Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
PHẦN MỤC LỤC
A: PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................trang 2
1. Lý do chọn đề tài...........................................................trang 2
2. Lịch sử vấn đề...............................................................trang 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................trang 4
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................trang 4
B: PHẦN NỘI DUNG..........................................................Trang 5
Chương một: Khái quát chung.............................................Trang 5
1. Đặc trưng thi pháp văn học dân gian..........................Trang 5
...................................................................................................
2. Vài nét về truyện kể dân gian......................................Trang 5
Chương hai: Khảo sát những yếu tố khác biệt trong truyện kể có
cùng motip, cốt truyện...........................................................trang 6
1. Những yếu tố biến đổi trong truyện kể có cùng motip, cốt
truyện ............................................................................trang 6
2. Nguyên nhân biến đổi của các truyện kể có cùng motip, cốt
truyện...........................................................................trang 13
3. Ý nghĩa của những yếu tố biến đổi trong truyện kể có cùng
motip, cốt truyện.........................................................trang 15
C: PHẦN KẾT LUẬN.........................................................trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................trang 18
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
1
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
A: PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Văn học dân gian nói chung và truyện kể dân gian nói riêng là
những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân
chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy và phát triển qua các
thời kỳ lịch sử cho tới tận ngày nay. Nó vừa là sản phẩm tinh thần
vừa là bản chất của con người Việt Nam được kết tinh trong quá
trình lao động chiến đấu và sinh hoạt cộng đồng. Tắm mát cho tâm
hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ. Đồng thời qua đó người
ta gửi gắm những ước mơ, khát vọng về sự công bằng, ác giả ác
báo. Cũng như các thể loại văn học khác, truyện kể dân gian cũng
mang những đặc trưng riêng biệt. Trong đó yếu tố khác biệt của
các truyện kể có cùng motip, cốt truyện được coi là một đặc trưng
cơ bản và quan trọng tạo nên sự phong phú, độc đáo trong kho tàng
truyện kể dân gian.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của truyện kể dân gian trong
đời sống tinh thần cũng trong như văn hóa các dân tộc, tôi chọn đề
tài này với mục đích muốn có một cái nhìn bao quát, sâu sắc hơn
về truyện kể dân gian và những đặc trưng riêng của thể loại này.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
2
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
2. Lịch sử vấn đề.
Truyện kể dân gian là một bộ phận không nhỏ trong kho tàng
văn học dân gian. Nó có một vai trò rất quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nền văn học của dân tộc, những sáng tác đó
luôn là cơ sở là nền tảng vững chắc và là cốt lõi của văn học thành
văn, văn học viết... Trong nhiều thập kỷ qua, việc nghiên cứu văn
học dân gian vẫn không ngừng được tiến hành và phát triển. Trở
thành đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và đạt
được nhiều thành rất đáng ghi nhận. Nguyễn Thái Hòa trong
“Những vấn đề thi pháp của truyện” đã nhận xét rất xác đáng rằng:
“Truyện kể dân gian rất chú trọng đến những tình tiết phát triển
thành sự kiện hơn là xây dựng nhân vật… Nhân vật thực ra chỉ là
cái nút móc nối sự kiện, cũng như phép màu nhiệm Bụt, Tiên,
Hoàng tử…là giải pháp của tình thế sự kiện.”
Chu Xuân Diên thì khẳng định “…Tất cả những biến đổi theo
những hướng khác nhau, mâu thuẫn nhau là những biểu hiện cụ
thể của tính động, tính chất không cố định cả nội dung lẫn hình
thức nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mà khoa nghiên
cứu văn bản văn học dân gian gọi là tính dị bản…” V.I.A.Prop khi
bàn về đặc trưng của folklore đã viết : “Tác phẩm folklore vận
động làm thay đổi và sự vận động thay đổi ấy là một trong những
dấu hiệu đặc trưng của folklore…”.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
3
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
Tính đến thời điểm hiện tại các bài viết, các công trình nghiên cứu
về văn học dân gian đã lên đến một con số không nhỏ. Nhưng nhìn
chung, các bài nghiên cứu xoay quanh vấn đề “Yếu tố khác biệt
trong truyện kể có cùng motip, cốt truyện” dưới góc độ Thi pháp
văn học dân gian thì dường như còn rất hữu hạn.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu truyện kể dân gian là một trong những vấn đề thuộc
phạm trù Thi pháp văn học dân gian. Vấn đề này sẽ được khảo sát
trong phạm vi toàn bộ các câu truyện kể dân gian, đặc biệt là
truyện kể dân gian Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Ở đề tài này tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:
a. phương pháp đối chiếu so sánh.
