Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận cao học dư luận xã hội dư luận xã hội của người dân hà nội về vấn đề bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.9 KB, 26 trang )

Dư luận xã hội của người dân Hà Nội về vấn đề bạo hành trẻ em trong nhà
trường hiện nay
PHẦN A: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
I. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là lời dạy của Bác Hồ giành cho chúng
ta, luôn nhắc nhở chúng ta cần phải quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Coi việc đầu tư
để phát triển hoàn thiện trẻ em, là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho tương
lai của đất nước. Trẻ em là tương lai, là niềm hy vọng của đất nước, là thế hệ kế thừa và
xây dựng đất nước giàu mạnh ngày mai; là niềm tự hào của mỗi bậc cha mẹ mỗi khi con
cái chăm ngoan, học giỏi và thành đạt.
Đặc biệt, đối với Việt Nam điều này càng có ý nghĩa hơn, khi nước ta là một quốc
gia có dân số trẻ, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, vì vậy có hơn 29,4% dân số ở độ tuổi từ 0
đến 14 tuổi trong tổng sô 85.789.573 người (4-2009) () .
Nhìn lại đất nước sau 25 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội… đã góp phần nâng cao mức sống người dân. Cũng nhờ vậy, mà
trẻ em hôm nay có điều kiện được sống trong môi trường vật chất đầy đủ hơn, các em
được đến trường, được ăn ngon, được mặc đẹp, được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục,
dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ giải trí hiện đại, lành mạnh và bổ ích hơn.
Ngay từ năm 1990, Việt Nam đã là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tiếp đó, Việt Nam không
ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, có 1 vấn đề nổi lên trong khoảng thời gian gần đây, thu hút đông đảo
sự quan tâm của dư luận xã hội, nó vi phạm nghiêm trọng Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em của Việt nam và vi phạm sâu sắc Nhân quyền Quốc tế đó là nạn bạo hành trẻ
em. Nạn bạo hành trẻ em đã có từ trước nhưng hiện nay bạo hành trẻ em được thực hiện
bằng những hành vi hết sức thô bạo gây tổn thương nghiêm trọng về thể xác và tinh thần
của trẻ, cùng với sự phát triển của các cơ quan truyền thông nó tạo nên dư luận xã hội rất
mạnh mẽ.

1



Hiện nay, trung bình mỗi năm, Việt Nam có tới 114 trẻ chết do bạo hành. Theo
thống kê của ngành y tế, số trẻ tử vong do nguyên nhân này chỉ đứng sau tử vong do tai
nạn giao thông và đuối nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả khảo sát của Ủy ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em cho thấy, 58% trẻ từng bị người lớn quát mắng, sỉ nhục, tát…
khi mắc lỗi. Chỉ trong 3 năm 2005 - 2007, số vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em trong gia
đình tăng gấp ba lần so với trước đó.
Điều đáng buồn là bạo hành trẻ em không chỉ xảy ra ở ngoài xã hội, mà còn còn
phổ biến trong gia đình và nhà trường. Lấy quan niệm “thương cho roi cho vọt”, các bậc
phụ huynh và thầy cô giáo nhiều khi vô tình gây ra bạo hành đối với trẻ em dưới nhiều
hình thức: bạo hành về thân thể, bạo hành về tâm lí, bạo hành về xã hôi…mà không hề
biết đó là những hành vi bạo lực và đa số họ còn cho rằng đó là hành động thể hiện sự
yêu thương, sự quan tâm dạy dỗ trẻ để chúng trở thành người tốt. Từ đó mà vô hình
chung, đã hình thành trong nhận thức của trẻ em là chúng bị mắng chửi, bị đánh đòn, bị
cấm túc… là do chúng đã làm sai, và điều đó là chúng đáng bị phạt.
Nhưng ít ai biết rằng (bao gồm cả những người gây ra bạo lực ): bạo lực trẻ em dù
dưới hình thức nào cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển thể chất
và nhân cách của trẻ em. Trước hết, bạo hành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất
của trẻ, nghiêm trong hơn có thể dẫn đến tử vong. Bạo hành cũng làm trẻ không thể phát
triển về thể chất một cách bình thường. Trẻ có thể trở nên còi cọc, chậm lớn, đau bụng,
rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung dữ…
Về tinh thần, khi bị bạo hành trẻ em thường có 2 phản ứng: hoặc là tính nết đột nhiên
thay đổi, trở nên cáu gắt, hung bạo hơn với bạn bè, thú nuôi…hoặc trẻ trở nên trầm cảm,
tư ti, rụt rè lúc nào cũng trong trạng thái lo sợ, xa lánh mọi người.. Không những vậy, bạo
hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các em, những đứa trẻ thường xuyên
chịu những lời mắng nhiếc, đòn roi đánh đập… sẽ có tư tưởng chán học, dễ bị dụ dỗ xa
vào tệ nạn xã hội hơn những đứa trẻ khác.
Theo Giáo sư Nguyễn Viết Thiêm - Phó chủ tịch Hội Tâm thần Học Việt Nam,
Chủ nhiệm bộ môn tâm thần trường Đại học Y Hà Nội: “việc bạo hành trẻ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tất cả những hành

