Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục NGLL nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.45 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOẰNG LÝ

Người thực hiện: Trịnh Trung Kiên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Lý
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hoạt động GDNGLL

THANH HÓA NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm, thầy tổng phụ trách đội và các em
học sinh trường trung học cơ sở Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa đã hỗ trợ tôi khảo sát, thu thập, xử lý nhiều thông tin, số liệu để tôi hoàn
thành đề tài.
- Chân thành cám ơn lãnh đạo trường trung học cơ sở Hoằng Lý, Phòng
Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh
Hóa đã hỗ trợ tinh thần và tổ chức để cá nhân tôi được tham gia cuộc thi.
- Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình và nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng đề tài chắc chắn còn nhiều
thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,


các nhà giáo dục thực tiễn và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn!
Tác giả

Trịnh Trung Kiên


KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG
TRONG ĐỀ TÀI
BCH
BVMT
CBQL
CSVC
GD
GD&ĐT
GDBVM
GDMT
GV
HĐGDBVMT
HS
HĐGDNGLL
NXB
QL
QLGD
THCS
THPT
TNTPHCM
UBND

Ban chấp hành

Bảo vệ môi trường
Cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường
Giáo viên
Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Học sinh
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nhà xuất bản
Quản lý
Quản lý giáo dục
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Để bảo vệ môi trường (BVMT), trước hết phải giáo dục ý thức BVMT
cho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, Ở nước ta, bên cạnh
Luật bảo vệ môi trường 2005 [13] vấn đề giáo dục môi trường (GDMT) cũng là
mối quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước.
Trong hệ thống nhà trường, việc GDMT cần được coi trọng đặt biệt ở
cấp trung học cơ sở (THCS), bởi lẽ: Học sinh THCS ở độ tuổi đang phát triển và
định hình về nhân cách. Đặc biệt nếu không được giáo dục sẽ dẫn tới những
hành động làm tổn hại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức.

Thực trạng trong các nhà trường nói chung và trường THCS Hoằng Lý,
Thành phố Thanh Hóa nói riêng, việc GDBVMT cho HS trước đây cũng như
hiện nay chủ yếu thông qua sự lồng ghép kiến thức các môn học. Bên cạnh đó,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) mặc dù đã được đưa vào
chương trình giảng dạy nhà trường nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu
thực tế, nội dung chương trình đơn điệu, năng lực tổ chức của giáo viên (GV)
hạn chế, đầu tư vật chất hạn chế...Nhìn chung, HĐGDNGLL vẫn chưa phát huy
hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện. Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay, tôi nhận thấy việc nắm rõ
thực trạng và đề ra biện pháp hiệu quả để GDBVMT cho HS khối THCS thông
qua HĐGDNGLL là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên giảng
dạy, tổ chức hoạt động này. Đặc biệt trong năm học này, năm học 2014-2015,
Thanh Hóa tổ chức năm du lịch quốc gia, nhiệm vụ BVMT càng trở nên quan
trọng đối với mọi người nhất là lứa tuổi học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề
tài: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
trung học cơ sở” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS ở
trường THCS Hoằng Lý, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
cho HS trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS trường THCS Hoằng Lý, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh

Thanh Hóa.
- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của biện pháp GDBVMT thông
qua HĐGDNGLL cho HS trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa.


5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS các
lớp 9A, 9B, 8A, 7A, 6A và 6B trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.Các biện pháp được đề xuất có thể áp dụng trong các năm học
tiếp theo, giai đoạn 2015-2020.
6. Các phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp, phân
loại- hệ thống hóa lý thuyết
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, tổng kết
kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS trường THCS Hoằng Lý, Thành
phố Thanh Hóa.
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Thuật ngữ GDMT được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1948, trong hội nghị
liên hiệp quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên ở Pari. Kể từ đó GDMT đã
được nhiều quốc gia, các tổ chức, các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đưa GDMT vào trong
trường học theo những cách khác nhau, có thể là đưa vào như môn học, lồng
ghép với các môn học khác ... Tuy nhiên kinh nghiệm của các nước cho thấy,

