Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ DU LỊCH DANH THẮNG ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỶ LỆ 1: 25.000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ DU LỊCH DANH THẮNG ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TỶ LỆ 1: 25.000

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
: :
:
:

NGÔ MINH NHU
04124056
DH04QL
2004 – 2008
Quản Lý Đất Đai


- TP. Hoà Chí Minh, thaùng 08 naêm 2008 -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


NGÔ MINH NHU

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ DU LỊCH DANH THẮNG ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TỶ LỆ 1: 25.000

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Ngô Minh Thụy
Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ký tên: …………………………………………


- Tháng 08 năm 2008 -

LỜI CẢM ƠN
---o0o--Để hoàn thành quá trình học tập trong 4 năm qua và thực hiện khóa luận văn
này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu Nhà Trường, các Thầy - Cô khoa
Quản Lý Đất Đai Và Thị Trường Bất Động Sản đã cung cấp cho em những kiến thức
chuyên ngành thật sự quý báu để phục vụ công tác sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Ngô Minh Thụy – Người đã trực tiếp
giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình, chỉ bảo và động viên em rất nhiều trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị ở tổ Atlas – Trung Tâm Đo Đạc Và Bản
Đồ - Quận Phú Nhuận, đặc biệt là anh Phan Ngọc Trường đã tạo điều kiện và chỉ bảo
tận tình để em có thể hoàn thành luận văn này.

Cho em được gửi lời cảm ơn đến cô Hoàng Phương Nga đã cung cấp cho em
những kiến thức vô cùng quý báu về lĩnh vực liên quan đến đề tài.
Con vô cùng biết ơn Cha, Mẹ luôn luôn ở bên cạnh con, động viên con trong
những lúc khó khăn.
Qua đây, em xin tân trọng cảm ơn những tình cảm, sự giúp đỡ hết sức quý báu
đó.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 8 năm 2008

Sinh Viên:

Ngô Minh Nhu


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Ngô Minh Nhu, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ DU LỊCH
DANH THẮNG ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỶ LỆ 1: 25.000
Giáo viên hướng dẫn: ThS: Ngô Minh Thụy.
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý rất thuận lợi, là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hoá – xã hội và khoa học – kỹ thuật; đồng thời cũng là một Thành phố rất năng
động và có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều
kiện để trở thành Trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Để đạt được mục tiêu đó có
rất nhiều việc phải làm, trong đó đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến du lịch có
vai trò quan rất trọng. Vào năm 2010, cuộc thi Hoa hậu Thế giới sẽ diễn ra tại Thành
phố Nha Trang. Đây là một cơ hội để ta có thể giới thiệu, quảng bá hình ảnh về một
Thành phố văn minh, tươi đẹp.
Hiện nay, các bản đồ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng khá phổ biến. Tuy nhiên

thể hiện trên giấy là chủ yếu, cũng có một số được đưa lên mạng nhưng không có
thông tin thuộc tính đi kèm, và chưa liên kết với dữ liệu đa phương tiện.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, bản đồ số (bản đồ điện tử) ra đời
và mang nhiều tính ưu việt hơn bản đồ truyền thống. ArcGIS là hệ thống phần mềm
của hãng Esri cho phép biên tập bản đồ nhanh chóng. Xuất phát từ những thực tiễn
như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ DU LỊCH DANH THẮNG ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TỶ LỆ 1: 25.000.
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tiềm năng phát triển du lịch của
thành phố Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu các danh thắng nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh: Làng du lịch Bình
Quới, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, Khu du lịch Kỳ Hoà, khu du lịch
Văn Thánh, Chợ Lớn, Chợ Bến Thành.
- Ứng dụng phần mềm ArcGIS trong việc biên tập bản đồ du lịch danh thắng diện tử
thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm ArcGIS trong thành lập bản đồ du
lịch danh thắng điện tử.
Kết quả nghiên cứu:
- Phản ánh được phần nào tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh.
- Cung cấp một cách có hệ thống các thông tin của các điểm du lịch cho du khách.


- Xây dựng được bản đồ du lịch điện tử nội thành thành phố trên cơ sở ứng dụng phần
mềm ArcGIS 9.2.
- Bản đồ điện tử có khả năng liên kết với Internet, đặc biệt cho du khách tha hồ xem
hàng loạt các bức ảnh minh họa cũng như các video kết hợp âm thanh vô cùng sinh
động.
- Bản đồ điện tử cho giao diện thân thiện, có thể thực hiện trực tiếp trên máy các chức
năng như: tìm kiếm, phân tích, chỉnh sửa, cũng như công tác cập nhật sau này.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................3
I.1. CƠ SỞ KHOA HỌC............................................................................................3
I.1.1. Bản đồ học. .........................................................................................................3
I.1.2. Bản đồ học chuyên đề..........................................................................................4
I.1.3. Bản đồ du lịch ......................................................................................................5
I.1.4. Bản đồ điện tử......................................................................................................6
I.1.5. So sánh bản đồ điện tử và bản đồ truyền thống..................................................7
I.1.6. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)...........................................................................9
I.1.7. Sự khác nhau giữa bản đồ điện tử và hệ thống thông tin địa lý (GIS).............10
I.1.8. Cơ sở toán học của bản đồ.................................................................................11
I.1.9. Ký hiệu bản đồ...................................................................................................12
I.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN..........................................................................................16
I.2.1. Trên thế giới.......................................................................................................16
I.2.2. Atlas quốc gia Việt Nam...................................................................................16
I.2.3. Atlas địa lý Việt Nam........................................................................................17
I.2.4. Atlas Đồng Nai..................................................................................................17
I.3. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ...............................................................................18
I.3.1. Định hướng lựa chọn công nghệ.......................................................................18
I.3.2. Gải pháp phần mềm để biên tập và xử lý dữ liệu.............................................18
I.4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................18
I.4.1. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................18
I.4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................18
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................19
II.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............19
II.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................19
II.1.2. Điều kiện kinh tế..............................................................................................20

II.1.3. Điều kiện xã hội...............................................................................................20
II.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố....................................................20
II.2. GIỚI THIỆU CÁC DANH THẮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...23
II.2.1. Làng du lịch Bình Quới....................................................................................23
II.2.2. Công viên văn hóa Đầm Sen............................................................................24
II.2.3. Thảo Cầm Viên................................................................................................26
II.2.4. Khu du lịch Văn Thánh....................................................................................26


II.2.5. Khu du lịch Kỳ Hòa.........................................................................................27
II.2.6. Chợ Lớn............................................................................................................28
II.2.7. Chợ Bến Thành.................................................................................................28
II.3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS BIÊN TẬP BẢN ĐỒ DU LỊCH DANH
THẮNG ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................29
II.3.1. Tổng quan.........................................................................................................29
II.3.2. Phần mềm ArcGIS............................................................................................30
II.3.3. Ứng dụng ArcGIS biên tập bản đồ du lịch danh thắng điện tử.......................35
II.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS
TRONG VIỆC BIÊN TẬP BẢN ĐỒ DU LỊCH.....................................................50
II.4.1. Hiệu quả về mặt thời gian................................................................................50
II.4.2. Hiệu quả về mặt công nghệ..............................................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................51


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng I.1: Bảng so sánh tóm tắt bản đồ truyền thống - bản đồ điện tử ........................08
Bảng I.2: So sánh quy trình xây dựng bản đồ truyền thống – bản đồ điện tử..............09
Bảng I.3: So sánh tóm tắt GIS – Atlas điện tử .............................................................11
Bảng II.1: Lượng khách quốc tế đến Hồ Chí Minh (2001 – 2006) .............................21
Bảng II.2: Thị trường khách quốc tế đến Hồ Chí Minh (2004 – 2006) .......................22

