Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(Báo cáo thực tập) Nâng cao chất lượng sử dụng vốn lưu động trong công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ VietinAviva

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 23 trang )

Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIETINAVIVA ...................... 1
1.1. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva............................................... 1
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ
VietinAviva. .............................................................................................................. 1
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. .................................................................... 2
1.4. Địa bàn hoạt động. ............................................................................................. 3
1.5. Tổ chức bộ máy của công ty. ............................................................................. 4
1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty............................................................... 4
1.5.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy của phòng tài chính kế toán:.................................. 6
1.6. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và quản lý tài chính............................... 7
1.6.1 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh.............................................................. 7
1.6.2 Đặc điểm tài chính kế toán: ............................................................................. 8
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY........... 9
TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIETINAVIVA .............................................. 9
2.1 Cơ cấu tài sản của công ty................................................................................... 9
2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty. ......................................................................... 11
2.3. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty...................................... 12
PHẦN 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ....................................................... 15
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty .................................. 15
3.1.1. Những kết quả đạt được:............................................................................... 15
3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục. ..................................................................... 16
3.2. Kiến nghị với Công ty bảo hiểu VietinAviva .................................................. 16
3.3. Kiến nghị lựa chọn đề tài luận văn................................................................... 18
KẾT LUẬN ................................................................................................................






Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Tên Viết Tắt

Diễn Giải

01

BHXH

Bảo hiểm xã hội

02

VLĐ

Vốn lưu động

03


TSLĐ

Tài sản lưu động

04

KD

Kinh Doanh

05

DT

Doanh thu

06

LN

Lợi nhuận

07

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

08


TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

09

ROS

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

10

ROA

Tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản

11

ROE

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu

12

GVHB

Giá vốn hàng bán





Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời sớm
ở nước ta. Đây là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, nó ít mang tính chất kinh doanh
thương mại mà chủ yếu là tính nhân dạo và nhân văn cao cả.
Kể từ khi ra đời đến nay, nó đã góp phần làm ổn định đời sống cho cán bộ
công nhân viên chức Nhà nước, quân nhân, những người lao động làm việc trong
các thành phần kinh tế của đất nước; ổn định chính trị – xã hội, thúc đẩy quá trình
xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Hiện nay, được sự quan tâm của Nhà nước mà chính sách BHXH ngày càng
được thực hiện tốt và hiệu quả hơn với các đối tượng tham gia nói trên. Để việc
thực hiện BHXH tồn tại và phát huy được tác dụng của nó cần phải có một quỹ
BHXH và quỹ đó phải hoạt động đúng mục đích tức là cơ quan BHXH phải thực
hiện tốt công tác thu – chi quỹ BHXH.
Sau một thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ
VietinAviva (gọi tắt là VietinAviva), được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên
Công ty bảo hiểm VietinAviva cùng chỉ bảo tận tìn của cô giáo ThS. Nguyễn
Thùy Linh, em đã được tìm hiểu và thu thập được thông tin về Công ty cũng như
các nghiệp vụ tài chính mà Công ty đang thực hiện và áp dụng. Em cũng mạnh dạn
chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng sử dụng vốn lưu động trong Công ty TNHH
Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva” để làm đề tài luận văn sau này.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế
và hạn chế về nhạn thức nên không tránh khỏi nhưng thiếu sót trong quá trình tìm
hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty bảo hiểm VietinAviva nên rất mong được
sự đóng góp của các thầy cô giáo.
.Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo tốt nghiệp của em gồm 3 phần:


Phần 1: Tổng Quan Về Công ty TNHH VietinAviva.
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH VietinAviva.
Phần 3: Một số ý kiến đề xuất sau quá trình thực tập tại Công ty TNHH
VietinAviva.



Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIETINAVIVA
1.1. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva.
• Tên giao dịch: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva.
• Tên viết tắt: VietinAviva
• Địa chỉ trụ sở chính: P1001B, Tầng 10, Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim
Mã, Ba Đình, Hà Nội
• Điện thoại : 04-37715577 .
• Fax : 04-37246446 .
• Email:
• Người đại diện pháp luật của Công ty: ông Chang Wen Wei - Tổng Giám
Đốc


Websile :

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ
VietinAviva.
Ngày 29/7/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Giấy phép thành lập và hoạt

