Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN: XIN LỖI VÀ TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

XIN LỖI VÀ TIẾP NHẬN LỜI XIN LỖI
CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Hồng Ngân – người đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Phòng tư liệu khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận
với nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn thạc sĩ của tôi.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ơn các thầy, các cô trong tổ
Ngôn ngữ và các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu luận văn.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè và các học viên Cao học Ngôn ngữ học
K23 đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực


hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Linh


BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
HV

: hành vi

HVNN

: hành vi ngôn ngữ

HVXL

: hành vi xin lỗi

TNLXL

: Tiếp nhận lời xin lỗi

BTNV

: biểu thức ngữ vi

ĐTNV


: động từ ngữ vi


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Tổng quát về hành vi xin lỗi với biểu thức xin lỗi..........................37
trong tiếng Việt................................................................................................37
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát tổng quát các kiểu xin lỗi theo tiêu chí Giới.......39
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tổng quan tỉ lệ các kiểu xin lỗi theo giới.......................39
Biểu đồ 2.2. Mục đích của hành vi xin lỗi trong tiếng Việt theo giới.............43
Bảng 2.3. Mức độ sử dụng lời xin lỗi giữa hai giới........................................44
Biểu đồ 2.3. Mức độ sử dụng lời xin lỗi giữa hai giới....................................45
Tiếp tục đi sâu vào khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy, với mỗi mục đích
xin lỗi, mức độ sử dụng lời xin lỗi giữa các giới lại khác nhau. Có thể hiểu rõ
hơn thông qua bảng sau:..................................................................................45
Mục đích..........................................................................................................45
Mức độ............................................................................................................45
Giới..................................................................................................................45
Nam.................................................................................................................45
Nữ....................................................................................................................45
Thể hiện sự xin được tha thứ...........................................................................46
Rất hay xin lỗi.................................................................................................46
21% (29/140)...................................................................................................46
23% (32/140)...................................................................................................46
Hay xin lỗi.......................................................................................................46
56% (78/140)...................................................................................................46
61% (85/140)...................................................................................................46
Bình thường.....................................................................................................46

19% (27/140)...................................................................................................46
14% (20/140)...................................................................................................46


Hiếm khi xin lỗi...............................................................................................46
4% (6/140).......................................................................................................46
2% (3/140).......................................................................................................46
Tạo lập, duy trì và củng cố mối quan hệ.........................................................46
Rất hay xin lỗi.................................................................................................46
15% (21/140)...................................................................................................46
10% (14/140)...................................................................................................46
Hay xin lỗi.......................................................................................................46
62% (86/140)...................................................................................................46
53% (74/140)...................................................................................................46
Bình thường.....................................................................................................46
19% (27/140)...................................................................................................46
26% (36/140)...................................................................................................46
Hiếm khi xin lỗi...............................................................................................46
4% (6/140).......................................................................................................46
11% (16/140)...................................................................................................46
Mở đầu lời nói một cách lịch sự......................................................................46
Rất hay xin lỗi.................................................................................................46
19% (27/140)...................................................................................................46
17% (24/140)...................................................................................................46
Hay xin lỗi.......................................................................................................46
58% (81/140)...................................................................................................46
53% (74/140)...................................................................................................46
Bình thường.....................................................................................................46
20% (28/140)...................................................................................................46
26% (36/140)...................................................................................................46

Hiếm khi xin lỗi...............................................................................................46


3% (4/140).......................................................................................................46
4% (6/140).......................................................................................................46
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng lời xin lỗi giữa hai giới đối với mỗi mục đích xin
lỗi.....................................................................................................................46
Ở mục đích thứ nhất, “HVXL thể hiện sự ăn năn, hối lỗi và xin được tha thứ
của người nói đối với người nghe”, mức hay xin lỗi: nam chiếm56% (78/140)
so với nữ chiếm 61% (85/140) và rất hay xin lỗi: nam chiếm 21% (29/140) so
với nữ chiếm 23% (32/140). Tỉ lệ này cho thấy, nữ giới có tần suất sử dụng
hành vi xin lỗi để thể hiện sự ăn năn và xin được tha thứ nhiều hơn nam giới
và ngược lại ở hai mức còn lại nữ giới sử dụng nhiều hơn nam giới. Kết quả
đó cũng phản ánh vị thế của người phụ nữ Việt Nam, họ thường ở vai thấp
hơn nên khi xin lỗi họ không sợ bị mất thể diện hay lòng tự cao nhiều. Còn
nam giới do bản tính bảo thủ và luôn để cao thể diện, lòng tự cao của bản thân
nên nhiều khi họ mắc lỗi nhưng họ không muốn xin lỗi vì sợ bị mất thể diện,
bị người khác coi thường mình.......................................................................46
Biểu đồ 3.3. Mức độ sử dụng các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng tiêu
cực giữa các giới.............................................................................................81
Biểu đồ 3.3. Mức độ sử dụng các kiểu tiếp nhận lời xin lỗi theo hướng........83
trung gian giữa các giới...................................................................................83