Bảng II.3: Bảng giá phòng nghỉ tại Bình Quới 2........................................................ 23
Bảng II.4: Các ký hiệu trên bản đồ du lịch....................................................................38
Bảng II.5: Cấu tạo bảng thuộc tính lớp hành chính......................................................40
Bảng II.6: Cấu tạo bảng thuộc tính lớp giao thông .......................................................41
Bảng II.7: Cấu tạo bảng thuộc tính lớp thủy hệ........................................................... 42
Bảng II.8: Cấu tạo bảng thuộc tính lớp linh tế xã hội...................................................43
Bảng II.9: Cấu tạo bảng thuộc tính lớp danh thắng......................................................43
Bảng II.10: Bảng thuộc tính lớp khách sạn...................................................................44


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình I.1: Mô hình tổ chức của GIS....................................................................09
Hình I.2: Tỷ lệ số, tỷ lệ chữ và thước tỷ lệ.........................................................12
Hình I.3: Ký hiệu hình học, chữ cái, tượng hình, cấu trúc ................................13
Hình I.4: Ký hiệu chiều rộng, cấu trúc, độ sáng................................................14
Hình I.5: Ký hiệu nền chất lượng.......................................................................15
Hình II.1: Sơ đồ vị trí thành phố Hồ Chí Minh .................................................19
Hình II.2: Cơ cấu GDP năm 2005 thành phố Hồ Chí Minh............................. 20
Hình II.3: Khu du lịch Bình Quới 2...................................................................23
Hình II.4: Nhà hàng Tân Cảng ..........................................................................24
Hình II.5: Tàu xoay trong Đầm Sen ..................................................................25
Hình II.6: Cầu cửu khúc Đầm Sen .................................................................... 25
Hình II.7: Ngựa vằn trong Thảo Cầm Viên ..................................................... 26
Hình II.8: Hồ bơi nhân tạo trong khu du lịch Văn Thánh............................... 27
Hình II.9: Cafe sân vườn (Wifi)........................................................................ 27
Hình II.10: Cổng chính Chợ Lớn...................................................................... 28
Hình II.11: Mặt chính chợ Bến Thành.............................................................. 29
Hình II.12: Đường dẫn khởi động ArcMap...................................................... 31
Hình II.13: Màn hình giao diện ArcMap...........................................................32
Hình II.14: Tạo Label........................................................................................ 32

Hình II.15: Bảng Layer Properties.................................................................... 33
Hình II.16: Tạo trường thuộc tính..................................................................... 33
Hình II.17: Chọn các đặc tính cho trường .........................................................34
Hình II.18: Chế độ chỉnh sửa Editing............................................................... 34
Hình II.19: Tạo lớp mới.....................................................................................34
Hình II.20: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ chuyên đề......................... 35
Hình II.21: Quy trình xây dựng bộ ký hiệu....................................................... 36
Hình II.22: Cửa sổ tạo Font mới trong FontCreator......................................... 37
Hình II.23: Cửa sổ làm việc chính của FontCreator..........................................37
Hình II.24: Quy trình thiết kế cơ sở dữ liệu.......................................................39
Hình II.25: Bảng thuộc tính lớp hành chính...........................................................
Hình II.26: Bản đồ nền lớp giao thông...............................................................41
Hình II.27: Bản đồ nền lớp thủy hệ....................................................................42
Hình II.28: Bảng thuộc tính lớp kinh tế xã hội..................................................43
Hình II.29: Bảng thuộc tính lớp danh thắng......................................................44
Hình II.30: Lớp khách sạn..................................................................................45
Hình II.31: Bản đồ nền lớp hành chính..............................................................45
Hình II.32: Bản đồ nền lớp thủy hệ....................................................................46
Hình II.33: Bản đồ nền lớp giao thông...............................................................46
Hình II.34: Thể hiện các đối tượng theo Fcode .................................................47
Hình II.35: Xem thông tin công viên Tao Đàn .................................................48
Hình II.36: Chức năng tìm kiếm nhanh các danh thắng....................................49
Hình II.37: Kết quả tìm kiếm công viên Đầm Sen............................................49

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế đang phát triển, đời sống vật chất – tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao, kéo theo đó nhu cầu về vui chơi giải trí cũng là điều tất yếu. Thành

phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý rất thuận lợi, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá –
xã hội và khoa học – kỹ thuật; đồng thời cũng là một thành phố rất năng động và có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện để trở
thành Trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Để đạt được mục tiêu đó có rất nhiều
việc phải làm, trong đó đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến du lịch có vai trò quan
rất trọng.
Phát triển du lịch là sự nghiệp không chỉ riêng của người dân thành phố mà còn
của các cấp, các ngành. Vào năm 2010, cuộc thi Hoa hậu Thế giới sẽ diễn ra tại thành
phố Nha Trang. Đây là một cơ hội để chúng ta có thể giới thiệu, quảng bá hình ảnh
thành phố Hồ Chí Minh với bạn bè thế giới, việc cung cấp một cách có hệ thống các
thông tin cơ bản về tiềm năng du lịch của thành phố cho nhân dân trong nước, cho
kiều bào ta ở nước ngoài, cho các nhà quản lý và kinh doanh du lịch, cho các hướng
dẫn viên du lịch và sinh viên khoa du lịch của các trường Đại học là rất cần thiết.
Hiện nay, các bản đồ du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng khá phổ biến. Tuy
nhiên thể hiện trên giấy là chủ yếu, cũng có một số được đưa lên mạng nhưng không
có thông tin thuộc tính. Về nội dung, phương pháp xây dựng và thời gian thành lập
cũng khác nhau nên hạn chế tới việc tham khảo, nghiên cứu.
Cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người, khoa học bản đồ cũng trải qua
nhiều biến cố thăng trầm phát triển từ công nghệ truyền thống xây dựng bản đồ tốn
nhiều thời gian và công sức sang công nghệ số. Với sự phát triển của công nghệ thông
tin nói chung, bản đồ số (bản đồ điện tử) ra đời và mang nhiều tính ưu việt như: linh
hoạt trong sử dụng, dễ cập nhật và truy vấn thông tin, cho phép tự động hóa nhiều
công đoạn trong quy trình thành lập bản đồ từ khâu nhập số liệu đến khi in ra bản đồ.
So với các phần mềm khác ( Autocard, ArcView GIS, Mapinfo,…), ArcGIS cho phép
tạo, chỉnh sửa bản đồ nhanh chóng, giao diện đẹp. Xuất phát từ những thực tiễn như
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ DU LỊCH DANH THẮNG ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TỶ LỆ 1: 25.000.
 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu quy trình thành lập bản đồ du lịch điện tử bằng phần mềm ArcGIS.
- Hiển thị mạng lưới các tuyến đường dẫn đến các khu du lịch danh thắng.
- Hiển thị vị trí các khu du lịch danh thắng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Cung cấp các thông tin cơ bản về du lịch cho các cá nhân, khách tham quan du
lịch.
- Liên kết được với các dữ liệu đa phương tiện như: hình ảnh và phim video kết
hợp với âm thanh để giới thiệu sinh động các danh thắng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Có thể kết nối với Internet để cung cấp thông tin chi tiết hơn cho khách du lịch, từ
đó giúp họ lựa chọn nơi vui chơi, giải trí phù hợp với sở thích của mình.
- Có thể sử dụng trực tiếp trên máy tính để truy cập, tổng hợp thông tin, cập nhật
thông tin thay đổi hàng năm, cũng như công tác tái bản bản đồ sau này.


