Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Con người cô đơn trong tiểu thuyết của kawabata nhìn từ tâm thức hiện sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-------------***-------------

TRẦN THÚY HẰNG

CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
KAWABATA – NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học

PGS. TS. TRƯƠNG ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
chân tình từ gia đình, thầy cô, bạn bè.
Hoàn thành đề tài nghiên cứu, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến PGS. TS. Trương Đăng Dung – người thầy đã tận tâm hướng dẫn
em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn,
đặc biệt là các thầy cô Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh,
động viên, khuyến khích, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.


Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2015
Tác giả

TRẦN THÚY HẰNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn
trong luận văn đã ghi rõ nguồn gốc.
Đề tài Con người cô đơn trong tiểu thuyết của Kawwabata – nhìn từ
tâm thức hiện sinh được thực hiện bởi chính tác giả, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Trương Đăng Dung. Luận văn chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả

TRẦN THÚY HẰNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8
6. Bố cục luận văn ......................................................................................... 9
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
Chương 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TRIẾT HỌC VÀ
VĂN HỌC HIỆN SINH .................................................................................. 10

1.1. Con người cô đơn trong triết học hiện sinh ......................................... 10
1.1.1. Khái quát sự ra đời của triết học hiện sinh trên thế giới.............. 10
1.1.2. Hiểu về khái niệm “triết học hiện sinh” ....................................... 12
1.1.3. Những nội dung chính của triết học hiện sinh về con người ........ 13
1.2. Con người cô đơn trong văn học hiện sinh .......................................... 19
1.2.1. Khái quát về phong trào văn học hiện sinh thế giới .................... 19
1.2.2. Những nội dung cơ bản trong văn học hiện sinh .......................... 21
1.2.3. Tư tưởng hiện sinh trong văn học Nhật Bản ................................. 23
1.3. Tiền đề cho sự xuất hiện con người cô đơn trong sáng tác của
Kawabata...................................................................................................... 25
1.3.1. Yếu tố đất nước và con người Nhật Bản ....................................... 25
1.3.2. Yếu tố văn hóa, văn học truyền thống Nhật Bản .......................... 26
1.3.2.1. Từ nền văn hóa giàu bản sắc ................................................. 26
1.3.2.2. Đến nền văn học đậm niềm bi cảm ........................................ 29
1.3.3. Sự tiếp xúc giữa văn hóa Nhật Bản và văn hóa phương Tây ....... 33


1.3.4. Những biến động trong cuộc đời Kawabata ................................. 34
1.3.4.1. Người lữ khách ưu sầu ........................................................... 34
1.3.4.2. Tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Kawabata ............. 37
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI CÔ ĐƠN MANG TÂM THỨC
HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT KAWABATA .................................. 40
2.1. Con người mang cảm thức cô đơn ....................................................... 40
2.1.1. Con người với nỗi cô đơn bản thể................................................. 40
2.1.2. Con người mang niềm bi cảm Nhật Bản ....................................... 45
2.2. Con người với giới hạn thân phận........................................................ 52
2.2.1. Những nghịch cảnh của số mệnh .................................................. 52
2.2.2. Ý thức về hữu hạn ......................................................................... 57
2.3. Hành trình sống và dấn thân ................................................................ 62
2.3.1. Hành trình vượt giới hạn .............................................................. 62

2.3.2. Hành trình tìm kiếm ý nghĩa của đời sống .................................... 68
2.3.3. Cuộc chiến chống lại sự tha hóa ................................................... 74
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
TRONG TIỂU THUYẾT KAWABATA NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN
SINH................................................................................................................ 79
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tâm thức hiện sinh ..................... 79
3.1.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật .................................... 80
3.1.1.1. Miêu tả vẻ đẹp ngoại hình nhân vật nữ.................................. 80
3.1.1.2. Sự mờ hóa chân dung nhân vật nam ...................................... 85
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật ......................................... 87
3.1.2.1. Khắc họa nội tâm qua lời nửa trực tiếp ................................. 88
3.1.2.2. Khắc họa nội tâm qua ngôn ngữ nhân vật ............................. 93
3.2. Nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian sống của nhân vật ..... 104
3.2.1. Con người cô đơn trong không gian ........................................... 104


3.2.1.1. Không gian khép kín ............................................................ 105
3.2.1.2. Không gian tâm tưởng ......................................................... 109
3.2.2. Con người cô đơn trong thời gian .............................................. 113
3.2.2.1. Thời gian vận động theo mùa .............................................. 114
3.2.2.2. Thời gian dòng ý thức .......................................................... 117
KẾT LUẬN ................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 128


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ấn tượng về “đất nước mặt trời mọc”

Về vị trí địa lí, Nhật Bản là một quốc gia khá độc lập so với các quốc
gia khác trên thế giới và trong khu vực. Không chỉ nổi tiếng với cái tên như
“đất nước mặt trời mọc”, Nhật Bản còn được biết đến là một “quốc đảo” khi
toàn bộ diện tích đất nước là sự quy tụ của những hòn đảo lớn nhỏ, xung
quanh là đại dương mênh mông. Khoảng cách đó vừa đủ xa để người Nhật
lắng nghe những biến động của thế giới vừa đủ cách biệt để họ khép kín trong
nỗi cô đơn của dân tộc mình.
Thế giới biết đến Nhật Bản không chỉ là một cường quốc về kinh tế và
khoa học công nghệ mà còn bởi những đức tính đáng quý của con người
Nhật. Với ý chí và nghị lực phi thường, người Nhật đã tạo nên sức bật thần kì
để hồi sinh mạnh mẽ sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, như là định
mệnh, hệ quả tất yếu của tính chủ động, độc lập chính là nỗi cô đơn, trầm mặc
trong đời sống tâm hồn và sự cô lập, khép kín với tha nhân.
Về tôn giáo, ở Nhật Bản, đạo Phật chiếm ưu thế hơn hẳn so với các tôn
giáo khác. Phật giáo cung cấp cho người Nhật một cách nhận thức về thế giới
tự nhiên, tâm linh, bản ngã và tạo cho người Nhật lối sống thiên về nội tâm
trầm lặng, đi sâu vào thế giới bên trong con người hơn là khai phá hiện thực
khách quan.
Về văn học, xuyên suốt chiều dài lịch sử, Nhật Bản có quyền tự hào về
một nền văn học giàu có bậc nhất thế giới với lịch sử phát triển gần mười hai
thế kỷ với những tác phẩm nổi tiếng như: Kokiji (Cổ sự kí), Nihonsuki (Nhật
Bản thư kí), Fudoki (Phong thổ kí), Manyyoshu (Vạn diệp tập)…
Ấn tượng đặc biệt về “đất nước mặt trời mọc” là lí do thứ nhất chúng
tôi lựa chọn một tác giả được sinh ra trên mảnh đất Phù Tang, xứ sở của hoa
anh đào và những nét văn hóa phương Đông điển hình: nhà văn Kawabata.


