Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI lớp TRUNG cấp CHÍNH TRỊ môn ĐƯỜNG lối CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.66 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ
MÔN ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH

1


Bài 1: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Câu 1: Tính tất yếu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta?
Thứ nhất, điều kiện trong nước
- Nền sản xuất hàng hoá nước ta sau đổi mới (1986) đã phát triển mạnh,
những yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường đã hình thành và phát triển.
- Thực tiễn phát triển kinh tế thị truờng định hướng XHCN ở Việt Nam từ
2001 đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn.
- Việt Nam có những tiền đề chính trị - xã hội: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, sự quản lý của Nhà nước, sự đồng thuận của đại đa số nhân dân.
Thư hai, điều kiện quốc tế
- M« h×nh kinh tế thÞ trường lµ m« h×nh kinh tế cã hiÖu qu¶ nhÊt trong lÞch sö.
- Phát triển kinh tế thị trường là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 2: Bản chất và đặc thù của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam?
* Bản chất:
Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN vừa có những
đặc trưng của nền kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa có đặc thù của tính định hướng
XHCN.
* Đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta:
Thứ nhất, về mục tiêu phát triển: Nhằm phát triển lực lượng sản xuất, giải
phóng sức sản xuất của xã hội; Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao
đời sống nhân dân.
Thứ hai, về sở hữu và thành phần kinh tế: Phát triển đa dạng các hình thức sở
hữu và thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Kinh tế nhà nước giữ vai


trò chủ đạo.
Thứ ba, về chế độ phân phối: Thực hiện công bằng trong phân phối. Phân
phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp
vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh, phúc lợi xã
hội.
2


Thứ tư, về vai trò điều tiết của Nhà nước:
- Để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Nhà nước điều
tiết nền kinh tế.
Câu 3: Các giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT định hướng XHCN ở
Việt Nam? Liên hệ địa phương cơ sở?
* Những giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay:
- Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, phát huy vai trò của kinh tế nhà nước.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực và hiệu lực của Nhà nước đối
kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Liên hệ
- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương, cơ sở.
- Thực hiện giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn
với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương, cơ sở.
(Ưu điểm, Hạn chế, Nguyên nhân )
- Giải pháp.

Câu 4:Liên hệ với địa phương cơ sở về phát triển KTTT?

3


Bài 2: Mô hình tăng trưởng và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở
Việt Nam?
Câu 1: Tính cấp thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam?
* Tính cấp thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam:
Một là, xuất phát từ hạn chế, yếu kém của mô hình tăng trưởng kinh tế theo
chiều rộng ở Việt Nam giai đoạn 1991-2010
- Hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2010:
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống,
các ngành nông nghiệp và công nghiệp…
- Hệ quả của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở Việt Nam: Nền
kinh tế hoạt động kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế yếu, chưa giải
quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường…
Hai là, xuất phát từ xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng sau khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã bộc lộ những khuyết điểm của
mô hình tăng trưởng, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chuyển đổi, tái cấu trúc lại nền
kinh tế.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu chủ động, thích ứng trong hội nhập kinh tế quốc
tế.
Câu 2: Mục tiêu, nguyên tắc của đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam đến năm 2020? Liên hệ ở địa phương cơ sở?
* Mục tiêu:
Mục tiêu của mô hình tăng trưởng mới là đáp ứng yêu cầu khắc phục các
khuyết tật của mô hình tăng trưởng cũ, giúp cho nền kinh tế không bị rơi vào “bẫy

thu nhập trung bình”, bảo đảm cho nền kinh tế tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá
trị toàn cầu, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Các trụ cột chính của mô
hình tăng trưởng mới đó là công nghệ - kỹ thuật và lao động có chuyên môn kỹ
thuật cao. Phấn đấu “nâng tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP)
lên 31 - 32% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020”
* Các nguyên tắc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam:
4


