Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Báo cáo thực tập) Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Nam Việt Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 22 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT-CHI NHÁNH HÀ
NỘI ................................................................................................................................1
1.1 Lịch sử hình thành của chi nhánh ........................................................................... 1
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.............................................................1
1.3 Cơ cấu và mô hình tổ chức....................................................................................... 3
1.4. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng............................................................................ 3
1.4.1. Khái niệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng ..............................................................3
1.4.2. Các sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng ...................................................... 4
PHẦN 2: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NH
TMCP NAM VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI..............................................................6
2.1 Hoạt động huy động vốn .......................................................................................... 6
2.2 Hoạt động sử dụng vốn ............................................................................................7
2.3 Hoạt động kinh doanh .............................................................................................9
2.4. Đánh giá kết quả động kinh doanh năm 2010.....................................................11
2.4.1 Những thành tựu đạt được...................................................................................11
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................................12
2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 13
PHẦN 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG
CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT-CHI
NHÁNH HÀ NỘI ....................................................................................................... 14
3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể năm 2011:............................................ 14
3.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của ngân hàng ....................15
3.3 Một số kiến nghị..................................................................................................... 15
KẾT LUẬN .....................................................................................................................





Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm
LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2011, bức tranh kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đang dần dần hồi phục và có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế Việt Nam cũng
đang trên đà phát triển, với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, sản xuất phát triển, chất
lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Đồng hành song song cùng sự tăng trưởng
mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, không thể không nói đến vai trò của các hệ thống
NHVN, trong đó có sự đóng góp vô cùng to lớn của hệ thống NGÂN HÀNG TMCP
NAM VIỆT-CHI NHÁNH HÀ NỘI.”NAVIBANK” luôn luôn hoạt động theo phương
châm “ ĐIỂM TỰA TÀI CHÍNH NÂNG BƯỚC THÀNH CÔNG. Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế dẫn đến áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay,Navibank xác
định mũi nhọn mang tính chiến lược là tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình thông qua việc nâng cao năng lực tài chính hoàn thiện hệ thống công nghệ thông
tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro.Tất cả những việc nay đều nhắm đên việc
thực hiên thành công mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ
chuẩn mực và hiện đại hàng đầu Việt Nam của NaVibank.
Sau một thời gian thực tập tại NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT-CHI
NHÁNH HÀ NỘI, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng Kế
hoạch kinh doanh và sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Võ Thị Tú Cẩm em đã hoàn
thành bài báo cáo với đề tài:

“THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆTCHI NHÁNH HÀ NỘI”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo tốt nghiệp của em gồm 3 phần:

Phần 1: Khái quát về NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT-CHI NHÁNH
HÀ NỘI
Phần 2: Thực trạng công tác huy động vốn NGÂN HÀNG TMCP NAM
VIỆT-CHI NHÁNH HÀ NỘI



Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

Phần 3: Định hướng phát triển và một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường huy
động vốn tại NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT-CHI NHÁNH HÀ NỘI
Đề tài nghiên cứu trên là 1 lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian
nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, ban
giám đốc ngân hàng và mọi người để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn




Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm
PHẦN 1:

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT-CHI
NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành của chi nhánh

-Ngân hàng TMCP Nam Việt được thành lập ngày 18/09/1995 lấy tên là NH
TMCP nông thôn Sông Kiên, ngày 18/05/2006 chính thức chuyển đổi mô hình hoạt
động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ
phần đô thị, chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về TP.Hồ Chí Minh đồng thời
chính thức sử dụng tên Ngân hàng TMCP Nam Việt, tên giao dịch quốc tế là Nam
Viet Commercial Joint Stock Bank, gọi tắt là NAVIBANK.
-Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp một trực thuộc NAVIBANK và là một
trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống NAVIBANK với
tổng tài sản đạt trên 9.000 tỉ đồng, hiệu quả kinh doanh cao với tỉ lệ ROA (tỷ lệ lợi
nhuận trên tổng tài sản) luôn đạt trên 1%. Toàn chi nhánh có 330 cán bộ nhân viên,
trong đó có 2 thành viên là ban giám đốc và 328 cán bộ nhân viên được sắp xếp thành
bốn khối là khối quan hệ khách hàng, khối tổng hợp, khối tác nghiệp, khối hỗ trợ kỹ
thuật, ngoài ra còn có 19 phòng giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm thuộc chi nhánh.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
*) . Ban Lãnh Đạo
Có 01 giám đốc và 01 phó giám đốc:
Ban giám đốc thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung toàn chi nhánh và có
quyền quyết định cao nhất trong chi nhánh.
*) . Khối Quan hệ khách hàng
-Chức năng chung của các phòng quan hệ khách hàng là đóng vai trò bộ phận tiếp
thị bán hàng trực tiếp, có chức năng thiết lập, duy trì, và phát triển mối quan hệ toàn
diện đối với đối tượng khách hàng tương ứng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng cho khách hàng.
*) . Khối Tổng hợp