b. phương pháp tổng hợp, phân tích.
c. phương pháp thống kê, phân loại.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
4
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
B: PHẦN NỘI DUNG.
Chương một: Khái quát chung.
3.
Đặc trưng thi pháp văn học dân gian.
Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm hình thức
nghệ thuật sáng tác diễn xướng dân gian của tập thể nhân dân, vừa
có đặc điểm ngôn ngữ văn học vừa có đặc điểm văn bản thực hành
giao tiếp, là loại hình văn học phản ánh bằng ngôn từ giới hạn
trong những khuôn mẫu định sẵn mang phong cách dân tộc, phong
cách khu vực và địa phương rõ rệt, được thể hiện trong một hệ
thống thể tài đặc thù.
4.
Vài nét về truyện kể dân gian.
Truyện kể dân gian là một bộ phận của văn học dân gian, vì vậy
nó cũng mang những thuộc tính của văn học dân gian trong đó có
yếu tố biến đổi, tính dị bản… Truyện kể dân gian bao gồm một số
thể loại tiêu biểu như: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích,
truyện thơ, truyện ngụ ngôn, truyện cười, giai thoại…
Nó vừa mang đặc điểm của văn hóa khu vực vừa mang đặc điểm
văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại. Nội dung của truyện kể dân
gian thấm nhuần tinh thần nhân đạo, dân chủ nhân văn, là tình yêu
và khát vọng hạnh phúc ấm no của bao đời, bao người, bao thời
đại.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
5
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
Chương hai: Khảo sát những yếu tố khác biệt trong truyện kể
có cùng motip, cốt truyện.
1. Những yếu tố biến đổi trong truyện kể có cùng motip, cốt
truyện .
Trong truyện kể dân gian ngoài những yếu tố cố định như
motip, cốt truyện thì cũng tồn tại rất nhiều những yếu tố biến đổi
như : Tình tiết truyện, không gian, thời gian, tên nhân vật, tên nhan
đề truyện… Góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú trong kho
tàng các câu truyện kể dân gian. Chẳng hạn, nhân vật mồ côi trong
mối quan hệ với dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ có chung một cốt
truyện và sự kiện cơ bản giống nhau, nhưng tình tiết thể hiện trong
mỗi sự kiện lại khác nhau. Ví dụ, sự kiện nhân vật mồ côi dạng
Tấm về nhà và bị ám hại chết nhưng sự hoá kiếp của nhân vật sau
khi chết lại khác nhau trong từng truyện của mỗi dân tộc. Truyện
của dân tộc Kinh là chim Vàng anh, của dân tộc Thái là chim Gáy,
của dân tộc Chăm là Rùa vàng, của dân tộc Khmer là cây Chuối,
của dân tộc Tày là bông Hoa đẹp trong lòng suối… Hình tượng
hoa của người Tày có cội nguồn từ thần thoại suy nguyên. Người
Tày quan niệm có đấng chí tôn vô thượng là mẹ hoa. Trong khi đó,
hình tượng chim lại là cội nguồn văn hoá của người Việt (kinh)
trong thần thoại và truyền thuyết về bà mẹ Âu Cơ là loài chim lớn
đẻ ra bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ở đây, tình tiết có “dấu hiệu
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
6
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
cốt lõi là tín hiệu kéo theo của cấu trúc được diễn tả” Tín hiệu hoa
của dân tộc Tày, tín hiệu chim Vàng anh của dân tộc Kinh là dấu
hiệu cốt lõi dẫn đường cho các tình tiết khác nối tiếp phù hợp.
