Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Báo cáo thực tập Đánh giá về huy động vốn của BIDV chi nhánh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 21 trang )

B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu………………………………………………………………………...1
Phần 1: Khái quát chung về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi
nhánh Bắc Ninh………………………………………………………………………...2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………………….......2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, hoạt dộng của chi nhánh Bắc Ninh……………….........3
1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng…………………………………...4
Phần 2: Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tại ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh trong những năm gần đây..…....6
2.1 Hoạt động tín dụng...…………………………………………………………...6
2.1.1. Hoạt động huy động vốn…………………………………………...………..6
2.1.2. Hoạt động cho vay………………………………...………………………..9
2.1.3. Tình hình sử dụng vốn………………………...……………………………12
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh………………………………...13
Phần 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tại
ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc
Ninh………...........................................................................................…………..14
3.1. Đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tại BIDV – Chi nhánh
Bắc Ninh……………….……...…………………………………………………..14
3.1.1. Kết quả đạt được……………………………………………………………14
3.1.2. Những mặt còn hạn chế………………...…………………………………..15
3.1.3. Nguyên nhân………………………………………………………………..15
3.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong những năm
tới…….......................................................................................................………..16
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh………...............................................................................................………17


Kết luận…………………………………………………………………………..18




B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

LỜI MỞ ĐẦU
Theo kế hoạch của nhà trường Và được sự chấp thuận của BIDV - Chi nhánh
Bắc Ninh, từ ngày 10/01/2012 em đã được thực tập tại phòng Tín dụng của Chi
nhánh. Trong thời gian thực tập tại chi nhánh em đã được tiếp xúc và tìm hiểu về
chức năng, hoạt động, cũng như các nghiệp vụ, dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.
Trong khuôn khổ của một bản báo cáo, em chỉ xin phép trình bày những nét cơ bản
như khái quát về hoạt động của chi nhánh, về một số hoạt động cơ bản mà chi
nhánh đang thực hiện. Ngoài ra em cũng đã thu thập được một số thông tin, số liệu
để minh hoạ về tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua. Và cuối
cùng là một số kiến nghị, đề xuất xuất phát từ thực tế thu nhận được trong quá
trình thực tập.
Qua thời gian thực tế, nghiên cứu và vận dụng kiến thức đã học cùng với sự
giúp đỡ, chỉ dẫn của các cán bộ đang làm việc tại chi nhánh, em đã đi sâu tìm hiểu,
đánh giá về tình hình huy động vốn của BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh.Do thời gian
thực tập ngắn và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên báo cáo của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy, cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Ngoài lời mở đầu và kết luận,báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
– Chi nhánh Bắc Ninh.
Phần 2: Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tại ngân hàng Đầu

Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh trong những năm gần đây.
Phần 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh
tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Bùi Thị Lan
Hương, đồng thời em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cô chú cán bộ, nhân
viên trong chi nhánh NHĐT&PT Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành tốt báo cáo này.
Bắc Ninh,tháng 03 năm 2012



1


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển.
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Từ 1981 – 1989 mang tên Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Từ 1990 nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngày 26/4/1957 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng

ĐT&PT Việt Nam được thành lập. Trải qua hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành
với hai lần đổi tên, bổ sung chức năng nhiệm vụ, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước,
khẳng đinh vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Các danh hiệu và phần
thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động hạng I, và
đặc biệt Danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới - là sự ghi nhận của Đảng,
Nhà nước về những thành tích trong suốt 50 năm qua của BIDV.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới,
hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Có hơn 16.000 cán bộ,
nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm
được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách
hàng lợi ích và sự tin cậy.
Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh được thành lập từ ngày 26/12/1996 theo quyết
đinh số 265 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, được
tách ra từ Ngân hàng ĐT&PT Hà Bắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh. Là
một chi nhánh mới được thành lập, nhưng sau hơn 10 năm hoạt động, không ngừng
phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã đạt được những
kết quả rất khả quan, chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của
tỉnh. Tổng số cán bộ công nhân viên 156 người.Mạng lưới tổ chức: Hội sở 1 ,


2


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng


Phòng giao dịch 5, Quỹ tiết kiệm 4.Tổng tài sản của chi nhánh tính tới 31/12/2011
đã đạt 3019 tỷ đồng.
1.2. Chức năng,nhiệm vụ,hoạt động của BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh.
BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh là một đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự
chủ kinh doanh, có con dấu riêng, được mở tại NHNN cũng như các tổ chức tín
dụng khác trong nước.
Kể từ khi thành lập đến nay BIDV Bắc Ninh đã từng bước phát triển và đạt
được nhiều thành tích đáng khích lệ. Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ NH cấp
trên giao phó.
Các nghiệp vụ mà chi nhánh hiện đang cung cấp:
- Huy động vốn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức.
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ.
- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá
nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ.
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay, cầm cố chứng từ có
giá.
- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ.
- Thực hiện các dịch vụ khác.
1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh.



