Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Quan điểm của sinh viên đh khu vực TP HCM về vấn đề công khai hóa hoạt động mại dâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.93 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài: Quan điểm của sinh viên ĐH khu vực TP.HCM về vấn đề công khai hóa
hoạt động mại dâm.
Chuyên ngành (theo nội dung đề tài): Xã hội học
Danh sách thành viên nhóm nghiên cứu:
Họ và tên
Nguyễn Thụy Thanh Hiền
Nguyễn Thị Tuyết Hương

MSSV
1456090039
1456090050

Email



Đặng Thị Hoàng Ngân

1456090076



Ngô Vũ Hoàng Ngân

1456090078




Hoàng Phượng Vũ

1456090173



MỤC LỤC
I. Giới thiệu đề tài .....................................................................................1
II. Tổng quan tài liệu ..................................................................................4
1. Tình hình mại dâm hiện nay ...........................................................5
2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................5
3. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................6
4. Nhận xét chung ...............................................................................8
III. Nội dung nghiên cứu.............................................................................9
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................9
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................11
3. Mục tiêu của đề tài .........................................................................11
4. Từ khóa ..........................................................................................12
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...............................12
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................12
7. Giả thiết nghiên cứu .......................................................................13
a. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................13
b. Giả thiết nghiên cứu .................................................................14
1


8. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................14
a. Phương pháp luận .....................................................................14
b. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu 14

c. Thang đo ...................................................................................15
9. Danh mục tài liệu tham khảo .........................................................16
10. Thời gian tổ chức thực hiện ...........................................................16
11. Dự trù kinh phí ..............................................................................17
IV. Khảo sát .............................................................................................17
1. Công cụ khảo sát ............................................................................17
2. Bảng hỏi .........................................................................................17
V. Phát hiện .............................................................................................20
VI. Bàn luận .............................................................................................23

Kết luận

28

2


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
NXB

Nhà xuất bản

ĐH

Đại học




Cao đẳng

3


I.

Giới thiệu đề tài
Ngày 21/8/2015, đề xuất thành lập “Phố nhạy cảm” được đặt ra tại Hội nghị giao

ban công tác phòng chống tệ nạn xã hội 2015 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
TP.HCM tổ chức. Vấn đề này gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài về việc
có hay không nên việc thành lập một con phố chuyên hoạt động mại dâm, hay nói cách
khác, công khai hóa hoạt động mại dâm ở Việt Nam.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản… nhiều khu phố
đèn đỏ được cho phép hoạt động. Ở Hàn Quốc, ngành công nghiệp không khói này
đóng góp hơn 4% vào cho tổng GDP quốc gia, một phần thúc đẩy phát triển kinh tế và
chất lượng cuộc sống con người. Tuy mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cũng như quản lí
nhưng khi hoạt động này được công khai sẽ gây không ít những khó khăn đối với các
cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó vẫn có nhiều quốc gia trên thế giới không thừa nhận ngành nghề mại
dâm, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam những người có hành vi mua bán dâm là vi
phạm luật pháp. Tuy nhiên, vì là nhu cầu cơ bản của con người, những hoạt động này
vẫn ngầm diễn ra, len lỏi trong mọi ngóc ngách của xã hội và ngày càng khó kiểm soát.
Dù không phải là vấn đề mới nhưng mại dâm lại là vấn đề đã diễn ra từ lâu và chưa có
hướng giải quyết. Cho đến khi Hội nghị giao ban công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở
TP.HCM đề ra giải pháp là thành lập một con phố mại dâm thì vấn đề này lại một lần
nữa được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Mại dâm là một vấn đề bức thiết và nên được xem xét nghiêm túc. Việc thành lập
một con phố chuyên hoạt động mại dâm là một giải pháp để công khai hóa mại dâm ở

Việt Nam thay vì cấm mại dâm hoạt động này diễn như trong luật pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, mại dâm vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội. Dù luật pháp đã
quy định rõ về hành vi trái luật và mức xử phạt tương ứng, tuy vậy hoạt động này về
lâu dài vẫn ngầm diễn ra và khó kiểm soát. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có thời
mại dâm hầu như không tồn tại do mang nặng tư tưởng Nho giáo và định kiến xã hội.
4


Sau khi đất nước mở cửa hội nhập, Việt Nam ngày càng phát triển và thể hiện trên
nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,…. Xét về trật tự an toàn xã hội, nước ta
đã có nhiều tiến bộ trong phương pháp phòng chống nhưng cùng với các tệ nạn khác,
tệ nạn mại dâm vẫn đang tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ mang lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho các mặt trong xã hội như :


Đối với văn hóa, đạo đức: Hoạt động mại dâm là đi ngược lại với truyền

thống văn hóa lâu đời ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, là đánh mất
những phẩm giá phụ nữ, làm hoen ố bộ mặt quốc gia. Thông qua việc bán dâm,
con người kiếm được đồng tiền một cách dễ dàng mà không hao phí nhiều sức
lao động, nên từ đó mại dâm trở thành nhân tố thúc đẩy chủ nghĩa hưởng thụ,
sự "tiền tệ hóa giá trị đạo đức và nhân phẩm"( Wikipedia). Hoạt động mại dâm
dùng mục đích vật chất để tha hóa những phẩm chất tốt đẹp của con người, biến
con người trở nên đam mê tiền bạc, dục vọng mà bán rẻ thân thể cũng như đạo
đức. Ngoài ra còn dẫn đến hệ lụy liên quan là sụp đổ những giá trị tốt đẹp của xã
hội như hôn nhân, tình yêu và lòng chung thủy.

