Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.52 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT XUÂN THO
-----oOo----Mã số:……………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG
THPT XUÂN THO

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thu
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy bộ môn: 
Phương pháp giáo dục: 
Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mền

 Phim ảnh

Năm học: 2014 - 2015

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HOC
-----oOo----I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Thu


2. Ngày tháng năm sinh: 18/04/1979
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp Thọ Hoà – Xuân Thọ – Xuân Lộc – Đồng Nai
5. Điện thoại: ĐTDĐ: 0979503797 - Cơ quan: 0613731769
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý cơ sở vật chất, phân công lao động, tạo cảnh quan
sư phạm nhà trường; quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu;
quản lý dạy thêm và học thêm tại trường.
9. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT XUÂN THO
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân sinh học
III. KINH NGHIỆM KHOA HOC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy, quản lý tổ
chuyên môn
- Số năm kinh nghiệm: 11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Biện pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất tại trường THPT Xuân Thọ.


I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI:
Thực hiện kế hoạch số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: Sự nghiệp CNH-HĐH mà chúng

ta đang tiến hành nhằm xây dựng một xã hội không chỉ có nền kinh tế và khoa học
công nghệ phát triển cao, và cùng với nó phải là môi trường văn hóa trong sạch,
lành mạnh, thật sự là nguồn năng lượng tinh thần, là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn,
trí tuệ và hình thành nhân cách người. Đại hội Đảng lần thứ X cũng khẳng định,
phát triển nhanh nhưng bền vững: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường, mục tiêu chân- thiện- mỹ là mục đích của văn hóa Việt Nam.
Tháng 07 năm 2010 trường THPT Xuân Thọ được chuyển về cơ sở mới
sau hơn 1 năm xây dựng đặt tại ấp Thọ Hoà – xã Xuân Thọ – Xuân Lộc – Đồng
Nai với diện tích 28243 m2 có đủ sân thể dục thể thao, 29 phòng học, 02 phòng
trình chiếu, 01 vi tính, 01 ngoại ngữ, 01 thư viện, 01 hội trường và đủ các phòng
chức năng thực hành hoá – sinh, vật lý và công nghệ.
Trường THPT Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trường được đặt
trên một phần quả đồi của xã Xuân Thọ sau khi xúc hết lớp đất màu chỉ còn lớp đất
sỏi đá ở phía dưới. Nhà trường được xây dựng và đi vào hoạt động gần 05 năm, khi
mới được xây dựng cơ sở vật chất không đồng bộ thiếu nhiều trang thiết bị, cảnh
quan nhà trường không đẹp thiếu hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường, đất
đai trường là đất sỏi đá, đất sét khó thóat nước và rất khó trồng cây, trồng cây
không lên được nếu không được cải tạo; mùa mưa các cỏ dại như cỏ tranh, cỏ mắc
cỡ, cỏ gà và các cỏ khác mọc lên rất tốt nhà trường phải thuê người cắt cỏ vài ba
trăm nghìn một lần, khoảng một tháng rưỡi trong mùa mưa phải cắt cỏ một lần. Do
đầu vào của học sinh trường trong những năm qua thấp nên học sinh nhà trường có
nhiều em học yếu, ý thức chưa cao làm hư hỏng nhiều tài sản nhà trường, xả rác
qua cửa sổ trên đường nội bộ sau mỗi buổi học trắng xóa, nhìn rất mất vệ sinh.
Những người làm công tác vệ sinh trong trường nhìn mà muốn khóc. Thầy Hiệu
trưởng cũ của nhà trường từng làm bài thơ nói về vấn đề xả rác của các em học
sinh trong trường. Trường đã phát động chủ nhật xanh với sự tham gia của Ban
giám hiệu, giáo viên trẻ và những học sinh tình nguyện có ý thức tốt để nhặt rác,
lau cửa kính, bàn ghế, quét mạng nhện. Nhà trường có những buổi họp hội đồng sư
phạm có phần nói về vấn đề vệ sinh nhà trường.
Từ tình hình thực tế tại trường, khi được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng,

được Hiệu trưởng phân công cho nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất, vệ sinh lao
động, tạo cảnh quan sư phạm cho nhà trường, tôi đã chủ động đề ra biện pháp để
quản lý tốt cơ sở vật chất nhà trường, tạo cảnh quan sư phạm nhà trường ngày càng
xanh – sạch – đẹp, đó là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “MỘT SỐ


BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, CẢNH QUAN MÔI
TRƯỜNG SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG THPT” từ những kinh nghiệm của bản
thân trong quá trình công tác tại trường và học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a. Tóm tắt các quan điểm, những việc đã làm của các nhà khoa học, các nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các giải pháp đã có về những vấn đề có liên
quan đến đề tài đang viết.
Để xây dựng văn hóa nhà trường phát triển tích cực, lành mạnh một trong
những biện pháp là xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm nhà
trường khang trang, sạch đẹp, an toàn: Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây
xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi
học sinh; có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,
được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; giáo dục học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan
môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
(“tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Module -4, trang 478”).
Xây dựng môi trường nhà trường. Nhà trường cần trở thành một trung tâm
văn hóa của địa phương. Xây dựng từ cảnh quan nhà trường, cơ sở hạ tầng, nề nếp,
kỷ cương, không khí học tập…Đặc biệt xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong
sáng giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa cá nhân và tập thể v.v… Đó là những quan
hệ giữa con người với con người, những quan hệ tốt đẹp nhằm xây dựng những nét
bản chất nhất trong đạo đức, nhân cách của đứa trẻ. (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ
quản lý Module -4, trang 423 - 424).
Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một
nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các

giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý bầu không khí tâm lý. Văn hóa nhà trường thể
hiện thành các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp
và được mọi người trong nhà trường chấp nhận. Từ đó tạo nên bản sắc riêng cho
mỗi tổ chức sư phạm, thông qua đó mà các thành viên của nhà trường được kết nối
với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung. (“tài liệu bồi dưỡng
cán bộ quản lý Module -4, trang 466”).
b. Nội dung
Trường THTP Xuân Thọ từ tháng 07 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012 nhà
trường có phân công học sinh lao động nhưng chỉ khi có các ngày lễ như: khai
giảng, sơ kết học kỳ I, tổng kết năm học hoặc có khách mời hay có đoàn Thanh tra
của sở giáo dục về kiểm tra còn lại công việc vệ sinh nhà trường thuê người dọn
dẹp vệ sinh. Trong các ngày lễ thì theo quản điểm của Ban giám hiệu cũ thầy cô
giáo mà chủ yếu là các thầy khiêng bàn ghế ra ngồi và khiêng bàn ghế mang trở lại
phòng học. Do nhà trường mới xây dựng đi vào dạy học trong một vài năm còn


nhiều cái phải xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu dạy và học, nhà xe giáo viên và
học sinh nhỏ không đủ để xe cho học sinh và giáo viên khó khăn cho việc quản lý
học sinh. Nhà trường phải xây dựng thêm hai nhà xe học sinh, mở rộng thêm nhà
xe giáo viên. Xây dựng nhà căn tin nhà trường đáp ứng nhu cầu ăn uống của học
sinh và giáo viên, kinh phí lấy từ tiền thu gửi xe và căn tin. Hệ thống cửa kéo ngăn
các chân câu thang, giữa các phòng chức năng với các phòng học chưa được xây
dựng, tổng cộng có sáu cửa kéo, khó khăn trong việc quản lý tài sản của nhà
trường; nhà trường phải tiến hành làm tốn một khoản kinh phí. Hệ thống tủ, bàn
ghế cho các phòng Ban giám hiệu, kế toán, văn thư, thư viện còn thiếu nhiều. Nói
chung hàng năm nhà trường tốn một khoản kinh phí cho đầu từ xây dựng và mua
sắm. Nhà trường được xây dựng tại ấp Thọ Hoà, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai, học sinh của nhà trường mới có sáu khoá lớp 12 ra trường đa số các
em đang còn là sinh viên đang đi học; vì vậy vận động kinh phí từ mạnh thường
quân và cựu học sinh rất khó khăn.

Hệ thống cây xanh và cỏ được đầu tư hơn một tỉ đồng trên diện tích gần 03
hecta nhưng nhà trường chỉ để lại được 15 cây bằng lăng, 02 cây phượng 30 cây
sao, 03 cây bò cạp vàng còn các cây muồng vàng là các cây bụi trong khuôn viên
sân trường không có bóng mát đều bị đào bỏ, thảm cỏ được lấy từ trên đồi về trồng
trong khuôn viên trường không đủ sức cạnh tranh với các cỏ dại như cỏ tranh, cỏ
mắc cỡ, cỏ gà, cỏ hôi lá tròn và các cỏ khác mọc lên rất tốt trong mùa mưa, nhà
trường phải thuê người cắt cỏ vài ba trăm nghìn một lần, khoảng một tháng rưỡi
trong mùa mưa phải cắt cỏ một lần.
Từ thực tế tại trường trong những năm qua như vậy, sau khi được bổ nhiệm
làm Phó hiệu trưởng, được Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ quản lý cơ sở vật
chất, phân công lao động, tạo cảnh quan sư phạm nhà trường; tôi đã chủ động lên
kế hoạch để tạo cảnh quan sư phạm ngày càng xanh - sạch - đẹp, tham mưu cho
Hiệu trưởng trong việc sửa chữa và xây dựng thêm cơ sở vật chất, bảo quản tốt tài
sản của nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1: Phân công lao động hợp lý giúp học sinh có ý thức hơn trong việc
bảo vệ môi trường, hiểu được giá trị của lao động góp phần hình thành nhân cách,
tạo cho cảnh quan sư phạm nhà trường ngày càng xanh - sạch - đẹp.
a. Cách thức tổ chức, các dữ liệu chứng minh
Để tạo cho cảnh quan nhà trường luôn sạch sẽ, Ban giám hiệu trường bàn bạc
với hội cha mẹ học sinh thu tiền vệ sinh mỗi học sinh, một năm bảy chục nghìn
đồng để thuê người dọn vệ sinh trong lớp học, trong nhà vệ sinh và trong khuôn
viên sân trường. Bên cạnh đó để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, mỗi
tuần tôi phân công từ 1 đến 2 lớp học sinh khối 10 đi quét dọn rác, đất, nhổ cỏ trên
đường đi trong khuôn viên nhà trường tùy theo số lượng công việc; học sinh khối