3


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng


Sơ đồ:1.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh.
Ban Giám đốc

Phòng
Quan
hệ KH
Doanh
Nghiệp

Phòng
Quan
hệ KH

Nhân

Phòng
tài
chính
kế toán

Phòng
Kế
hoạch
tổng
hợp

Phòng
Quản
lý tín
dụng


Phòng
Quản
lý rủi
ro tín
dụng

Phòng
Dịch
vụ
khách
hàng

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Tổ
Kho
quỹ

5 Phòng Giao dịch và 4 bàn tiết kệm

Phòng
Giao
dịch
KCN
Quế



Phòng
Giao
dịch
KCN
Tiên
Sơn

Phòng
Giao
dịch
Gia
Bình

Phòng
Giao
dịch
Thuận
Thành

Phòng
Giao
dịch
KCN
Yên
Phong

4 Bàn
tiết

kiệm

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh gồm có: Ban lãnh
đạo, phòng Dịch vụ khách hàng, phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng
hơp, số lao động tại chi nhánh là 156 cán bộ, nhân viên trong đó có 1 Tiến Sỹ, 3
thạc sỹ, 112 cử nhân, 22 cao đẳng, 18 trung cấp và nguồn khác với tuổi đời bình
quân là 32 . Như vậy tuổi lao động của Chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh
nhậy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là CNTT phù hợp với yêu cầu hiện
đại hoá Ngân hàng.


4


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Hoạt động chính của các phòng ban như sau:
* Ban Giám Đốc
Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, có nhiệm vụ điều
hành hoạt động hàng ngày của cả Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và Hội đồng quản trị của Ngân hàng.
*Các phòng,ban.
- Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệ p : Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao
dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ,
thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập
khẩu và kinh doanh ngoại tệ phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng
dẫn của Ngân Hàng ĐT&PT Việt Nam ( NHĐT&PTVN ). Trực tiếp quảng cáo,
tiếp thị. giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

- Phòng Khách Hàng Cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dich với
khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ, thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản trị các sản phẩm tín dụng phù hợp với các
chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam ( NHĐT&PTVN ). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị. giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp cá nhân
- Phòng Quả n Lý Rủ i Ro: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc chi nhánh về công tác quản trị rủi ro của chi nhánh: Quản lý giám sát
thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho
từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề
nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản trị rủi ro trong toàn bộ các
hoạt động ngân hàng.
- Phòng Tài Chính Kế Toán giao dị ch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các
giao dịch trực tiếp với khách hàng: các nghiệp vụ và các công việc liên quan đên
công tác quản trị tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các dịc vụ ngân
hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản trị
và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy quản lý quỹ tiền mặt đến
từng giao dich viên theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng Đầu Tư Và


5


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Phát Triển Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn khách hàng về sử dụng các sản
phẩm ngân hàng.
- Phòng Tổ Kho Qũy : Phòng tổ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý tiền tệ

kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHĐT&PTVN. Ứng
và thu tiền mặt các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu tiền
mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn
- Phòng Chứ c Hành Chính tổ chứ c: Phòng tổ chức hành chính là phòng
nghiệp vụ thực hiện chức năng công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh
theo đúng chủ trương chính sách chủa Nhà nước và quy định của NHĐT&PTVN.
Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn tại Chi nhánh
- Phòng Dị ch Vụ Khách Hàng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao
dịch trực tiếp với khách hàng về huy động vốn và cho vay theo quy định của Nhà
nước và Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam, thực hiện hạch toán kế toán,
quản lý an toàn tiền tệ, kho quỹ, tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc theo
đúng chế độ quy định.
- Phòng Quả n Lý Tín Dụ ng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch
về huy động vốn và cho vay theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Đầu Tư Và
Phát Triển Việt Nam.
- Quỹ tiế t kiệ m: Thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ sau: Huy động tiền
gửi tiết kiệm, Phát hành và chiết khấu CTCG do chính NHĐT phát hành, Dịch vụ
đại lý chi trả kiều hối,Dịch vụ chuyển tiền trong nước
- Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp: Phòng Kế hoạch Tổng hợp là một phòng
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của NH, có chức năng tham mưu
giúp Lãnh đạo NH trong công tác tổng hợp về kế hoạch và định hướng phát triển
của NH………..



