PHẦN MỞ ĐẦU
I/ TÊN ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm duy trì sĩ số, chống bỏ học ở trường
THCS Yang Mao, Krông Bông, ĐăkLăk năm học 2007 - 2008”
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐT và hội
nhập quốc tế vô cùng quan trọng, đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài”. Vì vậy, học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng
trong hoạt động dạy - học, và vấn đề lưu giữ học sinh là vấn đề quan trọng được đặt
ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan
tâm của toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo.
Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ của ngành Giáo dục như
Chỉ thị 61/CT-TW đã nêu: “Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai
trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh
tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn
người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung cơ sở giai đoạn 2001
– 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhàm góp phần phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ưng yêu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Mục tiêu phổ cập trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn
diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết hợp
phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực…”.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, yếu tố vô
cùng quan trọng, then chốt là phải đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, chống bỏ học.
Trong thực tế khôn gít trường học chỉ quan tâm, tập trung phấn đấu đạt tỉ lệ kết quả
việc xét Tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết quả lên lớp thẳng mà quên đi hiệu quả đào
tạo. Mà hiệu quả này phải được xem xét cả một bậc học, phải căn cứ số học sinh
tuyển vào - số học sinh tốt nghiệp, số học sinh lưu ban, số học sinh bỏ học giữa
chừng và số học sinh theo học Trung học phổ thông và các trường nghề sau khi tốt
nghiệp Trung học cơ sở.
Trường THCS Yang Mao nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường
thuộc một xã vùng III, số lượng học sinh người dân tộc thiểu số Tây nguyên là chủ
yếu, các em còn ảnh hưởng nhiều phong tục lạc hậu, tình trạng vắng bỏ học diễn ra
thường xuyên ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và việc Phổ cấp giáo dục Trung học
cơ sở của nhà nước. Vì vậy qua khoá học lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý THCS do
trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy tại ĐăkLăk, tôi
xin chọn bài Tổng thu hoạch cuối khoá là “Một số ….. Năm học 2006 - 2007” với
mục đích tìm ra những giải pháp khả thi, phù hợp với tình hình thực tế tại trường
học nơi bản thân tôi đang công tác nhằm hạn chế tối đa tình trạng bỏ học để giữ sĩ số
nhằm đạt chuẩn Phổ cập Trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2008, nhằm từng bước
nâng cao dân trí tại địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước
đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
III/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu những biện pháp mà Hiệu trưởng trường THCS Yang Mao đã thực
hiện nhằm duy trì sĩ số, chống trong năm học 2007 – 2008 tại trường THCS Yang
Mao, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị
cần thiết, rút ra những bài học cần thiết cho bản thân trong công tác quản lý.
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ:
1. Một số khái niệm:
* Biện pháp: là “Cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”.
* Duy trì: là “Có giữ gìn tình trạng cũ”.
* Sĩ số học sinh: là “Số học sinh của trường hay của lớp”.
Vì vậy: Biện pháp duy trì sĩ số là “Cách thức quản lý của Hiệu trưởng nhằm giữ
vững số học sinh đã có trong suốt một năm học, suốt một cấp học”.
* Xác định học sinh bỏ học: Một trẻ em được xác định bỏ học là khi trẻ em
đó trong độ tuổi giáo dục học đường bắt buộc (phổ cập giáo dục) mà không thể đến
trường: “Học sinh rời trường sớm trước khi kết thúc năm cuối của giai đoạn giáo
dục mà học sinh đó được tuyển vào”. (theo các nhà giáo dục Quốc tế và các chuyên
gia UNESCO)
2. Cơ sở pháp lý:
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có ghi: “Chính sách bảo vệ
chăm sóc trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em
được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất trí
tuệ, tinh thần và đạo đức, trẻ em mồ côi bị khuyết tật sống trong hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi”.
Nhà trường, đặc biệt là trường có cấp học THCS là nơi tạo ra những nền tảng
kiến thức cơ bản, là nơi trang bị kiến thức cho các em bước vào trường THPT, các
trường dạy nghề, cho các em có những kiến thức cơ bản để các em vào đời. Đây
cũng chính là nơi tạo ra nguồn lực để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội của đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục mà Đảng và
Nhà nước đã đặt ra. Điều này trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người
- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Theo Luật Giáo dục thì vai trò vô cùng quan trọng của Giáo dục đã được
Đăng và Nhà nước ta xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Nhà nuớc và của toàn dân”.
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng giáo dục ở bậc học THCS trong nhiệm
vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đây là bậc học có vai
trò to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước, vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác
định mục tiêu đến năm 2010 nước ta đạt chuẩn Phổ cập THCS. Mọi người trong xã
hội phải nhận thức rõ để thục hiện đúng: “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có
nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập” (theo Điều 11 - Luật giáo dục
2005)
Đảng ta đã có quan điểm chỉ đạo tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được họp tập thường xuyên, suốt
đời”. Điều này nhằm ngăn chặn học sinh bỏ học, duy trì sĩ số học sinh ở suốt cấp
học THCS.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 329/QĐBGD&ĐT ngày 31/3/1990 đã khẳng định điều quan trọng cần làm trong công tác
duy trì sĩ số học sinh: “Duy trì sĩ số học sinh đang học, hạn chế đến mức thấp nhất
tỉ lệ học sinh đang học tại lớp và bỏ học”.