động số 64 GP/KDBH cho Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietinbank Aviva,
liên doanh giữa Vietinbank và Tập đoàn Bảo hiểm Aviva, tập đoàn bảo hiểm lớn
nhất của Anh Quốc.
VietinAviva ra đời trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ
đẳng cấp quốc tế của Tập đoàn Aviva và hệ thống chi nhánh rộng khắp tại Việt
Nam của Vietinbank. Vietinbank và Aviva đều có chung mục tiêu xây dựng một
liên doanh bảo hiểm và tạo nên một kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng
(bancassurance) lý tưởng. Công ty được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, gồm: Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (Bảo hiểm
trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền
định kỳ); Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe; Kinh doanh tái bảo hiểm; Đầu tư vốn
nhàn rỗi ở Việt Nam.
Với tầm nhìn trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ “được ngưỡng mộ nhất”
Việt Nam, mọi giá trị của VietinAviva đều được xây dựng trên cơ sở hai chữ


1


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

“Niềm tin”. Đó chính là giá trị cốt lõi và bền vững nhất để VietinAviva thực hiện
sứ mệnh trở thành một chỗ dựa vững chắc về tài chính cho các doanh nghiệp, cá
nhân thông qua chia sẻ và bù đắp rủi ro, thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhân
thọ, đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm có thể tận hưởng cuộc sống một cách
trọn vẹn.
VietinAviva tập trung mạnh vào việc mở rộng kênh bán hàng, nghiên cứu và
phát triển sản phẩm nhằm khác biệt hóa và tạo lợi thế cạnh tranh riêng cho mình.

Công ty có chiến lược tạo ra những thị trường ngách và năng lực cốt lõi bằng việc
tập trung đầu tư và phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Bancassurance. Với chiến lược khai thác thị trường theo cả chiều rộng lẫn chiều
sâu, kế hoạch trước mắt của công ty là khai thác nhu cầu bảo hiểm của các khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp có giao dịch với Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam (VietinBank); tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động sang các ngân hàng và
định chế tài chính khác; từng bước đa dạng hóa loại hình kênh phân phối khác như
kênh đại lý truyền thống.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
• Phạ m vi hoạ t độ ng
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Công ty bảo hiểm
VietinAviva đã không ngừng hoàn thiện trên mọi phương diện nhằm đẩy mạnh
công tác khai thác, thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Trong năm đầu
tiên đi vào hoạt động công ty chỉ có 3 sản phẩm nhưng hiện nay hệ thống sản phẩm
công ty đã đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người dân.
Ngay từ khi thành lập VietinAviva đã cung cấp những dịch vụ tối ưu cho khách
hàng kèm theo nhiều giá trị gia tăng khác.
Các lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm gốc.
- Bảo bảo vệ.
- Bảo hiểm tích lũy.
- Bảo hiểm liên kết Ngân hàng.
- Nhận tái bảo hiểm
- Hoạt động đầu tư


2


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i


• Chứ c năng và nhiệ m vụ :
Cũng như những công ty bảo hiểm khác, Công ty bảo hiểm VietinAviva
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói
riêng. Nhờ các công ty bảo hiểm mà thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi và
cũng giúp cho các công ty chia sẻ rủi ro trong kinh doanh. Với những đặc điểm
trên, công ty bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trong
nền kinh tế.
Các dòng sản phẩm chính đang được VietinAviva nghiên cứu phát triển và
triển khai trên thị trường.
Các sản phẩm bảo vệ dành cho cá nhân: với sự linh hoạt về thời hạn bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm và các quyền lợi bảo hiểm vượt trội, đây là các giải pháp ưu
việt cho các nhu cầu bảo vệ trước các rủi ro về tai nạn, thương tật, bệnh tật… của
cá nhân và gia đình.
Các sản phẩm bảo vệ dành cho doanh nghiệp: với các mức chi phí hợp lý,
các doanh nghiệp có thể có được các giải pháp bảo hiểm với quy mô doanh nghiệp,
giúp duy trì sự an toàn về nguồn nhân lực và gia tăng lợi ích cho người lao động.
Bên cạnh đó, các gói sản phẩm dành cho lãnh đạo doanh nghiệp cũng được định
hướng phát triển, đem lại sự an toàn về đội ngũ nhân sự cấp cao của mỗi doanh
nghiệp.
Các gói sản phẩm Bảo hiểm kết hợp tín dụng đem lại sự an toàn và lợi ích
cho Ngân hàng và khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.
Các sản phẩm liên kết đầu tư đang được phát triển nhằm nắm bắt nhu cầu
Bảo vệ kết hợp với đầu tư sinh lợi từ các danh mục đầu tư có chọn lọc của khách
hàng.
1.4. Địa bàn hoạt động.
Địa bàn hoạt động của VietinAviva trải rộng trên các tỉnh thành trong cả
nước, ở mỗi tỉnh thành, quận huyện khác nhau, VietiAviva lại có các quy mô hoạt
động khác nhau và cung cấp các sản phẩm khác nhau. VietinAviva luôn phấn đấu
trở thành Công ty bảo hiểm chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam, tận tâm vì cộng