2


động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rẻ,
luôn trong trạng thái thảng thốt. Bị bạo hành, trẻ dần dần hình thành một nhân cách nhút
nhát, tự ti, thiếu sự khẳng định mình khi mà trong cuộc sống có biết bao điều cần khẳng
định bản thân mỗi người. Đứa trẻ chịu sự giáo dục bằng roi vọt dễ có hành vi độc ác khi
trưởng thành. Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự
bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng
không biết tôn trọng chính bản thân mình”.
Tất cả chúng ta đều biết rằng, đối với trẻ em thì gia đình và nhà trường là hai môi
trường cơ bản, quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạo hành trẻ em trong
gia đình đã liên tục rung lên hồi chuông cảnh báo gây kinh ngạc cho xã hội về thực hiện
vai trò làm cha mẹ trong gia đình hiện đại ngày nay. Nhưng gây bức xúc hơn nữa đó là
những hành vi bạo lực từ những người “như mẹ hiền” của trẻ, từ những người có học
thức, được kính nể trong xã hội và được trẻ tin yêu, kính trọng đó là nạn bạo hành trẻ em
trong nhà trường. Những hành vi thô bạo, mất nhân tính như dùng băng keo dán miệng,
nhốt trẻ vào cầu thang máy hay tát học sinh…không ai lại nghĩ rằng nó được tiến hành
bởi những người thầy, người cô luôn gần gũi với học trò. Theo thống kê của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, trong thời gian vừa qua có khoảng gần 20 vụ bạo hành học sinh đã xảy ra liên
tiếp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, 10 địa phương xảy ra các vụ bạo hành điển hình
là Hà Nội có 5 vụ, Thành phố Hồ Chí Minh có 3 vụ, Đồng Tháp 2 vụ, Thanh Hóa 2 vụ,
Hải Phòng, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Kon Tum, Đắc Lắc mỗi nơi có 1 vụ và trong
năm học 2008 - 2009, cả nước đã có 46 giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, trong đó có
9 người bị buộc thôi việc[3].
Tuy nhiên, điều quan tâm ở đây đó là: pháp luật phòng chống bạo hành trẻ em ở
Việt Nam không thiếu nhưng tình trạng này vẫn ngày càng tăng. Các vụ bạo hành trẻ em
trong nhà trường phải sau một thời gian dài, khi trẻ bị tổn thương nghiêm trong về mặt
thể xác và tinh thần thì mới được những người dân xung quanh phát giác và báo cho
chính quyền. Và chúng ta nhận thức được rằng, điều quan trọng để giảm nạn bạo hành trẻ

em không đơn giản là việc phải xử phạt như thế nào đối với những kẻ gây ra bạo lực, vì
nhiều khi chính họ cũng không nhận thức được đó là hành vi bạo lực và những hành vi ấy
3


lại mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như vậy, mà điều quan trọng là phải có biện
pháp để phòng ngừa bạo hành thông qua việc nâng cao nhận thức của xã hôi, mà nhất
những người cha mẹ, làm thầy cô giáo và cả trẻ em để các em có thể nhân ra những hành
vi bạo hành để bảo vệ mình.
Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên
cứu xã hội học liên quan đến vấn đề bạo hành trẻ em, nhằm tìm hiểu về thực trạng bạo
hành trẻ em ở Việt Nam hiện nay, nhằm tìm ra những giải pháp để “chữa trị” hiệu quả
cho “căn bệnh xã hội này”. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nghiên
cứu bạo hành trong gia đình hay bạo hành về giới đối với trẻ em, và những nghiên cứu về
bạo hành trẻ em trong nhà trường đều chỉ mới đưa ra một vài con số khái quát về thực
trạng bạo hành của thầy cô giáo đối với học sinh mà thôi. Trong khi đó, chúng ta cần phải
biết nhiều thông tin phân tích cụ thể hơn nữa về vấn đề này, chúng ta cần phải biết được
dư luận hiện nay đang nghĩ gì về bạo hành trẻ em? Cách thức giải quyết là gì?...
Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Dư luận xã hội của người dân Hà
Nội về vấn đề bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện nay” để tìm hiểu những ý kiến,
đánh giá, thái độ của người dân đang sinh sống ở Hà Nội về vấn đề bạo hành của thầy cô
giáo đối với trẻ em hiện nay, nhằm tìm ra những giải pháp xã hội để phòng ngừa hiệu quả
vấn đề này.

II. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay, bạo hành trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em trong nhà trường nói
riêng thực sự đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, trở thành một “vấn nạn” đối
với mỗi quốc gia, đặc biệt là dưới tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng ,
có lẽ chưa bao giờ vấn đề bạo hành trẻ em lại giành được sự quan tâm, chú ý của dư luận
xã hội như hiện nay. Cũng chính vì vậy, trong những năm gần đây các đề tài nghiên cứu

xã hội học về trẻ em đề cập đến vấn đề này ngày càng nhiều.
Trong cuốn “ Bạo hành trên cơ sở giới” của tác giả Lunne Stevens, nhà giáo dục
học và tâm lí học, chuyên gia về bạo hành về giới, được Hội đồng Dân số chọn lọc một
4


số chương (Chương 2,3,4,5,6 và 8) dịch ra Tiếng Việt, Xuất bản 2002, đề cập đến nạn
bạo lực về giới, nhưng nó chỉ tập trung vào 3 hình thức hay gặp nhất của bạo lực giới:
lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực trong gia đình và hiếp dân hoặc tấn công tình dục.
Trong đó, cuốn sách đã chỉ ra được mối quan hệ giữa nạn bạo lực gia đình (giữa vợ
chồng) với nạn bạo lực trẻ em. Nghiên cứu về bạo lực trẻ em phải gắn liền với các yếu tố
về văn hóa, kinh tế… và khẳng định rằng bạo lực không phải do nguyên nhân di truyền
hay bệnh tật, không phải do rượu và thuốc lá hay do chứng stress gây ra. Bạo lực là “căn
bệnh xã hội” phức tạp, bởi lí do để che đậy cho hành vi bạo lực trẻ em được nhiều người
trong xã hội thùa nhận, đó là quan niệm “thương cho roi cho vọt”, “ nó được củng cố một
cách công khai hay kín đáo bởi các thiết chế chủ yếu của xã hội như: gia đình, giáo dục,
tôn giáo,phương tiện truyền thông đại chúng…” [1]. Tuy nhiên, vì đây là cuốn tài liệu
tham khảo dùng cho tập huấn cán bộ y tế, nên nó mới chỉ đề cập đến các thông tin như
làm thế nào để nhận biết hành vi bạo lực? chia sẻ như thế nào đối với nạn nhân của lạm
dụng tình dục trẻ em, bạo lực gia đình, tấn công tình dục phụ nữ… chưa đề cập tới dư
luận xã hội về vấn đề này như thế nào.
Trong báo cáo của Hồ Thị Luấn và Mai Thị Quế thuộc Viện Nghiên cứu Phát
triển TP.HCM: “ Bạo hành trẻ em trong nhà trường: nguyên nhân và một số giải pháp
phòng ngừa” , 5/2009, cho rằng nhà trường là nơi hội tụ đầy đủ những mặt tích cực cả về
tri thức, đạo đức, văn hóa, chính trị... nhưng hiện tượng bạo hành đã và đang diễn ra một
cách phổ biến và rất phức tạp. Bạo hành trẻ em trong nhà trường ngày càng có xu hướng
gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê từ đường
dây nóng của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ
em trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13
lần so với chục năm về trước và trên thực tế số vụ xâm hại, ngược đãi trẻ em còn cao hơn