6


B¸o c¸o thùc tËp


Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Phần 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC
NINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1. Hoạt động tín dụng.
2.1.1. Hoạ t độ ng huy độ ng vố n.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động
mạnh mẽ, phức tạp đã và đang ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế việt nam.Nhưng
với nỗ lực cố gắng của mình,bằng nhiều chính sách hợp lý và linh hoạt, BIDV –
chi nhánh Bắc Ninh vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra:
Bảng 2.1: Tình hình HĐV của BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh năm 2009-2011
(Đơn vị:tỷ đồng)
2009
Chỉ tiêu

Tổng vốn huy động

2010

2011

Số
tiền

Tỷ
trọng
%


Số
tiền

Tỷ
trọng
%

Số
tiền

2437

100

2634

100

2359

2010/2009

Tỷ
Số Tỷ lệ
trọng
tiền
%
%
100


2011/2009
Số
tiền

Tỷ lệ %

197

8,1

-275

-10,4

Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư

523

21,5

615

23,3

630

26,7

92


17,6

15

2,4

Tiền gửi tổ chức kinh tế 1884

77,3

1959

74,4

1659

70,3

75

4

-300

-15

1,2

60


2,3

70

3

30

100

10

16,7

Kỳ phiếu, trái phiếu

30

Phân theo loại tiền
VNĐ

2190

89,9

2355

89,4


2063

87,5

165

7,5

-292

-12,4

Ngoại tệ(quy đổi ra
VNĐ)

247

10,1

279

10,6

296

12,5

32

13


17

6,1

Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn

1822

74,8

1941

73,7

1716

72,7

119

6,5

-225

-11,6

Trung và dài hạn


615

25,2

693

26,3

643

27,3

78

12,7

-50

-7,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh)


7


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng


Căn cứ vào số liệu của bảng 2.1, chúng ta có thể thấy thực trạng tình hình
huy động vốn trong 3 năm 2009-2011 của BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh như sau:
• Phân loại theo thành phần kinh tế
+ Tiền gửi tổ chức kinh tế: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn
huy động, nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ về quy mô và tỷ trọng trong tổng số
nguồn vốn huy động.Cụ thể, năm 2009 lượng tiền gửi của các Tổ chức là 1884 tỷ
đồng chiếm 77,3 %, sang năm 2010 con số này là 1959 tỷ đồng chỉ còn chiếm
74,4% và trong năm 2011 lại giảm xuống còn 1659 tỷ đồng chỉ còn chiếm 70,3%.
Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động giảm nhẹ qua các
năm nhưng về sự phát triển thì lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại biến
động.So với năm 2009 lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2010 là
1959 tỷ đồng tăng 75 tỷ đồng (tương ứng tăng 4%); đến năm 2011 lượng vốn huy
động từ các tổ chức kinh tế lại giảm xuống còn 1659 tỷ đồng giảm 300 tỷ đồng
(tương ứng giảm 15%). Có tình hình trên là do tình hình kinh tế khó khăn tạo nên
sự khan hiếm vốn của các tổ chức kinh tế,sự sụt giảm mạnh tiền gửi khách hang
doanh nghiệp (điển hình của công ty Đô thị kinh bắc gần 200 tỷ đồng), Sự cạnh
tranh thiếu lành mạnh của các NHTMCP .
Sở dĩ tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức cao như vậy là do đặc thù BIDV là
ngân hang nhà nước đã có truyền thống lâu đời, có uy tín lớn trong nền kinh tế do
đó số lượng các tổ chức kinh tế là khách hàng truyền thống và khách hang mới khá
ổn định.Tuy nhiên sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM khác cũng là một dấu
hiệu đáng lo ngại cho nguồn vốn này.
+ Tiền gửi dân cư: Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu vốn huy động và
có xu hướng đang tăng lên dù tốc độ tăng không lớn lắm. Nếu như cuối năm 2009
lượng tiền gửi của dân cư là 523 tỷ đồng thì trong các năm 2010 và 2011 đã tăng
lên 615 tỷ đồng và 630 tỷ đồng.Như vậy tốc độ tăng của năm 2010 đạt 17,6%
nhưng năm 2011 tốc độ tăng đã giảm xuống còn 2,4%.Nguyên nhân chủ yếu của
tình trạng trên là sự thiếu ổn định của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất tiền gửi biến
động,chênh lệch giữa các NH khiến tâm lý người dân không yên tâm gửi tiền ở chi
nhánh và có xu hướng rút vốn sang gửi ở các NHTM có lãi suất huy động cao.



