hệ thống nhà thuốc vẫn luôn tồn tại
nhiều vấn đề. Có thể kể đến tình trạng chất lượng thuốc bán không đảm bảo, việc
bán thuốc không theo đơn hay sự thiếu tư vấn, thông tin hướng dẫn sử dụng từ nhân
viên bán thuốc tới người bệnh. Từ những bất cập trong hoạt động bán thuốc tại các
nhà thuốc, đưa đến sự gia tăng tình trạng sử dụng thuốc không an toàn, bất hợp lý
trong cộng đồng [37]. Cũng như kéo theo đó là những hậu quả nghiêm trọng cho


9

sức khỏe của người dân và chi phí cho việc điều trị khắc phục những hậu quả vượt

quá chi phí điều trị ban đầu [23].
Để khắc phục những bất cập tồn tại trong thực trạng thực hành dược tại nhà
thuốc, năm 1993, FIP-liên đoàn dược phẩm quốc tế đã đưa ra tiêu chuẩn thực hành
tốt nhà thuốc – GPP. Tiêu chuẩn GPP do FIP đưa ra tập trung vào vấn đề chất lượng
dịch vụ nhà thuốc. Tiêu chuẩn cũng xác định rõ, nguyên tắc tối cao trong thực hiện
GPP luôn là yêu cầu người dược sĩ trong mọi hoàn cảnh phải đảm bảo việc đặt lợi
ích người bệnh lên cao nhất [38].
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc được triển khai từ năm 2007
với ba tiêu chuẩn chính được quy định bao gồm các yếu tố: nhân sự; cơ sở trang
thiết bị và các hoạt động chuyên môn trong nhà thuốc, cho đến nay tất cả nhà thuốc
trên cả nước đều phải đạt tiêu chuẩn GPP [6],[ 10].
Sự ra đời của các nhà thuốc GPP đã làm thay đổi diện mạo của các nhà thuốc
nói chung. Các nhà thuốc GPP khang trang, sạch đẹp, đảm bảo điều kiện mua, bán
và bảo quản thuốc đúng quy định. Bên cạnh đó là chất lượng dịch vụ dược cũng
được nâng lên rõ rệt [18]. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu đã tiến hành tại các nhà
thuốc, quầy thuốc GPP cũng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: dược sỹ vắng mặt tại
nhà thuốc tại thời điểm kiểm tra [18],[ 19],[ 28]; không chấp hành đầy đủ ghi sổ
sách, tài liệu chuyên môn (đặc biệt là sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm; sổ theo dõi ADR)
[15],[ 19],[ 20],[ 28]; các vi phạm về bảo quản thuốc như: sắp xếp lẫn lộn thực
phẩm chức năng và thuốc, lẫn lộn thuốc kê đơn và không kê đơn, không hiệu chỉnh
nhiệt kế, ẩm kế, không duy trì đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc [19]; vi phạm về
bố trí các khu vực: không có chỗ rửa tay cho khách hàng và nhân viên, không có
khu vực tư vấn,…[3]; không cập nhật kiến thức chuyên môn [15],[ 28]; kinh doanh
thuốc hết hạn, thuốc đình chỉ lưu hành…không tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân
đặc biệt về tác dụng không mong muốn của thuốc [17],[ 32]. Ngoài ra, kết quả các
nghiên cứu cũng chỉ ra hiện trạng vi phạm bán thuốc kê đơn mà không có đơn đang
trở thành một thực trạng chung tại hầu như các nhà thuốc [3],[ 19],[ 21].
Về vấn đề dược sỹ đại học vắng mặt tại thời điểm nhà thuốc hoạt động, năm
2014 một nghiên cứu tiến hành mô tả hồi cứu trên số liệu thanh, kiểm tra tại các