11 phân cho nhổ cỏ trong cỏ đậu, trồng cỏ đậu, trồng cây; đối với học sinh khối 12
tôi chỉ phân công 1 lần vào tháng 08 hoặc tháng 09 đầu năm học các tháng còn lại
ưu tiên để các em học tập cho thi tốt nghiệp, thi đại học cao đẳng. Trong một năm

học tôi sẽ phân công lao động cho học sinh tổng vệ sinh các lớp học, các phòng
chức năng 02 lần, một lần vào tháng 08 hàng năm chuẩn bị cho năm học mới và
một lần vào tháng 05 chuẩn bị kết thúc năm học chuẩn bị cho kỳ thi Quốc gia hoặc
tuyển sinh vào 10 của nhà trường, công việc gồm có lau cửa kính, cạo singgum,
quét mạng nhện, lau quạt trần, lau bàn nghế. Công việc này có tác dụng bảo vệ tài
sản ít bị hư hỏng, tăng thời gian sử dụng, giáo dục ý thức cho học sinh về việc bảo
vệ môi trường. Mỗi buổi có lễ trong trường tôi phân công một lớp lao động chuẩn
bị cho buổi lễ như khiêng bàn ghế ra và vào cho giáo viên ngồi, treo phông màn,
khiêng mục phát biểu, tượng Bác Hồ không giống những năm trước các thầy giáo
tự khiêng bàn ghế ra ngồi và khiêng vào, dọn dẹp lễ đài.
Trong các lớp học tôi cho mua các sọt rác lớn để học sinh thuận tiện trong
việc bỏ rác. Trong các buổi chào cờ đầu tuần tôi đã tâm sự với học sinh, các em
muốn lao động ít hay nhiều tuỳ thuộc vào ý thức giữ gìn vệ sinh của các em. Nếu
như các em còn vô tư xả rác qua cửa sổ lên đường nội bộ nhìn rất mất vệ sinh, trên
sân trường, thầy sẽ phân công mỗi tuần có 02 lớp đi quét dọn vệ sinh, một lớp làm
vào thứ ba và lớp làm vào thứ sáu hàng tuần. Ban giám hiệu đã chỉ đạo đoàn
trường xây dựng thang điểm thi đua giữa các chi đoàn với nhau, lớp trực nhật bẫn,
có học sinh ném rác qua cửa sổ mà giáo viên phát hiện sẽ bị trừ điểm thi đua, tôi
cũng đã tuyên truyền, nhắc nhỡ giáo viên trong các cuộc họp hội đồng sư phạm về
việc giáo dục học sinh ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
Năm học 2012 – 2013, nhà trường bắt đầu trồng cỏ đậu phía ngoài hai bên
cổng trường do chi đoàn giáo viên thực hiện có sự tham gia của Ban giám hiệu,
được tiến hành vào 1 ngày chủ nhật trong tháng 09 năm 2012. Học kỳ II năm học
2012 – 2013, sau khi tôi được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng, tôi đã chủ động lên
kế hoạch trồng cây và trồng cỏ đậu trong mùa mưa. Trường tôi đóng trên một
huyện thuần nông, trong môn nghề phổ thông khối 11 chúng tôi chọn 2 nghề trồng
rừng và làm vườn phù hợp với tình hình thực tế địa phương, với 2/3 thời gian
chương trình giành cho thực hành. Tôi phân công cho các lớp học trồng rừng đào
hố để trồng cây, các lớp học làm vườn trồng cỏ đậu. Đồng thời tôi phân công lao
động cho các lớp, phát động phong trào tham gia trồng cỏ đậu trong chi đoàn giáo

viên vào một buổi sáng chủ nhật.
Chăm sóc cây xanh và thảm cỏ đậu trong khu viên nhà trường, tôi đề nghị
Hiệu trưởng cho lắp đặt hệ thống nước đặt ở các vị trí thuận lợi. Năm học 2014 –
2015, tôi phân công cho giáo viên dạy các lớp học nghề cho học sinh tưới nước,
nhổ cỏ trong cỏ đậu theo từng khu vực, đồng thời tôi đề nghị Hiệu trưởng hỗ trợ
tiền mỗi tháng 600 trăm nghìn cho một bảo vệ tưới nước, chăm sóc thêm cho thảm


cỏ đậu và các cây trong khu viên sân trường trong thời gian nghỉ tết, nghỉ hè, học
sinh thi học kỳ. Tuỳ tình hình công việc mà tôi có thể phân công thêm một số lớp
lao động để hỗ trợ những lớp nghề đó khi cỏ mọc nhiều.
Học sinh trường ngoài tham gia lao động ở trường các em còn tham gia công
tác dân vận tại địa phương, được sự chỉ đạo của Huyện Uỷ đối với Huyện đoàn đưa
công văn về các trường THPT trong huyện. Công tác dân vận, học sinh tham gia
quét dọn rác, cỏ trên đường liên huyện, liên tỉnh; trong các khu của đồng bào dân
tộc Châuro. Huyện Xuân Lộc là một trong 02 huyện đầu tiên của cả nước được
công nhận là huyện nông thôn mới. Là trường một trong bốn trường cấp ba trong
huyện, chúng tôi có sự đóng góp nhất định vào sự phát triển của huyện nhà.
Để tăng hiệu quả công việc không phải trực tiếp hướng dẫn, nghiệm thu
nhiều, tôi phân công lao động gần như chuyên môn hóa, học sinh khối 10 chuyên
quét dọn sân trường do các em chủ yếu học buổi chiều, buổi sáng lao động mát mẽ
làm hiệu quả hơn; tôi chỉ hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp đó buổi
đầu hoặc năm học trước, buổi sau các em biết công việc nên hiệu quả làm nhanh.
Tôi đã từng phân công cho học sinh lớp 11 lao động quét dọn sân trường vào lúc
15h (3 giờ chiều) mới tiến hành quét sân nhưng nhiều hôm trời nắng to do trường
cây cối còn nhỏ, ít chưa có bóng mát, học sinh làm dưới sự hướng dẫn của giáo
viên chủ nhiệm nhưng hiệu quả công việc những hôm trời nắng không được như ý,
cũng không thể bắt học sinh đi lao động thêm buổi khác do yếu tố khách quan thời
tiết. Học sinh khối 11 trồng cây, trồng cỏ đậu và chăm sóc. Mặc dù rất muốn đẩy
nhanh tiến độ trồng cây và trồng cỏ đậu nhưng tôi phải tính toán, có lộ trình không