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Nó không chỉ là

hoạt động trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm giữa con người với con người trong
xã hội mà còn có thể sử dụng để tạo lập, duy trì và củng cố mối quan hệ giữa họ. Có
nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức
phổ biến và quan trọng nhất. Nhờ phương tiện ngôn ngữ, con người đã thực hiện rất
nhiều hành động khác nhau để thể hiện những ý định và cảm xúc của mình, trong
đó, “xin lỗi” được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Nhà văn Nikolai Vasilyevich
Gogol đã từng nói “Không có ai trên đời mà lương tâm không có vài tội lỗi”.
Thật vậy, mỗi người chúng ta trong cuộc sống này để làm đúng tất cả mọi việc
mọi lúc, mọi nơi và không làm tổn thương ai là điều không hề dễ dàng. Có lúc
chúng ta cố tình mắc lỗi, sau đó, cảm thấy hổ thẹn. Nhưng cũng có lúc lỗi lầm
xảy ra lại do chúng ta vô tình. Song dù là vô tình hay cố ý thì một lời xin lỗi
trong các tình huống đó là hoàn toàn hợp lý. Nhà văn Stephen Gosson đã từng
nói “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn là im lặng”. Do đó, việc sử dụng lời xin
lỗi trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng cần thiết, bởi “xin lỗi” không chỉ đơn
giản là giúp chúng ta nhận ra sai lầm của mình để từ đó sửa sai và hoàn thiện
mình hơn mà “xin lỗi” còn góp phần củng cố, tạo lập và cải thiện mối quan hệ
với mọi người xung quanh, đồng thời thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử của
người Việt. Như vậy, con người sử dụng hành vi xin lỗi, ngoài mục đích xin lỗi còn
có nhiều những ý định và cảm xúc khác nhau, do đó cũng dẫn đến những sự tiếp
nhận rất khác nhau. Với mỗi giới, việc thực hiện hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin
lỗi cũng có nhiều điểm không giống nhau.
Trong đời sống văn hóa – xã hội, “xin lỗi” không chỉ là một nghi thức giao
tiếp cần thiết mà còn là nét văn hóa ứng xử của người Việt. Nói lời xin lỗi trong
1


giao tiếp không chỉ thể hiện sự hối lỗi của người nói trước một sự việc không nên
do mình gây ra, mà trong nhiều trường hợp, nó còn thể hiện phép lịch sự, sự tôn
trọng của người nói đối với người nghe.
Từ góc độ dụng học, xin lỗi là một hành động ngôn ngữ hướng tới nhu

cầu xoa dịu thể diện của người tiếp nhận và có ý muốn sửa lại cho đúng một
sự vi phạm mà người xin lỗi biểu lộ trách nhiệm, giúp tái thiết sự cân bằng
giữa người xin lỗi và người tiếp nhận. Hay nói cách khác, xin lỗi là hành động
xin được tha thứ vì đã biết lỗi.
Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi xin lỗi được nghiên cứu theo
quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội. Theo định hướng này,
với tư cách là một biến thể, hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi được xem
xét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, địa vị, giới, nghề nghiệp, học
vấn… của người xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi.
Như vậy, theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội, giới là một trong
những biến xã hội quan trọng có tác động mạnh mẽ vào hoạt động giao tiếp
của con người, trong đó có hành vi xin lỗi. Và nếu như trong ngôn ngữ học xã
hội có “phong cách ngôn ngữ của mỗi giới” thì tất sẽ có phong cách ngôn ngữ
của mỗi giới ở hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi.
Có thể nói, hành vi xin lỗi cho đến nay cũng được nghiên cứu nhiều ở
góc độ dụng học và văn hóa, nhưng chưa có công trình nào tìm hiểu, nghiên
cứu sâu về sự tác động của nhân tố giới đến hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời
xin lỗi trong tiếng Việt. Đây chính là lí do khiến tôi lựa chọn vấn đề “Xin lỗi
và tiếp nhận lời xin lỗi của người Việt nhìn từ góc độ giới” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về hành vi xin lỗi từ góc độ ngôn ngữ