10

quận, huyện mới của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2012 cho kết quả năm 2010
tỷ lệ chủ cơ sở vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động là 15,7%, đến năm 2012 tỷ lệ này
giảm xuống còn 12,5%. Nghiên cứu cũng đưa ra các lý do để giải thích hiện tượng
này: lý do bận công tác (56,7%) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự vắng mặt của
người quản lý chuyên môn, tiếp đến là người quản lý chuyên môn không phải là chủ
nhà thuốc thực sự (16,3%). Ngoài ra, lý do dẫn đến người quản lý chuyên môn vắng
mặt khi nhà thuốc hoạt động có thể là do sức khỏe, dược sĩ cư trú ở tỉnh thành khác.
Điều này nói lên việc người quản lý chuyên môn hoặc dược sĩ chủ nhà thuốc có mặt
thường xuyên khi nhà thuốc hoạt động là rất khó khăn [18].
Về vấn đề bán thuốc kê đơn mà không có đơn cũng tương đối phổ biến tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Một nghiên cứu về việc cung cấp thuốc kê đơn mà
không có đơn tại Saudi, khảo sát trên 60 nhà thuốc từ 12/2010 đến 1/2011 bằng
phương pháp đóng vai khách hàng yêu cầu một hoặc nhiều hơn trong các thuốc: Coamoxiclav (Augmentin); Cefaclor (Ceclor); Fluoxetine (Prozac) mà không có đơn
của bác sỹ với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho kết quả: hầu hết dược sỹ
(97,9%) cung cấp kháng sinh ngay lập tức; 100% cung cấp captopril; 89,5% cung
cấp thuốc chống loạn thần chỉ đơn giản qua yêu cầu của nghiên cứu viên mà không
cần đơn [34].
Một nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha khảo sát thực trạng bán kháng sinh mà
không có đơn được tiến hành vào năm 2008 bằng phương pháp đóng vai khách
hàng. Tình huống được đưa ra với ba bệnh: viêm họng, viêm phế quản cấp tính và
nhiễm trùng đường tiết niệu để thuyết phục dược sỹ bán kháng sinh. Khảo sát tại
197 nhà thuốc, cho kết quả như sau: tỷ lệ kháng sinh được bán 55/69 (79,7%) nhà
thuốc với tình huống nhiễm trùng đường tiết niệu, 24/69 (34,8%) nhà thuốc với tình
huống viêm họng và 10/59 (16,9%) nhà thuốc với tình huống viêm phế quản cấp
tính. Trong số 108 nhà thuốc không bán thuốc kháng sinh, chỉ có 57 (52,8%) giải
thích rằng họ vì lý do sức khỏe của người bệnh hoặc tránh sự đề kháng kháng sinh
[50].

Tại Việt Nam, các nghiên cứu đã được tiến hành cũng chỉ ra rằng việc bán
thuốc kê đơn mà không có đơn đang là thực trạng phổ biến tại hầu hết các nhà thuốc


11

trên cả nước từ rất lâu. Kết quả tổng hợp một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vi phạm
như sau:
Bảng 1.1: Kết quả nghiên cứu khảo sát liên quan việc bán thuốc kê đơn mà
không có đơn tại nhà thuốc, quầy thuốc ở Việt Nam.
STT Địa điểm Thời
Cỡ mẫu
Phương
Tỷ lệ vi phạm bán
nghiên
gian
pháp
thu thuốc kê đơn mà
cứu
nghiên
thập
không có đơn (%)
cứu
1

Nội
200 trẻ em Phỏng vấn 78%(3) trong đó 80,0%
[48]
2003
từ 1-6 tuổi

người chăm được mua ở nhà thuốc.
sóc.
2

Nội
30 nhà thuốc Đóng
vai Kháng sinh 96,7(1)
[31]
tư nhân
khách hàng
Prednisolon 43,3(1)
2009
3
Quảng
91 nhà thuốc Đóng
vai Amoxicilin 92,3(1)
Ninh [21]
khách hàng
Prednisolon 100,0(1)
4
Quảng
91 nhà thuốc Đóng
vai 93,1 (1)
Ninh [17]
2010
198
quầy khách hàng
thuốc
5
Thanh Hóa