nếu chỉ tham gia học trên lớp thôi là chưa đủ, học sinh phải được GDMT thông
qua các hoạt động bên ngoài, hoạt động xã hội, đặc biệt là thông qua môn học
HĐGDNGLL.
1.1.2. Trong nước
GDBVMT ở nước ta chính thức được đặt ra từ năm 1979 - 1980, nhưng
trong thực tế chỉ mới được các tác giả đưa vào nội dung và chương trình sách
giáo khoa từ năm 1996. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, xem xét thực
trạng GDMT ở nhà trường phổ thông.
Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau của HĐGDNGLL như vai trò, hình thức tổ chức, biện pháp tổ chức
trong nhà trường và ngoài nhà trường ở các bậc học khác nhau. Tuy nhiên hầu
hết các công trình đã đề cập đến vấn đề GDBVMT và các nội dung
HĐGDNGLL, mà ít đề cập đến các biện pháp GDBVMT cho HS THCS thông
qua HĐGDNGLL.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.1.1. Môi trường
Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng
ta sống, hoạt động và phát triển
1.2.1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường
GDBVMT là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy
và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng,
giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham
gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là một hoạt động cơ bản, được thực hiện một cách có mục
đích, có tổ chức, có kế hoạch ở bên ngoài giờ học các môn học góp phần thực
hiện quá trình hình thành nhân cách cho HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.3. Một số vấn đề GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS
1.3.1. Trường THCS

“Nhà trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học tiếp nối
giữa
bậc tiểu học và bậc trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân [14]


1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS
Học sinh THCS chủ yếu nằm trong lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi, đây là lứa
tuổi có diễn biến khá phức tạp về mặt tâm, sinh lý. Vì vậy quá trình giáo dục nói
chung và GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS nói riêng đòi hỏi
nhà giáo dục cần có sự mềm dẻo trong việc lựa chọn cũng như tổ chức các hoạt
động giáo dục, việc lựa chọn và tổ chức đó phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý,
gây sự hứng thú cho các em, lôi cuốn các em cùng tham gia, phát huy hết khả
năng cũng như sở trường của từng em và của cả tập thể,tạo tâm lý tự tin, mạnh
dạn, tránh những hoạt động nhàm chán hay quá sức gây tâm lý thiếu niềm tin
của các em.
1.3.3. Mục tiêu GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THCS
Mục tiêu của GDBVMT thông qua HĐGDNGLL là: Làm cho cá nhân và
cả cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi
trường nhân tạo; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ
năng thực
hành để họ tham gia một cách có hiệu quả trong việc BVMT.
Hiểu biết kiến
thức về môi
trường
-Vấn đề.
-Nguyên nhân.
-Hậu quả.

Thái độ đúng đắn
về môi trường

-Nhận thức.
-Thái độ.
-Ứng xử.

Khả năng hành động
vì môi trường
-Kiến thức.
-Kỹ năng và sự tham
gia.
-Dự báo các tác động.

Sơ đồ 1.1: Mục tiêu GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
1.3.4.. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS các trường THCS.
1.3.4.1. Nội dung GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS trường THCS.
- Hoạt động chính trị- xã hội,
- Hoạt động văn hoá nghệ thuật
- Hoạt động tham quan thiên nhiên:
- Hoạt động lao động công ích
- Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật
1.3.4.2. Phương pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL choHS trường THCS
- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích lũy kinh
nghiệm ứng xử của học sinh
- Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân
- Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng
xử.
Việc sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khi tổ chức một HĐGDNGLL
bất kì giúp cho GV khai thác được vốn sống, vốn kinh nghiệm BVMT của HS.
1.3.4.3. Hình thức tổ chức GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS trường
THCS



- Tiếp cận với thực tế.
- Tăng cường tri thức và hiểu biết.
- Kiểm nghiệm cách ứng xử và các giá trị.
- Hình thành trách nhiệm.
- Cung cấp những kĩ năng và kinh nghiệm.
- Khuyến khích các hoạt động.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho học sinh THCS
1.4.1. Yếu tố khách quan
a) Các văn bản chỉ đạo của cấp trên về GDBVMT và HĐGDNGLL
b) Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo (ngành, địa phương) về GDBVMT
c) Sự ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội, Cha, mẹ học sinh
d) Chế độ chính sách cho đội ngũ GV làm công tác HĐGDNGLL
1.4.2. Yếu tố chủ quan
a) Nhận thức và năng lực quản lý của CBQL nhà trường
b) Nhận thức và năng lực của đội ngũ GV làm công tác GDNGLL
c) Điều kiện vật chất, tài chính ...phục vụ hoạt động GDBVMT
d) Ý thức tham gia các HĐ GDBVMT thông qua HĐGDNGLL của HS
Kết luận chương 1
Hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL giữ vị trí quan trọng trong
giáo dục phổ thông và đặc biệt trong giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua các hoạt động này góp phần khép kín thời gian, không gian giáo dục
đối với HS
GDBVMT là một lĩnh vực cần thiết phải đưa vào nhà trường THCS nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi BVMT là vấn đề toàn cầu. Nhà trường là nơi có
nhiều cơ hội, điều kiện GDMT cho học sinh.
Trong chương này, tác giả đã phân tích khái quát, đảm bảo tính cơ bản và
khoa

học một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài và đề cập lý giải một số lý
thuyết của GDBVMT cũng như HĐGDNGLL ở các trường THCS như: mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức tổ chức, cũng như những cơ sở pháp
lý của
hoạt động quản lý GDBVMT thông qua HĐGDNGLL


