Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.25 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I.Bối cảnh thực hiện đề tài:
Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ
nhiệm ở trường THPT Xuân Lộc được triển khai thực hiện từ năm học 2010-2011,
tuy nhiên chưa có sự thống nhất trong toàn trường.
Hiện tại đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5
năm 2012 năm học 2011-2012.
II.Lý do chọn đề tài:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là 1 trong 5 nội dung của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học tích cực, học sinh thân thiện” năm học 2009 - 2010
được các trường lồng ghép vào các môn học và sinh hoạt tập thể thông qua các
hoạt động giáo dục của nhà trường.
Bắt đầu từ năm học 2010-2011 Bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáo
dục kỹ năng sống vào chương trình học chính khóa trong các nhà trường phổ
thông, từ bậc tiểu học đến THPT. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn.
Tuy nhiên, triển khai thực hiện giảng dạy thế nào để đạt hiệu quả, phù hợp với thực
tiễn ở mỗi nhà trường là điều mà rất nhiều người cần quan tâm.
Theo tài liệu hướng dẫn của ngành, nội dung giáo dục kỹ năng sống rất đa
dạng, phong phú, tùy từng điều kiện của nhà trường về cơ sở vật chất, năng lực,
kinh nghiệm sống của đội ngũ giáo viên, đối tượng học sinh… mỗi trường có sự
lựa chọn phương pháp, nội dung đưa vào giáo dục cho phù hợp.
Là một cán bộ quản lý phụ trách công tác giáo viên chủ nhiệm của nhà
trường, sau khi được tập huấn của Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai, triển khai tập
huấn tại trường cho giáo viên nhà trường và tổ chức thực hiện trong công tác giáo
viên chủ nhiệm từ năm học 2011-2012, tôi luôn trăn trở, tìm tòi để công tác này
thực sự có hiệu quả trong thực tế, phù hợp điều kiện, đặc thù của nhà trường, đáp
ứng đúng nhu cầu giáo dục toàn diện học sinh, bước đầu tôi nhận thấy có sự
chuyển biến tích cực, gây hứng thú trong quá trình giáo dục của nhà trường nói
chung và tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng như công tác giáo viên chủ nhiệm nói
riêng. Vì vậy tôi chọn đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết
sinh hoạt chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Xuân Lộc năm học 20112012 làm đề tài nghiên cứu của mình.


III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở 44/44 tập thể lớp
tại trường trung học phổ thông Xuân Lộc trong năm học 2011-2012.
IV.Mục đích nghiên cứu:
Tiến hành thực hiện đề tại này, bản thân tôi mong muốn tìm được những nội
dung, phương pháp, cách thức phù hợp trong việc triển khai nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tại nhà trường, trước hết là qua công tác giáo viên chủ
nhiệm năm học 2011-2012 làm cơ sở cho việc thực hiện công tác này trong những
năm tiếp theo đạt hiệu quả hơn.
Thông qua thực hiện đề tài, tôi muốn trao đổi một số vấn đề, kết quả đạt
được trong việc triển khai công tác này tại nhà trường cùng các đồng nghiệp, qua
1


đó trao đổi kinh nghiệm, kết quả từ các đơn vị bạn để ứng dụng trong công tác
ngày càng hiệu quả.
V.Điểm mới trong việc thực hiện đề tài:
Công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trong trường trung học phổ thông nói riêng đã được triển khai thực hiện
rộng rãi trong những năm học vừa qua. Được ngành Giáo dục và đào tạo các cấp
tập huấn triển khai rộng rãi trong toàn quốc từ năm học 2011-2012.
Tuy nhiên do đặc thù của mỗi vùng, miền, điều kiện về cơ sở vật chất của
mỗi nhà trường, tài liệu, khả năng, năng lực của giáo viên nên việc giáo dục kỹ
năng sống trong trường phổ thông cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.
Nhưng với sự tìm tòi, sáng tạo của mình đưa vào ứng dụng trong thực tế tại
trường Trung học phổ thông Xuân Lộc, bản thân tự nhận thấy có một số vấn đề,
cách làm mới có hiệu quả, có tác dụng giáo dục học sinh và dễ thực hiện, đó là:
1.Lựa chọn một số chủ đề, vấn đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi học
sinh tại nhà trường trong kho tàng tri thức về kỹ năng sống cần giáo dục hiện nay.
2.Mức độ tri thức giáo dục kỹ năng sống trong một tiết sinh hoạt lớp.

3.Ứng dụng giáo dục kết hợp giữa giáo dục kỹ năng sống với việc tổ chức các trò
chơi trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, nhằm nâng cao hiệu quả của nội dung giáo dục
kỹ năng sống đồng thời giúp cải tiến được nội dung của tiết học này, tránh được
tình trạng khô cứng, nghèo nàn và chán nản trong học sinh.

2


PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở pháp lý:
Theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về QUY CHẾ Đánh giá, xếp loại học sinh trung
học cơ sở và học sinh trung học phổ thông tại điểm a, mục 1, Điều 3 nêu rõ về Căn
cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu
hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo,
cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức
phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của
lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi
trường;
Theo Điều 31 – điều lệ trường Trung học (theo Quyết định số 07/2007/QĐBGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này
còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo
viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo
dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm…
Vậy, Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện trọn vẹn, song hành cùng hai chức
năng trong giáo dục là chức năng giảng dạy và chức năng giáo dục, giáo viên chủ

nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách của học sinh trong
lớp do mình làm chủ nhiệm.
2.Cơ sở lý luận:
a.Khái niệm kỹ năng sống:
- Theo UNESCO: kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức
năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là những kĩ năng cơ bản như kĩ
năng đọc, viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước
đám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu
quả…
- Theo WHO: kỹ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có
cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ
năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một
cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những
tình huống của cuộc sống hàng ngày.
- Khái niệm kỹ năng sống theo cách hiểu thông thường: là năng lực/khả năng tâm
lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống,
giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. (Theo tài liệu
tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm, quyển 1, tr83 – Hà Nội tháng 6/2011)
Nếu hiểu đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải
quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống
tích cực trong xã hội hiện đại).
3


Về bản chất thì rèn kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức
và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực).
b.Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống:
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là cung cấp các năng lực tâm lý xã hội
để giúp người học có thể ứng phó với những thay đổi của xã hội và cuộc sống
gồm: kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy

sáng tạo, kỹ năng suy nghĩ có phán đoán… Để làm được điều này, trước hết
phương pháp giảng dạy phải là giáo dục chủ động, nội dung phải phong phú, sát
thực tế mới thuận lợi cho người dạy và thu hút sự chú ý của người học.
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa
xưa cha ông ta đã đúc kết “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về
chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ
hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội của những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã
nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc làm cấp
bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THPT vì ở lứa tuổi này:
+ Các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu.
+ Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến có quan hệ không đúng mực trong quan
hệ khác giới.
+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới
sức khoẻ, tinh thần.
+ Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa ra
quyết định đúng đắn.
+ Thích bộc lộ cái tôi…
+ Trong xã hội hiện đại dễ nảy sinh những thách thức, nguy cơ rủi ro, muốn thành
công và hạnh phúc, mỗi con người cần được trang bị về kỹ năng sống.
3.Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống tại trường THPT Xuân Lộc
a. Thuận lợi
- Bộ GD-ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy (qua việc thay sách giáo khoa) theo
hướng dễ áp dụng, dễ triển khai các phương pháp dạy học tích cực, tăng thực hành