30 nhà thuốc Quan sát trực 76,6 (3)
[1]
tiếp việc mua
2012
thuốc tại nhà
thuốc
6
Hải Phòng
156
quầy Hồi cứu trên 71,1(1)
[25]
thuốc
sổ sách tại
nhà thuốc
Phỏng vấn 100,0(1)
2013
nhân
viên
bán thuốc
7
Ninh Bình
Phỏng vấn 80,9(1)
[20]
nhân
viên
bán thuốc
8
Nghệ An
59 nhà thuốc Đóng
vai 56,3 (2)

[29]
khách hàng
9
Long An
52 nhà thuốc Hồi cứu kết 71,6(1)
[22]
2014
25
quầy quả
thanh
thuốc
kiểm tra
10
Thanh Hóa
78
quầy Hồi cứu trên 90,7 (1)
[19]
2015
thuốc
kết quả thanh
kiểm tra
Chú thích: (1): % tính theo số lượng nhà thuốc, quầy thuốc; (2): % tính theo số lượng thuốc được
bán; (3): % tính theo lượt khách hàng mua thuốc.


12

Như vậy có thể thấy việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn đang là thực
trạng phổ biến tại hầu hết các nhà thuốc trên cả nước. Một số nghiên cứu cũng chỉ
ra có sự khác nhau giữa tỷ lệ vi phạm của các nhóm thuốc: kháng sinh đang được

bán không có đơn ở tỷ lệ cao (>70,0%) tỷ lệ vi phạm thấp hơn đối với nhóm
corticoid và tim mạch [21],[ 29],[ 31].
Tuy nhiên, nếu xem xét theo kết quả thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc GPP tại
Hà Nội (2010-2012), thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng,
Long An dựa trên số liệu một số nghiên cứu. Các vi phạm trong việc thực hiện quy
chế chuyên môn về dược tại các nhà thuốc, quầy thuốc GPP chủ yếu bao gồm: chủ
nhà thuốc vắng mặt ghi chép hồ sơ sổ sách chưa đầy đủ, điều kiện bảo quản thuốc
không đảm bảo sắp xếp phân loại chưa đúng,… Đáng lưu ý, việc phát hiện và xử lý
của hành vi bán thuốc kê đơn mà không có đơn hầu như không thấy đề cập trong
một số nghiên cứu trong kết quả thanh kiểm tra [17],[ 18],[ 22],[ 25].
Có thể nói, việc các cơ sở bán lẻ thuốc hiện nay bán thuốc kê đơn mà không
có đơn là một thực trạng chung và vấn đề này đã tồn tại trong thời gian rất dài tại
Việt Nam. Hậu quả của việc bán thuốc kê đơn mà không qua thăm khám có thể gây:
xuất hiện nhiều thêm các tác dụng phụ, làm tăng các vi khuẩn kháng thuốc từ đó
gây ra lây lan các bệnh nhiễm trùng khiến nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng, gây
tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị [44], tăng sự nguy hiểm của các bệnh
truyền nhiễm nếu không thể chẩn đoán và điều trị sớm [49]. Morgan và cộng sự chỉ
ra việc bán kháng sinh mà không có đơn là thực tế nguy hiểm vì nó là một trong
những yếu tố chính gây tình trạng kháng kháng sinh [53].
Trên thế giới, nguyên nhân của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn đặc
biệt với nhóm kháng sinh đã được tìm hiểu. Một nghiên cứu tại khu vực Nam Âu
cho thấy rằng chính sách quản lý yếu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bán
kháng sinh mà không có đơn ở đây. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đưa ra các lý do
khác bao gồm: tất cả các nhà thuốc đều bán, nếu họ không bán theo yêu cầu khách
hàng thì sẽ mất khách và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của nhà thuốc [53]. Hơn
nữa, nhiều khách hàng muốn tiết kiệm chi phí nên đã không đi khám.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Radyowijati và Haak cũng đề cập
rằng mong muốn đáp ứng nhu cầu khách hàng, lợi ích kinh tế từ việc bán nhiều
thuốc kháng sinh, sự thiếu kiến thức và nhận thức về sử dụng hợp lý thuốc kháng