Trong truyện Tua Cốc Tua Nhì của dân tộc Tày, khi Tua Cốc hoá
kiếp thành bông Hoa, Hoàng tử đem bông hoa về, Hoa và người
quấn quýt tháng ngày. Tua Nhì đem lòng ghen tuông bèn trộm Hoa
ném cho gà ăn. Lạ thay, con gà ăn Hoa rồi trở nên mang hồn Hoa,
suốt ngày quẫn quanh bên con trai Hoàng tử…”. Còn truyện Tấm
Cám của dân tộc Kinh thì sau khi hoá kiếp thành chim Vàng anh,
chim bay thẳng vào cung vua, Vua đi đâu chim cũng bay theo. Vua
linh cảm thấy chim Vàng anh có sự gần gũi nên nói: “Vàng ảnh
vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo”, vừa dứt lời, chim đã
chui tọt vào ống tay áo Vua. Cám giặt áo Vua, chim Vàng anh đậu
trên cành cao bảo: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo
chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”.
Vua rất yêu chim, cho chim vào lồng son, đi đâu cũng dắt theo.
Cám lo sợ và tức giận về nhà kể với mẹ, mụ gì ghẻ bảo Cám bóp
chết chim. Cám về nhà làm theo lời mẹ, bóp chết chim Vàng anh,
nướng cho mèo ăn….
Hoặc như câu truyện “Ai mua hành tôi”, xoay quanh câu truyện
này là rất nhiều dị bản, các tình tiết tuy khác nhau nhưng đều có
chung một motip. Chẳng hạn truyện “Ba anh em mồ côi” của dân
tộc Tày là một dị bản của truyện trên: Có ba anh em nhà nọ, mẹ
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
7
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
chết còn bố, tài sản chỉ có một con bò là quý giá. Bố chết, hai em
giết bò làm ma. Anh đi xa về thấy thế la mắng em sao không để bò
lại mà cày, rồi đây lấy gì làm ăn, bèn đến mộ bố gào khóc đêm
ngày. Hồn của bố thương con cho con bạc đặt ở trên mộ. Em thứ
hai thấy vậy, lại đến mộ bố kêu khóc và được bố cho vàng. Đến
lượt em út đến kêu khóc, bố nói không còn gì nữa cả, chỉ có một
hũ nước thần cho về treo lên nóc nhà nút kỹ sẽ có ngày dùng đến.
Hắn làm đúng như lời, nhưng vợ hắn lại tưởng là hũ vàng hũ bạc
chi đây, bèn nhân lúc chồng đi vắng lấy xuống xem. Cũng như
truyện trên, khi thò tay vào khoắng thấy tay trở nên trắng trẻo, chị
bèn dùng nước tắm khắp người, thành ra đẹp như tiên. Ở đây
không có câu chuyện bức tranh truyền thần và con quạ báo thù.
Nghe tin, vua ra lệnh cho chồng đưa vợ tới cho mình xem mặt. Lúc
tới, vua chiếm lấy người đẹp, chồng chỉ còn ngồi khóc. Vợ dặn
nhớ về bắt nhiều chim sâu vặt lông làm áo quần rồi mặc đến cung.
Anh làm theo, vua thấy lạ đòi đổi áo kết cục cũng như truyện của
ta, chó thấy vua tưởng là người lạ xông ra cắn chết và người chồng
trở thành vua. Người Mèo có truyện Chàng thổi khèn cũng là một
dị bản của các truyện trên: Một chàng trai có tài thổi khèn làm cho
con gái một phú ông đâm ra mê mẩn. Anh phải đi trốn đến một hòn
đảo để tránh tai vạ. Ở đây tiếng khèn của anh lại làm đẹp lòng
Long vương. Cô gái út Long vương đến lượt phải lòng anh, nhưng
Long vương không muốn gả, bắt anh phải qua nhiều thử thách.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
8
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
Nhờ có sự giúp đỡ của người yêu, anh đều thắng cuộc. Nhưng một
hôm, Ngọc Hoàng nghe tin vợ người thổi khèn đẹp, bèn đòi anh ta
đổi vợ cho mình: một lấy mười, anh không chịu, Ngọc Hoàng sai
lính đến cướp lấy mang về. Cũng như các truyện trên, nhờ có chiếc
áo (đây là lông thú không phải lông chim) do vợ dặn mình khâu,
anh lên trời rao bán, làm cho Ngọc Hoàng phải đổi áo cho anh để
mua nụ cười của người đẹp. Kết cục anh chàng thổi khèn làm vua,
còn Ngọc Hoàng bị bầy chó trong cung lạ hơi vì chiếc áo, xông ra
cắn chết. Một chàng trẻ tuổi chữa bệnh cho vua Rồng ở biển bằng
cách tháo lưỡi câu mắc vào họng vua. Để trả ơn, vua cho chọn một
trong ba cái lọng thần. Anh chàng vô tình chọn được một cái lọng
có phép làm mưa, khi trời hạn muốn mưa bao nhiêu cũng được.