8


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Xét một cách tổng thể thì vốn huy động từ tiền gửi dân cư của chi nhánh có
xu hướng tăng lên.Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với chi nhánh vì đây là
nguồn HĐV có chi phí thấp mang lại lợi nhuận cao.
+ Kỳ phiếu, trái phiếu: Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy
động bởi vì đây là kênh thu hút vốn khi NH thực sự thiếu tiền và cần huy động
trong một khoảng thời gian ngắn.Do đặc thù như vậy nên số lượng vốn huy động
từ nguồn này không cố định và biến đổi theo từng năm tùy thuộc vào tình hình cụ
thể (năm 2009 là 30 tỷ đồng, năm 2010 là 60 tủ đồng và năm 2011 là 70 tỷ
đồng).Đặc biệt năm 2010 so với năm 2009 tỷ lệ tăng của vốn huy động từ kỳ
phiếu, trái phiếu đạt 100% do chi nhánh cần thu hút một nguồn vốn huy động dài
và ổn định để chuẩn bị cho sự cạnh tranh với các NHTM khác và sự đi xuống của
nền kinh tế, dự báo sẽ có nhiều khó khăn trong công tác HĐV.
• Phân theo loại tiền
+ VNĐ: Nhìn vào các số liệu trong bảng thống kê chúng ta có thể dễ dàng
nhận ra VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.Năm 2009 số
lượng là 2190 tỷ đồng, năm 2010 là 2355 tỷ đồng, và năm 2011 là 2063 tỷ đồng
(chiếm tỷ trọng xấp xỉ 90% tổng nguồn vốn huy động). Sở dĩ VNĐ chiếm ưu thế
qua các năm là do lãi suất huy động bằng ngoại tệ thấp hơn hẳn so với lãi suất bằng
VNĐ nên người dân và các tổ chức kinh tế không mấy mặn mà với việc gửi tiết
kiệm bằng ngoại tệ.
+ Ngoại tệ quy đổi: Thấp hơn so với VNĐ và chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ

trong cơ cấu vốn huy động (khoảng 10%). Tuy nhiên nguồn ngoại tệ huy động có
xu hướng tăng nên qua mỗi năm khoảng 1 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng
đối với NH trong tình hình kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế toàn cầu hiện
nay.
• Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng áp đảo và duy trì trong 3 năm lien tiếp .
Năm 2009 chiếm 74,8%, năm 2010 chiếm 73,7%, năm 2011 chiếm 72,7%. Điều
này một phần là do sự thay đổi lãi suất liên tục, cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM
trên địa bàn khiến người gửi tiền có xu hướng gửi tiền ngắn hạn để dễ dịch chuyển
vốn từ NH này sang NH khác có lãi suất cao hơn.


9


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Tóm lại, công tác HĐV trong những năm qua đã đạt được một số kết quả
bước đầu, từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, đảm bảo
đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của NH. Mặc dù chi nhánh gặp nhiều khó khăn
nhưng những kết quả đạt được là rất đáng khen ngợi.
2.1.2 Hoạt động cho vay
Bản 2.2. Tình hình cho vay của BIDV Chi nhánh Bắc Ninh năm 2009-2011
(Đơn vị tỷ đồng)
2009

Chỉ tiêu


Tổng doanh số cho vay

Số
tiền
1745

2010
Tỷ

trọng
%
100

2011
Tỷ

Số
tiền
1990

trọng
%
100

Số
tiền
2384

2010/2009


2011/2009

Số

Tỷ

Số

Tỷ

tiền

lệ %

tiền

lệ %

100

245

14

394

19,8

Tỷ
trọng

%

Phân theo đối tượng cho vay
Dân cư

719

41,2

830

41,7

965

40,5

111

15,4

135

16,3

Các tổ chức kinh tế

1026

58,8


1160

58,3

1419

59,5

134

13

259

22,3

Phân theo loại tiền
VNĐ

1560

89,4

1683

84,6

2104


88,3

123

7,9

421

25

Ngoại tệ(quy đổi ra VNĐ)