Đối với kinh tế: Tệ nạn mại dâm trước hết làm tiêu hao một phần ngân
sách của xã hội vào việc giám sát, điều tra, triệt phá các ổ mại dâm, nhà chứa,

…; tổ chức hoạt động phòng tránh mại dâm, xây dựng các trung tâm phục hồi
nhân phẩm,…, ảnh hưởng xấu đến bộ mặt quốc gia từ đó gián tiếp làm giảm
doanh thu của các hoạt động kinh tế liên quan như du lịch, việc kinh doanh nhỏ
của hộ dân.
Đối với y tế, sức khỏe: tệ nạn mại dâm góp phần chủ yếu vào việc lây lan



các bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, lậu mủ, Herpes sinh dục, HPV và
một số bênh liên quan như viêm gan, lao, các tổn thương về thể xác khác như
viêm khớp và dị dạng ở đầu gối, khớp chân, hông, lưng (hậu quả của việc đứng
lâu trên đường phố) cũng rất thường xuyên. Thêm vào đó là viêm bể thận
(pyelitis) và viêm bàng quang (cystitis) mạn tính do nhiễm lạnh, các bệnh tật ở
tử cung và nhiều bệnh khác (Wikipedia). Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh truyền
nhiễm thì người hoạt động mại dâm cũng gặp phải những tổn thương tinh thần
5


như tổn thương tâm lý (trauma) có thể là một hậu quả ở những người bị cưỡng
bức bán dâm mà kết quả có thể là những bệnh như rối loạn nhân cách ranh giới
(borderline personality disorder), rối loạn thần kinh chức năng (neurosis) tình
dục nặng đến mức hoàn toàn mất khả năng cảm nhận bất kỳ một cảm hứng tình
dục cá nhân nào trong lãnh vực riêng tư (Wikipedia).
Cũng do những tác hại mà tệ nạn mại dâm gây ra mà việc công khai mại dâm vẫn
còn nhiều mâu thuẫn như biện pháp này không phù hợp với văn hóa Việt cũng như Nhà
nước ta không đủ khả năng thực hiện và quản lý việc công khai hóa mại dâm. Công
khai hóa mại dâm đồng nghĩa với thừa nhận một phần việc hành nghề mại dâm. Nước
ta là đất nước với nền văn hóa lâu đời, người phụ nữ vốn được đánh giá qua phẩm hạnh
nên hợp pháp hóa mại dâm đồng nghĩa với việc đi ngược lại truyền thống tốt đẹp đó.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mâu thuẫn đó thì việc công khai hóa mại dâm có thể coi

là một hướng đi mới trong việc giảm tệ nạn mại dâm, đưa ra nhiều lợi ích cho xã hội
đặc biệt là những người hoạt động mại dâm như người bán dâm không phải hoạt động
lén lút, chịu sự bóc lột của bọn ma cô, nhà chứa; được hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, an
toàn lao động; hoạt động mại dâm được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu các tệ nạn liên
quan như buôn ma túy, buôn người,..; các cơ sở kinh doanh dịch vụ mại dâm được gom
vào một khu riêng tạo điều kiện cho nhà nước dễ quản lý.
Công khai hay không công khai mại dâm vẫn còn là một câu hỏi còn bỏ ngõ.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có hướng đi phù hợp trong việc hạn chế hoạt động mại
dâm ở Việt Nam. Nếu tiếp tục cấm hoạt động này thì nó vẫn ngầm diễn ra và có thể
còn biến tướng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Ngược lại, nếu công khai, những
vấn đề bức thiết như cách quản lí, vấn đề nhân quyền, danh dự con người,… lại đòi hỏi
được giải quyết một cách thỏa đáng.
Mại dâm hiện tại đang là một vấn đề bế tắc vì chưa có hướng đi thỏa mãn nhân
dân. Tuy nhiên, bế tắc không có nghĩa không giải quyết. Vì vậy, cần thiết có một sự
đồng thuận, thống nhất trong lựa chọn công khai hay không công khai mại dâm ở Việt

6


Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, con người, đặc biệt là với những
người đang hoạt động ở những ngành nghề mại dâm.
Nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Quan điểm của sinh viên khu vực
TP.HCM về vấn đề công khai hóa mại dâm ở Việt Nam” để thể hiện quan điểm của
sinh viên khu vực TP.HCM nói riêng và sinh viên trên cả nước nói chung về việc có
nên hay không việc công khai hóa mại dâm ở Việt Nam. Đối tượng mà đề nghiên cứu
tập trung đến là "quan điểm của sinh viên". Do đó, lợi ích của đề tài mang lại là phản
ánh được một phần quan điểm của bộ phận sinh viên, nói lên được tiếng nói riêng của
sinh viên trong việc tham gia, đóng góp ý kiến cho chính sách mới của nhà nước, tạo
điều kiện, cơ sở cho những nghiên cứu sau này về quản lí mại dâm. Sinh viên là những
người có học thức, có được sự hiểu biết nhất định cho nên cái nhìn của họ về đề tài, về

quan điểm cũng có nhiều góc độ, nhiều khía cạnh đa dạng. Điều này có ý nghĩa quan
trọng trong việc có được sự đồng thuận, thống nhất chung của một bộ phận nhân dân
trong việc đi tìm hướng giải quyết đúng đắn, phù hợp để giảm thiểu việc lan tràn vô tổ
chức của hoạt động mại dâm hiện nay.
II.

Tổng quan tài liệu
Công khai hóa hoạt động mại dâm là đề tài đã được đem ra thảo luận rất nhiều.

Tuy nhiên, vì là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều mặt của cuộc sống, vấn đề này
vẫn còn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Bàn về mại dâm, các nhà nghiên cứu đã đề
cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, tuy vậy, đối với công khai hóa mại dâm ở Việt
Nam, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào đánh giá về chúng. Sau
đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến công khai hóa hoạt
động mại dâm.
1. Tình hình mại dâm hiện nay

Mại dâm đã tồn tại từ rất lâu, có tính chất phức tạp và hiện đang gia tăng. Gái mại
dâm không chỉ hoạt động trong một địa bàn mà còn chuyển từ địa bàn này sang địa bàn
khác, thậm chí còn có hoạt động mua bán trẻ em và phụ nữ ra nước ngoài bán dâm.

7


Có rất nhiều hoạt động trá hình như ở các quán ăn, vũ trường, các tiệm cắt tóc, họ
sử dụng công nghệ cao như thông qua internet, các trang mạng xã hội (facebook...), có
yếu tố nước ngoài dẫn đến khó kiểm soát, gây mất trật tự cộng đồng.
Dẫn chứng bà Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển
cộng đồng (SCDI) cho biết, theo kết quả sơ bộ nghiên cứu của SCDI thì tình trạng mại
dâm đã xuất hiện “yếu tố” nước ngoài. 42% người hoạt động mại dâm đã từng có