13

sinh, ảnh hưởng thị trường, thiếu các quy định và thực thi đầy đủ quy định là lý do
của việc bán kháng sinh mà không có đơn [58].
Tại Saudi, tác giả Al-Mohamadi A và cộng sự chỉ ra lý do chính với mức
đồng ý tương ứng của người bán thuốc giải thích cho việc bán thuốc kê đơn mà
không có đơn như sau [34]:
Bảng 1.2 : Tỷ lệ tán thành với các lý do của việc bán thuốc kê đơn mà không có
đơn tại Saudi [34]
Lý do của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn Tần số

Phần
(%)

trăm

Nếu họ không bán thì những nhà thuốc khác cũng
đồng ý cung cấp thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân
mà không cần đơn bác sỹ.

38

20,7

Không có sẵn một danh sách thuốc OTC.

30

16,3


Dược sỹ quyền bán một số thuốc mà không cần đơn
của bác sỹ.

26

14,1

Chưa có sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý.

25

13,6

Việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn không bị
cấm.

22

12,0

Các thuốc tôi bán không phải là một loại thuốc gây
hậu quả nghiêm trọng.

22

12,0

Lý do khác: Không cần đơn cho 1 bệnh nhân mạn
tính; bệnh nhân hỏi thuốc theo tên; hầu hết mọi


21

11,4

người chỉ đủ khả năng tới nhà thuốc mà không thể tới
phòng khám, bệnh viện; nhà thuốc phải đáp ứng nhu
cầu cho bệnh nhân và các dược sỹ có đủ kiến thức về
sử dụng thuốc cho bệnh nhân; thuốc được bán không
phải là một loại thuốc theo đơn; tất cả các thuốc sẵn
có trong các nhà thuốc đều là thuốc OTC, các loại
thuốc theo đơn chỉ có sẵn trong bệnh viện; khách
mua thuốc có thể nghĩ rằng nhà thuốc không có thuốc
để cung cấp nên ảnh hưởng uy tín của nhà thuốc,….


14

Để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng bán kháng sinh không có đơn tràn
lan, một nghiên cứu được tiến hành tại năm nhà thuốc cộng đồng của Addis Ababa,
Ethiopia bằng phương pháp phỏng vấn với bộ câu hỏi bán cấu trúc. Kết quả thu
được: Tất cả những người tham gia chỉ ra rằng thuốc kháng sinh đã thường xuyên
được bán mà không cần đơn và tình trạng đó ngày càng tăng. Kết quả chỉ ra rằng
các kháng sinh được bán phổ biến như: Amoxicillin, Ciprofloxacin và
Cotrimoxazole. Những nguyên nhân chính của việc bán kháng sinh mà không có
đơn do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tối đa hóa doanh thu, áp lực từ phía khách hàng,
cơ chế quản lý yếu kém và chưa có sự quan tâm về vấn đề này tại nhà thuốc [40].
Tại Việt Nam, đây thực trạng rất phổ biến và đã tồn tại từ rất lâu, nó là hành vi
bị pháp luật nghiêm cấm. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng vi phạm quy
chế chuyên môn này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại thời điểm hiện tại

ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chính thức đề cập hoặc tìm hiểu những lý do
của thực trạng bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Chính
vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mong muốn bước đầu tìm hiểu một số
nguyên nhân dẫn đến ý định bán thuốc kê đơn mà không có đơn của người bán
thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thời điểm nghiên cứu.
1.3. Mô hình hành vi có dự định (Theory of Planned Behavior - TBP)
1.3.1. Đặc điểm của mô hình hành vi có dự định
Nhằm mục đích xem xét mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến hành
vi bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc nghiên cứu đã sử dụng
mô hình hành vi có dự định (TPB).
Lý thuyết về TPB được phát triển từ lý thuyết về hành động hợp lý (Theory of
Reasoned Action - TRA) do Fishbein và Ajzen đưa ra từ năm 1975. Lý thuyết về
TRA cho rằng: yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định
thực hiện hành vi đó [33]. Ý định thực hiện hành vi được quyết định bởi hai yếu tố:
thái độ của một người về hành vi và tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi. Kết
quả của hai yếu tố này hình thành nên ý định thực hiện hành vi.
Trên thực tế, lý thuyết về TRA tỏ ra rất hiệu quả khi dự báo những hành vi
nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người. Nhưng một hạn chế lớn nhất của nó