1


Báo cáo thực tập


GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

-Chức năng chung của Khối tổng hợp là đóng vai trò bộ phận tham mưu, có chức
năng lập kế hoạch kinh doanh, triển khai các chính sách tiếp thị; tham mưu cho ban
lãnh đạo trong việc ra các quyết định về tín dụng; quản lý về tài chính, quản lý rủi ro,
và kiểm soát nội bộ các hoạt độngcủa chi nhánh, đơn vị sự nghiệp.
*) . Khối Tác nghiệp
-Chức năng chung của Khối Tác nghiệp là xử lý, thực hiện các nghiệp vụ ngân
hàng(thanh toán, chuyển tiền, giải ngân, thu nợ, thu chi tiền mặt, xử lý chứng từ…)
để thực hiện các hợp đồng, các giao dịch mà Ngân hàng đã ký kết, thỏa thuận với
khách hàng.
*) . Khối Hỗ trợ- Kỹ thuật
-Chức năng chung của khối Hỗ trợ- Kỹ thuật là đóng vai trò bộ phận hậu cần, có
chức năng thực hiện các công việc hành chính nhân sự, kỹ thuật, công nghệ thông tin,
tư vấn pháp lý… hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh.
*) . Các phòng giao dịch chi nhánh Hà Nội
- Các phòng giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như thực
hiện mở, đóng tài khoản; thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền, thanh toán không dùng
tiền mặt; cung cấp các dịch vụ ngân hàng; tư vấn cho khách hàng khi sử dụng các
dịch vụ của ngân hàng. Phòng giao dịch đồng thời cũng thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Ngoài ra, phòng giao dịch còn có chức năng:
- Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư theo chế độ và thể lệ quy định
hiện hành.
- Cho vay đối với các thành phần kinh tế theo đúng chế độ, thể lệ quy định và hướng
dẫn của Navibank.
- Tổ chức hạch toán, kế toán kịp thời, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh về
tiền tệ, tín dụng, thanh toám theo đúng chế độ hiện hành và hướng dẫn của Navibank.
- Đảm bảo an toàn công tác thu chi tiền mặt và quản lý các loại chứng từ, ấn chỉ có

giá trị theo đúng quy định.


2


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

- Quản lý an toàn tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc
*) . Quỹ tiết kiệm:
-Huy động tiền gửi tiết kiệm
-Phát hành và chiết khấu giấy tờ có giá do Navibank phát hành
-Dịch vụ đại lý chi trả kiều hối; dịch vụ chuyển tiền trong nước
1.3 Cơ cấu và mô hình tổ chức
Hình 1.1: Mô hình tổ chức NAVIBANK Chi Nhánh Hà Nội1
Giám đốc

Các phó Giám đốc

Khối QHKH

Khối tổng hợp

Khối tác nghiệp

Khối hỗ trợ KT

Phòng QHKH CN


Phòng KH tiếp thị

Phòng DV KH

Phòng HC-NS

Phòng QHKH CN

Phòng phân tích TD

Phòng xử lý C.từ

Phòng CNTT

Phòng TC-KT

Phòng thẻ

Phòng pháp chế

Phòng kiểm soát NB

Phòng Ngân quỹ

Quỹ tiết kiệm

Các phòng giao dịch

1.4. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

1.4.1. Khái niệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng
-Sản phẩm dịch vụ ngân hàng được hiểu là các dịch vụ tài chính mà ngân hàng
cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc
sống, cất trữ tài sản… Qua đó, ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí từ
1

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự



3


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

các sản phẩm dịch vụ này. Trong xu hướng phát triển hiện nay, ngân hàng được coi
như một siêu thị dịch vụ với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụ khác nhau tùy
theo cách phân loại và tùy theo trình độ phát triển của ngân hàng.
Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ
khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ những dịch vụ truyền thống đến những
dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Đề tài tiếp cận về dịch vụ tiền gửi vậy dịch vụ tiền gửi là gì?
1.4.2. Các sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng
A. Sản phẩm tiền gửi
NAVIBANK cung cấp cho khách hàng trọn bộ các sản phẩm tiền gửi với lãi suất hấp
dẫn, đa dạng và phong phú về kỳ hạn gửi tiền cũng như phương thức tính lãi. Ngân
hàng cam kết đảm bảo cho khách hàng sự an toàn tuyệt đối về vốn, về bảo mật thông
tin cũng như khả năng sinh lãi cao nhất. Cụ thể các sản phẩm bao gồm:

-Tiền gửi thanh toán
-Tiền gửi bậc thang
-Tiền gửi tiết kiệm
-Tiền gửi tích lũy giá trị
-Tiền gửi hoạt kỳ
B. Sản phẩm thanh toán
-Thanh toán trong nước
-Thanh toán ngoài nước
-Dịch vụ kiều hối
C. Sản phẩm tín dụng
NAVIBANK cam kết là nhà tài trợ hàng đầu cho các nhu cầu vốn ngắn hạn cũng như
trung dài hạn. Ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm
tín dụng với thủ tục nhanh gọn và chính xác, lãi suất cạnh tranh. Các sản phẩm bao
gồm :
-Cho vay mua xe ô tô


4


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

-Cho vay mua bất động sản
-Cho vay mua nhà,đất dự án
-Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà
-Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh
-Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh
-Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị

-Cho vay tiêu dùng
-Cho vay du học
-Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (STK)
-Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý
-Mua bán kỳ hạn cổ phiếu chưa niêm yết (Repo cổ phiếu)
D. Sản phẩm khác
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống. NAVIBANK là đối tác tin
cậy khi sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng bằng hàng loạt các dịch
vụ hỗ trợ đa dạng, chất lượng cao. Sản phẩm khác bao gồm :
-Sản phẩm ngoại hối
-Sản phẩm ngân quỹ
-Chuyển tiền mua cổ phiếu



5


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm
PHẦN 2:

TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NH TMCP
NAM VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Hoạt động huy động vốn
-Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của các NHTM. Các
NHTM luôn cố gắng huy động nhiều vốn bởi vì vốn là vấn đề “sống còn” trong kinh
doanh của các tổ chức tài chính.
-Trong những năm qua, nhìn chung hoạt động huy động vốn của Navibank Chi

Nhánh Hà Nội ổn định và phát triển. Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ, áp dụng các công nghệ dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, đổi mới phong
cách giao dịch có uy tín với khách hàng. Điều này được thể hiện qua kết quả huy
động vốn dưới đây :
-Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, tiền gửi dân cư luôn chiếm phần
lớn và tăng đều qua các năm. Nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân
gia tăng là một tín hiệu tốt chứng tỏ uy tín thương hiệu của Ngân hàng vững mạnh,
tầm ảnh hưởng ngày càng lớn. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ lệ thấp
hơn so với tiền gửi dân cư, nhưng đang tăng tỷ trọng trong tổng vốn huy động.



6


Báo cáo thực tập
Bả ng2.1: Kế t quả

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm
huy độ ng vố n củ a Navibank Chi Nhánh Hà Nộ i năm 2008-2010
ĐVT: Tỷ đồng,

Chỉ tiêu

Năm
2008

1.Theo thành phần kinh tế
1.1 Tiền gửi cá nhân
4.977

1.2 Tiền gửi các TCKT
4.597
2.Theo thời hạn
2.1 Ngắn hạn
7.503
2.2 Trung và dài hạn
2.071
3.Theo tiền tệ
3.1 Nội tệ
3.2 Ngoại tệ
Tổng nguồn vốn
Nhận xét :

8.427
1.147
9.574

Năm
2009

Năm
2010

So sánh
2009/2008
+/%

So sánh
2010/2009
+/_

%

6.564
10.200

9.030 1.587 31,89
7.689 5.603 121,9

2.466
-2.511

37,57
-24,62

14.387
2.377

13.829 6.884 91,75
2.890
306 14,77

-558
513

-3,88
21,58

15.462
1.302
16.764


13.251 7.035 83,48
3.468
155 13,51
16.719 7190 75,10

-2.211
2.166
-45

-14,30
166,4
-0,27

Từ bảng 2.1 ta thấy :
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế tính đến
31/12/2009 đạt 10.520 tỷ đồng, tăng 4.348 tỷ đồng (70,45%) so với năm 2008(tăng
trưởng nguồn vốn huy động của toàn nền kinh tế trong năm 2008 đạt khoảng 27%) và
hoàn thành 72,55% kế hoạch năm 2009.Tuy nhiên đến năm 2010 mặc dù nguồn vốn
huy động giảm 0,16% so với năm 2009 nhưng mức giảm không đáng kể, mặc dù vậy
nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 11.410 tỷ đồng,tăng 890 tỷ đồng
(8,46%) so với năm 2009 và hoàn thành 60,69% kế hoạch năm 2010.Nguồn vốn tập
trung chủ yếu khách hàng cá nhân (chiếm 54,01%) và ngắn hạn (chiếm 71,58%)
2.2 Hoạt động sử dụng vốn
-Tính đến ngày 31/12/2010,dư nợ tín dụng của toàn ngân hàng đạt 10.766 tỷ
đồng,tăng 807 tỷ đồng(8,1%) so với năm 2009 đạt 63.33% kế hoạch năm 2010.Tuy
vậy cơ cấu dư nợ đã có cải thiện khi kiểm soát được tỷ trọng cho vay trung dài hạn
trong năm 2010 chỉ còn 42,74%(tỷ trọng năm 2009 là 50,74%);gia tăng tỷ trọng cho