+ Chuyển dần tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang tăng trưởng kinh tế
theo chiều sâu.
+ Coi trọng hiện đại hóa, lấy hiện đại hóa làm nền tảng để đạt được tăng
trưởng kinh tế cao, ổn định và dài hạn.
+ Đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các vùng.
+ Hài hòa vai trò Nhà nước và thị trường trong phân bổ các nguồn lực tăng
trưởng;
+ Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bẳng xã hội và bảo vệ môi trường.
+ Đổi mới mô hình tăng trưởng một cách toàn diện, đồng bộ và có hệ thống.
Câu 3: Những giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng phát
triển bền vững ở Việt Nam? Liên hệ ở địa phương cơ sở?
Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển ngành, lĩnh vực kinh
tế ở Việt Nam trong thời gian tới
Một là, xây dựng tốt chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế.
Hai là, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển giữa
các ngành, lĩnh vực kinh tế.
Ba là, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đảm bảo phát
triển bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế.
Bốn là, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ mô thúc đẩy phát triển
bền vững ngành, lĩnh vực kinh tế.
Năm là, đẩy mạnh phát triển thị trường, đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế

trong phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương, cơ sở.
- Thực trạng vận dụng giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường ở địa phương,
cơ sở (Ưu điểm, hạn chế, NN) Bám vào các giải pháp để liên hệ…
- Giải pháp.
Liên hệ việc tăng trưởng kinh tế ở địa phương cơ sở?
- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương
- Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở địa phương:
+ Tốc độ tăng trưởng:
+ Mô hình tăng trưởng theo ngành: CN, NN, DV ở địa phương
5


+ Đã chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiểu sâu như thế
nào?
+ Các loại hình kinh doanh tại địa phương? Các ngành nghề phát triển như thế
nào?
- Giải pháp.

6


Bài 3: Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam?
Câu 1: Khái niệm CNH,HĐH?
- CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triể của công nghiệp và tiến

bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Câu 2: Mục tiêu, quan điểm CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
của Việt Nam? Liên hệ ở địa phương, cơ sở?
* Mục tiêu:
Cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an
ninh vững chắc, dân giàu, nươc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
* Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức của Việt Nam :
Một là, công nghiệp hóa (CNH) phải gắn với hiện đại hóa (HĐH) và CNH,
HĐH phải gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Hai là, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quôc tế.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững.
Bốn là, coi phát triển khoa học - công nghệ là nền tảng, là động lực CNH,
HĐH.
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học.
Câu 3: Nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của Việt
Nam? Liên hệ với địa phương, cơ sở?
7


Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
của Việt Nam :
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào
tri thức, kết hợp tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân

loại.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát
triển.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ.
Nước ta xây dựng cơ cấu kinh tế trước hết theo ngành và vùng kinh tế.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành,
lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
Câu 4: Những điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế
tri thức của Việt Nam? Liên hệ ở địa phương, cơ sở?
Những điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vói phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Thứ nhất, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, phát triển khoa học - công nghệ.
Thứ ba, tạo lập nguồn vốn đầu tư cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ tư, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Thứ năm, bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.

8


Bài 4: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc
Câu 1: Cơ sở của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc? liện hệ quá trình xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc ở địa phương, cơ sở?
* Cơ sở lý luận:
- Quan điểm của CN M – LN, tư tưởng HCM về văn hóa và phát triển văn
hóa.

- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tính chất tiên tiến của nền văn hóa VN
- Bản sắc dân tộc của nền văn hóa mới.
- Quan niệm về văn hóa của nhân loại tiến bộ
* Cơ sở thực tiễn:
- Thành tựu:
+ Tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa có những chuyển biến quan
trọng, nhiều giá trị truyền thống được đề cao, phong trào “Toàn dân xây dựng đời
sống văn hóa” được mở rộng và đi vào chiều sâu.
+ Nhận thức về giá trị di sản văn hóa và truyền thống văn hóa ngày càng được
nâng cao, văn hóa nghệ thuật có bước phát triển mới.
+ Giao lưu văn hóa với nước ngoài được mở rộng, thiết chế văn hóa có nhiều
đổi mới, cơ sở vật chất được tăng cường.
+ Công tác đào tạo cán bộ văn hóa có bước phát triển về qui mô, chất lượng,
loại hình và trình độ.
- Những hạn chế
+ Sự tiến bộ về văn hóa ở các vùng miền chưa đồng đều.
+ Sự xuống cấp về đạo đức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã
hội.
+ Việc phục hồi văn hóa truyền thống còn mang tính mùa vụ, thiếu chọn lọc.
+ Việc xây dựng văn hóa chưa được quan tâm đúng mức…
* Liên hệ:
9


- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương.
- Đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa mới ở địa phương, cơ sở (thành tựu,
hạn chế)
- Ý nghĩa, giải pháp…
Câu 2: Những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa VN hiện nay? Liên hệ với

địa phương, cơ sở?
* Những nhiệm vụ xây dựng văn hóa hiện nay: (6 nv theo NQ TW 9 khóa
XI)
1. Xây dựng con người Việt nam phát triển toàn diện
2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần giáo dục, rèn luyện con
người về nhân cách, lối sống, đưa giáo dục đạo đức vào các hoạt động của xã hội.
3. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế
4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
5. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường
văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa
Việt Nam
6. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương
- Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa ở địa phương, cơ
sở (bám vào 6 nhiệm vụ đã nêu trên; thành tựu, hạn chế)
- Ý nghĩa của vấn đề
- Giải pháp, kiến nghị.
Câu 3: Phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc hiện nay? Liên hệ địa phương cơ sở?
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.
10


- Làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh.
- Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
- Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật
- Biểu dương giá trị tốt đẹp, đấu tranh chống biểu hiện phản văn hóa.

Liên hệ:

11


Bài 10: Những vấn đề cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc
Câu hỏi: những mục tiêu cụ thể, quan điểm, phương châm chỉ đạo của
Đảng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc? Liên hệ địa phương cơ sở?
* Những mục tiêu cụ thể trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc:
- Thứ nhất, về chính trị: Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; bảo vệ thành quả
cách mạng; bảo vệ phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.
- Thứ hai, về kinh tế - xã hội: Bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hưỡng
XHCN phát triển bền vững; đẩy lùi khủng hoảng; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường...
- Thứ ba, về tư tưởng, văn hóa: bảo vệ Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chế độ XHCN...
- Thứ tư, về đối ngoại: giữ vững độc lập tự chủ và lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Thứ năm, về quốc phòng, an ninh: Bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia
trong quá trình mở rộng hợp tác quốc tế.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm, tình hình địa phương.
- Đánh giá thực trạng thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc: (ưu điểm, hạn chế, NN)
+ Trên lĩnh vực chính trị…
+ Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội…
+ Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa …
+ Trên lĩnh vực QP, AN, ĐN…
- Ý nghĩa, giải pháp.
* Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc:
- Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc.
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
12


- Kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội,
QP, AN, đối ngoại, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
- Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa, khai thác thuận lợi bên ngoài.
- Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, chủ động phòng ngừa, sớm phát
hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến đột biến bất lợi.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm, tình hình địa phương.
- Đánh giá thực trạng thực hiện các quan điểm chỉ đạo trong Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc: (ưu điểm, hạn chế, NN)
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy…
+ Thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng địa phương và giữ vững an ninh, trật tự
của địa phương.
+ Xây dựng sức mạnh tổng hợp và đoàn kết tại địa phương…
+ Phát huy thế mạnh của địa phương, kết hợp nguồn lực đầu tư…
+ Tinh thần cách mạng của cán bộ, nhân dân địa phương…
- Ý nghĩa, giải pháp.
* Phương châm:
- Một là, kiên định các nguyên tắc chiến lược đi đôi với vận dụng linh hoạt
các sách lược, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế…
- Hai là, đối với bội bộ, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục
phòng ngừa là chính, xử lý nghiêm minh các sai phạm.
- Ba là, thường xuyên đi sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời mọi
mầm mống gây mất an ninh, không để bị động, bất ngờ.


