Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phương pháp củng cố kiến thức nâng cao kỹ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.76 KB, 16 trang )

TẠOhọcTHANH
HOÁ
Phương pháp củng cố kiếnSỞ
thức-GIÁO
nâng caoDỤC
kĩ năngVÀ
giải ĐÀO
bài tập quang
cho học sinh
lớp 9
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP CỦNG CỐ KIẾN THỨC – NÂNG CAO KỸ NĂNG
GIẢI BÀI TẬP QUANG HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9

Người thực hiện: Bùi Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Lý
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật Lí

THANH HOÁ NĂM 2015

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa

1


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn vật lí là một trong những môn học lý thú, hấp dẫn trong nhà trường
phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống
hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Môn học này càng ngày lại càng càng
yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc CNH- HĐH đất nước, nhằm từng
bước đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài", góp phần xây dựng Tổ Quốc ngày một giàu đẹp hơn.
Hơn nữa đội ngũ học sinh là một lực lượng lao động dự bị nòng cốt và
thật hùng hậu về khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lý đóng góp
một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng vật lý cũng được
vận dụng và đi sâu vào cuộc sống con người góp phần tạo ra của cải, vật chất
cho xã hội ngày một hiện đại hơn. Qua các năm dạy chương trình vật lý lớp 9
bản thân nhận thấy:
Phần bài tập quang hình là phần bài tập đa dạng, khó đói với học sinh
THCS, nếu chỉ hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức như sách giáo khoa thì đa
số học sinh đều rất lúng túng khi giải các bài tập quang hình. Nguyên nhân chủ
yếu là do học sinh chưa có phương pháp giải bài tập hợp lý.
Để giúp học sinh lớp 9 có thể giải tốt các bài tập quang hình, nâng cao
chất lượng học sinh giỏi môn vật lý, điều trước hết giáo viên cần hướng dẫn để
học sinh nắm được đầy đủ các kiến thức cơ bản, nâng cao và nắm được các
phương pháp giải bài tập.Tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình về “Phương
pháp giải bài tâp quang hình lớp 9”.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I,THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khi giải một số bài tập nâng cao giáo viên thường bổ sung thêm kiến thức
ngoài SGK và hướng dẫn để học sinh áp dụng kiến thức mới vào việc giải bài
tập...Cách làm này cũng có tác dụng nâng cao chất lượng bộ môn, nhưng cũng
gây rắc rối cho không ít học sinh (nhất là đối tượng học sinh trung bình và yếu)
vì các em phải cố nhớ thêm các kiến thức mới trong khi kiến thức cơ bản trong

SGK chưa thuộc, chưa hiểu.Từ thực trạng trên tôi đã khảo sát chất lượng học
sinh, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các em lúng túng khi giải các bài tập phần
quang hình như sau:
1. Nguyên nhân chính:
a) Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn
chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý,
các hệ quả do đó khó mà vẽ hình và hoàn thiện được một bài toán quang hình
học lớp 9.
b) Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết,
chưa biến đổi được một số công thức, hay phương pháp giải một bài toán vật lý.

2

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

c) Kiến thức toán hình học còn hạn chế (tam giác đồng dạng) nên không
thể giải toán được.
2. Một số nhược điểm của HS trong quá trình giải toán quang hình lớp 9:
a) Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu,
lượng thông tin cần thiết để giải toán còn hạn chế.
b)Vẽ hình còn lúng túng. Một số vẽ sai hoặc không vẽ được ảnh của vật qua
thấu kính, do đó không thể giải được bài toán.
c) Môt số chưa nắm được kí hiệu các loại kính, các đặc điểm của tiêu
điểm, các đường truyền của tia sáng đặt biệt, chưa phân biệt được ảnh thật hay
ảnh ảo. Một số khác không biết biến đổi công thức toán .
d) Chưa có thói quen định hướng cách giải một cách khoa học trước
những bài toán quang hình học lớp 9.