2


Vận dụng lý thuyết dụng học vào nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ
(HVNN) nói chung và hành vi xin lỗi (HVXL) nói riêng trong khoảng thời
gian gần đây cũng bắt đầu được các nhà ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu.
Các HVNN được thực hiện trong thực tiễn giao tiếp vô cùng phong phú

và đa dạng như: mời, hỏi, khen, chê, chào, chúc, tặng, cấm, cám ơn, hứa, cam
kết, thề, giới thiệu, cảm thán, khuyên bảo, yêu cầu, tuyên bố, miêu tả, kể,
khẳng định, phủ định, nhận xét, đe dọa, phân tích, đánh giá, phê phán,đề
nghị… Đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu các HVNN này. Hành vi
xin lỗi là một trong những hành vi thuộc nghi thức lời nói, được sử dụng phổ
biến đến nhưng nghiên cứu về nó chưa thật đầy đủ và toàn diện. Dưới đây là
một số công trình chúng tôi đã khảo sát được:
Năm 1989, luận văn Thạc sĩ “Bước đầu tìm hiểu nghi thức lời nói tiếng
Việt” của Nguyễn Văn Lập đã đi vào phân loại, miêu tả các HVNN thuộc
nghi thức lời nói tiếng Việt theo các phạm vi giao tiếp khác nhau như phạm vi
giao tiếp xã hội hóa; phạm vi giao tiếp của những hành vi bày tỏ thái độ về
nhân cách, đạo đức và phạm vi giao tiếp của những hành vi bày tỏ thái độ cầu
khiến. Với hành vi xin lỗi, tác giả đã chia thành hai loại tương ứng với hai
phạm vi giao tiếp là phạm vi giao tiếp xã hội hóa và phạm vi giao tiếp của
những hành vi bày tỏ thái độ về nhân cách, đạo đức.
Ở phạm vi giao tiếp xã hội hóa, tác giả xác định hành vi xin lỗi với
động từ “xin lỗi” như một tín hiệu thu hút sự chú ý của người không quen để
thông báo, yêu cầu, hỏi về một điều gì đó với thái độ lịch sự. Tác giả đã đưa
ra công thức ở dạng này như sau:
Xin lỗi B + làm ơn cho A (hỏi)…
Ví dụ:
(1) Xin lỗi, anh làm ơn xem hộ tôi mấy giờ rồi?

3


Ở phạm vi giao tiếp thứ hai – phạm vi giao tiếp của những hành vi bày
tỏ thái độ về nhân cách, đạo đức, tác giả khái quát những cách biểu hiện của
hành vi xin lỗi như sau:
- Xin lỗi bằng động từ ngữ vi “xin lỗi”.

Ví dụ:
(2) Anh xin lỗi em!
- Xin lỗi bằng các động từ tha lỗi, thứ lỗi, tha thứ, lượng thứ.
Ví dụ:
(3) Dạ, thầy thứ lỗi cho con. Xin thầy thứ lỗi cho con!
- Xin lỗi bằng cách từ chối lịch sự.
Ví dụ:
(4) - Ấy! Ông ngồi chơi đã. Đi bây giờ nắng chết.
- Ông tha phép (cho)…! Tôi phải ra tỉnh ngay cho kịp.
- Xin lỗi bằng sự nhận lỗi.
Ví dụ:
(5) Bác, cháu thật có lỗi với bác!
Từ đó, tác giả đồng thời cũng đưa ra hai dạng lời đáp cho hành vi xin lỗi
trong phạm vi giao tiếp này: Sp2 chấp nhận lời xin lỗi và Sp1 không chấp nhận
lời xin lỗi.
Cũng theo hướng nghiên cứu này, Phạm Thị Thành trong luận án của
mình (1995) đã đi sâu tìm hiểu và chia các phát ngôn xin lỗi ra thành hai loại:
- Các phát ngôn xin lỗi được thực hiện một cách tường minh: là các
phát ngôn có động từ ngữ vi “xin lỗi”. Với kiểu HVXL này, tác giả đã kế thừa
và phát triển quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Lập.
- Các phát ngôn xin lỗi được thực hiện một cách hàm ẩn: là các phát
ngôn không chứa động từ ngữ vi “xin lỗi”. Với kiểu HVXL này, tác giả bước

4


đầu đưa ra được những cấu trúc xin lỗi gián tiếp. Đây chính là điểm nổi bật
trong công trình của tác giả.
Năm 2007, trong công trình “Hành vi xin lỗi của người Việt”, Trần Thị
Kim Oanh dựa vào lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về phép lịch sự đã