nhiều. Bạo hành trẻ em trong nhà trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể
xác và tâm hồn cho các em, có em phải điều trị lâu dài về thể chất, tâm lí, có em quá
hoảng sợ phải bỏ học, có trường hợp bị dồn đến mức phải tự tử… Khi xét về nguyên
nhân của nạn bạo hành trẻ em, Báo cáo khẳng đinh :nguyên nhân sâu xa và cơ bản là do
sự nhận thức của giáo viên, do ảnh hưởng từ quan niệm giáo dục truyền thống “thương
5


cho roi cho vọt” và yếu tố kinh tế mà cụ thể là do thu nhập thấp, nhiều thầy cô giáo dù
đứng trên bục giảng nhưng vẫn chịu áp lực cơm áo, gạo tiền, pháp luật chưa xử lý
nghiêm minh đối với nhưng thầy cô vi phạm…[4], Tuy vậy, báo cáo là sự góp nhặt các
số liệu từ các thống kê và các cuộc điều tra trẻ em về thực trạng bạo hành, nên chưa thể
hiện nhưng phân tích sâu sắc của tác giả đối với nguyên nhân sâu sa của vấn đề.
Một khảo sát vào tháng 3 năm 2006 do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Tổ
chức Plan tại Việt Nam thực hiện tại 5 tỉnh (Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên
và Quảng Bình) cho thấy có đến 58,3% trẻ em được hỏi nói rằng người lớn dùng các
phương pháp quát mắng, chửi, sỉ nhục, tát vào mặt, phát vào mông và phạt úp mặt vào
tường, đe dọa, hỏi cung… để răn dạy khi các em mắc lỗi. Điều đáng lo là đối với nhiều
phụ huynh và thầy cô, bạo hành trẻ là hành vi bình thường để dạy trẻ tuân theo kỷ luật.
Tuy nhiên, nhiều trẻ em bị bạo hành từ nhỏ thường có những biểu hiện như: hèn nhát, dễ
đầu hàng trước khó khăn, dễ phục tùng người khác vô điều kiện; còn đứa trẻ chai lì trước
nỗi đau da thịt của mình cũng sẽ không đồng cảm với nỗi đau của người khác, thậm chí,
các em còn có xu hướng dùng cả bạo lực để giải quyết xung đột.
Trong đề tài “Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh –
Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ”, của Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, tiến
hành năm 2008, dựa trên điều tra xã hội học với 198 học sinh về các hình phạt mà giáo
viên sử dụng với học sinh trong nhà trường như: hù dọa, cốc đầu, nhéo tai, phơi
nắng… đã đưa ra những con số gây sốc : đó là có tới 73,7 % thầy cô giáo có sử dụng các
hình phạt như :hù dọa, cốc đầu, nhéo tai, phơi nắng...đối với học sinh .Khi được hỏi “Em
có sợ thầy cô giáo không?” có đến 95/198 (chiếm 48%) học sinh trả lời sợ thầy cô giáo

của mình. Đây là tỷ lệ rất lớn. Trường học là nơi trẻ sẽ được học hành vui chơi thoải mái
và hào hứng mỗi khi đến lớp để được tiếp nhận những kiến thức mới qua thầy cô và vui
chơi với bạn bè. Tuy nhiên, ngay cả thầy cô, những người được coi là chủ thể của quá
trình dạy học lại làm áp lực khiến học sinh phải sợ thì điều này chứng tỏ rằng một số
trường học hiện nay đang là một nơi gây áp lực đối với chính học sinh của mình.[4]
Trong bài viết “Các mức độ – hình thức phản ứng của phụ huynh học sinh về trẻ
em bị bạo hành trong nhà trường” của Phan Thanh Minh, Sở Lao động Thương binh và
6


Xã hội TP.HCM, tại Hội thảo “Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường hiện nay –
thực trạng và giải pháp” – do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phối
hợp với Trung tâm tư vấn FDC tổ chức ngày 27/5/2009 tại TPHCM, có đề cập đến phản
ứng của phụ huynh học sinh, trước tình trạng trẻ em bị bạo hành trong nhà trường do
chính thầy, cô giáo của mình. Hầu như các phụ huynh đều cho rằng đó là những hành vi
phản giáo dục, và những người thầy, cô đó không có đủ tư cách trở thành giáo viên. Bài
viết cũng chỉ ra nguyên nhân gây nên bạo hành,bài viết nêu: trước hết là phải kể đến
nguyên nhân từ phía học sinh. Nhiều em hay phạm lỗi, nhiều em học sinh cá biệt còn có
những hành vi vô lễ với các thầy cô giáo. Điều này gây ức chế, áp lực cho các thầy cô và
dẫn đến hành vi bạo hành [5]. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá mang tính chủ quan
của tác giả, chứ không phải dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, nên những nhận xét còn
thiếu tính xác thực.
Như vậy, có thể tổng quan được bức tranh về hoạt động nghiên cứu xã hội học về
bạo hành trẻ em trong nhà trường ở Việt Nam hiện nay ngày càng đa dạng và mở rộng về
phạm vi. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tập trung mô tả về thực trạng bạo hành của
thầy cô giáo với học sinh hiện nay, nhằm phát hiện ra những nguyên nhân gây nên, từ đó
đưa ra những giải pháp. Hầu như, ít có nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về vấn đề dư luận
xã hội đối với nạn bạo hành trong nhà trường hiện nay.
Chính vì vậy, Đề tài “Dư luận xã hội của người dân Hà Nội về ván đề bạo hành
trẻ em trong nhà trường hiện nay” được tiến hành ở Hà Nội, tuy có sự bó hẹp về phạm vi

nghiên cứu, nhưng tôi mong nó sẽ mô tả một cách đầy đủ để về những ý kiến, đánh giá,
thái độ của người dân đang sinh sống ở Hà Nội về vấn đề bạo hành của thầy cô giáo đối
với trẻ em hiện nay.
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
III.1. Mục đích nghiên cứu
Thu thập thông tin để mô tả một cách đầy đủ những ý kiến, phán xét, đánh giá,
thái độ khác nhau của người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội từ 18 tuổi trở lên về
những hành vi bạo hành của thầy cô giáo đối với trẻ em dưới 16 tuổi ở trong nhà trường
hiện nay. Qua đó, tìm hiểu một cách khái quát về hiểu biết, nhận thức của người dân về
7