185

10,6

307

15,4

280

11,7

122

65,9

-27


8,8

Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn

1124

64,4

1289

64,8

1214

50,9

165

14,7

-75

5,8

Trung và dài hạn

621

35,6


701

35,2

1170

49,1

80

12,9

469

66,9

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh)
Nhìn vào số liệu của bảng 2.2, ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2009 đạt
1745 tỷ đồng, năm 2010 là 1990 tỷ đồng, tăng 245 tỷ đồng so với năm 2009,tỷ lệ
tăng đạt 14%. Năm 2011 tổng doanh số cho vay đạt 2384 tỷ đồng,tăng 394 tỷ đồng
so với năm 2010, tăng trưởng 19,8%.Cụ thể cơ cấu tín dụng phân chia như sau:
- Cho vay các tổ chức kinh tế: Tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng
khoảng 59% trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2009 là 1026 tỷ đồng tới năm
2010 là 1160 tỷ và tới năm 2011 con số này đã là 1419 tỷ đồng. Tương ứng là
doanh số cho vay với dân cư và hộ gia đình chiếm khoảng 41% giữ ổn định trong 3
năm lien tiếp.


10



B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

- VNĐ: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vayvaf đang có xu
hướng tăng lên. Năm 2009, lượng cho vay bằng đồng VN là 1560 tỷ đồng chiếm
89,4% tổng doanh số, năm 2010 con số này là 1683 tỷ đồng chiếm 84,6% và năm
2011 là 2104 tỷ đồng chiếm 88,3%.
- Ngoại tệ quy đổi: Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với VNĐ và biến đổi bất
thường (có năm tăng hoặc giảm tùy vào tình hình mỗi năm). Năm 2009 số ngoại tệ
cho vay quy đổi được là 185 tỷ đồng , Năm 2010 con số này là 307 tỷ đồng (chiếm
15,4%), nhưng năm 2011 chỉ còn 280 tỷ đồng (chiếm 11,7%).
- Cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay
(năm 2009 đạt 1124 tỷ đồng chiếm 64,4%, năm 2010 đạt 1289 tỷ đồng chiếm
64,8%). Tuy nhiên năm 2011 chứng kiến sự tăng trưởng bất ngờ của cho vay trung
và dài hạn đạt tới 1170 tỷ đồng chiếm 49,1%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì các
khoản cho vay trung và dài hạn có lãi suất cho vay cao mang lại lợi nhuận lớn cho
ngân hang, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ do các khoản vay này có độ rủi do lớn.
Bảng 2.3. Dư nợ cho vay của BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh Năm 2009-2011
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2009

Năm
2010


Năm
2011

Dư nợ đầu kỳ

1540

1761

Doanh số cho vay trong kỳ

1745

Doanh số thu nợ trong kỳ
Dư nợ cuối kỳ

2010/2009

2024

Tăng/
giảm
221

1990

2384

1524


1727

1761

2024

2011/2010

+14,3

Tăng/
giảm
263

+14,9

245

+14

394

+19,8

2136

203

+13,3


409

+23,7

2272

263

+14,9

248

+12,3

(%)

(%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV – Chi nhành Bắc Ninh)
Qua số liệu của bảng 2.3 có thể, có thể dễ dàng nhận thấy dư nợ cho vay của
chi nhánh lien tục tăng trưởng trong các năm 2009-2011.Nếu như cuối năm 2009
dư nợ đạt 1761 tỷ đồng thì tới cuối năm 2011 dư nợ cho vay đã đạt tới 2272 tỷ
đồng. Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm lần lượt là 14,9% và 12,3%.Tỷ lệ tăng trưởng
ổn định >10% là một thành tích đáng ghi nhận trong tình hình kinh tế đang gặp
nhiều khó khăn.


11



B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Ngoài ra doanh số thu nợ trong kỳ của chi nhánh cũng lien tục tăng trưởng
trong 3 năm lien tiếp. Cụ thể là đã tăng từ 1524 tỷ đồng lên 2136 tỷ đồng trong 2
năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã nâng cao chất lượng các khoản cho vay của
mình rõ rệt. Bằng chứng là giá trị các khoản thu nợ được đang ngày càng tăng qua
mỗi năm.
Tóm lại hoạt động cho vay của BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh đã và đang có
những bước phát triển vững mạnh cả về chất lượng. Tuy hoạt động cho vay vẫn
còn chưa tương xứng với hoạt động HĐV mà thể hiện rõ nhất là sự chênh lệch giữa
số vốn huy động được và doanh số cho vay trong kỳ.Rõ rang chi nhánh vẫn đang
gặp vấn đề thừa vốn huy động do doanh số cho vay chưa đáp ứng được mức tăng
của tổng nguồn vốn huy động. Vấn đề này cần sớm khắc phục trong năm 2012.
2.1.3. Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 2.4. Hiệu suất sử dụng vốn của BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh
năm 2009-2011
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2010/2009
Chỉ tiêu