7


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

vay USD từ 6,5% trong năm 2009 lên 12,65% trong 2010 để giảm bớt áp lực lên
VND; khống chế tốt tỷ trọng cho vay liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và bất động
sản để tập trung qua lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà
Nước.Theo đó cơ cấu dư nợ cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Kết quả sử dụng vốn của Navibank Chi Nhánh Hà Nội năm 2008-2010
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
2008

Năm
2009

1. Nợ ngắn hạn

1.961

2.Nợ trung và
dài hạn
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu

Năm

2010

So sánh 2009/2008

So sánh 2010/2009

+/-

%

+/-

%

4.906 6.165

2.945

150,2

1.259

25,66

3.513

5.053 4.601

1.540


43,84

-452

-8,95

5.474

9.959 10.766

4.485

81,93

807

8,10

-Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay qua các năm đều tăng trưởng rất cao đã
cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc tích cực mở rộng hoạt động của mình, thu
hút thêm nhiều khách hàng.Ngân hàng cũng được ngân hàng Nhà Nước đánh là một
trong những ngân hàng thương mại thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay theo dự án
JICA(cho vay từ nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản nhằm giúp cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phát triển tại Việt Nam
-Năm 2010,Ngân hàng tiếp tục thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh,kiên quyết
và liên tục nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng,trong đó các biện pháp đôn đốc thu
hồi nợ đến han,tập trung sử lý các khoản nợ xấu phát sinh,tái đánh giá chất lượng các
khoản vay…được ngân hàng đặc biệt quan tâm.Với những nỗ lực đó,tính đến thời
điểm 31/12/2010 tỷ lệ nợ xấu của Navibank chỉ chiếm 2,24% tổng dư nợ,giảm nhẹ so
với năm 2009 và vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn mà nhà nước cho phép(nhỏ hơn 3%)




8


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

2.3 Hoạt động kinh doanh
-Dịch vụ thanh toán trong nước và kiều hối
Đối với dịch vụ thanh toán trong nước
Trong những năm qua,thu dịch vụ thanh toán trong nước đạt 2,65 tỷ đồng,giảm 536
triệu đồng so với năm 2009. Mặc dù vậy, các hoạt động thanh toán trong nước của
Ngân hang đã có nhiều cải tiến thể hiện qua việc Ngân hang đã tham gia hầu hết các
kênh thanh toán trong nước. Đặc biệt hơn,các giao dịch chuyển tiền trong giao dịch
thanh toán chuyển tiền điện tử liên Ngân hang CITAD, thanh toán bù trừ và thanh
toán trực tuyến khác đều đã được tự động hóa, giúp giảm thiểu chi phí và chờ đợi cho
khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Đối với hoạt động kiều hối
Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và chỉ tiêu của kiều bào,
kéo theo doanh số chuyển tiền trong năm qua cũng giảm theo nhưng thu phí dịch lại
tăng gần 80% so với năm trước do số món thực hiện tăng gần 1.000 món, đóng góp
vào tổng thu 245 triệu đồng.
-Dịch vụ thanh toán quốc tế
Trong doanh thu hoạt động dịch vụ năm 2010, dịch vụ thanh toán quốc tế đóng
góp 5.352 triệu đồng, chiếm 14% tổng doanh thu hoạt động dịch vụ,giảm 1.239 triệu
đồng so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị thanh toán quốc tế trong năm
giảm đáng kể ( gần 1.200 tỷ đồng) so với năm trước. Doanh số thanh toán tập trung

chủ yếu từ nghiệp vụ liên quan đến L/C và chuyển tiền
-Dịch vụ thẻ
Năm 2010 là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm thẻ
Navicard.Ngân hàng phát hành them được 12.685 thẻ Navicard (gồm 12.386 thẻ
Debit,299 thẻ Credit) nâng tổng số thẻ trên thị trường lên 36.180 thẻ, tăng 54% so
với năm 2009. Doanh thu hoạt động thẻ của toàn Ngân hàng đạt 1.199 triệu đồng,
tăng ấn tượng so với mức 262 triệu đồng so với 2009 (tương đương 357%).
-Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng


9


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
bị sụt giảm nghiêm trọng đã kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu mua bán ngoại tệ. Tổng
doanh số mua bán ngoại tệ trong 2010 của Ngân hàng chỉ đạt 250 triệu USD, giảm
10% so với năm trước, chỉ đóng góp 2.129 triệu đồng vào lợi nhuận năm 2010.
Thu nhập từ hoạt động vàng giảm đáng kể sau khi Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam chỉ đạo sàn giao dịch vàng từ ngày 30/03/2010. Tổng doanh số mua bán vàng
trong năm đạt gần 183 nghìn lượng vàng, giảm 52 nghìn lượng vàng (-22,13%) so với
năm 2009, đồng thời lợi nhuận cũng giảm theo từ 4.521 triệu đồng năm 2009 còn
2.566 triệu đồng năm 2010
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng chủ yếu dừng lại phục vụ
nhu cầu của khách hàng,chưa triển khai được các nghiệp vụ phát sinh tiền tệ cũng
như các hoạt động khác có hiệu quả nhằm đóng góp vào lợi nhuận chung của Ngân
hàng.

Bả ng 2.3: Kế t quả hoạ t độ ng kinh doanh củ a Navibank Chi Nhánh Hà Nộ i năm
2008-2010
ĐVT:Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

So sánh
2009/2008

So sánh
2010/2009

+/-

+/-

%

%

1.Tổng doanh thu


1.287

1.647

2.067

360 27,97

420 25,50

2.Tổng chi phí

1.213

1.458

1.858

245 20,20

400 27,43

74

189

209

3.Lợi nhuận trước

thuế
Nhận xét:

115

155

20 10,58

Từ bảng 2.3 ta nhận thấy
Lợi nhuận trước thuế lũy kế tính đến 31/12/2009 của toàn ngân hàng đạt 189 tỷ đồng,
tăng 115 tỷ đồng (155,40%) so với năm 2008 và tập trung chủ yếu tại Hội sở chính


10


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

(chiếm 92,24% lợi nhuận toàn hệ thống) .Vượt qua những khó khăn,bất lợi từ môi
trường vĩ mô,bằng những chính sách kinh doanh kịp thời và hợp lý,Navibank đã
khẳng định tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bằng việc đạt mức lợi nhuận
209 tỷ đồng,tăng 20 tỷ đồng so với năm 2009.
2.4. Đánh giá kết quả động kinh doanh năm 2010
2.4.1 Những thành tựu đạt được
Những cải tiến về cơ cấu tổ chức,chính sách và quản lý
- Năm 2010 chi nhánh đã dùng rất nhiều biện pháp để huy động tiền gửi nhàn rỗi của
dân cư, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế. Ngân hàng đã thực hiện tách bạch

chức năng kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý của Hội sở chính bằng việc thành lập
và đưa vào hoạt động Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Nam Việt(16/9/2010).Việc tách
bạch chức năng kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý tại Hội sở chính nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng công tác điều hành quản trị để hỗ trợ tốt nhất cho công tác kinh
doanh
- Năm 2010 còn đánh đấu sự trưởng thành của Ngân hàng sau chặng đường 15 năm
hình thành và phát triển.Sự kiện quan trọng này được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 15
năm thành lập là cổ phiếu ngân hàng với mã giao dịch NVB đã chính thức được niêm
yết giao dịch chưng khoán hà nội (HNX)vào ngày 13/09/2010 vừa qua.Sự kiện trên là
bước ngoặt quan trọng,khẳng định sự trưởng thành của thương hiệu Navibank tại thị
trường tài chính Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của Ngân hàng
Nhà Nước Việt Nam,của HNX đối với 1 cổ phiếu niêm yết
Thực hiện tốt hoạt động tín dụng:
- Không vi phạm kế hoạch dư nợ, hạn mức dư có.
- Cung ứng vốn kịp thời cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống, doanh
nghiệp vừa và nhỏ- Dư nợ đạt kế hoạch giao, tỷ lệ nợ xấu thấp dưới mức cho phép
của Nhà Nước Việt Nam.
- Chú trọng công tác thẩm định nên đã nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của
việc đầu tư tín dụng.


11


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

- Chú trọng cho vay đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm tăng tổng số doanh
nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh.