phân tích, miêu tả các phát ngôn xin lỗi theo hai hình thức thể hiện (trực tiếp và
gián tiếp) trên các phương diện là cấu trúc, hoàn cảnh sử dụng và lời đáp.
- Với hành vi xin lỗi trực tiếp: Tác giả đưa ra cấu trúc là: dạng đầy đủ
và dạng khuyết thiếu. Trong hai hoàn cảnh sử dụng là: xin lỗi khi có lỗi thực
sự và xin lỗi khi thực hiện mục đích khác. Lời hồi đáp được thực hiện theo
hai hướng là: hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực.
- Với hành vi xin lỗi gián tiếp: Tác giả đã chỉ ra những hành vi ngôn
ngữ có khả năng thực hiện gián tiếp hành vi xin lỗi là: cầu khiến, hỏi, phân
trần, xác tín, ăn năn, phân trần – xác tín, phân trần – cầu khiến, xác tín – hứa,
cám đoan, xác tín – cầu khiến. Với mỗi hành vi cụ thể tác giả lại đưa ra những
mô hình cấu trúc, hoàn cảnh sử dụng và lời đáp tương ứng.
Năm 2009, trong luận văn Thạc sĩ “Xin lỗi, cám ơn – biểu hiện của
phép lịch sự trong văn hóa ứng xử người Việt”, Nguyễn Thị Thủy đã trình
bày khái quát về phép lịch sự, về hành vi xin lỗi và hành vi cám ơn. Đặt hai
hành vi xin lỗi và hành vi cám ơn trong mối tương quan với phép lịch sự của
người Việt. Tác giả kết luận hành vi xin lỗi có vai trò quan trọng trong việc
thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam.
Gần đây nhất, năm 2013, trong khóa luận tốt nghiệp “Sự biến đổi của
lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay”,
Nguyễn Thị Lành qua khảo sát sự xuất hiện của lời xin lỗi, cảm ơn trong các
tác phẩm văn học từ năm 1930 đến nay đã chỉ ra rằng, lời xin lỗi trong các
giai đoạn 1930 – 1954, 1954 – 1975 và từ 1975 đến nay có một số biến đổi
nhất định. Theo thời gian, nếu sự biến đổi trong giai đoạn 1954 – 1975 còn
5


mờ nhạt thì giai đoạn từ năm 1975 đến nay lại có những thay đổi đậm nét
hơn. Nếu ở giai đoạn trước hình thức xin lỗi sử dụng động từ ngữ vi xin lỗi
kèm điệu bộ, cử chỉ thì từ năm 1975 đến nay ngoài việc sử dụng hành vi xin
lỗi có chứa động từ ngữ vi xin lỗi, còn sử dụng những cái bắt tay, vỗ vai thân

thiện thỉnh cầu sự tha thứ ở người phạm lỗi, có khi là những nụ cười tỏ ý xin
lỗi.
Như vậy, tuy không nhiều và chưa thật sâu, hành vi xin lỗi cũng đã
được tìm hiểu cả ở phương diện ngữ nghĩa lẫn cấu trúc với những mục đích
khác nhau. Tuy nhiên, hành vi xin lỗi từ góc độ giới cho đến nay chưa có đề
tài, luận văn nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết.
2.2. Các công trình nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, hành vi xin lỗi
từ góc độ giới
Có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu các HVNN từ các góc độ khác
nhau như cấu trúc, tương tác hội thoại, lịch sự... Chẳng hạn, nghiên cứu HVNN
từ góc độ tương tác hội thoại có một số công trình sau: hành vi chê (Nguyến Thị
Hoàng Yến, luận văn thạc sĩ 2000, luận án tiến sĩ 2006), hành vi cam kết (Vũ Tố
Nga, 2000), hành vi thỉnh cầu (Nguyễn Thị Vân Anh, 2001), hành vi điều khiển
(Trịnh Thanh Hà, 2001), hành vi trách (Nguyễn Thu Hạnh, 2004), hành vi khen
(Trần Thị Lan Anh, 2005), hành vi mỉa mai (Nguyễn Minh Huệ, 2007), hành vi
xin lỗi (Trần Thị Kim Oanh, 2007)… Song, không có nhiều công trình đi sâu
nghiên cứu HVNN, đặc biệt là HVXL từ góc độ giới – một biến xã hội rất quan
trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội. Theo khảo sát của chúng tôi, cho
đến nay mới chỉ có một số công trình đi sâu nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ từ
góc độ giới. Đó là:
Luận án Tiến sĩ “Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt
(qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen)” của Phạm Thị Hà (2013) đã nghiên
cứu hành vi khen theo hướng của ngôn ngữ học xã hội. Tác giả đã xem hành
6


vi khen như một biến xã hội và việc sử dụng hành vi khen – tiếp nhận lời
khen có sự phân biệt khá rõ giữa các giới. Cụ thể:
- Đối với khen: Tác giả chỉ ra rằng, chiếm tỉ lệ cao là lời khen dành cho
nữ, trong đó cao nhất là nam khen nữ, tiếp đó là nữ khen nữ và nữ khen nam,