Tổng vốn huy động (A)
Tổng doanh số cho vay
(B)
Hiệu suất sử dụng vốn
(%) (B/A)

Năm
2009


Năm 2010

2437

2634

1745
71,6

Năm
2011

2011/2010

Tăng/
giảm

(%)

Tăng/
giảm

(%)

2359

+197

+8,1


-275

-10,4

1990

2384

245

14

394

19,8

75,6

101

4

25,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV – Chi nhành Bắc Ninh)
Trong 2 năm 2009 và 2010 hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng
BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh duy trì ở mức khá.Nhưng đặc biệt trong năm 2011
hiệu suất sử dụng vốn đã tăng vọt so với 2 năm trước đó đạt mức 101%. Đây là kết
quả ấn tượng trong năm tài khóa 2011 có được do những lý do sau:

- Năm 2011 nền kinh tế nước ta đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng
hoảng tài chính 2008-2009 nên các hoạt động kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ
so với hai năm trước đó.


12


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

- Sự giảm sút của vốn huy động trong khi dư nợ tín dụng lại tăng nhanh
khiến hiệu suất càng tăng cao.
- Các chính sách hợp lý của Ngân Hàng Nhà Nước trong việc điều chỉnh lãi
suất, mở rộng hạn mức tín dụng… cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh
năm 2009-2011
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009

Tăng

(%)

/giảm

2011/2010
Tăng/

(%)

giảm

Doanh thu

318,6

371,3

408,5

+52,7

+16,5

+37,2

+10

Tổng chi phí


280,1

325,2

364,4

+45,1

+16,1

+39,2

+12

Lợi nhuận

38,5

46,1

44,1

+7,6

+19,7

-2

-4,3


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV – Chi nhành Bắc Ninh)
Qua bảng số liệu trên,ta thấy rõ tình hình tăng trưởng của BIDV – Chi nhánh
Bắc Ninh vẫn còn ở mức khá. Những năm qua là thời gian khó khăn của nền kinh
tế đất nước do ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đây là vấn đề
chung của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. Trong năm 2011 lợi nhuận thu được
so với năm 2010 đã bị giảm đi 2 tỷ đồng.Lý do chủ yếu do tình hình kinh tế khó
khăn, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các NHTMCP.Bên cạnh đó công tác tiếp
thị,chăm sóc đối với khách hàng chưa được triển khai quyết liệt,chưa được quan
tâm đúng mức và không đồng bộ…..
Trong thời gian tới, sau khi nền kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng trở
lại,cộng với hoạt động tiếp thị và chăm soc khách hàng được quan tâm đúng mức
và triển khai một cách quyết liệt,đông bộ thì BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh chắc
chắn sẽ có những bước tiến mạnh mẽ hơn.


13


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Phần 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH BẮC NINH.
3.1. Đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tại BIDV – Chi
nhánh Bắc Ninh.
3.1.1. Nhữ ng kế t quả đạ t đư ợ c.
Nhờ áp dụng những chính sách, biện pháp phù hợp và nhanh nhạy với biến

động của thị trường nên trong ba năm qua ngân hàng đã đạt được một số kết quả
đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn
nói riêng:
• Tổ chức triển khai nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hóa các hình
thức tiết kiệm. Nhờ vậy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng
trưởng và ổn định trong ba năm liên tiếp.
• Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hàng ngày cân đối vốn để xác định
nhu cầu vốn phù hợp, đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và an toàn thanh toán theo
đúng quy định. Do đó tỷ lệ thu hồi nợ xấu của ngân hàng tăng trưởng và giữ ở tỷ lệ
nợ xấu ở mức dưới 10%. Một kết quả khá tốt so với các ngân hàng khác trong cùng
địa bàn.
• Áp dụng biện pháp hạn chế chi phí huy động vốn để tăng lợi nhuận. kết
quả là trong tình hình khó khăn chung lợi nhuận của ngân hàng đều đạt ở mức
trung bình khoảng 40 tỷ/năm.
Có được thành tích nói trên là do chi nhánh đã áp dụng một số biện pháp
tiêu biểu như sau:
• Áp dụng nhiều kỳ hạn tiền gửi đa dạng (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12
tháng) bằng nội tệ và ngoại tệ,kỳ phiếu…
• Chính sách lãi suất hợp lý để khuyến khích người gửi tiền.
• Khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng.
• Áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho các khách hàng quen thuộc và có uy tín
trong hoạt động tín dụng với ngân hàng.
3.1.2. Những mặt còn hạn chế.