15

là lý thuyết xuất phát từ giả định rằng hành vi là dưới sự kiểm soát của ý chí. Lý
thuyết này chỉ áp dụng cho những hành vi có ý thức từ trước. Những quyết định bất
hợp lý, hành động theo thói quen hoặc bất kì hành vi nào không được xem xét một
cách có ý thức thì không thể dùng lý thuyết này để giải thích.
Để khắc phục những hạn chế của TRA trong việc giải thích các hành vi nằm
ngoài tầm kiểm soát, năm 1991, Ajzen bổ sung thêm cấu trúc “Nhận thức kiểm soát
hành vi” và trở thành mô hình TPB, bằng việc đề ra thêm yếu tố kiểm soát hành vi
nhận thức như là lòng tin của cá nhân liên quan đến khả năng thực hiện hành vi khó

hay dễ như thế nào [46]. Bằng cách đó, các yếu tố cấu thành mô hình hành vi có dự
định (TPB) như sau:
Niềm tin về hành vi

Thái độ (A)
Niềm tin về những
kết quả mà hành vi
mang lại

Niềm tin theo chuẩn
mực chung

Ý định
Chuẩn chủ
quan (SN)

Hành
vi

Động cơ tuân thủ

Nhận thức nội tại

Nhận thức
kiểm soát
hành vi (PBC)

Yếu tố bên ngoài

Hình 1.2: Mô hình hành vi có dự định (TPB)

Giải thích các yếu tố cấu thành mô hình hành vi có dự định (TPB):
- Ý định thực hiện hành vi (Intention): là nhận thức về khả năng cá nhân sẽ
thực hiện hành vi; là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán việc thực hiện hành vi.
- Thái độ hướng đến hành vi (Attitude): là cảm nhận chung (tích cực hay tiêu
cực) về hành vi. Đo lường gián tiếp bằng 2 yếu tố: niềm tin về hành vi (behavioral
belief): đánh giá việc thực hiện hành vi sẽ mang lại những kết quả nhất định và


16

những kết quả hành vi mang lại (behavioural outcomes): đánh giá về kết quả của
hành vi là có lợi hay không.
- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm) liên quan đến hành vi là nhận thức về
việc những người có ảnh hưởng sẽ phản đối hay tán thành hành vi. Đo lường gián
tiếp qua 2 yếu tố: niềm tin theo chuẩn mực chung (normative beliefs): nhận thức
liệu những người ảnh hưởng có thực hiện hành vi hay không và động cơ tuân thủ
(motivation to comply): động cơ của cá nhân làm theo những mong muốn của người
khác.
- Năng lực kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control): có thể xuất
phát từ bên trong của từng cá nhân (control beliefs): niềm tin về khả năng thực hiện,
kiểm soát được hành vi từ các yếu tố bên trong (ví dụ: quyết tâm, năng lực); hay
bên ngoài đối với cá nhân niềm tin về khả năng thực hiện, kiểm soát được hành vi
từ các yếu tố bên ngoài (perceived power): (ví dụ: điều kiện kinh tế, thời gian, ảnh
hưởng quyền lực từ người khác, cơ may, định mệnh).
1.3.2. Một số nghiên cứu ứng dụng mô hình dự định hành vi (Theory of
Planned Behaviour - TPB) trên thế giới và tại Việt Nam
Trên thế giới, mô hình TPB đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để giải thích
nhiều hành vi khác nhau như: hành vi sử dụng bao cao su, tập thể dục, động cơ tập
thể dục, giảm cân, hành vi hút thuốc lá; tắm nắng [35],[ 39],[ 42],[ 43],[ 47],[ 60].
Trong một phân tích gộp 185 nghiên cứu sử dụng mô hình TPB cho kết quả các