 Yêu cầu nghiên cứu
- Yêu cầu về nội dung
+ Đảm bảo quy trình thành lập bản đồ chuyên đề.
+ Phải đảm bảo cơ sở toán học cho bản đồ.
- Yêu cầu về hình thức
+ Trình bày một cách khoa học, hiện đại, mỹ thuật và mang tính đại chúng.
+ Việc thể hiện nội dung phải tuân thủ theo những nguyên tắc, phương pháp cơ
bản của khoa học bản đồ. Ngoài ra, phải tuân thủ một số các chuẩn mực đã thành
thông lệ quốc tế (thang màu, ký hiệu,…), mặt khác phải mang sắc thái dân tộc trên cơ
sở những ý tưởng khoa học và công nghệ hiện đại.
+ Giao diện thân thiện, rõ ràng, thuận lợi cho việc tra cứu thông tin trên máy tính.
+ Có khả năng cập nhật thông tin từ các khu du lịch.
+ Sản phẩm được in trên loại giấy tốt, thể hiện tính thẩm mỹ của bản đồ du lịch.
- Yêu cầu về phần mềm và phần cứng
+ Biết sử dụng phần mềm ArcGIS trong quá trình thành lập bản đồ .
+ Hệ thống máy tính phải có tốc độ xử lý cao (RAM tối thiểu 512MB, CPU
3.00GHz trở lên, bộ nhớ có dung lượng lớn).

- Yêu cầu về độ chính xác
+ Thông tin phải đảm bảo về độ chính xác hình học như tỷ lệ bản đồ, vị trí của
các đối tượng.
+ Thông tin đảm bảo tính trung thực, thể hiện đúng quan điểm học thuật của
ngành du lịch và đảm bảo cập nhật đúng mốc thời gian.
 Đối tượng nghiên cứu
Các khu du lịch danh thắng nổi tiếng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các khu
di tích, lịch sử chỉ là yếu tố hiển thị phụ có chức năng định vị.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm ArcGIS thành lập bản đồ du
lịch danh thắng điện tử thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn và vấn đề bảo mật dữ liệu nên đề tài chỉ
nghiên cứu ở khu vực nội thành Hồ Chí Minh gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Tân
Phú, Tân Bình, Gò Vấp và một phần các quận: 2, 7, 12, Bình Chánh, Bình Tân, Thủ
Đức.
- Bản đồ đựơc thành lập ở tỷ lệ 1: 25.000.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần khẳng định và mở rộng khả năng ứng dụng công
nghệ GIS trong xây dựng bản đồ du lịch.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài sẽ ít, nhiều giúp cho cơ quan du lịch thành phố Hồ Chí
Minh mở rộng phạm vi nghiên cứu.


PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Bản đồ học
1. Khái niệm
Từ trước tới nay có nhiều người đã đưa ra nhiều khái niệm về bản đồ nhưng nói
chung đều có những nội dung tương tự chỉ khác nhau về cách diễn đạt.

Sau đây là định nghĩa của hội nghị bản đồ thế giới lần thứ 10 (Barxelona, 1995)
“Bản đồ là hình ảnh của thế giới thực tế địa lý, được ký hiệu hóa, phản ánh các
yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nổ lực sáng tạo trong
lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối
quan hệ không gian”.
Sự biểu hiện này tuân theo quy tắc về thu nhỏ, tổng quát hóa, được thiết lập cho
mỗi tỷ lệ và tuân theo quy tắc của một phép chiếu phẳng bản đồ.
Từ định nghĩa trên nêu rõ các khía cạnh:
- Bản đồ là một loại mô hình về hiện thực địa lý.
- Mô hình bản đồ có 4 đặc điểm quan trọng, xác định sự khác biệt giữa bản đồ và
mô hình khác, đó là:
+ Phản ánh hiện thực địa lý (các thực thể, hiện tượng, quá trình, tính chất, trạng
thái trong mối quan hệ định vị trong không gian).
+ Được xác định về mặc toán học – hệ quy chiếu, tỷ lệ.
+ Phản ánh hiện thực địa lý có chọn lọc, xuất phát từ một số điều kiện, trong đó
quan trọng nhất là mục đích và tỷ lệ bản đồ.
+ Phản ánh hiện thực địa lý bằng mô hình ký hiệu là chủ yếu.
 Định nghĩa gắn với máy tính và địa lý
Dent 1985: Để lập bản đồ, nhà bản đồ phải lựa chọn dữ liệu và diễn đạt thành
thông tin. Từ quan điểm này, bản đồ được coi là sự trừu tượng hóa môi trường bằng
bản đồ. Quá trình trừu tượng hóa bao gồm: lựa chọn (selection), phân loại
(classification), đơn giản hóa (simlification) và ký hiệu hóa (simbolization):
- Sự lựa chọn thông tin được xác định bởi mục đích của bản đồ.
- Sự phân loại và gộp các đối tượng thành các nhóm có thuộc tính giống hoặc
tương tự nhau.
- Đơn giản hóa là tái tạo lại hình dạng của đối tượng trong thế giới thực bằng sự thể
hiện bản đồ.
 Thành lập bản đồ
Guptill & Starr 1984 quan niệm về sự lập bản đồ (Mapping): “Là sự chuyển tải
thông tin tập trung trong một Cơ sở dữ liệu (CSDL) không gian, CSDL này được coi

là một mô hình đa phương tiện của hiện thực địa lý. Như vậy, CSDL không gian đóng
vai trò là hạt nhân trung tâm của một trình tự đầy đủ các quá trình của bản đồ, nhận
các dữ liệu nhập khác nhau và đưa ra các sản phẩm thông tin khác nhau”.
2. Bản đồ số
 Khái niệm


A.M. Berliant: “Bản đồ số là mô hình số của bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề,
bản đồ chuyên môn, được thể hiện ở dạng số đối với tọa độ mặt phẳng x, y, độ cao và
các số liệu thuộc tính đã được mã hóa. Bản đồ số được thành lập trong phép chiếu, hệ
thống ký hiệu quy định đối với các bản đồ cùng kiểu đã biết, có tính đến tổng quát hóa
và các yêu cầu về độ chính xác.
 Đặc điểm chính
- Bản đồ số trước hết là bản đồ, có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của bản đồ truyền
thống như: phản ánh thông tin địa lý, tuân theo cơ sở toán học, có khái quát hóa, sử
dụng ký hiệu bản đồ, nhưng mọi thông tin của bản đồ số được nghi ở dạng số (mã nhị
phân – bits).
- Thông tin của bản đồ được cấu trúc theo kiểu raster hoặc vector, có kèm theo
topology, tổ chức thành các file bản đồ riêng lẽ, hoặc liên kết thư mục trong các cơ sỡ
dữ liệu bản đồ hoặc hệ thống thông tin địa lý (GIS), được lưu trong hệ thống máy tính.
- Bản đồ số có thể được chuyễn đổi và hiển thị thành hình ảnh bản đồ dạng tương
đồng, trên các phương tiện khác như: trên giấy, màng hình, qua mạng,…khi in ra giấy
ta được bản đồ truyền thống, được lưu trong máy tính gọi là bản đồ điện tử.
- Để sử dụng và làm việc với bản đồ số, phải có máy tính điện tử và các thiết bị liên
quan, các phần mềm.
- Bản đồ số ngoài việc phải đạt được các điều kiện và tiêu chuẩn như bản đồ truyền
thống (độ chính xác, nội dung, quy tắc,…), nó còn có ưu điểm:
+ Cho khả năng giao diện trực tiếp, thuận lợi và linh hoạt giữa người dùng với
thông tin bản dồ.
+ Bản đồ số có tính chuẩn hóa cao, chuẩn hóa về: dữ liệu, tổ chức dữ liệu, thể hiện