- Sở GD-ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh
giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Sở GD-ĐT đã thực hiện tập huấn và triển khai thực hiện việc giáo dục kỹ năng
sống qua công tác giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh.
- Với nhà trường:
+ Trường THPT Xuân Lộc nằm ở vị trí trung tâm của huyện Xuân Lộc, được xem

là trường trọng điểm bậc THPT của huyện; điểm đầu vào (năm lớp 10) trường
tương đối cao được tổ chức thông qua hình thức thi tuyển, ý thức học tập của các
em cũng tương đối tốt hơn nhiều trường xung quanh do đó nhà trường không còn
Ban quản sinh. (tuy nhiên trong học sinh nhà trường cũng còn có các hiện tượng
chưa ngoan…)
+ Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục
tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó, ngay từ đầu năm
học Ban giám hiệu đã chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng sống qua các
4


hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà
trường như:
- Hoạt động chuyên môn – Đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn.
- Hoạt động Ngoài giờ lên lớp: giáo dục bộ môn Ngoài giờ lên lớp, các hoạt động
ngoại khóa (tham quan dã ngoại, cắm trại, sinh hoạt tập thể…)
- Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề…
- Hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng trường
xanh – sạch – đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…
- Hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm – sinh hoạt lớp.
Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh. Với vai trò là phó hiệu trưởng nhà trường, được trực tiếp tham gia lớp tập
huấn do Sở GD&ĐT Đồng Nai tổ chức, được hiệu trưởng nhà trường phân công
phụ trách công tác giáo viên chủ nhiệm và giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi luôn trăn
trở, làm thế nào để giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhà trường có
hiệu quả thiết thực, để đưa trường chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy
cho cha mẹ học sinh về mọi mặt. Vì vậy, được sự hổ trợ của đồng nghiệp, tôi đã
mạnh dạn thực hiện chuyên đề này.
b, Khó khăn
- Về phía gia đình học sinh: Do điều kiện kinh tế tương đối, từ thực tế bản thân của

nhiều phụ huynh trước đây thất học do vậy luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
con học tập, vì vậy nhiều học sinh ít được tiếp xúc với công việc thực tế của gia
đình, các em được gia đình nuông chiều quá tạo thành các thói quen xấu, khó thay
đổi (cậu ấm, cô chiêu). Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các em
thiên lệch về học kiến thức (biến các em thành Robot chỉ ăn và học).
- Về phía giáo viên:
+ Quen lối sinh hoạt lớp theo kiểu mệnh lệnh, hành chính, ngại thay đổi, ngại nắm
bắt, nghiên cứu để có những phương pháp sinh hoạt, nội dung giáo dục thực tế.
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về dạy kiến thức.
+ Một số còn chưa thực sự khởi động, chưa gương mẫu, chưa thực sự bắt kịp
những thay đổi của xã hội.
+ Chưa thật sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững, thậm chí
chưa hiểu rõ về giáo dục kỹ năng sống và công tác giáo dục kỹ năng sống trong
nhà trường.
Tóm lại rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT là việc làm
nhằm giúp học sinh có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò
giỏi, trở thành người có ích cho xã hội cho gia đình.
4. Giải pháp
Qua chỉ đạo và qua thực tiễn chúng tôi thấy để rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh sẽ có nhiều giải pháp khác nhau như:
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua tham vấn.
- Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng của Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác GVCN.
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua giảng dạy các môn học.
5


Với điều kiện và đặc thù nhà trường, tôi đã lựa chọn giải pháp lồng ghép qua
công tác giáo viên chủ nhiệm và nội dung sinh hoạt chủ nhiệm.

5.Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài:
Giải pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và trò chơi tập thể thông qua
công tác giáo viên chủ nhiệm và vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm tại trường trung
học phổ thông Xuân Lộc năm học 2011-2012.
a.Nội dung kỹ năng sống cần thiết trang bị cho học sinh:
Nội dung Giáo dục kỹ năng sống rất phong phú, tuy nhiên qua thực tế công
tác chúng tôi nhận thấy những kỹ năng sống cần thiết cần tổ chức trang bị cho học
sinh nhà trường là:
01. Kỹ năng xác lập mục tiêu của mỗi người.
02. Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khoẻ.
03. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
04. Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.
05. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân.
06. Kỹ năng giao tiếp ứng xử.
07. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ.
08. Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
09. Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống.
10. Kỹ năng đánh giá người khác.
11. Kỹ năng Phòng tránh lạm dụng Game.
12. Kỹ năng Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính.
13. Kỹ năng Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện.
14. Kỹ năng Phòng tránh bạo lực học đường.
15.Kỹ năng quản trò.
16.Kỹ năng dẫn truyện.
17.Kỹ năng lôi cuốn người khác.
18.Kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh bất ngờ trong cuộc sống.
19.Kỹ năng tự học.
20.Kỹ năng tự lập.
21.Kỹ năng cảnh giác.
22.Kỹ năng hợp tác.

23.Kỹ năng nhìn nhận cái đẹp.
24.Kỹ năng khi bắt tay với mọi người xung quanh.
25.Kỹ năng bắt đầu nói một câu chuyện, vấn đề với người khác.
26.Kỹ năng góp ý cho người khác.
27.Kỹ năng hóa giải áp lực.
28.Kỹ năng nhận thức hậu quả.
29.Kỹ năng xác định giá trị.
30.Kỹ năng ra quyết định.
31.Kỹ năng thương thuyết.
32.Kỹ năng từ chối.
33.Kỹ năng đương đầu với căng thẳng.
34.Kỹ năng đương đầu với cảm xúc.
35.Kỹ năng sống với người khác.
6


b.Về mức độ tri thức giáo dục kỹ năng sống trong một tiết sinh hoạt chủ nhiệm:

Trong một tiết sinh hoạt chủ nhiệm, với thời lượng 45 phút, giáo viên chủ
nhiệm không thể nào chuyển tải nhiều kỹ năng sống đến học sinh, hơn nữa nếu
như vậy thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vì trong một tiết đó giáo viên còn phải
thực hiện nhiều nội dung, công việc giáo dục khác của trường, của lớp, nếu tiến
hành giáo dục nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống sẽ gây sự nhàm chán.
Hơn nữa, giáo dục kỹ năng sống là một nội dung còn tương đối mới đối với
đa số giáo viên nói chung, nó còn tùy thuộc vào thời gian, sự am hiều tri thức, kiến
thức xã hội đặc biệt là kinh nghiệm trong cuộc sống thực tế của mỗi cá nhân nên
khi vận dụng công tác này vào trong nhà trường nếu chỉ giao nhiệm vụ cho giáo
viên chủ nhiệm hiện nay sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, hoặc là người ta chỉ áp
dụng nhiều lý thuyết dựa theo tài liệu hướng dẫn hoặc bỏ qua không thực hiện
hoặc thực hiện một cách đối phó… làm cho hiệu quả của công tác này bị hạn chế,

thậm chí sẽ mất tác dụng.
Do vậy, để giải quyết những khó khăn đó, tại trường THPT Xuân Lộc, hàng
tuần xuyên suốt năm học, Ban giám hiệu nhà trường cử một phó hiệu trưởng và
một giáo viên có nhiều kinh nghiệm phụ trách việc lựa chọn, tổ chức biên soạn
thống nhất trong toàn trường với mức độ 01 nội dung giáo dục kỹ năng sống dưới
hình thức là một mẫu chuyện, một sự kiện, việc cụ thể diễn ra trong cuộc sống hiện
tại để giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh.
Để đảm bảo thời gian, trong khi biên soạn nội dung cho tiết sinh hoạt chủ
nhiệm phải đảm bảo có ba phần:
- Trước hết là công tác giáo viên chủ nhiệm: ở phần này chủ yếu triển khai
các công việc thật sự cần thiết trong tuần của nhà trường đến học sinh.
- Phần hai là nội dung giáo dục kỹ năng sống: Thực hiện nội dung này, đầu
tiên giáo viên chủ nhiệm đưa ra tình huống như là một câu chuyện đố vui hàng
tuần để học sinh thảo luận, lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Sau đó căn cứ vào gợi
ý giải quyết vấn đề, hiểu biết của bản thân và kinh nghiệm trong cuộc sống giáo
viên sẽ hướng dẫn và đưa ra hướng giải quyết cho học sinh và chỉ dừng lại ở mức
độ là hướng dẫn và hướng giải quyết chứ không cứng nhắc, áp đặt.
- Phần cuối cùng là nội dung một trò chơi tập thể trong lớp.
Sau đây là ví dụ nội dung của một số tuần trong năm học 2011-2012 nhà
trường đã thực hiện:
Ví dụ 1:
TÀI LIỆU SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 THÁNG 9
1.Xử lý tình huống kỹ năng sống: Mai thường bị mẹ mắng, chê bai mỗi khi làm
bếp và đánh đổ, vỡ bát đĩa. Mai luôn bị so sánh với người anh của mình. Trên thực
tế, Mai là học sinh giỏi của lớp, cô cũng biết nấu những món ăn ngon và tốt bụng
với những người xung quanh. Trong khi đó, anh của Mai luôn được nuông chiều,
không phải làm gì, dù học khá nhưng không thể bằng Mai trong học tập. Những lời
nhận xét của mẹ làm cho Mai cảm thấy bi quan, hình như mình rất kém cỏi. Nếu ở
địa vị của Mai, bạn sẽ suy nghi và hành động như thế nào?
*Gợi ý giáo viên nhận xét thảo luận theo hướng tích cực của học sinh và rút ra

bài học:

7


- Khi nghe ý kiến của người khác nhận xét, đánh giá về mình, chúng ta cần bình
tĩnh, sáng suốt xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì tiếp nhận. Ý kiến
nào khen quá lời hay định kiến, thiếu khách quan chỉ nên để tham khảo.
- Lời khen quá mức cũng nguy hiểm. Vì những lời khen được ví như nước hoa, chỉ
nên để ngửi chứ không thể để uống được. Nếu say sưa với những lời khen có thể
dẫn đến kiêu ngạo, tự cao tự đại, không đánh giá đúng mình.
- Lời nhận xét định kiến, hạ thấp có thể làm ta bi quan. Nhưng ta không nên thiếu
tự tin trước những lời nhận xét như vậy. Hãy tự khẳng định mình để chứng tỏ ta
không như họ nghĩ.
2. Tổ chức trò chơi: NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn)
- Địa điểm: Trong phòng (GVCN nên cử 1 học sinh vui nhộn của lớp tổ chức trò
chơi).
- Cách chơi: chơi toàn thể lớp hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.
+ Quản trò hô: Lớp ta đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần
gì”?
+ Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện trong
lớp).Ví dụ: cần 05 cái kẹp tóc; cần 03 đôi giầy đen hoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…
Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.
Chú ý: Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
Cần một bài vọng cổ; Cần một nàng công chúa xinh đẹp; Cần 04 câu thơ lục bát…
Ví dụ 2:
TÀI LIỆU SINH HOẠT LỚP TUẦN TUẦN 3 THÁNG 10
1.Công tác GVCN:
- Nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực hiện việc không sử dụng điện thoại trong tất
cả các giờ học của nhà trường (kể cả học thể dục, thực hành…), phải tắt nguồn

trước khi vào tiết học, nếu thầy cô tiếp tục phát hiện học sinh còn sử dụng nhà
trường sẽ cấm mang điện thoại đến trường trong thời gian tới.
- Không xăn tay áo, mở nút trên của áo, mặc áo khoát trong giờ học….
- Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc ATGT, đến nay đã có 02 học sinh Hồ
Hoàng Uyên lớp 12A12 và Trần Thị Bích Thủy lớp 12A13 bị xử lý kỷ luật hạnh
kiểm yếu vì vi phạm ATGT.
2.Giáo dục kỹ năng sống: GV kể câu chuyện “10 năm đi học trên chân cô em”
Thương chị bị bại liệt mà ham học, Hoàng Thị Loan tình nguyện bế chị
Hoàng Thị An đến trường. Hơn chục năm trôi qua, ngày An được vinh danh "Hoa
trạng nguyên" với thành tích 12 năm xuất sắc nhất trường, em lại ôm chị lên sân
khấu.
Tại buổi lễ tuyên dương 800 học sinh, sinh viên xuất sắc nhất khu vực miền
Nam "Hoa trạng nguyên" vừa tổ chức vào ngày 18/9/2011 tại trường Đại học Tân
Tạo (Long An), hàng nghìn ánh mắt ngạc nhiên lẫn cảm động dõi theo bước chân
của thiếu nữ có nước da ngăm đen đang chầm chậm bế người chị bại liệt lên sân
khấu nhận giải thưởng Hoa trạng nguyên. Cô gái trẻ ấy tên Hoàng Thị Loan (17
tuổi) và người chị Hoàng Thị An (19 tuổi), cả hai đều là học sinh trường THPT
Bình Sơn, huyện Long Thành, Đồng Nai.
Mặc dù đôi chân bị liệt từ nhỏ và mang trong mình nhiều chứng bệnh nan y,
song thành tích học tập của An luôn khiến bạn bè đồng trang lứa nể phục. Từ ngày
bắt đầu đi học đến lúc tốt nghiệp, kết quả học tập của An luôn dẫn đầu toàn trường,
8


rồi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, cô bé cũng giành danh hiệu thủ khoa của
trường với kết quả thi bình quân mỗi môn 9 điểm.
12 năm miệt mài đèn sách, có được thành tích như ngày hôm nay, An luôn
cho rằng mình là người may mắn, mà cái may lớn nhất là có một đứa em luôn biết
yêu thương, sẵn sàng là "đôi chân" đồng hành cùng chị trên mọi nẻo đường.
Nói về đứa em với đầy niềm tự hào, Hoàng Thị An kể: " Loan thương em

lắm. Mỗi lần đi đâu, làm gì Loan cũng ẵm em mà chưa bao giờ cằn nhằn gì. Để em
được đi học là ba mẹ và bé Loan vất vả lắm rồi nên em luôn tự hứa sẽ cố gắng học
thật giỏi để không phụ lòng tin của mọi người".
Nhà hai chị em này nằm sâu trong một rừng cao su bạt ngàn tại một vùng
quê hẻo lánh thuộc địa bàn ấp 1, xã Suối Trầu, Long Thành, Đồng Nai. Trong nhà
có 6 chị em gái nhưng có đến 2 người (bé An và chị cả) bị bại liệt từ nhỏ. Bà Bùi
Thị Hương, mẹ của hai chị em kể: "Mới sinh ra, các cháu cũng mập mạp khỏe
mạnh, nhưng đến 4 tuổi mà vẫn không đi được nên tôi mới lo đưa đi chữa bệnh.
Bác sĩ trên tỉnh thì bảo bị chất độc da cam, bác sĩ huyện lại bảo do sốt bại liệt, hễ
nghe ai mách chỗ nào là tôi đều đưa hai cháu đến chữa nhưng cũng không khỏi".
Thích đi học và học rất chăm, có khi mải học quá nên An lăn ra ốm khiến
gia đình chạy chữa nhiều phen đuối sức. Một phần vì thương con, một phần vì gia
cảnh khó khăn, bà Hương đã nhiều lần khuyên con nghỉ học ở nhà để dưỡng sức.
Nhất là hồi bé An lên lớp 6 những cơn đau tim và căn bệnh viêm phổi hành hạ
khiến em gần như kiệt quệ, gia đình lại càng lo lắng. Thế rồi năm ấy An cũng
quyết định thôi học một thời gian dài để chữa bệnh. "Nhưng cũng chỉ được chưa
đến một năm, cháu lại nằng nặc đòi đi học vì bảo ở nhà buồn quá, nhớ trường nhớ
lớp. Thế là thương con, vợ chồng lại xin cho cháu học tiếp".
Cô Tiêu Đình Nghiêm Văn, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của An bày tỏ: "Tôi
rất ấn tượng về An kể từ ngày đầu tiên em đến lớp. Tật nguyền vậy nhưng em ấy
luôn cố gắng vượt lên số phận và học rất giỏi. Không có điều kiện học thêm, chỉ
mày mò tự học, vậy mà 12 năm liền An đều đạt thành tích học sinh giỏi toàn diện,
là trường hợp đầu tiên tôi gặp trong suốt quãng đời làm giáo viên của mình… trong
lớp An là một học sinh chăm chỉ, ngoan hiền, hòa đồng và là tấm gương cho bè về
tinh thần vượt khó. "Hễ ai cần gì là em ấy vui vẻ giúp hết mình nên thầy cô và bạn
bè ai cũng quý mến. Mỗi lần thấy hai chị em ẵm nhau đi học mình nhìn mà thương
lắm"...
Mặc dù năm nay đã hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông nhưng An
quyết định chờ đến năm sau mới cùng "em Loan " đi thi đại học. "Em không muốn
xa em Loan đâu. Hai chị em bàn kỹ rồi, tụi em sẽ cùng thi vào khoa tài chính ngân

hàng của trường Đại học Kinh tế TP HCM. Em chỉ mong sau này ra trường kiếm
được một công việc ổn định để có thể sống tự lập được, không để mình là gánh
nặng cho mọi người...
Qua câu chuyện trên, các em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
- Về hoàn cảnh sống và sự nổ lực của bản thân? Về phương pháp học tập?
- Về quan hệ bạn bè, anh chị em trong gia đình?
- Về tác hại của chiến tranh và cụ thể là nổi đau da cam đối với dân tộc Việt Nam?