13


Bài 11: Xây dựng và phát triển KT – XH gắn với QP –AN
Câu hỏi: Mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, nội dung của sự kết hợp phát triển
KT – XH gắn với QP – AN? Liên hệ các nội dung trên ở địa phương cơ sở?
- Về mục tiêu:
+ Khai thác sử dụng mọi tiềm năng, nguồn lực đất nước.
+ Tạo môi trường quốc tế trong và ngoài nước thuận lợi, thực hiện CNH,
HĐH đất nước, phát triển công nghiệp quốc phòng; góp phần tạo nên sức mạnh
tổng hợp quốc gia.
- Về yêu cầu:
+ Góp phần giữ vững môi trường ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia;
chủ động ngăn chặn, làm thất bại sự chống phá của các thế lực thù địch.
+ Đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững góp phần
khắc phục nguy cơ tụt hậu, khủng hoảng...
+ Góp phần đáp ứng yêu cầu làm cho quốc phòng, an ninh được tăng cường
vững chắc.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm chung của địa phương, cơ sở.
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, yêu cầu trên ở địa phương, cơ sở góp phần
tăng cường phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh.
(Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân).
+ Khai thác tiềm lực, khả năng của địa phương...
+ Giữ vững môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh tại địa phương; đối
phó với âm mưu các thế lực thù địch...
+ Tăng cường an ninh, trật tự địa phương...
- Giải pháp
* Quan điểm :

- phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngày từ trong chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch... trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng ngành, địa phương.
14


- Hai là, phải tập trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng, địa
bàn chiến lược trọng yếu.
Ba là, trong thời bình phải có phương án, kế hoạch sẵn sàng điều chỉnh thích
ứng với mọi thời điểm và tình huống.
- Bốn là, là sự nghiệp của toàn dân, mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần kinh
tế do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý...
- Năm là, Chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ.
* Nội dung :
- Kết hợp trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng khu vực
phòng thủ, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn cơ sở.
- Kết hợp quá trình phân công lại lao động, phân bố lại dân cư với tổ chức xây
dựng và sắp xếp bố trí lại lực lượng QP – AN trên từng địa bàn, phù hợp với kế
hoạch phát triển KT – XH, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân , an ninh nhân
dân ở sơ sở, sao cho có lực lượng để bảo vệ địa phương cả trong nội địa, biên giới,
trên biển đảo ở cơ sở.
- Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT –XH với xây dựng các công trình
quốc phòng, phòng thủ dân sự... phục vụ cho cả KT – XH và QP – AN cơ sở.
- Kết hợp xây dựng cơ sở chính trị, KT – XH vững mạnh toàn diện rộng khắp
nhằm giữ vững ổn định chính trị, gắn liền với xây dựng hệ thống các cắn cứ thời
chiến ở địa phương để sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược ở cơ sở.

15


Bài 12: Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

Câu 1: Mục tiêu, nội dung chương trình quốc gia phòng chống tội phạm ở
nước ta? Liên hệ việc thực hiện ở địa phương, cơ sở?
* Mục tiêu:
- Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương
luật pháp.
- Làm giảm tội phạm nói chung và giảm cơ bản các loại tội phạm, từng bước
xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư.
- Kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công trấn áp tội
phạm.
- Từng bước giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là tội phạm
giết người, cướp tài sản.
- Nâng cao hiệu lực điều hành, quản lý của Chính phủ và chính quyền các cấp
về trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm chung của địa phương, cơ sở.
- Kết quả thực hiện mục tiêu ở địa phương, cơ sở. (Ưu, nhược điểm và NN)
+ Giữ vững trật tự an toàn xã hội, kỷ cương pháp luật.
+ Giảm tội phạm... Xây dựng môi trường sống lành mạnh..
+ Kết hợp phòng và chống tội phạm...
+ Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương...
+ Vai trò của quần chúng nhân dân ở địa phương...
- Giải pháp.
* Nội dung:
- Phát động quần chúng nhân dân phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo
dục tội phạm; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân về ý thức tôn trọng
pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia .

16



- Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân
cư, trong từng hộ gia đình; đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm
quốc tế...
- Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội...
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống
tội phạm.
- Tổ chức hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm chung của địa phương, cơ sở.
- Kết quả thực hiện nội dung ở địa phương, cơ sở. (Ưu điểm, hạn chế và NN)
+ Nhận thức, quan điểm chỉ đạo của chính quyền ĐP...
+ Nhận thức của nhân dân... Hoạt động tố giác tội phạm của nhân dân...
+ Công tác tổ chức phòng chống tội phạm (có tổ chức)
+ Hiệu quả hoạt động công tác giáo dục, cải tạo tội phạm
+ Sự liên kết hợp tác phòng chống tội phạm ở địa phương.
- Giải pháp.
Câu 2: Tình hình an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ giữ gìn
an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở?
- Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ các thế lực thù địch câu kết, tìm mọi
thủ đoạn chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta .
- Hoạt động chống phá Đảng, chống phá nhà nước của các tổ chức phản động
người Việt sống lưu vong ở nước ngoài.
- Hoạt động phá hoại của các tổ chức núp dưới chiêu bài dân tộc, tôn giáo...
- Một số đối tượng bất mãn nói xấu Đảng, Nhà nước; vấn đề lộ bí mật thông
tin ở nhiều cơ quan xí nghiệp
- Tình hình biên giới có nhiều diễn biến phức tạp; các điểm nóng về an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn xảy ra phức tạp.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm chung của địa phương, cơ sở.
17



- Kết quả công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.
(Ưu điểm, hạn chế và NN)
+ Quan điểm chỉ đạo và hiệu quả công tác lãnh đạo của ĐU và chính quyền
địa phương.
+ Công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân...
+ Công tác kiểm soát, xử lý các vấn đề gây mất trật tự, an toàn xã hội ở địa
phương.
+ Nhận thức, thái độ của nhân dân...
- Giải pháp
Câu 3: Quan điểm của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm? Liên hệ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương cơ sở?
- Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội .
- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc...
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ đối ngoại...
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc.
- Bảo vệ anh ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Liên hệ:
- Khái quát đặc điểm chung của địa phương, cơ sở.
- Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương, cơ sở.
(Ưu điểm, hạn chế, NN)
+ ĐU, chính quyền địa phương chỉ đạo....
+ Nhân dân: nhận thức, hành động...
+ Tình hình tội phạm ở địa phương cơ sở...
+ Mối liên kết hợp tác với các địa phương khác...
+ Quá trình quán triệt, triển khai quan điểm chỉ đạo của cấp trên tại địa
phương...
- Giải pháp.

18


Bài 13: Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
VN
Câu 1: Nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động đối ngoại ở nước ta hiện nay? (6
nv)
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế
vào chiều sâu toàn diện, ổn định, bền vững.
- Chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập
quốc tế.
- Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả
các cơ chế hợp tác, các nguồn lực quốc tế.
- Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.
Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế đối phó với những
thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu.
- Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.
- Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan
vấn đề dân chủ, nhân quyến, quyết tâm chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực
thù địch.
Câu 2: Phương châm đối ngoại của nước ta hiện nay? (4 ý)
- Một là, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
- Hai là, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ đối ngoại.
- Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
- Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các
nước.
Câu 3: ý nghĩa hoạt động đối ngoại đối với phát triển KT – XH nước ta
hiện nay?

- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương
19


- Kết quả của hoạt động đối ngoại của VN với phát triển KT – XH (ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân)
- Giải pháp…

20



×