3. Các giải pháp thực hiện
1) Tôi tổ chức kiểm tra, phân loại học sinh, (chia đều số học sinh giỏi, khá, trung
bình vào hai lớp): Lớp 9A là lớp nghiên cứu, Lớp 9B là lớp đối chứng
2) Tổ chức một số tiết học ngoại khóa để hệ thống các kiến thức cơ bản về
quang hình, một số định lý, quy tắc toán học (môn hình học) có kiên quan
3) Phân loại bài tập, sắp xếp chúng theo trình tự từ dễ đến khó, từ cơ bản đến
nâng cao, hướng dẫn học sinh một số phương pháp giải bài tập.
4) Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả sau khi hướng dẫn phương pháp giải bài
tập quang hình cho học sinh.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
A. ÔN TẬP HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUANG HỌC
LIÊN QUAN.
1. Thấu kính
a) Phân loại thấu kính:
* Theo đặc điểm về hình dạng: Thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa và
thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa.
* Theo đặc điểm quang học:
- Thấu kính hội tụ (rìa mỏng): biến chùm sáng song song thành chùm sáng hội
tụ.
- Thấu kính phân kỳ( rìa dày): biến chùm sáng song song thành chùm sáng phân
kỳ
b) Ký hiệu thấu kính: Hình vẽ dưới

c) Các khái niệm: trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa

3



Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

*Trục chính ( ký hiệu ∆): Chiếu một chùm sáng song song, vuông góc với mặt
thấu kính hội tụ hay phân kỳ mỏng ta thấy có một tia sáng ở chính giữa không bị
gãy khúc. Tia sáng đó trùng với trục chính ∆ của thấu kính. (với thấu kính mỏng
∆ coi như vuông góc với thấu kính).
* Quang tâm ( ký hiệu O): là một điểm trên thấu kính mà mọi tia sáng đi qua
nó đều cho tia ló truyền thẳng. ( với thấu kính mỏng thì quang tâm O được coi là
giao điểm của ∆ với thấu kính)
* Tiêu điểm (ký hiệu F và F’): Chiếu một chùm sáng song song với trục chính
∆ của một thấu kính hội tụ( hay phân kỳ) thì chùm sáng ló sẽ hội tụ tại điểm F ’
trên ∆ ( hoặc có đường kéo dài đi qua điểm F trên ∆). Điểm F và F’ gọi là tiêu
điểm của thấu kính. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua quang
tâm O. (Tiêu điểm F và tia sáng tới nằm cùng phía đối với thấu kính).
* Tiêu cự (ký hiệu f): khoảng cách OF = OF’ gọi là tiêu cự của thấu kính, ký
hiệu là f
d). Đường đi của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và qua thấu kính
phân kỳ
+ Thấu kính hội tụ
-Tia tới ( tia1a) song song với trục chính ∆ cho tia ló (tia 1b) đi qua F
- Tia tới ( tia 2a) đi qua quang tâm O cho tia ló ( tia 2b) đi thẳng.

- tới ( tia 3a) đi qua F cho tia ló ( tia 3b) song song với trục chính ∆
+ Thấu kính phân kỳ

- Tia tới ( tia1a) song song với trục chính ∆ cho tia ló (tia 1b) có đường kéo dài
đi qua F
- Tia tới ( tia 2a) đi qua quang tâm O cho tia ló (tia 2b) đi thẳng

4


SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

- Tia tới (tia 3a) có đường kéo dài đi qua F ‘ cho tia ló ( tia 3b) song song với trục
chính ∆
e) Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ
* Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
+Vật thật đặt trước thấu kính hội tụ có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo
+ Vật ở ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính ( d >f) luôn cho ảnh thật
- Khi f < d < 2f --> ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
- Khi d =2f --> ảnh thật, ngược chiều, lớn bằng vật
- Khi d > 2f --> ảnh thật, ngược chiều, lớn nhỏ vật.( khi d = ∞ --> ảnh
thật ở tiêu điểm
+Vật ở trong khoảng tiêu cự ( 0 < d ≤ f ) --> ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
* Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
Vật thật đặt trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều, bé hơn vật,
nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính
- Khi vật ở tiêu điểm ( d =f )--> ảnh ảo ở vô cực (d’ = ∞ )
2. Các trường hợp đặc biệt cần chú ý
* Điểm sáng S ∈ ∆ cho ảnh S’ ∈ ∆
* Vật AB ⊥ ∆ ( hay AB // TK ) thì ảnh A’B’ ⊥ ∆
B.PHÂN LOẠI BÀI TẬP- HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. Dạng1:Vẽ đường truyền của tia sáng qua thấu kính dựng ảnh của vật tạo
bởi thấu kính
Bài 1. Vẽ tiếp đường đi của tia sáng a trong hình 1.a