2

1.2. Lòng ngưỡng mộ tài năng của một nhà văn phương Đông

Trong nền văn học dân tộc, Kawabata có vị trí cực kì quan trọng. Ông
là nhà văn đầu tiên ở Châu Á đoạt giải Nobel văn học năm 1968. Ông là đại
diện tiểu biểu cho vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản với những trang viết đậm
chất trữ tình và khả năng khai thác tâm lí nhân vật của một cây bút bậc thầy.
Đọc tác phẩm của Kawabata, người đọc thấy hiển hiện một nỗi buồn
mênh mang, cố hữu, phảng phất tâm thức cô đơn của kiếp người trong quan
niệm của Phật giáo và tư tưởng hiện sinh. Sự gặp gỡ này làm cho con người
cô đơn trong sáng tác của Kawabata có điểm khác biệt với nỗi cô đơn thường
thấy của các nhà hiện sinh phương Tây. Đó vừa là nỗi cô đơn bản thể của con
người nhưng vừa là nỗi buồn mang vẻ đẹp và niềm u uẩn của con người Nhật
Bản - một nỗi buồn bản địa đặc thù. Nỗi cô đơn trong tiểu thuyết Kawabata
được viết nên trước hết từ chính những buồn đau trong cuộc đời nhà văn –
con người dường như được sinh ra với định mệnh cô đơn; hơn nữa, nỗi cô
đơn ấy cũng được kết tinh từ truyền thống văn hóa, văn học Nhật Bản; vang
lên từ một thời đại mà cái đẹp đang dần bị hoen ố, từ chính những đổ vỡ tinh
thần của người Nhật khi văn minh phương Tây xói mòn văn hóa truyền thống
một cách dữ dội.
Vì vậy, khám phá con người cô đơn trong tiểu thuyết của Kawabata
không chỉ giúp chúng ta thấy rõ mạch nguồn truyền thống văn hóa, văn học
của xứ sở hoa anh đào mà còn thấy cả một hiện thực đầy biến động của đất
nước và con người Nhật Bản những thập niên đầu thế kỉ XX.
1.3. Nghiên cứu con người cô đơn nhìn từ tâm thức hiện sinh là một hướng
đi có ý nghĩa trong bối cảnh văn học đương đại
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời đặt con người vào đúng vị trí của mình trong
thế giới, gọi tên đúng những vấn đề mà con người đang mang, thức tỉnh họ
đối diện với những hiện tồn của đời sống và bản thể cô đơn của mình. Những


3


nhà văn lớn đồng thời cũng là những nhà tư tưởng lớn, sáng tác của Kawabata
đặc biệt là tiểu thuyết chính là nơi thể hiện những vấn đề hiện sinh như thế.
Bởi vậy, việc nghiên cứu con người cô đơn trong tiểu thuyết Kawabata nói
riêng và các tác gia văn học hiện đại nói chung là một hướng đi đúng và có ý
nghĩa trọng bối cảnh hiện nay.
Về mặt lí thuyết, lựa chọn đề tài, chúng tôi mong muốn góp thêm một
cách tiếp cận mới về quan niệm con người trong tiểu thuyết Kawabata dưới
sự soi chiếu của lí thuyết hiện sinh qua đó làm nổi bật những nét chung và
nét riêng, những kế thừa và sáng tạo của nhà văn trong việc thể hiện con
người cô đơn.
Về thực tiễn, trong những năm gần đây, văn học Nhật và sáng tác của
Kawabata được dịch, giới thiệu và giảng dạy phổ biến ở các trường Đại học,
Cao đẳng, phổ thông ở Việt Nam. Vì vậy, với đề tài Con người cô đơn trong
tiểu thuyết của Kawabata – nhìn từ tâm thức hiện sinh, chúng tôi hi vọng
những nội dung được triển khai sẽ có ý nghĩa nhất định cho việc nghiên cứu,
giảng dạy tác phẩm của Kawabata trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Các tác phẩm của Kawabata không chỉ được giới thiệu rộng rãi mà còn
thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, các
sáng tác của ông được dịch ra tiếng Việt gồm thể loại truyện ngắn, truyện
ngắn trong lòng bàn tay và tiểu thuyết. Sáng tác của Kawabata từng được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ của phân tâm học, Thiền học, chủ nghĩa hiện
sinh... Đề tài của chúng tôi có hai giới hạn: thứ nhất là về con người cô đơn,
thứ hai là tiếp cận từ tâm thức hiện sinh. Vì vậy, dù số lượng các bài nghiên
cứu, sách, bài viết về sáng tác của Kawabata là rất phong phú và đa dạng
nhưng chúng tôi chỉ điểm qua những công trình nghiên cứu có đề cập đến yếu
tố hiện sinh và con người cô đơn trong tiểu thuyết Kawabata với ý nghĩa cơ
sở và gợi mở ý tưởng cho đề tài.



4

2.1. Nghiên cứu về sáng tác của Kawabata trên thế giới
Do hạn chế về nguồn tư liệu và chưa sử dụng được tiếng Nhật nên
chúng tôi chỉ kể tên và khái quát nội dung của những công trình nghiên cứu
về Kawabata ở ngoài nước trong phạm vi chúng tôi thu thập được.
Nhà văn vô sản Aono Suekiti trong cuốn Các nhà văn hiện đại Nhật
Bản đã đặc biệt lưu ý đến chức năng “thanh lọc” trong tác phẩm của
Kawabata: “Mỗi lần đọc tác phẩm của ông, tôi lại thấy xung quanh tựa hồ như
lắng đi, không khí bỗng trở nên trong trẻo còn tôi thì hòa tan trong đó”
(Chuyển dẫn theo [55; 10]).
Nhà văn hiện đại nổi tiếng Nhật Bản - Mishima Yukio đã nâng
Kawabata lên tầm “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”. Nhận định nổi
tiếng “Kawabata - vĩnh viễn lữ nhân” của ông là gợi ý, khởi nguồn cho rất
nhiều công trình nghiên cứu khác về nhà văn này. Ý tưởng về kiểu nhân vật
“lữ khách” đi tìm cái đẹp, nhân vật hành trình, dấn thân mang tâm thức hiện
sinh cũng được chúng tôi khai triển dựa trên gợi mở của nhà văn Yukio.
Trong diễn từ nhận giải Nobel văn chương năm 1994, Oe Kenzaburo đã
dành phần lớn những trang đầu để tôn vinh Kawabata và đã bộc lộ một trong
những đặc trưng cơ bản của tác phẩm Kawabata là tính mơ hồ, mông lung,
diệu vợi - tiêu chí cơ bản của cái đẹp theo quan điểm mĩ học Thiền. Đây sẽ là
gợi ý quan trọng để chúng tôi tìm hiểu sự mơ hồ, mong manh, hư vô của đời
sống trong tâm thức con người.
Nhà Đông phương học người Nga N.I. Fedorenco với các bài viết:
Y.Kawabata với triết học và mĩ học, Y.Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp
đã khẳng định dấu ấn của mĩ học Thiền trong sáng tác Kawabata và gián tiếp
chỉ ra nét tương đồng giữa tác phẩm của Kawabata với các tác phẩm văn học
hiện sinh về các vấn đề cốt lõi như “hư vô”, “khoảng trống”, “bản thể”… Đây
được coi là tài liệu quan trọng giúp chúng tôi có định hướng rõ ràng trong



5

việc xác định những tiền đề cơ bản làm nảy sinh yếu tố hiện sinh trong tác
phẩm của Kawabata. Do đó, dù cùng được nhìn từ tâm thức hiện sinh nhưng
con người cô đơn trong tiểu thuyết Kawabata vẫn có những nét khác biệt so
với các tiểu thuyết gia khác.
2.2. Nghiên cứu về sáng tác của Kawabata ở Việt Nam
Ở Việt Nam, năm 1969 – một năm sau khi nhà văn Kawabata của Nhật
Bản được tặng giải Nonel đã xuất hiện một số bài nghiên cứu, giới thiệu về
cuộc đời sự nghiệp của nhà văn này. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu lớn nhỏ về ông và tác phẩm của ông.
Công trình đáng kể nhất giới thiệu chung về tác giả Kawabata và tác
phẩm của ông là Yasunary Kawabata cuộc đời và tác phẩm của tác giả Lưu
Đức Trung do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997. Trong chuyên luận
này, tác giả đã đưa ra những tìm hiểu, phân tích cuộc đời và những yếu tố thời
đại có ảnh hưởng nhất định đến con đường nghệ thuật và sáng tác của
Kawabata. Phong cách nổi bật của Kawabata được tác giả nhận định đó là
“chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu” [88;18] được kế thừa từ dòng văn
học “nữ lưu” thời Heian.
Tác giả Lưu Đức Trung quay trở lại với bài viết Thi pháp tiểu thuyết
Kawabata - nhà văn lớn của Nhật Bản nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của
Kawabata (1899 – 1999). Trong đó, ông đã chỉ ra đặc trưng nổi bật trong sáng
tác Kawabata là dấu ấn của mĩ học Thiền - tiêu biểu là thi pháp chân không,
lấy im lặng làm nguyên tắc biểu đạt.
Bài viết Yasunary Kawabata dưới nhãn quan phương Tây in trên Tạp
chí Văn Sài Gòn năm 1969 của tác giả Chu Sỹ Hạnh đã có những cảm nhận
sắc sảo về bút pháp của nhà văn Kawabata như âm hưởng chung về nỗi cô
đơn, những suy nghĩ nội tâm nhân vật... Những ý kiến sâu sắc của tác giả sẽ



