Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Tiểu luận tôn giáo học đại cương: tìm hiểu bát khổ trong Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.64 KB, 24 trang )

Tôn giáo học đại cương
Nhóm 10:
1.Nguyễn Văn Bằng
2.Hoàng Ngọc Đông
3.Hoàng Huyền Diệu
4.Sầm Việt Hưng
5.Đặng Mai Quyên
6.Bùi Thị Phượng
7.Nguyễn Thị Ngọc Trâm
8.Nguyễn Thị Thu Phương
9.Triệu Thị Hè

Câu hỏi: Tìm hiểu bát khổ trong Phật giáo


Mục tiêu của bài gồm:
Đặt vấn đề
Vấn đề
Kết thúc vấn
đề


Nghĩa của khổ
Khổ là một khái niệm quan trọng của phật giáo, là cơ
sở của “Tứ diệu đế”.
Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và
tâm thức, xuất phát từ ngũ uẩn chịu dưới quy luật
của sự thay đổi và biến hoại.
Chân lý thứ nhất của “Tứ diệu đế” nói về tính chất
của khổ đó là: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ,
chết là khổ, lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng


là khổ, không đạt được gì mình thích là khổ.


Tổng quan về “khổ”
Kể cho hết cả sự khổ ở thế gian, thì không bao
giờ hết. Song căn cứ theo kinh Phật, có thể
phân loại ra làm ba thứ khổ (tam khổ) hay
tám thứ khổ(bát khổ).
Tam khổ: Ba thứ khổ là:khổ khổ, hoại khổ và
hành khổ.
Bát khổ: Tám loại khổ là: sanh khổ, lão khổ,
bệnh khổ, tử khổ ái biệt ly khổ, cầu bất đắc
khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ.


1. Sanh khổ
Sự sanh sống của con người có hai phần khổ
đó là khổ trong lúc sinh và khổ trong đời
sống.
 khổ trong lúc sinh: Người sinh và kẻ bị sinh
ra đều khổ.
 Khổ trong đời sống: Được thể hiện qua
phương diện đời sống, vật chất, hay tinh
thần đều có nhiều khổ sở.


Ví dụ: Thầy giáo – nhà thơ Nguyễn Ngọc Ký
Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc
Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập
viết bằng chân. Cả chặng

đường tuổi thơ của ông
chỉ có một ước mơ duy
nhất là quyết chí đi học
để được như những
người bình thường. Và
ông đã vượt lên sự run
rủi của số phận, trở
thành một nhà giáo ưu tú
viết bằng chân.


2. Lão khổ
Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh
thần suy kém, nên khổ về thể xác lẫn tinh
thần.
 khổ về thể xác: Càng già thì khí huyết càng
hao mòn. Điều đó dẫn đến cơ thể mệt mỏi,
hoạt động yếu ớt ( mắt mờ, tai điếc, mũi
nghẹt, tay chân run rẩy…)
 Khổ về tinh thần: Về già trí tuệ suy yếu dẫn
đến những hành động ngây dại, nói nhảm…


Như trong hình này. Cụ
già này đã phải cùng
lúc gánh chịu 2 nỗi
khổ:
Thể xác: tuy đã già
yếu, không còn khả
năng lao động nhưng

vẫn phải lao động để
mưu sinh.
Tinh thần: tuổi già sức
yếu cần có sự quan
tâm chăm sóc của các
thành viên trong gia
đình .Nhưng cụ không
được sự quan tâm như
người cùng lứa tuổi.


3. Bệnh khổ
Bệnh khổ là hành hạ xác thân con người, làm
cho nó khổ sở không gì hơn cái đau!
Thân thể đau ốm lâu ngày sẽ làm cho kinh tế
gia đình giảm xút, gia quyến lo lắng, quyên
ăn quyên ngủ, bỏ cả công việc.