chiếm tỉ lệ khiêm tốn nhất là nam khen nam. Hình thức khen gián tiếp xuất hiện
chủ yếu khi nam khen nữ và nữ khen nữ. Trong lời khen, khi nam khen nữ và nữ
khen nữ rất ưa sử dụng các tình thái từ làm yếu tố tăng cường cho lời khen. Nữ
khen nam ít sử dụng tình thái từ hơn và nam khen nam là cặp giao tiếp có số
lượng tình thái từ được sử dụng hạn chế nhất. Về chủ đề khen, với 13 chủ đề có
mặt trong các lời khen về ngoại hình, nam giới chỉ chiếm ưu thế trong việc nhận
được lời khen về ngoại hình nói chung, phong thái và trang phục. Hầu hết các
chủ đề còn lại như: dáng, da, mắt, nụ cười, khuôn mặt… đều dành cho nữ giới.
Đối với tiếp nhận lời khen, nữ giới sử dụng triệt để 8 chiến lược hồi đáp
khen bằng lời gồm: cảm ơn, chia sẻ kinh nghiệm, khẳng định lời khen, khen
phản hồi, hỏi lại, phủ định lời khen, giảm bớt mức độ khen và không hồi đáp
vào nội dung khen. Trong khi đó, nam giới sử dụng ít hơn và nhiều khi lấy sự
im lặng để thay cho trẻ lời.
Đây là những phát hiện khá mới mẻ và là tiền đề cho một chuỗi các
công trình nghiên cứu theo hướng này ra đời.
Trong công trình “Hành vi chê và tiếp nhận lời chê của người Việt nhìn
từ góc độ giới khảo sát trong một số tác phẩm văn học”, Vũ Thị Mai Hương
đã tiến hành phân tích làm rõ mối quan hệ giữa hành động chê và giới tính
qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1986 ở các phương diện cụ thể
là:
- Cấu trúc – chiến lược chê: Tác giả chỉ ra rằng cấu trúc – chiến lược
chê của nam giới thường mang tính áp đặt, còn nữ giới thường mang tính
mềm mỏng, lịch sự.
7


- Đối tượng bị chê: Tác giả xác định nam giới lấy đối tượng bị chê là
bản thân mình nhiều hơn nữ giới, còn nữ giới lại có xu hướng lựa chọn đối
tượng bị chê là ngôi thứ ba nhiều hơn.
- Nội dung chê: Tác giả cho rằng nam giới có xu hướng lựa chon nội

dung chê là hành động, còn nữ giới có xu hướng lựa chọn nội dung chê là đạo
đức, phẩm chất.
Trong công trình“Hành vi chào và tiếp nhận lời chào của người Việt
nhìn từ góc độ giới (khảo sát trong giới học sinh – sinh viên)”, Dương Thị
Minh Hạnh đã tiếp cận hành vi chào trong sự so sánh về cách sử dụng lời
chào giữa các giới. Phạm vi của đề tài được giới hạn trong giới học sinh –
sinh viên nên đã được tác giả tiến hành khá cụ thể, từ đó đưa ra kết quả khảo
sát và những nhận xét rất chân thực về cách sử dụng, tần suất và cấu trúc lời
chào theo từng giới ở lứa tuổi này. Cụ thể, tác giả xác định học sinh – sinh
viên nam ưa sử dụng kiểu chào trực tiếp, tích cực, ngắn gọn, ít động chạm tới
thể diện, tránh vấn đề liên quan đến đời tư và bình giá chủ quan. Còn học sinh
– sinh viên nữ lại thường sử dụng kiểu chào gián tiếp nhằm đảm bảo sự tế nhị,
kín đáo, mang biểu cảm, cảm xúc.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu trên cơ sở của tư liệu tiếng
Việt hoặc theo hướng đối chiếu (tiếng Việt với các ngôn ngữ khác) đã chỉ ra tác
động của giới đối với giao tiếp ngôn ngữ của người Việt:
– Nghiên cứu vấn đề lịch sự gắn với yếu tố giới: Vũ Thị Thanh Hương
“Giới tính và lịch sự”; Vũ Tiến Dũng “Lịch sự trong tiếng Việt và giới
tính(qua một số hành động nói)”.
– Nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt của người Việt dưới tác động của nhân tố
giới có: Nguyễn Đức Thắng “Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp
tiếng Việt”– Nghiên cứu về sự tác động của yếu tố giới tới tư duy ngôn ngữ có

8


Nguyễn Trà My “Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và
tư duy của người Việt (khảo sát trên đối tượng là sinh viên)”.
– Nghiên cứu đối chiếu sự tác động của nhân tố giới tới sử dụng ngôn
ngữ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Ví dụ: Luận văn Thạc sĩ của