6

được chúng tôi triển khai cụ thể trong từng tiểu thuyết, ở từng nhân vật với
từng biểu hiện khác nhau.
Năm 1992, ấn phẩm Dạo chơi vườn văn Nhật Bản được nhà xuất bản
Giáo dục phát hành, trong đó nhà văn hóa Hữu Ngọc cho rằng tính cách
lưỡng phân giữa lối sống cổ truyền và lối sống hiện đại là cái nền cho sáng tác
của Kawabata. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng cảm nhận thấy sự
“lưỡng phân” qua các nhân vật, đó vừa là nỗi cô đơn bản thể từ cái nhìn hiện
đại vừa là nỗi cô đơn từ trong thẳm sâu tâm thức người Nhật.
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu với bài viết Thế giới Yasunary Kawabata
(hay là cái đẹp: hình và bóng) in trên tạp chí Văn học số 3, năm 2000 giống
như các nhà nghiên cứu khác đã nhấn mạnh đến vẻ đẹp, nỗi buồn, sự cô đơn
hiện lên dưới nhãn quan duy mĩ của nhà văn.
Tác giả Phạm Văn Tuấn trong bài viết Yashunari Kawabata(18991972): văn hào Nhật Bản và tác phẩm “Ngàn cánh hạc" khi phân chia các
giai đoạn sáng tác trong sự nghiệp của Kawabata đã trực tiếp chỉ ra mối quan
hệ tương đồng giữa sáng tác của Kawabata với văn học hiện sinh ở mặt nội
dung, tư tưởng là cùng lấy nỗi cô đơn và ám ảnh cái chết làm trục chủ đạo
xuyên suốt. Mặt khác, những “kinh nghiệm bi thương” của Kawabata được
tác giả nhắc tới sẽ trở thành một trong những tiền đề dẫn đến sự xuất hiện yếu
tố hiện sinh trong tác phẩm của Kawabata.
Tác giả Đỗ Phương Nam trong bài viết Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc
xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết của Yasunari Kawabata nêu những đặc
điểm cơ bản trong tiểu thuyết của Kawabata: luôn có xu hướng tìm về với
truyền thống trong một cảm thức mất mát và suy tàn, cái chết là một ám ảnh
ghê gớm và tiểu thuyết của ông luôn mang màu sắc buồn bã của sự chia li và
niềm tuyệt vọng...
Trong Tuyển tập Yashunari Kawabata, Thụy Khuê có bài viết Từ
Murasaki đến Kawabata. Khi phân tích biểu tượng “người đẹp ngủ” trong tiểu



7

thuyết Người đẹp say ngủ, bà đã chỉ ra tình trạng thảm kịch của con người mà
nhất là ám ảnh, đe dọa, trạng thái chênh vênh giữa hai bờ sống - chết và đây
cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của văn chương hiện sinh.
Tác giả Đào Thị Thu Hằng với bài viết Kawabata giữa dòng chảy
Đông Tây đã không ít lần nói về ảnh hưởng sâu sắc của Phân tâm học đến
sáng tác của Kawabata như: vô thức, không gian giấc mơ huyền ảo và cả vấn
đề tính dục… Tất cả những điều này sẽ là căn cứ giúp chúng tôi xác định một
cách cụ thể hơn những biểu hiện hiện sinh của các nhân vật trong tiểu thuyết
Kawabata.
Khảo sát những công trình nghiên cứu về sáng tác của Kawabata,
chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã làm sáng rõ những vấn đề chính
như: cuộc đời và sự nghiệp Kawabata, những biến động lịch sử và cuộc đời
riêng tác động đến sáng tác Kawabata, những khía cạnh nội dung và nghệ
thuật trong tác phẩm của ông... Đây sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho
chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài. Tuy nhiên để tìm hiểu con người cô
đơn với những biểu hiện cụ thể trong tiểu thuyết Kawabata nhìn từ tâm thức
hiện sinh thì chưa có công trình nào đề cập một cách trọn vẹn. Trên cơ sở đó,
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Con người cô đơn trong tiểu thuyết của
Kawabata – nhìn từ tâm thức hiện sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của con người cô đơn và vai trò của
nghệ thuật trong việc thể hiện con người cô đơn qua sáu tiểu thuyết của
Kawabata nhìn từ tâm thức hiện sinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là con người cô đơn trong các tiểu

thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp ngủ mê, Cố đô,


8

Đẹp và Buồn in trong Tuyển tập Yashunari Kawabata của Trung tâm Văn hóa
Ngôn ngữ Đông Tây, Nxb Lao động, xuất bản năm 2003.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
- Thực hiện đề tài chúng tôi nhằm mục đích làm rõ những biểu hiện con
người cô đơn trong quan niệm nghệ thuật của Kawabata nhìn từ tâm thức hiện
sinh, qua đó, khẳng định sự khác biệt giữa hình tượng con người cô đơn trong
sáng tác của Kawabata với các tác giả khác đó là: con người với nỗi cô đơn
bản thể nói chung nhưng còn là con người mang nỗi cô đơn bản địa đặc thù,
mang niềm bi cảm Nhật Bản.
- Song song với việc khai thác và làm rõ những vấn đề về nội dung,
chúng tôi cũng đặt ra mục đích tìm hiểu vai trò của nghệ thuật trong việc thể
hiện con người cô đơn nhìn từ thủ pháp của văn học hiện sinh.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đề ra cho luận văn những
nhiệm vụ chính:
- Tìm hiểu vấn đề con người cô đơn trong triết học và văn học hiện sinh
đặc biệt là trong văn học Nhật Bản.
- Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của con người cô đơn trong tiểu
thuyết Kawabata nhìn từ tâm thức hiện sinh.
- Tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu thể hiện con người cô
đơn nhìn từ tâm thức hiện sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
Và các thao tác: thống kê, chứng minh, bình giảng.


9

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Vấn đề con người cô đơn trong triết học và văn học hiện
sinh
Chương 2: Đặc điểm con người cô đơn mang tâm thức hiện sinh trong
tiểu thuyết Kawabata
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người cô đơn trong tiểu thuyết
Kawabata nhìn từ tâm thức hiện sinh