3


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

đồng. VietinAviva mong muốn mang tới cho khách hàng những sản phẩm tiện ích
nhất và chất lượng tốt nhất.
1.5. Tổ chức bộ máy của công ty.
1.5.1 Tổ chứ c bộ máy quả n lý củ a Công ty
* Sơ đồ tổ chứ c
Sơ đồ 1 bộ máy quả n lý.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KIỂM SOÁT
VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

Các VP
Đại
Diện


Phòng
Markett
ing

Phòng
Quản lý
dự án

Phòng
Tài
chính kế
toán

Phòng
Kế
Hoạch

Phòng
dịch vụ
khách
hàng

NG (Nguồ

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

Phòng
Kế

Hoạch

Phòng
Hành
chính
TH

Phòng
CNTT

n: Phòng tài chính kế toán)

* Chứ c năng, nhiệ m vụ củ a từ ng bộ phậ n:
• Hội Đồng Quản Trị :
Là cơ quan quản lý cao nhất của VietinAviva, có toàn quyền nhân danh
VietinAviva quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
VietinAviva, trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại hội cổ đông


4


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

Hội đòng quản trị VietinAviva gồm 09 thành viên: 03 thành viên đại diện cổ
đông Petrolimex, 05 thành viên cổ đông lớn ( Vietcombank, Vinare, VSC,
Matexim, Hanel), 01 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân.
• Ban Kiểm Soát:

Ban kiểm soát của VietinAviva do Đại hội cổ đông bầu ra, có chức năng
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt
đổng điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp
hành điều lệ và nghị quyết Đại Hội cổ đông. Ban kiểm soát VietinAviva gồm 06
thành viên
• Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc:
Tổng giám đốc VietinAviva do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của VietinAviva. Ban tổng giám đốc gồm 4 thành viên:
01 Tổng Gián đốc, 03 Phó Tổng giám đốc
• Phòng Kế Hoạch:
Giúp ban Giám Đốc trong việc quản lý kinh doanh, công tác thị trường của
Công ty. Lên kế hoạch cho các quý, kỳ kinh doanh.
• Phòng Tài Chính Kế Toán:
Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo cho
quá trình hoạt động của công ty, thực hiện quyết quý, năm theo đúng tiến độ, tiến
hành kiểm tra kiểm soát các hoạt động kế toán, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách
cung cấp thông tin kịp thời cho Ban Giám Đốc.
• Phòng Quản Lý Dự Án:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, điều hành sản xuất toàn Công
ty.
• Phòng Marketting:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, tiếp
nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng
đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.Đề xuất chính sách phát triển sản phẩm dịch


5



Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

vụ bảo hiểm mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế
hoạch tiếp thị, quảng bá.Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền
theo chỉ đạo của VietinAviva.
• Phòng Hành Chính Tổng Hợp:
Tổng hợp chương trình công tác ở các phòng, ban, bố trí, sắp xếp chương
trình làm việc hàng tuần của ban điều hành Công ty.
• Phòng Dịch Vụ Khách Hàng :
Có chức năng tư vấn, ký kết hợp đồng bảo hiểm và thực hiện các dịch vụ
chăm sóc khách hàng.
• Phòng Kế Hoạch:
Dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng Giám đốc kinh donah. Có nhiệm vụ lập kế
hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, lập báo cáo và tiến độ thực hiện, lập kế
hoạch giá thành sản phẩm của Công ty, tổng hợp và lập các báo cáo định kỳ.
• Phòng CNTT:
Có chức năng quản lý hệ thống tin học, gồm cả phần cứng , phần mềm và hệ
thống mạng máy tính của công ty, tham mưu đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
của Công ty, soạn thảo kế hoạch hàng năm phát triển tin học nhằm phục vụ mục
tiêu kinh doanh của Công ty.
1.5.2 Đặ c điể m tổ chứ c bộ máy củ a phòng tài chính kế toán:

Kế Toán Trưởng

Kế Toán

Kế Toán


Kế Toán

Kế Toán

Thủ

Ngân Hàng

Thuế

Công Nợ

Tiền Lương

Quỹ

(Nguồ n: Phòng tài chính kế
toán)



6


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định số 5/2006/
QĐ-BTC của Bộ Tài chính.

Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
Công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh, sử dụng phần mềm kế toán Oracle do chính công ty làm ra để
công tác quản lý tài chính kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sơ đồ trên:
- Kế toán trưởng: là người điều hành mọi công việc chung, quản lý và giám
sát các nhân viên của phòng kế toán, chiu trách nhiệm trước giám đốc vế toàn bộ
công tác tài chính kế toán của công ty đồng thời tham mưu cho giám đốc ra những
quyết định quan trọng co liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
-Kế toán ngân hàng: thực hiện theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, theo dõi thanh toán các chứng từ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh
doanh.
-Kế toán thuế: ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thuế,
theo dõi các khoản phải thu phải nộp về thuế…
-Kế toán công nợ: theo dõi công nợ theo từng đối tượng khách hàng, hợp
đồng và hạn thanh toán, theo dõi công nợ theo hóa đơn bán hàng, bù trừ công nợ
giữa các đối tượng công nợ với nhau, phân loại khách hàng, lên báo cáo: sổ chi tiết
công nợ, các khoản nợ đến hạn, quá hạn, bảng kê các chứng từ công nợ, báo cáo
tổng hợp công nợ, bảng cân đối công nợ trên một tài khoản, theo dõi được công nợ
một khách hàng trên nhiều tài khoản khác công nợ khác nhau…
-Kế toán tiền lương: tính toán các khoản tiền lương cho cán bộ nhân viên
trong công ty và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT và các khoản phí
khác…
-Thủ quỹ: bảo quản các loại tiền tại quỹ, theo dõi thu-chi hàng ngày dưới sự
giám sát của cấp trên
1.6. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và quản lý tài chính
1.6.1 Đặ c điể m tổ chứ c quả n lý kinh doanh.




7


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

Là một công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty kinh doanh theo đúng ngành
nghề được đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Đây là ngành kinh doanh có rất
nhiều sự cạnh tranh, đòi hỏi công ty phải nhanh nhạy nắm bắt thị trường để kinh
doanh luôn đạt hiệu quả cao, đảm bảo nguồn vốn không bị chiếm dụng Cơ cấu tổ
chức của bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo kiểu trực tuyến.
1.6.2 Đặ c điể m tài chính kế toán:
- Kỳ kế toán năm :bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Chế độ kế toán áp dụng; Chế độ kê toán doanh nghiệp Việt Nam.
- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: hình thức chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp kê khai và tình thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp tính giá đích danh



8


Báo cáo thự c tậ p


Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY
TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIETINAVIVA
2.1 Cơ cấu tài sản của công ty
Bảng 1 : Cơ cấu tài sản của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh
Năm

2010

Số tiền

A. TSLĐ và
ĐTNH

2012
2011/2010

Chỉ tiêu

Tổng tài sản

2011
TT
(%)

Số tiền


TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

+/-

(%)

2012/2011
+/-

(%)

157.165

100 130.617

100 223.744

100

-26.548

-16,9


93.127

71,3

156.467

99,6 127.057

97,3 209.511

93,6

-29.410

-18,8

82.454

64,9

2.739

1,3

-2.252

-80,4

I. Tiền và các
khoản tương


2.802

1,8

550

0,4

2.189 398,0

đương tiền
II. Các khoản phải
thu
1. Phải thu của
khách hàng
2. Phải thu theo
tiến độ hợp đồng
3. Phải thu khác
III. TS ngắn hạn
khác
B. TSCĐ và
ĐTDH

117.763

75,3 115.558

90,9 169.151


80,7

-2.205

-1,9

53.593

46,4

111.268

94,5

83.701

72,4 124.650

73,7

-27.567

-24,8

40.949

48,9

1.606


1,4

29.435

25,5

33.357

19,7

27.829 1.732,8

3.922

13,3

4.889

4,1

2.422

2,1

11.144

6,6

-2.467


-50,5

8.722 360,1

35.902

22,9

10.949

8,6

37.621

18,0

-24.953

-69,5

26.672 243,6

698

0,4

3.560

2,7


14.233

6,4

2.862

410,0

10.673 299,8

( Nguồn: Phòng kế toán nội bộ )
Tổng tài sản năm 2011 đạt 130.617 triệu giảm 26.548 triệu so với năm 2010.
Đến năm 2012 tổng tài sản đạt 223.744 triệu đồng tăng 93.127 triệu tương đương
tăng 71,3% so với năm 2011.