nóng vội theo chủ quan của mình, trồng đến đâu chăm sóc đảm bảo cho cây trồng
sống được và xanh tốt. Tôi đã từng quán triệt trong hội đồng sư phạm nhà trường
và học sinh trong buổi sinh hoạt đầu tuần, khi phân công lao động mà không hoàn
thành công việc được giao sẽ phải đi lao động bù buổi khác để hoàn thành công
việc. Để giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp đó hoàn thành công tốt công việc
được giao, tôi phải tính toán dụng cụ mà học sinh cần mang đi để làm công việc,
tính toán số lượng công việc phù hợp. Mỗi buổi lao động học sinh đi đủ, mang đủ
dụng cụ thì chỉ làm 1 – 1,5 giờ là xong công việc.
Trong khuôn viên nhà trường trong năm học 2014 - 2015 đã được trồng gần
hết cỏ đậu, trồng cỏ đậu vừa có màu xanh, vừa có hoa vàng đẹp mà không tốn tiền
mua chỉ cắt những chỗ đã trồng trước ra trồng. Mặt khác cây cỏ đậu có tác dụng
cải tạo đất sét, sỏi đá vì cây họ đậu trong rễ có vi khuẩn cố định đạm sống cộng
sinh có khả năng tự tổng hợp đạm, chỉ cần nhổ cỏ và tưới nước là cây xanh tốt, cây
họ đậu thích hợp với đất xấu còn đất tốt cây nhiều lá ít hoa. Các thảm cỏ đầu nhìn
vào các buổi trưa rất mát mắt, dễ chịu; nhiều học sinh nhà trường còn chụp hình
đưa lên Facebook của bản thân.


b. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả của giải pháp đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
Như đã trình bày cách thức vệ sinh trường lớp của trường tôi trong 2,5 năm
từ khi chuyển về trường mới, thu tiền vệ sinh từ cha mẹ học sinh, thuê người dọn
dẹp vệ sinh trong khuôn viên nhà trường và chỉ phân công lao động khi có lễ hoặc
có khách; học sinh nhà trường mặc nhiên xả rác do cha mẹ các em đã đóng tiền
thuê người lao công dọn dẹp đó là mặc chủ quan. Về mặt khách quan trường chúng
tôi trong những năm đó nộp hồ sơ bao nhiêu lấy gần hết; nhiều em học yếu, quậy
phá làm hư hỏng nhiều tài sản nhà trường, vô tư xả rác trong lớp học, trên hành
lang, qua các cửa sổ trên đường nội bộ. Chỉ có ba người dọn vệ sinh mà có hàng
trăm học sinh có ý thức kém trong việc giữ gìn vệ sinh.
Trong năm học 2010 – 2011 thầy Hồ Văn Sinh - Hiệu trưởng cũ của nhà

trường sáng tác bài thơ vào lúc 6 giờ sáng và thầy đã tâm sự với các em vào buổi
sáng chào cờ đầu tuần không?
Các em ơi hãy quan sát trường ta
Mỗi buổi chiều tà dơ rác
Chao ôi là rác!
Rác ở đâu ra? Tay ta, đầu ta, tim ta
Các em ơi hãy quan sát trường ta
Từng buổi bình minh sạch tinh
Ồ thật là thích! Ai cho ta?
Chị lao công, anh bảo vệ
Giữ gìn vệ sinh Khó? Dễ?
Sao không chia sẻ hỡi em!
Trong hai năm trở lại đây khuôn viên trong trường luôn sạch - đẹp. Để đạt
được kết quả như vậy là kết hợp nhiều biện pháp với sự tham gia của nhiều lực
lượng trong nhà trường Ban giám hiệu, đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, học
sinh, .. từ tuyên truyền ý thức về việc bảo vệ môi trường, trừ điểm thi đua các chi
đoàn lớp, phạt lao động với những em có ý thức kém, đến phân công cho tất cả các
học sinh trong trường cùng tham gia lao động. Các em học sinh đã có ý thức tốt
trong việc giữ gìn vệ sinh chung, hạn chế tối đa việc xả rác qua cửa sổ trên đường
nội bộ. Trường tôi không còn phải tham gia chủ nhật xanh để nhặt rác, lau trùi bàn
ghế, cửa kính. Ngày 06 – 07 tháng 05 năm 2015, trường tôi Đại hội chi bộ, đồng
chí An, Phó uỷ ban kiểm tra của huyện Ủy vào dự và chỉ đạo đại hội, khi đi ăn trưa
đã khen khuôn viên trường rất sạch đẹp chắc nhà trường dọn dẹp để chuẩn bị Đại
hội chi bộ phải không? Chúng tôi trả khuôn viên trường luôn sạch đẹp như vậy.
Trong phân công học sinh lao động của bản thân tôi có sự khác biệt đầu năm
với các trường bạn. Các trường bạn thường phân công lao động cho học sinh khối


