Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận cao học đặc điểm tư tưởng, tâm lý và các giải pháp khắc phục những tâm lý hạn chế của người nông dân huyện ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.18 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước có một nền nông nghiệp truyền thống lâu đời với
tổng số lao động chiếm khoảng hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Vì thế,
nông dân có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước nhà.
Trên thực tế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta nói
chung và công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng đã
đạt được những thành tựu to lớn có vai trò không nhỏ của người nông dân.
Muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản, lâu dài của Đảng, Nhà nước ta đến
năm 2020 nước ta cơ bản là một nước có nền kinh tế công nghiệp và mục tiêu
trước mắt là xây dựng nông thôn mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển
đất nước trước mắt chúng ta cần đánh giá nhìn nhận đúng đặc điểm tư tưởng,
tâm lý chung và riêng từng vùng của người nông dân để đưa ra các giải pháp
phát triển kinh tế xã hội phù hợp nhằm phát hết huy sức mạnh của họ. Vì
những lí do như vậy mà em đã chọn đề tài “Đặc điểm tư tưởng, tâm lý và các
giải pháp khắc phục những tâm lý hạn chế của người nông dân huyện Ba Vì”.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những đặc điểm tư tưởng của giai cấp nông dân
Việt Nam nói chung và vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Trên thực tế vấn đề về tâm lý người nông dân nói chung đã được đề cập
tới các bài viết của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước. Trên nhiều phương diện và mục tiêu, mục đích nghiên cứu
khác nhau các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã xem xét nhận định, đánh giá
và qua đó đã đưa ra các giải pháp cụ thể.
Trên cơ sở tiếp thu những nội dung từ Văn kiện Đại hội Đảng lần
9 và một số bài viết có liên quan tới đề tài tác giả nghiên cứu tôi đi vào tìm

1



hiểu làm rõ và phát triển nghiên cứu vấn đề nông dân trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
4.Nhiệm vụ, mục đích:
- Phân tích rõ những mặt hạn chế, mặt tích cực về tâm lý của người nông
dân huyện Ba Vì.
- Khắc phục những tâm lý còn hạn chế của giai cấp nông dân, giúp
người dân có những tâm lý tư tưởng tốt phù hợp trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở huyện Ba Vì.
5. Đóng góp của đề tài:
Nội dung của đề tài sẽ giúp cho mọi người có nhận thức đúng đắn về
đặc điểm tâm lý và các giải pháp khắc phục những tâm lý còn hạn chế của
người nông dân huyện Ba Vì nó. Đồng thời cũng các nhà lãnh đạo, các nhà
hoạch định chiến lược, chính sách tìm hiểu đưa ra những chủ trương, giải
pháp phát triển kinh tế xã hội phù hợp với đặc điểm tư tưởng, tâm lý của
người dân.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp như tổng hợp, phân tích, so sánh,
đánh giá, điều tra xã hội học... để làm rõ nội dung của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 2 chương
và 4 tiết.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI TÁC
ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIỂU HIỆN TÂM LÝ NGƯỜI
NÔNG DÂN

1.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành tâm lý người nông dân
Những đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến sự hình thành
tâm lý của người nông dân.
1.1.1 Yếu tố về chính trị
Người nông dân huyện Ba Vì nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung
đã trải qua các thể chế chính trị khác nhau từ xã hội cộng sản nguyên thủy rồi
chiếm hữu nô lệ, sau đó là chế độ phong kiến và hiện nay đang xây dựng đất
nước tiến tới xã hội cộng sản mà giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa. Mỗi một
thể chế chính trị tồn tại đã tác động không nhỏ tới tâm lý người dân. Ví dụ
trong xã hội phong kiến thì tâm lý tư tưởng người nông dân chịu ảnh hưởng
lớn bởi tư tưởng “trọng nghĩa khinh tài”, luân thường đạo lý trong các mối
quan hệ xã hội- gia đình, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng môn đăng họ
đối trong quan hệ hôn nhân …. Còn với xã hội hiện nay - thể chế chính trị xã
hội chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, đời sống xã hội
được nâng cao những tâm lý trước kia của người dân đang dần biến mất thay
vào đó là tâm lý con người vì con người, cá nhân vì tập thể, lợi ích riêng phù
hợp với lợi ích chung.
1.1.2. Kinh tế
Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc quá nhiều vào các hiện tượng
tự nhiên như nắng, mưa, bão lụt làm người nông dân dễ trở nên rụt rè, thụ
động và kinh nghiệm chủ nghĩa, một thứ kinh nghiệm chủ quan, cảm tính.
Người nông dân có cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm
đầu để giúp nhau chống lại thiên tai luôn rình rập họ: Một bồ cái lý không
bằng một tí cái tình. Lối sống duy tình đẩy cái " duy lý" (luật pháp) xuống
dưới: Phép Vua thua lệ làng. Lối sống trọng tình là cách ứng xử linh hoạt và
3


thích ứng nhanh với diễn biến hoàn cảnh, ít giữ vững nguyên tắc, nói một
cách khác là giỏi biến báo: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, hay “đi với bụt

mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Tâm lý nông dân phản ánh chính đời sống và điều kiện sinh hoạt vật chất
của họ. Do đó khi đời sống và các điều kiện sinh hoạt vật chất của người nông
dân huyện Ba Vì thay đổi dẫn tới sự biến đổi về tâm lý người dân. Trước kia
người nông dân chỉ quen làm ăn trên miếng đất nhỏ bé của mình với công cụ
thô sơ, với kỹ thuật thủ công lạc hậu, phương thức canh tác theo cổ truyền:
“con trâu đi trước cái cày đi sau” thì dẫn tới tâm lý chung của người nông dân
chăm chỉ làm ăn để mong muốn đủ ăn, đủ mặc. Điều đó dẫn đến tâm lý hẹp
hòi nhỏ nhen chỉ quan tâm đến cái nhỏ, cái cụ thể của cá nhân chứ không
quan tâm đến các lợi ích mang tính cộng đồng rộng lớn. Từ năm 1986 đến
nay nhờ có công cuộc đổi mới đất nước đặc biệt với sự chuyển hướng từ nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước định hướng đã đem lại diện mạo khác cho người dân nông thôn
kinh tế đã có những bước chuyển mạnh mẽ điều này tác động không nhỏ đến
tâm lý người nông dân, làm nảy sinh tư tưởng, dám nghĩ, dám làm, từ chỗ sản
xuất nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang làm sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên
kết và có sự tính toán về lợi ích, hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3. Văn hoá làng xã - tính cộng đồng hẹp.
Người nông dân phải dựa vào nhau, liên kết với nhau để chống chọi với
thiên tai, bảo vệ hoa màu, lo kịp thời vụ. Do đó, tính cộng đồng hẹp là một
đặc điểm tâm lý đặc trưng của người Việt Nam nói chung và người nông dân
huyện Ba Vì nói riêng.
Trước kia cụm từ Gia tộc là muốn nói đến một cộng đồng gắn bó, sức
mạnh thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong tộc có
trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ nhau về vật chất và tinh thần, dìu dắt, nâng đỡ
nhau về chính trị. Quan hệ huyết thống và tính tôn ti trật tự trên dưới rõ ràng.
Từ đó xuất phát tâm lý gia trưởng, đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ.
4



Nhiều người sẵn sàng hy sinh quyền lợi toàn cục, thậm chí cả quyền lợi Quốc
gia, cho quyền lợi của cộng đồng hẹp - gia tộc hay bè cánh. Theo đó, làng xã
ở huyện Ba Vì như là vương quốc thu nhỏ với luật pháp riêng (hương ước)
tạo nên một sự cố kết, bền vững của làng xã và cũng tạo nên tâm lý bè phái,
địa phương bản vị.
1.2 Biểu hiện tâm lý người nông dân người Ba Vì
Tâm lý người nông dân huyện Ba Vì bao gồm toàn bộ tình cảm, nhu cầu,
ước muốn, thói quen, tập quán được hình thành trong quá trình sinh hoạt và
sản xuất hàng ngày. Trong điều kiện hiện nay tâm lý người dân Ba Vì vừa có
chung giống người nông dân Việt Nam nói chung vừa có tính chất riêng biệt,
đặc thù. Tâm lý đó biểu hiện cụ thể như sau:
1.2.1 Tinh thần yêu nước
Tư tưởng yêu nước là dòng tư tưởng và tình cảm chủ đạo chảy trong
máu mỗi con người Việt nam, chi phối toàn bộ đời sống của người dân, tâm
lý của người nông dân Việt Nam nói chung và huyện Ba Vì nói riêng. Lòng
yêu nước được thể hiện sâu sắc bởi tình yêu quê hương đất nước trong suốt
chiều dài lịch sử. Khi đất nước vào thời kỳ chiến tranh thì nông dân huyện Ba
Vì kiên trì giữ thôn, giữ làng, xã góp phần bảo vệ và chiến đấu giành thắng lợi
cuối cùng của cuộc cách mạng thống nhất đất nước, ngày nay khi đất nước
hòa bình, kinh tế xã hội có nhiều bước tiến đáng kể người nông dân huyện Ba
Vì lại chăm chỉ hăng say thi đua tích cực lao động, tích cực học tập sáng tạo,
áp dụng công nghệ kỹ thuật nhằm xây dựng huyện Ba Vì, thi đua lao động
sản xuất để thực hiện thắng lợi nghị quyết phát triển kinh tế xã hội đồng thời
xây dựng huyện nhà ngày càng to đẹp, đàng hoàng hơn. Góp phần chuyển
dịch cơ cấu, phát triển kinh tế của huyện ổn định và ngày càng phát triển.
1.2.2 Tình cảm giữa con người với cộng đồng
Tình cảm giữa con người với cộng đồng được thể hiện sâu sắc trong thời
gian đất nước còn chiến tranh, khi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó
khăn khi mà những người cùng cảnh ngộ, cùng chung kẻ áp bức. Trong khổ
5



đau người nông dân lại càng liên kết nhau lại chặt hơn, giúp nhau, tin cậy,
nương tựa vào nhau, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho nhau với tinh thần
“thương người như thể thương thân”. Tinh thần đoàn kết của người nông dân
huyện Ba Vì vừa được bắt nguồn từ việc kế thừa truyền thống đoàn kết của
người nông dân Việt Nam “ thương người như thể thương thân”, vừa chịu ảnh
hưởng của sự hình thành và phát triển nền sản xuất lúa nước. Ngày nay, khi
mà kinh tế đất nước phát triển nói chung và huyện Ba Vì nói riêng tình cảm
của người dân ở đây không còn được như trước nữa. Nếu như trước kia họ rất
dễ hòa với nhau, giúp đỡ lẫn nhau “tối lửa tắt đèn có nhau” thì bây giờ tâm lý
người nông dân chỉ lo kiếm tiền, người nào biết người đó, nhà ai biết nhà ấy
ban ngày thì đi làm ban đêm về đóng kín cửa cao tường. Tình thương giữa
con người với cộng đồng ngày càng thờ ơ, lãnh nhạt, không ít người còn thơ ơ
trước nỗi đau về vật chất lẫn tinh thần của người khác. Trong gia đình ứng xử
bình đẳng, sòng phẳng hơn, không có tư tưởng trọng trên khinh dưới thậm chí
có gia đình anh em ruột thịt máu mủ mà chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt sẵn
sàng chém giết lẫn nhau hoặc xa rời nhau.
1.2.3 Tinh thần trong lao động
Giống như người nông dân khác đức tính cần cù, siêng năng trong lao
động sản xuất - người nông dân thường “thức khuya dậy sớm”, đi sớm về tối,
cặm cụi làm việc suốt ngày này sang ngày khác, hết việc này đến việc khác.
Trong điều kiện kinh tế kém phát triển người nông dân huyện Ba Vì còn giữ
được đức tính tốt đẹp đó nhưng ngày nay do sự phát triển kinh tế xã hội bên
cạnh những người chịu thương chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, dám
nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thách thức để phát triển kinh tế cho cá
nhân, gia đình và xã hội thì còn một số người nông dân ở vùng sâu, vùng xa,
vùng rừng núi do hoàn cảnh sống khó khăn, ít được hưởng phúc lợi xã hội,
làm ăn thua lỗ, nên thường dẫn đến tâm lý chán chường với cuộc sống và tìm
đến các “trò” mê tín dị đoan, tín ngưỡng tôn giáo mới hoặc số ít thì trông chờ