9


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

Nợ ngắn hạn: Năm 2011 đạt 127.057 triệu đồng giảm 29.410 triệu tương
đương giảm 18,8% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ ngắn hạn đạt 209.511 triệu
đồng tăng 82.454 triệu so với năm 2011. Trong đó:
Tiề n và các khoả n tư ơ ng đư ơ ng tiề n: Năm 2010 Tiền và các khoản tương
đương tiền là 2.802 triệu đồng chiếm 1,8% tổng số tài sản ngắn hạn. Năm 2011 là
550 triệu đồng chiếm 0,4% tổng số tài sản ngắn hạn, giảm 2.252 triệu đồng (80,4%) so với năm 2010. Tiền và các khoản tương đương tiền là yếu tố trực tiếp
quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Tiền và các khoản tương

đương tiền giảm sẽ khiến cho khả năng thanh toán của công ty gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012 số Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh lên tới 2.739 triệu
đồng tăng 2.189 triệu đồng ( +398%) so với năm 2011. Tiền và các khoản tương
đương tiền tăng mạnh sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty, nhưng
trong điều kiện lạm phát, Tiền và các khoản tương đương tiền có số dư thừa lớn sẽ
bị mất giá như vậy sức mua của vốn không được bảo toản.
Các khoả n phả i thu ngắ n hạ n: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản
ngắn hạn của công ty. Năm 2010 chiếm 75,3%, tăng lên 90,9% năm 2011. Năm
2012 tuy có giảm xuống 80,7% nhưng vẫn lớn cho thấy trong lúc phải đi vay ngắn
hạn một lượng vốn lớn để kinh doanh bình thường (nợ ngắn hạn năm 2012 là
163.744 triệu đồng) thì một lượng vốn của doanh nghiệp trong năm 2012 là
169.151 triệu đồng bị chiếm dụng. Trong đó chủ yểu là việc gia tăng từ các khoản
phải thu của khách hàng ( tăng 409,49 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 48,9% so với
năm 2011) và các khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng ( tăng 3.922 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ 13,3%). Do đó, khả năng mất vốn, không được bảo toàn vốn là
hiện thực. Nếu công tác thu hồi nợ của công ty không được quan tâm, thúc đẩy sẽ
ghóp phần làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Công ty cần thống kê chi
tiết để xác định từng khách hàng nợ đặc biệt để có quyết định thích hợp, kịp thời
thu hồi công nợ để giảm được rủi ro về tài chính.
Tài sản dài hạn: qua các năm chiếm tỷ trọng khá thấp năm 2010 chiếm
0,4% Tổng tài sản, tương đương 698 triệu. Đến năm 2011chiếm 2,7% tổng tài sản
và đạt 3.560 triệu, tăng 2.862 triệu so với năm 2011 tương đương tăng 410%. Bước


10


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i


sang năm 2012 con số này tiếp tục tăng 10.673 triệu so với năm 2011 và đạt
14.233 triệu đồng.
2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh
2010

Năm
Chỉ tiêu

2011

Số

TT

tiền

(%)

Tổng Nguồn vốn 157.165

Số Tiền

2012
TT
(%)


Số tiền

2011/2010
TT
(%)

+/-

2012/2011

(%)

+/-

(%)

100

130.617

100

22.3744

100 -26.548

-17

93.127


71

A. Nợ phải trả

107.165

68,19

70.617

54

163.744

73 -36.548

-34

93.127

132

1. Nợ ngắn hạn

107.145

68,17

70.617


54

163.744

73 -36.528

-34

93.127

132

20

0,01

0

0

0

0

0

0

0


50.000

31,81

60.000

46

60.000

27 10.000

20

0

0

2. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở
hữu

0

( Nguồn: Phòng kế toán nội bộ )
Năm 2010 nợ phải trả là 107.165 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68.19% trong tổng
số nguồn vốn doanh nghiệp. Năm 2011 nợ phải trả là 70.617 triệu đồng .So với
năm 2010 nợ phải trả đã giảm xuống 36.548 triệu đồng (-34%). Năm 2012 nợ phải
trả là 163.744 triệu đồng đã tăng lên một cách đáng kể 93.127 triệu đồng (+132%)
so với năm 2011, phản ánh số vốn kinh doanh doanh nghiệp bằng nguồn vốn vay

là chủ yếu.
Trong tổng số nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn năm 2010, 2011,2012 chiếm tỷ trọng lần lượt là 68,17% , 54%
và 73% trong tổng số nguồn vốn kinh doanh. Năm 2011 nợ ngắn hạn là 7.0617
triệu đồng giảm 36.528 triệu đồng (-34%). Năm 2012 là 163.744 triệu đồng tăng
93.127 triệu đồng (+132%). Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng vào năm 2012
cho thấy tình hình quản lý vốn vay của doanh nghiệp chưa được tích cực, sẽ có tác
động tiêu cực đến tình hình tài chính doanh nghiệp.