vấn đề bạo hành trẻ em trong nhà trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch thông tin giáo dục
truyền thông nhằm giúp người dân nhận biết đúng về các loại hành vi bạo hành đối với
trẻ em, nhằm thay đổi quan niệm dùng bạo lực để dạy dỗ trẻ em, tiến đến giảm hành vi
bạo hành
III.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- thao tác hóa các khái niệm liên quan: dư luận xã hội, bạo hành, bạo hành trẻ
em…
- xác định những biến số, chỉ báo để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến dư luận
xã hội về nạn bạo hành trẻ em trong nhà trường.
- khái quát những nét cơ bản về nhận thức của người dân Hà Nội về bạo hành trẻ
em trong nhà trường
- thu thập thông tin về những ý kiến, đánh giá, phán xét, thái độ của người dân Hà
Nội về những hành vi bạo hành của thầy cô giáo đối với học sinh hiện nay.
- xây dựng cơ sở thực tiễn cho Chương trình thông tin giáo dục truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức của người dân Hà Nội (bao gồm cả thầy cô giáo, các bậc cha mẹ..) về
chăm sóc, dạy dỗ trẻ em , thay đổi quan niệm “thương cho roi cho vọt”, và tiến đến giảm
các hành vi bạo hành đối với trẻ em trong nhà trường và xã hội.
IV. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

IV.1. Đối tượng nghiên cứu
Ý kiến, đánh giá, thái độ của người dân từ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu tại Hà Nội
về hành vi bạo hành của thầy cô giáo đối với học sinh.
IV.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân Hà Nội trên 18 tuổi có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội
V. Địa điểm, thời gian thu thập thông tin
V.1.Địa điểm thu thập thông tin
Tiến hành thu thập thông tin tại 5 xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Hà Nội,
bao gồm:1.Phường Nghĩa Đô – Quận Cầu Giấy, 2.Thị trấn Yên Viên- Huyện Gia Lâm,
3.Xã Hạ Hồi- Huyện Thường Tín, 4.Phường Trần Hưng Đạo- Quận Hoàn Kiếm, 5.Thị
trấn Sóc Sơn- Huyện Sóc Sơn
8


V.2. Thời gian thu thập thông tin
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ lúc lập đề cương nghiên cứu đến nộp báo cáo
kết quả trong vòng 4 tháng từ 3/6/2011đến 3/10/2011
- Thời gian thu thập thông tin trong vòng 35 ngày: từ 25/7/2011 đến 30/8/2011
VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
VI.1. phương pháp luận
VI.1.1. phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênnin
Quan điểm duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: vật chất có trước ý thức,
sinh ra ý thức và quyết định ý thức. Vì vậy, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng
đồng thời ý thức xã hội tác động quay trở lại cải tạo, biến đổi tồn tại xã hội. Cũng như
các yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế luôn có vai trò quyết định đối với mọi lĩnh vực đời sống
xã hội: văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… Nhưng các lĩnh vực này luôn có mối quan hệ
biện chứng mật thiết với sự phát triển kinh tế. Áp dụng khi nghiên cứu xã hội học về dư
luận xã hội đối với nạn bạo hành trẻ em: dư luận xã hội thuộc về ý thức xã hội, nó chịu sự
tác động từ các yếu tố tồn tại xã hội như: kinh tế, học vấn, hoàn cảnh sống,…
Phương pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác cho rằng: mọi sự vật, hiện tượng,

quá trình trong thế giới khách quan luôn luôn vận động và biến đổi trong mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau, phối hợp lẫn nhau, trong mối quan hệ tương hỗ… Vì vây, khi
nghiên cứu về vấn đề, sự kiên nào đó xảy ra trong xã hội, bao gồm cả dư luận xã hội phải
đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khác. Để tìm hiểu về nguyên
nhân của nó, phát hiện ra quy luật phát sinh và tồn tại của nạn bạo hành trẻ em trong nhà
trường, từ đó để đưa ra giải pháp phù hợp và hiệu quả.
VI.1.2. Các lý thuyết xã hội học
Đề tài áp dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu về dư luận xã hội đối với
hành vi bạo hành của thầy cô giáo với học sinh như sau:
a.

lý thuyết tương tác biểu trưng

Quan điểm gốc của lý thuyết này cho rằng: xã hội được tạo thành từ sự tương tác
của vô số cá nhân ; bất kì hành vi nào của con người đều mang những ý nghĩa khác nhau;
hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với
9


các ý nghĩa biểu trưng. Do đó, để hiểu được các tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa
con người với xã hội, cần phải nghiên cứu các tương tác xã hội, cần phải đi lí giải ý nghĩa
biểu hiên, các biểu tượng của các tương tác đó.
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này đó là nhà xã hội học người Mỹ Herbert
Blumer. Quan điểm của ông cho rằng hành động của mỗi cá nhân được thực hiện trên cơ
sở lí giải những biểu tượng, những ý nghĩa trong hành vi những người xung quanh và lý
giải về tình huống của chính bản thân họ. Theo ông, tương tác biểu trưng không phải là
tổng số các hành động cá nhân riêng lẻ, mà là một quá trình,một hình thức xã hội được
tạo thành từ các hành động của các cá nhân mà mỗi hành động đo được thực hiện thông
qua cơ chế lí giải ý nghĩa, động cơ hành đông của nhau được thể hiện qua hệ thống ký
hiêu, biểu tượng.

Áp dụng trong nghiên cứu đề tài này, việc tìm hiểu ý kiến, đánh giá, phán xét hay
thái độ của người dân đối với bạo lực học đường cần phải tìm cách lí giải ý nghĩa, hay
biểu tượng mà họ gắn cho hành vi bạo hành trẻ em. Cụ thể, đối với người lớn luôn lây cớ
về quan niệm “thương cho roi cho vọt” để che đậy cho hành vi bạo hành của mình. Họ
cho rằng, “dạy con phải dạy từ thuở còn thơ” , vì thương con, cần dạy dỗ nghiêm khắc
con trẻ, như thế thì nó mới “nên người”. Thầy cô giáo và cha mẹ lí giải rằng, khi trẻ con
phạm lỗi chỉ có “đòn đau’ thì mới “nhớ lâu”, thì chúng mới ghi nhớ lời dạy trong đầu và
cố gắng lần sau không còn tái phạm. Còn nếu cư nhân nhượng, vỗ về, khuyên răn chúng
là nuông chiều trẻ con, có thể làm hư chúng, và nó thể hiện “ghét cho ngọt cho bùi”. Còn
đối với trẻ em, các em nghĩ rằng chúng bị phạt là do chúng đã làm sai, mắc lỗi thị bị đòn
roi, mắng chửi là điều tất nhiên, vì vậy có nhiều em bị thầy cô giáo trên lớp đánh,
mắng..nhưng các em vẫn không dám nói với người lớn, sợ bố mẹ các em cho rằng vì ở
trên lớp các em hư, nghịch ngợm, hay đã mắc lỗi gì đó…
b. Lý thuyết xung đột- Quan điểm của Mác-xít về dư luận xã hội
Theo quan điểm của Mác xít, dư luận xã hội luôn đóng vai trò là phương tiện và
yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như hành vi của con người. Các nhà kinh điển
Mác xít cho rằng gốc rễ của sự biến đổi xã hội là sự biến đổi trong ý thức của quần chúng

10


nhân dân, để có sự cải biến xã hội thực tế trước hết phải có những cải biến trong dư luận
xã hội.
Khi tiếp cận quan điểm Mác-xít về dư luận xã hội, chúng ta có các luận điểm
chính sau:
Dư luận xã hội là một dạng đặc trưng của ý thức xã hội. vì vậy, thông qua nghiên
cứu về dư luận xã hội ở Hà Nội về bạo hành trẻ em trong nhà trường, ta có thể thấy được
nhận thức, hiểu biết của họ về vấn đề này.
Dư luận xã hội là yếu tố thuộc về kiên trúc thượng tầng nên nó chịu sự chi phối từ
các yếu tố của cơ sở hạ tầng. Khi nghiên cứu dư luận xã hội phải đo lường được các yếu

tố ảnh hưởng đến việc hình thành dư luận xã hội về bạo hành trẻ em: trình độ học vấn,
thu nhập,nghề nghiệp, nơi sống….
Dư luận xã hội có thể tạo ra động lực tạo sự chuyển biến của xã hội. Đó là ý nghĩa
thực tiễn để chúng ta nghiên cứu về dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em, đó là ý nghĩa
đối với việc giảm được tình trạng bạo hành trẻ em trong nhà trường đang diễn ra ngày
càng sâu rộng và phức tạp hiện nay. Cụ thể, ta có thể dùng dư luận xã hội gây sức ép
mạnh mẽ hơn để giáo viên có thể hạn chế hành vi bạo hành đối với học sinh trong lúc
nóng giận.
VI.2. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu
a.

phương pháp nghiên cứu

Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng:
Trước hết, sử dụng phương pháp định lượng tiến hành điều tra chọn mẫu theo
bảng hỏi cấu trúc, thu thâp thông tin để mô tả một cách đầy đủ, khái quát về những ý
kiến, đánh giá, phán xét, thái độ của người dân Hà Nội về những hành vi bạo hành của
thầy cô giáo đối với học sinh hiện nay.
Sau đó mới tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung: giúp khẳng định
hay bác bỏ kết quả định lượng, giúp giải thích, phân tích sâu ý nghĩa của các kết quả định

11


lượng, làm sáng tỏ những khía cạnh bất thường, tìm hiểu chi tiết các yếu tố ảnh hưởng
đến dưu luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em trong nhà trường..
b.

phương pháp chọn mẫu


- cỡ mẫu: 500 người
- chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu chùm
Bước 1: lập danh sách toàn bộ 404 xã, 154 phường, 22 thị trấn trên địa bàn Hà
Nội. Mỗi 1 xã, phường, thị trấn là 1 chùm (cụm).
Bước 2: từ 580 xã, phường, thị trấn chọn ngẫu nhiên hệ thống ra 5 xã, phường, thị
trấn đó là:
Phường Nghĩa Đô – Quận Cầu Giấy; Thị trấn Yên Viên- Huyện Gia Lâm; Xã Hạ
Hồi- Huyện Thường Tín;

Phường Trần Hưng Đạo- Quận Hoàn Kiếm ; Thị trấn Sóc

Sơn- Huyện Sóc Sơn.
Bước 3: từ mỗi một xã phường chọn ngẫu nhiên hệ thống ra 100 người/ 1chùm,
rồi tiến hành thu thập thông tin.
VII. Thao tác hóa các khái niệm liên quan
a.

Khái niệm về dư luận xã hội

Theo Tiến sĩ Mai Quỳnh Nam, dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản
ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại
diện cho lợi ích xã hội cấp bách, trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại.
Trong đề tài nghiên cứu này, tôi nghiên cứu dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em
như là thể hiện tâm trạng xã hội, biểu thị mối quan tâm, tâm tư nguyện vọng được thể
hiện dưới dạng các ý kiến, đánh giá, thái độ của đông đảo người dân về nạn bạo hành của
thầy cô giáo đối với học sinh hiện nay.
b.

Khái niệm bạo hành


Bạo hành là những hành vi bạo lực xảy ra dưới nhiều hình thức như: Hành hạ,
đánh đập người khác, chửi bới, quấy rối, lạm dụng tình dục... và tất cả những vấn đề trên
làm tổn thương đến cơ thể, tình cảm, tâm lý, sự tiến bộ của con người.
Bạo hành bao gồm các hình thức dưới đây:

12


- Thân thể
Bất cứ sự đụng chạm thân thể nào không muốn, ngăn trở bằng bất cứ cách nào, ngăn lại
không cho đi, giữ hoặc ôm chặt khi không muốn, bóp cổ, đá, đấm, tát, đánh.
- Tình dục
Bất cứ sự đụng chạm nào vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể mà bạn không muốn, bất cứ sự
bình luận về tình dục không được yêu cầu, cưỡng ép quan hệ tình dục (cưỡng dâm), đối
xử với như một đối tượng tình dục, đối xử thô lỗ với.
- Xã hội: làm bẽ mặt hoặc phớt lờ ở những nơi công cộng, không cho gặp gỡ bạn bè,
không cư xử tốt với bạn bè.
- Tình cảm/Lời nói/Tâm lý: Đe doạ, làm sợ hãi, phớt lờ tình cảm của hoặc cười giễu khi
bạn cố nói cho điều gì đó quan trọng, doạ nạt bằng lời nói, gọi tên để chế giễu, hét lên,
cao giọng, lớn tiếng quát tháo với, chế nhạo hoặc chỉ trích, buộc tội sai, đổ oan, bới móc
và nói ra những lỗi,nhận xét tiêu cực về ngoại hình của bạn,nói đùa theo kiểu ác ý nhằm
mục đích bới móc những khiếm khuyết.
c. Trẻ em
Trong đề tài này, quan niệm về độ tuổi của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì trẻ em được hiểu là người
có độ tuổi dưới 16.
c.

Bạo hành trẻ em trong nhà trường


Bạo hành trẻ em trong nhà trường là bất cứ hành vi bạo lực nào về mặt thân thể,
tâm lí, xã hội, tình dục… mà giáo viên gây ra cho học sinh dưới 16 tuổi.
VIII. Khung lý thuyết, hệ thống các biến số, chỉ báo đo lường
VIII.1. Giả thuyết nghiên cứu
-

hầu hết mọi người đều cho rằng những hành vi bạo lực về thân thể của thầy

cô giáo đối với học sinh là hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.
-

đa số mọi người đều cho rằng có thể chấp nhận được hành vi thầy cô giáo

trách mắng học sinh khi học sinh phạm lỗi, có thái độ vô lễ với thầy cô giáo.

13


-

những người có trình độ học vấn càng cao thì có nhận thức đầy đủ hơn về

hậu quả của bạo hành trẻ em trong nhà trường vì vậy họ có thái độ phản đối gay gắt hơn
đối với các hành vi bạo hành trẻ em.
-

Những người thường xuyên tiếp cận với các nguồn thông tin về các vụ bạo

hành trẻ em trong nhà trường, thường xuyên trao đổi chia sẻ thông tin thì họ có những
đánh giá đúng hơn về nạn bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện nay.

VIII.2. Hệ thống các biến số, chỉ báo
- biến số độc lập:
+ đặc điểm nhân khẩu học: Giới tính, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp,Tôn giáo,
Nơi sống, Tình trạng hôn nhân.
+ đặc điểm cá nhân : Mức độ tiếp cận thông tin về bạo hành trẻ em, nguồn thông
tin, mức độ chia sẻ thảo luận thông tin, đối tượng chia sẻ thông tin.
+ đặc điểm gia đình: Hoàn cảnh gia đình, Kiểu gia đình, Số lượng trẻ em dưới 16
tuổi cùng sinh sống trong gia đình.
- Biến trung gian:
Nhận thức của người dân Hà nội về bạo hành trẻ em trong nhà trường : quan niệm
về dạy dỗ trẻ, mức độ nhận biết về hành vi bạo hành, hậu quả của bạo hành trẻ em trong
nhà trường.
- Biến phụ thuộc:
Dư luận xã hội của người dân Hà Nội về bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện
nay:
+ Ý kiến, đánh giá của người dân Hà Nội về nạn bạo hành trẻ em trong gia đình
hiện nay
+ Thái độ của người dân Hà Nội về những hành vi bạo hành của giáo viên đối với
học sinh hiện nay
- Biến can thiệp :
+ Môi trường kinh tế- xã hội
+ Các phương tiện truyền thông đại chúng: mức độ đưa thông tin về các vụ bạo
hành trong nhà trường
14


VIII.3. Khung lý thuyết

Môi trường kinh tế- xã
hội

Đặc điểm
nhân khẩu
học:

Giới tính
Trình độ học
vấn
Nghề nghiệp
Thu nhập
Tôn giáo
Nơi sống
Đặc điểm
Tình
trạngcá
nhân:
hôn nhân
Mức độ tiếp cận
thông tin về bạo
hành trẻ em,
Nguồn thông
tin, Mức độ
chia sẻ thảo luận
thông tin,
Đối tượng chia
sẻ thông tin.

Dư luận
xã hội
của
người

dân Hà
Nội
về vấn đề
bạo
hành
trẻ em
trong nhà
trường
hiện nay

Nhận thức
của người
dân
Hà Nội về
nạn bạo
hành
trẻ em
trong
nhà
trường

Các phương tiện truyền thông
đại chúng

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Lunne stevens, Bạo hành trên cơ sở giới: Tài liệu tham khảo dùng cho tập huấn
cán bộ y tế, 2002
2. Duy Tiến, Báo động nạn tự tử và bạo hành trẻ em, báo An ninh Thủ đô, số ra
ngày 10/11/2008.
3. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009

4. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ chí Minh, Bạo hành trẻ em trong nhà
trường:

nguyên

nhân



một

số

giải

hids.hochiminhcity.gov.vn).
15

pháp

phòng

ngừa,

2009,(http:


5. Vietnam Social Work Network (Mạng công tác xã hội Việt Nam ),
http:vnsocialwork.net
6. Thực trạng bạo lực trẻ em ở nước ta hiện nay-giải pháp, Vietnam Social Work

Network, 2009, http:vnsocialwork.net
7. Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội , 2005, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà nội.
8. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, />
PHẦN B: CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Trong các cuộc điều tra dư luận xã hội, thường sử dụng 2 phương pháp thu thập
thông tin đó là Phỏng vấn và Phát vấn (trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi anket hay bảng
hỏi tự ghi).
Đề tài “Dư luận xã hội của người dân Hà Nội về bạo hành trẻ em trong nhà trường
hiện nay” sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (là chính) kết hợp định tính nối
tiếp. Và để thu thập những thông tin định lượng, chọn phương pháp thu thập thông tin
Phát vấn (bằng bảng hỏi Anket).
Nguyên nhân lựa chọn công cụ nghiên cứu là bảng hỏi Anket:
1.

Điều tra bảng hỏi Anket thu thập thông tin mang tính định lượng, đưa ra

bức tranh rộng lớn mang tính đại diện về đối tượng được nghiên cứu.
2.

Với cỡ mẫu 500 người, nếu trực tiếp phỏng vấn sẽ mất nhiều kinh phí, thời

gian mà tính khách quan của thông tin có thể bị giảm đi, do tác động gây nhiễu từ phía
điều tra viên.
3.

Điều tra bằng bảng hỏi Anket, tức là người trả lời tự ghi đáp án của mình

vào phiếu, nên tâm thế, hay những quan điểm của điều tra viên không tác động gây nhiễu
đến người trả lời.

16


4.

Người trả lời có thể trả lời câu hỏi mà không cần có điều tra viên ở cạnh

bên. Tạo cho người trả lời cảm giác về tính khuyết danh, tính bảo mật thông tin nên câu
trả lời trung thực hơn.
5.

Không yêu cầu trình độ cao đối với điều tra viên

6.

Thông tin thu thập nhanh, xử lí nhanh nên mang tính cập nhật, thời sự

BẢNG HỎI ANKET:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN
HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN
NAY
Giám sát viên :……………………………………….
Điều tra viên :………………………………………..
Thời gian

:

Ngày ……………..tháng………….


Địa điểm

: ……………………………………..
Xin chào, xin tự giới thiệu, chúng tôi là sinh viên khoa xã hội học, đến

Học viện báo chí-tuyên truyền. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây ở trên thế
giới cũng như ở nước ta, nạn bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng và phức tạp, gây nên
những hậu quả nặng nề đối với trẻ em đã tạo nên một làn sóng dư luân xã hội mạnh mẽ..
Chính vì vây, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Dư luận xã hội của người dân Hà
Nội về bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện nay”, nhằm tìm hiểu để tìm hiểu những ý
kiến, đánh giá, thái độ của người dân đang sinh sống ở Hà Nội về vấn đề bạo hành của
thầy cô giáo đối với trẻ em hiện nay, nhằm tìm ra những giải pháp xã hội để phòng ngừa
hiệu quả vấn đề này. Vì vây, rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ từ ông/bà.
Với tư cách là nghiên cứu viên, tôi xin đảm bảo tính khuyết danh và tính bảo mật
của bài phỏng vấn, mọi thông tin mà ông bà cung cấp chỉ được sử dụng trong hoạt động
nghiên cứu.
17


Mong ông/bà đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào số
thứ tự của các đáp án mà ông/bà cho là phù hợp nhất.
A.

Thông tin cá nhân

A.1. Năm sinh………
A.2. Giới tính:
1. nam


2. nữ

A.3. Trình độ học vấn

1.

Không biết chữ

5. Trung cấp chuyên nghiệp

2.

Tiểu học

6. Cao đẳng, đai học

3.

Trung học cơ sở

7. Trên đại học

4.

Trung học phôt thông

A.4. Nghề nghiệp hiện nay:

1.


Công nhân, viên chức

4. Tiểu thương, tiểu chủ

2.

Nông dân

5. Thất nghiệp

3.

Trí thức

6. nội trợ
7. Khác (ghi rõ)………….

A. 5: Tôn giáo
1.

Có (ghi rõ)…………………

2.

Không

A.6 : Tình trạng hôn nhân:
1. Hiện có chồng/có vợ

4. Ly hôn


2. Độc thân

5. Góa chồng/góa vợ

3. Ly thân

6. khác (ghi rõ)………..

A.7: Gia đình đang sống gồm bao nhiêu thế hệ?
18


1.

1 thế hệ

3. thế hệ

2.

2 thế hệ

4. thế hệ

A.8. Số trẻ dưới 18 tuổi đi học đang sống cùng trong gia đình :
S

Giới


TT

Đang học

Nă tính
1

m sinh
. nam

2
. nữ

1.Mầm

2.

non,mẫu giáo

Cấp I

3.
Cấp II

4.
CẤP III

1
2
3

4
5
6
7
B.

Nội Dung

1.

Nhận thức về nạn bạo hành trẻ em trong nhà trường

B.1. ông/bà đã từng nghe nói đến cụm từ “bạo hành trẻ em” chưa:
1. Đã nghe

2. chưa nghe

(bỏ câu B.2)
B.2. ông /bà nghe từ đâu
1. người trong gia đình
2. bạn bè

3. các phương tiện truyền thông địa chúng
4. qua hoạt đông văn hóa-xã hội ở thôn, làng,

khu phố
5. khác (ghi rõ)
……………………
B.3. theo ông/bà bạo hành trẻ em bao gồm những hành vi nào dưới đây:
(có thể chọn nhiều phương án)

1. hành vi về thân thể: tát mắng, đánh đập
2. hành vi về tình dục: cưỡng ép quan hệ tình dục (cưỡng dâm), quấy dối tình
dục…
19


3. hành vi về xã hội: làm bẽ mặt trẻ trước mặt người khác, cô lập trẻ.
4. hành vi về tâm lí, tình cảm: quát mắng, dọa nạt, bới móc những lỗi của trẻ, vu
cáo.
5. khác (ghi rõ)
B.4. theo ông/ bà, thầy cô giáo trong nhà trường thường hay sử dụng hành vi
nào đối với học sinh:
1. tát, nhéo tai, cốc đầu, đá.
2. cưỡng ép quan hệ tình dục (cưỡng dâm), quấy dối tình dục.
3. làm bẽ mặt trẻ trước mặt người khác, cô lập trẻ.
4. quát mắng, dọa nạt, bới móc những lỗi của trẻ, vu cáo trẻ.
5. khác (ghi rõ)………………………
B.5. theo ông /bà các hành vi ở câu B.4 có thể gây ra hậu quả gì đối với trẻ em?
(có thể chọn nhiều phương án)
1. có thể gây tử vong

4. tính nết trở nên hung dữ.

2. thương tích thể xác

5. tính nết trở nên lầm lì, í nói.

3. tổn hại về tầm lí: tự kỉ, lầm lì

6. học hành giảm sút, có thể bỏ học


7.không ảnh hưởng gì

8. khác (ghi rõ)……………..

B.6. theo ông bà, nguyên nhân chính của hành vi bạo hành trẻ em trong nhà
trường là:
1. Từ phía trẻ em: học kém, nghịch, khó bảo, phạm lỗi…
2. Từ phía giáo viên: thiếu hiểu biết, nhận thức về bạo hành…
3. Từ phía xã hội: quan niệm “thương cho roi cho vọt”.
4. Luật pháp về không nghiêm khắc,
5. khác (ghi rõ)………………………….
B.7. khi trẻ em dưới 16 tuổi trong gia đình ông/bà phạm lỗi, ông/ bà thường làm
gì?
1. đánh, đập, tát, cốc đầu

5. mắng, chửi, dọa

2. phạt nhốt trong phòng

6. khuyên nhủ
20


3. không cho ăn uống ngày hôm đó

7. bỏ qua, để chúng tự nhận thức, tự

4. không cho gặp bạn bè


8. khác (ghi rõ)………………….

sửa sai

2. ý kiến, đánh giá, thái độ về nạn bạo hành trẻ em trong nhà trường
B.8. theo ông/bà, mức độ phổ biến của bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện
nay là:
1. rất phổ biến

3. bình thường

2. phổ biến

4. không phổ biến
5. không biết

B.9. ông/bà đã từng nghe,đọc/ chứng kiến vụ việc thầy cô giáo có những hành
vi bạo hành với trẻ em chưa?
1. đã nghe

