Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

TRIỂN KHAI THƯƠNG mại điện tử CHO DOANH NGHIỆP tư NHÂN NGUYÊN KÍNH dựa TRÊN mã NGUỒN mở WORDPRESS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYÊN KÍNH DỰA
TRÊN MÃ NGUỒN MỞ WORDPRESS

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

KHÓA HỌC: 2011- 2015

1


ẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYÊN KÍNH DỰA
TRÊN MÃ NGUỒN MỞ WORDPRESS

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung
Lớp

: K45 Tin học kinh tế



Niên khóa

: 2011 - 2015

Giáo viên hướng dẫn
Hoàng Hữu Trung

2


Huế, tháng 5 năm 2015

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Lời Cảm Ơn
Trước hết em xin bày tỏ lời cảm ơn tới thầy Hoàng
Hữu Trung –Giảng viên Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế
– Trường Đại học Kinh tế Huế, người đã dành cho em rất
nhiều thời gian quý báu, trực tiếp hướng dẫn tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo
trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các thầy cô ở
Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, bạn bè đã theo sát, tạo

điều kiện giúp đỡ em có thể thực hiện đề tài một cách
thuận lợi nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị trong
DNTN Nguyên Kính đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
những tài liệu cần thiết và hướng dẫn nhiệt tình để giúp
em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin cảm ơn chân thành đến bố mẹ và
những người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên em
trong suốt thời gian qua để bài luận văn của em được
hoàn thành tốt đẹp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Huế, ngày 15 tháng 5
năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ Dung

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

5



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

MỤC LỤC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Ký hiệu
B2B

Ý nghĩa
Business To Business

B2C

Business To Customers

B2G

Business To Government


C2C

Customer To Customer

TMĐT

Thương mại điện tử

CMS

Content management system

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

7


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Hoàng Hữu Trung

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

10



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nhu cầu sử dụng trong xã hội luôn là động cơ chính thúc đẩy sản xuất, như
chúng ta cũng biết được việc thiếu thông tin cho công đoạn đáp ứng cung cầu làm cho
việc đưa sản phẩm đến tay người dùng trở nên khó khăn và gây nhiều lãng phí cho xã
hội. Bên cạnh đó việc phổ biến sử dụng Internet đã tạo ra một bước ngoặt mới trong
định hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin (CNTT) của nước ta cùng với nhu
cầu sử dụng máy tính để trao đổi và cập nhật thông tin ngày càng tăng.Từ thực tế đó
việc đưa thông tin đáp ứng các nhu cầu của mọi người và hỗ trợ cho việc mua bán diễn
ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm đã trở nên vô cùng cấp thiết.
Công nghệ tiên tiến hiện nay đã giúp doanh nghiệp biến Website của mình
thành những siêu thị hàng hóa trên internet, biến người mua trở thành những người
chủ với toàn quyền trong việc lựa chọn sản phẩm, tìm kiếm thông tin, so sánh giá cả,

đặt mua hàng, kí kết hợp đồng với hệ thống thanh toán tự động, rõ ràng, trung thực, nó
đã đưa các nhà cung cấp có thể đến gần với khách hàng hơn.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về bản chất cũng như những lợi ích
của thương mại điện tử vì vậy việc triển khai nó như thế nào để phù hợp với loại hình
kinh doanh của doanh nghiệp và triển khai như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất là
một việc mà không phải bất cứdoanh nghiệp nào cũng làm được.
DNTN Nguyên Kính là một DN chuyên cung cấp các loại máy tính, điện thoại
chính hãng, các thiết bị linh kiện điện tử. Ngoài ra, DN nhận bảo hành, sửa chữa phần
mềm máy tính, điện thoại. Tuy nhiên qua tìm hiểu tôi nhận thấy DNTN Nguyên Kính
vẫn đang áp dụng kiểu thương mại truyền thống, vì vậy để đưa công ty theo kịp với xu
hướng kinh doanh hiện nay và cũng để giúp cho việc kinh doanh của công ty được tốt
hơn tôi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài này tại DNTN Nguyên Kính với mong
muốn sẽ triển khai thành công thương mại điện tử cho công ty.

2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu tổng quát:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xây dựng Website tương đối hoàn chỉnh cho
DN, nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm máy tính và các linh kiện điện tử quảng

bá hình ảnh công ty với các khách hàng, đối tác trên thị trường, phục vụ một cách có
hiệu quả các hoạt động kinh doanh cho DN.
- Mục tiêu cụ thể:
Khảo sát, phân tích hiện trạng bán hàng của DN để có cái nhìn tổng quan về
doanh nghiệp.
Tập trung đi sâu vào nghiên cứu quy trình triển khai một Website thương mại
điện tử, ứng dụng mã nguồn mở Wordpress.
Áp dụngquy trình bán hàng theo phương pháp giao dịch thông qua mạng dựa
trên phương pháp truyền thống.
Xây dựng Website bán hàng cho DN.
Triển khai quảng cáo cho doanh nghiệp và giao dịch điện tử thông qua các
phương tiện truyền thống: Email, Facebook và quảng cáo trên các website khác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bán hàng tại DNTN Nguyên Kính.
Phạm vi nghiên cứu:
• Về không gian: Quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện tại DNTN
Nguyên Kính.
• Về thời gian: 19/01/2015 – 01/05/2015.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết thông qua các ebook được phát hành
bởi Microsoft. Tìm hiểu những ví dụ trên mạng, từng bước áp dụng vào các chương
trình thử nghiệm.
Nghiên cứu tại địa bàn: Quan sát, thu thập các thông tin, các tài liệu liên quan
đến thương hiệu, các lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh.
Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kinh tế.
Phương pháp xây dựng website sử dụng mã nguồn mở WordPress.
Phương pháp quảng cáo và triển khai thương mại điện tử thông qua Email,

Facebook, Website.
5. Nội dung nghiên cứu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Chương I: Cơ sở lý luận. Phần này sẽ giới thiệu tổng quan về quản lý bán hàng,
lợi ích của việc ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng và giới thiệu các công cụ sẽ sử
dụng để xây dựng phần mềm.
Chương II: Tổng quan về DNTN Nguyên Kính. Phần này sẽ giới thiệu về công
ty, giới thiệu lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, đồng thời mô tả bài toán quản lý bán
hàng ở DNTN Nguyên Kính.
Chương III: Triển khai Thương mại điện tử cho DNTN Nguyên Kính. Phần này
tập trung phân tích và thiết kế hệ thống, giao diện Website. Đánh giá tính khả thi khi
triển khai phần mềm cho DNTN Nguyên Kính.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm cơ bản về thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương
mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương
mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business).
Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất
trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.
Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công
nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến
mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách
hàng... khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, tức là doanh
nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như
vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham
gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu
trong mọi hoạt động của doanh nghiệp1.
1.1.2. Các hình thức thương mại điện tử
Các loại hình thương mại điện tử như: G2B, G2C, G2G, B2G, B2B, B2C, C2B,
C2C. Trong đó, B2B, B2C và C2C là phổ biến nhất.
- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): B2B là loại
hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các
giao dịch B2B chủ yếu thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như
mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B
(emarketplaces)… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng,
ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có
thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử B2B
1 Giáo trình TMĐT trường Đại học Ngoại thương HN, 2009.


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm
các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán,
tăng cường các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử
B2B còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động
này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay.
- Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C): Doanh
nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu
dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt
hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như
www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở
dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối
trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh
nghiệp lẫn người tiêu dùng: Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không
cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm
hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất
cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng
một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô
hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay, chiếm khoảng 5%.
Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ còn phát triển nhanh hơn

nữa. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán hàng
trực tuyến (e-tailing).
- Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): Đây là mô
hình thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sựphát triển của các phương tiện điện
tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư
cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh
những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng
mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10%
tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử. Ebay.com là một ví dụ thành công
nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Bảng 1.1: Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT theo đối tượng tham gia

Nguồn: Giáo trình TMĐT trường Đại học Ngoại thương HN, 2009
1.1.3. Lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử
- Lợi ích đối với tổ chức :
• Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống,
các Công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng
và các đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng
cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm
hơn.

• Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn,
gửi văn bản truyền thống.
• Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối
hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (ví dụ như Ford Moto) tiết kiệm được
chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
• Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet
giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí
biến đổi.
- Lợi ích đới với người tiêu dùng:
• Vượt giới hạn về thời gian và không gian: TMĐT cho phép khách hàng mua sắm mọi
nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

• Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựa
chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
• Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có
thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù
hợp nhất.
• Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa
được như phim, nhạc, sách, phần mềm… việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông
qua Internet.

• Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng
tìm được thông tin một cách nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm (serch
engines); Đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).
- Lợi ích đối với xã hội:
• Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm,
giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại điều đó có nghĩa giảm ô nhiễm, giảm tai nạn.
• Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ dẫn đến tạo áp lực giảm
giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cáo hơn, nâng cao mức sống của mọi
người.
• Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch
vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet vàthương mại điện tử. Đồng thời
cũng có thể học tập được những kinh nghiêm, kỹ năng… được đào tạo qua mạng.
• Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục,
các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn,
thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế… là các ví dụ công điển
hình.
1.1.4. Vai trò của thương mại điện tử
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn hơn nó được quyết định bởi trình
độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, thương mại điện tử xuất
hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của mình.
Thay đổi mô hình kinh doanh: Một mặt, các mô hình kinh doanh truyền thống
bị áp lực của Thương mại điện tử phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh
thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành. Ví dụ như:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