Hiện nay đang bước vào giai đoạn gấp rút của kế hoạch 2000 – 2010 về việc
đạt chuẩn quốc gia nên việc đảm bảo sĩ số và chất lượng học sinh là rất quan trọng:
“Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 5%”.
(điều 7 – chương II – quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia)
Vì vậy, công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong nhà trường là nhiệm vụ cần
thiết của mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt là của ngành giáo dục. Còn trong cơ sở giáo
dục thì đây là một nhiệm vụ cần được đưa lên hàng đầu của người cán bộ quản lý
nhằm góp phần làm tăng hiệu lực các văn bản đã được liệt kê ở trên và nhằm đưa
hiệu quả đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xã
hội.
3. Cơ sở lý luận:
Công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong trường THCS có ý nghĩa quan
trọng, đây là giải pháp tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực để
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thắng lợi trong
công tác phổ cập Giáo dục THCS theo kế hoạch đối với địa phương và cả nước.
- Vì vậy, người Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng và thấy được tầm quan
trọng của công tác duy trì sĩ số trong trường, có những biện pháp chỉ đạo khả thi, cụ
thể để đảm bảo công tác này.
- Hiệu trưởng phải nắm chắc các nghiệp vụ quản lý, các văn bản chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, của Bộ và ngành Giáo dục về công tác duy trì sĩ số học sinh.
Hiệu trưởng cần học tập các kinh nghiệm về duy trì sĩ số đã được thực hiện tốt ở các
đơn vị bạn, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh, các đề nghị của đội ngũ
CB – GV trong đơn vị, đặc biệt là các GVCN của các khối lớp về các vấn đề liên
quan đến sĩ số của học sinh.
- Thông qua Đại hội Cán bộ công chức, các cuộc họp của Hội đồng sư phạm,
sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, giao ban hàng tuần, hàng
tháng, Hiệu trưởng cần quán triệt rõ về ý nghĩa - tầm quan trọng của công tác duy trì
sĩ số, chống bỏ học trong đơn vị. Mở các chuyên đề nhằm duy trì sĩ số, trao đổi
những kinh nghiệm hay, những giải pháp thích hợp nhằm duy trì sĩ số học sinh có
hiệu quả cao.
- Thông qua các cuộc họp giao ban tại xã, đặc biệt qua các cuộc họp Hội cha
mẹ học sinh trong năm học, Hiệu trường cần đề nghị, tuyên truyền và nêu rõ cho các
cấp, các ban ngành đoàn thể biết và nắm rõ tầm quan trọng về vấn đề duy trì sĩ số
hiện nay không chỉ là trách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà trường mà còn là
trách nhiệm của mọi người, mọi cấp, của toàn xã hội, từ đó mọi người, mọi ban
ngành đoàn thể cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ
học giúp các em có điều kiện tiếp tục theo học, hoàn thành cấp học THCS và có
được những kiến thức cơ sở, những kỹ năng cơ bản để bước vào cuộc sống sau này
và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp.
II/KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Địa bàn, dân cư, xã hội:
Trường THCS Yang Mao, xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk
được thành lập vào tháng 12 năm 2004. Là một trường nằm trên một xã vùng III của
huyện Krông Bông, xã Yang Mao. Xã Yang Mao gồm có 08 buôn và 03 thôn. 08
buôn chủ yếu là người dân tộc Tây Nguyên, 03 thôn là của bà con di dân từ khoảng
năm 1984 từ tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) theo chính sách di dân của nhà nước. Trước
đây, xã Yang Mao chưa có trường THCS nên các em phải đi học ở xã bên, xã
CưDrăm. Hiện tại, các em ở 03 thôn vẫn học tại trường THCS CưDrăm vì thuận lợi
đường hơn. Bởi vậy, số học sinh đang học tại trường THCS Yang Mao chủ yếu là
các em người dân tộc tại chỗ (thuộc dân tộc Êdê và M’nông) với tỉ lệ hàng năm trên
85%. Tổng số dân toàn xã là 4768 , số hộ gia đình là 742 hộ, trong đó dân tộc tại chỗ
là 532 hộ với 3270 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ 76,52 %, có hộ nghèo 444 hộ, chiếm
57,8% . Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn. Mặt
bằng dân trí thấp, nhận thức của nhiều phụ huynh đối với việc học tập của con em
còn nhiều hạn chế, còn một số hủ tục lạc hậu, địa bàn dân cư trải rộng, đi lại khó
khăn nhất là vào mùa mưa. Đây là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập,
phấn đấu của học sinh của đơn vị.
2. Tình hình đội ngũ:
* Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường: 17 người.
Trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 02 gồm 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng.
+ Tổng phụ trách: 01.
+ Bán chuyên trách: 01.
+ Giáo viên đứng lớp: 11 (gồm 07 biên chế chính thức, 04 giáo viên tập sự).