2. chưa nghe (chuyển đến câu 13)

B.10. về vụ ấn tượng nhất, trong vụ đó, thầy cô giáo đã sử dụng những hành vi
nào dưới đây đối với học sinh:
1. tát, nhéo tai, đánh đập, nhốt lại.
2. cưỡng ép quan hệ tình dục (cưỡng dâm), quấy dối tình dục.
3. làm bẽ mặt trẻ trước mặt người khác, cô lập trẻ.
4. quát mắng, dọa nạt, bới móc những lỗi của trẻ, vu cáo trẻ.
5. khác (ghi rõ)………………………
B.11. nguồn thông tin là:

1. trực tiếp chứng kiến

4.người thân trong gia đình

2. qua internet

5. bạn bè

3. qua báo in/truyền hình/phát thanh

6.khác (ghi rõ)……………

B.12. Cảm giác khi nghe, đọc, chứng kiến những hành vi đó:
1. không có cảm giác gì

4. cảm thấy ghê sợ

2. cảm thấy bình thường

5.cảm thấy lo lắng

3. bức xúc,tức giận

6. khác (ghi rõ)……………

21


B.13. ông/bà chia sẻ thông tin đó với ai, thái độ của họ:
Đối tượng chia sẻ

1.

thông tin
không

Phản ứng, thái độ
3.
4.c

2.
cảm thấy

bức xúc,

tỏ
thái độ

tức
bình



ảm thấy

giận

gh
ê sợ

thường


5.c
ảm thấy

6
.khác

lo lắng

(
ghi rõ)
………

…….

1. không chia sẻ với
ai
2. bạn bè, đồng
nghiệp
3. thành viên trong
giađình
4. những người hàng
xóm
5. Khác (ghi rõ)
B.14. ông /bà có thường xuyên tiếp cận những thông tin liên quan đến nạn bạo
hành trẻ em qua các phương tiện truyền thông đại chúng không?
1. rất thường xuyên

3. thỉnh thoảng


2. thường xuyên

4. không bao giờ

B.15. Theo ông /bà, bạo hành của giáo viên đối với trẻ em diễn ra nhiều nhất ở
cấp học nào :
1. Mầm non, mẫu giáo

3. học sinh bậc trung học cơ sơ

2. học sinh bậc tiểu học

4. Học sinh trung học phổ thông

B.16. Hình thức giáo dục nào có khả năng xảy ra bạo hành đối với trẻ em nhất
1. nhà nước
2. tư thục, tư nhân, bán công
3. dân lập
22


B.17. lí giải về hành vi bạo hành của giáo viên đối với học sinh
1. đó là hành vi gắn liền hoạt động nghề nghiệp của giáo dục
2. là hành vi “thương cho roi cho vọt”
3. là hành vi do thầy cô giáo bị stress, tức giận, say rượu mà gây ra
4. là hành vi mất hêt nhân tính
5. khác (ghi rõ)……………………………………….

B.18. những hành vi dưới đây của giáo viên có thể chấp nhận trong hoàn cảnh
nào:

Chấp nhận
2. vô lễ với giáo

1. trẻ học kém,
Hành vi

nghịch ngợm, vi phạm nội

viên

quy
1.

2.

chấp nhận

không thể

1.ch
ấp nhận

chấp nhận
1.Đánh, đấm, đá, tát
2.Cốc đầu, nhéo tai
3.Mắng , dọa nạt
4.Bêu xấu, làm bẽ mặt trước
bạn bè
5. cưỡng dâm, quấy rối tình
dục

6.Cô lập trẻ với bạn bè
7.Nhốt trẻ vào phòng kín
8.Khác (ghi rõ)………….
B.19. khi trẻ mắc lỗi, những hành vi bạo hành trên có tác động gì:

23

2.khô
ng thể chấp
nhận


Tác động
Hành vi
1

2. lễ
phép hơn
. không
đối với
vi phạm thầy cô
giáo
nội quy
ngh
trường, e lời người
lớn hơn
lớp nữa,

3.
học hành

chăm chỉ
hơn

4.
giảm các
hành vi
ngỗ
nghịch,
chọc phá

5.
khác (ghi
rõ)
…………
…………
…………
…………
………

6.
chỉ có tác
động tiêu
cực
6.

1.Đánh, đấm, đá, tát
2.Cốc đầu, nhéo tai
3.Mắng , dọa nạt
4.Bêu xấu, làm bẽ
mặt trước bạn bè

5. cưỡng dâm, quấy
rối tình dục
6.Cô lập trẻ với bạn

7.Nhốt trẻ vào phòng
kín
8.Khác (ghi rõ)
………….
B.20. theo ông/bà những hành vi bạo hành của giáo viên với học sinh vi phạm:
Vi phạm về:
2.vi phạm

1.Vi phạm đạo

Hành vi
đức
1.


2.
không

1.Đánh, đấm, đá, tát
2.Cốc đầu, nhéo tai
3.Mắng chửi, dọa nạt
24

pháp luật
1.c
ó


2.k
hông


4.Bêu xấu, làm bẽ mặt trước bạn

5. cưỡng dâm, quấy rối tình dục
6.Cô lập trẻ với bạn bè
7.Nhốt trẻ vào phòng kín
8.Khác (ghi rõ)………….
B.21. thái độ đối với thầy cô giáo có hành vi bạo hành đối với học sinh là:
1. phản đối
2. đồng tình
3. cả hai, (vừa đồng tình, vừa phản đối)
B.22. vậy ông/bà sẽ làm gì nhìn thấy thầy cô giáo có hành vi bạo lực với trẻ em:
1. báo cho ban giám hiệu nhà trường

4. báo cho phụ huynh học

sinh đó
2. báo cho công an, chính quyền.

5. can ngăn

3. báo cho các tổ chức chính trị- xã hội

6. không làm gì

7. khác (ghi rõ)………………………………

B.23. Giải quyết khi xảy ra bạo hành trẻ em trong nhà trường, cần có sự can
thiệp của:

(chọn nhiều phương án)

1. gia đình học sinh

4. các tổ chức chính tri- xã hội

2. nhà trường

5. cá nhân thầy cô giáo

3. công an, chính quyền

6. trách nhiệm học sinh

B.23. theo ông/bà chúng ta cần phải làm gì để giảm hành vi bạo hành của thầy
cô giáo đối với học sinh
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
xin cảm ơn!

25


×