Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Skkn rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.59 KB, 13 trang )



Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

A. MỞ ĐẦU
2

I. Đặt vấn đê

2

1.Thực trạng của đề tài
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:

3
3

3. Phạm vi nghiên cứu.
II. Phương pháp nghiên cứu.
1.Cơ sở lí luận và thực tiễn :

3
3



2.Các biện pháp tiến hành.
B . NỘI DUNG
I. Mục tiêu.

3-4

II. Mô tả các giải pháp của đê tài:
1 .Thuyết minh tính mới
2. Khả năng áp dụng
3. Lợi ích kinh tế – xã hội

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

4
5
5

1




Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1
C. KẾT LUẬN
6

1. Kết luận :


6

2. Đề xuất ,kiến nghi
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỘNG KHOA HỌC CÁC CẤP
TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
8

A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đê :
Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm tiến hoá của loài người, ngôn ngữ tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm,
trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá, tính cách con người.
Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
“Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lì mà nói cho vừa lòng nhau”.
Để đánh giá một con người, chúng ta cũng phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng
ngày với họ:
“ Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời”.
Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều
lĩnh vực;
“ Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói”.
Với trẻ em lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ,
chúng ta cũng đã rất chú trọng:
“ Trẻ lên ba, cả nhà học nói”.
Ngành Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục tiểu hco nói riêng đã được xã hội
giao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những ngày đầu bước chân
đến trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm:

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

2




Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1
“ Tiên học lễ, hậu học văn”.

Dạy Tiếng việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kỹ năng nghe, đọc, viết, mà còn
dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng
quan trọng. Ta thử tưởng tượng một người đọc thông, viết thạo tất cả các văn bản, song
khi giao tiếp lại không gây được mối thiện cảm đối với mọi người thì người đó có khả
năng sống vui và làm việc đạt hiệu quả không?
Trong giao tiếp cần chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt sao cho giúp người khác
nghe và hiểu được ý của mình, những thông tin cần giao tiếp nhằm đạt đến thành công
trong công việc. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục cũng đòi hỏi giáo viên hướng dẫn
giảng dạy sao cho học sinh của mình có được kĩ năng giao tiếp thật tốt.
Chính vì lí do đó, đối với học sinh (bất cứ bậc học nào) cũng đều rèn luyện 4 kĩ
năng: Nghe, nói, đọc, viết để đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
Để thực hiện được yêu cầu nêu trên ở chương trình mới môn Tiếng Việt, việc rèn kĩ
năng nói là một yêu cầu không kém phần quan trọng trong mục tiêu kiến thức cần đạt .
Yêu cầu này được thực hiện ở hoạt động luyện nói trong tiết học vần lớp 1. Việc rèn kĩ
năng nói đã giúp cho học sinh có khả năng giao tiếp, có khả năng nhìn nhận và nhận xét
sự vật, sự việc . Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả giáo viên cần có cách
tổ chức dạy học để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của
mình nhằm phát huy kĩ năng nói và tính cởi mở, tự tin hơn trong giao tiếp.

Trên đây là một trong những điểm mới của chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt
1 và tôi cũng muốn cộng tác để giúp các em rèn kĩ năng nói một cách có hiệu quả. Đó
cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1”.
1. Thực trạng của vấn đê :
a. Thuận lợi :
- Các em được tiếp thu kiến thức bằng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm
trung tâm cho nên việc rèn kĩ năng đọc và rèn kĩ năng nói thông qua hình thức thực hành,
luyện tập là cơ sở để các em luyện đọc và luyện nói tốt .

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

3




Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1
- Với vi trí là một trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật

chất và thiết bi dạy học. Đội ngũ giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn trở lên có năng lực
và lòng nhiệt tình trong giảng dạy .
- Với hoạt động học tập, vui chơi hằng ngày trên lớp học sinh có điều kiên rèn kĩ năng
đọc và rèn kĩ năng nói dưới sự kiểm soát của giáo viên và bạn bè.
- Học sinh lớp 1 có khả năng trả lời được những câu hỏi đơn giản của giáo viên và
của bạn bè trong lớp .
- Học sinh có khả năng tự nêu câu hỏi và diễn đạt câu hỏi của mình với người khác,
yêu cầu người khác trả lời.
- Đa số các chủ đề luyện nói gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của học
sinh.

b. Khó khăn :
Song song với những thuận lợi trên thì vẫn còn có một số trăn trở trong việc rèn kĩ
năng nói cho học sinh.
- Khả năng giao tiếp của học sinh lớp 1 còn hạn chế. Các em nhút nhát, rụt rè , ít phát
biểu, chưa tự tin trong phần luyện nói .
- Thiếu tranh ảnh trực quan phục vụ cho chủ đề luyện nói.
- Một số chủ đề lạ chưa thực sự gần gũi với cuộc sống của các em, nên các em chưa
phát huy được khả năng nói phù hợp với nội dung của chủ đề .
- Môi trường học tập ở cấp tiểu học khác biệt với cách học ở lớp mẫu giáo.
- Thời lượng dành cho phần luyện nói còn ít nên học sinh chưa tham gia được nhiều .
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Ý nghĩa và tác dụng của đề tài này là tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp
nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được tiến hành với đối tượng là học sinh lớp 1 do tôi chủ nhiệm trong năm
học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014.

II. Phương pháp nghiên cứu:
Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

4




Sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn :

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1


a. Cơ sở lí luận :
- Đảm bảo cho học sinh có kĩ năng giao tiếp
- Đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản :
Nghe - Nói - Đọc - Viết
b. Cơ sở thực tiễn :
Hệ thống chủ điểm của các bài luyện nói vừa mang tính khái quát vừa mang tính
trừu tượng góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con
người. Qua các bài chủ đề về luyện nói, học sinh được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn
diễn đạt, những hiểu biết về các chủ đề luyện nói đơn giản. Từ đó nâng cao trình độ văn
hóa nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
Giảng dạy và giáo dục học sinh trở thành con người mới là nhiệm vụ cần thiết của
người giáo viên tiểu học.
2. Các biện pháp tiến hành:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp :
- Điều tra
- So sánh
- Quan sát
- Phân tích tổng hợp

B . NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
Hiện nay trong trường tiểu học, dưới sự giáo dục của nhà trường với sự giảng dạy tận
tình của thầy cô giáo, phần lớn học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời và kết quả học tập
cao khả năng giao tiếp, diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình với người khác rất tốt. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vần còn một số học sinh khả năng giao tiếp còn kém, chưa vâng lời
thầy cô giáo dẫn đến kết quả học tập chưa tốt. Vì thế, là giáo viên trực tiếp giảng dạy tất
cả các môn học trong nhà trường, tôi cần nghiên cứu và tìm ra phương pháp cụ thể, phù

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết


5




Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1
hợp với từng đối tượng học sinh để giúp các em tiến bộ, nắm vững kiến thức trong
chương trình tạo nền móng vững chắc cho các em học tốt ở lớp trên và có kĩ năng giao
tiếp với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
Việc rèn kĩ năng nói đã giúp cho học sinh có khả năng giao tiếp, có khả năng nhìn
nhận và nhận xét sự vật, sự việc. Vậy để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả giáo
viên cần có cách tổ chức dạy học khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm
xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kĩ năng nói và tính cởi mở, tự tin hơn trong giao
tiếp.

II. Mô tả các giải pháp của đê tài :
1. Thuyết minh tính mới:
a. Xác đinh và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề luyện nói để tất cả các học sinh đều
được tham gia luyện nói, không đi quá xa chủ đề tránh nhầm lẫn sang môn học khác.
Chẳng hạn như :
Chủ đề “Nói lời cảm ơn”;“Giúp đỡ cha mẹ”;“Con ngoan trò giỏi”; “Những người
bạn tốt”;…. Nếu đi quá sâu sẽ dễ lẫn sang dạy Đạo Đức.
Chủ đề “Sẻ, Ri, Bói cá, Le le” ; “Hươu, Nai, Gấu, Cọp, Voi” ; “Gió, mây, mưa, bão,
lũ” ; “Biển cả”; “Thung lũng, suối, đèo”…. Nếu đi quá sâu sẽ dễ lẫn sang dạy Tự nhiên
& xã hội.
b. Nắm vững khả năng nói của từng em để đưa ra phương pháp, hình thức dạy luyện
nói phù hợp với từng đối tượng. Thường xuyên chuẩn bi hệ thống câu hỏi cho từng chủ
đề, từng đối tượng học sinh khi thực hiện dạy luyện nói.
c. Phân các chủ đề ra thành nhiều nhóm khác nhau để chọn lựa phương pháp và hình

thức khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm, đối thoại, độc thoại.
Đối với những chủ đề gần gũi với học sinh như: “Ba má”;“Bà cháu”;“Bé và bạn bè”;
“Những người bạn tốt”;…. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nói theo vốn hiểu biết
của bản thân thông qua các trò chơi hay tiểu phẩm.
Đối với những chủ đề không gần gũi với học sinh như : “Vó , bè ”;“Ba Vì ”;“Ruộng
bậc thang ”; “Đất nước ta tuyệt đẹp”;…. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát
tranh cụ thể và giới thiệu trực tiếp để học sinh hiểu đúng .
Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

6




Sáng kiến kinh nghiệm
d. Phương tiện dạy học:

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

- Hình ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu .
- Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế làm phương tiện giảng dạy .
e. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy :
Do tình hình học sinh đa số các em còn nhút nhát, rất thụ động, ít phát biểu.Nếu phát
biểu thì chỉ ở mức độ trả lời câu hỏi chưa có khả năng nói đủ câu hay diễn đạt rõ ý muốn
nói…Do đó , để giúp các em làm quen và phát triển khả năng nói, tôi đã:
* Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi qua phương pháp đàm thoại.
- Bước đầu chỉ dừng lại ở việc: Thầy hỏi – Trò trả lời

Thầy chỉnh sửa hoàn thiện


câu trả lời đầy đủ ý, rõ ràng nội dung.
- Tiếp tục khuyến khích học sinh nêu câu hỏi theo chủ đề : Trò hỏi - Trò trả lời

Trò

chỉnh sửa để hoàn thiện câu hỏi, câu trả lời của bạn.
* Sử dụng tranh ảnh đồ dùng trực quan.
Học sinh quan sát tranh và diễn đạt nội dung những gì thấy được ở bức tranh dựa trên
câu hỏi gợi ý sau đó nâng dần lên về cảm nhận của mình và tự trình bày ra cảm nhận đó.
* Tổ chức các hoạt động trò chơi tạo hứng thú, giúp các em mạnh dạn, tự tin, tích cực
tham gia trong quá trình luyện nói.
* Tổ chức luyện nói theo hình thức cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4 .
Học sinh tự nói cho nhau nghe và cùng trao đổi những nhận biết, những cảm xúc của
mình về nội dung chủ đề.
* Thường xuyên quan sát, giúp đỡ, động viên kip thời.
Với phương pháp này đặc biệt vô cùng quan trọng. Bởi có quan sát chính xác, kip thời
thì mới phát hiện được khả năng luyện nói của từng em. Từ đó mới có biện pháp phát
huy điểm mạnh của học sinh và giúp đỡ, sửa chữa kip thời những vướng mắc, sai sót
của học sinh.
- Cần chú ý đặt câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Chẳng hạn với những học
sinh trung bình, yếu cần đưa ra những câu hỏi cụ thể, dễ trả lời để động viên các em tham
gia luyện nói. Đối với học sinh khá, giỏi cần đưa ra những câu hỏi khái quát hơn để các
em tự suy nghĩ và tự tìm ra cách trình bày, diễn đạt ý kiến của mình.
Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