10 sau khi các em tập trung nhận giáo viên chủ nhiệm, học nội quy nhà trường.
Trong tháng 08 và đầu tháng 09 tôi chỉ phân công học sinh khối 11 và 12; lý do thứ

nhất học sinh khối 12 đầu năm các em bài vở chưa nhiều, các em làm trước vào
trong năm học các em bài vở nhiều, đi học nhiều sẽ được ưu tiên; lý do thứ hai học
sinh khối 10 các em sẽ có ba năm học tại trường và sẽ lao động sau, các anh chị
khối 11, 12 sẽ lao động vệ sinh trước để đón các em khối 10. Sở giáo dục đã chỉ
đạo các trường trung học phải tổ chức lễ để đón nhận các em học sinh khối 10,
đồng thời đồng chí Nguyễn Thiệp, Phó giám đốc Sở giáo dục về dự lễ khai giảng
của trường cũng chỉ đạo trường phải có hình thức tổ chức lễ đón tiếp học sinh khối
10. Trường chúng tôi cũng đang nghiên cứu hình thức đón tiếp học sinh khối 10 có
ý nghĩa. Tuỳ tình hình công việc tại trường mà đầu năm tôi sẽ phân công học sinh
khối 10 lao động sau khi học sinh khối 11, 12 đã lao động hết một lượt, thường sau
khi khai giảng năm học mới, các em mới phải lao động.
Bằng cách phân công lao động hợp lí trong việc dọn dẹp vệ sinh, trồng và
chăm sóc cây và cỏ đậu hàng năm nhà trường đã tiết kiệm được hai mươi đến ba
mươi triệu đồng giống các trường bạn trong huyện như trường THPT Xuân Lộc
mỗi tháng thuê người chăm sóc, tưới nước cho cây từ 4 – 5 triệu đồng.
Qua những phân tích trên chúng ta thấy để đạt được kết quả như vậy là cả
một quá trình chuyển biến về nhận thức của giáo viên và học sinh đến hành động
của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tạo cảnh
quan nhà trường ngày càng xanh - sạch - đẹp và có một phần nhỏ đóng góp của
bản thân cá nhân tôi.
Ngoài ra trong xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường. Trường
tôi trên tường rào hai bên cổng trường chúng tôi treo cờ hồng kỳ, trên mái nhà
tường của phòng bảo vệ, nóc nhà dãy hành chính chúng tôi cắm ba bộ cờ hoà bình,
một cái cờ tổ quốc. Chúng tôi treo cờ quanh năm cứ khi nào cờ rác hoặc bạc màu
sẽ thay mới, một năm thay từ ba đến bốn lần, trường tôi chi phí cho treo cờ một
năm hết vài triệu đồng. Các bảng gắn trên tường treo các câu khẩu hiệu của
UNESCO, tuyên truyền biển đảo, kỷ cương nề nếp trong giáo viên và hoc sinh.
Nhìn khuôn viên trường luôn có khí thế mỗi khi giáo viên và học sinh đến trường.
2. Giải pháp 2: Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất
a. Cách thức tổ chức, các dữ liệu chứng minh

Hàng năm trong nguồn kinh phí Sở cấp cho các trường trung học công lập
bên cạnh nguồn kinh phí cấp để trả lương cho giáo viên và nhân viên nhà trường
còn có nguồn giành cho hoạt động, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị. Nhà
trường đã sử dụng một phần nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị cho dạy và
học, sửa chữa, làm thêm nhưng do nhà trường mới xây dựng trong 05 năm trở lại
đây có nhiều trang thiết bị phải đầu tư mua sắm, xây dựng thêm, sửa chữa. Vì vậy
Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt Hiệu trưởng phải quyết định mua sắm, đầu tư
cái nào trước, cái nào sau nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết việc dạy và học của giáo
viên và học sinh nhà trường. Bản thân được Hiệu trưởng phân công cho mảnh công


việc như vậy, tôi sẽ tham mưu cho Hiệu trưởng trong mua sắm, sửa chữa, làm thêm
những cái nào có cần thiết cho nhà trường.
Như đã trình bày ở phần trên do nguồn kinh phí để đầu tư cho cơ sở vật chất,
cảnh quan nhà trường hạn chế. Nguồn quỹ phúc lợi của nhà trường thu từ căn tin
và gửi xe mỗi năm chỉ được khoảng 70 triệu đồng chỉ bằng khoảng ba tháng thu từ
căn tin và nhà xe so với trường bạn. Vì vậy Chi bộ, Ban giám hiệu trường đã chỉ
đạo đoàn trường phát động phong trào công trình thanh niên trong các chi đoàn lớp
và chi đoàn giáo viên. Đối với mỗi chi đoàn lớp quyên góp tiền để đóng góp công
trình thanh niên có thể tặng trường ghế đá, tặng cây xanh cho nhà trường hoặc
đóng góp bằng tiền để nhà trường mua cây trồng, mua phân bón cải tạo đất; chi
đoàn nào tham gia sẽ được cộng điểm thi đua, chi đoàn không tham gia sẽ bị trừ
điểm thi đua. Hầu như tất cả các chi đoàn lớp đều tham gia do được quán triệt
trong giáo viên chủ nhiệm, bí thư các chi đoàn. Bằng phong trào này rất nhiều ghế
đá đã được tặng từ các chi đoàn lớp đặt trong khu viên nhà trường; nhiều cây xanh,
phân bón được mua từ nguồn tiền công trình thanh niên cụ 08 cây bàng thái, 04
cây cau đuôi chồn, 05 cây xanh, 01 cây đại, 01 bò cạp vàng, 30 cây hồng lộc, 25
cái ghế đá và 02 cái bàn đá được tặng từ tiền công trình thanh niên từ năm 2010
đến tháng 05 năm 2013.
Năm học 2013 – 2014 được sự chỉ đạo của chi bộ nhà trường, huyện đoàn,