14


B¸o c¸o thùc tËp


Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh
vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý cần khắc phục như sau:
• Huy động vốn từ tiền gửi trung và dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp.
Lãi suất chênh lệch giữa ngắn hạn với trung và dài hạn chưa cao nên chưa thu hút
được sự quan tâm của người gửi. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác cho vay
của ngân hàng đặc biệt là cho vay dài hạn vốn mang lại lợi nhuận rất cao.
• Sự tăng trưởng giữa nguồn vốn huy động và cho vay chưa đồng đều , quy
mô vốn huy động tăng nhanh so với cho vay dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn chưa
cao so với các ngân hàng khác.
• Công tác quảng cáo, marketing của ngân hàng còn chưa đạt hiệu quả như
mong muốn. Kết quả là tốc độ tăng trưởng vốn huy động mới chỉ đạt ở mức khá,
vẫn còn thấp so với các ngân hàng bạn.
• Các sản phẩm, dich vụ mới triển khai chậm,thiếu đồng bộ, phạm vi sử
dụng của khách hàng còn ít, các sản phẩm đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm
truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trường.
3.1.3. Nguyên nhân
Những hạn chế nêu trên là điều dễ xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều
bất ổn như hiện nay.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cả chủ quan lẫn
khách quan.Trong khuôn khổ báo cáo của em chỉ xin dẫn ra một số lý do cụ thể
sau:
• Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam cũng như Bắc Ninh phát triển
chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều nhân tố biến động không ngừng: Tỷ lệ lạm phát cao,
tỷ giá thay đổi tróng mặt, lãi suất tiền gửi biến động lien tục giữa các ngân
hàng…nên người dân chưa thực sự tin tưởng để gửi tiền dài hạn vào hệ thống ngân
hàng.
• Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn
người dân trong khi các ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định lãi xuất cho

vay nếu nâng lãi suất huy động lên cao.Chính vì vậy nguwoif dân bị hấp dẫn bởi
các kênh đầu tư khác chứa đựng rủi ro cao nhưng đem lại lợi nhuận cao hơn. Điển
hình của việc này là sự sôi động của thị trường ngoại hối,thị trường vàng và thị



15


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

trường bất động sản trong năm 2010 làm dịch chuyển luồng tiền đầu tư từ ngân
hàng sang các thị trường khác.
• BIDV – Chi nhánh Bắc Ninh gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều
ngân hàng khác trên địa bàn đặc biệt từ các NHTMCP với các dịch vụ đa dạng và
phong phú. Việc thành lập quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch với nhiều ngân
hàng mới đã làm miếng bánh thị phần bị chia năm sẻ bảy nên kết quả kinh doanh
của bản than ngân hàng bị giảm xuống cũng là điều dễ hiểu.
3.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong những năm tới.
Trong hoạt động của ngân hàng , nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn là
một nghiệp vụ chủ chốt quyết định thành công của ngân hàng. Nhận thức rõ điều
này, trong năm tới BIDV – chi nhánh Bắc Ninh tập chung vào công tác nâng cao
hiệu quả huy động vốn của chi nhánh thong qua các định hướng sau:
- Trong năm 2012 BIDV – chi nhánh Bắc Ninh tập trung đẩy mạnh tăng
trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ đặc biệt là tiền gửi trung và dài hạn.
- Tăng dần tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế nhằm
giảm chi phí vốn.
- Áp dụng các chính sách và biện pháp hợp lý để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống

mức thấp.
- Cân đối nguồn dự trữ để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, vừa sử dụng
vốn một cách có hiệu quả.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng của chi nhánh.
Năm 2012 được dự đoán sẽ là một năm hồi phục mạnh mẽ hơn của nền kinh
tế Việt Nam nói chung cũng như Bắc Ninh nói riêng.Vì Vậy mà BIDV – Chi
nhánh Bắc Ninh xác định rõ rang mục tiêu của mình trong năm 2012 như sau:
• Tổng nguồn vốn của ngân hàng dự tính tăng 10% so với năm 2011 đạt
mức 3321 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn nội tệ đạt 2689 tỷ đồng và nguồn vốn
ngoại tệ (quy đổi) đạt mức 632 tỷ đồng.
• Nguồn vốn huy động tăng trưởng 25% so với năm 2011 ddatj2949 tỷ
đồng
• Tổng dư nợ cho vay tăng 10% đạt 2500 tỷ đồng
• Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 5%.