9


*Định hướng trả lời (Giáo viên có thể phát triển thêm)
- Tư tưởng lạc quan, yêu đời, ham hiểu biết trước mọi khó khăn, không buông xui
theo số phận bệnh tật.
- Là khát vọng sống, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh để sau này không bị
phải lệ thuộc vào người khác.
- Là 1 tấm gương sáng về tự học, có kế hoạch học tập phù hợp với hoàn cảnh… mà
mỗi người bình thường chúng ta phải suy ngẫm.
- Là 1 hình tượng tiêu biểu về tình cảm ruột thịt, tình anh chị em trong gia đình
đùm bọc, giúp đỡ nhau.
- So với bạn Hoàng Thị An, mọi khó khăn của mỗi người bình thường như chúng
ta chưa đáng vào đâu, thật hổ thẹn cho một số bạn có đủ điều kiện vậy mà không
biết tranh thủ học tập lại ăn chơi lêu lỏng, lơ là học tập…
- Là tội ác của chiến tranh, nổi đau của dân tộc Việt Nam qua chiến tranh. Là gánh
nặng đối với đất nước sau chiến tranh; Là thảm hoạ của mỗi con người và dòng tộc
bị nhiễm chất độc Da cam;
- Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải
hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam (phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hoá
học) với thành phần chứa dioxin xuống hơn 25% diện tích đất ở miền Nam Việt
Nam, là loại chất cực độc gây bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người và di truyền

tới đời con, cháu. Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị
nhiễm chất độc da cam/dioxin, tỉnh Đồng Nai có khoảng 13 ngàn nạn nhân da
cam. Những vùng trọng điểm hiện nay còn nguy hại cần phải khoanh vùng xử lý là
sân bay Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) và sân bay Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai).
3. Phần Trò chơi:
- Muỗi bay:
Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì vu vì vù.(chụm đầu ngón tay phải của mình, đưa tay bay qua bay lại)
Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)
Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạn
nhân".
Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúng
vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thế
nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).
Con muỗi
Cách chơi:
- Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)
- Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)
Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi
rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi
làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa
ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng
với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo
quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi.
10


Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của
quản trò.

Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi
không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt.
Ví dụ 3:
NỘI DUNG SINH HOẠT TUẦN 4 THÁNG 10
1. Giáo dục kỹ năng sống: Làm thế nào để vượt qua đám hỗn loạn?
- Ngày 22/11/2010, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) làm hơn 1.000 người chết
và bị thương (456 người chết) trong đám đông hỗn loạn. Theo bạn làm thế nào
sống sót trong đám đông hỗn loạn đó?
- Trong trường hợp có cháy nổ, ngập lụt, tắc đường, đi qua cầu treo bị lắc lư…bạn
sẽ làm gì để vượt qua tình hình đó?
- Cho học sinh trao đổi và trình bày ý kiến sau đó GVCN giải đáp:
+ Trong đám đông hỗn loạn ai cũng muốn thoát ra, quan trọng nhất là phải tuân thủ
bốn yếu tố bình tĩnh, nhường nhịn, quan sát và ra quyết định.
+ Trong tình huống hỗn loạn, chen chúc, bạn phải thật bình tĩnh, người nào cũng
muốn thoát thân, chen lấn nhau sẽ làm hại lẫn nhau và không ai thoát được.
+ Cầu treo dễ rung rinh, nếu biết điều này bạn sẽ không nên la hét hoảng loạn khi
thấy cầu rung rinh, nhưng vụ việc vừa qua ở Campuchia thì nhiều người đã mất
bình tĩnh, la hét hoảng loạn làm những người khác hoảng loạn hơn và xảy ra tai
nạn.
+ Một vấn đề nữa là kỹ năng quan sát. Khi ra vào các khu vực đông người, bạn
phải để ý quan sát lối thoát hiểm trong trường hợp có cháy nổ, ngập lụt, tắc
đường... Nếu lối thoát hiểm nhỏ, số người ra vào khu vực đông thì bạn suy nghĩ
xem có cần thiết vào khu vực đó không, không nên cố gắng vào khu vực đông
người chỉ vì tò mò.
+ Một kỹ năng cần thiết khác là xử lý vấn đề, ra quyết định. Vụ việc vừa qua ở
Campuchia, nếu thời điểm đó có một cái loa yêu cầu mọi người đứng im, hoặc một
người nào đó hét lên thật to yêu cầu mọi người đứng im sẽ không sao cả. Đứng im
trên cầu, kể cả khi cầu rung rinh cũng không nguy hiểm bằng tìm mọi cách thoát
thân dẫn đến giẫm đạp lên nhau hoặc rơi xuống sông. Trong tình huống này phải
hạn chế tuyệt đối la hét, người trước hoảng loạn người sau sẽ hoảng loạn hơn

kiểu “hội chứng đám đông”.
3. Phần Trò chơi:
Đố Thơ:
- Cách chơi: Người chơi chia thành 2 nhóm. Quản trò bắt đầu xướng lên một vầng
trong 24 chữ cái và chỉ một trong 2 nhóm. Nhóm này lập tức đọc 2 câu thơ bắt đầu
bằng chũ cái ấy. VD: Quản trò ra vầng T thì nhóm đước chỉ định sẽ đọc: “Từ ấy
trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
+ Khi nhóm này vừa đọc xong, nhóm kia sẽ đọc tiếp tục câu khác. VD: “tiến lên
toàn thắng ắc về ta” (Bác Hồ)
+ Cuộc chơi lại tiếp tục, bên nào bí sẽ bị thua 1 điểm.
- Luật chơi:
+ Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả
bài thơ đó.
11


+ Các em có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)
+ Trò chơi này có thể biến dạng từ đọc thơ sang hát (cũng theo mẩu tự đầu)
Ví dụ 4:
NỘI DUNG SINH HOẠT TUẤN 1 THÁNG 11
1.Công tác chủ nhiệm: Nhắc nhở học sinh:
- Thực hiện nghiêm túc tác phong, đồng phục, dép; ATGT.
- Lễ phép chào hỏi người lớn, thầy – cô (thứ ba ngày 01/11/2011, có lãnh đạo Sở
GD&ĐT cùng đại biểu 15 trường THPT công lập về dự Hội nghị thi đua tại
trường, đề nghị học sinh gặp thầy – cô lễ phép, đứng lại chào hỏi nghiêm túc, dãy
khối 11 phía trên hội trường chú ý không kéo bàn ghế).
- Ra vào lớp đúng giờ, không đứng ở hành lang khi đã có trống vào lớp.
2.Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự đánh giá, điều chỉnh bản thân
Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào
hộp. Ông nói với bút chì:“Có 5 điều mày cần phải nhớ trước khi tao để mày bước

vào thế giới hỗn độn ngoài kia, Lúc nào mày cũng phải nhớ và không bao giờ được
quên những điều ấy, khi đó, mày mới trở thành một cây bút chì đẹp nhất, hiểu
không”.
“Thứ nhất, mày luôn có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại, nhưng chỉ khi nào mày nằm
trong tay một ai đó.”
“Thứ hai, mày phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng hãy
nhớ, tất cả đau đớn ấy chẳng qua là để làm cho mày đẹp hơn mà thôi.”
“Tiếp theo, mày phải nhớ lúc nào mày cũng có thể sửa chữa những lỗi mà mày ghi
ra.”
“Và một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của mày chính là phần
ruột, phần bên trong chứ không phải là lớp vỏ ngoài.”
“Cuối cùng, mày, bút chì, phải để lại vết chì của mày trên bất cứ bề mặt nào mà
mày được sử dụng để viết, và phải liên tục viết, bất kể chuyện khó khăn gì, được
không?”.
Em có suy nghi gì về những điều mà người thợ đã nói với bút chì?
Học sinh trao đổi và Giáo viên kết luận:
- Dù bút chì đã thành sản phẩm hoàn hảo nhưng muốn thành công cũng phải có sự
hỗ trợ, cộng tác của người khác. “không thầy đố mày làm nên”. Không nên tự mãn
với những kết quả đã đạt được.
- Thứ hai: Mọi thử thách của cuộc sống là môi trường tốt để chúng ta trưởng thành,
hãy biết cách vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, cũng như thất bại, không chùn bước
trước khó khăn. Thông thường những người thành đạt là những người đã từng trải
qua gian truân, vất vả, kể cả rất nhiều lần phải đón nhận thất bại.
- Thứ ba: Sau mỗi thành công hay thất bại, mỗi chúng ta cần xem lại những chặng
đường đã qua để có những bài học cho công việc phía trước và cái quý giá nhất của
mỗi con người là phải nhìn vào sự thật, dám nhận thấy sai trái của mình và có
quyết tâm sữa chữa sai lầm.
- Hình thức là quan trọng nhưng quyết định là phần cốt lõi, nội dung, cha ông đã
dạy chúng ta: tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Với người học sinh, đến trường việc học
tập, kết quả học tập là chính chứ không phải nơi để biểu diễn thời tranh, đua theo