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS HOẰNG LÝ,
THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục THCS xã
Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Xã Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa là xã phía bắc Thành phố Thanh Hóa,
là cửa ngõ đầu tiên của thành phố, địa bàn tiếp giáp với các xã Hoằng Quỳ,
Hoằng Cát, Hoằng Hợp huyện Hoằng Hóa và phường Tào Xuyên thành phố
Thanh Hóa.
Xã Hoằng Lý có 7 đơn vị hành chính, Hệ thống giao thông nằm gần quốc
lộ 1A tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đời sống nhân dân tương đối ổn định, trong đó một số sản xuất nông
nghiệp, một bộ phận làm nghề phụ (làm nem),... Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản.
Được sự quan tâm của nhà nước, chính phủ, đặc biệt là từ khi chuyển địa
giới về thành phố Thanh Hóa, được thành phố đầu tư về cơ sở hạ tầng như trạm
xá, trường học, đường giao thông ...Bộ mặt của xã đã thay đổi ngày càng hoàn
thiện.
2.1.3. Tình hình giáo dục THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa.
Năm học 2014- 2015 Xã Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, có 03 trường
từ mầm non đến THCS. Trong đó Trường THCS có 6 lớp với 172 em HS.

Đảng ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chăm lo đến sự nghiệp giáo
dục, cùng với sự nỗ lực cuả đội ngũ CB, GV, NV nhà trường sự nghiệp GD &
ĐT của xã đã đạt được một số thành quả nhất định.
2.2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh các lớp trường THCS Hoằng Lý, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên THCS về vấn đề GDBVMT cho
học sinh thông qua HĐGDNGLL
2.3.1.1.Nhận thức của giáo viên về GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
Bảng 2.2: Kết quả điều tra nhận thức của GV THCS về sự cần
thiết và tầm quan trọng của của GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
Các mức độ đánh giá(%)
Mức độ quan trọng(%)
Rất cần thiết
Cần thiết Không
Rất quan Quan
Không quan
cần thiết trọng
trọng
trọng
83,3
16,7
75,0
25,0
Qua bảng trên ta thấy đội ngũ GV đã nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt
động này trong việc nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.
2.3.1.2. Nhận thức của GV về nội dung, hình thức GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS THCS



Bảng 2.3. Khảo sát nhận thức của GV về các nội dung và hình thức
GDBVMT thông qua HĐGDNGL
Cần thiết Ít cần thiết Không cân
TT
Nội dung khảo sát
(%)
(%)
thiết (%)
1 HĐGDNGLL có nội dung
72,9
18,8
8,3
GDBVMT
2 GDBVMT
thông
qua
HĐGDNGLL cần có hình thức
76,6
15,8
7,6
phong phú
Qua kết quả khảo sát trên 16 GV (100%) của nhà trường đã nhận thức
được tầm quan trọng của hoạt động này. Như vậy, phần lớn GV đã có ý thức
trong việc tìm hiểu các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, hình thức và các biện pháp
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THCS Hoằng Lý, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.3.2.1.Thực trạng thực hiện nội dung GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
cho học sinh THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa , tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ thực hiện và chất lượng thực hiện thường

xuyên các nội dung GDBVMT thông qua các HĐGDNGLL
Các
nội
dung Mức độ thực hiện (%) Chất lượng %
GDBVMT thông qua Thường
Trung
Thi
Không
xuyên
Tốt bình
Yếu thoảng có
01 Hoạt động chính trị xã
82,5
72,5 27,5
0
17,5
0
hội
02 Hoạt động văn hóa, nghệ
76,5
56,5 40,0
3,5
19,7
3,8
thuật
03 Hoạt động tham quan
70,8
60,8 38,0
1,2
28,5