dữ liệu.
+ Tính linh hoạt của bản đồ rất cao thể hiện ở khả năng dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa
hoặc có thể thay đổi về thiết kế, trình bày, ký hiệu.
+ Cho phép tự động hóa quy trình công nghệ thành lập bản đồ từ khi nhập số liệu
đến khi in ra bản đồ màu hoặc bản thanh vẽ trên máy vẽ tự động và tiếp nối với dây
chuyền tự động hóa chế - in bản đồ.
+ Có quy tắc bảo vệ dữ liệu để tránh bị mất do sự cố kỹ thuật, hoặc bị sửa chửa
thông tin gốc.
+ Khâu nhập số liệu và biên vẽ bản đồ có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng khâu sử
dụng về sau lại có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao về thời gian lẫn chi phí.
I.1.2. Bản đồ học chuyên đề
1. Khái niệm về bản đồ chuyên đề
Bản đồ chuyên đề là bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ một yếu tố (hoặc
một số yếu tố) trong nội dung của bản đồ địa lý tổng quát, ví dụ: thực vật, đường xá
hay dân cư,…. Các bản đồ chuyên đề phản ánh các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội rất
đa dạng, như: khí hậu, mật độ dân cư, phân vùng kinh tế,…
Trên bản đồ chuyên đề có hai lớp nội dung cơ bản: thứ nhất là hệ thống nội dung
các yếu tố nền (sông ngòi, đường xá, địa hình,…) phụ thuộc vào yêu cầu của nội dung
chuyên môn. Nội dung nền thường phục vụ cho các mục đích:
- Có thể thay thế hệ thống đường toạ độ.
- Làm cơ sở để định vị và lắp ghép các nội dung chuyên môn.


- Định hướng chung cho các yếu tố chuyên đề và dễ ghép nối với các không gian
kề các mãnh bản đồ chuyên đề hoặc ghép các nguồn tài liệu chuyên đề khác nhau.
Thứ hai là lớp nội dung chuyên môn.
2. Đối tượng và nhiệm vụ của bản đồ chuyên đề
 Đối tượng, nhiệm vụ và đặc điểm của bản đồ học chuyên đề gắn liền với đối
tượng nghiên cứu và đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực trong không gian địa lý
của chúng, gắn liền với nhiệm vụ chung và cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn

xây dựng và phát triển.
 Bản đồ học chuyên đề có nhiệm vụ phản ánh:
- Bản chất nội dung của hiện tượng
- Trật tự không gian của đối tượng, hiện tượng
- Cấu trúc các mối liên hệ, động thái và tính tương hỗ của các hiện tượng
- Kiểu dạng đối tượng, hình thức phân bố, hình ảnh không gian và tính biến động
của hiện tượng
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của một lãnh thổ.
3. Ý nghĩa của bản đồ chuyên đề
- Bản đồ chuyên đề có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của
bản đồ học chuyên đề hay địa lý học mà còn đóng góp rất lớn và có hiệu quả cho việc
quy hoạch, xây dựng, phát triển, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên hiên, nguồn lao
động cũng như tài nguyên kinh tế - xã hội của từng nước, nhóm các nước và của toàn
cầu.
- Các bản đồ chuyên đề với các tỷ lệ khác nhau cho chúng ta biết từ chi tiết đến
tổng thể, thấy rõ cấu trúc phân bố của các hiện tượng trong cùng mối liên hệ hữu cơ
hay ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng trong phạm vi chuyên ngành, nhóm ngành
cũng như trong môi trường địa lý chung.
I.1.3. Bản đồ du lịch
1. Khái niệm
Bản đồ du lịch là một loại bản đồ chuyên đề phục vụ cho mục đích du lịch. Trên
bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn),
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các tuyến, điểm du lịch và các hoạt động du
lịch.
2. Phân loại bản đồ du lịch
Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ của các hoạt động du lịch và đặc thù của địa
phương, người ta có thể tiến hành xây dựng các loại bản đồ du lịch khác nhau.
 Căn cứ theo nội dung, bản đồ du lịch bao gồm:
o Các bản đồ tài nguyên du lịch, trong đó có các bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên
và bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn.

o Các bản đồ về cơ sở hạ tầng du lịch.
o Bản đồ các luồng khách du lịch.
o Bản đồ kinh tế du lịch.
 Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, các bản đồ du lịch gồm:


o Các bản đồ hiện trạng du lịch: bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch (hiện trạng tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn), bản đồ hiện trạng về cơ sở hạ tầng, bản đồ hiện
trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và bản đồ kinh tế du lịch.
o Các bản đồ đánh giá du lịch bao gồm: bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch, bản đồ
đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,…
o Bản đồ quy hoạch du lịch.
Một số bản đồ địa lý du lịch
- Bản đồ vị trí điạ lý du lịch.
- Các bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên.
+ Bản đồ tài nguyên khí hậu.
+ Bản đồ đặc điểm hình thái địa hình.
+ Bản đồ tài nguyên nước.
+ Bản đồ tài nguyên động thực vật.
+ Bản đồ các nguy cơ tai biến tự nhiên.
- Các bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn
+ Bản đồ các di tích lịch sử - văn hóa.
+ Bản đồ lễ hội và văn hóa truyền thống.
+ Bản đồ các làng nghề thủ công truyền thống.
I.1.4. Bản đồ điện tử
1. Khái niệm
Theo A.M. Berliant: “Bản đồ điện tử là bản đồ số được hiển thị hoá (trực quan hoá)
trên màng hình hoặc môi trường máy tính, được làm sẵn để nhìn trực quan (đĩa quan
hay vật nghi nào đó) nhờ sử dụng các phương tiện kỹ thuật và chương trình, trong
phép chiếu, hệ thống ký hiệu, có xét đến độ chính xác đặt ra và sự trình bày”.

Các khái niệm “Bản đồ trên màng hình” hoặc “Bản đồ màng hình” là những tên
gọi khác của bản đồ điện tử.
Theo Ascge & Herrmann 1994, Cit Ditz 1998: “Một khi công nghệ số không chỉ
được dùng để thiết kế và sản xuất bản đồ, mà còn để xuất bản và ứng dụng, thì các dữ
liệu bản đồ số còn cho phép tiếp tục mở rộng thành bản đồ đa phuơng tiện hoặc bản đồ
giao diện. (Electronic or interractive map)”.
2. Tính chất, đặc điểm và điều kiện thành lập bản đồ điện tử
 Tính chất
- Các yếu tố nội dung phải được biểu thị trên cùng một cơ sở toán học nhất định,
việc chuyển các yếu tố từ bề mặt trái đất lên mặt phẳng bản đồ nhờ vào các phép chiếu
bản đồ.
- Nội dung của bản đồ được thể hiện bằng hệ thống ký hiệu, đây chính là ngôn ngữ
của bản đồ.
- Các yếu tố nội dung của bản đồ phải được khái quát hoá.
 Đặc điểm
- Bản đồ điện tử chứa đựng thông tin không gian được quy chiếu về mặt phẳng và
được thiết kế theo các tiêu chuẩn của bản đồ học.
- Thông tin của bản đồ số được cấu trúc theo cấu trúc raster hoặc vector. Có kèm
theo Topology, tổ chức thành các file bản đồ riêng lẽ, hoặc liên kết thành các thư mục
trong các cơ sở dữ liệu của bản đồ hoặc GIS, được lưu trong hệ thống máy tính hoặc
thiết bị ghi thông tin có khả năng đọc bằng máy tính.