10

NỘI DUNG
Chương 1
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TRIẾT HỌC
VÀ VĂN HỌC HIỆN SINH
1.1. Con người cô đơn trong triết học hiện sinh
1.1.1. Khái quát sự ra đời của triết học hiện sinh trên thế giới
Trong lịch sử triết học thế giới, triết học hiện sinh ra đời sau triết học
cổ truyền. Triết học cổ truyền hay còn gọi là triết học về thiên nhiên (tạm gọi
là từ Platon, Aristoteles cho đến Descartes, Kant và Hegel) thường lấy vạn vật
trong giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra căn

nguyên của vũ trụ; trong thế giới tự nhiên, con người vô cùng nhỏ bé, bị vũ
trụ lấn át và “bỏ quên”. Ngược lại, triết học hiện sinh coi con người là trung
tâm của thế giới và là đối tượng nghiên cứu chính yếu của mình. Những câu
hỏi đặt ra đều xoay xung quanh thân phận làm người của con người. Vì vậy
triết học hiện sinh còn được gọi là triết học về con người.
Bước sang thế kỉ XX, thế giới chứng kiến những đổi thay mạnh mẽ với
nhiều thành tựu vượt bậc về khoa học – kĩ thuật nhưng nhân loại cũng phải
trải qua biết bao biến thiên, thăng trầm, đau khổ, mất mát do chiến tranh mang
lại. Nếu những phát minh khoa học như lí thuyết lượng tử của Max Planck,
thuyết tương đối của A. Einstein... làm thay đổi bức tranh thế giới; sự phát
triển đỉnh điểm của chủ nghĩa tư bản mang đến thành tựu rực rỡ về kinh tế,
khoa học – kĩ thuật thì hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933),
hai cuộc thế chiến (1914 – 1918; 1939 – 1945) cũng đã phá hủy hàng ngàn
công trình, hàng triệu người bị sát hại, nhân dân thế giới chứng kiến và gánh
chịu những mất mát vô vùng to lớn cả về vật chất và tinh thần.


11

Đất nước Nhật Bản gánh chịu những đau thương tổn thất nặng nề trong
cuộc chiến tranh thế giới II sau khi bị đế quốc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử
xuống hai thành phố Hirôsima và Nagazaki. Hành động này của Mĩ khiến
nhân loại cảm thấy hoang mang, đau đớn và sụp đổ niềm tin nghiêm trọng
vào lòng nhân ái của con người. Trong quang cảnh đó, một bộ phận người
dân châu Âu đặc biệt là giới trí thức đã bắt đầu tỏ ra bi quan và hoài nghi về
cuộc sống và thân phận mong manh của con người: “Mọi sự đều vô nghĩa,
mọi sự đều phi lí, đó là cái tâm trạng đổ nát của chế độ tư bản và trong tâm
trạng đó họ bắt gặp tư tưởng hiện sinh chủ nghĩa về thân phận con người”
(Chuyển dẫn theo [19;15]).
Sự biến động của xã hội tư bản phương Tây đầu thế kỉ XX khiến “trí

năng tỏ ra bất lực trước đời sống”. Trong bối cảnh đó, nhiều lí thuyết triết học
ra đời như tác phẩm hiện tượng luận Nghiên cứu logic của E.Husserl, phân
tâm học của S. Freud giúp con người nhận ra bên cạnh “cái nói ra được” còn
có cái “không nói ra được”, bên cạnh con người ngoại hiện còn tồn tại “con
người tồn tại bên trong con người”. Hiện thực còn ẩn giấu cái gì đằng sau nó
được lưu giữ nơi vô thức. Từ những nền tảng ý trí luận của Schopenhauer,
Nietzche; trực giác luận của H.Bergson, hiện tượng luận của Husserl, phân
tâm học của S.Freud, C.Jung, triết học hiện sinh ra đời lấy con người làm đối
tượng nghiên cứu chính đã nhanh chóng đáp ứng được những bức thiết mà
thời đại đang đặt ra. Sự ra đời của triết học hiện sinh đầu thế kỉ XX đối với
đời sống tinh thần của người dân châu Âu thời bấy giờ được xem như “một
tiếng sấm vang động cả trời đất, lay động xã hội Tây phương một cách mạnh
mẽ chưa từng thấy trong lịch sử” [22;7]. Chúng ta có thể mượn lời tuyên ngôn
nổi tiếng của V.Bela: “Thế kỉ XIX: Thế giới là tôi. Thế kỉ XX: Tôi không
phải là thế giới” (chuyển dẫn theo [14;192]) để tổng kết cho sự bừng ngộ của
thời đại sau khi triết học hiện sinh ra đời.


12

1.1.2. Hiểu về khái niệm “ triết học hiện sinh”
Triết học hiện sinh là gì? Theo cách nói của M. Fragonard trong cuốn
Từ điển lịch sử văn hóa thế kỉ XX, triết học hiện sinh được định nghĩa là “triết
học về nỗi lo tồn tại của con người”, là “triết học về con người” [22;8].
Triết hiện sinh đặt con người và ý nghĩa cuộc nhân sinh làm đối tượng
nghiên cứu chính yếu. Con người trong triết học hiện sinh là con người cụ thể,
riêng biệt, độc đáo với chủ thể tính và tự do tính (không phải con người
chung, phổ quát theo quan niệm của Aristoteles). Triết học hiện sinh còn được
gọi là triết học hành động, nhập thế. Con người sống, quyết định, hành động
vì những gì “tôi” cảm thấy cần phải làm chứ không vì thấy người khác làm

hay vì người khác nghĩ “tôi” phải làm, không phải vì “tôi” sợ người này hay
sợ người kia, càng không phải vì những mục đích đê tiện hay thói quen. Hành
động là cách “tôi” thể hiện ý nghĩa cuộc đời của mình, “làm cho bản thân
mình thêm phong phú và định mệnh của mình thêm quý trọng” [22;30].
Triết học hiện sinh hay còn được gọi là triết học của sự bừng tỉnh. Tại
sao lại bừng tỉnh và bừng tỉnh về điều gì? Nếu như triết học truyền thống coi
vũ trụ là đối tượng để khám phá và con người chỉ là một trong hàng vạn vật,
khuyến khích con người quên mình để tìm hiểu về những lẽ huyền vi của tạo
hóa; con người bị bỏ quên, mờ hóa, nhạt nhòa thì triết hiện sinh lại dạy con
người biết suy nghĩ về thân phận làm người của mình. Con người trăn trở về
chính mình, về lí do tồn tại của mình trên cõi đời: Ta là ai? Cuộc đời ta rồi sẽ
đi đến đâu? Kết thúc thế nào? Ta kiếm tìm điều gì ở cuộc sống và đời có đáng
sống không?... Những câu hỏi thôi thúc các nhà hiện sinh chủ nghĩa đi tìm câu
trả lời cho ý nghĩa đích thực của sự tồn tại.
Mỗi con người hiện sinh phải là một nhân vị độc đáo. Con người hành
động để khẳng định cá tính, sự sáng tạo và bản lĩnh của mình. Độc đáo chính
là một đề tài lớn của triết hiện sinh nhưng “độc đáo không có nghĩa là lập dị,