0,7
thiên nhiên
04 Hoạt động tiếp cận khoa
13,6
6,6
31,4 56,0 31,4
49,0
học kỹ thuật
05 Hoạt động lao động công
66,3
66,7 33,3
0
33,7
0
ích
Qua kết quả khảo sát về mức độ thực hiện và chất lượng các nội dung
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL ta nhận thấy các hoạt động GDBVMT
thông qua HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức được GV và HS hưởng ứng cao,
tuy nhiên hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật vẫn còn hạn chế.
2.3.2.2. Thực trạng thực hiện hình thức GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho
học sinh trường THCS xã Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.5. Mức độ và chất lượng thực hiện các hình thức GDBVMT
thông qua HĐGDNGLL
TT Các
hình
thức Mức độ thực hiện (%)
Chất lượng (%)
GDBVMT thông qua Thường Thi
Không
Trung



xuyên
thoảng có
Tốt bình Yếu
1
Tiếp cận với thực tế
75,0
25,0
0
60,8 38,0 1,2
2
Tăng cường tri thức và
54,2
37,5
8,3
66,7 33,3
0
hiểu biết
3
Kiểm nghiệm cách ứng
70,8
28,5
0,7
72,5 27,5
0
xử và các giá trị
4
Hình thành trách nhiệm
54,2

35,0
10,8 56,0 31,4 6,6
5
Cung cấp những kĩ
66,3
33,7
0
56,5 40,0 3,5
năng và kinh nghiệm
Như vậy, thực tế hiện nay trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa đang vận dụng nhiều hình thức trong việc GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL, việc vận dụng một cách linh hoạt các hình thức như trên đã làm
phong phú nội dung hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện các biện pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
cho học sinh THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện các biện pháp GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL
Mức độ sử dụng
Hiệu quả sử dụng
TT Các biện pháp (%)
(%)
được sử dụng
Thường Ít khi Không Tốt
BT
Chưa
xuyên
s.dụng
tốt
1
Đàm thoại các hành

66,7
33,3
66,7 33,3
vi BVMT
2
Diễn giải
66,7
33,3
32,5 67,5
3
Tranh luận
75,0
25,0
75,0 25,0
4
Nêu gương
58,3
41,7
90,8
9,2
5
Đòi hỏi sư phạm
65,8
26,6
7,6
66,7 33,3
6
Tạo dư luận tập thể
62,5
35,0

2,5
62,5 37,5
7
Tập thói quen qua
83,3
10,0
6,7
81,6 18,4
rèn luyện, giao việc
8
Tạo tình huống
52,5
45,8
1,7
56,6 43,4
9
Thi đua
71,6
28,4
75,5 25,0
10
Khen thưởng
70,8
29,2
66,7 33,3
11
Trách phạt
5,0
8,3
86,7

91,6
8,4
Bảng thống kê số liệu đã cho chúng ta nhận định khá chính xác về các
biện pháp được sử dụng nhằm GDBVMT cho HSTHCS thông qua
HĐGDNGLL.
Tuy nhiên khi tổ chức một HĐGDNGLL cụ thể GV có thể sử dụng nhiều
phương pháp GDBVMT khác nhau, từ đó giúp GV khai thác được vốn sống,
vốn kinh nghiệm BVMT của HS. Đồng thời, hướng các em vận dụng ngay hiểu
biết của mình vào việc ứng xử trong những tình huống đa dạng.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng


2.5.1.Thành công
- Đa số CBQL và GV nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý
nghĩa của hoạt động GDBVMT là hoạt động rất cấp thiết
- Hiệu trưởng và CBQL nhà trường đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt
kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho toàn trường trong cả năm học,
từng học kì, từng tháng và theo chủ đề.
- Đa số GV đã tích cực giảng dạy với phương pháp dạy học tích cực, đa
dạng và phong phú.GDBVMT lồng ghép kiến thức MT thông qua HĐGDNGLL
2.5.2. Hạn chế
- Công tác triển khai hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL chưa
tích cực, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL thiếu tính khoa học, chi tiết, cụ thể, chưa được thường xuyên.
- Phương pháp giảng dạy chưa tích cực, các hình thức tổ chức GDBVMT
thông qua HĐGDNGLL ở một số chưa linh hoạt, chưa phong phú và đa dạng.
- Việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức GDBVMT cho CBGV chưa đạt yêu
cầu
- Kinh phí và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hoạt động.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua kết quả khảo sát thực tế nhận thấy, nhiều CBGV chưa nhận thức đúng
về vị trí vai trò của công tác GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS
Cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ HĐGDNGLL còn hạn chế.
Nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL chưa phong phú, chưa đa
dạng thiếu sinh động và hấp dẫn nên không thu hút học sinh.
Tổng phụ trách và GV chưa được tập huấn, đào tạo đầy đủ về
HĐGDNGLL
Ngoài ra, việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa
chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện công tác GDBVMT cho HS
thông qua HĐGDNGLL ở trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa.
Công tác GDBVMT cho HS của nhà trường đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận. Nhà trường đã chú trọng giáo dục cho HS những nhận thức, hành vi
thói quen BVMT cần thiết đối với con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những bất cập cần được khắc phục để nâng cao hơn
nữa hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi đội ngũ GV làm công tác này phải
tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng GDBVMT cho HS THCS
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu


3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.2. Một số biện pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh
trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về sự cần thiết
phải tăng cường công tác GDBVMT thông qua HĐGDNGLL.
- Tổ chức các buổi chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
- Tổ chức tuyên truyền về vai trò của HĐGDNGLL đối với việc GDBVMT
cho HS.
- Tổ chức tham quan học tập các trường thực hiện tốt GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL.
- Tổ chức thi tìm hiểu về GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
- Thường xuyên tổ chức hội thi, giao lưu giữa các lớp trong trường,
- BGH nhà trường đưa việc nâng cao nhận thức, tham gia và kết quả thực
hiện hoạt động GDBVMT thông qua HĐGDNGLL vào tiêu chí đánh giá thi đua
- khen thưởng
- Kiến nghị Phòng giáo dục tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS cho cán bộ QL, GV
3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
cho học sinh THCS
- Lập kế hoạch nói chung và kế hoạch GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL nói riêng là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tổ chức hoạt
động
- Chuẩn bị kinh phí- cơ sở vật chất cho công tác GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL.
- Có kế hoạch tổ chức tham quan và học tập kinh nghiệm những đơn vị có
thành tích trong việc GD toàn diện cho HS.
3.2.3. Bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐGDNGLL nhằm GDBVMT
cho đội ngũ GV và HS
- Đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

- Tổ chức tiết HĐGDNGLL về GDBVMT mẫu để cả trường tham gia, rút
kinh nghiệm hoặc tổ chức hẳn thành một chuyên đề cho các GV tham khảo để
triển
khai cho lớp mình.
- Giao lưu kết nghĩa với các đơn vị bạn để có thêm kinh nghiệm tổ chức
các hoạt động này.
- Tạo điều kiện cho học sinh chủ động tổ chức các HĐGDNGLL chủ đề,
chủ điểm GDBVMT theo sự gợi ý hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm.
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL


BGH nhà trường, TPT đội, GV chủ nhiệm và ban nề nếp thường xuyên
kiểm tra giám sát hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, định kỳ hay đột xuất qua
nhiều kênh thông tin. Phải tiến hành kiểm tra đánh giá các hoạt động của tập
thể lớp. Việc kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL phải dựa trên chương trình, kế
hoạch đã được qui định. Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động,
Việc kiểm tra đánh giá phải có tổng kết, đánh giá thi đua và khen thưởng
theo nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời, từ đó rút ra các bài học kinh
nghiệm.
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học sinh các trường THCS
Tham mưu nhà trường trang bị, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho
việc tổ chức HĐGDNGLL. Bố trí hợp lý cơ sở vật chất của trường, tạo môi
trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động GD.
Về nguồn tài chính, tham mưu nhà trường tăng cường đầu tư đặc biệt
là huy động nguồn này từ các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.
3.2.7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho
HS
Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà

trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động
phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế, các nhà sản xuất, kinh doanh có
điều kiện và các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
BP1
BP7

BP2

BP6

BP3

BP5

BP4

Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn
công
tác GDBVMT thông qua HĐGDNGLL ở trường THCS xã Hoằng Lý, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nhìn chung các biện pháp có vị trí vai trò khác
nhau, thể hiện sự độc lập tương đối nhưng có mối quan hệ qua lại.
3.4. Kiểm nghiệm (Hiệu quả trong việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm)


Qua nghiên cứu và áp dụng các biện pháp GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL ở trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa. Tôi nhận thấy
nhận thức cũng như hiệu quả của việc GDBVMT của đội ngũ GV, NV và đặc
biệt các em HS đã tăng lên rõ rệt, cụ thể:

Bảng 3.2: Khảo sát hiệu quả trong việc triển khai sáng kiến kinh
nghiệm của các biện pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL ở trường
THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa (trước và sau khi áp dụng các biện
pháp)
TT

Biện pháp

Trước khi áp
dụng (%)
Tốt

Kém

Tốt

TB

Kém

0

75

25

0

47,5


0

66,6

33,4

0

43,4

0

58,3

41,7

0

63,4

0

100

0

0

66,7


0

100

0

0

51,2

0

55,0

45,0

0

56,6

0

54,1

45,9

0

46,7 53,3


0

72,7

27,3

0

1

Nâng cao nhận thức…

2
3

Đổi mới công tác lập kế hoạch ...
52,5
Bồi dưỡng năng lực tổ chức các …
56,6
Chỉ đạo sát sao việc thực hiện…..
36,6
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá..
33,3
Tăng cường CSVC ….
48,3
Đẩy mạnh xã hội hóa trong ….
43,4