- Bản đồ điện tử thông thường được lưu trong đĩa cứng của máy tính điện tử để làm
việc trực tiếp, lưu trong đĩa quan để bảo quản (CR – ROM) để chuyển giao đi nơi
khác.
- Bản đồ điện tử có thể hiển thị dưới dạng tương đồng hiện trên màng hình hoặc in
giấy hay các vật liệu phẳng (trong phim, màng khắc, phim âm bản,…)
 Các điều kiện thành lập bản đồ điện tử
Các thông tin trên bản đồ có thể thuộc hai nhóm thông tin:

- Nhóm các thông tin phân bố không gian
- Nhóm các thông tin về phân bố thuôc tính của đối tượng
Các thông tin này được lưu trữ và xử lý một cách tự động bằng máy tính với tốc độ
nhanh và độ tin cậy cao. Ngoài ra có thể thay đổi, cập nhật thông tin một cách thường
xuyên và dễ dàng.
Các điều kiện cần có là:
- Trình độ và kỹ năng tin học của người làm bản đồ.
- Dữ liệu đầy đủ và chính xác.
- Trang thiết bị: phần cứng, phần mềm,…
3. Chức năng, yêu cầu của bản đồ điện tử
- Hai chức năng quan trọng của bản đồ điện tử là: nhìn và sử dụng bằng giao diện.
Ngày nay, chức năng nhìn mang thứ yếu, bản đồ diện tử được coi như một phương
tiện giao diện. Xu hướng này tạo ra mối quan hệ giữa bản đồ và người sử dụng bản đồ:
người sử dụng có thể xem, đo, tính, chế tác, thậm chí có thể thành lập bản đồ dẫn xuất
trên dữ liệu của bản đồ số.
- Yêu cầu chủ yếu của bản đồ số là rõ ràng về nội dung đã xác định, mà ta có thể
đạt được bởi hệ thống ký hiệu hoá và phương pháp tổng quát hoá hình ảnh bản đồ dựa
trên lý thuyết thụ cảm thị giác, mô hình hoá.
- Bản đồ điện tử còn được phát triển thành các dạng mô hình bản đồ mới: bản đồ
3D, bản đồ động, bản đồ đa phương tiện.
I.1.5. So sánh bản đồ điện tử và bản đồ truyền thống
1. Về mặt thể hiện
Bản đồ điện tử thể hiện linh động và mang tính tương tác cao:
- Trong bản đồ điện tử, màu, ký hiệu, kiểu chữ, phương pháp thể hiện, cách phân
chia dữ liệu… đều có thể được người sử dụng định nghĩa theo ý muốn của mình để
phù hợp với đa yêu cầu cụ thể.
- Bản đồ giấy toàn bộ thông tin cần thiết phải được đưa lên một mặt phẳng. Điều
này sẽ là một vấn đề đối với người làm bản đồ. Nếu quá nhiều thông tin cần dưa lên
bản đồ, nội dung quá tải, do đó bản đồ rối, khó đọc, khó hiểu. Ngược lại nếu lược bỏ
quá bản đồ sẽ thiếu thông tin.

- Với bản đồ trên máy thông tin được lưu trữ và thể hiện theo từng lớp, có thể biểu
diễn cụ thể hoặc tắt tạm thời, phần thuộc tính nằm ẩn và được hiễn thị hoặc biên tập
theo ý muốn của người sử dụng. Do đó giải quyết được mâu thuẫn cơ bản trong bản đồ
về lượng thông tin mâu thuẫn với tính dễ đọc của bản đồ: lượng thông tin trên bản đồ
là gần như không hạn chế mà vẫn không làm rối mắt người sử dụng.
- Bản đồ trên máy có thể được hiển thị ở nhiều tỷ lệ khác nhau (Zoom out, Zoom
in) có thể kéo dịch để xem các phần khác nhau trên một bản đồ lớn nên không cần cắt
nhỏ bản đồ ra cho vừa tờ giấy. Người sử dụng có thể xem bản đồ với nhiều tầm nhìn:


toàn cảnh, chi tiết với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế của bản đồ
số. Do hạn chế của kích thước hình nên không thể xem toàn cảnh với kích thước lớn
như mong muốn.
- Bản đồ điện tử với sự hổ trợ của máy tính có thể kết hợp với các phương tiện
khác như: hình ảnh, âm thanh, video,… để tăng nhiều hiệu quả hấp dẫn.
2. Về khai thác sử dụng
Bản đồ điện tử do lưu trữ dữ liệu ở dạng số và quản lý dữ liệu theo một hệ quản trị
cơ sở dữ liệu, bản đồ điện tử có những tính năng truy vấn, phân tích đặc biệt mà bản
đồ truyền thống không thể có được:
- Thực hiện nhanh chóng các phép toán thống kê, đo đạc chính xác toạ độ, chu vi,
diện tích, khoảng cách,…
- Truy vấn ngẫu nhiên, tìm kiếm đối tượng thoả điều kiện cho trước (SQL). Nếu
trên bản đồ giấy, việc tìm một điạ danh đôi khi khá vất vả. Trong bản đồ điện tử bằng
câu lệnh tìm kiếm có ngay kết quả.
- Thực hiện so sánh thể hiện biến đổi thuộc tính một đối tượng theo thời gian và
không gian, có thể cho kết quả ở dạng số hay dạng biểu đồ.
- Cho phép thực hiện các phân tích chính xác, để có khuynh hướng chung của dữ
liệu, phân bố không gian của dữ liệu, dự đoán hướng phát triển, đưa ra các mô hình dữ
liệu và thực hiện các bài toán ra quyết định với chức năng “what…if…”, chồng lớp
bản đồ để giải quyết các vấn đề tổng hợp.

Các phép phân tích có thể thực hiện trên bản đồ truyền thống, nhưng là một công
việc nặng nề và đòi hỏi kỹ năng chuyên nghiệp.
3. Về mặt lưu trữ và quản lý
- Dữ liệu của bản đồ điện tử dễ dàng cập nhật, thêm bớt sửa đổi.
4. Về mặt xây dựng
Bản đồ số có nhiều cải tiến
- Về chất lượng nội dung: việc biên tập trên máy nên cho phép thử nhiều phương
án để lựa chọn (màu, phân nhóm dữ liệu,…). Sản phẩm có chất lượng cao và rút ngắn
quy trình thành lập.
- Về chất lượng hình thức: hình ảnh, ký hiệu, màu sắc, chữ viết được thực hiện
bằng máy tính nên đảm bảo đúng chuẩn, không có yếu tố sai lệch do con người.
- Về thời gian: được rút ngắn.
- Hình thức xuất bản: đa dạng và linh động, có thể in ra giấy trực tiếp và in với cơ
số nhiều. Có thể cung cấp dạng số (CD hay lên mạng) từng phần hay toàn bộ.
Bảng I.1: Bảng so sánh tóm tắt bản đồ truyền thống - bản đồ điện tử
Nội dung
Bản đồ truyền thống
Bản đồ điện tử
Thể hiện

Khai thác

Trên một mặt giấy, hình
thức (màu, ký hiệu,…) tỷ
lệ, cùng thể hiện cố định,
không âm thanh, hình
ảnh.
Dò tìm, đo vẽ, phân tích
thủ công đòi hỏi kỹ năng.


Nhiều lớp – Layer, có thể thay đổi hình
thức tỷ lệ, tầm nhìn theo yêu cầu, hỗ trợ
Multimedia.
Truy xuất nhanh theo yêu cầu, có công
cụ thống kê, so sánh phân tích, đo tính tự
động.


Xây dựng

Nhiều công đoạn thực Các bước thực hiện trên máy, nhanh
hiện thủ công: chậm, chóng, chất lượng ổn định.
chất lượng không ổn
định, phụ thuộc chủ
quan, không nhất quán.

Xuất bản

Trên giấy, phải in toàn Đa dạng và linh động giấy, file, mạng,
bộ, gía cao.
có thể trích từng phần, giá thành thấp.

Cập nhật

Khó, hầu như làm lại Đơn giản, cập nhật thông tin không gian,
mới
thuộc tính nhanh chóng.