khách là người nước ngoài, 3% thường xuyên có khách nước ngoài. Trong đó, người
bán dâm ở TP.HCM có khách nước ngoài nhiều nhất (59%), Hà Nội ít hơn (33%) và
Hải Phòng ít nhất (11%).
Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng người nước ngoài bán dâm ở TP.HCM. Sau các
can thiệp ở công viên 23/9 - TP.HCM, những người gốc Phi bán dâm ở khu vực này
phần lớn đã về nước hoặc lẩn khuất trong khu phố “Tây”. Tại các khu phố này, hiện
tượng phụ nữ bán dâm, chuyển giới và nam bán dâm đã “tìm kiếm cơ hội” quan hệ tình
dục và kiếm tiền từ khách du lịch…
(Nguồn: />2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong nghiên cứu “Hoạt động điều tra tội phạm tổ chức mại dâm tại Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào” của tác giả Đuông Đi Vông Đa La, năm 2008, mặc dù đưa ra
được những nhận xét đánh giá về tình hình tội phạm tổ chức mại dâm ở Lào từ 2000
đến 2006, rút ra được những đặc điểm hình sự của loại tội phạm này với những nét đặc
trưng và xem xét đánh giá được thực trạng hoạt động điều tra vụ án tổ chức mại dâm
của lực lượng CSĐT-HS Bộ An Ninh Lào. Tuy nhiên tác giả cũng khẳng định rằng đây
là “hiện tượng xã hội tiêu cực, đặc biệt mang tính lịch sử, pháp lý và giai cấp. Trong
điều kiện hiện nay việc loại trừ hoàn toàn ngay tội phạm này là một vấn đề hết sức
phức tạp, khó khăn, không thể một sớm một chiều.”
Từ nghiên cứu cho thấy, hoạt động mại dâm xuất hiện rất nhiều và lâu đời, mặc
dù có nhiều biện pháp, nhiều công trình tổ chức điều tra, đánh giá đưa vào thực tiễn tuy
nhiên vẫn không thể loại trừ hoàn toàn được loại tội phạm này. Vì vậy, muốn quản lý
8


tốt hay kiểm soát vi phạm tràn lan của hoạt động mại dâm như hiện nay, thật sự cần
xem xét đến chuyện có hay không việc công khai hóa hoạt động mại dâm để dễ dàng
quản lý hoạt động này.
3. Tình hình nghiên cứu trong nước


Ở đề tài “Thực trạng nhiễm HIV và mối liên quan đến một số bẹnh lây truyền qua
đường tình dục, hành vi tình dục, sử dụng ma túy ở gái mại dâm tại Hà Nội” - luận án
tiến sĩ y học của Nguyễn Văn Khanh, năm 2009, tác giả nêu lên thực trạng mại dâm
trên thế giới và ở Việt Nam (cụ thể là Hà Nội); xác định được tỷ lệ nhiễm HIV và các
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng như xác định có mối liên quan giữa một số
yếu tố nguy cơ với tỷ lệ nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở gái mại dâm
tại Hà Nội.
Qua nghiên cứu, ta thấy rằng, vì không thể ngăn cản cũng không có cách kiểm
soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng như hoạt động mại dâm, nên hoạt
động cần được đưa vào quản lý, nhờ vậy không những thắt chặt được an ninh mà còn
kiểm soát được tình hình bệnh lây diễm qua đường tình dục.
“Xã hội học về giới và phát triển” – của Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mĩ Lộc,
tác giả đã chỉ ra nhóm gái mại dâm và nhóm tiêm chích ma túy là nhóm có nguy cơ
nhiễm mắc HIV/SIDA cao, số gái mại dâm dùng bao cao su chiếm tỉ lệ chưa đến 50%
dù có hiểu biết về đường lây lan, chỉ có khoảng 20% gái mại dâm tin là học có thể bị
mắc SIDA do phải tiếp nhiều loại khách hàng khác nhau.
Trong luận án “Tệ nạn mại dâm-thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa”- Trần Hải Âu, Luận án tiến sĩ luật học - Hà Nội 2004 - NXB: Bộ giáo
dục và đào tạo, Bộ CA, Học viện cảnh sát nhân dân, tác giả tập trung đưa ra các giải
pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm trên các cơ sở như:
-

Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
về phát triển kinh tế xã hội và phòng ngừa tệ nạn mại dâm.

9


Đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, lấy phòng ngừa và các biện pháp


-

phồng chống làm cơ bản, khắc phục nhanh chóng và kịp thời những nguyên
-

nhân, điều kiện lây lan và phát triển của mại dâm.
Nâng cao hiện quả quản lí kinh tế xã hội của nhà nước, xây dưng mội trường

-

lành mạnh cho con người được phát triển toàn diện.
Phòng ngừa mại dâm có kế hoạch triển khai trên các cấp ngành.
Đổi mới thực hiện chính sách xã hội, công tác tuyên truyền giáo dục, vận động
xây dựng xã phường gia đình không có tệ nạn. Giáo dục người phạm tội giúp họ
hoàn lương ngừa việc họ vi phạm lại, cải tiến pháp luật hoàn thiện về phòng
chống tệ nạn mại dâm.
Giải pháp nâng cao: Củng cố hiệu quả hoạt động lực lượng chuyên trách, phối

-

hợp các cơ quan chức năng…, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng công
an phòng ngừa tệ nạn mại dâm, tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa tệ
nạn mại dâm.
Ở nghiên cứu “Vấn đề mại dâm qua cái nhìn của sinh viên công tác xã hội” -Đề
tài nghiên cứu khoa học của Bộ môn Công tác Xã hội -2/5/2008, nhóm nghiên cứu
nhận thấy nghiên cứu trên đã khái quát thực trạng mại dâm ở Việt Nam qua khái niệm
về mại dâm, những số liệu thống kê cụ thể về vấn nạn này cũng như nguyên nhân chủ
quan khách quan của việc phát sinh tệ nạn mại dâm. Bên cạnh đó, nghiên cứu trên còn
cung cấp những thông tin thực tế về cái nhìn, nhận thức của sinh viên Công tác xã hội
đối với tệ nạn mại dâm, đồng thời thể hiện thái độ của sinh viên với những chị em hành

nghề.
4. Nhận xét chung

Qua một quá trình đọc và nghiên cứu các tài liệu trên nhóm nhận thấy những
nghiên cứu trên đa phần đều chỉ ra mại dâm là nguyên do dẫn đế các tệ nạn xã hội, là
nguồn gốc của các bệnh tình dục như HIV/AIDS, là tệ nạn xã hội khó loại bỏ. Các
nghiên cứu còn đưa ra những ý kiến về giải quyết, phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động
mại dâm trong và ngoài nước.
Nhóm phát hiện ra, các tác giả mới chỉ nói về những hậu quả, tác hại, nguy cơ lây
nhiễm bệnh của hoạt động mại dâm mà chưa đề cập đến những vấn đề công khai hóa
10