Không chỉ phải
gánh chịu những
cơn đau quằn
quại về thể xác
của người bệnh
mà cộng với nỗi
khổ vật chất và
tinh thần của gia
đình.



4. Tử khổ
Trong bốn hiện tượng của vô thường: sinh, già,
bệnh, chết thì “chết” là cái làm mọi người sợ
hãi nhất.
Con người sợ chết đến nỗi ở trong hoàn cảnh
sống thừa, chỉ nghe nói đến cái chết cũng sợ
hãi, lo lắng về thể xác cũng như cả về tinh
thần.
Sự sợ hãi cái chết khiến con người rối loạn,
mất lý trí, sẽ cố gắng tìm cách sống dù điều
đó là trái với đời.


Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con người luôn giành giật sự
sống cho mình từ tay thần chết.


5. Ái biệt ly khổ
Trong các mối quan hệ gia đình, anh em, bạn
bè đang mặn nồng mà bị chia ly, thì thật đau
đớn.
Sự chia ly có hai loại:
 Sanh ly khổ.
 Tử biệt khổ.


Me tiễn con, vợ chờ chồng. Mong tin từ chiến trận đẫm
nước mắt




6. Cầu bất đắc khổ
Là khổ của sự mong cầu, hy vọng mà không
toại nguyện. Người ta ở đời, hễ hy vọng
càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Bất luận
trong một vấn đề gì, số người được toại
nguyện thì quá hiếm hoi, là kẻ thất bại bất
như ý thì không sao kể xiết.


Trong cầu bất đắc khổ có 3 cái thất vọng mà
người đời thường gặp nhiều nhất
Thất vọng về phú quý.

Thất vọng về công danh.


Thất vọng vì tình duyên


7. Oán tắng hội khổ
Con người ở trong cảnh thương yêu, chẳng ai
muốn chia ly, cũng như trong cảnh hờn ghét.
Cái khổ phải biệt ly đối với hai người yêu nhau
như thế nào thì cái khổ hội ngộ cũng như
vậy.
Người ta thường nói: “thấy mặt kẻ thù, như
kim đâm vào mắt; ở chung với người nghịch
như nếm mật, nằm gai”.



8. Ngũ ấm xí thạnh khổ
Cái thân tứ đại của con người cũng gọi là thân
ngũ ấm ( năm ngón che đậy): sắc ấm, thọ ấm,
tưởng ấm, hành ấm và thức ấm.
Vì sự xung đột, mâu thuẫn nên thân con người
chịu những cái khổ:


 Bị luật vô thường chi phối không ngừng, từ
trẻ đến già, từ mạnh đến ốm, từ đau đến chết
 Bị thất tình, lục dục lôi cuốn, làm cho con
người đắm nhiễm sáu trần, phải khổ lụy tâm.
 Bị vọng thức điên đảo chấp trước, nên con
người nhận thức sai lầm: có ta, có người, có
mất, có không, có khôn dại…..


Như vậy, có người sẽ băn khoăn, thắc mắc tự
hỏi: Đức phật nêu lên một cách ráo rốt những
nỗi khổ của thế gian để làm gì?
Cuộc đời đã đau khổ như thế, thì nên che dấu
bớt đi trừng nào hay trừng đấy, chứ sao lại
lột trần nó ra làm gì cho người ta càng thêm
đau khổ?
Những câu hỏi thắc mắc trên mới nghe thì hình
như có lý nhưng nếu suy xét một cách ráo rốt
sẽ thấy chúng nông cạn.



Đức phật không nhẫn tâm khi nêu lên những
nỗi khổ căn bản của cõi đời; chính vì lòng từ
bi mà Ngài làm như thế. Đức phật muốn cho
người đời hiểu được nỗi khổ của trần gian vì
những lợi ích sau:
 Gặp cảnh không khủng khiếp
 Không tham cầu nên khỏi bị hoàn cảnh chi
phối
 Gắng sức tu hành để thoát khổ




×