+ Công nhân viên: 02 (gồm 01 kế toán kiêm thư viện và 01 bảo vệ).
Cơ cấu các tổ: 04 tổ gồm 03 tổ Chuyên môn và 01 tổ Văn phòng.
Đội ngũ còn thiếu giáo viên ở các bộ môn Toán, Ngữ văn, Mỹ thuật, thiếu nhân viên
văn thư – thư viện, thiếu y tế học đường, cán bộ phụ trách thiết bị.
Đội ngũ hiện có đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tương đối nhiệt tình trong hoạt
động giảng dạy và các hoạt động, có ý thức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên
toàn bộ CB-GV-CNV của trường đều là người khác xã, thậm chí huyện khác nên đôi
khi chưa an tâm công tác, GV chỉ coi đây là chỗ trú chân, nếu có điều kiện sẽ thuyên
chuyển đi nơi khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác.
3. Về cơ sở vật chất, trường lớp:
Diện tích khuôn viên trường 5600 m2, trường có 01 dẫy tầng lầu gồm 08
phòng học (cấp 3). Nhà trường sử dụng 05 phòng học văn hoá, 01 phòng làm Văn
phòng và phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cùng các đoàn thể, 01
phòng làm nơi để thiết bị dạy học, 01 phòng thí nghiệm Hoá học. Trường có 02
phòng nội trú cho 12 giáo viên, nhân viên. Trường có 01 khu vệ sinh dùng chung
cho giáo viên và học sinh, nước sinh hoạt rất thiếu thốn, đặc biệt là các tháng mùa
khô. Trường thiếu toàn bộ các phòng chức năng. Hệ thống sân chơi, bãi tập chưa đạt
yêu cầu, trường nằm trên lưng đồi (cao hơn mặt đường 3,5m) nên khi mưa nước sối
rất mạnh kéo theo đất làm sói mòn sân trường và bờ đất. Trường có 02 máy vi tính
phục vụ việc quản lý, có 01 tivi, 01 đầu đĩa phục vụ giảng dạy và sinh hoạt… Cây
xanh trong sân trường mặc dù đã được đầu tư trồng và chăm sóc nhưng vẫn chưa
nhiều, chưa đảm bảo bóng mát cho học sinh vui chơi, học tập.
4. Tình hình học sinh đầu năm học 2007 – 2008:
Tổng số học sinh toàn trường: Trong đó:
Tổng số lớp:
Cụ thể:
Lớp 6: 02
Lớp 7: 02
Lớp 8: 02
Lớp 9: 02
III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ TẠI TRƯỜNG THCS YANG MAO
1. Số lượng học sinh Yang Mao ra lớp qua các năm (từ tháng 12/2004 đến năm học
2007 – 2008:
Năm học
Khối
6
7
8
9
Cộng
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
78
49
35
90
70
65
40
33
85
62
37
89
66
78
60
228
254
293
162
Ghi chú
* Một số nhận xét công tác phát triển số lượng học sinh tại trường THCS
Yang Mao trong thời gian qua:
2. Số lượng học sinh, lưu ban bỏ học qua các năm:
Năm học
Khối
6
7
8
9
2004-2005
T.số
%
13
17
9
2
2005-2006
T.số
%
5
3
3
3
2006-2007
T.số
%
4
7
2
3
2007-2008
T.số
%
3
6
5
2
Ghi chú
* Nhận xét về tình hình bỏ học của học sinh:
3. Tỉ lệ duy trì sĩ số của trường THCS Yang Mao qua các năm vừa qua:
Năm học
Khối
6
7
8
9
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Lưu ban,
bỏ học
Ghi chú
* Đánh giá về công tác duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học tại trường THCS Yang
Mao:
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:
1. Tìm hiểu nguyên nhân:
Để tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, tôi đã tiến hành trao đổi, khảo sát đối với các đối
tượng sau:
1.1 Học sinh bỏ học và cha mẹ học sinh có con em bỏ học:
1.2 Giáo viên chủ nhiệm lớp:
1.3 Ban giám hiệu:
1.4 Chính quyền địa phương:
2. Phân tích nguyên nhân:
Ta nhận thấy vấn đề học sinh bỏ học ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nhà
trường, của xã hội. Tình hình học sinh bỏ học của các năm qua chủ yếu tập trung
vào các nguyên nhân sau:
2.1 Nhà trường:
2.2 Học sinh:
2.3 Gia đình, cha mẹ học sinh:
2.4 Ngành Giáo dục:
2.5 Xã hội (Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, Hội khuyến học
xã):
V. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1. Nhà trường:
2. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác, chương trình giáo dục phối hợp với
gia đinh học sinh, với Hội cha mẹ học sinh:
3. Hiệu trưởng tham mưu, phối kết hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương:
4. Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động của tổ chủ nhiệm:
5. Hiệu trưởng phối kết hợp với Công đoàn, Đoàn, Đội, với Chi hội khuyến học
trường, Hội khuyến học xã về công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học:
PHẦN KẾT LUẬN
I/ KẾT LUẬN CHUNG:
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
III/ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1. Với nhà trường:
2. Với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương:
3. Với ngành giáo dục: