Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận địa lý kinh tế việt nam có nhiều nguồn lực tự nhiên đẻ phát triển các ngành công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.36 KB, 23 trang )

Tiểu luận Địa lý kinh tế

MỤC LỤC
A.
MỞ ĐẦU……………………………………………………….........2
B.
NỘI DUNG…………………………………………….……..........3
I.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ………………………………………………...........3
1.
Diện tích…………………………………………….….…..............3
2.
Vị trí……………………….........……………………………..........3
3.
Tọa độ…………………………………….....……………………...4
4.
Biên giới……………………………………………......……………4
II.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN…………………………………………….5
1.
Miền núi………………………………….....………………………5
2.
Địa hình đồng bằng……………………......……………………….5
3.
Địa hình ven biển và thềm lục địa…………...…………………….6
III. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN……………………………………..6
1.
Đất đai…………………………………………........………….......6
2.
Nước…………………………………………….............…………11
3.


Khí hậu…………………………………………........…………....14
4.
Rừng………………………………………….....…………………15
5.
Biển…………………………………………….........…………….17
6.
Khoáng sản………………………………………............………..18
IV.GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHỮNG NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN THUẬN
LỢI.....................................……………………………………………..24
C.
KẾT LUẬN……………………………………………………….25
D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….........26

A.

MỞ ĐẦU.

Hòa chung xu thế toàn cầu hóa của toàn Thế giới, Việt Nam đang
tích cực có những bước chuyển mình nhanh nhẹn, phù hợp với xu hướng
của nhân loại. Trước tiên đó là những thay đổi về cơ cấu kinh tế, đó là
những chính sách mở rộng thị trường, là những kế hoạch cắt giảm thuế
quan…Trong đó, có thể nói sự thay đổi về cơ cấu kinh tế đóng vai trò
quyết định nhất. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đến năm 2020, Việt Nam
cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó chúng ta phải
thực sự cố gắng dựa trên những điều kiện sẵn có của đất nước cũng như sự
giúp đỡ của các nước bạn bè.


Tiểu luận Địa lý kinh tế


“Việt Nam có nhiều nguồn lực tự nhiên đẻ phát triển các ngành công
nghiệp”. Đây là một nhận định hoàn toàn đúng, tuy nhiên cần phải nhận
thức rõ, chúng ta có những gì, có bao nhiêu và sử dụng như thế nào cho
hiệu quả thì đó thực sự là một thách thức lớn cho tất cả mọi công dân Việt
Nam. Trong bài tiểu luận này em xin được lý giải nhận định trên. Trong
quá trình tìm hiểu thông tin và viết bài chắc chắn không thể tránh khỏi
những sai sót, mong cô góp ý và sửa chữa.
Em xin chân thành cảm ơn!


Tiểu luận Địa lý kinh tế

B. NỘI DUNG
I.
KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA VIỆT NAM
1.
Diện tích
Việt Nam có diện tích tự nhiên là 331.212,1 km2, xếp thứ 56/200
quốc gia, ( gấp 4 lần Bồ Đào Nha, gấp 1,5 lần nước Anh, gần bằng nước
Nhật). So với khu vực Đông Nam Á, diện tích nước ta tương đương
Malaixia, nhỏ hơn Indonexia, Mianma và Thái Lan.
Với diện tích tương đối lớn như vậy thì Việt Nam sẽ có đủ diện tích
đất để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, các vùng sản xuất
nguyên liệu, phục vụ cho các ngành công nghiệp phát triển. Hơn thế nữa,
các nước trên thế giới như Anh, Nhật, Bồ Đào Nha, Thái Lan…tuy chỉ có
diện tích tương đương, thậm chí nhỏ hơn rất nhiều lần nước ta nhưng họ lại
là những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Do vậy, chúng ta có
thể hoàn toàn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của nền công nghiệp Việt
Nam.

2.
Vị trí
Nước ta nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương.

Phía Bắc giáp với Trung Quốc

Phía Tây giáp Lào và campuchia

Phía Đông là biển Đông thông với Thái Bình Dương rộng lớn.
Với vị trí như thế thì Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và
hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất,
Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện
thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là
cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và Tây
Nam Trung Quốc.
Đây thực sự là một trong những điểm mạnh của chúng ta mà không
phải quốc gia nào cũng có được. Với địa thế như vậy thì có lợi rất lớn cho
ngành công nghiệp giao thông vận tải của chúng ta. Việc các quốc gia
Đông Nam Á muốn vươn mình ra Thế giới thì bắt buộc phải có 1 bệ phóng
là chúng ta. Như vậy, nguồn thu từ chi phí vận tải sẽ tăng lên rất cao.
3.
Tọa độ địa lý


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Mau).





Điểm cực Bắc 23023'B (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang).
Điểm cực Nam 8034'B (xóm Mũi, Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà



Điểm cực Tây 102010'Đ (dãy Khoan La San, Sín Thầu,

Mường Nhé, Điện Biên).

Điểm cực Đông (trên bán đảo Hòn Gốm, Vạn Thạnh, Vạn
Ninh, Khánh Hòa).
4.
Biên giới
Nước ta có đường biên giới rất dài với các nước:

Biên giới Việt-Trung dài hơn 1.400km, phần lớn dựa theo núi
sông tự nhiên và những hẻm núi hiểm trở.

Biên giới với Lào hơn 2.067km, phần lớn dọc theo đỉnh của
các dãy núi.

Biên giới với campuchia hơn 1.080km, phần lớn xuyên qua
các vùng đồi thoải, đổ từ cao sơn Tây Nguyên Việt Nam xuống miền Đông
Campuchia, từ phía thị xã Tây Ninh trở đi nó chạy qua vùng đồng bằng hạ
lưu sông Mê Công.
Lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam có dạng hình chữ S, kéo dài 15
độ vĩ nhưng lại hẹp ngang.
Với đường biên giới dài như vậy thì Việt Nam có điều kiện để giao

lưu, buôn bán hàng hóa với nhiều nước trên nhiều diện tích lãnh thổ. Hàng
hóa của Việt Nam có cơ hội được cạnh tranh với hàng hóa của nước bạn,
tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp gia tăng sản lượng hàng hóa.


Tiểu luận Địa lý kinh tế

II.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

CHÚNG TỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Việt Nam có địa hình đa dạng: miền núi, đồng bằng và vùng ven
biển. Mỗi một địa hình lại có những thuận lợi riêng để phát triển các loại
cây trồng riêng, hoặc là cây lương thực hoặc là cây công nghiệp, các loại
con vật như trâu, bò, lợn... bên cạnh đó là các loại thủy hải sản...
1.
Miền núi.
Miền núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là núi không
cao: có khoảng 70% là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m; khoảng 15% là núi
cao trên 1000m; chỉ có khoảng 1% là núi cao trên 2500m.
Địa hình núi cao là cơ sở cho ngành công nghiệp thủy năng của nước
ta. Bên cạnh đó miền núi Việt Nam có một bộ phận địa hình núi đá vôi khá
lớn tạo điều kiện cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển.
2.
Địa hình đồng bằng.
Đồng bằng nước ta chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích lãnh thổ nhưng lại
đóng vai trò chính trong diện tích đất sinh hoạt và sản xuất. Ở các miền
đồng bằng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, rất thuận lợi cho phát
triển trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm. Từ đó kéo theo các

ngành công nghệp chế biến lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản phát
triển.
3.
Địa hình ven biển và thềm lục địa.
Vùng ven biển và thềm lục địa có nhiều lợi thế để phát triển ngành
công nghiệp giao thông vận tải biển, xây dựng các cảng biển trong nước và
quốc tế. Cùng với đó là các vũng, vịnh, bãi triều lớn...để nuôi trồng thủy
hải sản. Thềm lục địa Việt Nam có nhiều loại khoáng sản quan trọng như
dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn, thuận lợi cho ngành công nghiệp năng
lượng.
III.

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Tài nguyên là nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh
tế đất nước. Thời gian qua, sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác,
chế biến tài nguyên đã cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đáng kể cho
các ngành sản xuất khác.
1.
Đất đai.
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33121,2 nghìn ha, chia
thành 13 nhóm đất, 64 loại đất với nguồn gốc hình thành rất khác nhau.
a)
Khu vực đồng bằng.
Việt Nam có 3 khu vực đồng bằng chính là Đồng bằng sông Hồng,

Đồng bằng duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.
Các khu vực này đóng góp chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến
lương thực thực phẩm với các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như là lúa,
ngô, sắn, đậu tương, khoai lang…


Đồng bằng sông Hồng

Được coi là vựa lúa thứ 2 của cả nước
-Hiện trạng:
+Diện tích sản xuất nông nghiệp: trên70 vạn ha( chiếm 56% dt) vẫn
còn hơn 2 van ha chưa sử dụng.
+Do phù sa sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp tương đối màu mỡ.
Cây lương thực thực phẩm: 91,2 triệu ha, SL 6,1 triệu Tấn; chủ yếu
là ---Câylúa(1 triêu ha, 14% dt cả nước)
+Năng suất lúa cao nhất cả nước( Thái Bình Nam Định, Hải Dương,
Hưng Yên, Ninh Bình). Thái Bình dẫn đầu cả nước về năng suất( 61,6 tạ/ha
Năm 2012 đóng góp vào sản lượng lúa gạo chung của cả nước là
6.872.500 tấn, chiếm khoảng 15,74% so với cả nước( theo số liệu thống kê
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Bên cạnh đó, sản lượng sắn
là 105.000 tấn, chiếm khoảng 1,08% so với cả nước. Sản lượng khoai lang
là 228.000 tấn, chiếm khoảng 16,03% so với cả nước…


Tiểu luận Địa lý kinh tế

-Rau hơn 7 vạn ha, 27% dt rau cả nước, quanh khu công nghiệp và
thành phố
-Chăn nuôi: Gia súc gia cầm và nuôi trồng thuỷ hải sản
+ Nuôi lợn: khá phổ biến, đứng sau vùng núi và trung du Bắc Bộ với

gần 4,3 triệu con( 22,5% toàn quốc-1999)
+ Nuôi thuỷ hải sản nước ngọt nước lợ, nước mặn: 5,8 vạn ha mặt
nước.


Đồng bằng sông Cửu Long

-Là vựa lúa lớn nhất của cả nước: 4 triệu ha, nông nghiệp 2,65 triệu
ha; còn lại chưa khai thác là 67 vạn ha.
-Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp, không bị con người can thiệp
sớm, màu mỡ.
-Có 35 vạn ha mặt nước nuôi thuỷ sản trong đó 10 vạn nuôi tôm xuất
khẩu. Cá biển khai thác chiếm 42% sl cả nước.
Với tiềm năng sẳn có, đb sông Cửu Long tạo ra một khối lượng
lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa gạo chiếm khoảng
55,64% cả nước, đạt 24.293.000 tấn
-Ngành chăn nuôi cũng có nhiều điều kiện phát triển:Bò( 18 vạn
con), Lợn( 2,8 triệu con), Vịt chăn thả trên ruộng sau thu hoạch...
-Thuỷ hải sản: tiêu dùng và cho xuất khẩu( 10 vạn tấn cá tôm).


Đồng bằng duyên hải miền Trung

Đồng bằng duyên hải miền trung đi từ trong ra phía biển có địa hình
thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m và có tuổi trẻ dần. Địa hình đồng
bằng bị cắt xé bởi các nhánh núi ăn sát ra biển như: dãy núi Hoàng Liên
Sơn-đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, dãy núi Nam Bình Địnhđèo Cả. Đất ở đây có đọ pha cát khá cao, do đó thích hợp cho trồng các loại
cây hoa màu như khoai, sắn, đậu tương…
b)


Khu vực đồi núi.


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Đất ở khu vực đồi núi chủ yếu là các loại đất feralit khác nhau phù
hợp với từng loại cây trồng mà chủ yếu là các cây công nghiệp ngắn ngày
và lâu năm, các loại cây ăn quả... Qua đó cung cấp được một nguồn nguyên
liệu phong phú, đa dạng cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm, ngành công nghiệp xuất khẩu.
Đất feralit phát triển trên đá bazo phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ, Phú Quý (Nghệ An),...có màu đỏ, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng
cao phù hợp để phát triển các cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu,
điều...
Bảng 1: Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14
Mùa

vụ

2010/11
T
hời

Mùa

vụ

2011/12
Tháng


gian năm 2010

10

Mùa

vụ

2012/13
Tháng

năm 2011

vụ

(dự báo)
Tháng

10

2013/14
(ước tính)
Tháng
10

10

Mùa


năm 2012

năm 2013

bắt đầu
S
ản

1.560

lượng

(nghìn tấn)
N
ăng

1.200

1.
450

2,18

2,44

suất

1.374

2


2,1

.497
2,

25

1

,32

(tấn/ha)
Nguồn: USDA

Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất và đá sét, phân bố chủ
yếu ở khu vực miền núi phía Bắc. Do địa hình có độ dốc lớn, dễ bị xói mòn
nên đất nghèo mùn,tầng đất không dày. Loại đất này phù hợp để trồng rừng
và kết hợp với các loại cây công nghiệp như chè, sơn, quế, hồi....
Theo số liệu thống kê, trong tháng 1 năm 2013, xuất khẩu chè của cả
nước đạt 12.443 tấn, trị giá 19.495.572 USD, tăng 36,4% về lượng và tăng
43,3% về giá trị so với cùng kì năm ngoái.
Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè Việt Nam, với
lượng nhập khẩu 2.247 tấn, trị giá 3.685.496 USD, tăng 57,2% về lượng và
tăng 59,8% về giá trị so với cùng kì năm ngoái. Đài Loan là thị trường lớn


Tiểu luận Địa lý kinh tế

thứ hai, với lượng nhập 1563 tấn, trị giá 2.521.652 USD, tăng 72,5% về

lượng và tăng 94,5% về giá…
Bảng xuất khẩu chè Việt Nam tháng 1 năm 2013
Nước

ĐVT

Tháng
1/2013

Tổng
Pakis

Tấn

Lượng
12.443
2.247

Trị giá (USD)
19.495.572
3.685.496

Đài

Tấn

1.563

2.521.652


Nga
Tiểu

Tấn
Tấn

904
627

1.456.719
1.333.137

Tấn

1.086

1.154.995

Hoa

Tấn

964

1.093.536

Arập

Tấn


359

871.506

Trung

Tấn

616

833.692

Ba

Tấn

513

567.750

Đức
Philip

Tấn
Tấn

268
65

361.853

171.476

Ấn

Tấn

46

43.765

tan
Loan

VQ Arập TN
Indon
êsia
Kỳ
xê út
Quốc
Lan

pin
Độ

Theo Hiệp hội chè Việt Nam, dự kiến đến năm 2020 sản lượng chè
toàn ngành đạy 250.000 tấn (tăng 43%). Trong đó xuất khẩu đạt 182.000
tấn (chiếm 73% tổng sản lượng) với tỷ trọng: chè xanh va chè đặc sản
60.000 tấn; chè đen OTD 73.000 tấn và che CTC 49.000 tấn. Đơn giá xuất
khẩu bình quân đến năm 2020 đạt 1,99USSD/kg.
Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi có nhiều ở các miền núi đá vôi phía

Bắc, tuy đất khá giàu mùn, tươi xốp nhưng do tầng đất mỏng, phân bố


Tiểu luận Địa lý kinh tế

không thành dải rộng lớn nên chỉ thích hợp trồng một số cây công nghiệp
ngắn ngày và cây ăn quả.
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ có nhiều ở Đông Nam Bộ thích hợp
trồng các cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu...và các cây
công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu tương.
Bảng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Chỉ tiêu

2000

2010

Diện
tích (1000 ha)

C
ơ

Diện

cấu tích (1000 ha)

(%)
Tổng diện tích tự
nhiên


32.924,
7

-

Đất nông

nghiệp

00,0
11.575,

-

Đất

nghiệp
chuyên dùng
Đất ở

-

Đất chưa

sử dụng, sông, suối, núi

00,0
9.919,9


3

16.243, 0,1

5,2

4
2.089,8 9,3

4
443,2

-

7

8,4

Đất

cấu
1

3 7
1.532,8

-

22.924,


2

lâm 4

ơ
(%)

1

9.345,3

C

,6

6
487,8

10.028

,4

4.192,8
1
,3

đá

1
,5


3
0,5

1
2,7

2.
Nước.
Nước là nhu cầu không thể thiếu để đảm bảo sự sống của con người
và các loại sinh vật. Bên cạnh đó, nước còn là yếu tố quan trọng và cần
thiết cho sản xuất công nghiệp.
a)
Nước mặt.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa phong phú đã hình
thành mạng lưới sông ngòi dày đặc với trên 2360 con sông (chỉ tính những
con sông có chiều dài trên 10km), mật độ sông ngòi là 0,5-2,0km/km2,
trung bình cứ 20km bờ biển là có một cửa sông. Tổng trữ lượng nước chảy
trên lãnh thổ nước ta trên 850 tỷ m3. Xét về mặt hóa tính, nước sông Việt


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Nam có chất lượng tốt, độ khoáng hóa thấp và ít biến đổi ( khoảng 170mg/l
đối với sông lớn), độ pH trung tính (7,2-8) và hàm lượng chất hữu cơ thấp.
Các con sông lớn là nguồn cung cấp phù sa- một nguồn phân bón cho nông
nghiệp. Tổng lượng phù sa khoảng 300 triệu tấn.
Nguồn nước mặt khá dồi dào nên chỉ cần khai thác 10-15% sản
lượng nước nói trên là đủ cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên nguồn tài
nguyên nước sông phân bổ không đều theo thời gian và không gian.

Với lượng nước dồi dào như vậy kết hợp với địa hình đồi núi thì Việt
Nam có tiềm năng thủy điện rất lớn với công suất có thể đạt 30 triệu KW
(cho sản lượng ước tính 271,3 tỷ KWh), Việt Nam là 1 trong 14 nước giàu
thủy năng nhất trên thế giới, tập trung chủ yếu ơ hệ thống sông Hồng (trong
đó có sông Đà), hệ thống sông Đồng Nai, sông Cả, sông Mã..
Tổng chiều dài sông toàn quốc là 52.000km2, trong đó 75% có khả
năng vận tải thủy. Ở Bắc Bộ có 4000 sông có độ sâu trên 1,5m cho phép
tàu thuyền có trọng tải 10-20 tấn đi lại an toàn. Đồng bằng sông Cửu Long
có hơn 2.300km kênh rạch (không tính đến sông Tiền, sông Hậu), có độ
sâu 2m, sà lan 200 tấn có thể đi lại.
Như vậy có thể thấy nguồn tài nguyên nước của chúng ta không
những quan trọng cho đời sống sinh hoạt tối thiểu của con người mà còn vô
cùng quan trọng đến sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà. Nhờ vào
nguồn nước đó mà chúng ta có thể tạo ra dòng điện, nền công nghiệp năng
lượng phát triển. Chúng ta có thể tưới tiêu, phục vụ nông nghiệp, từ đó giàn
tiếp cung cấp những nguyên liệu tươi ngon, dồi dào cho công nghiệp chế
biến thực phẩm. Bên cạnh đó, với những con sông nhiều nguồn dinh dưỡng
như vậy rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, một phần để tiêu dùng, một
phần chúng ta có thể mở các đầm nuôi tôm, cá…xuất khẩu.
b)
Nước ngầm.
Nước ngầm là nguồn dự trữ quan trọng bổ dung cho nước mặt, nhất
là trong mùa thiếu nước và ở một số nơi nguồn nước hạn chế về số lượng
và chất lượng. Vì thế nước ngầm đã và sẽ giữ vị trí quan trọng trong cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Theo đánh giá chưa đày đủ của các công trình cho thấy nước ngầm ở

Việt Nam khá phong phú và được phân bố ở hầu hết các vùng nhưng không
đều, chủ yếu nằm trong đơn vị tầng địa chất thủy văn. Ở vùng đồng bằng,
nước ngầm ở độ sâu 1-200m, có thể khai thác với sản lượng 10 triệu m3
một ngày. Ở nhũng vùng đồi núi, nước ngầm thường ở độ sâu 10-150m, ở
nhũng vùng núi đá vôi là 100m.
Qua số liệu điều tra, trữ lượng nước ngầm của chúng ta có thể đáo
ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của cả nước vào thế kỉ 21.
Nước ta cũng có nhiều suối nước khoáng, hiện nay có khoảng 350
nguồn suối khoáng trong đó có tới 169 nguồn có nhiệt độ trên 30 độ C,
được khai thác để sản xuất nước khoáng chữa bệnh. Trong đó có nhiều
điểm nước khoáng đã được khai thác và đóng chai như: Vĩnh Bảo ( Bình
Thuận), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế), Lavie ( Long An), Bang ( Quảng
Bình)…
3.
Khí hậu.
Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, đồng thời
lại nằm trong vùng gió mùa Đông Nam Á. Đặc điểm này gây những ảnh
hưởng bao trùm lên nhiều yếu tố trong môi trường tự nhiên Việt Nam, đặc
biệt là các yếu tố, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật. Từ đó, gây ra sự
phân hóa đa dạng về các loại cây trồng, vật nuôi, cung cấp nguồn nguyên
liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phân hóa đa dạng đó.
Khí hậu Việt Nam nhiều nắng, lắm mưa. Đó là điều kiện rất thuận lợi
cho sự phát triển của các loài động thực vật, là điều kiện tốt để tiến hành xẽ
canh, gối vụ, tăng nhanh vòng quay ruộng đất, tăng vụ, thâm canh tăng
năng suất, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch.
Lượng nhiệt trung bình cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một
thuận lợi đáng kể cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa ẩm như
cao su, cà phê, chè, lúa, dứa, mía…



Tiểu luận Địa lý kinh tế

Lượng mưa trung bình hàng năm ở nơi ít nhất là 715mm (Mũi Dinh),
và nơi cao nhất là 5.013 (Bà Nà), trên khắp cả nước lượng mưa trung bình
khoảng 1500-3000mm. Do đó độ ẩm trong cả nước khoảng 85%. Mưa
không chỉ cung cấp nước mà còn cung cấp đạm cho đất. Hàng năm nước
mưa going có thể cung cấp cho dất một lượng đạm vô cơ từ 10-16kg/ha.
Khí hậu Việt Nam phân hóa từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ
thấp lên cao, ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây
trồng.
Khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh và trong năm có 4 mùa thay
đổi, thích hợp cho việc trồng các cây cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Khí hậu miền Trung có tính chất trung gian giữa hai miền Bắc và
Nam. Mùa mưa đén chậm từ tháng VIII đến tháng I năm sau, cực đại vào
tháng X và XI, dễ gây lũ lụt. Mùa hạ khô có gió lào mạnh. Phía Bắc đèo
Hải Vân còn xuất hiện mùa đông ngắn với vài đợt rét và mưa phút, phía
nam Hải Vân hầu như không có các tháng lạnh, khí hậu có sự chuyển đổi
với khí hậu miền Nam. Khí hậu Đông Trường Sơn thích hợp với các loại
cây nhiệt đới, đặc biệt là loại cây công nghiệp như dứa, bông, thuốc lá, hồ
tiêu, chè, cao su…Cây lương thực chủ yếu là lúa, sắn, khoai lang và ngô.
Chăn nuôi thì có trâu, bò, lợn…
Khí hậu miền Nam gồm Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Nam
Bộ, nhiệt độ đều quanh năm, ít biến chuyển. Nhiệt độ trung bình cả năm
trên 25 độ C. Mùa mưa kéo dài từ tháng V-XI, mùa khô bắt đầu bắt đầu từ
tháng XII-IV. Vùng Tây Nguyên bao gồm các cao nguyên Nam Trung Bộ
có nhiệt độ giảm dần khi lên cao, lên 900m nhiệt độ giảm từ 25 xuống 20
độ C, lên trên 900m, nhiệt độ giảm xuống 15 độ C, quanh năm mát mẻ.
Miền khí hậu Nam cộng thêm các đặc điểm thổ nhưỡng rất phì nhiêu là
miền thích hợp cho việc trồng lúa gạo và các cây nhiệt đới cận xích đạo

như: cao su, cà phê, thuốc lá, bông, mía, dưa hấu, dừa, xoài, mít. Về chăn
nuôi có thể phát triển các loại lợn, gà, trâu, bò, chim, cừu….
4.

Rừng.


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu mà chia rừng thành 3 loại:
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
Nước ta có tới ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi và rừng che phủ 30%
diện tích. Rừng là tài nguyên quý báu, là bộ phận quan trọng của tài nguyên
sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hòa khí hậu.
Rừng Việt Nam có khoảng 8.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu,
600 loài nấm, 275 loài thú, 820 loài chim, 180 loài bò sát…
Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và
phân thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng…
Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên. Để nâng cao độ che
phủ của rừng, Chính Phủ đang tiến hành giao hơn 1 triệu ha đất lâm nghiệp
cho các hộ gia đình để trồng rừng.
Với diện tích rừng tương đối lớn như vậy, Việt Nam có điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.
Các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu mang lại giá trị rất cao. Tuy nhên chúng ta
cũng phải lưu ý đến quan điểm khai thác đi đôi với tái tạo và cần phải có
những biện pháp để chống lâm tặc.
Bảng Biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở Việt Nam. Đơn
vị 1000ha.
n
ăm


Rừng
tụ nhiên

Rừng
trồng

Tổng

diện

tích trồng rừng
14.000

Độ
che phủ %
43

1

14.000

0

1

11.077

92


11.169

33,8

1

9.308

584

9.892

30

1

8.252

1.050

9.302

28,2

2

9.744,5

1.800,5


11.575

35,1

2

10.188,

2.551,4

12.739,6

32

10.338,

2.919,8

13,258,7

39,1

943
976
985
995
000
007

2

2

009

9


Tiểu luận Địa lý kinh tế

5.
Biển.
Việt Nam có 3260 km vờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226.000
nghìn km2, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là 2 triệu ha, trong
đó, 1 triệu ha nước ngọt, 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn.
Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi
trồng thủy hải sản.
Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị
kinh tế cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài
tôm, 350 loài san hô…Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn,
tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn.
Ngoài ra còn có 40.000ha san hô ven bờ…
Việt Nam có phần diện tích lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng
tới hơn 1 triệu km2. Vùng biển Việt Nam có rất nhiều các đảo lớn nhỏ, đặc
biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo, quần đảo này đóng
góp không nhỏ vào việc khai thác nguồn lợi từ biển. Nguồn lợi hải sản của
Việt Nam khá đa dạng về mặt sinh học: có khoảng 2000 loài cá biển với
hàng trăm loài có gái trị kinh tế cao. Ngoài ra còn có rất nhiều loài đặc sản
biển như tôm, cua, mực, rong biển...Trữ lượng cá đạt khoảng 3 triệu tấn,
cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,2-1,4 triệu tấn. Đây chính là nguồn
nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến hải sản.

Vùng biển phía Nam của đất nước có nồng độ mặn cao giúp phát
triển ngành công nghiệp sản xuất muối. Các vùng muối tiêu biểu như Đồng
Hải (Bạc Liêu), Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre), Cà Ná, Sóc Trăng…
Tính đến cuối tháng 5/2013, sản lượng muối của cả nước đạt
650.389 tấn, tăng 52% so với cùng kì năm trước. Trong đó lượng muối
công nghiệp đạt 158.0148 tấn, sản xuất thủ công đạt 492.241 tấn. Lượng
muối tồn kho trong diêm dân và một số doanh nghiệp còn sản xuất là
236.000 tấn.
6.
Khoáng sản.


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Khoáng sản Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại. Trên cả
nước có tới 5000 điểm mỏ quặng và khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau.
Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là than đá, dầu khí, bô xít, sắt,
apatit...Các loại khoáng sản này chính là nguồn cung cấp nguyên, nhiên
liệu cho các ngành công nghiệp mà tiêu biểu là công nghiệp khai khoáng,
công nghiệp năng lượng.
a)
Khoáng sản nhiên liệu-năng lượng.

Than
Than của nước ta có nhiều loại, trữ lượng lớn, phân bố ở nhiều nơi
nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Tổng trữ lượng dự báo khoảng 7 tỷ
tấn.
_Anxatrit: trữ lượng dự báo của than anxatrit và nửa anxatrit là 6,61
tỷ tấn, riêng bể than Đông Bắc (trong đó có than Quảng Ninh) chiếm 6,5 tỷ
tấn, chủ yếu là than axatrit có chất lượng tốt để xuất khẩu. Hiện nay các mỏ

than lộ thiên không còn nhiều vì thế trong tương lai sẽ khai thác than hầm
lò, khó khăn hơn và năng suất thấp hơn, ngoài ra than anxatrit còn có ở mỏ
than Nghệ An và Nông Sơn (Quảng Nam).
_Than mỡ (than cốc): Có trữ lượng khoảng 25 triệu tấn. Trữ lượng
than mỡ dùng để luyện cốc cho công nghiệp luyện kim hạn chế, chỉ có ở
một số mỏ ở Phấn Mễ, Làng Cẩm, Chợ Đồn (bể than Đông Bắc), bể than
Điện Biên, Khe Bố (Nghệ An), trữ lượng thăm dò tổng cộng 8,6 triệu tấn.
_Than nâu (than lửa dài): Là than biến chất yếu, hàm lượng lưu
huỳnh trong than cao, chứa nhiều chất bố nên còn gọi là than lửa dài. Các
mỏ than nâu có trữ lượng công nghiệp là Na Dương (Lạng Sơn), trữ lượng
khoảng 100 triệu tấn, đã từ lâu được khai thác để sản xuất xi măng; vũng
trũng Hà Nội: 2,2 tỷ tấn với độ sâu 200-2000m; vùng trũng dọc song Cả
khoảng 1 triêu tấn.
_Than bùn: chủ yếu phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long (400-500)
triệu tấn, là lớp bảo vệ nhiễm mặn cho đất nông nghiệp và là nguồn phân
bón cho nông nghiệp.


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Theo Tổng giám đốc Vinacomin (Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam), ông Lê Minh Chuẩn cho biết, năm 2012 các sản
phẩm chủ yếu của Tập đoàn là: than nguyên khai sản xuất: 44,06 triệu tấn,
đạt 100% kế hoạch, bằng 91% so với 2011; Than sạch 39,6 triệu tấn, bằng
100% kế hoạch và bằng 89% so với thực hiện năm 2011. Than tiêu thụ:
39,38 triệu tấn, bằng 103% kế hoạch và bằng 88% so với năm 2011 (trong
đó xuất khẩu 14,38 triệu tấn, bằng 102,8% kế hoạch và bằng 85% so với
năm 2011; Tiêu thụ trong nước 25 triệu tấn, bằng 104% kế hoạch và bằng
90% so với năm 2011).
Doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 93,1 nghìn tỷ đồng, bằng 105% kế
hoạch điều chỉnh và bằng 85% so với 2011, trong đó: sản xuất than đạt

56,6 nghìn tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch, bằng 89% so với 2011; Sản xuất,
tiêu thụ khoáng sản: 2,37 nghìn tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch và bằng 76%
so với 2011; Sản xuất, bán điện: 5,31 nghìn tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch
và bằng 107% so với 2011; Sản xuất cơ khí: 2,24 nghìn tỷ đồng, bằng
109% kế hoạch và bằng 85% so với 2011; Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ
công nghiệp: 3,6 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch và bằng 99% so với
2011.

Dầu khí.
Năm 1991, Việt Nam đã đăng kí vào nhóm 44 quốc gia có dầu lửa
của thế giới. Theo kết quả nghiên cứu thì thềm lục địa Việt Nam có các bể
trầm tích lớn: Bể sông Hồng (Tiền Hải), bể Trung Bộ (phía dông Huế, Đà
Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên), bể Nam Côn Sơn (Hải Dương), bể Cửu Long,
bể Thổ Chu-Mã Lai.
Năm 2006, ngành khai thác dầu thô và khí thiên nhiên đã mang lại
giá trị thực tế là 93.645,7 tỷ VND.
b)
Khoáng sản kim loại.

Luyện kim đen

Sắt..


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Tổng trữ lượng quặng sắt khoảng 960,6 triệu tấn, trong đó trữ lượng
đã thăm dò đạt 760,6 triệu tấn tập trung nhiều nhất ở mỏ Thạch Khê ( Hà
Tĩnh), ngoài ra còn có ở Hà Giang, Thái Nguyên…
Sản lượng khai thác các năm gần đây bình quân khoảng 3,5 triệu tấn

tinh quặng/năm.
Quặng sắt ở nước ta được sử dụng chủ yếu cho sản xuất gang, thép.
Quy trình tuyển chọn, làm giàu quặng phần lớn chưa áp dụng công nghệ
tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường
sống của người dân xung quanh khu vực khai thác. Do nhu cầu nhập khẩu
từ các nước trong khu vực (lớn nhất là Trung Quốc- nước nhập khẩu quặng
sắt làm vật liệu sản xuất gang thép lớn nhất thế giới), Việt Nam đã xuất
khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt với số lượng lớn.

Man gan
Chỉ có một số mỏ nhỏ, đáng kể là Trùng Khánh, Trà Lĩnh (Cao
Bằng), trữ lượng 1,5triệu tấn, hàm lượng Mn từ 35-50%.

Crôm
Mỏ cromit Cổ Định (Thanh Hóa) là mỏ loại lớn thế giới, trũ lượng
khoảng 20,8 triệu tấn đã được khai thác từ lâu.

Titan
ở Núi Chúa ( Thái Nguyên) có trũ lượng thăm dò khaongr 180 triệu
tấn. Mỏ sa khoáng ở trong các bãi cát ven biển Quảng Ninh đến cực Nam
Trung Bộ, trữ lượng thăm dò khoảng 16 triệu tấn, dễ khai thác.

Kim loại màu, kim loại quý và hiếm.

Bôxit.
Bôxit tập trung nhiều nhất ở Lâm Đồng, Đăk Lăk, Kon Tum...Hàm
lượng ôxit nhôm trong quạng trung bình khoảng 38-40%. Hàm lượng ôxit
sắt kèm theo là 22-25%. Bôxit được dùng để luyện nhôm trong lò điện
phân, tạo ra các sản phẩm bằng nhôm có độ dẻo cao.


Sn-W.
Vùng Cao Bằng có mỏ Pioắc là mỏ gốc và mỏ Tĩnh Túc là kiểu mỏ
sa khoáng. Mỏ Tĩnh Túc Pháp đã khai thác từ 1991. Ngoài ra, còn có một
số mỏ khác như Quỳ Hợp (Tây Nghệ An, đã đưa vào khai thác), Sơn


Tiểu luận Địa lý kinh tế

Dương (Tuyên Quang), Nam Trung Bộ với tổng trữ lượng khoảng 160.000
tấn.

Cu
Mỏ Tạ Khoa (Sơn La), chủ yếu là Cu-Ni, mỏ Sinh Quyền (Lào Cai)
chủ yếu là Cu-Au. Trữ lượng đã xác định là 600.000 tấn Cu, 12.000 tấn Ni,
29 tấn Au, 25 tấn Ag…

Au
Nhắc đến kim loại có giá trị không thể không nhắc đến vàng. Ở nước
ta, vàng có tổng trữ lượng khoảng 154 tấn, trong đó trữ lượng thăm dò chỉ
đạt 42,7 tấn. Vàng tập trung chủ yếu phân bổ ở các tỉnh Lào Cai, Lâm
Đồng, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản lượng khai thác, chế
biến khoảng 2.500 kg vàng/năm. Trong đó, riêng 2 mỏ vàng Bồng Miêu và
Phước Sơn (Quảng Nam) khoảng 1.500 kg/năm; số lượng còn lại được khai
thác, chế biến nhỏ lẻ phân bố rải rác khắp cả nước.

Khoáng sản phai kim loại.

Apatit.
Apatit có nhiều ở miền núi phía Bắc, tập trung ở mỏ Cam Đường
(Lào Cai) có trữ lượng 500 triệu tấn.


Đá vôi.
Đá vôi có trữ lượng thăm dò khoảng 356 triệu tấn và sét dùng làm xi
măng là 135 triệu tấn. Tập trung ở khu vực từ Thừa Thiên Huế ra Bắc.
Ngoài ra còn có ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Tiên ( Kiên Giang).

Pyrit
Là loại nguyên liệu để sản xuất H2SO4, tổng trữ lượng cả nước
khoảng 10 triệu tấn, phân bố rải rác ở mọi nơi. Hiện nay mới khia thác ở
mỏ Thanh Sơn ( Phú Thọ), để cung cấp cho nhà máy hóa chất Lâm Thao.

Cát thủy tinh.
Chủ yếu ở duyên hải miền Trung, khoảng 1,1 tỷ tấn. Ở đây có 6 mỏ
lớn là Cửa Tùng, Quảng Ngãi, Tuy Hà, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết.
Cát Cam Ranh nổi tiếng có chất lượng tốt để sản xuất pha lê. Ở phía Bắc
chỉ có mỏ quy mô nhỏ, nổi tiếng là cát Vân Hải ( Quảng Ninh).
Bảng Trữ lượng một số loại khoáng sản đã được tìm kiếm và thăm
dò của Việt Nam.


Tiểu luận Địa lý kinh tế
Tên

khoáng

sản

Đơn vị
tính


Dầu
Khí
Than Anxatrit

Trữ

Tổng

lượng tìm kiếm trữ lượng
Tỷ tấn
Tỷ m3
Triệu

và thăm dò
1,5-2
3.600

5-6
18-330
6.600

tấn
Quặng sắt

Triệu

1.041

1.200


Nghìn

3.200

6.700

Nghìn

22.818

-

Nghìn

1.200

5.400

Triệu

3.040

6.600

Tấn
Nghìn

100
8.512


280
22.519

Nghìn

201

553

Triệu

908

2.100

Triệu

908

2.100

Tỷ tấn

-

1,1

tấn
Măng gan
tấn

Croom
tấn
Đồng
tấn
Bô xit
tấn
Vàng
Đất hiếm
tấn
Thiếc
tấn
Apatit
tấn
Pyrit
tấn
Cát thủy tinh

Tất cả các loại khoáng sản này đều có vai trò quan trọng trong các
ngành công nghiệp của chúng ta. Chúng không chỉ là nguồn nhiên liệu duy
trì sự hoat động của các nhà máy mà chúng còn là những nguyên liệu để từ
đó sản xuất ra các hàng hóa khác có giá trị cao hơn dùng để tiêu dùng trong
nước cũng như xuất khẩu. Sản lượng của các ngành công nghiệp vật liệu
xây dựng, công nghiệp khai khoáng…ngày càng tăng cao và đạt chất lượng
tốt hơn.
IV.

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY NHỮNG ĐIỀU KIỆN

TỰ NHIÊN THUẬN LỢI.
Việt Nam có rất nhiều nguồn lực tự nhiên thuận lợi cho phát triển

các nganh công nghiệp, tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng không hợp lý, gây


Tiểu luận Địa lý kinh tế

lãng phí các nguồn tài nguyên này thì sẽ dẫn tới tình trạng cạn kiệt các
nguồn lực, không có đủ nguyên liệu để duy trì sự phát triển về lâu dài. Vì
vậy, chúng ta cần phải:
1.
Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai
thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
2.
Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong quá trình khai
thác các nguồn lực tự nhiên sao cho có hiệu quả nhất, đỡ tốn kém nhất.
3.
Khai thác nguồn lực tự nhiên phải luôn đi đôi với tái tạo
nguồn lực vì chúng không phải là vô hạn.
4.
Đối với các tài nguyên khoáng sản thì nhất thiết phải có những
định hướng rõ ràng trong khai thác, không được khai thác một cách bừa
bãi.
5.

Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo về tài nguyên

rừng, tài nguyên nước và không được khai thác trái phép các loại kim loại
quý hiếm.


Tiểu luận Địa lý kinh tế


C.KẾT LUẬN
Nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, nó
không chỉ cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội mà còn
phục vụ cho nhu cầu sống trực tiếp của con người. Sự giàu nghèo của mỗi
nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực tự nhiên. Những nguồn lực tự
nhiên quý giá như: đất đai, khoáng sản, khí hậu, đặc biệt là tài nguyên thiên
nhiên. Rất nhiều nước phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất
khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,. Có thể nói, tài nguyên
nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự
phát triển bền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ,
mỗi địa phương. Việt Nam là một nước đã được thiên nhiên ưu ái, ban tặng
cho rất nhiều các loại tài nguyên khoáng sản, bên cạnh đó là vị trí thuận lợi.
Nền công nghiệp Việt Nam qua những chính sách của Đảng và Nhà nước
tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có trong tự nhiên, kết hợp với nguồn lực
con người đang ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể. Như vậy,
chúng ta có thể tin chắc rằng, với sự giúp đỡ của tự nhiên, Việt Nam sẽ
sớm trở thành một nước công nghiệp.


Tiểu luận Địa lý kinh tế

C.
1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Địa lý kinh tế_Khoa Kinh tế_Học viện Báo chí và

Tuyên truyền.
2.

Luanvan.net.vn
3.
Tailieu.vn



×