11


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

Công ty chỉ có vốn dài hạn duy nhất là 20 triệu đồng vào năm 2010.
Trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2010 là 50.000 triệu đồng chiếm 31,81%
tổng số nguồn vốn kinh doanh, tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2011 chiếm 46% tổng
số nguồn vốn kinh doanh và tăng hơn 10.000 tỷ đồng (+20%) so với năm 2010.
Năm 2012 vốn chủ sở hữu không tăng.
Như vậy trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ
trọng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế, giảm các khoản nợ, tạo thế tự chủ về
tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.3. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
Bảng 3: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2010 - 2012
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh
STT


Năm
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010
+/-

1
2
3
4
5

DT hoạt động kinh
doanh BH
Các khoản giảm trừ
DT
Doanh thu thuần
= (1) – (2)
Chi phí hoạt động
kinh doanh BH
LN gộp của hoạt
động kinh doanh =
(3) – (4)


2012/2011

(%)

+/-

(%)

136.241

374.468

543.596

238.227

175

169,128

45,2

123

185

132

62


50

-53

-28,6

136.118

374283

543.464

238.165

175

169.181

45,2

102.734

284.441

458.291

181.707

177


173.850

61,1

33.384

89.842

85.173

56.458

169

-4.669

-5,2

6

Chi phí quản lý

23.294

36.552

47.891

13.258


57

11.339

31

7

LN thuần từ hoạt
động kinh doanh
BH = (5) – (6)

10.090

53.290

37.282

43.200

428

-16.008

-30

8

Lợi nhuận khác


5.980

3.647

-410

-2.333

-39

-4.057

-111,2

9

Tổng LN trước
thuế = (7) + (8)

16.070

56.937

36.872

40.867

254


-20.065

-35,2

10

Chi phí thuể
TNDN hiện hành

2.321

11.692

7.253

9.371

404

-4.439

-38

11

LN sau thuế
TNDN= (9) – (10)

13.749


45.245

29.619

31.496

229

-15.626

-34,5

( Nguồ n: Phòng kế toán nộ i bộ )



12


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi
xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta xem xét một cách khái quát kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây.
Từ bảng 3 ta thấy:
Doanh thu thuần trong 3 năm có xu hướng tăng. Doanh thu thuần 2011 là
374.283 triệu đồng tăng 238.165 triệu đồng (+175%) so với năm 2010. Năm 2012

là 543.464 triệu đồng tăng 169.181 triệu đồng (+45,2% ) so với năm 2011.
Trong tổng số lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
chiếm một tỷ trọng lớn vì vậy nó là mục tiêu phấn đấu chủ yếu, là trọng điểm quản
lý chủ yếu của doanh nghiệp. Với ý nghĩa trên thì ta cần phân tích chỉ tiêu này.
Năm 2011 là 89.842 triệu đồng tăng 56.458 triệu đồng (+169%) so với năm 2010.
Năm 2012 là 85.173 triệu đồng giảm 4.669 triệu đồng (-5,2%) do tốc độ tăng giá
vốn (61.1%) nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (45,2%)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là 53.290 triệu đồng,
tăng 43.200 triệu đồng( +428% ) so với năm 2010 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh của công ty đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Năm 2012 lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh là 37.282 triệu đồng, giảm 16008 triệu đồng (-30%)
điều đó chứng tỏ hoạt động tài chính của công ty chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó
doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 6.062 triệu đồng giảm 34.6%, chi phí
quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng và 74% so với năm 2011 điều đó phản ánh
việc quản lý sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình kinh doanh nói
chung, quá trình bán hàng nói riêng chưa hợp lý.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 là 13.749 triệu đồng, năm 2011 là
45.245 triệu đồng tăng 31.496 triệu đồng (+229%) so với năm 2010. Việc tăng
được lợi nhuận một cách đáng kể như vậy chứng tỏ trong năm 2011 công ty đã có
được những chiến lược kinh doanh tốt, không những phát triển một cách mạnh mẽ
thị trường trong nước mà còn mở rộng ra được thi trường nước ngoài, bên cạnh đó
công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng. Đến năm 2012 lợi
nhuận sau thuế là 29.619 triệu đồng giảm 15.626 triệu (-34,5%) cho thấy công ty