4
5

6
7

Trung bình trung

TB

Sau khi áp dụng
(%)

56,6 43,4

Từ kết quả khảo sát thực tế với các đối tượng nêu trên cho phép tác giả
rút ra một số nhận xét sau:
Việc đề xuất một số biện pháp như trên là hoàn toàn cần thiết trong việc
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS trường THCS Hoằng Lý, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đây là những biện pháp có tính khả thi có thể áp
dụng để GDBVMT cho HS THCS thông qua HĐGDNGLL.
Kết luận chương 3
Các biện pháp GDBVMT thông qua HĐGDNGLL được xây dựng dựa trên
cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Điểm chung của các biện pháp
này là luôn quan tâm tới việc cung cấp những điều kiện cần thiết và những hình
thức hoạt động phù hợp nhằm tạo cơ hội và khả năng thực hiện cho mỗi học sinh
theo một quy trình hợp lý. Điều kiện thành công của các biện pháp đề xuất chính
là năng lực thực hiện điều hành của đội ngũ quản lý, GV, cũng như ban cán sự
các lớp, phải biết vận dụng và lựa chọn một cách khéo léo, phù hợp với từng


biện pháp để những biện pháp được đề xuất từ nghiên cứu khoa học có thể áp
dụng vào thực tế, phục vụ tốt và đạt hiệu quả cao trong công tác GDBVMT, hỗ

trợ tốt cho việc học các môn văn hóa, đưa chất lượng nhà trường ngày một tốt
hơn.
Tuy nhiên, trong thực tiễn các trường THCS tuy cùng thuộc địa bàn của
thành phố nhưng điều kiện nhân lực, CSVC, quy mô đào tạo, đối tượng HS tuyển
sinh đầu vào có một số khác biệt nhất định. Thế nên, khi vận dụng các biện pháp
trên đây cần xác định lại điều kiện của từng lớp, từng đơn vị, từ đó có những lựa
chọn phù hợp để nâng cao hiệu quả GDBVMT thông qua HĐGDNGLL nói riêng
và chất lượng GD toàn diện học sinh nói chung.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL trong những năm qua đã có nhiều sự
chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý, BGH nhà trường, đội ngũ GV cũng
như cộng đồng quan tâm và có các biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức
HĐGDNGLL cũng như HĐGDBVMT, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” thì việc đầu
tư cho HĐGDNGLL, việc gắn GDBVMT với cộng đồng đã được chú trọng
nhiều hơn.
Để hoạt động này có chất lượng đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của xã
hội thì đội ngũ CBQL, GV phải thật sự có tâm huyết với sự nghiệp trồng người.
Phải biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HSTHCS; về sự phong phú đa
dạng của HĐGDNGLL; có sự đầu tư nghiên cứu lý luận và thực tiễn để áp dụng
các biện pháp đồng bộ.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp để
nâng cao hiệu quả công tác GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS ở
trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa. Các biện pháp này là:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ và GV các trường THCS về sự cần thiết
phải tăng cường công tác GDBVMT thông qua HĐGDNGLL ở trường THCS.
Đổi mới công tác lập kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho học
sinh THCS

Bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐGDNGLL nhằm GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS THCS
Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch GDBVMT thông qua HĐGDNGLL
cho HS THCS.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS THCS
Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS
Đẩy mạnh xã hội hóa trong GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS
THCS


Kết quả khảo nghiệm cho thấy: 7 biện pháp tác giả đề xuất đều thể hiện tính
cấp thiết và tính khả thi cao. Điều đó cho thấy rằng nếu được đưa vào sử dụng thì các
biện pháp này sẽ phát huy tác dụng của nó, làm cho tình hình GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL được nâng lên đáng kể.
Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ của đề tài được giải quyết, giả thuyết
khoa học được chứng minh. Đề tài đã hoàn thành.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với lãnh đạo ngành Giáo dục các cấp
Có kế hoạch biên soạn và tập huấn nội dung chương trình GDNGLL theo
hướng mở, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương để phục vụ yêu cầu GDBVMT thông qua HĐGDNGLL.
2.2. Đối với UBND các cấp
Cần đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí để nhà trường có điều kiện tổ chức tốt
các HĐGDNGLL góp phần nâng cao chất lượng GD.
Đề xuất với Chính phủ tăng cường các chương trình dự án đầu tư cho giáo
dục, đặc biệt là giáo dục về MT và BVMT.
2.2. Đối với nhà trường
Ban giám hiệu - GV - công nhân viên cần quan tâm đúng mức về việc