Một hôm anh đang làm mưa, tự nhiên rơi xuống một con cá vảy
biếc. Anh đem về nuôi trong vại nước. Giống với truyện Tú Uyên
(số 117), từ đó mỗi lần anh đi vắng, mọi việc nhà đều dược một
người lạ mặt nào đó đến chăm sóc chu đáo. Để tìm ra sự thật, một
hôm anh trốn vào chạn lúa phía trên cái vại tay thủ sẵn một cái
chày giã gạo, giả cách di vắng. Cá bỗng hóa ra cô gái đẹp (vì đó là
con vua Rồng) bước ra khỏi vại làm công việc nhà. Anh để rơi
chày làm vỡ vại rồi ôm lấy cô gái. Không có nước để trở về hình
dạng cũ, cô gái từ đó trở thành vợ anh. Hai người rất yêu nhau.
Đến đây truyện bắt đầu chuyển sang dạng truyện Ai mua hành tôi .
Một hôm, anh đi làm đồng vắng. Ở nhà lính vua đi qua ngõ thấy có
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
9
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
người đàn bà đẹp bèn bắt giải về dâng vua. Vua yêu dấu, nạp làm
hoàng hậu và biệt đãi hơn tất cả các vợ khác, nhưng vẫn không làm
cho người đàn bà vui lòng. Về nhà không thấy vợ, anh đi theo dấu
cải mọc (vì biết rằng đó là dấu của vợ cho mình biết mà đi tìm).
Anh đi mãi đi mãi đến nỗi áo rách tơi tả như ăn mày. Cuối cùng
cũng đến kinh đô nhà vua. Người đàn bà lúc ấy ở sân rồng vừa
thấy mặt chồng thì mỉm cười. Cũng như các truyện trên, vua cởi áo
đang mặc cho anh, rồi mặc áo rách vào, và cũng bị chó trong cung
xé xác. Còn người chồng thật thì trèo lên ngai vàng. Ở một số dị
bản khác của truyện Ai mua hành tôi lưu hành ở một số dân tộc
còn có xen vào những tình tiết đấu trí giữa nhân vật chính (nữ hay
nam) với tên vua (hoặc quan do vua sai đến) cùng một loại với
những tình tiết của truyện Em bé thông minh. Ví dụ truyện Chiếc
áo lông chim của dân tộc Nùng (đã kể ở Khảo dị truyện số 80, tập
II). Dân tộc Dáy có truyện Vợ chồng anh mò ốc: Một anh chàng
chuyên mò ốc, một hôm đi bắt được một con ốc lớn lạ thường,
đem về bỏ vào chậu nước. Từ đó mỗi ngày đi làm về, anh thấy có
cơm canh sẵn. Tưởng bà con xóm giềng giúp đỡ, anh đứng ở cổng
nói thật to mấy câu cám ơn, nhưng sau mọi người cho anh biết là
không ai giúp anh như thế cả. Cuối cùng anh cũng lập mưu bắt
được quả tang cô gái đẹp từ vỏ ốc chui ra. Cô bằng lòng làm vợ
anh, nhưng đến lượt anh quyến luyến vợ, bỏ bê công việc làm ăn.