* Phân tích:

Giả sử gọi S là một điểm thuộc a; S1 là ảnh của S tạo bởi thấu kính đã cho ta
thấy: Các tia tới a,b,c xuất phát từ S cho các tia ló a1,b1,c1 đi qua ảnh S1 của S tạo
bởi thấu kính hội tụ.
* Cách vẽ: ( Hình 1.b)
- Trên tia sáng a, Lấy điểm sáng S ở ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính
- Vẽ ảnh S1 của S bằng cách vẽ đường đi của 2 trong 3 tia sáng đăch biệt xuất
phát từ S tới thấu kính.
- Vẽ tia ló a1 của tia a đi qua S1.
* Nhận xét:
Trong phương pháp trên ta đã vận dụng tính chất “ Các tia tới xuất phát từ
điểm S thì các tia ló phải giao nhau tại ảnh S’ của S” đồng thời vận dụng 2 tia
sáng đặc biệt để vẽ ảnh của S. Phương pháp này không những không cần sử
kiến thức mở rộng( trục phụ) mà còn có tác dụng củng cố kiến thức cơ bản ở
SGK và phát triển tư duy cho học sinh.
Bài 2: Hãy vẽ tiếp đường đi của các tia sáng a,b,c ở hình 2
SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa

5


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

- Phân tích
Thấu kính đã cho là TKHT. Các tia sáng a,b,c là các tia tới đặc biệt.
Tia a đi qua F cho tia ló song song với trục chính, tia b đi qua O cho tia ló
truyền thẳng, tia c song song với trục chính ∆ cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
- Cách vẽ: ( Như hình 2b)
Vẽ tia ló a1 // ∆; tia ló b1 truyền thẳng, tia ló c1 đi qua F’
Bài 3. Cho vật sáng AB và thấu kính hội tụ như hình 3a. ( AB ⊥ ∆ và A và B ∉
∆). Dựng ảnh của vật AB.

* Phân tích: Vật AB có dạng đoạn thẳng nên ảnh A 1B1 của nó cũng có dạng
đoạn thẳng. Do đó muốn dựng ảnh của AB cần dựng ảnh A1 của A và B1 của B.
Hai tia sáng đặc biệt AK và AO xuất phát từ A nên hai tia ló tương ứng phải
đi qua ảnh A1. Hai tia tới đặc biệt BI và BO xuất phát từ B nên hai tia ló tương
ứng phải đi qua ảnh B1.
* Cách dựng:
- Dựng ảnh của A:
Từ A vẽ tia tới a // ∆ và tia ló a1 tương ứng đi qua F’. Vẽ tia lới b qua O
và tia ló b1 trương ứng truyền thẳng.
Tìm giao điểm A1 của 2 tia ló a1 và b1 ta được ảnh của A
- Dựng ảnh của B: tương tự ...
- Dựng ảnh của AB: Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng A 1B1 ta được A1B1
là ảnh của AB

* Nhận xét:
Phương pháp chung để vẽ ảnh của một vật sáng có dạng hình học đặc biệt là
dựng ảnh của các điểm đặc biệt thuộc vật đó rồi nối
lại.
Bài 4. Cho thấu kính hội tụ và điểm sáng S thuộc trục
chính ∆ như hình 4. Hãy dựng ảnh S 1 của S tạo bởi
thấu kính trên...
6