GDBVMT thông qua HĐGDNGLL .
GV phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu về
công tác GDNGLL.GV cần linh hoạt lựa chọn hình thức và phương pháp tổ
chức HĐGDNGLL để GDBVMT cho HS.
Xin chân thành cám ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 03 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Đề tài tác giả trình bày trên đây là sản
phẩm mà tác giả tự nghiên cứu, khảo sát thực
tế tại trường THCS Hoằng Lý, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tác giả cam kết
tuyệt đối không coppy. Nếu sai tác giả xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Trịnh Trung Kiên


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010,
và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ Trường trung học, NXB GD HN.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Phân phối chương trình THCS hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, (ban hành kèm theo công văn 7608 BGDĐT –
GDTrH và khung phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2009 – 2010)

5. Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác
BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
6. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác GDBVMT.
7. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
8.Công văn số 7608/ BGD&ĐT-TrH về khung phân phối chương trình THCS,
THPT năm học 2009 – 2010
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
(ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ – BGDĐT ngày 02/04/2007 của
bộ trưởng BGĐT)
11. Đỗ Nguyên Hạnh (2004), Các hình thức hoạt động trong HĐNGLL, NXB
Giáo Dục 2006
12. Đặng Vũ Hoạt (1999), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THCS,
NXB Giáo dục
13. Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam.Số 52/2005/QH11
ngày 29/11/2005
14. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006
15. Nguyễn Dục Quang “ Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông”, Tạp chí NCGD số 6/1999.


16.Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 25-12-2001 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
17.Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng CP về việc phê
duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”..
18. T.A.Ilina(1978), Giáo dục học tập 3, NXB Giáo dục

19. Hà Nhật Thăng ( chủ biên) “ Giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách GV lớp
6,7,8,9
20. Thông tư số 32/TT ngày 15/10/1998 của Bộ GD và TƯ Đoàn TNCSHCM về
hướng dẫn NGLL hoạt động Đoàn - Đội trong 2 năm 1988 – 1990
21. Từ Điển Tiếng Việt, NXB KHXH Hà Nội 1998.
PHỤ LỤC
Để có cơ sở đánh giá việc thực hiện các hoạt động GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS trường THCS Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa, kính mong thầy cô và các em vui lòng đánh dấu (X) vào ô cho
những nội dung mình chọn theo câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Theo thầy (cô), và các em GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS
THCS có mức độ như thế nào?
Các mức độ đánh giá(%)
Mức độ quan trọng(%)
Rất cần thiết
Cần thiết
Không
Rất quan Quan
Không quan
cần thiết trọng
trọng
trọng
Câu 2: Theo thầy (cô) và các em mức độ và chất lượng thực hiện các nội dung
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS ở các trường thầy (cô) và các
em đạt mức độ nào ?
TT Các
hình
thức Mức độ thực hiện (%)
Chất lượng (%)
GDBVMT

thông Thường Thi
Không
Trung
xuyên
thoảng có
Tốt bình Yếu
1
Tiếp cận với thực tế
2
3
4
5

Tăng cường tri thức
và hiểu biết
Kiểm nghiệm cách
ứng xử và các giá trị
Hình thành trách
nhiệm
Cung cấp những kĩ
năng và kinh nghiệm

Câu 3: Theo thầy (cô) và các em Cách tiến hành đánh giá kết quả GDBVMT
thông qua HĐGDNGLL ở trường THCS ở các trường thầy (cô) và các em như
thế nào?


Cách thức tiến hành đánh giá kết quả
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL


Ý kiến của GV
Số lượng

Tỉ lệ (%)

a.Học sinh tự đánh giá
b.GV tự nhận xét đánh giá
c.Qua các lực lượng GD
d.Cả ba biện pháp trên
Câu 4: Theo thầy (cô) và các em GDBVMT thông qua HĐNGLL cho HS THCS
ở các trường thầy (cô) và các em có mức độ, chất lượng thực hiện như thế nào?
TT Các ND GDBV
Mức độ thực hiện (%)
Chất lượng %
MT thông qua Thường
Trung
Thi
Không có
xuyên
Tốt bình
Yếu thoảng
01 Hoạt động chính
trị xã hội
02 Hoạt động văn
hóa, nghệ thuật
03 Hoạt động tham
quan thiên nhiên
04 Hoạt động tiếp cận
khoa học kỹ thuật
05 Hoạt động lao