hoạt động mại dâm cũng như việc quản lí hoạt động mại dâm. Những nghiên cứu này
đa phần chỉ tập trung đến phần phòng chống tệ nạn mại dâm chứ chưa đề ra những
phương án sát sao, phù hợp với tình hình gần nhất hiện nay. Vì hiện nay, một số trung
tâm phục hồi nhân phẩm đã bị hủy bỏ nên người hoạt động mại dâm không có nơi để
làm bước đệm từ đó tái hòa nhập với cộng đồng; bên cạnh đó số lượng người hành
nghề mại dâm là rất lớn nhưng lại không có điều kiện để khám sức khỏe và trang bị
kiến thức y tế để phòng ngừa các căn bệnh khi hoạt động mại dâm, ngoài ra với số
lượng lớn người hành nghề mại dâm nếu không được quản lý chặt thì sẽ dẫn đến các tệ
nạn khác như nạn buôn người hay người nước ngoài trà trộn vào Việt Nam hành nghề
mại dâm,..
Các nghiên cứu cũng chưa bàn tới vấn đề công khai hóa hoạt động mại dâm mà ở
đây nhóm chúng tôi sẽ đi sâu và nghiên cứu về vấn đề này. Ở những nghiên cứu trước
đó, việc công khai hóa hoạt động mại dâm chỉ được nhắc sơ qua qua ý kiến của tác giả
như là một phần để quản lí hoạt động mại dâm chứ chưa được phân tích rõ cách quản
lí, và công khai như thế nào cho dễ dàng quản lí. Thậm chí có những nghiên cứu không
hề đề cập tới vấn đề này vì họ cho rằng mại dâm là tệ nạn cần phải loại bỏ chứ không
phải là phát triển nó theo một hình thức nào đó.

III.
Nội dung nghiên cứu
1. Lý do chọn đề tài

Mại dâm đã tồn tại từ lâu, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặc dù,
nhiều quốc gia đã đưa ra các luật cấm hoạt động mại dâm để phòng chống, đẩy
lùi tệ nạn này, song song đó cũng có rất nhiều quan điểm,bài báo, nghiên cứu
chỉ ra những mặt xấu, những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sức khỏe, truyền
thống đạo đức do mại dâm tác động đến. Tuy nhiên, cho đến bây giờ nạn mại
dâm vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, cùng với đó là sự biến tướng trong cách
thức hoạt động cũng làm cho mại dâm ngày một gia tăng.
Ở Việt Nam, mặc dù đã tích cực phòng chống nạn mại dâm nhưng nó vẫn
không hề thuyên giảm thậm chí càng khó kiểm soát hơn. Không những thế, hoạt
động mại dâm bây giờ còn lan tràn trong giới người mẫu, diễn viên, hoa hậu,...
11


khiến cho dư luận bức xúc và không có cái nhìn thiện cảm đối với mại dâm
cũng như những người hoạt động mại dâm.
Nước ta là một nước mang đậm truyền thống phương Đông, đề cao nhân
phẩm, giá trị đạo đức của con người, và dù có hòa nhập với thế giới nhiều bao
nhiêu thì bản sắc ấy vẫn giữ được một cách nguyên vẹn, cho nên vấn đề mại
dâm dù đã tồn tại lâu ở Việt Nam, nhưng nó vẫn không được chấp nhận, và cần
phải loại trừ. Thậm chí, lãnh tụ Lê-nin cũng đã từng ví von hoạt động mại dâm
chẳng khác nào là "uống nước cống".
Tuy vậy, hiện nay nhiều quốc gia trên giới đã cho phép mại dâm hoạt động
nhưng vẫn dưới sự quản lí của nhà nước, bởi lợi nhuận mà nền công nghiệp
không khói này đem lại là không hề nhỏ, cùng với đó là do quan điểm, chủ
trương chính sách của mỗi nhà nước khác nhau nên hoạt động mại dâm cũng
được nhìn nhận và quản lí khác nhau.

Tuy mại dâm là một vấn đề nhạy cảm khó nói, nhưng cần phải được quan
tâm chú trọng một cách thấu đáo, kỹ lưỡng vì mại dâm cũng là một trong những
nguyên nhân làm phát sinh các bệnh xã hội mà điển hình là HIV/AIDS và là
khởi nguồn cho những tệ nạn xã hội khác gây ảnh hưởng đến đời sống của cộng
đồng.
Trên thế giới có ba nhóm quan điểm chính đối với hoạt động mua bán mại
dâm:
- Xem mại dâm là một nghề nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.
- Không xem mại dâm là một nghề mà là một hiện tượng xã hội tồn tại ngoài
-

ý muốn của nhà nước và xã hội nên không thể triệt tiêu được.
Xem mại dâm là bệnh hoạn xã hội, biểu hiện những sai lệch về chuẩn mực
đạo đức và hủy hoại kỷ cương xã hội nên phải phòng ngừa và ngăn chặn.
Ở Việt Nam, mại dâm không được xem là một nghề, nên phải xóa bỏ tệ

nạn này dưới bất kì hình thức nào. Từng bước phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi
nạn mại dâm.
Chính vì nhu cầu bức thiết, cấp bách là giảm thiểu vấn nạn mại dâm, làm
cho lối sống con người ngày một trong sạch và lành mạnh hơn, mà trong các
cuộc họp, hội nghị đã có nhiều ý kiến, nhiều giải pháp đưa ra trong đó có ý kiến
12


đề cập đến việc công khai hóa mại dâm, xem đó như là một nghề, tập trung lại
một địa bàn quản lí, nhưng vẫn chỉ là đề xuất bởi sự việc nào cũng có nhiều khía
cạnh của nó, mặt tốt thì có thể thấy thấy rõ là công tác quản lí mại dâm có thể dễ
dàng, cùng với đó là khâu chăm sóc sức khỏe, đời sống cho những người hành
nghề mại dâm sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên, ta cũng không thể lường trước
được những điều bất cập mà công khai hóa mại dâm sẽ đưa đến.