Hoàng Thị Hải Yến nghiên cứu đối sánh “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
trong hành vi chào hỏi Nga – Anh – Việt” và nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn
Thị Hồng Vân về “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của hành động chào hỏi
trong tiếng Đức và tiếng Việt”.
Một số công trình nghiên cứu quan niệm về giới cũng như sự kì thị về
giới nữ được thể hiện trong ngôn ngữ và qua đó góp phần vào việc kế hoạch
hóa ngôn ngữ chống kì thị, tạo ra sự bình đẳng về giới. Ví dụ: Nguyễn Văn
Khang “Kế hoạch hóa ngôn ngữ về chống kì thị giới tính”, Nguyễn Văn
Khang “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch hóa ngôn ngữ chống
kì thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ”.
Mặc dù đã có một số công trình đi sâu vào nghiên cứu các hành vi ngôn
ngữ theo hướng của ngôn ngữ học xã hội xong mới chỉ xuất hiện ở hành vi
khen, chê, chào, trong khi hành vi ngôn ngữ còn rất nhiều kiểu hành vi khác
nhau, trong đó có hành vi xin lỗi – được sử dụng thường xuyên cuộc sống
hàng ngàylại chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi quyết định tiến hành đi
sâu nghiên cứu khảo sát hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi dưới sự tác
động của nhân tố giới để làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu HVXL từ góc độ giới để tìm ra những
sự khác nhau khi thực hiện và tiếp nhận hành vi này giữa giới nam và giới nữ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích như vừa nêu ở trên, luận văn cần hoàn thành
những nhiệm vụ sau:
9


- Thứ nhất, đưa ra những kiến thức khái quát về hành vi ngôn ngữ, về
ngôn ngữ học xã hội, đặc biệt là ngôn ngữ và giới.
- Thứ hai, tìm hiểu về hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi từ góc độ giới.

- Thứ ba, thống kê – khảo sát – điều tra: Chúng tôi tiến hành thống kê,
khảo sát ngữ liệu trong các tác phẩm của một số tác giả là Nam Cao, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… và trong cuộc
sống hàng ngày.
4. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin
lỗi.
- Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu theo bằng hai nguồn là giao
tiếp nói và giao tiếp viết.
+ Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, luận văn tiến hành thu thập tư liệu
bằng cách ghi âm, quan sát ghi chép và tiến hành phỏng vấn.
+ Luận văn sử dụng tư liệu từ các phim phát sóng trên các chương trình
truyền hình của Việt Nam.
+ Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, luận văn tiến hành thu thập tư liệu từ một
số tác phẩm văn của một số tác giả là Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… và trong cuộc sống hàng ngày.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện được luận văn này chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn
theo cách trò chuyện để thu thập thông tin về lời xin lỗi.
- Nhập thân vào vai giao tiếp: Cách điều tra này đòi hỏi chúng ta tham
gia trực tiếp vào cuộc trò chuyện (trở thành một vai giao tiếp). Khi gặp gỡ, trò
chuyện, bản thân mình cố gắng dẫn cuộc trò chuyện có liên quan đến xin lỗi
và hồi đáp xin lỗi để thu thập tư liệu. Chẳng hạn, chúng tôi sử dụng lời xin lỗi
10


kèm theo việc làm phiền tới người khác: nhờ xem hộ giờ đồng hồ, xin đi nhờ
xe… Trong các cuộc bàn bạc như vậy sẽ xuất hiện các lời xin lỗi và hồi đáp

xin lỗi.
- Quan sát: Có thể nói, đi tới đâu, gặp gỡ bất cứ ai chúng ta cũng có thể
bắt gặp những cuộc giao tiếp bắt đầu với lời xin lỗi. Bởi vậy, ta có thể cố gắng
quan sát và ghi chép khi lời xin lỗi và hồi đáp lời xin lỗi xuất hiện.
- Điều tra bằng anket: Chúng tôi xây dựng anket theo hai cách là mở và
đóng: ngoài những câu hỏi có sẵn các phương án trả lời để cộng tác viên lựa
chọn còn có những câu hỏi mở để cộng tác viên phát biểu ý kiến, suy nghĩ của
mình.
- Việc chọn mẫu điều tra: trong hai loại mẫu chủ ý và mẫu ngẫu nhiêu,
chúng tôi sử dụng chủ yếu là mẫu ngẫu nhiên. Lí do là phạm vi tư liệu rộng
và nhiều, nếu chọn mẫu chú ý sẽ có thể làm hạn chế tư liệu nên chúng tôi sử
dụng mẫu ngẫu nhiên để có cho nguồn tư liệu được phong phú hơn.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành thống kê các ngữ
liệu về hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi của cả nam và nữ ở phạm vi
rộng, cả trong văn chương và giao tiếp hàng ngày. Sau đó, tiến hành phân loại
chúng theo các nội dung cần phân tích như: hành vi xin lỗi dưới sự tác động
của nhân tố giới, tiếp nhận lời xin lỗi dưới sự tác động của nhân tố giới, cấu
trúc của hành vi xin lỗi và của hành vi tiếp nhận lời xin lỗi…
- Phương pháp phân tích, miêu tả kết hợp với phương pháp so sánh, đối
chiếu: Chúng tôi tiến hành phân tích và miêu tả các ngữ liệu tìm được về hành
vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi. Từ đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra
sự giống và khác nhau giữa nam và nữ trong việc sử dụng lời xin lỗi và tiếp
nhận lời xin lỗi.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lí luận
11