13


Báo cáo thự c tậ p


Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

đang gặp những bất cập về mặt tài chính, giá thành, các khâu chi phí và cần được
sớm khắc phục.
Qua bảng một kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy năm 2011
tình hình kinh doanh của công ty có những kết quả đạt được đáng được ghi nhận,
tăng trưởng một cách vượt bậc so với năm 2010 cho thấy tiềm năng của công ty là
rất lớn tuy nhiên với thị trường bảo hiểm phong phú, sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tình hình suy thoái trên thị trường nên
trong năm 2012 công ty không tránh khỏi việc giảm lợi nhuận. Bên cạnh yếu tố thị
trường, công ty cần tìm ra những biện pháp phủ hợp để nâng cao hiệu quả kinh
doanh như phát triển thêm những sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều nền kinh tế
suy thoái như hiện nay, để cạnh tranh với công ty khác, có nhiều chương trình
khuyến mại, tổ chức dịch vụ hậu mãi tốt để từ đó thu hút khách hàng…



14


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

PHẦN 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
3.1.1. Nhữ ng kế t quả đạ t đư ợ c:
- Đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm
mới, cải tiến các sản phẩm hiện có nhằm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đồng bộ,
đa dạng và có chất lượng cao định hướng vào khách hàng.

- Công tác Marketing, nhận biết thông tin từ khách hàng: nhận biết đầy đủ
các thông tin, ý kiến phản hồi từ khách hàng.
- Chính sách khách hàng: xử lý 100% thông tin từ khách hàng.
- Công tác quản lý, đánh giá rủi ro: phấn đấu 100% đối tượng bảo hiểm
được đánh giá rủi ro theo quy định trong các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ bảo
hiểm. Tất cả các khách hàng đều được mở sổ theo dõi quản lý rủi ro.
- Công tác đề phòng hạn chế tổn thất: tập trung xây dựng các chương trình
đề phòng hạn chế tổn thất cho các nghiệp vụ bảo hiểm như: hàng hóa, tàu thủy, tài
sản, xây dựng lắp đặt.
- Xây dựng mối quan hệ tái bảo hiểm tin tưởng, an toàn và toàn diện ở tất cả
các thị trường bảo hiểm nổi tiếng thế giới cũng như một số thị trường có tiềm năng
phát triển.
- Thường xuyên đánh giá, lựa chọn các nhà tái bảo hiểm nhằm nâng cao chất
lượng, độ an toàn và hiệu quả kinh tế của các hợp đồng tái bảo hiểm cố định và
tạm thời hàng năm.
- Xây dựng và thường xuyên hoàn thiện các quy trình nhận tái bảo hiểm,
nhượng tái bảo hiểm và hướng dẫn thông báo tái bảo hiểm cho phù hợp với điều
kiện kinh doanh.
- Bố trí đủ nguồn nhân lực có chất lượng và tăng cường kiểm tra, kiểm soát
quá trình thực hiện các quy định về tái bảo hiểm trong toàn hệ thống VietinAviva.
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc quản lý công
tác tái bảo hiểm.



15


Báo cáo thự c tậ p


Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

- Tiếp tục đa dạng danh mục đầu tư nhằm nâng cao tỷ lệ sinh lời đem lại lợi
nhuận chủ yếu cho VietinAviva.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đầu tư tài chính với việc phát triến mối
quan hệ với các đối tác chiến lược có nhu cầu lớn về bảo hiểm hoặc kết hợp xây
dựng phát triển kênh khai thác sản phẩm bảo hiểm mới có tính đặc thù.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trụ sở làm việc trong
toàn Công ty theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và kết hợp kinh doanh cho thuê
bất động sản…
3.1.2. Nhữ ng hạ n chế cầ n khắ c phụ c.
Bên cạnh những kết quả đạt được song công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất cập
trong năm 2012.
Việc nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh và tăng
trong năm 2012, cho thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp
chưa được tích cực và có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm hơn
đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong năm 2013.
Tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa
thực sự tốt. Điều này được thể hiện qua:
-Sự tăng nhanh các khoản phải thu và hàng tồn kho ứ đọng nhiều. Công ty
cần quan tâm hơn đến các công tác thu hồi nợ cũng như có những biện pháp tích
cực để giảm thiểu hàng tồn kho bị ứ đọng.
-Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động giảm cho
thấy chi phí vốn lưu động để tạo ra doanh thu còn thấp, công ty chưa tiết kiệm
được chi chi phí để tăng lợi nhuận.
Ngoài những nguyên nhân bên trong làm giảm lợi nhuận, công ty cũng chịu
ành hưởng tương đối lớn của những nguyên nhân ngoài như việc gia tăng số lượng
các doanh nghiệp cung cấp thông tin đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt
trên thị trường. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Tốc độ lạm phát gia tăng
trong ba năm qua dẫn đến chính sách điều hành thắt chặt tiền tệ và tín dụng của

chính phủ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2. Kiến nghị với Công ty bảo hiểu VietinAviva