7





Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1
- Tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở, động viên, khen ngợi kip thời nhằm kích

thích sự hứng thú, ham học hỏi của các em .
- Cần chú ý rèn kĩ năng phát âm đúng, nói to, rõ tiếng, nói thành câu hoàn chỉnh, giọng
điệu tự nhiên, chân thành, phù hợp với từng câu nói .

2. Khả năng áp dụng:
a. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm:
Đề tài này được vận dụng và áp dụng thực tế ngay trong năm học 2012 – 2013 và
năm học 2013 – 2014.
b. Khả năng áp dụng:
- Học sinh rất hứng thú khi học phân môn Tiếng Việt, nhất là trong hoạt động luyện
nói.
- Lớp học sinh động, học sinh hăng hái tham gia phát biểu.
- Các em biết cách trả lời đủ câu, diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự
nhiên.
- Biết ứng xử các tình huống trong giao tiếp một cách rõ ràng hơn, lễ phép hơn.
Qua thực tế cho thấy trong quá trình học tập và rèn luyện kết quả đã tiến bộ rõ rệt .
Thời điểm
Năm học: 2012 – 2013
Đầu năm
Giữa kì I
Cuối kì I
Giữa kì II
Cuối năm
Năm học 2013 – 2014.
Đầu năm
Giữa kì I

Cuối kì I
Giữa kì II
Cuối năm

Diễn đạt chưa lưu loát

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng

15
13
08
06
2

06
08
13
15
19

12
10
08
05
1

5
7
9
12

16

1. Lợi ích kinh tế – xã hội :

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

8




Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1
Qua kết quả thống kê cho thấy chất lượng diễn đạt và giao tiếp của học sinh tiến bộ

rõ rệt, học sinh có hứng thú học tập và mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Đây chính là
yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt cho học sinh lớp
1.

C. KẾT LUẬN
1. Kết luận :
Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Yêu cầu luyện nói
cũng nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy tôi đã bước đầu nghiên cứu và
áp dụng mọi hình thức nhằm giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả. Tôi thiết nghĩ mỗi
người giáo viên nên biết cách khơi gợi, kích thích và tổ chức cho học sinh nói năng, hứng
thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình một cách hồn nhiên độc đáo là điều giáo viên cần
làm. Theo tôi, đây chỉ là một số trăn trở của tôi trong quá trình giảng dạy phân môn Tiếng
Việt ở phần luyện nói là làm sao giúp học sinh biết cách diễn đạt, trao đổi những cảm
xúc, ý nghĩ của mình với cha mẹ, thầy cô và các bạn được lưu loát, rõ ràng hơn. Thực
hiện tốt được mục tiêu này là chúng ta đã góp phần nho nhỏ, thực hiện thành công trong

việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Đê xuất, kiến nghị:
Trên đây là một số biện pháp giáo dục, giúp đỡ, rèn luyện nói cho học sinh của lớp
tôi, song vì thời gian cũng như vốn kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn hạn chế cho nên đề
tài này còn có những thiếu sót . Tôi mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp
để tôi thực hiện đề tài này có hiệu quả hơn.
Vĩnh Thạnh, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

9




Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

Đoàn Thi Tuyết

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

10




Sáng kiến kinh nghiệm


Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

11




Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Dạy Tiếng Việt ở tiểu học
( Nhà xuất bản giáo dục)
- Trò chơi trong dạy học âm –vần Tiếng Việt
( Nhà xuất bản giáo dục)
- Một số biện pháp hỗ trợ học sinh học tập môn Tiếng Việt
( Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn)


Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

12




Sáng kiến kinh nghiệm

Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết

13



×