biến đưa vào mô hình này lý giải được 27% việc thực hiện hành vi và 39% liên
quan ý định thực hiện hành vi [36].
Mô hình TPB cũng đã được chứng minh là hữu ích trong việc dự đoán hành vi
các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Một nghiên cứu tổng quan được thực hiện bởi
Godin và Kok với 56 nghiên cứu nhiều hành vi như: nghiện hút, lái xe, ăn uống, tập
thể dục, kiểm tra sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS, và sàng lọc lâm sàng. Ý định
thực hiện hành vi được kiểm tra bằng lý thuyết về TPB, các kết quả cho thấy thái độ
(Attitude - A), chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) và năng lực kiểm soát hành
vi (Perceived Behavioral Control - PBC) góp phần giải thích khoảng 41% phương
sai trong ý định. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mô hình dự định hành vi (việc bổ


17

sung năng lực kiểm soát hành vi) góp phần đáng kể vào khả năng dự đoán ý định
thực hiện hành vi với các hành vi liên quan sức khỏe [41].
Trong thực hành dược, lý thuyết của mô hình được áp dụng trong nhiều
nghiên cứu trên thế giới như sử dụng để dự đoán ý định thực hiện các hành vi của
dược sỹ, bác sỹ. Liên quan đến thực hành dược tại nhà thuốc, một số nghiên cứu
thực hiện tại Mỹ, Thái Lan, Tây Ban Nha đã tiến hành về các vấn đề như: đánh giá
mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định của dược sỹ tại nhà thuốc trong việc
đồng ý hay không đồng ý tham gia vào chương trình chăm sóc sức khỏe và giám sát
sử dụng thuốc [39] và giải thích các yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc dược
[52],[ 54],[ 57],[ 59].
Cụ thể, một nghiên cứu khác cũng tại Texas sử dụng lý thuyết của TPB đánh
giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định của dược sỹ tại nhà thuốc trong
việc đồng ý hay không đồng ý tham gia vào chương trình chăm sóc sức khỏe và
giám sát sử dụng thuốc. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi cắt ngang với 36 câu xây
dựng từ các thảo luận nhóm tập trung. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố được
đo bằng than đo Likert 7 điểm. Kết quả của nghiên cứu về quan điểm liên quan đến

lạm dụng thuốc kê đơn. Có 998 dược sỹ cộng đồng tại Texas tham gia. Các yếu tố
thuộc về thái độ có ảnh hưởng mạnh đến ý định thực hiện hành vi. Chuẩn chủ quan
là yếu tố dự báo lớn nhất về ý định sử dụng cơ sở dữ liệu. Năng lực kiểm soát hành
vi cũng có ảnh hưởng lớn đến ý định sử dụng cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, yếu tố bên
ngoài cũng có đóng góp trong việc dự đoán ý định thực hiện hành vi [39].
Một mô hình TPB đã được sử dụng để dự đoán các yếu tố tác động đến ý định
của dược sĩ cộng đồng đối với việc bán kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm trùng
đường hô hấp trên. Tổng cộng 862 dược sỹ được khảo sát, kết quả thu được 656
(78,8%) phản hồi. Các mục đo bằng thang Likert 7 điểm 1-7 (Rất không đồng ý, rất
đồng ý). Hầu hết các dược sĩ đã phản đối việc sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân
nhiễm trùng đường hô hấp trên (TB ± SD = 2,35 ± 1,85) và hầu hết tin rằng việc
kháng kháng sinh có liên quan đến hành vi này (TB ± SD = 5,29 ± 1,71). Các yếu tố
dự đoán về ý định thực hiện hành vi (thái độ, chuẩn chủ quan, năng lực kiểm soát
hành vi) đánh giá bằng phân tích hồi quy (SEM). Thái độ là có ảnh hưởng nhất và


×