Về rủi ro thanh khoản
-Rủi ro thanh khoản được Ngân hàng quan tâm đặc biệt và kiểm soát chặt chẽ,luôn
đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và tuân thủ các quy định về đảm bảo thanh
khoản của Ngân hàng Nhà Nước
Về rủi ro tín dụng
-Ngân hàng đã thực hiện các chính sách kiểm soát khác nhau làm giảm thiểu rủi
ro,đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể trên cơ sở củng cố bộ máy tổ
chức,nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng,tăng cường công tác kiểm
tra,kiểm soát trước,trong và sau khi cho vay.
Về rủi ro lãi suất
-Ngân hàng đã cải tiến công tác quản trị rủi ro lãi suất theo hướng linh hoạt và hiệu
quả.Qua đó,lãi suất huy động cho vay được điều chỉnh kịp thời theo biến động của thị
trường trên cơ sở tính toán các chi phí thực tế,đồng thời dựa trên các báo cáo phân
tích lãi suất bình quân đầu vào –đầu ra để đảm bảo rằng chênh lệch lãi suất luôn duy
trì trong một giới hạn hợp lý và đảm bảo hoạt động có hiệu quả
Về hiệu quả hoạt động
-Dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 450 tỷ đồng,tăng trên 241 tỷ đồng so với
năm 2010.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân(ROE) ước đạt
15.58%,tỷ suất cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) ước đạt 10%
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Danh mục dịch vụ và quy mô cung ứng dịch vụ còn nhỏ bé.
- Công tác tuyên truyền và vận động nguồn vốn của cán bộ tín dụng vẫn còn thụ động,
chưa đạt hiệu quả cao, chưa tích cực, chưa làm hết trách nhiệm, chưa có sáng kiến cụ
thể trong việc thu hút và tăng trưởng nguồn vốn.
- Khó khăn về mặt huy động ngoại tệ do chưa có khách hàng truyền thống và thị
trường tiềm năng


12



Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

-Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chưa được đầu tư đúng mức,chưa
phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng.Chưa có chính sách giá độc lập mà chủ
yếu dựa vào chính sách giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
-Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức để phân khúc,lựa
chon thị trường phù hợp dẫn đến chính sách chăm sóc khách hàng còn hạn chế
-Là ngân hàng mới so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên chi phí hoạt động của
Ngân hàng đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản còn cao dẫn đến kém cạnh tranh trong
chính sách giá
2.4.3. Nguyên nhân
Là một Ngân hàng mới so với đối thủ cạnh tranh đặc biệt là sản phẩm thẻ ATM
nên chi phí hoạt động của Ngân hàng đầu tư cho sản phẩm thẻ còn thấp. Hiện nay hệ
thống ATM của NAVIBANK Chi Nhánh Hà Nội chưa phát triển, toàn chi nhánh chỉ
có 3 máy ATM của chính ngân hàng, ngoài ra việc rút tiền thông qua hệ thống ATM
chủ yếu dựa vào hệ thống liên minh liên kết qua các ngân hàng khác như liên minh
thẻ smartlink, ebanknet…
Danh mục sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào những sản phẩm truyền
thống, chưa có sự đầu tư đúng mức vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới phù hợp với nhu cầu từng thời kỳ cũng như nhóm khách hàng riêng biệt.
Do chi nhánh trực thuộc NAVIBANK nên các vấn đề về chi phí cho các hoạt
động của chi nhánh bị hạn chế vì thế một số hoạt động phục vụ nhu cầu của khách
hàng so với các Ngân hàng khác còn thấp



13



Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm
PHẦN 3:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT-CHI NHÁNH
HÀ NỘI
3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể năm 2011:
Navibank định hướng trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực,hiện đại và
hàng đầu Việt Nam
Khách hàng mục tiêu
-Khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ
Dịch vụ và sản phẩm chính
-Các sản phẩm liên quan đến huy động vốn,cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác
Thị trường mục tiêu
-TP.Hồ Chí Minh,Hà Nội,Hải Phòng,Đà Nẵng,Cần Thơ,các khu công nghiệp,khu
công nghiệp cao
Chiến lược phát triển chung và dài hạn
Chiến lược xâm nhập thị trường
-Chiến lược duy trì thị phần hiện tại,tập trung giải quyết vấn đề gia tăng thị phần của
Ngân hàng trên các thị trường hiện có.Chiến lược này được thực hiện thông qua kế
hoạch quảng cáo,khuyến mại,quan hệ công chúng…nhằm gia tăng khả năng nhận biết
cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của Ngân
hàng
Chiến lược phát triển thị trường (mở rộng mạng lưới hoạt động)
-Bên cạnh việc tập trung cho công tác đánh giá,đẩy mạnh các kênh phân phối hiện tại
nhằm hỗ trợ một cách hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh,chiến lược phát triển thị

trường tập trung giải quyết các vấn đề đa dạng hóa kênh phân phối(bao gồm kênh
phân phối truyền thống lẫn các kênh phân phối ứng dụng công nghệ thông tin hiện
đại) tại các thị trường mới nhằm đón đầu và chiếm lĩnh thị trường.Tiếp tục phát triển