Về mặt lí luận, chúng tôi thực hiện luận văn này nhằm góp phần vào
việc nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm lí thuyết hành vi ngôn ngữ và lí thuyết

của ngôn ngữ học xã hội cụ thể là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, thực hiện luận văn này đã đóng góp vào việc nghiên
cứu hành vi xin lỗi và tiếp nhận lời xin lỗi của người Việt thông qua giao tiếp
dưới tác động của nhân tố giới. Trên cơ sở đó thấy được những sự khác biệt
về lối ứng xử văn hóa – ngôn ngữ từ góc độ giới của người Việt.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tối có cấu trúc như sau: Ngoài phần mở đầu, phần
nội dung của luận văn được chia thành 3 chương là :
Chương 1. Cơ sở lí luận.
Chương 2. Đặc điểm của hành vi xin lỗi của người Việt nhìn từ góc độ
giới.
Chương 3. Đặc điểm của của việc tiếp nhận lời xin lỗi của người Việt
nhìn từ góc độ giới.

12


13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết chung về ngữ dụng học
1.1.1. Cặp thoại
Khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ không thể tách rời nó với hội thoại,
vì thông qua hội thoại, tất cả các vấn đề thuộc về giao tiếp bằng ngôn ngữ của
con người đều được bộc lộ như: hành vi ngôn ngữ, chiếu vật và chỉ xuất, vấn
đề tính lịch sự, lập luận...
Hội thoại là do những đơn vị ở những bậc khác nhau tạo nên những

đơn vị cấu trúc của hội thoại được chia thành hai nhóm đơn vị sau đây:
+ Nhóm 1: Là những đơn vị lưỡng thoại. Những đơn vị này do cả
người nói và người nghe tạo nên, bao gồm: cuộc thoại, đoạn thoại và cặp
thoại.
+ Nhóm 2: Là những đơn vị đơn thoại do một nhân vật hội thoại tạo ra
và nằm trong một lần trao lời, gồm có: tham thoại và hành vi ngôn ngữ.
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất, còn gọi là cặp trao đáp hay
cặp kế cận, gồm một hành vi dẫn nhập và một hành vi hồi đáp, hoặc có thể
hơn hai hành vi. Đây là đơn vị cơ sở quan trọng cấu thành hội thoại, nó do các
tham thoại của người nói và người nghe đi với nhau tạo nên.
- Cấu trúc cặp thoại:
Một cặp thoại đầy đủ là một cặp thoại có hai tham thoại, tham thoại thứ
nhất do người nói thực hiện gọi là tham thoại dẫn nhập (initiatives), tham
thoại thứ hai do người nghe thực hiện gọi là tham thoại hồi đáp (reactives).
Ví dụ:
(105) Sp1: - Xin lỗi bạn, tớ vô ý quá!
Sp2: - Không sao.
14


Ở ví dụ trên, chúng ta thấy, cặp thoại có hai tham thoại, tham thoại thứ
nhất, Sp1 thực hiện hành vi xin lỗi “Xin lỗi bạn, tớ vô ý quá!” và tham thoại
thứ hai, Sp2 hồi đáp lại hành vi xin lỗi của Sp1 “Không sao”.
- Chức năng của các tham thoại trong cặp thoại:
+ Chức năng ở lời dẫn nhập: là chức năng quy định quyền lực và trách
nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Các chức năng ở lời dẫn nhập có thể là chức
năng yêu cầu được thông tin, được tán đồng, ủng hộ, nhận xét, đánh giá...
Chức năng ở lời dẫn nhập thường là tham thoại chủ hướng trong cặp thoại.
+ Chức năng ở lời hồi đáp: Là chức năng ở lời của các tham thoại hồi
đáp, đáp lại chức năng ở lời dẫn nhập. Chức năng này thuộc các tham thoại