đoàn trường đã phát động công trình thanh niên thu gom ve chai, giấy vụ tính theo
từng học sinh nộp bao nhiêu kg từng loại quy ra tiền theo giá cả thị trường mỗi em
phải nộp 15 nghìn đồng, vừa có tiền xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm
vừa có tác dụng giáo dục ý thức cho học sinh về việc bảo vệ môi trường. Tổng ve
chai, giấy vụ quy ra tiền thu từ 33 chi đoàn lớp và chi đoàn giáo viên trên 21 triệu
đồng được Ban giám hiệu và đoàn trường cho xây dựng một sân khấu cố định để
thuận lợi cho hoạt động diễn văn nghệ, hoạt động lễ lớn trong năm của nhà trường
không phải thuê sân khấu di động tốn kém do nhà trường chưa có sân khấu. Tổng
số tiền xây dựng sân khấu cố định 25.900.000 (hai năm triệu chín trăm nghìn
đồng), nhà trường bổ sung thêm bốn triệu chín trăm nghìn đồng, trường đã có một
sân khấu cố định. Bằng việc phát động công trình thanh niên, nhà trường có thêm
một nguồn kinh phí để đầu tư cho cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường.
Năm học 2014 – 2015 để chào mừng Đại hội chi bộ Xuân Thọ, Đại hội đảng
các cấp tiến tới Đại hội đảng toàn Quốc lần thứ XII. Chi bộ, Ban giám hiệu nhà
trường đã chỉ đạo cho đoàn trường phát động phong trào công trình thanh niên từ
học sinh nộp giấy vụ, lon bia, nước ngọt để lấy tiền xây dựng sân bóng đá mini,
tổng số tiền thu được 19600000 (mười chín triệu sáu trăm nghìn đồng). Nhà trường
bổ sung thêm một khoản nửa đã có sân bóng đá mini cho học sinh học tập và vui
chơi do sân bóng đá trường nằm ở phía sau gần đồi, mặt sân dốc về mùa mưa nước
từ trên đồi đổ xuống cuốn trôi hết lớp đất bột còn trơ lại lớp đá. Hằng năm trước


khi tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường môn bóng đá mini nhà trường tốn
khoảng 2 triệu đồng đổ đất pha cát để thi đấu sau mùa mưa đất lại trôi hết năm nào
cũng phải đổ. Như vậy khi xây dựng xong sân bóng đá mini mỗi năm nhà trường
không còn tốn khoảng hai triệu đồng để đổ đất, nhà trường chỉ tốn một khoản tiền
lớn đầu tư một lần, tổ thể dục có sân để dạy học và thuận lợi cho nhà trường khi tổ
chức hội khỏe phù đổng cấp trường.
Bằng cách phát động phong trào công trình thanh niên trong các chi đoàn lớp
và chi đoàn giáo viên. Nhà trường bổ sung thêm một phần kinh phí mỗi năm

trường sẽ có thêm một công trình mới đưa vào hoạt động phục vụ cho việc dạy học, vui chơi - giải trí. Đây là một phong trào cần tiếp tục duy trì và phát triển
trong các năm tới để hoàn thành cảnh quan sư phạm nhà trường.
Bên cạnh phát động phong trào công trình thanh niên từ các em học sinh trong
trường thì Ban giám hiệu nhà trường cùng một số giáo viên đã vận được một mạnh
thường quân đóng góp học bổng, sách từ điển tiếng anh phát cho học sinh khối 10,
đóng góp bằng hiện vật cho nhà trường. Nhà trường trong hai năm 2014 – 2015 đã
xin đất của Công ty Ngọc Hiếu – Quốc Anh đổ vào sân khấu cố định và một phần
vào sân bóng đá mini; nó tiết kiệm một nguồn ngân sách cho nhà trường.
Ngoài ra để cơ sở vật chất trường ngày càng đầy đủ và cảnh quan môi trường
sư phạm ngày càng khang trang thì việc bảo quản và sử dụng hiệu quả tài sản hiện
có cũng có vai trò quan trọng; tôi đã áp dụng biện pháp lập sổ quản lý từng phòng
bàn giao cho nhân viên thiết bị quản lý, các cá nhân ở từng phòng sử dụng; giữa
hai giáo viên chủ nhiệm hai lớp học chung với ban cán sự hai lớp. Biện pháp này
rất hiệu quả trong sáng kiến kinh nghiệm năm 2013 – 2014 tôi đã làm. Trường
chúng tôi đã lắp đặt tổng cộng 24 camera bên ngoài hành lang phòng học, cầu
thang lên xuống, phòng thực tin, phòng lab, thư viện, trước cổng, căntin, phía sau
dãy phòng học. Các camera này có tác dụng bảo quản và bảo vệ tài sản nhà trường
trách mất mát, thất thoát, hư hỏng.
b. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả của giải pháp đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
Từ tháng 07 năm 2010 – tháng 12 năm 2012 trường chúng tôi phát động
phong trào công trình thanh niên trong các chi đoàn lớp. Tùy vào sự vận động
mạnh của giáo viên chủ nhiệm mà có lớp vận động được ba trăm nghìn đồng đến
một triệu đồng mua ghế đá tặng trường, có lớp tặng một cái nghế đá, có lớp tặng
02 cái ghế đá, có lớp tặng 01 cái cây, có lớp nộp tiền cho nhà trường để mua cây,
phân bón. Vì vậy không đồng bộ giữa các chi đoàn lớp tùy thuộc trách nhiệm của
giáo viên chủ nhiệm mà sẽ vận động được nhiều hay ít. Bắt đầu từ năm học 2013
trở đi được sự chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu, đoàn trường phát động phong
trào công trình thanh niên trong các chi đoàn lớp thu gom lon bia, giấy vụ, sắt vụ,
nhôm,… nộp cho đoàn trường quy ra tiền, mỗi em học sinh nộp mười năm nghìn



