Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chuyên đề văn học dân gian: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Văn học dân gian và Văn học viết qua tác giả Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.09 KB, 28 trang )

A PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Văn học dân gian là nguồn mạch của dân tộc, nền tảng cho sự phát triển của văn hóa
văn học. Là hai loại khác nhau của nghệ thuật ngôn từ, văn học dân gian và văn viết có mối
quan hệ tự nhiên rất mật thiết. Đó là mối quan hệ sáng tạo và có tính quy luật : văn học dân
gian là ngọn nguồn của nghệ thuật ngôn từ nói chung, là cái nôi thơ ca của nền văn học sơ
sinh ở mọi dân tộc, đóng vai trò lớn cho sự phát triển về sau của văn học viết.
Mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết là một trong những mối quan hệ cơ bản
của của các nền văn học dân tộc đã trưởng thành, là một phương diện quan trọng trong
truyền thống của một nền văn học dân tộc. Mối quan hệ này là phổ biến và có tính quy luật
không chỉ đối với nền văn học trẻ tuổi mà cả đối với các nền văn học đã có lịch sử phát triển
lâu đời. Ở mỗi nền văn học dân tộc, trong từng giai đoạn lịch sử, mối quan hệ đó có những
xác định cụ thể, độc đáo trong khi thể hiện những qui luật chung, phổ biến. Ở Việt Nam
chúng ta do những điều kiện lịch sử riêng, văn học dân gian có vị trí và vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình xây dựng nền văn học dân tộc. Mối quan hệ văn học dân gian và văn
học viết hết sức chặt chẽ và sâu sắc, trở thành động lực thúc đẩy nền văn học dân tộc phát
triển mạnh mẽ.
Trước hết, phải nói rằng " không thể nghiên cứu văn học dân gian mà không tìm hiểu
tác động qua lại của nó đối với văn học viết. Càng không thể hiểu được văn học viết đầy đủ
và sâu sắc nếu không biết đến ảnh hưởng của văn học dân gian với nó. Nghiên cứu mối quan
hệ này chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn văn học dân gian và văn học viết nói riêng mà điều
quan trọng hơn là có thể góp phần tìm hiểu nhiều phương diện khác nhau của sự phát triển
bên trong có tính quy luật của nền văn học dân tộc". Tố Hữu là nhà thơ lớn củ dân tộc. Suốt
cuộc đời làm cách mạng và làm thơ của mình. Ông đã có một sự nghiệp thi ca rực rỡ, để lại
một di sản phong phú. Ông được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại,
là con chim đầu đàn của thơ trữ tình chính trị. Cùng với các nhà thơ Nguyễn Bính, Nguyễn
Duy.... Tố Hữu đã có ý thức trong việc sử dụng các yếu tố dân gian trong sáng tác của mình.
Các nhà phê bình nghiên cứu không phủ nhận rằng thơ Tố Hữu đậm chất dân gian. "Mang
phong vị dân gian".
Thực chất mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ tác động qua
lại giữa hai hình thái lịch sử của ngôn từ, hai hệ thống thẩm mỹ độc lập, ra đời, tồn tại và


phát triển trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể khác nhau, theo những quy luật riêng, tuy
cả hai đều có một cái nền chung là thực tiễn đời sống dân tộc, nền văn hóa dân tộc và đều
chịu sự chi phối bởi những quy luật chung của hoạt động sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ.
Những caid chung này là cơ sở đòng thời là điều kiện cho văn học dân gian và văn học viết
có thể phát minh quan hệ, tác động lẫn nhau. Nhưng điều này không có nghĩa là vì thấy một
điểm giống nhau nào đómà chúng ta nói chúng có mối quan hệ. Muốn tìm hiểu về mối quan


hệ văn học dân gian và văn học viết chúng ta phải căn cứ vào lịch sử phát triển văn học. Cơ
chế của mối quan hệ này là sự đấu tranh, chống lại hoặc tiếp thu chuyển hóa, đồng hóa hay
vay mượn, kế thừa của hình thái lịch sử và hệ thống này đối với những yếu tố xa lạ, đối
kháng hoặc gần gũi, quen thuộc của hình thía lịch sử và hệ thống kia để tự bổ sung, hoàn
thiện và phát triển. Đi vào nghiên cứu ảnh hưởng của căn học dân gian trong thơ Tố Hữu
người viết muốn qua đó làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Tố Hữu và mối quan hệ giữa văn
học dân gian và văn học viết hiện đại. Đó là lí do người viết chọn đề tài: “Tìm hiểu mối quan
hệ văn học dân gian và văn học viết qua tác giả Tố Hữu” cho chuyên đề văn học dân gian
của mình.
II. Lịch sử vấn đề.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là vấn đề đã có từ rất
lâu và cuốn hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Đinh Gia Khánh, Chu
Xuân Diệu, Võ Quang Nhơn với tác phẩm “văn học dân gian Việt Nam”; Cao Huy Đỉnh nói
“Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam”; Đỗ Bình Trị nói "nghiên cứu tiến trình của
văn học dân gian Việt Nam". Trong những tác phẩm này tuy chưa trình bày thành một hệ
thống chuyên sâu nhưng rải rác trong các chương mục các nhà nghiên cứu đều đề cập đến
mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.
Đinh Gia Khánh với tác phẩm “Văn học dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội
Việt Nam” đánh giá cao sức sống của văn học dân gian trong xã hội hiện đại. Vừa chứa
đựng những tiềm năng, vừa chứa đựng những động lực cho việc không ngừng xây dựng nên
những giá trị thẩm mỹ mới. Lê Kinh Khiêm nói "Một số vấn đề lí thuyết chung về mối quan
hệ giữa văn học dân gian và văn học viết", chỉ ra bản chất của mối quan hệ này là "mối quan

hệ tác động qua lại giữa hai hệ thống thẩm mỹ độc lập". Kiều Thu Hoạch nói " Vai trò của
truyện cổ dân gian đối với sự hình thành của thể loại tự sự của văn học Việt Nam", đi vào
khảo sát công phu mối quan hệ từ xa xưa của văn học dân gian đối với văn học viết qua các
tác phẩm thời trung đại. Từ đó đi đến kết luận quan trọng kho tàng truyện cổ dân gian đã có
vai trò ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển của thể loại văn học tự sự Việt Nam
về nhiều mặt. Ngoài ra bài viết của các tác giả Hà Công Tài "Để nghiên cứu quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết"; Chu Xuân Diên nói "Nhà văn và sáng tác dân gian";
Đặng Văn Lung nói "Vai trò của văn học dân gian trong sự phát triển của văn học dân tộc"
và rất nhiều tác giả đã nghiên cứu và khẳng định sự ảnh hưởng của văn học dân gian và văn
học viết trên nhiều cấp độ khác nhau. Tất cả những ý kiến này đã góp phần cung cấp cho
chúng ta cơ sở lí luận vững chác về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.
Thơ Tố Hữu là một hiện tượng lôi cuốn được sự quan tâm của đông đảo công chúng
độc giả nói chung và giới phê bình văn học nói riêng. Trong chuyên đề này người viết chỉ
xin điểm qua một số ý kiến có liên quan đến mối quan hệ văn học dân gian trong thơ Tố
Hữu. Nghiên cứu về thơ Tố Hữu trong mối quan hệ với văn học dân gian đã được nhiều tác


giả đề cập đến. Nguyễn Đình Thi trong “Mấy vấn đề văn học” đã có nhận định rất sớm về
thơ Tố Hữu. Nhà thơ đã tiếp thu nhiều ở truyện Kiều, ở thơ ca yêu nước quá khứ và nhất là
trong ca dao dân ca, văn học dân gian”. Nguyễn Trung Thu trong bài “Nhạc điệu thơ Tố
Hữu”, tạp chí văn học số 11- 1986 cũng khẳng định :cái ngọt ngào trong thơ Tố Hữu còn là
hơi thở dân tộc. Nhiều câu thơ kế thừa sáng tạo vốn ca dao. Huỳnh Lý trong bài viết về Tố
Hữu in trong “Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam” lại khẳng định “Tố Hữu đã gặp lại tinh
thần dân tộc trong ca dao”. Lưu trọng Lư nói về thơ Tố Hữu: “Thơ anh nhiều phong vị dân
gian, giàu chất nhạc nên dễ đi vào lòng quần chúng”... Ngoài ra còn có các ý kiến nghiên
cứu của các tác giả khác như: Trần Văn Bỉnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Kính đều ít
nhiều phát hiện và khẳng định yếu tố dân gian trong thơ Tố Hữu. Đặc biệt có bài: “Phong vị
ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Phú Trọng. Ông cho rằng: “Tố Hữu đã tiếp thu
ca dao, dân ca, sử dụng những yếu tố truyền thống của ca dao, dân ca để khắc họa sâu hơn,
đúng hơn tính cách của những người hiện đại... Nhà thơ đã triệt để khai thác, sử dụng và