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

*Phân tích :
Điểm S ∈ ∆ nên 3 tia sáng đặc biệt đều trùng với trục chính ∆. Bằng cách

vẽ đường đi của hai trong ba tia sáng đặc biệt ta không thể dựng ảnh của điểm S
được ( vì hai tia sáng trùng nhau thì có vô số điểm chung ).
Nếu có một vật sáng AS ⊥ ∆ và S ∈ ∆ thì ảnh A1S1 ⊥ ∆ và S1. ∈ ∆ . Do đó
muốn vẽ ảnh S1 của S ta vẽ ảnh của điểm thuộc đoạn thẳng SA.
*Cách dựng: ( Hình vẽ 4.b)
- Vẽ đoạn thẳng AS ⊥ ∆
- Vẽ ảnh A1 của A ( bằng cách vẽ đường đi của hai tia sáng đặc biệt )
- Từ A1 hạ đường vuông góc xuống
∆ cắt ∆ tại S1 ta được S1 là ảnh của điểm S
* Nhận xét:
Ở phương pháp trên ta vận dụng kiến
thức và kĩ năng cơ bản trong SGK để vẽ
ảnh của S. Cách làm này không những
củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của
bài học chính khóa trên lớp mà còn có tác
dụng phát triển tư duy cho học sinh.
Bài 5: Hãy vẽ tiếp đường đi của các tia sáng 1b, 2b, 3b ở hình 5a.

* Phân tích: Thấu kính đã cho là TKHT, các tia 1b, 2b, 3b là các tia ló đặc biệt.
Tia ló 1b song song với trục chính ∆ nên tia tới tương ứng phải đi qua tiêu điểm
F. Tia ló 2b đi qua quang tâm O nên tia tới tương ứng phải đi qua O và nằm trên
đường thẳng chứa tia 2b. Tia 3b đi qua tiêu điểm F’ nên tia tới tương ứng phải
song song với trục chính ∆
Cách vẽ: ( Như hình 5b)
- Vẽ tia tới 1a đi qua tiêu điểm F
- Trên đường thảng chứa tia ló 2b vẽ tia tới 2a đi qua O
- Vẽ tia tới 3a song song với trục chính ∆
Bài 6. Cho vật sáng AB ( AB ⊥ ∆; B ∈ ∆) và thấu kính hội tụ như hình 6.a.
Hãy dựng ảnh của vật AB
Phân tích: AB có dạng một đoạn thẳng nên ảnh A 1B1 của nó cũng có dạng một

đoạn thẳng--> muốn dựng ảnh A1B1 của AB cần dựng ảnh A1 của A và B1
của B.
Vì AB ⊥ ∆ nên ảnh A1B1 ⊥ ∆; B ∈ ∆ nên ảnh B1 ∈ ∆ => B là giao điểm của ∆
với đường thẳng đi qua A1 và vuông góc với ∆ => Muốn dựng ảnh B1 trước hết
cần phải dựng ảnh A1
SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa

7


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

* Cách dựng: Dựng ảnh của A:
-Từ A vẽ tia tới AI // ∆ và tia ló IR tương ứng đi qua F ’. Vẽ tia lới AO và tia ló
OK trương ứng truyền thẳng.
-Tìm giao điểm A1 của 2 tia ló IR và OK kéo dài ta được ảnh của A
Dựng ảnh của B:
-Từ A1 vẽ đường thẳng vuông góc với ∆ cắt ∆ tại B1.
-Dựng ảnh của AB: Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng A 1B1 ta được A1B1 là ảnh
của AB
Dạng 2: Xác định loại thấu kính vị trí thấu kính và các yếu tố của nó
Phương pháp chung:
Muốn nhận biết loại thấu kính có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:
- Dựa vào hình dạng của thấu kính ( ký hiệu thấu kính)
- Dựa vào đặc điểm của chùm sáng ló của một chùm sáng song song chiếu tới
thấu kính.
-Dựa vào đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính:
- Khi vật có kích thước đáng kể (một đoạn thẳng...): Vật thật đặt trước thấu
kính hội tụ có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo:
Ảnh thật: Ngược chiều với vật, ảnh và vật nằm ở hai phía thấu kính

ảnh ảo: Cùng chiều, lớn hơn vật, ảnh và vật nằm cùng phía đối với thấu
kính.
- Vật thật đặt trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều bé hơn vật,
và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
-Khi vật là một điểm sáng:Ảnh thật và vật nằm ở hai phía thấu kính, đồng thời
nằm ở hai nửa mặt phẳng bờ là trục chính ∆
- Ảnh ảo và vật nằm cùng phía đối với thấu kính. Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo
ở xa thấu kính và trục chính hơn vật. Thấu kính phân kỳ cho ảnh ảo ở trong
khoảng tiêu cự và gần trục chính hơn vật
Bài 7. Cho vật sáng AB và ảnh A1B1 tạo lởi thấu kính L như hình 7. Hỏi
A1B1 là ảnh gì? Thấu kính L là thấu kính gì? vì sao?