Đối tượng sinh viên mà nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát là sinh viên
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Lí do chúng tôi chọn đối tượng này vì sinh
viên là lực lượng tri thức trẻ, có nhiều suy nghĩ mới; bên cạnh đó, nhóm nghiên
cứu chọn đối tượng này để tạo tình khái quát, khách quan cho việc khảo sát.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chọn địa bàn khảo sát là thành phố Hồ Chí Minh do
đây là địa bàn tệ nạn mại dâm diễn ra mạnh mẽ, đối tượng hoạt động mại dâm
đa dạng.
Đây chính là lí do mà nhóm nghiên cứu quyết định đề tài này, không chỉ là
khảo sát để lấy ý kiến mà còn thông qua kết quả đó có thể biết được mức độ
quan tâm của một bộ phận sinh viên, giới trẻ nói riêng về vấn đề mại dâm cũng
như công khai hóa mại dâm như thế nào. Đồng thời, với kết quả mà nhóm
nghiên cứu thực hiện được hi vọng sẽ đóng góp một phần thông tin, ý kiến cho
các vấn đề xung quanh công khai hóa mại dâm.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học:
Nêu lên quan điểm của sinh viên về vấn đề công khai hóa hoạt động mại
dâm, tạo điều kiện cho những nghiên cứu sau này về quản lý mại dâm.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Hỗ trợ đóng góp ý kiến của sinh viên cho những nhà quản lý về việc có
-

hay không nên công khai hóa hoạt động mại dâm.
Nêu lên những hiệu quả và bất cập trong việc công khai hóa hoạt động

mại dâm.
3. Mục tiêu của đề tài
- Đây là một vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều nên chúng nhóm nghiên cứu
thực hiện khảo sát để tìm ra ý kiến nào chiếm đa số trong đối tượng sinh viên
13



làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng để có hướng giải quyết
-

phù hợp.
Khảo sát quan điểm của sinh viên về vấn đề có nên công khai hoạt động mại

-

dâm hay không.
Tìm hiểu về những hiệu quả và bất cập trong việc hợp pháp hóa mại dâm ở

-

Việt Nam.
Mang tiếng nói riêng của sinh viên trong việc tham gia góp ý và giám sát

chính sách mới của nhà nước
4. Từ khóa
Thuật ngữ
- Mại dâm: Là hành vi mua dâm, bán dâm, thực hiện dịch vụ quan hệ tình dục
trên cơ sở mua bán.
Còn theo Từ điển Xã hội học Oxford (Mại dâm, nghiên cứu xã hội học về
(Prostitution, sociological studies of): trang 354) thì Mại dâm là việc cung
cấp những lạc thú tình dục đổi lấy tưởng thưởng tài chính. Thuật ngữ này
bao hàm hành vi mại dâm của phụ nữ với nam giới, nhưng mại dâm nam,
-

đặc biệt dành cho khách hàng nam giới cũng không phải là hàng hiếm.

Hoạt động mại dâm: là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm,

-

bán dâm.
Công khai hóa: là khái niệm thể hiện sự công khai, minh bạch, làm rõ một
vấn đề gì đó.
Theo từ điển Xã hội học Oxford (Mại dâm, nghiên cứu xã hội học về
(Prostitution, sociological studies of): trang 354) thì Hợp pháp hóa để cập
tới quá trình mà qua đó quyền lực không chỉ được thiết chế hóa mà quan
trọng hơn, nó được gán cho một nền tảng đạo đức. Tính hợp pháp (hay uy
quyền) là những gì phù hợp với sự phân phối quyền lực ổn định khi nó được

coi là có hiệu lực.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khu vực TP.HCM
- Khách thể nghiên cứu: quan niệm của sinh viên về vấn đề công khai hóa
hoạt động mại dâm
- Phạm vị nghiên cứu: khu vực TP.HCM
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

14


-

Tìm hiểu thực trạng nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của việc công khai
hóa hoạt động mại dâm:
+ Thông qua khảo sát từ đó rút ra quan điểm của người dân về việc công
khai hóa hoạt động mại dâm trong nước.

+ Tình dục được coi là một nhu cầu, là bản năng của con người nhằm thõa
mãn nhu cầu và bảo đảm sự sinh tồn của con người, đó là nhu cầu tự nhiên
và chính đáng.
+ Hoạt động mại dâm được coi là hoạt động trái pháp luật, bị pháp luật Việt
Nam ngăn cấm. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn đang phát triển dưới nhiều
hình thức, khó kiểm soát, và những tác hại, hệ lụy của nó mang lại cũng
ngày càng nhiều. Ví dụ như: cưỡng hiếp, hiếp dâm, bạo hành tình dục,...
+ Một số quốc gia phương Tây đã tiến hành công khai hóa hoạt động mại
dâm, song, với những nước phương Đông như Việt Nam hoạt động này lại
được xem như một vấn đề nhạy cảm, không thể đưa ra một quyết định cụ thể
có hay không nên trong việc công khai hoạt động mại dâm.
+ Xem xét việc công khai hóa hoạt động mại dâm để có thể dễ dàng hơn
trong việc quản lí, kiểm soát và phòng tránh những hệ lụy những tệ nạn xã

-

hội.
Tìm hiểu mức độ quan tâm và ý kiến của sinh viên về việc công khai hóa

-

hoạt động mại dâm.
Tiến hành phỏng vấn sâu để tìm hiểu và đưa ra kết luận về quan điểm và ý

-

kiến của người dân về công khai hoạt động mại dâm.
Tổng hợp các ý kiến để đánh giá được hiệu quả và bất cập mà công khai hóa

mại dâm mang lại.

7. Giả thiết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Sinh viên có những quan điểm như thế nào về hoạt động mại dâm? Có
những suy nghĩ như thế nào về những người hành nghề mại dâm?
2. Họ có biết về những bất cập trong khâu quản lý các hoạt động mại dâm?
3. Sinh viên có suy nghĩ gì về việc công khai hóa hoạt động mại dâm ? Vì sao
sinh viên lại có những suy nghĩ như thê?
4. Sẽ có những thay đổi gì khi công khai hoá các hoạt động mại dâm?
b. Giả thiết nghiên cứu:

15


Trong số những sinh viên được phỏng vấn sẽ có nhiều ý kiến đồng ý với việc
công khai hóa các hoạt động mại dâm với suy nghĩ việc công khai các hoạt động
mại dâm sẽ giúp cho việc quản lý của các cơ quan chức năng dễ dàng hơn, dễ
kiểm soát hơn; các vấn đề tiêu cực liên quan đến hoạt động mại dâm có thể
được giảm bớt.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu thu thập những thông tin trái chiều về việc
công khai hóa mại dâm để từ đó khái quát nên những bất cập của vấn đề này.
Khi hoạt động mại dâm được công khai hóa nghĩa là, mại dâm được xem
như một nghề và người bán dâm là người lao động. Khi đó, người bán dâm sẽ
được nhà nước bảo hộ bằng các quy định của pháp luật, họ cũng sẽ có quyền và
nghĩa vụ, được đối xử bình đẳng như những người lao động khác.
8. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp luận:

Dựa trên thực trạng mại dâm ở Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu tiến
hành thu thập thông tin, dư luận xã hội về tệ nạn mại dâm hiện nay thông qua
báo chí, internet,… tìm hiểu các phương pháp quản lý mại dâm trên thế giới

cũng như ưu khuyết của chúng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn thu thập thông
tin kết quả từ những nghiên cứu trước đây để rút kinh nghiệm đồng thời đề ra
tính mới của đề tài.
b. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu là:
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp khảo sát
c. Thang đo: định tính và định lượng
9. Danh mục tài liệu tham khảo
1. “Nạn mãi dâm”, nhiều tác giả, NXB TP.HCM: Ban Khoa học Xã hội Thành
ủy, năm 1990.
2. “Đặc điểm nhân cách của gái mại dâm và định hướng giải pháp giáo dục”,
tác giả Lê Thị Hà, NXB Viện Khoa học Giáo dục, năm 2003.
3. “Tệ nạn mại dâm-thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng

ngừa”- Trần Hải Âu, Luận án tiến sĩ luật học - Hà Nội 2004 - NXB: Bộ giáo
dục và đào tạo, Bộ CA, Học viện cảnh sát nhân dân.
16


4. “Mại dâm: thực trạng nghiên cứu và giải pháp ngăn ngừa” - phần 1, phần 2

của tác giả Trần Hàn Giang, xuất bản năm 2003 – 2004.
5. “Hoạt động điều tra tội phạm tổ chức mại dâm tại Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào”, luận án tiến sĩ của tác giả Đuông Đi Vông Đa La, năm 2008.
6. “Vấn đề mại dâm qua cái nhìn của sinh viên công tác xã hội” -Đề tài nghiên
cứu khoa học của Bộ môn Công tác Xã hội -2/5/2008.
7. “Thực trạng nhiễm HIV và mối liên quan đến một số bẹnh lây truyền qua


đường tình dục, hành vi tình dục, sử dụng ma túy ở gái mại dâm tại Hà
Nội”, luận án tiến sĩ y học của tác giả Nguyễn Văn Khanh, năm 2009.
8. “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vị hỗ trợ về phòng

chống HIV/AIDS của phụ nữ mại dâm tại TP.HCM” – luận văn thạc sĩ của
tác giả Nguyễn Thị Huệ, NXB trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGTP.HCM,
xuất bản năm 2012.
9. “Những vấn đề cần biết về ma túy và các tệ nạn xã hội”, NXB Lao động,
năm 2012.
10. “Xã hội học về giới và phát triển” – của tác giả Lê Ngọc Hùng và Nguyễn

Thị Mĩ Lộc.
10. Thời gian tổ chức thực hiện
- 25/9 – 29/9/2015: Tìm kiếm đề tài nghiên cứu.
- 30/9 – 06/10/2015: Đọc tài liệu làm tổng quan cho đề tài nghiên cứu.
- 06/10 – 09/10/2015: Hoàn thiện đề cương chi tiết.
- 10/10/2015: Giáo viên nhận xét đánh giá đề tài lần 1.
- 11/10 – 19/10/2015: Chỉnh sửa đề tài theo nhận xét của giáo viên, đọc tài
liệu làm lại phần tổng quan.
- 19/10 – 23/10/2015: Hoàn thiện đề cương chi tiết.
- 26/10 – 6/11: Tiến hành khảo sát thử.
- 6/11 – 15/11: Tiến hành khảo sát chính thức.
- 7/11 – 21/11: Tổng hợp kết quả khảo sát và phân tích số liệu.
- 21/11 – 15/12: Viết báo cáo khảo sát cho đề tài.
- 15/12 – 20/12: Chỉnh sửa báo cáo, viết giới thiệu cho bài báo cáo.
- 20/12 – 10/1: Chỉnh sửa chung đề tài.
11. Dự trù kinh phí
STT Nội dung
1

In tài liệu
2
Di chuyển

Số lượng
10
40
Tổng:

Đơn giá
8000
2000

Thành tiền
80000
80000
160000 đồng
17


IV.
-

Khảo sát
1. Công cụ khảo sát
Công cụ khảo sát: khảo sát online qua google form.
Số lượng mẫu: 50 mẫu từ sinh viên các trường ĐH khu vực thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Bảng hỏi


Khảo sát quan điểm của sinh viên khu vực TP.HCM về vấn đề công khai hóa hoạt
động mại dâm
Xin chào bạn!
Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
TP.HCM. Hiện tại, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Quan điểm của sinh viên khu vực
TP.HCM về vấn đề công khai hóa hoạt động mại dâm”.
Đề tài nhằm mục đích khảo sát quan điểm của sinh viên về vấn đề công khai hóa mại
dâm hiện nay ở Việt Nam nhằm đóng góp quan điểm của giới trẻ nói chung trong việc
tham gia giám sát những chính sách của nhà nước.
Tất cả những thông tin cá nhân bạn cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu. Trong bảng khảo sát này không có câu trả lời đúng hay sai,
những đóng góp của bạn sẽ là nguồn thông tin quý báu và vô cùng ý nghĩa cho nghiên
cứu của tôi.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của bạn!
1. Giới tính của bạn?

 Nữ
 Nam
 Giới tính thứ 3
2. Bạn là sinh viên của trường?
.............................................................................................................................
3. Mức độ quan tâm của bạn về mại dâm hiện nay?
1
Ít quan
tâm

2

3


4

5
Cực kì
quan
tâm
18


4. Bạn biết đến thực trạng mại dâm hiện nay qua những phương tiện nào?

 Báo chí
 Mạng xã hội
 TV
 Bạn bè, người thân
 Khác (nêu rõ):
5. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của mại dâm đến các mặt sau:

Không
ảnh
hưởng

Ảnh
hưởng ít

Ảnh
Ảnh
hưởng
hưởng
tương đối nhiều


Cực kì
ảnh
hưởng

Văn
hóa
Y tế
Giáo
dục
Kinh tế
6. Theo bạn, mại dâm ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm đến việc xuất hiện các tệ

nạn liên quan?
...............................................................................................................
7. Qua thông tin về mại dâm mà bạn đã biết, theo bạn giữa người mua dâm và
người bán dâm, ai góp phần nhiều hơn đến sự lan tràn mạnh mẽ của tệ nạn
mại dâm như hiện nay?
 Người mua dâm
 Người bán dâm
 Cả hai như nhau
 Khác (nêu rõ): ................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
8. Qua thông tin về mại dâm mà bạn đã biết, theo bạn giữa người mua dâm và
người bán dâm, ai là người nên bị xử phạt nặng hơn trong trường hợp này?
 Người mua dâm
 Người bán dâm
 Cả hai như nhau
 Khác (nêu rõ): ................................................................................