16


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.3.1. Nâng cao khố i lư ợ ng nguồ n vố n huy độ ng.
Tăng cường hoạt động maketing, tiếp thị, duy trì những khách hàng quen
thuộc và mở rộng khách hàng có nguồn tiền gửi tại chi nhánh. Có chính sách ưu
đãi đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn và có sử dụng các dịch vụ thanh toán
của ngân hàng để khuyến khích khách hàng. Đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn , đưa ra các sản phẩm huyn động chất lượng cao, tiện dụng để cạnh tranh với

các ngân hàng khác trên địa bàn.
3.3.2. Thự c hiệ n chính sách lãi suấ t huy độ ng phù hợ p.
Việc ấn định lãi suất của ngân hàng trước hết phải tuân thủ các quy định về
lãi suất của ngân hàng Nhà nước đưa ra đối với các tổ chức tín dụng, thỏa mãn các
quy định của BIDV đưa ra đối với các chi nhánh và nằm trong phạm vi lãi suất cơ
bản và biên độ dao động được phép quy định của BIDV. Chi nhánh phải đưa ra
được một mức lãi suất có tính cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng, tạo được lợi thế so
sánh với các ngân hàng khác.
3.3.3. Phòng ngừ a và hạ n chế rủ i ro trong huy độ ng vố n.
Chi nhánh cần cập nhật thong tin hoạt động nhanh chóng, chuẩn xác sau mỗi
ngày để xác định rõ nguồn vốn đã huy động và sử dụng mỗi ngày để đưa ra các
chính sách hợp lý, tránh tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng không
tốt tới kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
3.3.4. Đổ i mớ i công nghệ ngân hàng
Một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động
vốn là nâng cao đổi mới công nghệ ngân hàng, tiếp cận nhanh chóng với công nghệ
hiện đại. Công nghệ ngân hàng không chỉ đơn thuần là máy móc mà còn là cơ chế
thanh toán,quản lý hoạt động nghiệp vụ bằng các phần mềm quản lý chất lượng
quốc tế…
3.3.5. Nâng cao chấ t lư ợ ng cán bộ độ i ngũ nhân vi ên, cán bộ tín dụ ng
Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, có chính
sách thưởng phạt rõ rang, khuyến khích cán bộ tín dụng làm việc hiệu quả hơn. Tổ
chức giao lưu, học tập kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng giữa các chi nhánh với
nhau trong toàn hệ thống BIDV.


17


B¸o c¸o thùc tËp


Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

KẾT LUẬN
Trong năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến hầu hết các
quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Với
chủ trương đúng đắn của Chính phủ, đặc biệt là vai trò của Ngân hàng Nhà nước,
Việt Nam dần thoát khỏi và đã có những tín hiệu khả quan về nền kinh tế . Trong
đó vai trò của các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã được thể hiện rõ nét.
Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh là một
trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh đang trong quá trình của sự đổi mới,
với những nỗ lực vượt bậc của Ban Giám đốc, cán bộ công nhân viên Chi nhánh đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2011. Những thành quả đạt
được của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển - Chi nhánh Bắc Ninh đã khẳng định
chủ trương đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Việt Nam đã góp phần tích cực vào sự phát triển của kinh tế địa phương, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Do thời gian thực tập chưa nhiều và kiến thức thực tế tích luỹ còn hạn chế
nên báo cáo thực tập này khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các Thầy,
Cô giáo, Ban Giám đốc và các Cô, Chú tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Bắc
Ninh đóng góp ý kiến giúp cho Báo cáo này có giá trị thực tiễn hơn trong sự phát
triển vững mạnh của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển.
Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Thị Lan Hương, Ban
Giám đốc và các Cô, Chú cán bộ, nhân viên công tác tại Ngân hàng Đầu Tư Và
Phát Triển Chi nhánh Bắc Ninh đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh,tháng 03 năm 2012




18


B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng

XÁC NHẬN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH BẮC NINH
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................




B¸o c¸o thùc tËp

Khoa tµi chÝnh Ng©n hµng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................





×