phát triển một cách sáng tạo những tinh hoa của thơ ca dân gian cả về mặt nội dung tư tưởng
lẫn hình thức biểu hiện”. Những ý kiến này góp phần cung cấp thêm kiến thức, giúp cho
người viết rất nhiều trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết
trong thơ Tố Hữu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn học viết hiện đại.
Văn học dân gian Việt Nam với tất cả những giá trị của nó như dòng sữa ngọt ngào,
như mạch suối âm thầm chảy dọc theo chiều dài lịch sử văn học nuôi dưỡng, bồi đắp cho
nền văn học viết nói chung và các tài năng văn học nói riêng. Ảnh hưởng của văn học dân
gian được in dấu ở tất cả các giai đoạn văn học. Ngay từ khi khởi phát dòng văn văn học viết
dân tộc trong đó chủ yếu là văn học tự sự các nhà văn đã lấy các truyện cổ dân gian làm nền
tảng. Và trong suốt tiến trình của văn học thế kỉ thứ X đến thời kì hiện đại kho tàng văn học
dân gian (đặc biệt truyện cổ dân gian) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển các thể loại tự sự trong việc mở ra những chân trời hư cấu nghệ thuật mới, đáp ứng
những mục đích sáng tạo mới, trong việc giữ vai trò nền móng về tư tưởng thẩm mỹ cho các
hình thức sáng tạo nghệ thuật.
Cuộc sống hiện đại ngày càng làm cho con người ta mệt mỏi hoang mang. Các giá trị bị
đảo lộn làm cho con người ta mất phương hướng. Con người lo âu khi thấy quá nhiều điều
phi lí, vật chất giàu lên nhưng tinh thần nghèo đi. Cô dơn, bế tắc con người có nhu cầu vượt
thoát bằng cách trở về với quê hương, với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.Trong
quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, khát vọng cách tân đất
nước gắn liền với khát vọng bứt phá khỏi quĩ đạo văn hóa trung đại, văn học Việt Nam đã có
một bước tiến thật dài từ phạm trù trung đại sang hiện đại. Nhưng sau khi nỗ lực phá vỡ
những quy phạm truyền thống, tiếp thu với tốc độ mau lẹ tinh hoa văn hóa nhân loại thì


chúng ta đã nhận thức được rằng: tất cả sự hiện đại, cách tân từ nội dung đến hình thức biểu
hiện trong văn học phải được đứng vững trên đôi chân truyền thống. Bởi vậy, trong phong
trào thơ mới, bên cạnh Xuân Diệu "rất Tây" ta lại có một Nguyễn Bính "chân quê". Mà ngay
cả Xuân Diệu thì cũng " tình đồng hương vẫn nặng". Ở mỗi chúng ta đều có một quê, nhà.

Bởi vậy từ khi văn học bước vào quỹ đạo hiện đại hóa đến nay đã có nhiều nhà thơ sáng tác
theo lối thơ dân gian: Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Nguyễn Trọng Tạo,
Đồng Đức Bồn, Phạm Công Trứ,... Chúng ta đã khá quen thuộc với giọng than, trách móc ở
"Tương tư"; "Mưa Xuân" ... của Nguyễn Bính, giọng ngợi ca qua "Tuổi trẻ Việt Nam" của
Nguyễn Duy và hẳn khó có thể quên giọng thiết tha, ngọt ngào, ân tình ở Việt Bắc, kính gửi
cụ Nguyễn Du của Tố Hữu.
Đây không phải là thái độ bảo thủ theo kiểu:
"Ta về ta tắm ao ta.
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
mà là sự lựa chọn có ý thức. Thực tiễn cho rằng, đời sống càng hiện đại con người càng hoài
cổ. Bất cứ giai đoạn nào, cũng có những nhà thơ, nhà văn tìm về với cội nguồn để khẳng
định bản sắc cá nhân. Cái dân giã, giản dị của chốn quê mùa hóa ra càng hấp dẫn hơn khi nó
đi ra thành thị. Nguồn mạch dân gian là nguồn mạch dồi dào sinh lực mà nhiều nghệ sĩ đã
nương vào đó để "sinh lời", "sinh lãi". Tìm về văn hóa dân gian là một hiện tượng tất yếu
trong văn học Việt Nam hiện đại. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của văn học dân
gian trong thơ Tố Hữu trên hai bình diện tư tưởng và thi pháp để phần nào thấy rõ điều
này.
II. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ Tố Hữu.
1 Ảnh hưởng của văn học dân gian trong tư tưởng thơ của Tố Hữu.
a. Thơ Tố Hữu thể hiện tinh thần lạc quan tin tưởng:
Văn học dân gian luôn thấm nhuần một chủ nghĩa lạc quan sâu rộng. Đó là một cái nhìn
tích cực về diễn biến cộc sống, một niềm tin về sự chiến thắng tất yếu của ánh sabgs đối với
bóng tối, của sự sống đối với cái chết, của cái thiện đối với cái ác, của cái cao cả với thấp
hèn, của cái đẹp với sự tầm thường, của nhân tính với các thế lực phi nhân... có thể đơn cử
bất kỳ tác phẩm nào. Ví như bài ca dao nối về mười cái trứng. Được mười quả trứng thì bảy
quả trứng ung còn ba quả nở ra được ba con. Nhưng con thì bị diều tha, con thì bị quạ bắt,
con thì bị mắt cắt xơi. Người nông dân trở thành tay trắng. Một thực tại thật đen tối, rất dễ sa
vào tuyệt vọng. Thế mà dân gian vẫn kiên trì hy vọng:
“Chớ than phận khó ai ơi !
Còn da: lông mọc, còn chồi nảy cây”

Người bình dân xưa luôn có một niềm tin mạnh liệt vào tương lai. Họ luôn hướng về
phía trước để hy vọng, để cố gắng. Trong con người họ, không bao giờ mất đi ý chí, niềm tin
vào cuộc sống ở tương lai. Hay khi nhìn vào những hiện thực trớ trêu đáng buồn của xã hội :


" Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa".
Trước những điều phi lý tồn tại dai dẳng ngỡ đã thành một tiền định bất di bất dịch là
thế, dân gian vẫn tin vào một tương lai thay đổi tốt đẹp hơn :
" Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa".
Những nhà văn, nhà thơ hiện đại đã bắt nguồn từ cội rễ dân tộc để sáng tác. Họ chịu ảnh
hưởng từ rất nhiều văn học dân gian. Tố Hữu là một nhà thơ sinh ra và lớn lên chịu ảnh
hưởng của người cha say mê văn học dân gian, người mẹ thuộc nhiều ca dao dân ca. Ông lại
sinh trưởng ở xứ Huế - Cái nôi của các điệu hò lý... Cho nên ông có điều kiện học tập kế
thừa văn học dân gian. Bên cạnh đó, ông lại sống trong một thời đại mới, thời đại cách
mạng, cho nên sự tiếp thu kế thừa ấy cũng bị chi phối bở thời đại. Ông đã học tập và phát
huy tinh thần lạc quan của dân gian trong hoàn cảnh mới. Biểu hiện qua nhiều khía cạnh.
Thơ Tố Hữu là niềm vui sướng lớn, là sự hân hoan mỗi khi nghĩ về tương lai :
"Tương lai đó trước mặt là biển rộng
Trên đầu lồng lộng gió trời cao
Rồi mai đây, giữa một buổi xuân đào
Ta sẽ tới ru mình trong vịnh bạc".
Tương lai trước mặt mênh mông rộng lớn. Tố Hữu cảm thấy niềm vui trào dâng trong
tự do và mặc sức tung cánh bay . Tương lai đẹp ấy sẽ đến là điều tất yếu như mùa xuân của
cuộc sống.
Khi đất nước được giải phóng, Bắc Nam thống nhất, ông lại có niềm vui mới. Ngày
hôm qua đã xa vời, chỉ còn hôm nay và ngày mai thôi, niềm vui của đất nước hòa bình, cuộc
sống bình yên đầy mật ngọt đang dần dần hiện ra trước mắt :
" Không chỉ hôm qua.

Hôm nay, mãi mãi
Đất nước này vạn đại tươi xanh.
Như rừng đước, cháy rồi, mọc lại.
Tràm lại ra hoa cho ong mật đu cành"
(Với Đảng, mùa xuân)
Qua đó, ta thấy rằng, Tố Hữu là con người lạc quan, yêu đời, luôn cảm thấy vui sướng
mỗi khi nghĩ đến tương lai. Theo ông tương lai luôn là những gì tốt đẹp, và tương lai sẽ đến
với mọi người là lẽ dĩ nhiên, đièu tất yếu. Dù hiện thực có trăm nghìn đau khổ thì tương lai
phía trước vẫn là miền sáng chochúng ta hướng tới.
Thơ Tố Hữu tràn đầy niềm tin vào tương lai. Không chỉ là niềm vui sướng mỗi khi nghĩ
đến tương lai, thơ Tố Hữu còn là những vần thơ tràn đầy niềm tin, một niềm tin mãnh liệt


vào tương lai tươi sáng. Ông cũng tin rằng số phận của một cô gái giang hồ trên sông Hương
"ngày mai" sẽ khác, an ủi động viên cô:
"Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong giá trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ".
(Tiếng hát sông Hương).
Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong thơ ông thường hay nhắc "ngày mai" phải chăng
trong suy nghĩ của ông "ngày mai" với nhiều điều tốt đẹp, nhiều ước mơ dự định sẽ thành
hiện thực. Và đến những năm 90 của thế kỉ XX, khi đất nước đã hòa bình thống nhất. Tố
Hữu vẫn một lòng tin tưởng "chân lí vẫn xanh tươi":
"Từ đổ nát ta lại xây dựng mới
Rũ bẩn dơ, mặt đất, sẽ thanh bình
Không sức nào ngăn nổi sức nhân dân
Ngày mai sẽ là ngày mai cộng sản!".
Có thể nói, Tố Hữu có một niềm tin mãnh liệt, bỏng cháy vào tương lai. Với ông tương
lai sẽ là thiên đường cuộc sống. Nếu như con người có niềm tin thì tương lai sẽ không phụ