mốt, do vậy cần thực hiện đúng đồng phục theo quy định của trường là được, cần
12


chú trọng công sức, thời gian vào việc học mới là chính. Với người đã trưởng
thành, công sức, trí tuệ của mỗi bản thân làm ra sản phầm mới là chính, là yếu tố
khẳng định giá trị của cá nhân đó chứ không phải cái vẻ bề ngoài quyết định.
- Cuối cùng: mỗi ngày đi qua là một dấu ấn để lại cùng với thời gian, mỗi cử chỉ,
hành động, kết quả, thành bại của mỗi cá nhân đều có dấn ấn trong công việc, cuộc
sống, quan hệ bạn bè… chúng ta cố gắng làm những việc tốt, có ích để rồi mai đây
xa nhau còn lại là những kỷ niệm đẹp trong mắt bạn bè, thầy cô và mọi người.
3.Tổ chức trò chơi: Đối đáp Lớp được chia thành 4 nhóm (4 tổ), lần lượt đối đáp
theo 3 câu sau:
Con cò con cõng con cò cái
Con cò cái cõng con cò con
Cò cõng cò, cái cõng cái
Các nhóm lần lượt đọc to 3 câu trên với việc thay thế động từ cõng bằng các động
từ khác có chữ cái đầu tiên là C. Ví dụ: cười, cầm, cắp, cho...Nhóm nào dùng động
từ lặp lại động từ đã được 2 nhóm trước sử dụng trước đó hoặc tìm không ra động
từ mới thì bị thua.
Chú ý: để trò chơi thêm hấp dẫn có thể thay thế chữ cái đầu tiên của động từ bằng
các chữ cái khác theo quy ước của quản trò như A, B, D...
Ví dụ 5: NỘI DUNG SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 2 - THÁNG 11
1. Công tác kỹ năng sống: Kỹ năng rèn luyện tính kiên nhẫn
Bạn hãy thử nhìn cây ớt trong vườn khi ra trái. Chắc chắn phải có rất nhiều quả ớt
ở trên cây. Và nếu tính cả vườn ớt thì số hạt phải hơn gấp nhiều lần thế nữa. Hạt ớt
là công cụ để mở rộng và tiếp diễn sự tồn tại cho loài ớt. Theo bạn tại sao lại cần
phải có nhiều hạt trong mỗi trái ớt đến thế? Em rút ra bài học gì từ chuyện trái ớt
trên về rèn luyện tính tính kiên nhẫn của bản thân?
*Học sinh trao đổi thảo luận giáo viên trao đổi:

Bởi tự nhiên biết rằng không phải tất cả các hạt ớt đều thành mầm và không
phải tất cả đều lớn lên thành cây. Chúng còn chống chọi với thiên nhiên khắc
nghiệt, với kẻ thù và rất nhiều khó khăn nữa.
- Tự nhiên là thế và con người cũng không khác gì nhiều. Nếu thật sự muốn làm
một điều gì có ý nghĩa bạn phải thử rất nhiều lần, thậm chí phải vượt qua thất bại
thì mới đạt được thành công.
+ Một ông chủ giỏi là người biết tập hợp một đội ngũ những nhân viên giỏi ở xung
quanh mình. Thế nên, kể cả khi là một ông chủ thành đạt bạn cũng sẽ phải toát mồ
hôi sàng lọc hàng trăm người giỏi để tuyển được 1 ứng viên xuất sắc.
+ Trong kinh doanh chẳng hạn, bạn sẽ phải đàm phán với 50 người để bán được 1
căn nhà, gọi nhiều cuộc điện thoại mới mua được 1 mặt hàng vừa ý, phải viết hàng
tá thư cảm ơn về 1 ý tưởng kinh doanh độc đáo… Hãy kiên nhẫn vì đó mới là
những công việc đáng tự hào.
+ Khi xin việc, bạn phải tham dự 10, 20 cuộc phỏng vấn may ra mới có được công
việc tàm tạm. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và đừng bỏ lỡ cơ hội dù là nhỏ nhất.
+ Trong học tập, có nhiều học sinh phải trải qua nhiều năm thi đại học mới đậu vào
trường, ngành, nghề mình ưa thích, lựa chọn.
13


- Khi hiểu được “Qui luật của hạt giống”, chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng,
bế tắc khi phải đối mặt với những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với
những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công.
- Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là
họ đã bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường.
- Cuộc sống luôn đầy ấp những khó khăn, thử thách. Không có ai thành công mà
không từng trải qua thất bại cả! Thất bại là Mẹ của thành công. Hãy học cách kiên
nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công.
- Hãy là một cây ớt chăm chỉ sản sinh nhiều hạt ớt, chắc chắn trong số đó sẽ có hạt
ớt tốt đúng theo ý bạn. Câu chuyện là một lời khuyên đáng giá, nhất là đối với

những ai đang có ước mơ, hoài bảo hoặc kiếm tìm một cơ hội…
Bạn hãy kiên trì và nhẩn nại chắc chắn cơ hội thành công sẻ đến với những
người không bỏ cuộc.
3.Trò chơi: Thi tìm những con vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
Cách chơi: trong phòng học. Quản trò chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn
lên, quản trò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp …
Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó
thắng cuộc.
Ví dụ 6: NỘI DUNG SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 3 THÁNG 11
1.Công tác giáo dục học sinh:
- Nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực hiện luật ATGT nhất là việc đội mũ bảo hiểm
khi tham gia giao thông; khối 12 khẩn trương chuẩn bị bài tham gia thuyết trình về
ATGT.
- Triển khai cử chọn học sinh viết bài dự thi gương người tốt – việc tốt (quán triệt
kỹ thể lệ dự thi đã gửi cho GVCN).
2.Giáo dục kỹ năng sống: Học cách cảnh giác với hàng giá rẻ bán dạo
Khi đang chạy xe trên đường (hoặc tại trạm đổ xăng, hoặc đi trên xe
buýt…), có một người đến làm quen với bạn và bảo: cần bán một chiếc điện thoại
cực xịn (do cần tiền, nhặc được, cướp được..) muốn bán cho bạn với giá rẻ. Anh ta
mở chiếc điện thoại cho bạn xem với rất nhiều tính năng và đề nghị đổi lấy
100.000 đồng (hoặc 200.000 – 300.000 đồng) và chiếc điện thoại của bạn (điện
thoại của bạn chỉ thuộc hạng bình dân). Bạn có đổi không?
*Học sinh thảo luận, nêu ý kiến của mình và giáo viên định hướng:
- Cho học sinh biết: Đây là trò lừa đánh vào tính ham của rẻ của nhiều người.
- Trong thực tế, chiếc điện thoại chúng đưa cho bạn xem ban đầu là điện thoại thật
nhưng chiếc bán cho bạn là đồ giả. Không chỉ người thường mà cả những chủ cửa
hàng điện thoại ham rẽ, thiếu cảnh giác cũng bị lừa như thế.