* Phân tích:

8

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

Bài toán cho vật sáng AB và ảnh A1B1 của nó tạo bởi thấu kính L. Để rút ra
kết luận về tính chất của ảnh ( thật hay ảo) và loại thấu kính phải căn cứ vào
chiều và độ lớn của ảnh so với vật.
* Cách giải:
Ở hình 7a. Vì A1B1 ngược chiều với vật AB nên A 1B1 là ảnh thật của AB.
Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho ảnh thật.
Ở hình 7b: Vật A1B1 cùng chiều nên A1B1 là ảnh ảo của AB. Mặt khác
A1B1 lớn hơn AB nên L là thấu kính hội tụ. Vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho
ảnh ảo lớn hơn vật.

Ở hình 7c: Vật A1B1 cùng chiều nên A1B1 là ảnh ảo của AB. Mặt khác
A1B1 nhỏ hơn AB nên L là thấu kính phân kỳ. Vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho
ảnh ảo lớn hơn vật.
Bài 8 Cho trục chính ∆ của thấu kính L; S1 là ảnh
của S tạo bởi thấu kính L. như hình 8. Hỏi S 1 là
ảnh gì? Thấu kính L là thấu kính gì? Và sao?
* Phân tích:
S và ảnh S1 của nó là một điểm nên không thấy
S1 cùng chiều hay ngược chiều với S
Nếu vẽ đoạn thẳng SA ⊥ ∆ ; A ∈ ∆ và đoan thẳng S1A1 ⊥ ∆; A1 ∈ ∆ thì S1A1
sẽ là ảnh của SA. Căn cứ vào chiều của tia S 1A1 và tia SA ta suy ra tính chất của
ảnh S1A1 từ đó suy ra tính chất của ảnh S1 và loại thấu kính.
* Cách giải:
Từ S vẽ đoạn thẳng SA ⊥ ∆, từ S1 và đoạn thẳng S1A1 ⊥ ∆ ( A và A1 ∈ ∆).
Vì S1A1 ngược chiều với SA là ảnh thật của SA. Suy ra S1 là ảnh thật của S
Thấu kính đã cho phải là thấu kính hội tụ. Vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho
ảnh thật.
* Chú ý: Cũng có thể giải bài toán như sau
S1`và S nằm ở hai nửa mặt phẳng bở là trục chính ∆ nên là ảnh thật suy ra
thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ. Vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho ảnh thật.
Cách giải này đơn giản nhưng khi dạy giáo viên cần cho học sinh rút ra tính chất
này rồi mới áp dụng. Tránh tình trạng chỉ thông báo rồi bắt học sinh áp dụng.
Bài 9.
Cho đường đi của một tia sáng qua thấu kính L
như hình 9. Hỏi L là thấu kính gì? vì sao?
* Phân tích:
Có thể nhận biết thấu kính đã cho bằng 2 cách:
Cách 1: Dựa vào đặc điểm của chùm sáng ló của
một chùm sáng song song chiếu tới thấu kính
=> cần vẽ chùm sáng ló của một chùm sáng tới song

song ( chứa tia sáng a đã cho). Căn cứ dạng của
chùm sáng ló ta có kết luận về loại thấu kính
SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa

9


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

Cách 2: Dựa vào đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính.
=> cần vẽ ảnh của một đỉểm sáng S thuộc a. căn cứ tính chất của S ta có thể kết
luận loại thấu kính đã cho.
* Giải:
Cách 1:
Hình 9b
Vẽ thêm tia sáng b đi qua quang tâm O cho tia ló
b1 truyền thẳng ta thấy chùm sáng song song tới thấu
kính L cho chùm ló là chùm sáng hội tụ. Vì vậy thấu
kính L phải là thấu kính hội tụ.
Cách 2: Hình 9c
Trên tia tới a, lấy một điểm S
Từ S vẽ một tia sáng b đi qua quang tâm
O cho tia ló b1 truyền thẳng cắt tia ló a1 tại S1. Dễ thấy S1 là ảnh thật của S ( vì
ảnh và vật nằm ở hai phía của thấu kính). Vậy thấu kính đã cho phải là thấu kính
hội tụ( vì chỉ có thấu kính hội tụ mới cho ảnh thật)
* Nhận xét:
- Cách giải trên vừa cũng cố được kiến
thức cơ bản cho học sinh, vừa có tác dụng bồi
dưỡng tư duy của học sinh.
- Trong cách 2, tùy theo vị trí của điểm S

ta lấy trên tia sáng a mà ảnh S 1 của S có thể là
ảnh ảo hay ảnh thật. Nhưng nếu là ảnh ảo thì
ảnh này xa trục chính và thấu kính hơn so với
S nên ta cũng kết luận được L là thấu kính hội
tụ.
Bài 10) (a) Trong hình 10a;  là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng
và S’ là ảnh của S. Hỏi
a. S' là ảnh gì? vì sao?
b. Thấu đã cho là thấu kính gì? vì sao?
c. (*)Vẽ thấu kính, xác định các tiêu điểm của nó
Phân tích
a. S và S’ nằm ở hai nửa mặt phẳng bờ là trục chính ∆ nên S’ là ảnh thật của S
b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ .

chỉ có thấu kính hội tụ mới cho ảnh
thật
c.
Tia tới đi qua O cho tia ló truyền
thẳng nên từ S vẽ đường thẳng SS ’ cắt
∆ tại

O
O là quang tâm; qua O dựng thấu
kính
hội tụ vuông góc với ∆.
Từ S Vẽ tia sáng SI //∆ cho tia ló IS’ cắt ∆ tại F’ ( mọi tia sáng ló phải đi qua
ảnh thật
(b) : Trong h×nh 10b , AB lµ vËt s¸ng vµ A’B’ lµ ¶nh cña AB t¹o bëi mét thÊu kÝnh
L. Hái
L lµ thÊu kÝnh g×? v× sao?

10

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa


Phng phỏp cng c kin thc- nõng cao k nng gii bi tp quang hc cho hc sinh lp 9

(*)Vẽ thấu kính, xác định vị trí tiêu điểm của thấu kính
Phõn tớch
a. L l thu kớnh hi t. Vỡ AB ngc chiu vi AB nờn AB l nh tht
m ch cú thu kớnh hi t mi cho nh tht ngc chiu vi vt
b. Tia sỏng t A v B i qua quang tõm O s cho tia lú truyn thng n A v
B. Do ú v ng thng AA v BB, ct nhau ti O khi ú O l quang tõm.
Tia sỏng AB ti thu kớnh cho tia lú AB nờn kộo di AB v
AB ct nhau ti I khi ớ I l mt im trờn thu kớnh.
Qua O v I v thu kớnh hi t. v vi thu kớnh.
T B v tia ti BK //, v tia lú KB ct ti F, v im F
i xng vi F qua
III. KIM NGHIM
Qua nghiờn cu v ỏp dng phng phỏp gii bi tp quang hỡnh hc trờn tụi
nhn thy HS say mờ, hng thỳ v ó t hiu qu cao trong gii bi tp nht l
bi tp quang hỡnh hc 9 th hin rừ kt qu kho sỏt trc v sau khi vn
dng phng phỏp trờn vo ging dy. Hc sinh ó phỏt huy tớnh ch ng, tớch
cc khi nm c phng phỏp gii loi bi toỏn ny.
Kt qu kim tra cht lng hc sinh trc khi nghiờn cu
Lp
S HS
Gii
Khỏ
TB

Yu-kộm
SL
%
SL
SL
%
SL
%
Lp thớ nghim
28
0
0
10 35,7 15 53,6
3
10,7
9A
Lp i chng
28
0
0
11 39,3 14
50
3
10,7
9B
56
0
0
21 35,7 29 51,8
6