13

và ngang tàn không có nghĩa là phá phách” [22;28]. Con người hiện sinh nhìn
rõ khả năng và giới hạn của bản thân mình trước những thử thách của cuộc
sống. Vì vậy họ biết tận dụng khả năng, vượt qua giới hạn để thể hiện ý nghĩa
cuộc nhân sinh, khẳng định cái “tôi” hoàn toàn khác biệt. Nếu mỗi người đều
ý thức và hành động để khẳng định bản thân như những nhân vị độc đáo thì sẽ
tạo nên một thế giới nhân sinh đầy ý nghĩa và nhân bản.
Ở mỗi thời điểm, với những điều kiện nhất định, sự lựa chọn hành động
là cách thể hiện cá tính và ý nghĩa cuộc đời, là cách để người hiện sinh tạo
nên giá trị và định mệnh riêng của bản thân. Mỗi hành động đều mang một

giá trị hiện sinh trung thực vì mỗi hành động đều đòi hỏi một ý thức thận
trọng và một tinh thần trách nhiệm cao cả. Không chỉ có chủ thể tính, người
hiện sinh còn có tự do tính. Triết hiện sinh coi trọng tự do cá nhân, đề cao tính
độc lập, sáng tạo, tính tự chịu trách nhiệm của mỗi người: tự do quyết định, tự
mình đảm nhận định mệnh của mình – một định mệnh tự do, độc đáo nhưng
cũng rât đỗi cô đơn bởi không ai sống thay và chết thay ta được.
Trải qua những tranh luận và nhầm lẫn, đến nay chủ nghĩa hiện sinh đã
có vị trí chắc chắn trong đời sống xã hội và đi vào lịch sử triết học hiện đại.
Tâm thức hiện sinh vẫn không ngừng vươn xa trong tư duy của con người
hiện đại.
1.1.3. Những nội dung chính của triết học hiện sinh về con người
Phong trào hiện sinh là một phong trào rộng lớn, gồm nhiều khuynh
hướng khác nhau. Nhưng vượt lên mọi sự khác nhau, tất cả các triết gia hiện
sinh đều thống nhất trong quan niệm: triết hiện sinh không phải là khoa học
tìm hiểu những nguyên lí, quy luật của tự nhiên mà là khoa học tìm hiểu
những vấn đề hiện tại của đời sống con người. Đề tài duy nhất của triết hiện
sinh là con người tại thế, độc đáo, cô đơn, luôn nhận thấy những giới hạn và
nỗ lực vượt qua giới hạn. Con người luôn cố gắng vì nỗi sợ hãi bị lãng quên.


14

Mỗi triết học đều có phạm trù riêng, triết học hiện sinh cũng vậy. Khi
quan sát cuộc sinh hoạt cụ thể của con người thời đại, các triết gia hiện sinh
đã chỉ ra những phạm trù của triết hiện sinh. Trong cuốn Triết học hiện sinh,
tác giả Trần Thái Đỉnh đã tổng quát lại một số phạm trù hiện sinh chính yếu:
- Buồn nôn: chỉ thái độ của người hiện sinh trước vẻ vô lí và vô ý nghĩa
của một cuộc đời không lí tưởng, không ý thức về định mệnh tồn tại của
mình. Buồn nôn chỉ cảnh sống của những người chưa vươn lên tới mức đích
thực, còn sống như cỏ cây và động vật chứ chưa cố gắng sống để chứng minh

bản lĩnh làm người của mình. "Sống như sinh vật là một buồn nôn cho triết
gia hiện sinh đã ý thức sâu xa về nhân vị con người" [22;42]. Những người
sống mà không biết mình sống để làm gì, Sarte gọi là hiện hữu chứ chưa phải
là hiện sinh, tồn tại chứ chưa phải là sống. Bản thân những người đó không ý
thức được sự nhàm chán và "buồn nôn" của cuộc đời mình còn những người
đã ý thức sâu xa được địa vị làm người của mình thì cảm thấy "khó chịu" bởi
vẻ tầm thường và vô nghĩa lí ấy. "Buồn nôn làm cho chúng ta vùng dậy, bỏ
trạng thái sự vật để vươn lên thiên chức làm những nhân vị tự do và tự trách
nhiệm" [22;44]. Điều này làm nên ý nghĩa nhân bản của tư tưởng hiện sinh.
- Phóng thể: nguyên nghĩa dịch từ tiếng Pháp là "hóa thành cái khác",
thành người khác. Phóng thể là tình trạng những con người chưa tự ý thức
mình là những nhân vị độc đáo, họ sinh hoạt như mọi người và hành động chỉ
vì người khác bảo mình làm hoặc nghĩ mình phải làm chứ không phải vì mình
muốn hay cần làm để khẳng định bản ngã của mình. Phóng thể làm mất bản
ngã của con người, làm con người sống yên trong một trạng thái gần như sự
vật, là căn nguyên của cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo và vô nghĩa.
- Ưu tư: là trạng thái thức tỉnh và suy nghĩ của con người khi đã tỉnh
ngộ để bắt đầu hối cải và vươn lên một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Ưu tư "là
xao xuyến, băn khoăn về tương lai chưa rõ rệt" [22;47]. Con người hiện sinh


15

biết rằng tương lai đầy huyền nhiệm với bao điều chờ đợi mình phía trước,
chờ đợi những quyết định, lựa chọn và hành động của mình. Nếu ta để người
khác hoặc đoàn thể quyết định thay ta nghĩa là ta đã từ chối địa vị con người
chủ thể và tự do của mình. Tất cả cuộc sống của ta, hạnh phúc và đau khổ,
thành công hay thất bại đều lệ thuộc vào quyết định của ta nên ta ưu tư, ta
hiểu và ý thức một cách bi đát rằng cuộc đời của ta, sự sống của ta do chính ta
đảm nhiệm, người khác có thể lo lắng cho ta nhưng không làm thay ta tất cả.

- Tự quyết: là tự chọn cho mình con đường làm người tự do dù cực khổ
chứ không làm người nô lệ chỉ để thỏa mãn sự sung sướng của bản thân. Con
người chấp nhận những giới hạn của định mệnh và sẵn sàng vượt qua những
giới hạn để dấn thân vào một cuộc đời nhiều khó khăn hơn. Mỗi quyết định
đều ghi một bước tiến, để lại dấu ấn trong cuộc đời mỗi người; tự quyết
chứng minh rằng tôi là một chủ thể tự do và có thể đảm nhiệm về hành động
của mình.
- Vươn lên: đề tài vươn lên phát sinh dưới ngòi bút Kierkegaard và
được phát triển một cách sâu xa ở Sartre và Marcel. Theo Marcel: “Dừng lại ở
cái mình có, là tự đẩy mình xuống vũng sa lầy của tự phụ và tự đại” [22;52],
bởi vậy con người cần không ngừng vươn lên khỏi những gì mình đang có.
Sống với những gì mình có mới chỉ là biết đến phạm trù “chiếm hữu” mà
không bao giờ biết đến phạm trù “hiện hữu” nghĩa là không ý thức được về
nhân vị của mình để không ngừng vươn lên thoát khỏi tình trạng tầm thường
của những cái sở đắc. Con người sống mà không biết cố gắng vươn lên thì
cũng giống như tình trạng bị cứng đọng, sa lầy, tụt hậu, kém cỏi. Nhưng vươn
lên không có nghĩa là thắng người này hay người khác mà chính là “thắng
chính mình: mình phải vươn lên trên cái mình của hôm qua và cái của lúc
nãy” [22;53]. Đó chính là tinh thần vươn lên tích cực của triết học hiện sinh.


16

- Độc đáo: là điểm quan trọng và đặc sắc nhất của triết hiện sinh. Triết
học về thiên nhiên chưa bao giờ nhìn nhận con người là một cái gì độc đáo
mà luôn quan niệm mỗi người là một đơn vị của nhân loại - những đơn vị
giống nhau, không có điểm khác biệt. Triết hiện sinh lay tỉnh con người, nhắc
nhở mỗi người phải biết mình là một, là riêng, là độc đáo và mình phải sống
làm sao để hoàn thành định mệnh độc đáo đó: “Con người hiện sinh đích thực
là con người làm nên lịch sử của mình vì nó tự đảm nhận mọi hành vi của

mình và đảm nhiệm luôn cả cuộc sống của mình" [22;55]. Người hiện sinh
khi ý thức về tính độc đáo thường tự cảm thấy cô đơn vì con người phải sống
cuộc sống của chính mình, sống theo cách của mình chứ không theo cách của
người khác. Vậy người hiện sinh là người dám chấp nhận và đảm nhiệm nỗi
cô đơn để khẳng định nhân vị độc đáo bằng cách phát huy tất cả hững khả
năng riêng biệt của “tôi” mà chỉ mình “tôi” biết phải làm thế nào để có thể đạt
đến mức hoàn thiện.
E. Mounier trong cuốn Những chủ đề triết hiện sinh sau khi khảo cứu
về các trào lưu của triết học hiện sinh đã khái lược tư tưởng hiện sinh thành
mười hai luận đề chính. Những luận đề này có ý nghĩa quan trọng làm nên
diện mạo và chứng tỏ sự phát triển sôi nổi của các trào lưu hiện sinh, giúp
mỗi người nhìn nhận lại cuộc sống của chính mình để suy ngẫm nhiều hơn và
cũng không ngừng hi vọng về thân phận làm người của mình.
- Sự ngẫu nhiên của cuộc sống con người: việc xuất hiện và tồn tại
của mỗi người là một ngẫu nhiên của đời sống. Ngẫu nhiên xuất hiên, ngẫu
nhiên mất đi, đó là một sự thật hiển nhiên không dễ có câu trả lời thỏa đáng.
Như vậy, con người không thể không thừa nhận sự hư vô bao quanh cuộc
sống của mình.
- Sự bất lực của lí trí: ý niệm này bắt đầu được nêu lên từ B. Pascal. Lí
trí của con người là một phần rất quan trọng giúp con người cấu tạo định


17

mệnh của mình nhưng nó cũng có những giới hạn nhất định. Trước mọi việc,
con người luôn dùng lí trí để phân tích. Nhưng lí trí đôi khi lại bất lực trong
việc tìm hiểu vận mệnh của bản thân con người. Trong cuộc sống có những
điều con người lựa chọn và quyết định theo tiếng gọi của trái tim mà lí trí
không thể nào lí giải được.
- Sự nhảy vọt của con người: Triết hiện sinh được xem là một triết học