14


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

mạng lưới 1 cách chọn lọc trên các địa bàn trọng điểm đông dân cư,có tiềm năng phát
triển mạnh về công nghiệp,dịch vụ
Chiến lược phát triển sản phẩm
-Tạo sự khác biệt cho các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng bằng việc ứng dụng công
nghệ hiện đại để tăng tính chính xác,an toàn,bảo mật,nhanh chóng trong quá trình
giao dịch.Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng để phục vụ cho công tác thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm chủ
đạo,nổi bật dẫn đầu cho từng nhóm khách hàng.Sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân
hàng phải được thiết kế theo hướng mở,đảm bảo tính linh hoạt cần thiết nhằm đáp
ứng các nhu cầu khác biệt của khách hàng
3.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của ngân hàng
-Mở rộng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn,áp dụng cơ chế lãi suất linh
hoạt,tiếp tục mở rộng các hình thức tiết kiệm bậc thang,tiết kiệm gửi góp,tiết kiệm trả
lãi lũy tiến theo số tiền gửi,tiết kiệm có thưởng…
-Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn từ dân
cư,đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ,quản trị tốt rủi ro lãi suất,giảm thấp lãi suất đầu
vào,tiết kiệm chi phí,nâng cao năng lực tài chính.

-Làm tốt công tác thanh toán,nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích cho các tổ
chức,tận dùng nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi.Quan hệ tốt với khách hàng truyền
thống như Kho bạc Nhà Nước,tổ chức bảo hiểm,quỹ hổ trợ,các dự án ODA..để duy trì
nguồn vốn tiền gửi ổn định và vững chắc.
-Tích cực thu hồi nợ xấu,nợ đã xử lý rủi ro nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng
và lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán.
3.3 Một số kiến nghị
Thứ nhất: Nâng cao uy tín của ngân hàng: Trước mắt cũng như về lâu dài Ngân
hàng cần tạo được lòng tin đối với các tổ chức tín dụng và dân cư. Để họ có thể an
tâm và hoàn toàn tin tưởng khi gửi tiền vào ngân hàng.



15


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

Thứ hai: Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường
theo hướng hiện đại hóa các trang bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Thứ ba: Thực hiện tốt Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về “chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”đảm bảo đáp ứng đủ vôn
cho Tam Nông.
Thứ tư: Mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
Phương thức thanh toán trong các tầng lớp dân cư hiện nay phổ biến là thanh toán
trực tiếp bằng tiền mặt trao tay. Lượng giao dịch thanh toán của dân cư qua ngân hàng
chiếm tỷ lệ thấp. Do vậy, để tăng lượng thanh toán qua ngân hàng, từ đó tăng số dư
tiền gửi thanh toán. Đòi hỏi ngân hàng phải đa dạng hóa các hình thức thanh toán

không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Triển khai dịch vụ thẻ tín dụng, máy rút tiền tự
động ATM đa năng. Như vậy sẽ thu hút thêm nhiều bộ phận dân cư sử dụng các
phương tiện thanh toán của ngân hàng.

Thứ năm: Hoàn thiện chính sách phục vụ khách hàng. Không như hoạt
động sản xuất kinh doanh khác, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì quan hệ
giữa khách hàng và ngân hàng mang tính thường xuyên và gắn bó lâu dài. Khả năng
tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào chữ “Tín” đối với khách
hàng. Điều đó khẳng định rằng xây dựng và hoàn thiện chính sách khách hàng là một
giải pháp quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Một trong những nội dung quan trọng của chính sách khách hàng trong công
tác huy động vốn là tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu đặc điểm, khả năng, động cơ và
đặc biệt là nhu cầu của họ. Sau đó phân nhóm khách hàng để có thể dễ dàng đáp ứng
nhu cầu của họ.
Cần có chính sách đối với người gửi tiền vào ngân hàng thường xuyên hoặc có
số dư tiền gửi cao:
+ Được miễn phí sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
+ Cung cấp thông tin cho khách hàng định kỳ về các vấn đề liên quan đến tiền tệ tín
dụng và dịch vụ ngân hàng.