- Khi gặp tình huống này, nếu tại khu vực đổ xăng bạn nên quyết liệt từ chối và bỏ
đi ngay.
14


- Nếu ở trên xe ô tô thì tốt nhất không quan tâm, không cầm các hiện vật mà họ
giới thiệu và đưa ta cầm xem thử, còn không sẽ bị họ làm khó, ép buộc chúng ta.
- Hơn nữa đây là hàng không rõ nguồn gốc, chẳng may là hàng trộm cướp, nếu
chúng ta chấp nhận mua – đổi là đã vi phạm pháp luật về tiêu thụ tài sản trộm cướp
và bị xử theo pháp luật.
3.Tổ chức trò chơi: Nhóm yêu thích: Quản trò chia lớp thành 4 nhóm.
- Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên
một tên tựa đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó (chú ý chủ đề về
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11).
- Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim, tựa
bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát triển các kiểu như sau:
a. Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “ bạn “,“ cô “,“thầy”, “trường”,
“lớp”…
b.Tên danh nhân, nhân vật lịch sử, tên thầy – cô trong trường… hoặc nói tên địa
danh.
Ví dụ 7:
NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP TUẦN 5 - THÁNG 11
1.Giáo dục kỹ năng sống: Tình huống trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngay sau lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại trường, tập thể lớp tổ chức
đến thăm thầy chủ nhiệm, món quà lớp mang đến là 01 bó hoa rất xinh đẹp. Nhưng
khi đến cổng nhà thầy chủ nhiệm, tập thể lớp gặp thầy dạy bộ môn GDCD của lớp
năm học trước nay đã nghĩ hưu. Tập thể lớp khựng lại, một số bạn cho ý kiến chờ
đi mua thêm 01 bó hoa khác rồi cùng vào; một số bạn khác lại đưa ra ý kiến đi chơi
nơi khác chờ thầy giáo cũ về rồi hãy vào chúc mừng thầy chủ nhiệm. Một số bạn

khác lại nói cứ vào, năm trước thầy dạy rất nhiều lớp và lâu rồi chắc thầy chẳng
nhớ tụi mình nữa đâu, đừng lo… Vậy gặp tình huống trên tập thể lớp sẽ xử lý như
thế nào? Em có nhận xét gì về những ý kiến trên.
* Học sinh trao đổi, cho ý kiến, GV căn cứ thực tế cách giải quyết hay để giáo
dục học sinh. Đồng thời định hướng các em: thầy chủ nhiệm hay thầy dạy bộ môn
GDCD năm học trước nay đã nghĩ hưu đều là thầy của các em, do vậy cứ vào nhà
thầy chủ nhiệm, tập thể lớp vây quanh thầy giáo cũ, đại diện lớp dùng lời chúc
mừng trân trọng nhân ngày 20/11 đối với thầy giáo cũ trước, hỏi thăm sức khoẻ
của thầy, hẹn chúng em sẽ sắp xếp đến thăm thầy và mời thầy cùng vui chơi tại
nhà thầy chủ nhiệm hiện tại với lớp; sau đó đến chúc mừng hoa thầy chủ nhiệm.
(Các em nên nhớ: lời chào cao hơn mâm cổ như cha ông ta đã dạy).
3.Trò chơi:Ngón tay nhúc nhích
- Cách chơi: Tất cả học sinh cùng hát bài “Ngón tay nhúc nhích” vừa hát vừa đưa
ngón tay lên nhúc nhích.
- Ví dụ: Khi quản trò hát”Một ngón tay nhúc nhích nè” thì ngay l1uc đó người chơi
sẽ đưa ngón tay lên và đồng thời nhúc nhích ngón tay một cái. Cứ thế lần lượt đến
2 rồi 3,4... n ngón tay nhúc nhích.
- Luật chơi: Ai không tham gia hoặc làm không đúng động tác của người quản trò
thì người đó sẽ bị phạt.
15


Ví dụ 8:
NỘI DUNG SINH HOẠT CHỦ NHIỆM Tuần 1 Tháng 12
1.Công tác Giáo viên chủ nhiệm:
- GVCN và tập thể lớp lên kế hoạch về thời gian, địa điểm… tham quan dã ngoại
(nếu lớp chưa tiến hành).
- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt luật ATGT; tuần qua đã có 04 học sinh vi phạm
ATGT bị cơ quan chức năng xử lý tạm giữ phương tiện vĩ lỗi: vượt đèn đỏ: 03
trường hợp (đi xe đạp và xe đạp điện); 01 trường hợp chạy quá tốc độ và điều

khiển xe trước tuổi (xe 50 Cm3 khi chưa đủ 16 tuổi).
- Nhắc nhở học sinh tích cực tham gia hoạt động múa sân trường: 100% học sinh
của lớp phải tham gia buổi thi thuyết trình theo lịch thi thuyết trình của nhà trường
đã gửi cho lớp.
- GVCN triển khai quy chế đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư số 58/2011
của Bộ GD&ĐT.
2.Giáo dục kỹ năng sống: người nông dân và con lừa già
"Một ngày nọ, con lừa già của người nông dân bị rơi xuống giếng và ông không
biết làm thế nào để đưa nó lên. Cuối cùng, vì con lừa đã già yếu, cái giếng cũng
phải phá đi nên việc cứu lừa cũng không mang lại lợi ích nhiều. Ông đã gọi những
người hàng xóm đến và cùng nhau đổ đất lấp giếng, trong đó có cả con lừa.
Nhận thấy điều đó, con lừa hốt hoảng kêu la dữ dội. Nhưng ngay lập tức, khi
những xẻng đất đổ xuống, con lừa lắc mạnh người cho đất rơi xuống rồi trèo lên.
Cứ thế, chẳng bao lâu con lừa thoát ra khỏi miệng giếng".
Qua câu chuyện trên các em rút ra được bài học gì?
Bài học cho cuộc sống:
- Việc học tập, nhất là kinh nghiệm trong cuộc sống rất cần thiết, vô tận và suốt đời
đối với mỗi người.
- Không nên bi quan, bế tắt khi gặp khó khăn mà phải bình tĩnh trước khó khăn,
giông bão.
- Luôn phải có niềm tin, hy vọng để vươn lên, nhiều khi ngay trong gian khó lại là
nấc thang để ta đến với thành công.
3.Trò chơi: Tên gọi
- Cách chơi: trò chơi này tiến hành trong phòng hoặc ngoài trời tùy điều kiện sinh
hoạt. Quản trò nói: “Gọi tên 3 học cụ gồm 3 chữ!” và chỉ bất cứ bạn nào trong lớp.
Tức thì bạn đó phải trả lời, thí dụ: “bút, mực, tẩy”. Quản trò lại hô: “gọi tên 4 súc
vật gồm 4 chữ”, các bạn trả lời ngay: “bò, gà, heo, chó…”. Nếu ngập ngừng, cả lớp
đếm từ 1 dến 3, vẫn không nói được thì bạn đó bị phạt.
Ví dụ 9:
NỘI DUNG SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 2 THÁNG 3

1.Công tác Giáo viên chủ nhiệm:
- Các lớp nếu tổ chức tham quan trong ngày chủ nhật 18/3/2012 thì GVCN hoặc
cán bộ lớp báo với thầy Ngọc Cường và thầy Long để sắp xếp duyệt văn nghệ
trước vào sáng thứ bảy.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt luật ATGT; tuần qua tiếp tục có 02 học sinh vi
phạm ATGT bị cơ quan chức năng xử lý tạm giữ phương tiện vì lỗi: chạy quá tốc
độ và không đội mũ bảo hiểm.
16


2.Giáo dục kỹ năng sống: Hóa giải áp lực
Trong đời ai cũng có thể đối diện với những bất ngờ gây sốc: khi kiểm tra,
thi điểm thấp; bị loại hồ sơ thi đại học khi không đủ điều kiện…lúc đó bản lĩnh và
kỹ năng ứng phó của từng người sẽ được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Tại sao
người ta lại khủng hoảng, có khi khủng hoảng nặng nề? Làm sao để có thể vượt
qua khủng hoảng và ứng xử phù hợp với những bất ngờ không muốn có đó...
Sự căng thẳng có thể đến với chúng ta bất kỳ lúc nào khi người ta không
nhìn nhận vấn đề một cách bình thường, không xem xét vấn đề một cách thông
thường; khi ta ngộ nhận về giá trị thật của mình hoặc có những dự báo quá chủ
quan về sự việc.... Mọi vấn đề đều có thể lý giải trên nhiều góc độ, nhưng nếu một
cá nhân nhìn nhận sự việc một cách bi kịch thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng,
thậm chí hết sức trầm trọng. Điều đó sẽ ltạo nên lo lắng thái quá, mất phương
hướng và có thể có những phản ứng tiêu cực.
* Cách khắc phục: Để trút bỏ căng thẳng và có những phản ứng phù hợp, ta có
nhiều cách thức hết sức đa dạng và tùy thuộc vào tình huống, tùy thuộc vào nguồn
gốc vấn đề cũng như môi trường tác động.
Trước hết cần chú ý một số nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản giúp chúng ta
hạn chế nguy cơ đối diện với căng thẳng, stress và hạn chế hoặc phòng ngừa những
phản ứng thái quá:
- Làm chủ cảm xúc, điều khiển bản thân để thích ứng với những biến đổi của môi

trường. Để làm được điều này, chúng ta hãy cố gắng sống thật với cảm xúc.
- Sống thật đơn giản với một quan niệm rất đơn giản “điều gì cũng có thể xảy ra,
điều gì cũng có thể giải quyết”. Cuộc sống luôn xuất hiện nhiều sự kiện, cả tích
cực lẫn tiêu cực, nhưng nếu chúng ta nhìn nhận các sự kiện trong đời sống xã hội
với một thái độ hết sức thiện chí và với niềm tin của chính mình thì hẳn chúng ta sẽ
cảm thấy an toàn và chẳng bao giờ căng thẳng. Nhiều người vì quá đặt nặng
chuyện thắng thua trong cuộc chơi, quá quan trọng hóa thành tích đã trở nên hụt
hẫng và bị stress.
- “Mỗi ngày nên chọn một niềm vui” là một cách có thể giúp chúng ta trút bỏ mệt
nhọc để hướng tới những giá trị tích cực của vấn đề. Điều này phản ánh một
nguyên tắc hết sức quan trọng là “lấy niềm vui lấn át muộn phiền”, một khi chúng
ta tự tìm được niềm vui, chúng ta đã thật sự chủ động giải phóng được những áp
lực từ môi trường và sẽ cảm thấy thanh thản một cách tự nhiên...
- Chấp nhận vấn đề như chính nó đang diễn ra để không có cảm giác thất bại vì nếu
cố gắng chối bỏ sự thật thì vấn đề cũng sẽ không được cải thiện. Chấp nhận sự thật
như là một phương pháp tự mình cân bằng được cảm xúc, không tự mình dằn vặt
bản thân, không tự mình làm mình cảm thấy mất giá trị, điều đó cũng làm chính
bản thân không cảm thấy hoài nghi mình. Hãy là chính mình, đừng cố gắng trở
thành một ai đó không phải như bản chất của mình. Một khi biết được bản thân
mình là ai, mọi người sẽ trở nên dễ chịu với người khác, trở nên cân bằng khi cạnh
tranh với người khác.
- Hãy cố gắng hợp tác với mọi người để được chia sẻ cảm xúc và tiếp sức trong
hoạt động. Môi trường hoạt động thân thiện với người xung quanh làm mọi người
ít có cảm giác bất an, sự tự vệ không phải là nỗi lo ám ảnh, điều đó làm tinh thần
trở nên phấn chấn và sẽ sẵn sàng “quẳng gánh lo đi để vui sống”.
17


- Điều quan trọng cuối cùng, hãy thật bình tĩnh xem sự kiện như một tai nạn để
mỗi người có cơ hội tự điều chỉnh mình và rút kinh nghiệm để những “rủi ro”

không còn xảy ra và sẵn sàng thích ứng một cách chủ động và tự chủ. Dù không
thật đơn giản nhưng nếu mỗi người có thiện chí và có kỹ thuật làm chủ bản thân,
hành vi của chúng ta có thể sẽ được kiểm soát.
3.Trò chơi: Cảm nhận tinh tế (Tâm đầu ý hợp)
- Hình thức: Từ 5-6 cặp; Các cặp đứng thành từng đôi, hai người, mặt người này
hướng vào lưng của người kia. Người đứng sau sẽ đặt 1 tay lên vai người đứng
trước và người đứng sau nhắm mắt lại.
- Cách chơi: Quản trò chọn ra các trọng tài cho mỗi cặp để đảm bảo rằng người
đứng sau không mở mắt. Quản trò sẽ làm các động tác để những người đứng trước
làm theo. Nhiệm vụ của người đứng sau là bắt chước lại các hành động của người
đứng trước.
- Kết thúc: Trò chơi kéo dài khoảng 5 phút, cặp đôi nào có nhiều động tác trùng
lặp nhất thì không bị bắt, các cặp còn lại bị bắt dùng để thưởng và phạt cho các trò
chơi tiếp theo.
Ví dụ 10:
NỘI DUNG SINH HOẠT TUẦN 3 - THÁNG 3
1.Triển khai công việc nhà trường:
2.Giáo dục kỹ năng sống: Để thành công trong cuộc sống và học tập bạn nên
làm gì?
- Trong cuộc sống, trong học tập, trước những khó khăn, trở ngại có bao giờ bạn
trăn trở, tự hỏi tại tại sao như vậy? làm thế nào để vượt qua, làm gì để giải quyết
nó?... hay buông xuôi, thoái thác, tìm đường né tránh, đùn đẩy cho người khác?...
mà mình không dám đương đầu. Tuỳ theo lựa chọn con đường đi, biện pháp giải
quyết nó sẽ nói lên cá tính của bạn: mạnh mẽ, cương trực, thẳng thắng, dám hy
sinh hay nhút nhát, rụt rè e ngại.
- Bí quyết thành công của Phó giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam năm 2011 là gì?
+ Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, 29 tuổi, chuyên ngành toán (ĐH Sư phạm Hà
Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh Phó giáo sư. Thầy Hiệp cho
rằng:“Để thành công, hãy luôn đặt câu hỏi tại sao, và cố gắng suy nghĩ giải thích”.
+ Theo Thầy Phạm Hoàng Hiệp để thành công trên con đường khoa học là bạn

phải có khả năng ước lượng, phán đoán, trực giác. Ngoài những tố chất trên thì cần
có sự chịu khó học hỏi, kiên trì và tư duy độc lập.
+ Trong cuộc sống tôi thường suy nghĩ hãy luôn có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan
và cố gắng trong công việc.
+ Để thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học, các bạn hãy luôn đặt câu
hỏi tại sao, và cố gắng suy nghĩ giải thích, không thể trả lời được thì tìm đến tài
liệu, thầy giáo, bạn bè.
3.Trò chơi: Nhóm yêu thích: Quản trò chia lớp thành 4 nhóm.
Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một
tên tựa đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó (chú ý chủ đề: về Ngày
Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12).
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim, tựa
bài hát đã nói là bị xử thua. Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể
phát triển thêm các kiểu như sau:
18


a.Nói địa danh
b.Tên danh nhân, nhân vật lịch sử, tên thầy – cô trong trường…
c.Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “ bạn “,“ cô “,“thầy”, “trường”,
“lớp”…
Ví dụ 11:
NỘI DUNG SINH HOẠT CHỦ NHIỆM Tuần 1 Tháng 5
1.Công tác Giáo viên chủ nhiệm:
2. Mẫu chuyện về Bác Hồ: GIỮ LỜI HỨA
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh của người được lưu giữ trong trái tim mỗi người Việt Nam, gởi gắm qua
các bài hát, bài thơ, câu ca dao:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Hơn bốn mươi năm Bác đã xa chúng ta nhưng Bác vẫn mãi là tấm gương
sáng cho hàng triệu người dân Việt Nam và thế giới. Sau đây là mẫu chuyện về
tấm gương đạo đức của Người có tên “Giữ lời hứa” trích trong tập “Bác Hồ Người Việt Nam đẹp nhất”.
Hồi ở Pác Pó, Bác sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác
đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến
cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi! Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi
người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi tham sức khỏe Bác,
không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc
vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi
người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm
được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Các bạn thấy đấy, Bác Hồ là người bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn
luôn giữ lời hứa với mọi người, đặc biệt là với em bé. Chúng ta phải biết tôn trọng
chữ tín bởi nó là nền tảng, hành vi đạo đức từ xưa đến nay.
“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”
Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín
không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác. Chúng ta phải
thực hiện tốt lời mình đã hứa để hoàn thiện nhân cách. Lòng tin bắt nguồn từ xã
hội hướng tới cái thiện, chữ tín trở thành phạm trù đạo đức trong quan hệ ứng xử.
Qua câu chuyện này, chúng ta rút ra được rằng nên sống và làm theo tấm
gương đạo đức của Bác để xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của mọi người….
3.Trò chơi: Đầu voi đuôi chuột
- vật liệu: Mỗi đội 1 tờ giấy và một bút chì.
- Xếp đặt: Ngồi vòng tròn. Chơi từng đội nếu quá 10 người.

- Cách chơi: Quản trò chuyền tay một tờ giấy trắng. Mỗi người phải viết một câu
trả lời câu hỏi của quản trò, nhưng không được xem mấy câu trả lời trước.
19


- Ví dụ: Quản trò hỏi: Ghi tên 2 bạn trong lớp. Họ làm gì? Với ai? Ở đâu? Họ thấy
gì? Nghề gì? làm gì? Và kết quả ra sao?... (số câu hỏi tương ứng với thành viên của
tổ có thể các tổ cùng câu hỏi và được ghi chung lên bảng cho các tổ cùng trả lời).
- Sau cùng quản trò đọc các câu trả lời liên tiếp lên để cùng nhau biết câu chuyện.
Kết quả chung:
Qua thực tế, với lượng kiến thức là một mẫu chuyện, một tình huống trong
một tiết sinh hoạt là thích hợp, vừa phải, không ôm đồm kiến thức mà cần những
tình huống, những vấn đề xung quanh học sinh, vừa xảy ra trong cuộc sống… sẽ
có tác dụng giáo dục rất cao.
Qua khảo sát ý kiến:
44/44 giáo viên chủ nhiệm nhất trí biên soạn thống nhất nội dung Giáo dục
kỹ năng sống toàn trường như vừa qua để đưa vào giáo dục học sinh.
88/88 cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn cho rằng nội dung sinh hoạt chủ nhiệm đã
phong phú, thu hút học sinh hơn những năm trước đây.
92/100 học sinh được hỏi ý kiến cho rằng thích tiết sinh hoạt chủ nhiệm hơn,
nội dung có ý nghĩa giáo dục hơn.
86/100 học sinh được hỏi cho rằng thích tiết sinh hoạt chủ nhiệm có cả 2 nội
dung: giáo dục kỹ năng sống và trò chơi tập thể. 14/100 học sinh thích chỉ có nội
dung giáo dục kỹ năng sống.
95% cá nhân được hỏi ý kiến cho rằng mức độ kiến thức như trường thực
hiện là vừa phải.
Vậy việc giáo dục kỹ năng sống kết hợp với tổ chức trò chơi tập thể thông
qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm tại nhà trường năm học vừa qua là phù hợp với điều
kiện, đặc điểm của nhà trường, đáp ứng được nhu cầu của học sinh và giáo viên,
góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt chỉ đạo của ngành, là một trong những

biện pháp để thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực và mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
Muốn vậy người biên soạn phải tìm hiểu, lựa chọn nội dung, chủ đề sao cho
phong phú, tránh trùng lắp mới gây hứng thú được trong học sinh.
Cùng với việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào tiết sinh hoạt chủ
nhiệm, chúng tôi còn đưa nội dung một trò chơi tập thể vào sau nội dung giáo dục
kỹ năng sống nhằm tạo hứng thú cho học sinh, có tác dụng làm cho học sinh linh
hoạt hơn, sự hòa nhập tập thể ở mỗi cá nhân tăng lên nhất là đối với những em có
cá tính rụt rè, e ngại trước tập thể, cùng vói đó là đổi mới cách thức tiến hành tiết
sinh hoạt chủ nhiệm, làm cho tiết này không khô cứng, mệnh lệnh hành chính như
trước đây, giờ đây nó trở thành tiết vui nhộn, có tính giáo dục cao, là tiết học
không nhàm chán, lo sợ ở học sinh mà là thu hút sự mong chờ ở các em.
Qua việc điều hành trò chơi trước tập thể cũng đã trang bị cho học sinh rất
nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trò, kỹ năng
tổ chức, kỹ năng điều khiển…
Tuy nhiên trò chơi khi đưa vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng phải lựa chọn
cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, điều kiện trong phòng học, tính hấp dẫn của nội
dung và thuận lợi cho người điều khiển… nhằm đáp ứng khả năng lôi cuốn được
nhiều người tham gia.
20


PHẦN KẾT LUẬN
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm
tại nhà trường năm học 2011-2012 đã có một số kết quả và tác dụng tích cực nhất
định:
Đổi mới được nội dung, chương trình, hình thức tiến hành tiết sinh hoạt chủ
nhiệm. Khắc phục được tính mệnh lệnh, hành chính, áp đặt một chiều và gây nhàm
chán của tiết học này mà ngược lại nó đã thu hút sự hứng thú trong học sinh.

Giáo dục kỹ năng sống kết hợp với việc tổ chức trò chơi trong tiết sinh hoạt
chủ nhiệm đã góp phần xây dựng cho học sinh giá trị của cuộc sống là: linh hoạt,
vui vẻ, nhanh nhẹn, tôn trọng, hoà bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân ái, tình
thương, trách hiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
Đã trang bị cho học sinh được một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và
học tập của bản thân.
Qua tham gia hoạt nội dung này đã tạo môi trường, điều kiện để học sinh thể
hiện năng lực, sở trường của bản thân trước tập thể, giúp giáo viên hiểu học sinh
của mình hơn.
Giúp giáo viên không còn e ngại cũng như sự lúng túng, gặp khó khăn trong
việc đưa nội dung này vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Đã tạo được một sự thống nhất, đồng bộ trong công tác giáo dục kỹ năng
sống trong nhà trường.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua công tác tổ chức giáo dục kỹ năng sống và tổ chức trò chơi tập thể
thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm cho học sinh, với những kết quả đã đạt
được như trên, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác này
như sau:
1.Phải tạo được nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường
nhằm tạo được sự đồng thuận trong tập thể.
2.Nội dung giáo dục kỹ năng sống và trò chơi tập thể phải phù hợp với tình
hình thực tế điều kiện đặc thù của từng lớp, lứa tuổi, giới...
3.Trong thực tế hiện nay, cần phải có sự thống nhất về nội dung, cách thức
tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong từng nhà trường thì hiệu quả
của nội dung giáo dục này mới thiết thực, tránh sự e ngại, khắc phục được những
hạn chế, khó khăn ở giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
4.Có thể kết hợp với việc tổ chức cho học sinh sưu tầm kể các mẫu chuyện
về Bác Hồ có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

5.Nội dung giáo dục kỹ năng sống và trò chơi tập thể phải chuẩn bị sớm và
đưa trước cho học sinh (cán bộ lớp – cán bộ đoàn và giáo viên chủ nhiệm) nghiên
cứu ít nhất từ 3 đến 5 ngày để họ chủ động nội dung.
6.Giáo viên chủ nhiệm sử dụng học sinh trong lớp để chuyển tải nội dung
giáo dục kỹ năng sống và trò chơi tập thể, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là góp
ý, định hướng, nhận xét.. thì mục tiêu tiết học mới đạt hiệu quả.
21


7.Cần nghiên cứu các nội dung kỹ năng sống phù hợp với chủ đề tháng, tuần
để đưa vào giáo dục học sinh sẽ có tác dụng liên kết và hiệu quả hơn.
8.Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường, giáo viên có nhiều kinh
nghiệm trong hoạt động tập thể, nhất là những giáo viên đã từng làm công tác đoàn
thanh niên để sưu tầm biên soạn các trò chơi tập thể, nội dung kỹ năng sống phù
hợp đưa vào giáo dục học sinh.
9.Giải pháp tiếp theo:
- Tiếp tục thực hiện công tác này tại nhà trường trong năm học mới với nội
dung đa dạng hơn, tiến hành biên soạn đến từng khối lớp trong nhà trường.
- Rèn kỹ năng sống là một quá trình đưa nhận thức thành hành động (hành
vi) do đó phải là việc làm thường xuyên, lồng ghép qua đổi mới phương pháp và
qua nhiều môn học, qua nhiều hoạt động khác nhau trong trường chứ không chỉ
dừng lại ở công tác chủ nhiệm và tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Trên đây là nội dung chuyên đề về “Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết
sinh hoạt chủ nhiệm cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân Lộc năm
học 2011-2012”, với khả năng của bản thân tôi xin đóng góp một vài ý kiến, rất
mong sự góp ý xây dựng của quý thầy – cô để cho công tác giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh của nhà trường thời gian tới ngày đạt hiệu quả cao hơn.
Người thực hiện đề tài

Vũ Ngọc Cường


22



×