Bảng I.2: So sánh quy trình xây dựng bản đồ truyền thống – bản đồ điện tử
Nội dung

Quy trình xây dựng bản Quy trình xây dựng bản
đồ truyền thống
đồ điện tử
Giai đoạn thiết kế, chuẩn Soạn thảo đề cương.
Soạn thảo đề cương, xây
bị biên tập
dựng cơ sở dữ liệu.
Giai đoạn biên soạn
Lập bản biên vẽ bằng tay.
Biên tập bản đồ ngay trên
máy, có thể thử nhiều
phương án.
Chuẩn bị in
Phân tô thủ công, nhiều Tách màu điện tử: số
giai đoạn và sản phẩm lượng phim tách màu
trung gian nhiều và khác không phụ thuộc vào số
nhau tùy công nghệ.
màu nên giảm nhiều sản
phẩm trung gian, chính
xác.
Xuất bản
In trên giấy, đóng tập hay Hình thức đa dạng: giấy,
tờ rơi.
trên đĩa hay trên mạng.
Thời gian thực hiện
Kéo dài.
Rút ngắn nhiều.
Vật tư
Nhiều.
Ít hơn.

Thiết bị
Sẵn có.
Phải đầu tư mới.
Nhân lực
Có nhiều, sẵn có.
Ít, cần đạo tạo.
Giá thành
Cao.
Thấp hơn.
Chất lượng sản phẩm
Phụ thuộc tay nghề công Cao, nhất quán.
nhân, không nhất quán.
I.1.6. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1. Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý – Geographical information system (GIS) là một tổ chức
tổng thể của bốn hợp phần: phần cứng, phần mềm, tư liệu địa lý và người điều hành
được thiết kế hoạt động một cách có hiệu quả nhằm tiếp nhận, lưu trữ, điều khiển,
phân tích và hiển thị toàn bộ các dữ liệu địa lý. Mục tiêu đầu tiên của nó là xử lý hệ
Phần mềm
Người
điều môi trường không
Phần
thống dữ
liệu trong
giancứng
địa lý.
hành
Cơ sở dữ liệu không gian
Nhập, xuất
dữ liệu


Lưu trữ

Điều
khiển

Trình
bày

Phân
tích


Hình I.1: Mô hình tổ chức của GIS
(Viện nghiên cứu môi trường Mỹ - 1994)
2. Đặc điểm
Công nghệ GIS bao gồm các công đoạn từ thu thập, lưu trữ, cập nhật dữ liệu bao
gồm dữ liệu không gian (bản đồ, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh) và dữ liệu thuộc tính
(các bảng biểu thống kê), truy vấn và phân tích, cũng như các phương pháp thể hiện
dữ liệu dưới dạng bản đồ và các báo cáo.
- Trong mô hình GIS các đối tượng địa lý được phân loại thành điểm, đường, vùng.
Ví dụ: bưu điện, đài truyền hình, giao thông,…
- Đặc điểm quan trọng của GIS là mỗi một đối tượng địa lý đều được liên kết với
một cơ sở dữ liệu. Sao cho mỗi vùng (hoặc điểm, hoặc đường) đều được mô tả bởi các
trường thuộc tính.
3. GIS và bản đồ
Bản đồ và GIS là hai khái niệm luôn đi cùng và gắn liền với nhau. Bản đồ là các dữ
liệu đầu vào cho GIS. Trong quá trình phân tích không gian, bản đồ được sử dụng để
hổ trợ và thực hiện các phép phân tích bằng các công cụ của GIS. Sau đó, chúng lại
được sử dụng để hiển thị và truyền thông tin những kết quả nghiên cứu đó. GIS là tập

hợp các chức năng phân tích bản đồ, là công cụ hổ trợ biên tập bản đồ hay nói một
cách khác bản đồ là công cụ để trình diễn dữ liệu không gian trong GIS.
Từ góc độ về công nghệ của những thiết kế, ứng dụng GIS: Bản đồ là một phương
tiện không thể thiếu và hỗ trợ đắc lực cho các thao tác đối với các thông tin địa lý. Bản
đồ vừa là các dữ liệu đầu vào đồng thời cũng là nền thể hiện các thông tin phân tích,
xử lý và trao đổi các kết quả khai thác dữ liệu của GIS. Khi thực hiện phân tích trong
môi trường GIS, bản đồ là phương tiện được sử dụng để thể hiện và mô phỏng, những
dự báo, phân tích, xử lý dữ liệu, tính toán của những người ứng dụng.
I.1.7. Sự khác nhau giữa bản đồ điện tử và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Bản đồ điện tử và GIS đều là một hệ thống dựa trên máy tính của các thông tin địa
lý bao gồm dữ liệu, chương trình và cách thể hiện, chúng có thể được xây dựng bằng
cùng một công cụ, hoặc khác nhau, nhưng vẫn có điểm phân biệt cơ bản:
- Bản đồ điện tử chú trọng việc sử dụng các phương pháp bản đồ trong thể hiện và
phân tích thông tin địa lý, trong đó dữ liệu địa lý được thể hiện theo các chủ đề, mục
tiêu, thành các bản đồ, được quy định bởi chương trình chung, do sự chú trọng này.
- Trong GIS dù được quy định theo mục đích riêng, việc thể hiện dữ liệu không
được đặt ra một cách chi tiết nhưng lại chú trọng một số chức năng phân tích, xử lý dữ
liệu.


Theo yêu cầu của một tập bản đồ, tính hệ thống và nhất quán rất cao, thể hiện qua
cấu trúc của nó, tức lập bản đồ là tập hợp các bản đồ có liên hệ với nhau về mặt nội
dung chuyên đề, với một dãy tỷ lệ và phương thức thể hiện đã được xác định. Đối với
GIS – đây không phải là một yêu cầu quan trọng.
- Trong bản đồ thường có các bài viết, biểu đồ, hình ảnh minh hoạ đi kèm, chúng
chiếm tỷ lệ thẩm chí khá lớn. Trong khi đó trong GIS thường là không có.
Từ đó, nhà bản đồ học Conne van Elzakker đưa ra định nghĩa:
“Atlas điện tử là một hệ thống thông tin địa lý đã được đưa vào máy tính về một
vùng hay một chuyên đề nào đó theo mục đích xác định trước, có thêm vào các bài
viết mà ở đó bản đồ đóng vai trò ưu thế”.


Bảng I.3: So sánh tóm tắt GIS – Atlas điện tử
GIS
Atlas điện tử
Nội dung
Dữ liệu chung với mục Có tính hệ thống và nhất quán
tiêu rộng, có tính mở.
cao trong nội dung theo mục
tiêu quy định trước.
Chức năng
Chú trọng đến các chức Chú trọng đến trình bày, thể
năng phân tích, xử lý dữ hiện dữ liệu.
liệu.
Hình thức
Dữ liệu ở dạng thô, không Các dữ liệu đã qua biên tập, bài
có các thành phần bổ sung, viết, hình ảnh minh họa theo
minh họa.
chủ đề.
Giao diện sử dụng Phức tạp, khô khan thao Đơn giản, có thể kết hợp âm
tác, đòi hỏi kỹ năng về thanh, hình ảnh động,...
GIS
Người sử dụng
Chuyên nghiệp - qua đào Phổ thông hơn, không đòi hỏi
tạo.
đào tạo về GIS.
I.1.8. Cơ sở toán học của bản đồ
1. Phép chiếu bản đồ
Là một phương pháp xác định về mặt toán học nhất định nhằm biểu thị mặt
elipsoid lên mặt phẳng. Phép chiếu xác định mối quan hệ (tương ứng) giải thích giữa
toạ độ địa lý (hay toạ độ khác) của các điểm trên mặt elipsoid với toạ độ vuông góc

hay toạ độ khác của chính những điểm ấy trên mặt phẳng. Mối quan hệ đó có thể được
biểu thị bằng hai phương trình có dạng:
X=f1(, λ).
Y=f2(, λ).
và được gọi là những phương trình của phép chiếu bản đồ.
Giới thiệu hệ quy chiếu VN – 2000 và các thông số chính
- Elipsoid quy chiếu Quốc gia là elipsoid WGS-84 toàn cầu với các thông số:
+ Bán trục lớn: a = 6.378.137m.
+ Độ dẹt: f = 1/298,257223563.