lòng họ. Những gì tốt đẹp nhất đều ở tương lai tươi sáng chứ không phải ở hiện thực tối tăm
- Tố Hữu tin là như thế: "Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau"
Chủ nghĩa lạc quan trong thơ Tố Hữu có mối liên hệ với tinh thần lạc quan trong văn
học dân gian. Có thể nói Tố Hữu đã học tập, kế thừa tinh thần lạc quan ấy trong hoàn cảnh
mới, thời đại mới. Người bình dân xưa cũng luôn lạc quan yêu dời. Họ cũng luôn tin vào
tương lai mới mặc dù hiện thực rất khắc nghiệt. Nhưng niềm tin ấy là niềm tin không xuất
phát từ cơ sở nào trong hiện thực. Họ tin vào tương lai như là một "niềm tin bản năng". Họ
nghĩ gì thì nói như thế. Hay nói cách khác họ hy vọng cuộc đời họ sẽ thay đổi. Không thay
đổi được bây giờ thì họ mong sẽ thay đổi trong mai sau. Họ cũng sử dụng "cái bi" để làm nổi
bật "cái lạc". "Cái bi" là phương tiện diễn tả "cái lạc" . Bao giờ đầu mỗi tác phẩm là cái bi
kịch, là nỗi buồn thương thì cuối tác phẩm là ánh sáng, là tương lai.
b. Ảnh hưởng tính tập thể cộng đồng của văn học dân gian trong thơ Tố Hữu .
Tác phẩm văn học dân gian thường hay phản ánh tinh thần đoàn kết của cả một tập thể
người chứ không mang một mục đích cá nhân nào. Trong lao động họ thường chung sức
chung lòng, cho nên trong văn học cũng mang đặc tính ấy. Trong thơ Tố Hữu, ông cũng có ý
thức sáng tạo với nội dung mang tính tập thể cộng đồng. Tác giả đứng trong tập thể , trên lập
trường tư tưởng của tập thể để nói tiếng nói chung.
Trong văn học dân gian, tính tập thể thể hiện rất rõ trong các tác phẩm như:
"Một cây làm chảng nên non


Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Hay trong câu chuyện bó đũa, người cha đã dạy các con rằng: các con cũng như bó đũa,
nếu đoàn kết tụ họp nhau lại thì không ai làm gì được nhưng nếu mất đoàn kết chia rẽ từng
người thì không khác gì bó đũ tách ra từng chiếc một. Bẻ cả bó đũa thì không bẻ được.
Nhưng bẻ từng chiếc một thì thật là đơn giản...
Văn học dân gian đã có những tác phẩm nói về tính tập thể, tính cộng đồng, sự đoàn kết
chung sức chung lòng. Người bình dân Việt Nam xưa đã có ý thức xây dựng xã hội thành
tập thể đoàn kết. Mỗi một con người có đoàn kết, có đứng trong tập thể mới có thể thành

công trong cuộc sống. Tố Hữu đã học tập được yếu tố này trong văn học dân gian. Trong
thơ, ông cũng đã xác định vị trí đứng của mình, của mỗi người. Trong thơ, ông cũng đã phản
ánh rõ quá trình đấu tranh dành độc lập cũng như trong cuộc sống mới sau này phải có tính
tập thể, tính cộng đồng mới có thể làm nên nghiệp lớn.
"Tên con đường đấu tranh
Tôi sẵn có trong mình
Đôi mắt thần chủ nghĩa
Đã đứng trong đoàn thể
Bênh vực quyền lợi chung
Sống chết có nhau cùng
Không được xa hàng ngũ".
(Con cá, chột nưa) .
Mặc dù là lời "lí trí" nói với "cái bụng đói" nhưng qua đó ta cũng thấy được Tố Hữu đã
mượn lời "lí trí" để nói rõ tấm lòng và suy nghĩ của mình. Trong những phút giây nguy nan,
một mình không thể chống chọi được chỉ có sức mạnh của một đoàn quân mới có thể thành
công. Không gì hăng hái sôi nổi bằng sức mạnh của đoàn quân, đoàn thể:
"Trong đoàn thể, đi tìm kho lực lượng
Phải, đây rồi, đang những phút nguy nan
Không gì hăng hái bằng sức một quân đoàn
Gương mặt chĩa vào quân thù độc ác".
Tố Hữu đã từ "cái tôi" tiến đến "cái ta" chung của dân tộc, của giai cấp. Từ những ngày
gian khổ trước cách mạng, trong những ngày cách mạng, trong các cuộc kháng chiến cũng
như những ngày hòa bình xây dựng lại đất nước, ta thấy thơ Tố Hữu đã trở thành tiếng nói
chung của nhân dân, của cách mạng. Chiến tranh do bọn xâm lược gây nên đã làm cho cuộc
sống nhân dân ta hết sức điêu tàn, đau thương. Nhưng thái độ lập trường của Tố Hữu vẫn là
tinh thần cách mạng triệt để, vẫn là chủ nghĩa tập thể kiên định không hề nao núng. Con
người trong thơ Tố Hữu không bao giờ ngã gục trước hoàn cảnh khó khăn, mà ngược lại,
hok vì tập thể, đứng trong nhân dân đạp bằng mọi hiểm nguy gian khổ để chiến thắng kẻ thù.



Văn học dân gian phản ánh tinh thần tập thể của con người bình dân xưa. Bởi vì trong
cuộc sống lúc bấy giờ con người muốn tồn tại phải dựa vào nhau. Con người muốn chiến
thắng thiên nhiên thì chỉ có cách tập hợp thành tập thể mới chống chọi lại được cái khắc
nghiệt biến thiên của thiên nhiên. Tuy nhiên sự tụ họp này chẳng qua là do nhu cầu cuộc
sống theo bản năng con người mà thôi. Còn trong thơ Tố Hữu, Tố Hữu đã kế thừa văn học
dân gian, phản ánh rõ tinh thần tập thể. Tuy nhiên, cũng vì Tố Hữu sống trong một thời kì,
hoàn cảnh lịch sử khác cho nên tinh thần ấy cũng có những đặc trưng riêng. Một thời đại đau
thương nhưng anh dũng. Con người trong thời đại này vùă mang những phẩm chất truyền
thống lại vùă được trang bị những kiến thức mới. Bên cạnh việc họ có tinh thần tập thể thì
họ cũng đã xác định được một tập thể ấy là một tập thể cùng chung mục đích, chung lí
tưởng... Hay nói cáhc khác, trong con người họ tinh thần cách mạng vì nhân dân, vì đất nước
rất mãnh liệt. Tập thể họ xây dựng nên cũng chính là tập thể nhân dân cách mạng, đi đầu tiên
phong trong mọi khó khăn hiểm nguy. Họ sẵn sàng hy sinh vì danh dự tập thể. Thơ Tố Hữu
đã biết kết hợp tinh thần tập thể của văn học dân gian và tinh thần tập thể cách mạng, làm
cho thơ ông vừa quen vừa lạ.
c.Ảnh hưởng chủ nghĩa anh hùng của văn học dân gian trong thơ Tố Hữu.
Trong văn học dân gian, ta còn nhớ sử thi Đam San của dân tộc Ê Đê, vì bộ lạc vì cộng
đồng đã chiến đấu đã trở thành một tư tưởng hùng mạnh. Đam San đã làm cho bộ lạc của
mình giàu mạnh, Đam San không dừng lại ở đó, Đam San muốn chinh phục thiên nhiên
muốn bắt nữ thần về làm vợ. Cuối cùng Đam San chết, cái chết ấy mang tính bi hùng của
thời đại Đam San. Nó phản ánh một thực tế con người chưa thể chinh phục được thiên nhiên.
Hay những chàng Thạch Sanh, Thánh Gióng phản ánh khá rõ tính chất anh hùng trong quá
trìnhdựng nước và giữ nước. Một người anh hùng trong giai đôầnh bình anh dũng đấu tranh
với cái ác để cho những người dân lương thiện được bình yên. Còn một người anh hùng
trong thời kỳ đất nước bị ngoại xâm . Dường như Thánh Gióng sinh ra là chỉ để đánh giặc
cứu dân. Con người ấy kiên cường anh dũng mang những phẩm chất Việt Nam. Không chỉ
là nam giới người phụ nữ Việt Nam mặc dù còn bị ràng buộc với bao nhiêu lễ giáo, bị coi
khinh, phân biệt nhưng họ vẫn là những người vừa đảm đang lại vừa anh dũng. Nhũng
truyền thuyết về bà Trưng, bà Triệu đã chứng tỏ điều đó. Thơ Tố Hữu bắt nguồn từ truyền
thống anh hùng đã phát triển thành chủ nghĩa anh hùng trong thơ ông. Nhưng con người

trong thơ ông đều là những con người anh hùng trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh. Thơ Tố
Hữu tính chất anh hùng bộc lộ rõ trong các bài thơ sôi nổi tinh thần đấu tranh. Từ các em
nhỏ đến các anh chiến sỹ, bộ đội, từ những chị phụ nữ dân công đến những bà mẹ anh
hùng ...
Tinh thần chiến đấu, anh dũng đã ăn sâu vào trong máu thịt của mỗi con người Việt
Nam. Khi có cơ hội tất cả đều có thể bộc lộ. Khi đất nước nguy nan, những em thiếu nhi
cũng có thể thể hiện tinh thần anh dũng của mình. Một em Lượm nhỏ tuổi cũng thấy vui và


tự hào về công việc nguy hiểm của mình. Chỉ cần đất nước cần em là em sẵn sàng, bất chấp
hiểm nguy:
“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo.
Thư đề " Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo”
Và cả những anh giải phóng quân - Tố Hữu cũng dành cho họ những vần thơ đẹp nhất:
" Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi”
(Bài ca Xuân 68)
Cả chị Lý anh hùng trong " Người con gái Việt Nam". Tố Hữu cũng nghiêng mình kính
phục một ý chí sắt đá, người con gái kiên cường của dân tộc. Dù bị địch bắt tra tấn dã man
nhưng vẫn một lòng kiên trung với cách mạng:
" Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Không giết được em, người con gái anh hùng"
Và đây nữa những bà má hậu giang, bà mẹ Tơm, mẹ Suốt... bất chấp hiểm nguy nuôi
dấu bộ đội, đưa đò cho bộ đội qua sông dưới mua bom bạo đạn...Bà má Hậu Giang thà chết
nhưng không chịu khai du kích ở đâu, mặc cho " Lũ sói hung hạn dọa dẫm, lưỡi gươm kề
hông vẫn không hề run sợ :
" Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây.