Tng
10,7
Kt qu kim tra cht lng hc sinh sau khi dy th nghim theo cỏch mi:
Lp

S HS

Lp thớ nghim
Lp i chng

28
28

Tng

56

Gii
SL
%
8
28,6
3
10.
7
11 19,6

Khỏ
SL
10 35,7

7 25

10
16

%
35,7
57,2

17

26

46,4

30,4

TB

Yu
SL %
0
2
7,1
2

3,6

Tớnh hiu qu so vi cỏch lm c: T kt qu kho sỏt cho thy cỏch lm
mi va khc sõu c kin thc c bn cho hc sinh va nõng cao kh nng t

duy ca hc sinh, li khụng lm hc sinh quỏ ti ( vỡ phi hc thờm kin thc
ngoi SGK) do ú cht lng hc sinh c nõng lờn rừ rt hn

C. KT LUN
SKKN mụn Vt lớ THCS - Bựi Th Tho- THCS Hong Lý tpThanh Húa- Tnh Thanh Húa

11


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

Để giúp HS hứng thú và đạt kết quả tốt trong việc giải toán quang hình học lớp
9, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt
chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lô gích nhằm động não
cho HS phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt.
- Những tiết lý thuyết, thực hành cũng như tiết bài tập GV phải chuẩn bị
chu đáo bài dạy, phân loại bài tập, hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo ý định của
GV từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, có như vậy GV mới cảm thấy thoải
mái trong giờ giải và sửa các bài tập quang hình học từ đó khắc sâu được kiến
thức và phương pháp giải bài tập của HS.
Thường xuyên nhắc nhở các em yếu, động viên, biểu dương các em khá
giỏi, cập nhật vào sổ theo dõi và kết hợp với GV chủ nhiệm để có biện pháp
giúp đỡ kịp thời, kiểm tra thường xuyên vở bài tập vào đầu giờ trong mỗi tiết
học, làm như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong
học tập.
Đối với một số HS chậm tiến bộ thì phải thông qua GVCN kết hợp với gia
đình để giúp các em học tốt hơn, hoặc qua GV bộ môn toán để giúp đỡ một số
HS yếu toán có thể giải được một vài bài toán đơn giản hơn. Từ đó gây sự đam
mê, hứng thú học hỏi bộ môn vật lý chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt
hơn.

Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi khi nghiên cứu các bài tập quang hình
và rút ra phương pháp giải trong quá trình dạy học, dạy bồi dưỡng học sinh. Kết
quả thực hiện thấy học sinh hiểu và nắm tốt phương pháp để giải bài tập quang
hình. Vì vậy tôi rất mong muốn kinh nghiệm này được viết lên để đồng nghiệp
tham khảo, góp ý kiến để kinh nghiệm giải bài tập quang hình ngày càng hoàn
thiện giúp học sinh nắm phương pháp giải một cách nhanh chóng, chính xác.
Đề tài không thể không có thiếu sót, xin chân thành được sự góp ý của các thầy,
cô giáo, của đông nghiệp và độc giả xa gần .

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Lý ngày 16 tháng 3 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Bùi Thị Thảo

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
12

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

……………………………..............................……………………………………………………….
…………………………….………………………………………………………………………….
……………………………………….……………………………………………………………….

………………………………………….…………………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………………….
…………………………………………….………………………………………………………….
…………………………………………….………………………………………………………….
…………………………………………….………………………………………………………….

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ
…………………………………………….………………………………………………………….
…………………………………………….………………………………………………………….
…………………………………………….………………………………………………………….
……………………………………………….……………………………………………………….
……………………………………………….……………………………………………………….
………………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………………….…………………………………………………….
…………………………………………………….………………………………………………….

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
………………………………………………….…………………………………………………….
…………………………………………………….………………………………………………….
…………………………………………………….………………………………………………….
………………………………………………………….…………………………………………….
………………………………………………………….…………………………………………….
………………………………………………………….……………………………………………
…………………………………………………………….………………………………………….
…………………………………………………………….………………….………………….…


SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa

13


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

14

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa

15


Phương pháp củng cố kiến thức- nâng cao kĩ năng giải bài tập quang học cho học sinh lớp 9

16

SKKN môn Vật lí THCS - Bùi Thị Thảo- THCS Hoằng Lý – tpThanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa



×