Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thực trạng kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.62 KB, 4 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là
rất ấn tượng, GDP tăng ở mức cao qua nhiều năm liên tục, môi trường
chính trị xã hội ổn định, tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà đầu tư
quốc tế. Tuy nhiên, để gia tốc phát triển kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu
đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư cho phát triển với quy mô và tốc độ nhanh
hơn nữa.
Trong bức tranh tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam những năm
gần đây có đóng góp không nhỏ của khu vực đầu tư nước ngoài. Đối với
một thị trường mới nổi như Việt Nam, khi mà dòng vốn đầu tư gián tiếp
(FPI) vẫn còn là những con số khiêm tốn thì sự đóng góp to lớn này được
mang đến từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI.
Tuy nhiên, cùng với lợi ích to lớn mà các dòng vốn đem lại thì kèm
theo đó là không ít các mặt trái đem lại ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến
nền kinh tế mà cả những vẫn đề xã hội. Trong quá trình hội nhập và phát
triển kinh tế, Việt Nam cũng đang nỗ lực thu hút FDI nhưng mục tiêu vẫn
phải đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững, thì vấn đề kiểm soát FDI lại
càng trở nên cần thiết. Việc nhận định đúng bản chất của FDI cùng với sự
cần thiết của việc hiểu biết về thực trạng kiểm soát FDI là lý do thực hiện
đề tài nghiên cứu: “Thực trạng kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam.”
Đề tài được bố cục theo 04 phần với nội dung cụ thể như sau :
Phần I :

Lý luận chung về nguồn vốn FDI và kiểm soát FDI

Phần II : Thực trạng kiểm soát nguồn vốn FDI tại Việt Nam
Phần III : Đánh giá kinh tế Việt Nam với quá trình kiểm soát vốn FDI
Phần IV : Kết luận
1



Phần I : Lý luận chung về nguồn vốn FDI và
kiểm soát FDI
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI
1.1
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong giới kinh tế học hiện nay, có rất nhiều khái niệm về FDI :
1.

- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như
sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi
là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh
công ty
- Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản
đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh
tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại
một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều
ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
- Theo luật đầu tư Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam
chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của luật này”

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau :
2


(FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản
lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
1.2

Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự
án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định.
- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư.
Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư
trong vốn pháp định của dự án.
- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước
sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có.
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc
mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau.
1.3
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều
bên (gọi là hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho
mỗi bên để tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không thành lập một pháp

nhân.
1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên nước
ngoài hợp tác với nước nước chủ nhà, cùng góp vốn, cùng kinh doanh,
cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp

3


MỤC LỤC

4



×