Má hét lớn:" Tụi bay đồ chó!"
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trong vùng.
Con tao gan dạ anh hùng.
Như rừng đước mạnh như rừng tràm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!""
Nói tóm lại, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người trong thơ Tố Hữu vẫn giữ được
phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Con người trong thơ Tố Hữu vẫn tiếp nối được
truyền thống anh hùng của cha ông ta ngày trước. Chỉ có điều trong hoàn cảnh cụ thể ,
truyền thống anh hùng ấy được bộc lộ dưới nhiều dạng khác nhau mà thôi. Truyền thống ấy
như ngọn lửa lớn cháy suốt quá trình lịch sử từ ngày khai thiên lập địa đến tận bây giờ. Tố
Hữu là một nhà thơ phản ánh khá rõ chủ nghĩa anh hùng trong thời đại mới. Ông đã biết vận
dụng, khai thác, phát triển yếu tố này từ trong văn học dân gian.
Văn học dân gian phản ánh tính anh hùng cùng với tính chất bản năng của người Việt
Nam. Khi đất nước cần nhân dân cần, khi cuộc sống bị đe dọa họ phải đứng lên để bảo vệ
cuộc sống của cộng đồng, bộ lạc của mình.Văn học dân gian có tính chất sử thi nhưng là sử


thi lãng mạn. Nói cách khác, tính chất anh hùng trong văn học dân gian có nhưng chưa triệt
để. Anh hùng trong văn học dân gian nhiều khi còn xuất phát từ tham vọng, ham muốn của
cá nhân (như Đam San) mặc dù đích thì tốt đẹp nhưng cách giải quyết chưa thấu đáo dẫn đến
bi kịch. Còn lại một số nhân vật văn học dân gian khác thì anh hùng do chức năng của nhân
vật quy định (Thánh Gióng sinh ra chỉ để đánh giặc)... Trong thơ Tố Hữu, ông vừa học tập
được yếu tố này từ văn học dân gian vừa biết phát huy tong thời điểm mới. Thơ ông cũng
mang tính chất sử thi nhưng là sử thi cách mạng. Vừa có cai bi của thời đại lại vừa có cái
hùng. Nhưng nhìn chung là dùng cái bi để làm nổi bật cái hùng. Tố Hữu xuất phát từ hiện
thực để phản ánh và quay trở về phục vụ hiện thực " sự quy định tính chất anh hùng của Tố
Hữu một mặt sự cảm thụ sự vật của nhà thơ trong những thời điểm nhất định... Mặt khác, là
do tính chất của hiện thực được cảm thụ. Nhiều khi hiện thực đòi hỏi nhà thơ phải thể hiện

với phong cách sử thi trang nghiêm.
d. Ảnh hưởng chủ nghĩa dân tộc của văn học dân gian trong thơ Tố Hữu
Văn học dân gian thường hay nói tới những em bé mồ côi không nơi nương tựa
(Chuyện cây khế), dù bị ức hiếp, sống sống cuộc sống vất vả nhưng hiền lành, lương thiện
cuối cùng được đền đáp. Những người phụ nữ chân yếu tay mềm sống cuộc sống phụ thuộc
vào người khác, không tự quyết định được hạnh phúc cuộc sống của mình, tác giả dân gian
vừa phản ánh số phận của họ vừa lên tiếng cảm thông, bênh vực con người cho họ ( Chùm
ca dao thân em)... Nói chung, văn học dân gian đã phản ánh chủ nghĩa nhân đạo của nhân
dân ta ngày xưa. Các tác giả dân gian đã đúng trên lập trường tư tưởng của những người dân
nghèo thấp cổ bé họng để lên tiếng bênh vực quyền sống, quyền tự do của con người bị áp
bức bóc lột. Họ không chỉ thể hiện tình yêu thương con gnười mà còn khêu gợiu được sự
đồng cảm trong lòng người đọc.
Sau này, khi đánh giá một tác phẩm văn học có giá trị hay không ta thường dựa trên tiêu
chí tác phẩm ấy có chủ nghiã nhân đạo và chủ nghĩa hiện thực không? Thơ Tố Hữu ngoài
những yếu tố chúng ta đã nêu trên thì còn có chủ nghĩa nhân đạo. Điều này không phải ngẫu
nhiên có mà bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của cha ông ta. Tố Hữu học tập và phát huy
ở thời điểm mới, biểu hiện qua nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng khác nhau. Ngay từ tập thơ
đầu tay của ông " Từ ấy" ông đã xác định rõ ràng rằng:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
Tố Hữu tự coi mình là của chung muôn người, mình đứng về phía nhân dân lao động,
đứng về phía những người lao động nghèo khổ, không nơi nương tựa. Chính vì thế mà trong
thơ ông ta thấy có rất nhiều bài viết về các nhân vật là những em nhỏ nghèo khổ, vất vả phải


đi ở làm thuê kiếm sống. Những con người là nạn nhân của chế độ đầy những bất công. Ông
thương cảm cho:
" Con chim non không tổ.

Trẻ mồ côi không nhà
Hai đúa cùng đau khổ
Cùng vất vưởng bê tha".
( Mồ côi)
Không chỉ là lòng yêu thương, đồng cảm với nỗi đau khổ của nhân vật. Tố Hữu còn ca
ngợi cảm phục các em nhỏ như Lượm, em Hòa ... ngoài ra ông còn dành tính cảm cho em bé
nước ngoài không thân thích, quen biết. Với cô gái giang hồ trên sông Hương sống một cuộc
sống lang thang phiêu bạt, đầy tủi nhục. Ông động viên , an ủi :
" Ngày mai gió với ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân.
Ngày mai trong giá trắng ngần.
Cố thôi kiếp sống đày thân giang hồ
Ngày mai bao kiếp đời dơ
Sẽ ran như đám mây mờ đêm nay"
Ông nâng niu trân trọng người phụ nữ có số phận long đong, trong đau khổ tủi nhục.
Ông vẽ ra một tương lai tươi sáng rạng ngời để cô có thêm sức sống, nghị lực để sống tiếp
và để chờ đợi. Bởi ông hơn ai hết ông hiểu rằng dù hôm nay vất vả tủi nhục chỉ cần con
người ta có mọt chút hy vọng vào ngày mai họ sẽ lại thấy cuộc đời tươi đẹp và đáng sống.
Ông đã đứng về phía người phụ nữ thổi vào đầu óc họ những hy vọng vào ngày mai, tức là
ông đáng tiếp thêm sức sống cho họ.
Và hơn hết là tình cảm của nhà thơ đối với vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
"Hồ Chí Minh
Người lính già
Đã quyết chiến hy sinh
Cho Việt Nam độc lập
Cho thế giới hòa bình
(...)Vì nhân loại
Người đã quyết dâng sương máu
Vì giang sơn
Người đã quyết dứt gia đình".

(Hồ Chí Minh)
Nói tóm lại chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Tố Hữu được bộ lộ qua nhiều khía cạnh và ở
nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn là tình yêu thương con người, lên án,
vạch trần, mọi bất công của xã hội qua đó chỉ cho nhân vật con đường giải thoát, lên tiếng
bênh vực quyền con người... Đặc biệt là ngợi ca cảm phục, sự kính trọng, tôn thờ những con
người giám hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc...


Chúng ta nói nhân dân ta có một truyền thống nhân đạo. Điều đó rất đúng tuy nhiên ở
mỗi thời đại truyền thống ấy được biểu hiện khác nhau . Trong văn học dân gian đó là tình
yêu thương con người, sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau thân phận của những kiếp người
nhỏ bé trong xã hội. Thứ tình cảm ấy là tình cảm sơ khai của con người. Người bình dân lúc
bấy giờ chỉ biết thương và cảm thông cho con người có hoàn cảnh như họ mà thôi. Thơ Tố
Hữu ra đời trong một hoàn cảnh mới thời đại mới. Tính chất của hoàn cảnh có khác với thời
đại trước cho nên, chủ nghĩa nhân đạo cũng có những nét riêng. Tố Hữu đã biết học tập vận
dung truyền thống. Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân đạo trong thơ ong không chỉ dừng lại ở lòng
yêu thương đùm bọc, sự cảm thông chia sẻ giữa con người với con người mà ông đã lên án
vạch trần mọi bất công của xã hội và chỉ ra con đường giải thoát chính là con đường đấu
tranh. Ngoài ra ông còn ca ngợi, cảm phục những tấm gương anh hùng, giám hy sinh bản
thân vì đát nước, vì dân tộc. Đó là những nét mới so với văn học dân gian. Có thể nói thơ Tố
Hữu thể hiện chủ nghĩa nhân đạo nhưng là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Nói như thế có
nghĩa là trong hoàn cảnh bấy giờ, mọi thảm kịch của dan tộc là do phong kiến, đé quốc, phát
xít, cho nên con người sống trong thời đại ấy dều muốn xem mình là một chiến sĩ cộng sản.
Mỗi người đều có trong mình sự uất hận, phẫn nộ, tâm lý muốn vùng lên. Càng nghĩ đến
mình lại thương những người cùng khổ, càng nghĩ đến quê hương đất nước.
3. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nghệ thuật thơ của Tố Hữu.
a. Xây dựng hình ảnh thơ bằng các thủ pháp dân gian:
Thơ Tố Hữu rất giàu hình ảnh, những hình ảnh ấy được ông sử dụng để biểu đạt nội
dung. Thơ ông vùă mang dáng vẻ duyên dáng kín đáo hết sức thân quen gần gũi với cac dao,
dân ca lại vừa có được vẻ sinh động tươi mát hào hùng của cuộc sống mới đang lên. Ông sử

dụng các chát liệu truyền thống nhưng lại cháê tác nó biến nó thành của riêng mình. Một
trong những biểu hiện của thơ Tố Hữu gần với văn học dân gian đó là lối xây dựng hình ảnh.
Ông lấy thiên nhiên làm chất liệu để xây dựng hình ảnh con người.
Dân gian ta xưa kia thường gắn con người với thiên nhiên, cho nên trong văn học cũng
lấy thiên nhiên để làm chất liệu xây dựng hình ảnh con người, thậm chí còn đồng nhất con
người với thiên nhiên. Họ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh:
"Thân em như chẽn lúa đòng...
Thân em như củ ấu gai...".
Hay cách dặt tên nhân vật trong các truyện cổ tích truyền thuyết cũng lấy những tên
như: anh Khoai, Sọ Dừa,... người em trong "Cây khế" giàu có lên là nhờ cây khế...
Đến văn học hiện đại mặc dù đã có rất nhiều thay đổi nhưng một số nhà thơ, nhà văn
vẫn học tập văn học dân gian thủ pháp xây dựng nhân vật này, trong đó có Tố Hữu. Tố Hữu
đã biết tiếp thu kế thừa trong hoàn cảnh mới, với nhiều sáng tạo mới. Các nhân vật trong thơ
ông vừa mang dáng dấp của nhân vật văn học dân gian lại vừa mang dáng vẻ của thời đại
cách mạng.


Trước hết ta phải kể đến hình ảnh Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Nếu trong văn
học dân gian hình ảnh của vị lãnh tụ, của người đứng đầu một bộ lạc được xây dựng với
nhiều chi tiết kì vĩ lớn lao, mang tính hoang đường kì ảo, mặc dù lấy thiên nhiên để làm chất
liệu miêu tả những chi tiết ấy phải là những chi tiết hoành tráng làm thế nào để người đọc có
thể cảm nhận được đó là một bậc vĩ nhân, siêu phàm, thần thánh. Chẳng hạn như Đam San người đứng đàu bộ lạc, cộng đồng là người có sức mạnh phi thường đón ngã được cây thần
của dòng họ bên vợ, hay là phải hỏi được nữ thần mặt trời về làm vợ của mình...v.v. Thì
trong thơ Tố Hữu hình ảnh của vị lãnh tụ lại được xây dựng bằng những chi tiết rất gần gũi
với mỗi chúng ta.
"Bác sống như trời đất của ta.
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa".
"Bác vui nư ánh buổi bình minh.
Vui mỗi mần non trái chín cành".
(Bác ơi).

Hay trong "Sáng tháng năm".
"Bác ngồi đó lớn mênh mông.
Trời xanh biển rộng, ruộng đòng nước non".
Bác của chúng ta vĩ đại, bao la nhưng cái vĩ đại bao la ấy được Tố Hữu cụ thể hóa qua
những chi tiết rất gần... Trời, biển, ruộng đồng, nước non... làm cho người đọc có thể cảm
nhận được sự gần gũi thân thương của một tình yêu bao la.
Có thể nói hình ảnh Bác Hồ được Tố Hữu khấc họa rõ nét trong thơ của mình và càng
về sau hình ảnh của Bác lại càng chân thực hơn. Tố Hữu đã bằng những chi tiết thiên nhiên
chân thực gần gũi trong cuộc sống xây dựng nên hình ảnh Bác Hồ. Chính điều này đã làm
cho hình ảnh Bác Hồ luôn gần gũi với người dân Việt Nam, làm cho hình ảnh của vị lãnh tụ
không xa lạ hoang đường kì ảo như trong văn học dân gian.
Bên cạnh ấy, thơ Tố Hữu còn quan tâm đến một loại hình ảnh nhân vật nữa đó là những
anh bộ đội, anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân...Những con người này mang vẻ đẹp của
thiên nhiên hùng vĩ:
"Rất đẹp hình ảnh lúc nắng chiều.
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai anh tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo...".
Khi chiều về bóng người chiến sĩ chạy dài theo đỉnh dốc. Hình ảnh của anh bộ đội sáng
ngang tầm với núi non lại vùa mang vẻ đẹp lãng mạn của cuộc hành quân "Lá ngụy trang reo
với gió đèo".
Lại có những vần thơ miêu tả vẻ đẹp người chiến sĩ với những chi tiết rất lãng mạn:
"Anh về, cối lại vang rừng


Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân
Anh về, sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ta... " .
Các hình ảnh đẹp trong thiên nhiên được tác giả đưa vào thơ dưới hình thức là chi tiết
điểm tô cho hình ảnh anh bộ đội làm cho hình ảnh này mang vẻ đẹp lung linh huyền ảo.

Ngoài ra, Tố Hữu cũng lấy thiên nhiên làm chất liệu để xây dựng hình ảnh của người
phụ nữ. Có thể nói từ văn học dân gian trở về sau này hình ảnh người phụ nữ được quan tâm
nhiều. Người phụ nữ trong ca dao, dân ca, trong các chuyện thần thoại, cổ tích, truyền
thuyết... cũng được xây dựng bằng bút pháp ấy... Trong thần thoại, người phụ nữ hiện lên vô
cùng lớn lao, vĩ đại. Họ được xây dựng bằng trí tượng tưởng phong phú và lãng mạn như Nữ
Oa đội đá vá trời, Bà Đùng cùng chông khai xông khơi biển, hay là truyền thuyết về Bà
Trưng, Bà Triệu anh hùng. Trong ca dao người phụ nữ lại được xuất hiện hết sức phong phú,
đa dạng. Nhắc đến họ , người ta nghĩ ngay đến thân phận nhỏ bé tội nghiệp.
"Thân em như hạt mưa sa..."
"Thân em như miếng cau khô...".
"Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"..v.v.
Thơ ca cách mạng nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng đã viết nhiều về hình ảnh người phụ
nữ nhưng lại xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới, người phụ nữ vừa mang những nét đệp
truyền thống lại vừa mang những phẩm chất mới của con người mới, con người của thời đại
cách mạng. Ông kết hợp hài hòa thủ pháp xây dựng hình ảnh của văn học dân gian và văn
học cách mạng.
Đầu tiên ta phải kể đến hình ảnh bà má Hậu Giang:
"Nước non muôn quý ngàn yêu
Còn in bóng Má sớm chiều Hậu Giang".
Sự hy sinh kiên cường của bà má Hậu Giang đã được nhà thơ dùng những hình ảnh lớn
lao để khắc họa. Sự hy sinh của Má có ý nghĩa to lớn đối với xóm làng quê hương, với
những người ở lại hình ảnh Má sẽ tồn tại mãi cùng thời gian năm tháng. Giữa quê hương
sông nước Hậu Giang, hình bóng Má, cuộc đời Má như đã "Hóa núi sông ta"...
Rồi đến mẹ Suốt bên bờ sông Nhật Lệ, sớm hôm đưa đò cho bộ đội qua sông, nhà thơ
cũng miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên thật lãng mạn và hùng tráng:
"Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ".
Ở "Mẹ Tơm" , tình yêu thương, lo lắng cho con được tác giả diễn tả :
"Máu con đỏ cát đường thôn lạnh

Bóng mẹ ngồi trông vọnh nước non".


Ngoài ra, hình ảnh của chị Lý anh hùng được tác giả khắc họa vừa mang vẻ đẹp sử thi
lại vừa mang vẻ đẹp đời thường:
"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông
Thịt da em hay là sắt là đồng?"
Có thể nói, Tố Hữu đã sử dụng thiên nhiên như là một chất liệu để xây dựng hình ảnh
nhân vật. Thủ pháp văn học dân gian được Tố Hữu sử dụng triệt để trong thơ của minh, đồng
thời Tố Hữu đã biết kết hợp với thời đại cách mạng cho nên hình tượng người phụ nữ trong
thơ ông vùă kì dĩ lớn lao lại vừa bình dị, gần gũi thân thiết. "Vẻ đẹp ấy thật sự xúc động
thấm thía khi gắn bó hòa vào thiên nhiên, và được thiên nhiên châu tuần, quy tụ" tạo thành
hình tượng đẹp đẽ, rạng rỡ. "Nghệ thuật là con người cộng vào thiên nhiên". Vì thiên nhiên
là một "trạng thái tâm hồn" của con người. Trong thơ Tố Hữu thiên nhiên, đất nước con
người luôn hòa quyện, gắn bó với nhau. Khi xây dựng hình ảnh nhân vật thiên nhiên như là
một thủ pháp tạo hình tiêu biểu. Hình ảnh thiên nhiên có mặt trong hầu khắp trong thơ Tố
Hữu khi ông miêu tả một hình ảnh nào đó. Thiên nhiên trong thơ ông rất khái quát gợi lên
bóng hình của non sông đất nước. Thiên nhiên góp phần làm tôn vinh vẻ đẹp anh hùng phi
thường của các nhân vật trong thơ ông.
Thơ Tố Hữu sử dụng nhiều chi tiết cường điệu ước lệ. Trong văn học dân gian, ta
thường thấy những chi tiết cường điệu nói quá, ước lệ có khi chỉ châm biếm có khi chỉ miêu
tả gây ấn tượng:
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.”
Hay là:
“Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em sắc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu
Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen.”
Tố Hữu cũng đã học tập thủ pháp này để xây dựng hình ảnh trong thơ mình:
"Máu dù chảy hai miền thắm đỏ
Nghìn đầu rơi xuống cỏ không lui".
Hình ảnh những người con Việt Nam anh hùng, hiên ngang, bất khuất được tác giả xây
dựng bằng chi tiết ước lệ "nghìn đầu rơi xuống cỏ". Dù phải hi sinh đến tính mạng thì những
con người này cũng không bao giờ lui bước trước hiểm nguy.
Hay hình ảnh Lê Nin được tác giả miêu tả:
"Lê Nin ấy là lò thép chảy
Thành những óc tim lửa cháy bừng bừng".


Hình ảnh "óc tim", "lửa cháy" là hình ảnh của Lê Nin sống mãi trong lòng mọi người.
Lê Nin là người tiếp sức, là lò luyện ý chí nghị lực cho bao nhiêu con người.
Trong "Quê mẹ", Tố Hữu nhớ về mẹ:
"Mẹ ơi!, đời mẹ buồn lo mãi
Thắt ruột mòn gan héo cả tim".
Chi tiết: ruột gan tim đã được Tố Hữu sử dụng để miêu tả hình ảnh người mẹ buồn lo
mãi, cái buồn lo "bao nỗi đoạn trường" suốt cuộc đời vì con đã bào mònh thân xác lẫn tinh
thần của người mẹ.
Quê mẹ xứ Huế được tác giả nhắc đến trong bài thơ "Huế tháng tám" lại là những chi
tiết rất hùng tráng:
"Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thắt ruột mòn gan, héo cả tim ".
Tố Hữu đã sử dụng thủ pháp dân gian khi xây dựng hình ảnh. Hình ảnh quê Huế thân
yêu giờ đây lại mang vẻ đẹp kỳ vĩ, được nhà thơ xây dựng bằng trí tượng tưởng phong phú.
Sử dụng phương pháp cường điệu ước lệ rất phổ biến trong dân gian, Tố Hữu đã học tập kế
thừa trong hoàn cảnh mới làm hco những hình ảnh trong thơ Tố Hữu trở nên hùng tráng,
mang tầm vóc sử thi. Nói tóm lại, trong thơ, Tố Hữu đã có ý thức trong việc sử dụng các thủ

pháp dân gian để xây dựng hình ảnh. Có thể những thủ pháp này đã giúp ông chuyển tải
được những gì ông định viết, chuyển tải được mục đích ông đặt ra đó là tuyên truyền cách
mạng. Chính vì thế những hình ảnh trong thơ ông phải là những hình ảnh vừa mang vẻ đẹp
sử thi vừa mang vẻ đẹp lãng mạn lại vừa có vẻ đời thường chân thật.
b. Thơ Tố Hữu vận dụng phong phú các thể loại của văn học dân gian.
Tố Hữu sáng tác nhiều thể loại thơ khác nhau: lục bát, 5 chữ, 7 chữ... Ở mỗi thể thơ ông
đều cố đưa phong vị dân gian vào trong tác phẩm của mình, vừa thể hiện chất trữ tình lại có
cả chất tự sự dân gian. Chất trữ tình dân gian thể hiện rõ nhất trong thể thơ lục bát. Thơ lục
bát của Tố Hữu thể hiện tình cảm ân tình thủy chung. Một trong những nội dung của ca dao:
Thuyền về có nhớ bến chăng.
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao).
Anh đi anh nhớ quê nhà.
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai giãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)
Trước hết là tình cảm yêu thương mặn nồng, là sự vỗ về của tình bà cháu, tình mẫu tử
trong sự hòa hợp với tinh yêu đất nước:
" Xa xôi đầu xóm tre xanh
Có bà ru cháu nằm khoanh lòng bà
Cháu ơi cháu ngủ với bà


Bố mày đi đánh giặc xa chưa về".
(Cá nước).
Tình cảm của con đối với mẹ, mẹ đối với con lại càng mặn nồng tha thiết hơn bao giờ
hết trong bài Bầm ơi:
"Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu"

Câu thơ gợi ta nhớ về câu ca dao quen thuộc:
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".
(Ca dao).
Hay câu:
"Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu".
Với âm điệu thân thương gần gũi với ca dao, Tố Hữu đã diễn tả được tình cảm ân tình
tha thiết của người con đối với người mẹ, gợi nên được hình ảnh chân thực của bà mẹ nông
thôn Việt Nam vất vả và tình thương của mẹ thật cảm động. Nhưng ở đay tình cảm của
người mẹ đối với con cũng rất đối thiêng liêng khi nó gắn liền với tình cảm đồng bào, đồng
chí, tình anh em, tình đất nước:
"Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm".
Tiếng thơ như tiếng thì thầm của người con đối với những bà mẹ cách mạng. Mẹ là mẹ
chung, ở đâu có đồng bào, đồng chí mình là ở đó có tình yêu của mẹ dành cho con.
Ngoài ra thơ lục bát của Tố Hữu còn thể hiện tình cảm của người vợ yêu chồng:
"Thương chồng em phải thay chồng
Thay chồng di dắp đê công suốt ngày"
Tình cảm muôn thuở của người Việt Nam luôn bền bỉ, ân tình thủy chung, không phải
đến Tố Hữu mới có mà ngay trong ca dao ta cũng bắt gặp những câu ca mang nội dung này:
"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon ".
"Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"
Tuy nhiên, tình cảm vợ chồng trong thơ Tố Hữu mang nét mới của thời đại. Nó không
đơn thuần chỉ là tình nghĩa thủy chung son sắt mà gắn thêm vào đó là lời khích lệ động viên,
thay chồng làm việc công và con đe dọa bọn bán nước:

"Bay coi Tây - Nhật là cha
Sướng chi bay hại nước nhà, bà con
Liệu hồn bỏ thói du côn
Bằng không đòn trả lại đòn cho coi ".


(Tiếng hát trên đê).
Cái tha thiết, ngọt ngào, đằm thắm, thủy chung thể hiện qua khúc hát đẫm tình người:
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi đổ rụng mang mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa".
Âm điệu ngọt ngào như lời ru, lời thủ thỉ êm ái đã đưa người đọc vào một thế giới nặng
ân tình. Mọi chi tiết, mọi hình ảnh, con người trong thơ như một ánh hồ quang đưa người
đọc vào một htế giới hoài niệm về những kỉ niệm trong quá khứ. Thơ ca dân gian hay diễn tả
nỗi nhớ nhung thì thơ Tố Hữu cũng vậy. Bao trùm toàn bộ bài thơ "Việt Bắc" là nỗi nhớ.
Nỗi nhớ được diễn tả theo mạch cảm xúc, theo từng sự việc khác nhau. Toàn bài thơ có 35
từ nhớ, vị trí từ nhớ cũng thay đổi khác nhau, có khi đứng gần cuối, có khi đứng ở đầu, có
khi đứng giữa... sự lặp đi lặp lại ấy chính là sự dồn nén cảm xúc, tình cảm.
Tố Hữu lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào êm ái của bà mẹ hiền xứ Huế, trong cái thú sưu
tầm ca dao dân ca của cha, tâm hồn ông sớm được tắm trong những làn điệu hát ru trữ tình
cho nên hồn thơ ông là một hồn thơ trữ tình. Chính vì vậy trong thơ ông, đặc biệt là thể loại

lục bát thường hay có những làn điệu như là tiếng hát ru:
"Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh giặc xa chưa về".
(Cá nước).
Hay:
"Con ong làm mật yêu hoa
Con cá yêu nước, con chim yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em".
(Tiếng ru)
Ngoài ra, thơ lục bát của Tố Hữu có cách ngắt nhịp giống với ca dao. Ca dao thường
ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4. Thơ lục bát của Tố Hữu hầu hết được ngắt nhịp chẵn. Cách
ngát nhịp này tạo nên một cảm giác bâng khuâng nhẹ nhàng, tha thiết:
"Mình về/ mình có/ nhớ không
Nhìn cây / nhớ núi/ nhìn sông/ nhớ nguồn"
(Việt Bắc)


Tuy nhiên, Tố Hữu còn sử dụng cách ngắt nhịp lẻ tạo nên một cái mới mẻ cho thơ lục
bát của ông và khác với ca dao: “Thác/ bao nhiêu thác/ cũng qua”, đang nhịp lẻ ông chuyển
sang nhịp chẵn: “Thênh thênh/ là chiếc thuyền ta/ trên đời”. Sau bao nhiêu hiểm trở khúc
khuỷu gập ghềnh của những cái thác thì câu sau thể hiện sự thanh thản, nhẹ nhàng của con
thuyền đã vượt khỏi hiểm trở. Chỉ hai câu thơ mà đã thể hiện được hết địa hình sông núi
hiểm trở và sự thanh thản nhẹ nhàng của con người sau khi đã chiến thắng tự nhiên. Cách
ngắt nhịp đã tạo nên sự linh hoạt trong thơ lục bát của Tố Hữu và là sự mới mẻ so với ca
dao.
Về gieo vần: Tố Hữu hầu hết vẫn sử dụng cách gieo vần truyền thống trong ca dao đó là
gieo vần bằng ở vị trí 6 - 8 của câu bát. Ngoài ra còn có một số bài thơ Tố Hữu gieo ở tiếng
thứ tư. Điều này ở ca dao cũng có:
"Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"
Hay:
"...Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi"
Hoặc là:
"Con còmà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao"
Thơ Tố Hữu:
"Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non".
(Bầm ơi)
"Trời ơi! Mưa gió còn hành
Áo chiếu tan tành, em rét buốt xương"
(Tiếng hát trên đê).
"Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan"
(Phá đường)
Nói tóm lại, Tố Hữu đã tiếp thu vận dụng một cách sáng tạo thể thơ lục bát về cả nội
dung lẫn hình thức biểu hiện. Ông đã sử dụng thể thơ lục bát để chuyển tải nội dung gần với
ca dao đó là tình cảm ân tình, thủy chung son sắt, một tấm lòng cảm thương đối với số phận
con người bất hạnh. Ngoài ra, ở thể lục bát ông còn sử dụng cách ngắt nhịp, gieo vần.
Chất tự sự dân gian trong những bài thơ mang tính chất truyện kể của Tố Hữu, nó làm
cho thơ ông phảng phất thể loại truyện thơ trong dân gian. "Con cá, chột nưa" kể về chuyên
nhân vật lý trí đấu tranh với "cái bụng" để giữ lấy danh dự của bản thân.
Lời nhân vật "cái bụng":
"Ăn đi, thôi ăn đi
Chết làm chi cho khổ".
Trong những ngày bị giam cầm khổ cực, miếng ăn là điều quan trọng để giữ lấy mạng
sống của mình. Cho nên "cái bụng" đói rên rỉ mời gọi, được ăn một miếng còn hơn là để



chết. Thế nhưng lý trí của người cộng sản luôn xác định danh dự là trên hết, miếng ăn không
phải là tất cả:
"Im đi cái giọng mày
Tao thà cam chịu chết...".
"Chết vinh còn hơn sống nhục", miếng ăn là miếng nhục. Để bảo toàn danh dự của
người cộng sản, nhà thơ lựa chọn cho mình một con đường sống riêng. Đó cũng là lẽ sống
của người con cách mạng. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cuối cùng họ cũng giữ được danh
dự:
"Bụng nghe, chừng biết tội
Từ đó hết nằn nì
Không dám thở than chi
Và tôi cười đắc thắng".
Với thể thơ năm chữ, nhà thơ kể câu chuyện "Con cá, chột nưa" có mở đầu, có kết thúc.
Viết bằng văn vần, bằng thơ nhưng lại là kể truyện. Ở "Bà mẹ Việt Bắc" Tố Hữu lại sử dụng
thể thơ bốn chữ để kể câu truyện của bà mẹ ở Việt Bắc, với lối mở đầu rất tự nhiên:
"Đêm nay trên sàn
Bập bùng ngọn lửa
Mẹ kể nguồn cơn
Chuyện nhà chuyện cửa".
Bà kể chuyện cho cán bộ kháng chiến nghe về câu hoàn cảnh gia đình bà bắt đầu từ việc
kể về các con bà, sau đó là hoàn cảnh từng đứa... Bà mẹ luôn dõi theo bước chân con và tình
hình đất nước. Nỗi lòng người mẹ đối với con gắn liền với tình yêu đất nước. Nỗi lo lắng của
người mẹ đỗi với con gắn với niềm hi vọng đất nước độc lập:
"Từ ấy đến nay
Ngày đêm tôi khấn
Tôi mong có ngáy
Nó về, thắng trận"...
Các bài vè dân gian cũng thường sử dụng thể thơ bốn chữ. Có lẽ bắt nguồn sâu xa từ
trong cội nguồn dân tộc. Tố Hữu đã sử dụng thể thơ này để kể lại những câu chuyện rất đời

thường mà lại rất "thời sự" này.
Đến "Mẹ Suốt" nhà thơ lại đưa "hơi thở dân gian" đến với người đọc bằng cách mở đầu:
"Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình"
Với lối mở đầu này làm cho người đọc háo hức, chờ mong câu chuyện dân gian:
"Mẹ rằng quê mẹ, Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền"


Bằng cách kể mộc mạc đơn giản, bình dị, gần với cách cảm, cách nghĩ của người dân.
Đọc bài thơ ta có cảm giác đang lạc vào thế giới cổ tích . Câu chuyện kể về một "bà bụt" vất
vả, cực nhọc từ thuở chín, mười. Thế mà bà vẫn vượt qua cái khó khăn cực nhọc đời thường.
Cao cả hơn, đẹp đẽ hơn là hình ảnh bà mẹ vượt qua cái hiểm của mưa bom, bão đạn để phục
vụ kháng chiến:
"Chẳng bằng con gái con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò dưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò".
Cái mới của Tố Hữu so với văn học dân gian ở đây là nếu trong văn học dân gian, các
chuyện kể chỉ có người kể chuyện thì ở thơ Tố Hữu có sự tham gia của tác giả vào câu
chuyện, có thêm lời bình của tác giả đối với nhân vật trong truyện:
"Gan chi gan rứa, mẹ nờ?"
Và: " Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo".
Cái lối kể chuyện mới mẻ ấy chúng ta lại gặp ở "Chuyện em". Chuyện kể về nhân vật
em hòa 14 tuổi mà anh dũng xin mẹ đi đánh giặc. Người dân Việt Nam bất cứ già trẻ, lớn
nhỏ, gái trai không kể tuổi tác giới tính khi đất nước lâm nguy thì ai ai cũng đứng lên để cứu
nước. Câu chuyện về em Hòa được tác giả kể dưới hình thức thơ lục bát, trong đó nhà thơ cố
xen lời bình luận của mình:
"Vui chăng, hỡi mẹ làng yên!

Thằng cu theo được về bên Bác Hồ"
Câu thơ chứa đựng tâm tình của nhà thơ. Nhà thơ vui với niềm vui của người mẹ có đứa
con anh hùng. "Với tấm lòng ấy tác giả đã đem đến không khí thật mới cho bài thơ thật dân
gian".
Nói tóm lại, ở bất kì thể loại nào, dưới bất kì hình thức nào Tố Hữu vẫn luôn có ý thức
đưa các yếu tố dân gian vào trong sáng tác của mình. Các yếu tố dân gian này đã giúp cho
thơ Tố Hữu có được "hơi thở dân gian" làm cho người đọc dễ nhớ dễ thuộc bởi các loại thơ
ông đã sử dụng.
c. Giọng điệu thơ giàu sắc thái dân gian:
Thơ Tố Hữu mang giọng trữ tình đằm thắm kiểu ca dao. Trong thơ Tố Hữu có cái giọng
trữ tình ngọt ngào thể hiện trước hết qua cách xưng hô. Đối với đứa trẻ mồ côi Tố Hữu xưng
"anh - em", cách xưng hô gần gũi mà thân thiết mặc dù tác giả và đứa trẻ là hai người xa lạ.
"Anh không hỏi từ đâu
Em lạc loài trôi tới".
(Tương lai)


Với em Phước, đứa trẻ đi ở, dù hai hoàn cảnh khác nhau mà tác giả vẫn thấy như gần
gũi:
"Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi"
Ông thể hiện tình cảm thương đối với nhân vật. Ngay cả cách xưng hô "em - anh" gọi
tên. "Phước ơi" cũng ẩn chứa những tình cảm sâu sắc. Buổi chia tay sao mà quyến luyến bịn
rịn đến thế.
Hay là với cô gái trên sông Hương nhà thơ cũng xưng hô một cách ngọt ngào.
"Rằng không, cô gái sông Hương
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài..."
Ta nghe như là: "Phá đường" lại có cách xưng hô ngọt ngào trong lời giới thiệu:
"Em là cô gái Bắc Giang...
Nhà em phơi lúa chưa khô...

Nhà em con bế con bồng..."
Với những bà mẹ Tố Hữu xưng hô "me con" mặc dù mẹ không phải sinh ra nhưng ở
đâu Tố Hữu cũng có mẹ "Mẹ Tơm", "Mẹ Suốt", "Bầm ơi"..v.v. Trong thơ Tố Hữu còn bắt
gặp nhiều cách xưng hô thân thương, trìu mến: Chị - Tôi, bạn đời, bạn lòng, ông cụ, Người,
bác, cha... Đặc biệt cách xưng hô trong bài "Việt Bắc" lại càng mang đậm chất dân gian.
Ngoài cách xưng hô ngọt ngào thân thiết, giọng điệu trữ tình kiểu ca dao trong thơ Tố
Hữu còn thể hiện ở cách gọi tên con người và sự vật. Thơ cũng như văn xuôi đều phản ánh
cuộc sống, mặc dù ở hai thể loại có những đặc trưng khác nhau, và thơ Tố hữu được nhận
xét "Thơ Tố Hữu nói chung(...) là thơ có tiếng đối đáp trò chuyện nhiều nhất". Với cô gái
giang hồ trên sông Hương ông gọi "cô" một cách trân trọng, thương cảm và dành cho cô
những lời động viên an ủi khích lệ cô tin ở ngày mai tươi sáng. Với một anh lính gác, Tố
Hữu đã dành cho sự cảm thương sâu sắc:
"Hỡi anh lính gác đêm ơi
Ngoài anh đứng đó, trong tôi chưa nằm".
Giọng điệu ngọt ngào kiểu ca dao này còn được thể hiện qua cách dùng từ, sử dụng
thanh điệu. Ta thấy thơ Tố Hữu rất hay dùng thanh bằng. Có lẽ vì thanh bằng tạo được cảm
giác nhịp nhàng, đều đều, bâng khuâng man mác giống với ca dao cho nên thơ Tố Hữu đã
dùng nhiều thanh bằng:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao".
(Ca dao)
Thơ Tố Hữu:
"Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn".


(Em ơi.. Ba Lan).
"Lắng nghe quan họ đêm thu

Mênh mang mây nước, thẳm sâu tình người "
(Đêm thu quan họ)
Có lẽ ông chỉ dùng thanh trắc ở những chỗ cần thiết để nhấn mạnh tạo điểm nhấn cho
câu thơ còn lại ông sử dụng nhiều thanh bằng tạo thêm nhạc điệu nhẹ nhàng êm ái.
Nói tóm lại Tố Hữu đã có ý thức trong việc tạo nên giọng điệu ngọt ngào êm ái kiểu ca
dao nhưng lại không chỉ truyền tải cái nội dung như tình yêu trai gái, lời than thân trách phận
kiểu ca dao mà thơ ông lại chuyển tải những nội dung, tình cảm chính trị những sự kiện lớn
lao của thời đại, của đất nước. Nhưng dù là có giọng thơ trữ tình có giọng thơ anh hùng ca
thì giọng thơ trữ tình đằm thắm ngọt ngào vẫn nổi bật lên trên tất cả. Điều này chứng tỏ Tố
Hữu đã học tập giọng điệu của thơ ca dân giannhưng có sáng tạo theo cách riêng của mình
để đạt được hiểu quả thẩm mỹ cao.
Ngoài giọng ngọt ngào đằm thắm kiểu ca dao, thơ Tố Hữu còn có giọng kể chuyện cổ
tích thế sự. Giọng điệu này thể hiện trong cách bài thơ mang tính kể lể sự việc, con người
như là "Bà mẹ Việt Bắc", "Con cá chột nưa", "Mẹ Suốt", "Chuyện em.."..
"Mẹ Suốt" có lối mở đầu kiểu cổ tích:
"Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình"
Có ngôn từ tự sự:
"Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu... "
Cách kể này ta gặp ở "Chuyện em":
"Đêm nằm hỏi mẹ: cha đâu?
Mẹ rằng : Mau lớn năm sau cha về "
"Mẹ ôm em, mẹ cười giòn
Mi đồ con nít, trứng khôn hơn vịt à?"
"Ngụy đâu xông tới cả bầy
Bắt em nó hỏi gạo này cho ai?".
Còn "Bà mẹ Việt Bắc" lại có cách mở đầu bằng giọng điệu kể lể:
"Đêm nay trên sàn

Bập bùng ngọn lửa
Má kể nguồn cơn
Chuyện nhà chuyện cửa"
Nghe như kiểu vè kể chuyện, nhưng mở đầu bằng không gian thời gian vừa rõ ràng cụ
thể lại vừa không cụ thể kiểu cổ tích, bằng giọng điệu cứ đều đều, bà mẹ Việt Bắc kể hết mọi
hoàn cảnh gia đình, mọi nguồn sự việc...
Có thể nói, trong thơ Tố Hữu đã có ý thức tìm về ngọn nguồn dân tộc. Ông học tập ở
ca dao dân ca, truyện cổ tích có khi ngọt ngào đằm thắm có khi là kể lệ sự việc. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn nhận thấy rằng, mặc dù Tố Hữu học tập giọng điệu nhưng ông đã có sự sáng


tạo mới cho thơ ông, làm cho thơ ông không hòa lẫn với bất cứ thơ ai. Giọng điệu ấy đã làm
nên phong cách thơ Tố Hữu.
d. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu đậm đà phong vị dân gian.
Chúng ta biết rằng, các nhà văn thơ nổi tiếng thế giới là những nhà văn, nhà thơ có ảnh
hưởng của yếu tố dân gian (Sêchxpia, Bairon, Puskin, Bồ Tùng Linh...). Những thiên tài văn
học ấy đều biết gắn bó nền văn học với cuộc sống của nhân dân, dùng văn học phản ánh
cuộc sống và nhờ đó văn học có mảnh đất màu mỡ để sinh tồn. Lịch sử văn học Việt Nam
cũng đã không phủ nhận được sự đóng góp lớn lao của các nhà văn, nhà thơ như thế:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Nguyễn
Huy Thiệp... và các nhà thơ khác. Bởi họ được sinh ra lớn lên từ cái nôi của nền văn học dân
gian: lời ca ngọt ngào của ca dao dân ca, câu chuyện cổ tích lí thú... Cho nên văn học của họ
có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố dân gian trong đó có yếu tố ngôn ngữ: Ở đây ta đề cập đến
yếu tố ngôn ngữ dân gian trong thơ Tố Hữu. Trước hết, ta phải thừa nhận rằng ngôn ngữ thơ
ông rất bình dị, bình dị ngay cả những lúc ông phản ánh vấn đề lớn lao của thời đại. Trong
thơ ông đầy những hình ảnh từ ngữ: Lúa, ngô, khoai, sắn, mạ non, cơm dé, nhà tranh, vườn
cà, dưa muối, áo tứ thân, ruộng trũng, đồi cao, cơm chấm muối, rừng nứa bờ tre, hoa chuối..
Ông có ý thức trong việc đưa những hình ảnh, lớp từ ngữ bình dị gắn với cuộc sống của
người dân vào trong thơ để thơ ông cũng trở nên bình dị gần gũi với họ. Đọc thơ Tố Hữu họ
như được gặp mình, thấy rõ hình ảnh của mình trong ấy . Không những thế, Tố Hữu còn có

ý đưa những lời ăn tiếng nói của người dân:
"Khi mô vô bến rời dòng dâm ô"
(Tiếng hát sông Hương)
"Gan chi gan rứa mẹ nờ
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai"
(Mẹ Suốt)
Có những câu thơ hoàn toàn bằng lời ăn tiếng nói khẩu ngữ của người dân nghe qua có
vẻ "sống sượng" nhưng qua cách xử lí của Tố Hữu ta lại nghe rất xuôi tai:
"Mẹ ôm em mẹ cười giòn:
Mi đồ con nít trứng khôn hơn vịt à
Đi mô cho ngái cho xa
Ở nhà với mẹ đặng mà nuôi quân!"
(Chuyện em)
"Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo..."
(Mẹ Suốt)
Thơ ông còn đầy những ngôn từ địa phương kiểu: cớ răng, chi, mô, mế, bay mi, tui...
Có thể nói ngôn từ thơ ông rất bình dị, thậm chí đến cả những câu toàn bằng khẩu ngữ của
người dân nghe cũng thật dễ thương đáng yêu làm sao. Có lẽ vì thế mà người ta nói thơ ông
mang tính đại chúng cao.
Ai cũng biết rằng ngôn từ thơ ca là ngôn từ nghệ thuật. Nó được trau chuốt, gọt giũa,
chọn lọc. Nhà thơ phải lựa chọn được những từ ngữ nào diễn tả được cái tinh tế của sự vật
hiện tượng. Thế mà trong thơ Tố Hữu ta lại thấy cả một số lượng từ ngữ mang tính đại
chúng rất lớn ấy lại được nhiều người ưa thích, một thời đã đi vào trong lòng người đọc như
những lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ. Ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu là ngôn ngữ thấm


nhuần ngôn ngữ trong văn học dân gian. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều câu thơ có lối so sánh
ví von kiểu ca dao trong thơ ông:
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"

(Ca dao)
Thơ Tố Hữu:
"Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương Bầm bấy nhiêu"
(Bầm ơi)
"Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"
(Việt Bắc)
"Đường đi mấy núi mấy đèo
Núi bao nhiêu ngọn bấy nhiêu anh hùng"
Thậm chí có nhiều câu thơ đọc lên ta không thể phân biệt được là thơ Tố Hữu hay là ca
dao:
"Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
(Việt Bắc)
Ngay cách xưng hô "mình- ta" cũng đã làm cho người đọc cảm thấy man mác hơi thở
của dân gian:
"Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta"
(Ca dao)
Có câu thì Tố Hữu bê nguyên xi văn học dân gian vào thơ:
"Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"
(Ta đi tới)
Thơ Tố Hữu còn sử dụng nhiều thành ngữ, quán ngữ tục ngữ của văn học dân gian.
"Quản chi lên thác xuống ghềnh
Một vầng cờ đỏ đinh ninh lời thề"
(Tiếng sáo ly quê)
"Lạnh tay lạnh chân
Đứng trơ như đá

Hồn bay vía bay"
(Bà mẹ Việt Bắc)
Hay:
"Ăn tuyết nằm sương mặt đầy máu bụi
Lòng mạnh hơn sóng, gan to hơn núi"
(Đường sang nước bạn)
"Dù ai chia núi ngăn sông
Cũng không thể cắt được lòng Việt Nam"
(Quang vinh tổ quốc chúng ta)


×