vào sự may rủi hoặc làm giả nhưng ăn thật, kinh doanh những mặt hàng cấm
6


vi phạm pháp luật và có không ít người dân không chịu lao động để kiếm ăn
(theo thống kê sơ bộ năm 2010 khoảng 5 % trong tổng số người nông dân
không biết làm ruộng). Người nông dân Ba Vì hiện nay nhiều khi có thói
quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, vào số đông: Nước nổi thì thuyền
nổi hoặc Cha chung không ai khóc từ đó dẫn tới tâm lý cào bằng, đố kỵ,
không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả mọi người đồng nhất, như nhau).
1.2.4 Biểu hiện về lối sống
Trước kia người nông dân huyện Ba Vì không phải là ngoại lệ với lối
sống tiểu nông an phận thủ thường, bằng lòng với cái gì mình có, ít có nhu
cầu khám phá, sáng tạo cái mới, có tâm lý tự ti mặc cảm là mình “thấp cổ bé
họng” không thể làm được việc lớn. Sống nặng về tình nhẹ về lý vì tình họ có
thể chín bỏ làm mười, dĩ hòa vi quý. Lối sống trọng tình đã dẫn đến cách ứng
xử hết sức linh hoạt và thích ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh. Với nhu cầu
sống hòa thuận trên cơ sở cái gốc là tình cảm giữa con người với nhau trong
làng xóm càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét và chính là cơ sở
tâm lý hiếu hòa trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự tôn trọng và cư xử
bình đẳng với nhau. Do vậy, người nông dân hết sức coi trọng tập thể, cộng
đồng, làm việc gì cũng phải tính đến tập thể. Lối sống linh hoạt, trọng tình,
dân chủ là những đặc điểm tâm lý tích cực.
Hiện nay, trong điều kiện tác động mạnh của các quy luật kinh tế thị
trường (cạnh tranh, cung cầu, lợi nhuận tối đa); trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế và giao lưu văn hóa (nhiều hàng hóa chất lượng tốt, giá rẻ, nhiều
văn hóa phẩm phương Tây tràn vào), ở một bộ phận dân cư trong đó có nông
dân đã xuất hiện tâm lý “sùng ngoại”, có lối sống thực dụng, sùng bái đồng
tiền, coi nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống. Một số người có điều kiện kinh
tế không còn lo lắng vào việc làm ăn mà chỉ quan tâm tới việc mua sắm, đi

chợ; một số khác lại có xu hướng đi chùa, đi lễ hội quanh năm suốt tháng.

7


1.2.5 Biểu hiện tính sĩ diện
Người nông dân huyện Ba Vì ta coi trọng cái tiếng (danh dự) hơn các
thứ khác.Tâm lý sĩ diện trong đời sống làng xã của người nông dân dẫn đến
tính khoa trương, trọng hình thức điển hình như việc xây nhà cứ nhà xây sau
phải cao hơn nhà xây trước không theo quy hoạch kiến trúc tổng thể. Một số
khác mặc dù đời sống kinh tế hiện nay của người nông dân văn còn khó khăn,
nhưng họ sẵn sàng làm hoặc a dua tuân theo các thủ tục, nghi lễ nặng nề, tốn
kém trong cưới xin, ma chay, khao vọng, hội lễ… Những hủ tục này gây nên
sự tiêu tốn kinh phí rất lớn cho cá nhân cũng như cho cộng đồng, do vậy dẫn
đến sự đói nghèo của nhiều gia đình nông dân.