đồng vừa có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, vừa có ý nghĩa xây
dựng được một công trình đưa vào dạy, học và vui chơi. Đồng thời nó công bằng
giữa các chi đoàn lớp với nhau, giáo viên chủ nhiệm nào cũng có trách nhiệm như
nhau và công bằng với mỗi học sinh trong trường.
Trong những năm học trước do nguồn kinh phí giành cho mua sắm, xây
dựng và làm thêm có hạn chế, nhà trường nhìn chỗ nào cũng muốn tiêu tiền nhưng
với cách làm như trường tôi huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà trường,
đóng góp từ tiền công trình thanh niên của các chi đoàn lớp cùng với vận động tiền
từ các nhà mạnh thường quân. Đồng thời với việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài
sản nhà trường trong vài năm tới trường chúng tôi sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất và
cảnh quan sư phạm ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Hiệu quả của việc quản lý tốt tài sản nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất
ngày càng hoàn thiện, cảnh quan môi trường sư phạm ngày càng xanh – sạch –
đẹp góp phân nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh nhà
trường ngày càng tăng; cụ thể tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng so với năm học 2013 –
2014 (tổng số học sinh toàn trường: 1214), trường đạt được về học lực: Giỏi: 46 =
3,78%; Khá: 388 = 31,88%; Tb: 635 = 52,18%; Yếu: 144 = 11,83%; Kém: 1 =
0,08%. và hạnh kiểm: Tốt: 904 = 74,28%; Khá: 250 = 20,54%; Tb: 58 = 4,77%;
Yếu: 0 = 0,0%. năm học 2014 – 2015 (tổng số học sinh toàn trường: 1156), đạt về
học lực: Giỏi: 52 HS chiếm 4,5%; Khá: 362 HS chiếm 31,31%; Tb: 639 HS chiếm
55,28%; Yếu: 103 HS chiếm 8,91%; Kém: 0. về hạnh kiểm: Tốt: 885 HS chiếm
76,56%; Khá: 222 HS chiếm 19,20 %; Tb: 44 HS chiếm 3,81%; Yếu: 04 HS
chiếm 0,35 %; có học sinh đi rèn luyện hè do trường chúng tôi tăng cường biện
pháp kỷ luật để giáo dục đạo đức cho học sinh. So với năm học 2013 – 2014 với
năm học này tỷ lệ học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt tăng lên, tỷ lệ học yếu giảm xuống.
Với kết quả học lực và hạnh kiểm năm sau tăng với năm trước thì trường chúng tôi
cuối năm 2016 hoàn thành các chỉ tiêu này của trường chuẩn Quốc gia. Một cái
hiệu quả mà thầy cô giáo và học sinh trường tôi đều thấy ý thức giữ gìn vệ sinh

chung, bảo vệ môi trường ngày càng tăng thêm, khuôn viên trong sân trường đã có
bóng mát cho học sinh vui chơi, cựu học sinh về trường đều khen trường nhiều
cây xanh, thảm cỏ đậu hoa nở vàng rực.
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm của nhà trường ngày càng xanh sạch - đẹp là tổng hợp nhiều biện pháp từ việc tuyên truyền phổ biến nâng cao ý
thức của mọi cá nhân trong tập thể sư phạm nhà trường đến những hành động cụ
thể để mọi thành viên trong nhà trường góp một phần nhỏ công sức của bản thân
để xây dựng cảnh quan nhà trường. Các em học sinh trong trường tham gia lao
động làm cho môi trường nhà trường luôn sạch sẽ, học sinh khối 11 những tiết thực
hành tham gia nhổ cỏ trong cỏ đậu, tưới nước, trồng cỏ đậu tạo cho khuôn viên nhà
trường vừa có màu xanh của lá vừa có màu vàng của hoa; học sinh gần giũ với tự
nhiên không phải liên tục học những tiết thực hành khô khan trên lớp, yêu lao động
hơn bởi vì nhiều em học sinh giờ nhà chỉ có 1 – 2 con. Các em không phải làm gì