16


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

Lực lượng cán bộ khai thác phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng; loại
hình sản phẩm phải đa dạng và phù hợp với các đối tượng khách hàng có quan hệ
với công ty mạng lưới kênh phân phối phải phát triển về chất và lượng; chất lượng
dịch vụ khách hàng và giải quyết bồi thường phải không ngừng nâng cao.
Để thu hút được nguồn nhân lực đẳng cấp từ thị trường, sau khi cổ phần hóa
cần phải xây dựng cơ chế trả lương cạnh tranh, gắn trực tiếp vào kết quả kinh
doanh (doanh thu, lợi nhuận) để thúc đẩy hoạt động khai thác và tăng hiệu quả,
đồng thời đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ, đặc biệt là công tác xử lý bồi
thường.
Khâu giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập, mạng lưới mỏng,cán bộ chưa
có kinh nghiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý, thanh toán bồi thường nên đã xảy ra
tình trạng khách hàng chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ, tỷ lệ tái tục còn thấp.
Kiểm soát nợ phải thu: Theo dõi các khoản nợ theo từng kỳ hạn (số ngày)
của công nợ trong hạn và nợ quá hạn bằng số theo dõi công nợ. Định kỳ công ty
cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và
thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó
đòi.
Thực hiện thu nợ: đôn đốc khách hàng bằng mọi biện pháp. Nếu khách
hàng thành toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù

hợp như từ đóng phí theo năm có thể cho khách hàng chuyển sang đóng phí theo
quý, theo thánh để mức thu phí được linh hoạt hơn, vừa giúp khách hàng thanh
toán phí dễ dàng vừa giữ gìn mối quan hệ có sẵn. Có những biện pháp nhắc nhở
khách hàng thanh toán đúng hạn như gọi điện, gửi thư nhắc nhở trước.
Để quản lý tốt vốn bằng tiền công ty phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi
hàng ngày tiền tồn tại quỹ, đối chiếu với sổ kế toán nếu có chênh lệch phải tìm ra
nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời cần phải xác định mức dự
trữ vốn tiền mặt hợp lý, không nên tồn quá nhiều tiền tại quỹ vì sẽ làm chậm tốc độ
luân chuyên vốn, làm cho tiền không vận động nhưng cũng không nên để tiền mặt
tại quỹ quá it vì sẽ không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Bên



17


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

cạnh đó, cần phải dự đoán và quản lý các nguồn luồng nhập, xuất vốn bằng tiền và
quản lý, sử dụng các khoản thu chi vốn bằng tiền hợp lý.
3.3. Kiến nghị lựa chọn đề tài luận văn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ VietinAviva,
được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên văn phòng và sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo ThS Nguyễn Thùy Linh, em đã chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
VietinAviva” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.




18


Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

KẾT LUẬN
Công ty TNHH Bảo hiểm VietinAviva không chỉ dừng lại ở việc cung cấp
các sản phẩm phi nhaanh thọ mà còn mở rộng hoạt động của mình, đa dạng hóa
các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu bảo hiểm của đông đảo người dân, trở thành
thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích. Với mục tiêu trở thành công ty bảo
hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam, công ty bảo hiểm VietinAviva đang có
những chiến lược nhằm hạn chế những khó khăn hiện tại, hoàn thành tốt những
nhiệm vụ đặt ra trước mắt và tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của
mình.
Các nghiệp vụ bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm và đầu tư đang được công ty thực
hiện một các rất tích cực, mặc dù vậy khó khăn không phải là đã hết mà vẫn là
những thách thức không nhỏ đòi hỏi các nhà kinh doanh phải thật sự tỉnh táo có
các giải pháp hữu hiệu để khắc phục, hoàn thiện.
Cùng với những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra và những giải pháp cụ thể, ming
ròng công ty TNHH Bảo hiểm VietinAviva trong những năm tới sẽ hoạt động hiệu
quả, cung cấp cho người dân những dịch vụ bảo hiểm ngày càng tốt hơ, triở thành
công ty bảo hiểm dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Bảo hiểm VietinAviva, được sự
giúp đỡ của lãnh đạo trong Công ty và đặt biệt là các nhân viên Phòng tài chính,
em đã học hỏi tích lũy nhiều kinh nghiệp cũng như kiến thức quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thùy Linh và các cô chú,
anh chị trong công ty và đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện báo cáo này.

Em xin chân thành cám ơn !
Sinh viên thực hiện




Báo cáo thự c tậ p

Trư ờ ng Đạ i họ c Kinh Doanh và công nghệ Hà Nộ i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ý kiến nhận xét
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
........................





×