8


CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÂM LÝ
TÍCH CỰC VÀ KHẮC PHỤC CÁC BIỂU HIỆN TÂM LÝ TIÊU CỰC
NÔNG DÂN HUYỆN BA VÌ .
2.1 Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn.
Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta được đề cập tới từ Đại hội III năm
1960 của Đảng và được hoàn thiện tại Đại hội VIII năm 1986 “ công nghiệp
hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
trước hết, nhằm tạo ra yếu tố quan trọng có tính quyết định nhất tới việc khắc
phục một cách triệt để tâm lý sản xuất nhỏ, tạo ra nền sản xuất lớn, xóa bỏ
nền sản xuất nhỏ - nền tảng kinh tế xã hội của sự nảy sinh và tồn tại tâm lý

người dân. Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ đa dạng của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Qua đó, khơi dậy
mọi tiềm năng sản xuất, thúc đẩy phát triển về mọi mặt trong cuộc sống từ
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước nhà; đồng thời không chỉ mở rộng
được mối quan hệ giữa các vùng miền, giữa nông thôn với thành thị trong cả
nước mà còn mở rộng được mối quan hệ giao lưu quốc tế trước hết là lĩnh vực
kinh tế sau đó đến các lĩnh vực khác. Với sự giao thoa đó thì kinh tế phát triển
sẽ góp phần làm thay đổi tâm lý của người nông dân từ manh mún, nhỏ lẻ
mang tính cục bộ, bản địa thay vào đó là tâm lý người nông dân dám nghĩ,
dám làm có tư duy, liên kết sống vì cộng đồng, vì tập thể.
Để quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn huyện Ba Vì
đạt kết quả thì cần phải khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông,
lâm ngư nghiệp, đặc biệt là du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Mặt khác đa
dạng hóa các loại hình ngành nghề, phân công lại lao động và xây dựng các
cụm, điểm công nghiệp chế biến chè và sữa (thế mạnh của huyện Ba Vì)
nhằm tăng thêm việc làm và thu nhập cho người dân lao động

9


Cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực và hiệu quả giảm
tỷ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng người lao động trong
lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Việc phát triển kinh tế cần gắn
chặt với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh khai
thác nuôi trồng thủy sản ở một số có điêu kiện thuận lợi để phát triển như xã
Vạn Thắng, Cổ Đô….Đảm bảo và phát triển số lượng, sản lượng đàn chăn
nuôi gia súc như gà, lợn đặc biệt là bò thịt và bò sữa ở khu vực nông thôn các
xã miền núi như Vân Hòa, Tản Lĩnh…nhằm tạo ra nhiều của cải cho người
dân lao động.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại huyện Ba Vì
cần phải mở rộng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như chè,
sữa, đan nát đặc biệt là công nghiệp du lịch (Huyện Ba Vì với gần 20 danh
lam thắng cảnh có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước có cả du
lịch sinh thái, du lịch tâm linh trong đó điển hình là Khu Du lịch Ao Vua,
Đầm Long, Khoang Xanh , Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng thờ Đức Thánh
Tản một vị vua của đất nước) nhằm thu hút nguồn đầu tư vào và tăng thu
nhập cho người lao động từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân Ba Vì.
Tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nói
chung và người nông dân nói riêng bằng việc từng bước đào tạo, đào tạo lại
lực lượng lao động, nâng dần chất lượng của lực lượng lao động, đảm bảo
đồng bộ, tương xứng với xu thế phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, song
song với việc kêu gọi đầu tư, hỗ trợ, đổi mới công nghệ ngày càng mạnh mẽ
để đáp ứng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phải
gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt quan tâm những vùng còn
gặp nhiều khó khăn trong đó có vùng dân tộc 7 xã miền núi như xã Ba Vì,
Vân Hòa, Yên Bài khi mà cơ sở hạ tầng ở những nơi đó còn yếu kém cả về số
lượng lẫn chất lượng cũng như hiệu quả trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng như
10


hệ thống chợ, trung tâm nhà văn hóa, nhà văn hóa thôn để người dân Ba Vì có
điều kiện phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu trên các lĩnh vực. Qua đó, có
thể chủ động tiếp cận được những tâm lý mới trong điều kiện kinh tế mới,
kinh tế hội nhập quốc tế.
2.2 Đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo, nâng cao trình độ văn
hóa cho nông dân trong vùng.
Nền sản xuất nhỏ đã tác động tới những biểu hiện tâm lý tiêu cực của