can đảm dù là can đảm trong tuyệt vọng. Hiện sinh thức tỉnh con người giúp
họ nhìn thẳng vào nỗi bi đát của mình nhưng không phải để con người cầu an
trong đau khổ mà là triết lí hành động. Con người hiện sinh phải là con người
dám nhìn thẳng vào nỗi bi thiết của mình để hành động, tự tạo nên cuộc đời
mình bằng cách tiến vượt, nhảy vọt trong từng giây phút. Con người luôn
vượt lên cái mình hiện là, hướng tới cái mình sẽ là. Vì vậy, hiện sinh đặt con
người vào đúng vị trí và là một thứ triết học lạc quan cổ vũ cho sự cố gắng
của con người.
- Sự dồn ải của cuộc sống con người: Heidegger nói mỗi ngày tôi sống
là mỗi ngày tôi tiến gần sự chết, ngay từ khi sinh ra đã đủ tuổi già để chết. Ý
thức được điều này nên con người thường âu lo, xao xuyến về thân phận làm
người của mình, về sự hữu hạn của cuộc đời, về sự dồn ải của thời gian, vì
những giới hạnh mong manh giữa sự sống và cái chết...
- Sự phóng thể (sự vong thân, tha hóa): Con người luôn đứng trước
nguy cơ bị phóng thể, biến thành kẻ khác. Bị người khác phóng thể hoặc do
chính bản thân phóng thể. Bị người khác phóng thể là theo quan niệm của
triết học tự nhiên nghĩa là coi con người như muôn ngàn sự vật, tồn tại như cỏ
cây, động vật. Chính bản thân phóng thể là con người đánh mất mình đi, sống
buông trôi theo phong trào hay theo đuôi người khác, dùng thân xác mình để
sống cuộc sống của người khác - sự tồn tại vô giá trị. Tiếp xúc với tha nhân,
với thế giới bên ngoài làm rơi mất, làm biến đổi những gì đã có trong bản tính


18

con người “tôi” đồng thời những yếu tố từ tha nhân, từ bên ngoài lại ăn nhập
vào “tôi”. Do vậy, con người không thể điều khiển được cuộc đời đầy ngẫu
nhiên của mình.
- Đời người có hạn, thần chết lại vội vã: các triết gia hiện sinh nói
nhiều về sự chết - một sự thật hiện hữu mà con người muốn quên đi. Tự đảm

nhiệm cái chết của mình là điều không ai tránh khỏi và không ai làm giúp
được ai. Vì thế, người hiện sinh cần phải sống cho ra sống, “sống để luôn chờ
chết trong mọi nơi, mọi lúc và nhìn thẳng vào mặt người đồng hành từng giây
từng phút” [57;70]. Targo – nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ đã từng suy nghiệm rất
hay về cái chết và cuộc sống con người: thần Chết là người bạn thủy chung
nhất của con người, luôn ở bên con người ngay từ lúc con người có mặt trên
đời, và con người phải sống như thế nào để khi thần Chết gõ cửa chúng ta
không phải ân hận vì không có gì làm quà tặng cho Người. Cuộc hiện sinh
dẫn dắt con người đến một cách sống thực thụ và dày ý nghĩa: đời người
không phải hơn nhau ở sự dài ngắn mà ở việc ta đã làm trong quãng thời gian
ta sống.
- Sự cô độc và bí mật: Nếu như cái chết là người bạn đồng hành chung
thủy nhất của con người thì cô độc lại như một thứ quà tặng vĩnh cửu của con
người, là định mệnh của mỗi người. Khi con người không ngừng cố gắng
vượt lên để khẳng định bản ngã độc đáo của mình cũng là lúc con người vươn
tới sự cô đơn tuyệt đối. Giao tiếp với tha nhân là điều tất yếu trong cuộc sống
nhưng chưa khi nào đủ sức khỏa lấp những chỗ trống trong tâm hồn mỗi
người. Dù yêu thương và thấu hiểu nhau đến mấy, con người vẫn không thể
nào có được sự cảm thông tuyệt đối của tha nhân, mỗi người vẫn luôn là một
thế giới đầy bí mật.
- Sự hư vô: hư vô là một trong những luận đề chính yếu của triết học
hiện sinh. Sartre nói: “Đời người là một đam mê vô ích”. Con người luôn


19

hướng tới cái tuyệt đối nhưng sự thật không bao giờ đạt đến được điều đó.
Nhưng dù sao vẫn phải cố gắng tiến lên. Ý nghĩa đích thực của một cuộc hiện
sinh là luôn vươn tới cái tuyệt đối để rồi cảm thấy thất vọng hoàn toàn vì
không bao giờ chạm tới chân lí. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa và thúc đẩy khát

vọng sống của con người khi tiệm cận với hư vô.
- Sự cải hóa: cuộc sống của mỗi con người là do cá nhân đó tạo ra bằng
bản tính và hành động của mình. Trong cuộc sống, con người thường hòa vào
cuộc sống của mọi người, tự cho mình thuộc về thế giới đó, giống như tất cả
những người khác và không nghĩ rằng mình bị hòa tan vào thế giới của tha
nhân, của cộng đồng, đánh mất con người riêng của mình. Để có một cuộc
hiện sinh đúng nghĩa, con người cần không ngừng cố gắng, dấn thân, nhập
cuộc để tự mình làm nên cuộc đời của mình, bản chất của mình.
- Vấn đề nhập thể (gia nhập, dấn thân, tham gia): Con người cần phải
tự đảm nhận trách nhiệm lựa chọn, tham gia, hành động để tạo nên vận mệnh
của mình bằng một tinh thần tự do, chủ động, tích cực. Đó mới chính là hiện
hữu, là chứng tỏ sự tồn tại của mình trước cuộc đời.
- Vấn đề tha nhân: con người sống trong mối tương quan với những
người khác và luôn đứng trước mâu thuẫn giữa khát vọng hòa nhập, thông
cảm với tha nhân và nguy cơ bị tha hóa, biến thành tha nhân.
- Đời sống dám liều: để khẳng định một cuộc sống ý nghĩa, con người
hiện sinh cần hành động, dám liều, dám sống theo ý mình dưới con mắt soi
dõi, phán xét của tha nhân.
1.2. Con người cô đơn trong văn học hiện sinh
1.2.1. Khái quát về phong trào văn học hiện sinh thế giới
Triết hiện sinh là triết học của đời sống. Văn học lại là tấm gương phản
chiếu những diễn biến của đời sống. Vì vậy, lĩnh vực đầu tiên mà triết hiện
sinh thể hiện là văn học và được bộc lộ rõ rệt như một trào lưu ở Pháp thời kì


×