hết bố mẹ làm hết, chỉ có ăn và học, không biết cầm cái chổi quét nhà. Theo
Ăngghen lao động là ranh giới phân biệt giữa con người với động vật. Lao động
giúp con người hình thành nhân cách của bản thân, giúp con người hiểu biết về giá
trị cuộc sống, nâng cao mọi nhận thức của các cá nhân trong nhà trường.
Đối với việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đã huy động mọi nguồn lực
từ ngân sách nhà nước, thu gom ve chai góp phần bảo vệ môi trường bán lấy tiền
của học sinh trong trường để xây dựng công trình thanh niên cấp trường đến việc
vận động từ các mạnh thường quân trong huyện, các cựu học sinh của nhà trường
trong các năm tới. Trường sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất của nhà trường trong các
năm học tiếp theo. Đặc biệt theo đề án của Huyện Xuân Lộc và Sở giáo dục nhà
trường cuối năm 2016 hoàn thành xây dựng trường chuẩn Quốc gia, sẽ được
Huyện và Sở cấp nguồn kinh phí để xây dựng phòng truyền thống, nhà công vụ của
nhà trường; bàn ghế của thư viện. Nhà trường đã làm kế hoạch xin Sở xây dựng
hàng rào cố định thay thế hàng rào kẽm gai, đã được cấp nguồn kinh phí và sẽ
được tiến hành trong năm 2015. Khi có hệ thống tường rào xây gạch sẽ hạn chế tối

đa đất và nước trên đồi trong mùa mưa chảy đổ vào đường nội bộ của trường, giáo
viên dạy thể dục, giáo dục quốc phòng và học sinh in tâm hơn không bị người
ngoài vào quậy phá, đồng thời không làm hỏng các quả bóng chuyền và bóng đá
của học sinh bị đâm vào dây kẽm gai.
Một hiệu quả chung trong các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan
môi trường sư phạm nhà trường tôi đó là nhận thức được nâng lên trong giáo viên,
nhân viên và học sinh nhà trường so với hồi tôi mới tiến hành phân công lao động
giáo viên chủ nhiệm không thoái mái chất vấn lại sao lớp em làm rồi, làm nhiều
vậy; giáo viên dạy nghề cũng không vui vẻ khi phải ra ngoài nắng hướng dẫn học
sinh nhổ cỏ, tưới nước, trồng cây; học sinh cũng không muốn ra ngoài trời sợ nắng;
giáo viên trẻ khi tham gia trồng cỏ đậu trong ngày chủ nhật cũng chất vấn tại sao
thầy không để học sinh làm. Trong năm học vừa qua khi phân công nhiệm vụ giáo
viên và học sinh vui vẻ làm.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài của tôi là một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi
trường sư phạm tại trường THPT Xuân Thọ qua hơn hai năm tiến hành đã mang lại
hiệu quả cao tại đơn vị, sang năm tiếp theo tôi sẽ hoàn thiện những mảnh công việc
còn chưa tiến hành trong những năm qua như trồng cây phía sau sân bóng đá, bóng
chuyền của nhà trường tạo bóng mát cho giáo viên và học sinh dạy và học tập. Các
biện pháp đã tiến hành trong đề tài làm cho ý thức của giáo viên, nhân viên và học
sinh từ bắt buộc sang tự giác trong vấn đề xây dựng cảnh quan môi trường sư
phạm.
Trong phân công lao như cách tôi đã làm thì các trường có thể áp dụng được
như chưa nên phân công cho học sinh khối 10 lao động đầu năm bởi vì chúng ta
chưa làm lễ đón tiếp các em, cứ để các em vào học và lao động sau. Theo tìm hiểu
của tôi đa số các trường trong tỉnh đều thu tiền vệ sinh từ cha me học sinh và thuê


người dọn dẹp, không cho các em lao động nhưng vậy cũng không tốt lắm. Theo
tôi bên cạnh thuê người lao công dọn dẹp vệ sinh cũng cần phân công một năm cho

học sinh khối 12 lao động một lần, khối 10 và 11 lao động vài lần sẽ giúp các em
biết giá trị cuộc sống, hình thành nhân cách của các em. Nhiều em học sinh giờ ở
nhà không biết làm một cái gì chỉ ăn và học do bố, mẹ, ông, bà làm hết. Các em
sướng quen không biết cầm cái chổi quét nhà, cắm nồi cơm. Hãy cho các em lao
động sẽ giúp ích cho các em sau này.
Trong cách xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm như
trường tôi đã làm nhiều trường mới xây dựng, ở vùng sâu, vùng xa có thể áp dụng
không vi phạm các quy định của Bộ giáo dục mà có thể hoàn thiện cơ sở vật chất
và cảnh quan sư phạm nhà trường. Sự chung tay góp sức của nhiều nguồn lực trong
xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan thì sẽ làm nhanh hơn so với trông chờ nguồn
lực từ nhà nước.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu học tập: Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông của trường
cán bộ quản lý TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2013.
- Mẫu hướng dẫn làm sáng kiến kinh nghiệm của Sở giáo dục Đồng Nai năm
học 2013 – 2014.


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : THPT Xuân Thọ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Thọ, ngày 16 tháng 05 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014 - 2015
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan
môi trường sư phạm tại trường THPT Xuân Thọ.

Họ và tên tác giả: NGUYỄN HỮU THU. Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: ………….

- Phương pháp giáo dục 

- Lĩnh vực khác: ……………………

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học,
đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có
hiệu quả 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở

đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)


- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 

Khá 

Đạt 

Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của mình.

Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn
trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác
giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản
sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN

NGUYỄN HỮU THU

XÁC NHẬN CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ




×