Từ đây truyện giống với truyện người Nùng. Vợ cũng vẽ cho hai
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
10
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
bức truyền thần dặn chồng khi đi cuốc nương thì cắm mỗi bức một
đầu, tha hồ ngắm nghía. Một hôm anh bỏ quên một bức ở nương,
bức tranh bị gió cuốn bay đến sân nhà vua. Thấy người đàn bà vừa
đẹp vừa có lài trí, vua sai quân đến bắt đi. Từ đây truyện lại trở về
dạng truyện Ai mua hành tôi. Theo lời vợ dặn, người chồng cũng
làm áo bằng lông các loại chim đánh bẫy được, nhưng không phải
trồng táo mà là trồng hẹ "lá tốt như cỏ tranh". Sau ba năm anh mặc
áo ấy và gánh gánh hẹ đi đến cung vua. Tiếng rao của anh cũng
làm cho người vợ bỗng bật nói cười. Kết cục như các truyện trên,
vua cũng đổi áo cho anh mò ốc, người đàn bà cũng thả chó ra cho
cắn chết vua, và anh mò ốc thì trèo lên ngai vàng. Truyện vua A Tú
của dân tộc Miêu (Trung-quốc) cũng có một đoạn giống với các
truyện trên: Chàng trai A Tú vì lấy được một nàng công chúa xinh
đẹp làm vợ nên ngày nào A Tú cũng ngắm nghía không rời, bỏ
công ăn việc làm. Công chúa bèn vẽ cho chồng một bức tranh luôn
luôn mang theo bên người, gió cuốn bức tranh đến nước vua
phương Nam và nàng bị vua bắt về. Cũng như mấy truyện trên,
trước khi ra đi, công chúa dặn A Tú làm áo lông chim và mang
khèn đến cung vua. Vào cung ba năm, công chúa không nói một
lời và chỉ nói cười khi thấy A Tú đến. Vua mừng rỡ đổi áo hoàng
bào lấy áo lông chim của A Tú. Nhưng trong khi vua nhảy múa
thổi khèn thì bị công chúa xui chồng bắn chết. Rồi A Tú lên ngai
vàng làm vua….
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
11
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
Trong truyện kể, tác giả dân gian rất chú trọng đến tình tiết và sự
kiện. Tình tiết là yếu tố quan trọng để xây dựng nên sự kiện và sự
kiện là điểm mấu chốt của cốt truyện. Đường dẫn của cốt truyện
chính là tình tiết. PGS. Nguyễn Thái Hoà nhận xét rất xác đáng
rằng: “Truyện kể dân gian rất chú trọng đến những tình tiết phát
triển thành sự kiện hơn là xây dựng nhân vật…Nhân vật thực ra
chỉ là cái nút móc nối sự kiện, cũng như phép màu nhiệm, Bụt,
Tiên, hoàng tử …là giải pháp tình thế của diễn tiến sự kiện…”
(Dẫn theo Nguyễn Thái Hoà: Những vấn đề thi pháp của truyện,
Nxb. GD, H., 2000, tr. 16-17).
Ngay trong từng thời điểm cốt truyện cũng mang nhiều yếu tố biến
đổi. Chẳng hạn như ở nước ta, vào 257-208 trước Tây Lịch, có
truyện “Rùa Vàng”, kể lại chuyện thần Kim Quy đã tặng cho Thục
An Dương Vương một móng chân để gắn vào nỏ mà bảo vệ kinh
thành. Nhờ móng thần ấy mà An Dương Vương đã đánh bại được
các đoàn quân của Triệu Đà đến công phá thành Cổ Loa. Triệu Đà
cầu hòa, và xin làm thông gia với An Dương Vương. Vì công chúa
Mỵ Nương nghe lời dụ dỗ của chồng là Trọng Thủy, con trai của
Triệu Đà, và để cho tên nầy đánh cắp móng thần của Rùa Vàng,
nên làm cho An Dương Vương bị thua và thành Cổ Loa bị rơi vào
tay nhà Triệu. Về sau, vào khoảng 550-603 sau Tây Lịch, lại thấy
có một cổ tích tương tự. Truyện Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế,
kể chuyện vua Triệu Quang Phục nhờ thần Chử Đồng Tử cho
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
12
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
móng chân của Rồng Vàng để gài lên mũ khi ra trận, nên đuổi
được quân Lương và đánh thắng Lý Phật Tử mãi. Lý Phật Tử xin
hòa, cho con trai là Nhã Lang lấy Cảo Nương là con gái của Triệu
Quang Phục. Nhã Lang dụ dỗ Cảo Nương đánh cắp móng thần
Rồng, vì vậy Triệu Quang Phục bị Lý Phất Tử đánh bại.