...............................................................................................................
19


...............................................................................................................
9. Về công khai hóa mại dâm, bạn tán thành phương án nào?
 Công khai hóa các hoạt động mại dâm tại một khu vực nhất định, người
mua dâm phải đóng thuế, người bán dâm chịu sự quản lý của nhà nước về
hoạt động mại dâm, hỗ trợ về dịch vụ y tế.
 Chỉ công khai hóa, quản lý những hoạt động nhạy cảm, còn hành vi mại
dâm không được công khai và bị nghiêm cấm như cũ.
 Khác (nêu rõ): ................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
10. Theo bạn, có nên công khai hóa mại dâm hay không?
 Có
 Không
11. Lý do cho câu trả lời của bạn ở câu số 10?
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
V.

Phát hiện
1. Về vấn đề ai là người góp phần nhiều hơn vào sự lan tràn của tệ nạn mại
dâm.


Người mua dâm
Người bán dâm
Cả hai góp phần như
nhau

Số lượng
20
3
27

Tỉ lệ phần trăm
40%
6%
53%

2. Về vấn đề quan điểm của sinh viên về vấn đề xử phạt người mua dâm,

người bán dâm.
Người mua dâm
Người bán dâm
Cả hai như nhau
Người tổ chức mại dâm
Nên xử phạt linh động

22
7
19
1
1


44%
14%
38%
2%
2%
20


tùy theo từng trường hợp
3. Về quan điểm của sinh viên về công khai hóa hoạt động mại dâm

Chỉ công khai hóa, quản lý những
hoạt động nhạy cảm, còn hành vi
mại dâm không được công khai và
bị nghiêm cấm như cũ.
Công khai hóa các hoạt động mại
dâm tại một khu vực nhất định,
người mua dâm phải đóng thuế,
người bán dâm chịu sự quản lý
của Nhà nước về hoạt động mại
dâm, được hỗ trợ về dịch vụ y tế.
Không nên công khai hóa hoạt
động mại dâm
Công khai hóa hoạt đông mại dâm
của người bán dâm nhưng phải giữ
bí mật danh tính cho họ, người
trên 20 tuổi và độc thân mới được
phép mua dâm và cà hai đối tượng
người mua dâm và bán dâm phải
được kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nhận thấy tác hại của tệ nạn mại
dâm nhưng chưa hiểu được mục
đích của việc công khai hóa mại
dâm

18

36%

28

56%

2

4%

1

2%

1

2%

4. Quan điểm của sinh viên về việc có nên công khai hóa mại dâm


Không


26
24

52%
48%

5. Nguyên nhân sinh viên lựa chọn cho từng phương án trên



Dễ
Bảo vệ cho
quản lý người bán
dâm
về
nhiều mặt
như y tế,
HIV/AIDS

Góp
Giảm các tệ
phần
nạn xã hội
vào
các
lợi ích
khác
21



12
46%
Không
phù
hợp
với
truyền
thống
Việt
Nam

phươn
g Đông

trong
, bọn ma xã hội
cô, quyền như
lợi
hoạt kinh
động,..
tế, y
tế,..
7
3
4
27%
12%
15%
Khó quản Khôn Ảnh hưởng


g cần xã hội trên
thiết
nhiều mặt
như: y tế,
giáo dục,
HIV/AIDS,..
.

Tạo

hội
phát
sinh
các
tệ
nạn

hội
khác

Khôn
g

VI.

8

1

2


8

33,3%

4,25%

8,3%

33,3%

2
8,3
%

Mại
dâm

bản
khôn
g tốt

công
khai
hóa
mại
dâm
khôn
g ổn
trong

tình
hình
đất
nước
hiện
nay
2
8,3%

Nhà
nước
không
đủ
điều
kiện
thực
hiện
biện
pháp
trên

1
4,25
%

Bàn luận

Trong quá trình thực hiện khảo sát thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được
ý kiến của sinh viên khu vực TP.HCM về vấn đề công khai hóa mại dâm ở Việt Nam
như sau:


22


-

Về việc khảo sát mức độ quan tâm của 50 sinh viên về tệ nạn mại dâm, thang đo
nhóm thực hiện là thang đo khoảng cách (từ 1 đến 5) và số điểm trung bình tính
được là 3,12. Điều này cho thấy mức độ sinh viên quan tâm tệ nạn mại dâm chỉ

-

nằm ở mức trung bình.
Sau khảo sát với 50 sinh viên thì nhóm nghiên cứu thấy rằng đa số sinh viên đều
có quan tâm tới vấn đề mại dâm hiện nay, nguồn tiếp cận thông tin chủ yếu của

-

các bạn là mạng xã hội.
Đa số các bạn đều cho rằng mại dâm ảnh hưởng từ tương đối đến nhiều tới các
mặt của xã hội (mức độ ảnh hưởng từ 38 – 56%). Cụ thể là:
+ Đối với kinh tế, chiếm tỷ lệ cao nhất là 38% sinh viên cho rằng tệ nạn mại
dâm ảnh hưởng tương đối đến lĩnh vực này.
+ Đối với văn hóa, chiếm tỷ lệ cao nhất là 38% sinh viên cho rằng tệ nạn mại
dâm ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực này.
+ Đối với giáo dục, chiếm tỷ lệ cao nhất là 46% sinh viên cho rằng tệ nạn mại
dâm ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực này.
+ Đối với y tế, chiếm tỷ lệ cao nhất là 56% sinh viên cho rằng tệ nạn mại dâm