+ Tốc độ quay quanh trục: ω = 7292115 x -11 rad/s.
- Elipsoid WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ VN trên cơ sở sử dụng điểm
GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Điểm gốc toạ độ Quốc gia đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính – đường Hoàng
Quốc Việt – Hà Nội.
2. Tỷ lệ bản đồ
 Định nghĩa
Tỷ lệ được biểu thị bằng tỷ số chiều dài của một đoạn thẳng trên ảnh đối với chiều
dài tương ứng của nó ngoài thực địa.
 Các dạng tỷ lệ bản đồ
- Tỷ lệ số: thể hiện bằng một phân số mà tử số bằng 1, còn mẫu số là số cho thấy
mức độ thu nhỏ của mặt đất. Tỷ lệ này viết dưới dạng 1:M
- Tỷ lệ chữ: là tỷ lệ nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bản đồ tương ứng với độ dài
ngoài thực địa là bao nhiêu.
- Thước tỷ lệ: Là hình vẽ dùng nó có thể đo trên bản đồ. Thước tỷ lệ có thước thẳng
và thước xiên.

Hình I.2: Tỷ lệ số, tỷ lệ chữ và thước tỷ lệ
I.1.9. Ký hiệu bản đồ

1. Khái niệm
Là ngôn ngữ của bản đồ, là tập hợp các đường nét, ký hiệu, đồ thị, màu sắc và các
nghi chú để phản ánh các đối tượng, hiện tượng (giếng phun, đầm lầy, thực vật, giao
thông, mật độ dân cư,…) và truyền thông tin của chúng trong không gian. Ký hiệu bản
đồ là ngôn ngữ khoa học nên phải có những chức năng sau:
- Ký hiệu phải gợi sự liên tưởng đến đối tượng.
- Ký hiệu phải chứa đựng một nội dung nào đó về số lượng, chất lượng, cấu trúc
của đối tượng.
- Ký hiệu phải phản ánh vị trí của đối tượng và sự phân bố của đối tượng trên bản
đồ.
 Ký hiệu tỷ lệ: dùng để biểu thị sự phân bố của đối tượng trên diện tích lãnh thổ
như rừng, đầm lầy, ao hồ, diện tích trồng trọt,…. Chúng được thể hiện theo tỷ lệ bản
đồ và giới hạn bằng ranh giới vùng phân bố, bên trong vùng phân bố có thể vẽ thêm
các ký hiệu phi tỷ lệ.
 Ký hiệu phi tỷ lệ: dùng để biểu diễn địa vật khi thu nhỏ xuống một tỷ lệ nhất
định thì nó không còn chiếm được một diện tích trên bản đồ hay chỉ còn lại một chấm
nhỏ trên bản đồ.
 Ký hiệu nữa tỷ lệ: dùng để biểu diễn các địa vật khi thu nhỏ xuống một tỷ lệ
nhất định thì chiều dài vẫn giữ nguyên tỷ lệ còn chiều rộng không theo tỷ lệ.
2. Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ


Có 10 phương pháp, gồm: Phương pháp ký hiệu nhỏ, Phương pháp ký hiệu tuyến,
Phương pháp đường đẳng trị, Phương pháp nền chất lượng, Phương pháp biểu đồ định
vị, Phương pháp điểm, Phương pháp khoanh vùng, Phương pháp ký hiệu chuyển động,
Phương pháp biểu đồ bản đồ và Phương pháp đồ giải. Đề tài sử dụng bốn phương pháp
thể hiện. Đó là các phương pháp:
 Phương pháp ký hiệu nhỏ
- Khái niệm
Là phương pháp đặc biệt để thể hiện vị trí các đối tượng, biểu hiện các hiện

tượng định vị theo điểm.

Hình I.3: Ký hiệu hình học, chữ cái, tượng hình, cấu trúc, riêng lẽ, lớn dần
- Đặc điểm:
+ Phương pháp này biểu thị cho các đối tượng phân bố rời rạc.
+ Thể hiện vị trí chính xác của đối tượng.
+ Thể hiện các đối tượng có kích thước nhỏ.
+ Phản ánh cấu trúc nội dung khác nhau của đối tượng và hiện tượng (trường
học, trung tâm dân cư, nhà hàng, …).
- Phương pháp thành lập
+ Ký hiệu chữ: Là hệ thống ký hiệu sử dụng chữ cái đầu tiên lấy từ tên của đối
tượng biểu thị. Nếu đối tượng có ký hiệu chữ cái đầu tiên giống nhau thì dùng đến chữ
cái thứ hai.
Nhược điểm: Ít được sử dụng vì khó xác định đúng vị trí của đối tượng cồng kềnh
che khuất các đối tượng khác, khó so sánh về mặt số lượng cũng như cấu trúc của đối
tượng biểu thị, hạn chế về mặt truyền đạt thông tin.


+ Ký hiệu hình học: Dùng các hình đơn giản (như hình vuông, hình tròn, tam
giác) mà tâm là vị trí xác định các đối tượng, thể hiện được chất lượng, số lượng của
hiện tượng.
Ưu điểm: dễ đo, dễ vẽ, dễ nhớ, chiếm ít diện tích, chỉ vị trí chính xác của đối
tượng.
Tuy nhiên ký hiệu này không trực quan, không liên tưởng được với đối tượng
thực.
+ Ký hiệu hình tượng: gợi cho ta liên tưởng tới đối tượng thực tế mà nó phản
ánh gồm hai loại:
o Ký hiệu nghệ thuật:
- Có hình dáng giống với hình dáng thực tế của đối tượng: ví dụ như: Nhà thờ
Đức Bà, Dinh Độc Lập, Ủy Ban,…

- Nhược điểm: Dạng ký hiệu này khó vẽ, chiếm diện tích lớn, cồng kềnh, nội
dung truyền đạt thông tin bị giảm, đối tượng chồng chéo, che lấp lên nhau, khó so sánh
về mặt đặc tính khối lượng giữa các đối tượng.
- Ưu điểm: có tính liên tưởng và trực quan cao thích hợp với bản đồ có nội dung
ít.
o Ký hiệu tượng trưng:
- Là sản phẩm của sự kết hợp tinh tế giữa ký hiệu nghệ thuật và ký hiệu hình
học đơn giản.
- Ưu điểm: đơn giản và dễ vẽ hơn ký hiệu nghệ thuật nhưng vẫn mang tính liên
tưởng và trực quan cao, đã khắc phục được nhược điểm của ký hiệu nghệ thuật.
Đối với bản đồ đòi hỏi độ chính xác cao không nên dùng ký hiệu nghệ thuật vì:
- Ký hiệu chiếm nhiều diện tích.
- Không thể hiện đúng vị trí đối tượng.
- Không thể hiện số lượng của đối tượng.
- Không có sự cân xứng giữa kích thước của ký hiệu.
 Phương pháp ký hiệu tuyến
- Khái niệm
Nó được dùng để biểu thị cho các đối tượng có sự kéo dài theo tuyến mà độ rộng
của chúng thông thường không biểu thị theo tỷ lệ bản đồ như: các loại đường địa giới
khác nhau, các mạng lưới đường giao thông, kêng đào,….

Hình I.4: Ký hiệu chiều rộng, cấu trúc, độ sáng
- Phương tiện thể hiện: hình dạng, màu sắc, độ rộng
+ Hình dạng: nhiều đối tượng tự nhiên, nhân tạo có hình dạng rất đặc trưng như
sông uốn lượn, kênh mương thẳng.