Những yếu khác biệt trong truyện kể có cùng motip còn được
thể hiện ở nhan đề truyện. Thông thường mỗi truyện đều chỉ có
một tên ví dụ truyện “Thạch sanh”, truyện “Tấm cám”. Nhưng
cũng không ít truyện có hai, ba tên thậm chí có truyện lên tới năm,
sáu tên gọi khác nhau. Tiêu biểu như truyện “Thần kim quy” ngoài
tên gọi này nó còn được gọi bằng các tên như: An Dương Vương,
Loa thành, Nỏ thần, Mỵ Châu_trọng Thủy, Ngọc trai giếng nước…
Qua việc đặt nhan đề cho tác phẩm đã gián tiếp thể hiện cách đánh
giá, cách nhìn nhận sự việc theo nhiều chiều hướng khác nhau của
nhân dân. Đây cũng có thể coi là một một dạng biến đổi của truyện
kể dân gian.
2.
Nguyên nhân biến đổi của các truyện kể có cùng motip,
cốt truyện.
Sở dĩ các câu truyện kể dân gian mang những yếu tố biến đổi
một phần bởi đây là thể loại truyền miệng, được cất giữ bằng trí
nhớ nên khó tránh khỏi những dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm còn
được nhìn nhận do các dân tộc đều có những điểm chung nhất về
văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, nếp sống… Đồng thời cũng có những
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
13
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều
kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể
truyện thường mang vào truyện kể những nét cá tính riêng, sự
thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Còn riêng hiện
tượng một cốt truyện có nhiều dị bản ở nhiều nước hay ở vào nhiều
thời kỳ, như vừa thấy trên đây, có thể giải thích do có sự giao lưu
văn hóa trực tiếp hay gián tiếp giữa các nước ở gần nhau, nên
truyện cổ của các nước ấy không khỏi bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Hoặc vì các trường hợp tâm lý của con người, dù ở thời nào hay ở
nơi nào, cũng có thể xảy ra tương tự như nhau, cho nên mới phát
sinh ra những cốt truyện tình tiết giống nhau. Hoặc vì ở bất cứ ở
dân tộc nào, con người cũng có những cảm ứng siêu hình, những
tư tưởng triết học, những cảm xúc nghệ thuật giống nhau. Đó là
những phản ứng tự nhiên theo bản năng đại đồng chung cho toàn
thể nhân loại.
Từ những motip, cốt truyện ban đầu tác giả dân gian đã sáng tạo ra
muôn vàn các câu truyện với những tình tiết, chi tiết nghệ thuật
khác nhau nhưng không vì thế mà các câu truyện đó trở nên nhàm
chán, tẻ nhạt. Ngược lại nó vẫn có sức hấp dẫn, lôi cuốn được
người nghe bởi sự dễ nhớ, dễ tiếp nhận và đầy giá trị nhân văn
trong đó.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
14
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
3. Ý nghĩa của những yếu tố biến đổi trong truyện kể có cùng
motip, cốt truyện.
Tác phẩm dân gian ra đời chỉ là điểm khởi đầu và nó không
có điểm kết thúc, nó luôn biến đổi theo thời gian và không gian.
Đành rằng có những tác phẩm dân gian đã định hình, ổn định
nhưng số đó không nhiều. Những tác phẩm này đã tạo thành dạng
motip thuộc về truyền thống. Tuy nhiên sự ổn định đó cũng không
phải là vĩnh hằng, nó vẫn nằm trong thế tiềm tàng của sự thay đổi.
Truyền thống không phải là cái bất biến cái gì thuộc về truyền
thống trong xã hội cũ sẽ lạc hậu so với xã hội hiện đại. Để thực
hiện mục đích biến đổi cho phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, hoàn
cảnh giao tiếp, tâm lý thời đại và phong tục tập quán ở mỗi địa
phương, tác giả dân gian thường sử dụng các thao tác (hay phương
thức) nối kết hay rút gọn, vận dụng các cấu trúc, motip truyền
thống sẵn có. Các dị bản, các yếu tố khác biệt là hệ quả của quá
trình sáng tác quá trình biến đổi. Dị bản thể hiện linh hồn của tác
phẩm, con đường đi của tác phẩm, quan điểm nghệ thuật của tác
giả dân gian. Sự biến đổi của truyện kể dân gian góp phần tạo nên
những giá trị mới, những khuôn mẫu mới cho truyền thống, mặt
khác lại dựa vào truyền thống, dựa vào những motip sẵn có để lồng
vào đó những thể hiện mới tạo nên dị bản cho truyện kể dân gian.
Những biến đổi này phần lớn là theo hướng tích cực tuy nhiên
cũng vẫn tồn tại một số điểm hạn chế. Loại biến đổi có ý thức làm
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
15
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
cho tác phẩm hoàn thiện hơn, hay hơn, hoàn thiện hơn nhưng loại
biến đổi vô thức là do trí nhớ không đầy đủ dẫn đến tác phẩm được
ghi lại thiếu hoặc cũng có loại chép sai, chép thiếu do lỗi của cán
bộ sưu tầm hoặc người biên soạn khiến cho tác phẩm có nhiều
mảnh vỡ, chắp nối, chia tách, rút ngắn hoặc kéo dài làm cho tác
phẩm mất đi ổn định.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
16
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
C: PHẦN KẾT LUẬN.
Ngay từ khi còn ngủ trong nôi tôi đã được đắm mình trong
lời ru ngọt ngào thiết tha của mẹ, say sưa với những câu chuyện cổ
mà bà vẫn kể cho tôi nghe hàng đêm. Cứ thế tuổi thơ tôi lớn dần
với cô Tấm thảo hiền, với chàng Thạch Sanh thật thà dũng cảm…
Những câu truyện kể dân gian ấy là sản phẩm tinh thần, là bản chất
của con người Việt Nam nó thuộc về nhân dân và có giá trị vĩnh
hằng với thời gian, chứa đựng trong mình giá trị truyền thống và
có giá trị giáo dục trong bất cứ thời đại nào. Yếu tố biến đổi là một
đặc điểm rất đặc trưng của thể loại truyện kể dân gian ở tất cả các
dân tộc. Việc nghiên cứu truyện kể dân gian qua motip truyện có
thể giúp khám phá được mối dây liên hệ trong những tác phẩm
thuộc cùng một kiểu truyện hay cùng chứa đựng những motip như
nhau và ý nghĩa của nó cùng được thể hiện như thế nào trong văn
hóa học và dân tộc, góp phần tạo nên giá trị vĩnh hằng của truyện
kể dân gian nói riêng và văn học dân gian nói chung.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
17
Những yếu tố khác biệt trong các truyện kể có cùng motip, cốt truyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức Luận (2005) Giáo trình thi pháp văn học dân gian
Việt Nam.
2. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2005) Tổng tập văn học dân
gian người Việt. Tập 8, 9 - Truyện cười. NXB KHXH.
3. Nguyễn Xuân Đức (2003) Những vấn đề thi pháp văn học
dân gian Việt Nam. NXB KHXH, H.
4. Nguyễn Tấn Đắc (2001) Truyện kể dân gian kể bằng Type và
Motip . NXB KHXH
5. Bùi Mạnh Nhị (2001) Văn học dân gian, những công trình
nghiên cứu. NXB GD, H.
6. Đỗ Bình Trị (1999) Những đặc điểm thi pháp của các thể
loại văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục.
7. Nguễn Đổng Chi (1993) Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Viện văn học, H.
8. Trần Đình Sử (1993) Một số vấn đề thi pháp học hiện đại.
NXB GD.
9. Bùi Văn Nguyên (1968) Truyện cổ Ba Na. NXB Văn học.
SVTH: Đỗ Thị Mai _ 09CVH3
18