người dân. Muốn thay đổi tâm lý đó một mặt cần phải xây dựng nền sản xuất
lớn, tạo cơ sở kinh tế - xã hội mới mặt khác cần phải tăng cường công tác giáo
dục đào tạo, nâng cao dân trí.
Nông dân Việt Nam nói chung và nông dân huyện Ba Vì nói riêng
trình độ học vấn còn thấp kém do chưa được học hành, đào tạo cơ bản dẫn tới
tầm nhìn hạn hẹp chủ yếu dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Để khắc phục hạn
chế tâm lý người nông dân thì cần đổi mới công tác giáo dục- đào tạo, nâng
cao dân trí, trình độ cho người nông dân bởi vì có nâng cao trình độ học vấn
của người dân thì mới có điều kiện để phát huy những biểu hiện tích cực và
nhận biết để khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong tâm lý người nông dân
trong huyện. Khi trang bị cho người dân những kiến thức về văn hóa mới,
nếp sống mới thì sẽ tạo cho họ những tập quán, nếp sống, tập quán và nhu cầu
văn hóa mới.
Việc nâng cao trình độ cho người dân huyện Ba Vì cần phải có các giải
pháp trước mắt và lâu dài mang tính đồng bộ nhất quán trước hết tập trung
vào một số nội dung cơ bản sau:
Lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức các lớp học, các buổi tập huấn, các
buổi nói chuyện thời sự trong và ngoài nước theo các cụm hoặc tổ nông dân
phù hợp với điều kiện sống và sinh hoạt cũng như sản xuất của họ, nhất là
những hộ nông dân nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí của người dân.
Chú ý đầu tư nâng cao chất lượng các trang thiết bị dạy và học đảm bảo
tốt trong quá trình dạy và học. Khuyến khích động viên mọi người cùng tham
11


gia các chương trình được tổ chức tại tổ, cụm thôn xã đặc biệt là phải lôi kéo
được những hộ nông dân khá giả, làm ăn kinh tế giỏi cũng tham gia vào các
chương trình này nhằm tạo thêm sinh khí và sẽ làm cho ý nghĩa của họ thực
sự sâu sắc hơn.
Lựa chọn nội dung chương trình phù hợp, thiết thực tới việc sinh sống

và làm ăn hàng ngày với đối tượng là người nông dân. Nội dung phải ngắn
ngọn, súc tích dễ hiểu tăng tính minh họa thực tiễn trong quá trình giáo dục
truyền tải thông tin.
Có cơ chế khuyến khích, ưu đãi hợp lý về các báo cáo viên, các thầy cô
giáo, các chuyên gia kinh tế, tâm lý trong và ngoài huyện tham gia vào
chương trình nâng cao trình độ dân trí cho người dân huyện Ba Vì; thu hút
các nhà doanh nghiệp thành đạt trong và ngoài huyện, doanh nghiệp thành đạt
là người quê hương Ba Vì về đầu tư, hỗ trợ kinh phí để duy trì thường xuyên
các chương trình này.
Ưu tiên hơn nữa cho việc học tập của con em người nông dân nhất là
con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn 7 xã miền núi nơi có điều kiện
kinh tế kém phát triển, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất
còn nghèo nàn chưa đáp ứng tốt chất lượng dạy và học như xã Ba Vì, Khánh
Thượng…
2.3 Xây dựng đời sống văn hóa tư tưởng- xã hội mới
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, không chỉ đời sống vật chất mà đời sống tinh
thần cũng có những bước phát triển đáng kể. Các phương tiện, điều kiện vật
chất phục vụ nhu cầu văn hóa của nông dân không ngừng được cải thiện như
hệ thống các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa thôn ngày càng to đẹp, đầy đủ cơ
sở vật chất hơn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người
dân tạo sân chơi lành mạnh trong cộng đồng dân cư qua đó đã khôi phục
những truyền thống văn hóa tốt đẹp như những tiếng chiêng, chuông, các điệu
múa, giọng ca đã vang dội khắp dân làng tạo động lực tinh thần thoải mái
12