động công ích
Câu 5: Theo thầy (cô) và các em GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS
THCS có nội dung và hình thức ở mức độ như thế nào?
Cần thiết Ít
cần Không cân
TT Nội dung khảo sát
(%)
thiết (%) thiết (%)
1
HĐGDNGLL có nội dung GDBVMT
2
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cần
có hình thức phong phú
Câu 6: Theo thầy (cô) và các em mức độ thực hiện các nội biện pháp GDBVMT
thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS ở trường thầy (cô) và các em đạt mức
độ?
Mức độ sử dụng
Hiệu quả sử dụng
T Các biện pháp được
(%)
(%)
T
sử dụng
Thường Ít
Không Tốt BT Chưa
xuyên
khi s.dụng
tốt
1 Đàm thoại các hành vi
BVMT

2 Diễn giải
3 Tranh luận


4
5
6
7

Nêu gương người tốt...
Đòi hỏi sư phạm
Tạo dư luận tập thể
Tập thói quen qua rèn
luyện, giao việc
8 Tạo tình huống
9 Thi đua
10 Khen thưởng
11 Trách phạt
Câu 7: Theo thầy (cô ) và các em hiệu quả của các biện pháp GDBVMT thông
qua HĐGDNGLL cho HS trường THCS mà thầy (cô) và các em như thế nào?
TT

Biện pháp
Tốt TB Kém

1
2
3
4
5

6
7

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV các trường THCS
về sự cần thiết và khả thi phải tăng cường công tác
BVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS
Đổi mới công tác lập kế hoạch GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho học sinh THCS
Bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐ GDBVMT thông
qua HĐGDNGLL cho HS THCS
Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch GDBVMT
thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả GDBVMT
thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS
Tăng cường CSVC tạo điều kiện thuận lợi cho GDBV
MT thông qua HĐGDNGLL cho HS các trường THCS
Đẩy mạnh xã hội hóa trong GDBVMT thông qua
HĐGDNGLL cho HS THCS
Trung bình trung


DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả điều tra nhận thức của GV THCS về sự cần thiết và tầm
quan trọng của của GDBVMT thông qua HĐGDNGLL.....................................8
Bảng 2.2: Khảo sát nhận thức của GV về các nội dung và hình thức
GDBVMT thông qua HĐGDNGLL.....................................................................8
Bảng 2.3: Khảo sát đánh giá mức độ và chất lượng thực hiện thường xuyên
các nội dung GDBVMT thông qua các HĐGDNGLL..........................................9
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ và chất lượng thực hiện các hình thức GDBV

MT thông qua HĐGDNGLL...............................................................................10
Bảng 2.5 : Mức độ thực hiện các biện pháp GDBVMT thông qua HĐGD
NGLL .................................................................................................................10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: Mục tiêu GDBVMT thông qua HĐGDNGLL ....................................5
Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................15


MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn.............................................................................................................1
Ký hiệu cụm từ viết tắt thường dùng trong đề tài..................................................2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3
6. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................4
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài....................................................................5
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................5
1.2. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................5
1.3. Một số vấn đề GDBVMT thông qua HĐGDNGLL cho HS THCS..............5
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDBVMT thông qua HĐGD
NGLL cho học sinh THCS....................................................................................7
Kết luận chương 1.................................................................................................7
Chương 2: Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học
cơ sở Hoằng lý, thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa..................................8

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, giáo dục trung học cơ sở
Xã Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa........................................8
2.2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở Hoằng Lý, thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.....................................................................................................8
2.3.
Đánh
giá
chung
thực
trạng............................................................................11
Kết luận chương 2………………………………...…………………................11


Chương 3: Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh trung học cơ sở……………………………..…………………..........12
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp …………………………………….…...12
3.2. Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Trường trung học cơ sở Hoằng Lý,
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa .............................................................12
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...................................................................13
3.4. Kiểm nghiệm (Hiệu quả trong việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm)......14
Kết luận chương 3...............................................................................................14
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận……………………………………………………………............16
2. Kiến nghị……………………………………...…………...……...................16
Tài liệu tham khảo………………………………………......……….................18
Phụlục..................................................................................................................19
Danh sách các biểu bảng.....................................................................................22

Danh mục các hình vẽ, đồ thị..............................................................................22
Mục lục ...............................................................................................................23


Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
…………………….………………………………………………………………
………………………………………….…….…………………………………...
…………………………….………………….……………….…………………..
…………………………...……………….…………………….
………………….…………………….
…………………………….........................………………..
…………………………….………………………………………………...…….
…………………….
……………………………………………………………….
…………………………….………………………………………………..…….
…………………….
……………………………………………………………….
……………………….………………………………………….…………….…
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ
…………………….………………………………………………..…….………
………………………………………….…….……………………..……………
……………………….………………….……………….…………..…………...


×