-


ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực này.
Có 40% sinh viên cho rằng người mua dâm góp phần nhiều hơn vào việc lan
tràn tệ nạn mại dâm, 53% cho rằng cả người mua dâm và bán dâm đều góp phần
làm lan tràn tệ nạn mại dâm và chỉ 6% cho rằng người bán dâm là nguyên nhân
làm lan tràn tệ nạn mại dâm. Điều này cho thấy, theo quan điểm của 50% sinh
viên khảo sát, chỉ một số ít họ cho rằng người mua dâm là nguyên nhân lan tràn
tệ nạn mại dâm, vì vậy để làm giảm sự lan tràn tệ nạn mại dâm thì nên xem xét
đến các khía cạnh khác chứ không nên quy hoàn toàn trách nhiệm vào người

-

bán dâm.
Có 44% sinh viên cho rằng nên xử phạt người mua dâm, 14% xử phạt người
bán dâm và 38% sinh viên thì cho rằng nên xử phạt cả hai, số còn lại thì cho
rằng nên xử phạt người tổ chức mua bán dâm hoặc xử phạt linh động theo tình
hình. Kết quả cho thấy theo quan điểm của 50 sinh viên được khảo sát, để giảm
tệ nạn mại dâm nên có nhiều hình thức xử phạt linh động theo từng đối tượng,
các biện pháp phòng tránh tệ nạn mại dâm cũng nên thay đổi phù hợp với tình
23


trạng mại dâm hiện nay chứ không nên tập trung xử phạt người bán dâm như
-

trước đây.
Về vấn đề quan điểm của sinh viên về khái niệm “Công khai hóa hoạt động mại
dâm” 56% sinh viên cho rằng “Công khai hóa các hoạt động mại dâm tại một
khu vực nhất định, người mua dâm phải đóng thuế, người bán dâm chịu sự quản
lý của Nhà nước về hoạt động mại dâm, được hỗ trợ về dịch vụ y tế”. Đây là

cách hiểu của đa số sinh viên về khái niệm “Công khai hóa hoạt động mại dâm”
cũng như là câu trả lời mà đối tượng sinh viên đóng góp vào luồng ý kiến chung

-

về khái niệm này.
Quan điểm của sinh viên có nên công khai hóa hoạt động mại dâm hay không,
có 52% sinh viên đồng ý với quan điểm này và 48% không đồng ý.
Trong 52% sinh viên đồng ý, lý do họ đưa ra là:
1. 46% cho rằng: Dễ quản lý.
2. 27% cho rằng: Bảo vệ cho người bán dâm về nhiều mặt như y tế, HIV/AIDS,
bọn ma cô, quyền lợi hoạt động,..
3. 12% cho rằng: Góp phần vào các lợi ích khác trong xã hội như kinh tế, y tế,

4. 15% cho rằng: Giảm các tệ nạn xã hội.

Kết quả cho thấy, đa số sinh viên được khảo sát cho rằng nguyên nhân nên công khai
hóa mại dâm trước hết để dễ quản lý, ngoài ra còn bảo vệ quyền lợi cho người bán dâm
về các mặt khác cũng như góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội, hỗ trợ các lĩnh vực
khác.
-

Trong 48% sinh viên không đồng ý với quan điểm công khai hóa hoạt động mại
dâm, lý do họ đưa ra là:
1. 33.3% cho rằng: Không phù hợp với truyền thống Việt Nam, phương Đông.
2. 4,25% cho rằng: Khó quản lý.
3. 8,3% cho rằng: Không cần thiết.
4. 33,3% cho rằng: Ảnh hưởng xã hội trên nhiều mặt: y tế, văn hóa, giáo dục,

5. 8,3% cho rằng: Tạo cơ hội phát sinh các tệ nạn xã hội khác.

6. 8,3% cho rằng: Mại dâm cơ bản không tốt và công khai hóa mại dâm không

ổn trong tình hình đất nước hiện nay.
7. 4,25 % cho rằng: Nhà nước không đủ điều kiện thực hiện biện pháp trên.
24


Từ kết quả trên, hai nguyên nhân lớn nhất mà sinh viên đưa ra là không phù hợp
với truyền thống và ảnh hưởng xấu đến xã hội. Đây là điểm tích cực của người trẻ
nhưng cũng cho thấy được khó khăn của việc thực hiện công khai hóa mại dâm. Khó
khăn này nằm ở việc chấp nhận của dư luận vì đây là biện pháp mới và tiềm thức của
người Việt Nam khó chấp nhận điều này.
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện khảo sát:
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát thử với 50 bảng hỏi bằng phương thức khảo sát
trực tuyến.
Vì thế thuận lợi đầu tiên là tiết kiệm chi phí in bảng hỏi, thời gian di chuyển, cũng
như đội nguồn lực cho quá trình xử lí dữ liệu vì các kết quả đã được lưu lại tự động nên
ta có thể truy cập vào dữ bất cứ lúc nào. Khoảng thời gian khảo sát cũng sẽ được rút
ngắn lại cho người tham gia khảo sát.
Thuận lợi thứ hai: các kết quả đã được lưu lại và sẵn sàng được phân tích bất cứ
lúc nào. Khi phân tích, các dữ liệu được dễ dàng chuyển vào các phần mềm thống kê,
bảng tính chuyên ngành, đồng thời kết quả sẽ được biểu diễn thông qua các biểu đồ
hay bảng biểu nên giúp cho quá trình phân tích được tiến hành nhanh chóng, khả năng
sai sót do quá trình nhập dữ sẽ được giảm xuống đến mức thấp nhất, cũng như giúp cho
những người dù không có chuyên môn về nghiên cứu cũng tiếp cận nắm bắt vấn đề dễ
dàng hơn.
Thuận lợi thứ ba: trong khảo sát trực tuyến, lại có thêm nhiều hình thức khác giúp
cho quá trình xuất bảng hỏi và tiếp cận đến người khảo sát được dễ dàng hơn, chẳng
hạn như: gửi mail, mạng xã hội, mã QR,…
Thuận lợi thứ tư: đối tượng khảo sát được dàn trải, phong phú, từ sinh viên thuộc

hệ thống dân lập đến sinh viên thuộc hệ thống công lập, cũng như sinh viên cao đẳng
cho đến đại học. Cho nên các ý kiến mà các bạn đóng góp cho khảo sát góp phần phản
ánh được nhiều khía cạnh mới của vấn đề.
Thuận lợi thứ năm: khảo sát thông qua hình thức online sẽ giúp hình thức tiếp cận
trở nên đa dạng hơn; người tham gia khảo sát có thể thực hiện khảo sát thông qua các
25


×