đáp nói chung và chỉ rõ mức độ thỏa mãn các trách nhiệm mà tham thoại ở lời
dẫn nhập đặt ra. Khi một cặp thoại thỏa mãn được cả chức năng ở lời dẫn
nhập và chức năng ở lời hồi đáp thì tạo thành một cặp kế cận như: hỏi – trả
lời, ra lệnh – nhận lệnh, thỉnh cầu – đồng ý, cảm thán – an ủi, xin lỗi – tha
thứ...
Ví dụ:
(106) Sp1: - Con xin lỗi mẹ vì đã làm mẹ buồn!
Sp2: - Được rồi.
Hành vi ngôn ngữ của Sp1 là hành vi xin lỗi qui định quyền lực và
trách nhiệm là Sp1 phải thực hiện lời xin lỗi. Còn hành vi ngôn ngữ phản hồi
của Sp2 là chấp nhận lời xin lỗi của Sp1. Cả hai hành vi ngôn ngữ của Sp1 và
Sp2 tạo thành một cặp thoại có sự tương tác xin lỗi – chấp nhận lời xin lỗi.
- Cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực:
Khi tham thoại hồi đáp có chức năng hồi đáp tích cực, tức là thỏa mãn
được đích ở lời của hành vi thực hiện tham thoại dẫn nhập, ta có cặp thoại
tích cực.
Ví dụ:
15


- Sp1: Cái bút đẹp thế!
- Sp2: Ừ! Đẹp thật!
Hành vi ngôn ngữ của Sp1 là hành vi khen với mục đích cụ thể là khen
chiếc bút đẹp và hành vi ngôn ngữ phản hồi của Sp2 là đồng tình với lời khen
của Sp1. Cả hai hành vi của Sp1 và Sp2 tạo thành một cặp thoại tương tác
mang tính tích cực.
Khi tham thoại hồi đáp mang chức năng hồi đáp tiêu cực, đi ngược lại
với đích của tham thoại dẫn nhập.
Ví dụ:
(107) Sp1: - Em biết lỗi rồi. Anh tha lỗi cho em!

Sp2: - Không bao giờ.
Sp1 đã nhận lỗi và xin Sp2 tha thứ cho lỗi lầm mình mắc phải, nhưng
Sp2 không tha thứ cho Sp1. Như vậy, sự phản hồi của Sp2 đã đi ngược lại với
mong muốn của Sp1. Vì vậy, đây là cặp thoại mang tính tiêu cực.
Rõ ràng HVXL và TNLXL sẽ tương thích với nhau và tạo thành một
cặp thoại. Với sự hồi đáp tích cực sẽ tạo nên cặp thoại tích cực như ví dụ
(106) và ngược lại, với sự hồi đáp tiêu cực sẽ tạo nên cặp thoại tiêu cực như
ví dụ (107).
1.1.2. Hành vi ngôn ngữ
1.1.2.1. Định nghĩa, phân loại các hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ (speech act): vốn có nhiều cách dịch là hành động
ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói... Với cách dịch là hành vi ngôn
ngữ thì hành động này được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương tiện
ngôn ngữ, là vai nói có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả mọi hiện tượng, để
thuật lại một sự việc, để khẳng định, để bày tỏ sự nghi vấn, để đưa ra một yêu
cầu, để khuyên nhủ, để đe dọa, để khen ngợi, để chúc mừng, để cám ơn…
Ứng với cách dùng ngôn ngữ trên, ta có hành vi miêu tả, kể, khẳng định, nghi
16


vấn, yêu cầu, khuyên nhủ, đe dọa, khen ngợi, chúc mừng, cám ơn… Đó là
những hành vi bộ phận trong hoạt động giao tiếp nói chung. Khi miêu tả,
nhận xét, khuyên, khen, chê, chào, hỏi… tức là chúng ta thực hiện một hành
vi bằng ngôn ngữ.
Theo J. L Austin, có 3 loại hành vi đó là hành vi tạo lời (act locutoire),
hành vi mượn lời (act perlocutoire) và hành vi ở lời (act illocutoire). Trong đó:
Hành vi tạo lời (act locutoire) là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn
ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn
đúng hình thức và nội dung.
Hành vi mượn lời (act perlocutoire) là những hành vi “mượn” phương

tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu
quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.
Chẳng hạn, nghe một người phàn nàn “Hôm nay lại bị mất nước rồi.” có
người sẽ tỏ ra lo lắng cho chủ nhà, có người tỏ ra thờ ơ, có người thương hại,
có người sung sướng, vui mừng…
Hành vi ở lời (act illocutoire) là những hành vi người nói thực hiện
ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có
nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người
nhận. Khác với các hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích –
intentionnel), quy ước (conventionnel) và có thể chế (institutionnel) (tức là
những quy tắc được mọi người trong một cộng đồng tuân theo một cách
không tự giác). Điều này cho thấy việc sử dụng một hành động ở lời nào đó
phải căn cứ vào những quy định chung của cộng đồng sao cho phù hợp với
ngữ cảnh, với người tiếp nhận để tránh bị xem là không lịch sự trong giao
tiếp. Chẳng hạn, khi một người nói “Mời bác vào xơi cơm ạ.” Thì người nói
đã thực hiện hành vi “mời” ngay khi đưa ra phát ngôn trên.

17


×