phấn khởi, ôn lại truyền thống và niềm tự hào của nhân dân về quyê hương
đất nước.
Bên cạnh đó còn những hạn chế nhất định trong lĩnh vực văn hóa trong

tình hình hiện nay, tệ nạn xã hội chưa giảm mà còn có xu hướng gia tăng đặc
biệt là tại những vùng nông thôn như việc ăn chơi lãng phí, ma túy, mại dâm,
cờ bạc làm tha hóa đạo đức, quan hệ xã hội bị xuống cấp. Hơn nữa xu thế
chung trong cả nước việc mở rộng giao lưu với văn hóa nước ngoài đem lại
những giá trị tích cực nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa truyền
thống có thể bị mai một: cụ thể huyện Ba Vì có nền văn hóa phong phú với 14
thành phần dân tộc khác nhau đặc biệt là văn hóa Người Dao, Người Mường
mang đậm đà bản sắc dân tộc tiếng hát du của người Dao, người Mường, rồi
tiếng Cồng chiêng cùa Người Mường, tiếng Chiêng của người Dao và Trang
phục Dao, trang phục Mường, ngôn ngữ, tiếng nói chữ viết của người dân tộc
không còn giữ được bản sắc như trước hầu như đã bị mai một trong cộng
đồng người dân tộc thiểu số. Dường như đã bị kinh hóa trong cách ăn, mặc,
rồi cả ngôn ngữ trong đời sống hiện nay của người dân tộc thiểu số. Trong
hoạt động văn hóa, văn nghệ dân tộc chạy theo “thị trường”, các văn hóa
phẩm độc hại phổ biến tràn lan, lối sống thực dụng đồi trụy có đất để lan rộng
gây tác hại lớn tới các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ. Với nền văn hóa như vậy là
cơ hội để phát sinh những tâm lý tiêu cực của người dân trong huyện. Nhằm
khắc phục những biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân huyện Ba Vì
cần phải xây dựng đời sống văn hóa- xã hội mới.
Để xây dựng và phát triển nền văn hóa mới một mặt tăng cường đầu tư
hơn nữa để người nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, ngày càng nâng cao
đời sống vật chất mặt khác cần chú trọng vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Gắn với việc sinh hoạt văn hóa tại cụm thôn ở địa phương với việc tăng
cường tuyên truyền các giá trị truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam
đó là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người với con người, đạo đức
lối sống lành mạnh, ôn lại những truyền thống đền ơn đáp nghĩa, thương
13


người như thể thương thân thông qua các buổi nói chuyện, hội họp và các

gương điển hình tiên tiến nhất là ở địa phương.
Tổ chức các cuộc giao lưu, thi viết về “học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”; đồng thời kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa mới trong sạch lành mạnh đẩy lùi các tệ nạn trong xã hội.
Có chính sách ưu tiên phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa, hệ thống
các trường từ cấp học mầm non đến các trường phổ thông trung học, hệ thống
Đài truyền thanh, truyền hình, thư viện, nhà văn hóa các thôn đặc biệt là khôi
phục cải tạo sân vận động ngoài trời giúp cho người dân có điều kiện vui chơi
giải trí lành mạnh.

14


KẾT LUẬN
Qua sự phân tích trên ta thấy những mặt tích cực, hạn chế của tâm lý
người nông dân huyện Ba Vì. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế trong tâm lý người nông dân huyện Ba Vì trong điều kiện về
tự nhiên - xã hội thực tế của huyện nhà. Trong thời gian ngắn, bài tiểu luận
này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự đóng
góp ý kiến và bổ sung từ phía các thầy cô, cùng toàn thể các bạn học viên
đóng góp, bổ sung để nội dung bài thêm sâu sắc và phong phú.
.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tâm lý học tuyên truyền, tác giả Thạc sỹ Hà Thị Bình
Hòa, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
2. Hồ Chí Minh những vấn đề tâm lý học, tác giả Đỗ Long Viện.

3. Các bài viết có liên quan trên trang mạng điện tử

16


MỤC LỤC

17



×