+ Màu sắc phản ánh định tính
+ Kích thước phản ánh định lượng.
 Phương pháp ký hiệu nền chất lượng

- Khái niệm:
Dùng để phản ánh các đối tượng có sư phân bố dày đặc trên bề mặt trái đất hoặc
phân bố theo khối – cụm (dân cư, rừng, hành chính…).
- Ý nghĩa:
+ Phân chia lãnh thổ thành các khu vực đồng nhất về mặt chất lượng theo dấu
hiệu tự nhiên, kinh tế hoặc chính trị – hành chính.
+Phân vùng riêng lẽ cho toàn lãnh thổ.

Hình I.5: Ký hiệu nền chất lượng
 Phương pháp khoanh vùng
- Khái niệm
Là phương pháp dùng để biểu thị các hiện tượng có đặc tính phân bố theo diện
tích nhưng không liên tục.
- Đặc điểm
+ Thường được sử dụng thành lập bản đồ cho các hiện tượng có đặc tính phân bố
theo vùng, nhưng ở mọi nơi.
+ Trong vùng sự phân bố của hiện tượng là liên tục, dày đặc hoặc xen kẽ. Có thể
có vùng phân bố tuyệt đối (cho một hiện tượng) và vùng phân bố tương đối (hiện
tượng chiếm tỷ lệ cao).


+ Mục đích là chỉ rõ được ranh giới các hiện tượng.
+ Nó là trường hợp riêng của phương pháp nền chất lượng.
- Phương pháp thành lập
o Nguyên tắc
- Khoanh vùng tuyệt đối ( một hiện tượng là duy nhất)
- Khoanh vùng tương đối (hiện tượng chiếm tỷ lệ cao)
o Phương tiện đồ họa
- Nét chải: dùng hệ thống đường có hướng thay đổi, cấu trúc khác nhau hoặc độ
đậm nhạt khác nhau.

- Màu sắc: có thể dùng theo màu quang phổ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
- Các đối tượng không rõ gianh giới có thể đặt ký hiệu nghệ thuật hoặc viết trải
ra trong phạm vi của vùng.

I.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
I.2.1. Trên thế giới
Ngày nay Atlas được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ tin học và gọi là Atlas
điện tử. Atlas điện tử là một tập hợp hệ thống các bản đồ ứng dụng GIS có liên quan
chặt chẽ với nhau để phản ánh toàn diện các đặc trưng của lãnh thổ, mọi hoạt động
kinh tế xã hội của địa phương theo một hoặc tổng hợp các chủ đề đặt ra. Atlas điện tử
có đủ tính năng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) bao gồm: Từng đối tượng địa lý
được gắn kết với một hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) có chức năng lưu trữ, truy cập và cập
nhật xử lý các dữ liệu, các thông tin và truy xuất thông tin dưới nhiều hình thức khác
nhau. Atlas thực hiện theo công nghệ này là một ngân hàng dữ liệu lưu trữ dưới dạng
số có thể sử dụng trực tiếp trên máy tính để truy cập, tích hợp trên Website. Vì thế việc
tổ hợp thông tin nhanh chóng, dễ dàng và cũng rất thuận tiện để cập nhật thông tin
thay đổi định kỳ, hàng năm, cũng như công tác phát triển sau này.
Dựa trên các thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ bản đồ số mang tính
năng ưu việt so với bản đồ truyền thống về chất lượng sản phẩm cũng như công tác
thành lập và khai thác chúng: Canada, Thụy Sĩ, Hà Lan, và tiếp theo đó là Mỹ, Nga,
Trung Quốc,… là những quốc gia đầu tiên đã sớm áp dụng công nghệ bản đồ số để
xây dựng các bản đồ, atlas điện tử.
Ví dụ:
- Electronic National Atlas of USA
- Electronic Atlas CANADA
- Electronic Arizona Atlas
- Electronic Atlas Northeast Indian…
I.2.2. Atlas quốc gia Việt Nam
 Tập bản đồ đầu tiên của Việc Nam được xây dựng cách đây 506 năm mang tên
Hồng Đức Bản Đồ (1490), đã thể hiện nhiều tư tưởng một Atlas Quốc gia.



 Năm 1981 Uỷ Ban Khoa học – Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học – Công
nghệ và Môi trường) đã triễn khai Chương trình Nghiên cứu Khoa học Quốc gia mang
mã số 48 – 03 với tiêu đề “Xây dựng Tập bản đồ tổng hợp Quốc gia Việt Nam”. Kết
quả của Chương trình Nghiên cứu Khoa học 48 – 03 được nghiệm thu vào năm 1986
với 200 trang bản đồ ở dạng tác giả, khổ 45cm x 64,5cm, gồm 19 Chương chia thành 4
phần:
- Phần mở đầu có 24 trang bản đồ gới thiệu chung nước Việt Nam trên thế giới,
khu vực. Trong phần này còn giới thiệu Việt Nam dưới con mắt người xưa thông qua
Đại Nam Nhất Thống Bản Toàn Đồ (1834) và Việt Nam dưới dưới góc nhìn hiện đại
thông qua ảnh vệ tinh.
- Phần lịch sử gồm 20 trang bản đồ mô tả lịch sử dân tộc.
- Phần tự nhiên mô tả điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường, gồm 72 trang.
- Phần kinh tế – xã hội gồm 80 trang bao gồm ba lĩnh vực: Nông nghiệp – Công
nghiệp và Dịch vụ.
 Năm 1990, Atlas Quốc gia được xuất bản với khích thước 38cm x 54cm với dãy
tỷ lệ là 1: 2.500.000, 1: 4.000.000, 1: 5.000.000 và 1: 8.000.000, bao gồm 14 Chương
với 114 trang bản đồ, thể hiện bằng hai ngôn ngữ là Việt Nam và Anh.
- Phần mở đầu gồm 8 trang bản đồ giới thiệu Việt Nam nhìn từ vũ trụ, trên thế giới,
khu vực.
- Phần điều kiện tự nhiên gồm 8 Chương: Địa chất, Địa hình, Khí hậu, Thuỷ văn,
Thổ nhưỡng, Thực vật, Động vật, Biển đông.
- Phần kinh tế – xã hội gồm 4 Chương: Nông nghiệp, Công nghiệp, Giao thông –
Văn hoá – Bưu điện – Thương nghiệp, Kinh tế chung, Giáo dục – Y tế – Văn hoá – Du
lịch.
 Nhận xét:
- Đây là một tác phẩm Khoa học – Văn hoá khắc hoạ được mô hình đất nước có
lịch sử lâu đời.
- Chương lịch sử và cảnh quan còn chưa đạt được sự thống nhất nên chưa đưa vào

Atlas Quốc gia này.
- Bản đồ du lịch là một Chương trong trong phần kinh tế – xã hội của Atlas tổng
hợp Quốc gia, trình bày ở tỷ lệ nhỏ nên về phương pháp thể hiện, nội dung mang tính
khái quát hóa cao. Do Atlas giấy nên không liên kết được với các tư liệu ảnh, video
giới thiệu, website của các điểm du lịch trên cả nước. Đây cũng chính là vấn đề đề tài
cần giải quyết.
I.2.3. Atlas địa lý Việt Nam
 Atlas địa lý Việt Nam cho Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh Giáo Dục đã
tổ chức biên soạn và sản xuất. Nội dung gồm 3 phần chính: Địa lý tự nhiên, Địa lý
kinh tế – xã hội và Địa lý các vùng. Khổ giấy là 22,5cm x 32,5cm. Bản đồ du lịch
trong Atlas địa lý được thành lập ở tỷ lệ 1: 6.000.000.
 Nhận xét:
- Bản đồ du lịch chỉ là phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập, nên nội dung thể
hiện không đầy đủ, ở tỷ lệ nhỏ. Bản đồ du lịch không ở dạng điện tử.
I.2.4. Atlas Đồng Nai
 Atlas Đồng Nai được xuất bản vừa ở dạng truyền thống trên giấy vừa ở dạng
hiện đại kỹ thuật số trên đĩa CD, đáp ứng thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau, với


×