BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
BÀI THU HOẠCH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
Đề tài:
BẢN THU HOẠCH THÔNG QUA BUỔI NGOẠI
KHOÁ ĐỀN GIÓNG
HÀ NỘI – 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................................................5
II. Bài học về bảo vệ Tổ quốc.................................................................................................................10
2.1. Tinh thần yêu nước........................................................................................................................10
2.2. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.....................................................................................................10
2.3. Vận dụng mọi điều kiện để đánh giặc............................................................................................10
2.4. Về nghệ thuật “Chiến tranh du kích”, lấy ít thắng nhiều................................................................10
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................12
2
LỜI NÓI ĐẦU
Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng
Thiên Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đền Phù
Đổng còn được gọi tên khác là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền
nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của
Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã
ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái
Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần.
Có lẽ là người con đất Việt, không ai là không biết đến truyền thuyết Thánh
Gióng cùng con ngựa sắt. Tuổi thơ năm tháng đi qua, những câu truyện cổ tích
bà, mẹ hay kể cho cháu mỗi buổi chiều tan học cứ dần dần in hằn trong tâm trí
cháu.
Còn những người ông, cha, chú – những người lính bộ đội Trường Sơn dù
ít hay nhiều nhưng không ai là không nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên
không – thành công của Phòng không – Không quân thời kì kháng chiến chống
Đế quốc Mỹ. Qua những lời kể, hẳn trong mỗi chúng ta đều dấy lên niềm tự nào
về những chiến thắng vang dội ấy, niềm tự hào về máu xương cha ông ta đã đổ
ra và cả niềm yêu Tổ quốc, nỗi niềm khát khao xây dựng cũng như bảo vệ Tổ
quốc hình chữ S bé nhỏ, thân thương này.
Để tạo cho sinh viên hiểu thêm, biết thêm về những di tích lịch sử, chiến
thắng vang dội ấy, trường Đại học Kinh và Công nghệ nói chung và khoa Giáo
dục Quốc phòng – An ninh nói riêng đã tạo điều kiện cho sinh viên có những
buổi tham quan, ngoại khóa hết sức hữu ích, thay vì chỉ là những tiết học lý
thuyết khô. Chúng em xin cảm ơn nhà trường, cảm ơn khoa rất nhiều vì điều
này.
Bài thu hoạch này là kết quả những gì chúng em hiểu biết, học tập thêm sau
hai buổi ngoại khóa, sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự tích Thánh Gióng, đền
Gióng – hội Gióng và bảo tàng Phòng không – Không quân cùng với chiến
thắng lịch sử lẫy lừng Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
3
4
NỘI DUNG
I. Tổng quan về Đền Gióng
1.1. Địa Điểm
Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên
Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên
nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của
Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã
ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái
Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần.
1.2. Lịch sử liên quan:
Theo truyền thuyết, đền Gióng được xây dựng từ thời Hùng Vương thứ VI
thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Sự tích Thánh Gióng dẹp giặc Ân là
biểu hiện của truyền thống đánh giặc giữ nước của cả dân tộc. Đó là niềm tự hào
lớn lao bởi ngay từ thuở dựng nước đã có kì tích đánh đuổi giặc ngoại xâm để
bảo vệ non sông, xứ sở, bảo vệ nhà nước Văn Lang mới xây dựng. Với công lao
to lớn đó, Thánh Gióng đã được vua Hùng Vương thứ VI phong là Phù Đổng
Thiên Vương.
Đền thờ Lê, vua Lê Đại Hành (980 - 1005) lại phong ông là Sóc Thiên
Vương, đổi Sóc Sơn thành Vệ Linh Sơn. Năm 981, sau khi đánh thắng quân
Tống trở về, vua lại phong ông là Phù Thánh Đại vương. Đến thời Lý, vua Lý
Thái Tổ đặt lại tên đền Gióng là Hiển Linh Điện, phong là Xung Thiên Thần
Vương. Thời Hậu Lê, Thánh Gióng được phong là Xung Thiên Đổng Thần
Vương, mẹ hiệu là Hiệu Thiên Mẫu. Vua Lê Kính Tông(1600 - 1619) niên hiệu
Hoằng Định có lập bia và tế lễ. Đến thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng
(1740 - 1786) nhà vua đã cúng áo chầu và tiền vàng.
5
1.3. Kiến trúc của đền
(Cổng đền Gióng)
Đền Gióng nằm trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng chính trên
nền ngôi nhà cũ nơi Gióng sinh ra. Trước đây, nơi này chỉ là một thảo am (nhà
nhỏ làm bằng cỏ) nhưng vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đã cho xây
dựng thành một ngôi đền khang trang. Trải qua nhiều lần trùng tu do thiệt hại từ
chiến tranh, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình
thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu
sắc đương đại.
Đền Gióng là một tổng thể thống nhất, gồm nhiều công trình xây trên một
diện tích rộng:
Cổng Tam quan của đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên.
Trên bậc thềm là hai con rồng đá, được tạc vào năm 1705. Trước cổng là một
sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ.
Trước cổng đền còn có đôi câu đối lớn:
“Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ ngưỡng
Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm”
Dịch nghĩa:
“Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm nhìn ngắm
Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn sung”
6
Cổng đền được xây dựng bằng gạch, đến nay đã được 109 năm. Phía sau cổng
là một phương đình tám mái khá giống với nhà tám mái trước chùa Láng vì cũng
được xây dựng từ thời Lý. Sau nhà tám mái là nhà tiền tế, là nơi để thực hiện các
nghi lễ. Tại đây, người xem có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch “tuổi tác”
khi bên trên những cột gỗ có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17) là những bức
hoành phi ghi lại những lời nói của Bác Hồ, những vần thơ Tố Hữu.Ấn tượng
nhất trong đền là cắp chiêng trống có đường kính lên tới 1,2m .Vào mùa lễ hội,
tiếng trống, tiếng chiêng rền vang sẽ làm không khí thêm phần hào hùng trong
những hoạt cảnh tái diễn trận chiến anh hùng của Thánh Gióng.
(Thủy đình đền Gióng)
Với mỗi ngôi đền thì phần quan trọng nhất bao giờ cũng là hậu cung, đền
Gióng cũng vậy. Đây là nơi đặt bức tượng Gióng cao hơn 2m, được tạc từ cách
đây trên 100 năm. Bên cạnh có hai hàng tượng gồm 6 quan văn võ, 2 người hầu
đứng, 2 phỗng quỳ và 4 lính hầu. Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe sứ là
cổ vật, chỉ dùng trong dịp lễ hội. Bậc thềm của hậu cung còn giữ được những
viên gạch chạm rồng, được cho là có từ thời nhà Lý. Trong đền còn có một bia
đá được dựng vào năm 1660.
Ngoài ra, từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành cho
những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh, bên trái
của đền là chùa Kiến Sơ.
Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt, được xây dựng từ thời Lý.
Trải qua gần 1.000 năm nhưng những nét chạm trổ tài hoa trên gỗ vẫn còn gần
7
như nguyên vẹn. Hằng năm thủy đình vẫn đứng đó lặng nghe những liền anh
liền chị hát giao duyên trong ngày lễ hội (9-4 âm lịch).
1.4. Lễ Hội Gióng
Lễ hội Gióng làng Phù Đổng là lễ hội truyền thống thường niên, hình thành từ
thời Lý, được dân chúng các làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyên
đứng ra tổ chức, trở thành lễ hội nổi tiếng nhất vùng châu thổ Bắc Bộ. Đến nay,
lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
cho nhân loại. Có lẽ mà bởi vậy mà lễ hội Gióng thu hút không chỉ riêng du
khách trong nước mà nhiều du khách nước ngoài chưa từng biết đến Việt Nam
lạ luôn cảm thấy trân trọng một nét đẹp vốn có mang đậm bản sắc dân tộc qua lễ
hội Gióng của Phù Đổng. Lễ hội Phù Đổng được tổ chức từ mồng 6 đến 12
tháng 4 âm lịch hàng năm với sự tham gia của 5 làng: ba làng ở phía Bắc sông
Đuống là Phù Dục, Phù Đổng và Đổng Viên và hai làng bên bờ Nam là Đổng
Xuyên và Hội Xá. Ngày hội chính là ngày mồng 9. Lễ hội có nhiều trò chơi đặc
biệt như hát Ai Lao. Đây là một tập tục cổ xưa, ban đầu hát bằng tiếng Lào, sau
đó chuyển sang hát bằng tiếng Việt. Trong ngày lễ lớn có trò diễn trận, rước
kiệu, múa cờ, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân. Trong trò diễn lại sự
tích, đức Thánh Gióng được tượng trưng bằng cờ lệnh và 28 người con gái được
cử ra làm tướng của giặc Ân.
Lễ hội Phù Đổng là một trong những đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá cổ truyền
ở Việt Nam. Lễ hội tái hiện sự kiện lịch sử suy tôn anh hùng chống ngoại xâm là
8
Thánh Gióng, cũng đồng thời thể hiện những hình thức trong tín ngưỡng của cư
dân nông nghiệp.
Khu di tích Phù Đổng (Đền Thượng, đền Hạ, chùa Kiến Sơ) đã được công
nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá năm 1975.
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi
thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng
truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt
Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù
Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng,
huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa
được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở
gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến
tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc
lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.Lễ hội Gióng là thiên
ca cho sức mạnh và nhân cách người Việt. Chúng ta cần gìn giữ và phát huy nó.
Ngoài ra còn hơn 10 hội gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa
vì chưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện
Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia
Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du,
Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội
Xá (Quận Long Biên).
Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và
khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc
Ân. Thông qua đó có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến
tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánh
Gióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ý
nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật
diễn xướng. Những nghi thức được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí
và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt
Nam.
9
II. Bài học về bảo vệ Tổ quốc
Qua buổi ngoại khóa đi tham quan về Đền Gióng chúng em đã rút ra được
nhiều bài học về lịch sử đấu tranh và truyền thống yêu nước trống giặc ngoại
xâm trải dài trên lịch sử đất nước Việt.
2.1. Tinh thần yêu nước
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, tiếng nói đầu tiên của một cậu bé suốt 3
năm không khóc không cười là tiếng nói xin đi đánh giặc. Đó không còn là tiếng
nói đơn thuần của một cá nhân nữa mà là tiếng nói của toàn dân tộc. Tiếng nói
đó là biểu hiện sâu sắc nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc.
2.2. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Chiến tranh càng lùi xa, người ta càng nhận biết sâu sắc hơn giá trị của những
bài học kinh nghiệm được rút ra từ lịch sử dân tộc. Chân lý hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta là "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Dân tộc
ta đã thực hiện một cách tuyệt vời chân lý ấy để làm nên thắng lợi vĩ đại của dân
tộc.
Bài học đoàn kết của dân tộc dạy ta phải quyết tâm vượt qua rào cản của bệnh
cô độc hẹp hòi, bảo thủ, tả khuynh. Chừng nào còn bảo thủ, tả khuynh, cô độc
hẹp hòi, còn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa trong Đảng và
ngoài Đảng, chừng đó sức mạnh của dân tộc còn bị hạn chế.
2.3. Vận dụng mọi điều kiện để đánh giặc
Trong truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc khi đã gẫy roi sắt thì nhổ tre đằng
ngà đánh giặc thể hiện tinh thần sáng tạo của nhân dân ta đã vận dụng mọi khí
tài có thể để tham gia chiến đấu.
2.4. Về nghệ thuật “Chiến tranh du kích”, lấy ít thắng nhiều
Qua buồi ngoại khóa, hình ảnh chàng tráng sĩ làng Phù Đổng 1 mình 1 ngựa
chiến đấu đánh tan cả ngàn quân giặc giành chiến thắng oanh liệt có lẽ là minh
chứng hùng hồn nhất cho sức mạnh chiến thuật, nghệ thuật quân sự của Việt
Nam.
10
KẾT LUẬN
Qua buổi ngoại khóa đã giúp chúng em hiểu thêm và sâu sắc hơn về
truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.Qua đây, chúng em có thể
thấy được sự mất mát và hi sinh lớn lao của dân tộc ta ,đã hi sinh xương máu để
chúng em có một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Đó là những bài học quý
báu khơi dậy cho chúng em tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, lòng nhân ái và sự
đoàn kết. Để qua đó, chúng em – những con người đang sống trong hòa bình
đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ cha anh, sẽ phải có trách nhiệm sống
sao cho xứng đáng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, viết tiếp những trang sử vàng
chói lọi của dân tộc.Chúng em xin gửi tới ngàn lời tri ân tới tất cả các anh hùng
liệt sĩ đã hi sinh tuổi trẻ, sức lực và tính mạng cho chúng em có cuộc sống như
ngày hôm nay.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục quốc phòng – An ninh
2. Website: www.quocphong.gov.org
3. Website: www.giaoduc.net.vn
12