16


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

+ Có chính sách động viên, khuyến khích bằng vật chất như: tặng quà và thiệp chúc
mừng vào ngày tết cổ truyền dân tộc, ngày sinh nhật của khách hàng, tổ chức hội nghị

khách hàng… Qua đó kết hợp thông tin quảng cáo các hoạt động kinh doanh dịch vụ
ngân hàng.
Thứ sáu: Đẩy mạnh và ứng dụng tin học vào công tác thanh toán. Đẩy
mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác
thanh toán nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao, tiện ích và
hiệu quả để phục vụ nhu cầu giao dịch tiền tệ trong và ngoài nước.
Nghiên cứu từng bước triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng tại nhà
(home banking), ngân hàng qua điện thoại (phone banking), ngân hàng qua Internet
(Internet banking)…lắp đặt các máy rút tiền tự động ATM. Phát triển hệ thống phát
hành và thanh toán thẻ điện tử các loại, đa dạng hóa các loại thẻ… Đảm bảo cho
khách hàng sử dụng các dịch vụ trên được thuận tiện nhất.
Thứ bảy: Áp dụng các mức lãi suất hợp lý, linh hoạt và hấp dẫn. Lãi suất
phải theo nguyên tắc kinh tế thị trường và mối quan hệ cung cầu về vốn. Lãi suất đầu
ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ vào lãi suất sử dụng vốn để quyết định lãi suất
huy động. Đảm bảo cho NHTM kinh doanh có lãi.
Lãi suất huy động hiện nay cao chưa từng có từ trước đến nay. Chính điều này
đã làm cho ngân hàng phải điêu đứng cạnh tranh nhau để có thể huy động được nguồn
vốn lớn. Để làm được điều này các ngân hàng cần đưa ra các giải pháp để có thể huy
động được nguồn vốn cao nhất có thể. Nâng cao lãi suất nhưng không vượt quá mức
cho phép mà vẫn đảm bảo làm ăn có lãi.
Thứ tám: Đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Đội ngũ
cán bộ điều hành quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng, cần đào tạo nâng cao trình
độ nghiệp vụ và trình độ tổ chức quản lý điều hành khoa học, hiện đại và hiệu quả.
Trang bị các kiến thức mới về kinh doanh, tổ chức điều hành, khoa học kỹ thuật công
nghệ mới. Các kiến thức về cạnh tranh cơ chế thị trường, về thị trường chứng khoán



17



Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm

và ngân hàng hiện đại…Để đảm đương nhiệm vụ quản lý điều hành kinh doanh ngân
hàng trong giai đoạn mới.

Thứ chín: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng cáo. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng ngày nay tràn ngập quảng cáo về hàng tiêu dùng,
trong khi đó quảng cáo về các hoạt động của ngân hàng thì lại rất ít, chỉ khi nào cần
thu hút vốn thì mới quảng cáo nhiều. Trong khi đó sự hiểu biết về các hoạt động ngân
hàng của người dân là nhân tố cần thiết tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người dân
và ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần làm cho người dân hiểu thông qua nhiều hình
thức khác nhau.



18


Báo cáo thực tập

GVHD:Võ Thị Tú Cẩm
KẾT LUẬN

Vốn là yêu cầu cấp thiết và không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội, là chìa khóa mở ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Còn đối với ngân
hàng vốn là đối tượng kinh doanh của ngân hàng, là nguyên liệu để ngân hàng kinh
doanh tìm ra lợi nhuận.

Công tác huy động vốn tốt là cơ sở để ngân hàng thực hiện tốt vai trò kinh
doanh tiền tệ, tạo lập một nguồn vốn có quy mô lớn là bước đệm vững chắc cho ngân
hàng mở rộng quy mô kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả sẽ kích thích công tác huy
động vốn tốt hơn. Như vậy huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn an toàn có hiệu quả
là nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó việc mở
rộng phạm vi ảnh hưởng của các loại tiền gửi tới tổ chức kinh tế cũng như các tầng
lớp dân cư là vấn đề sống còn của ngân hàng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, huy động
vốn ngày càng khó khăn. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM hiện nay. Để
thực hiện tốt được điều này đòi hỏi các ngân hàng không ngừng mở rộng và đa dạng
hóa hoạt động huy động vốn đưa ra các biện pháp tối ưu để nâng cao công tác huy
động vốn phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Trong thời gian thực tập tại NHTMCP Nam Việt-Chi nhánh Hà Nội em đã có
điều kiện tiếp xúc với thực tế qua đó giúp em hiểu sâu hơn những kiến thức đã được
học. Qua phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh em thấy tuy chi
nhánh đã hoạt động có hiệu quả nhưng vẫn còn những điểm hạn chế nên em có đưa ra
một số đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh cũng như toàn hệ thống NH TMCP Nam Việt
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Võ Thị Tú Cẩm đã tận tình hướng dẫn để
em hoàn thành bản báo cáo này. Nhưng do hiểu biết cũng như kinh nghiệm của em
còn hạn chế nên bản báo cáo chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý của cô để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !




×