18



Chuyên đề tốt nghiệp

-

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Dell được biết tới là một trong số các nhà sản xuất thành công nhất trên thế giới. Năm
1996, Dell bắt đầu bán máy tính qua mạng. Năm 2000, công ty đã bán được trên 50
sản phẩm mỗi ngày qua mạng. Dell là công ty đầu tiên xây dựng một hệ thống sản
xuất theo yêu cầu của khách hàng. Với mô hình kinh doanh mới, Dell đã đem lại cho
khách hàng nhiều sự chọn lựa với những sản phẩm tốt nhất, và sản phẩm mang tính cá
biệt cao. Nhờ việc ứng dựng internert vào trong hoạt động kinh doanh mà giờ đây
công ty đã bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng mà không phải sử dụng tới các

-

nhà phân phối trung gian.
Amazon.com: Là doanh nghiệp thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới. Ngay từ
ngày đầu thành lập công ty đã xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh đó là bán
hàng hoàn toàn trực tuyến trên mạng. Thay vì xây dựng các gian hàng ngoài đời thực
thì công ty xây dựng các gian hàng ảo trên trang web của công ty là amazon.com, nơi
mà người tiêu dùng có thế vào tìm kiếm thông tin sản phẩm, tiến hành việc mua hàng
và thanh toán tại trang web công ty. Amazon.com được đánh giá là trang web bán lẻ
lớn nhất trên thế giới hiện nay và nó có một tầm ảnh hưởng lớn tới hầu hết các cửa

-

hàng bán lẻ.
Cisco: Là công ty sản xuất các thiết bị kết nối, router và switch hàng đâu trên thế giới.
Năm 1994, công ty đã triển khai việc bán hàng trực tuyến. Công ty cũng xây dựng một

mô hình kinh doanh gần giống Dell đó là sản xuất theo yêu cầu của khách hàng bằng
cách triển khai một hệ thống hỗ trợ trực tuyến có tên là “Cisco Connection Online” CCO. Dịch vụ hỗ trợ trực tuyến này được rất nhiều khách hàng và đối tác của công ty
quan tâm. 85% dịch vụ khách hàng trực tuyến là được triển khai qua hệ thống này.
Tác động đến hoạt động Marketing: Thương mại điện tử là việc ứng dụng các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông để tiến hành các hoạt động thương mại, mà ở
đây chủ yếu chính là việc tiến hành hoạt động thương mại thông qua website. Chính vì
vậy mà hoạt động marketing trong thương mại điện tử có nhiều thay đổi so với hoạt
động marketing truyền thống. Trong hoạt động thương mại truyền thống chủ yếu triển
khai chiến lược marketing “đẩy” thì trong hoạt động thương mại điện tử chủ yếu là
triển khai hoạt động marketing “kéo”. Hàng hóa trong thương mại điện tử có tính cá
biết hóa cao do thông qua website doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với một
lượng khách hàng lớn ở cùng một thời điểm, như vậy doanh nghiệp sẽ biết được thị

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

hiếu của người tiêu dùng cũng như những thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng để từ đó
tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng cao nhất nhu cầu người tiêu dùng.
Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản phẩm sẽ rút ngắn lại. Ngoài ra thương mại
điện tử còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí phân phối, chi phí bán hàng xuống tới
mức thấp nhất do loại bớt được các thành phần trung gian tham gia vào hoạt động
marketing. Đặc biệt là đối với hàng hóa số hóa thì việc mua bán, trao đổi và thanh toán
diễn ra cùng một lúc cho dù người mua và bán ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán: Thương mại điện tử là việc ứng

dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà hoạt
động tài chính và kế toán trong lĩnh vực này có những đặc trưng riêng. Khác biệt lớn
nhất giữa hoạt động tài chính, kế toán trong lĩnh vực thương mại điện tử so với truyền
thống chủ yếu là nằm ở hệ thống thanh toán điện tử. Giờ đây hệ thống thanh toán
truyền thống là không còn hiệu quả với hoạt động thương mại điện tử, thay vào đó là
việc triển khai các giải pháp thanh toán trực tuyến. Giải pháp thanh toán trực tuyến đã
giúp cho khách hàng và doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian
đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao dịch trong hoạt động tài chính, kế toán. Hiện này,
trong lĩnh vực thương mại điện tử đã xuất hiện nhiều thuật ngữ mới như ví điện tử,
tiền điện tử… Hay ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng đã hình thành và phát triển
nhiều hoạt động mới như: Ngân hàng trực tuyến, thanh toán thẻ tính dụng trực tuyến,
thành toán bằng thẻ thông minh, ngân hàng di động.
1.1.5. Hạn chế của thương mại điện tử
Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một
nhóm mang tính thương mại.
Bảng 1.2: Hạn chế của thương mại điện tử
HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Hạn chế về kỹ thuật
Hạn chế về thương mại
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý
an toàn và độ tin cậy.
đối với người tham gia TMĐT
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán
ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là hàng trong TMĐT do không được gặp trực

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

20



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

trong Thương mại điện tử.
tiếp
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa
giai đoạn đang phát triển.
được làm rõ
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo
TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các điều kiện để TMĐT phát triển
cơ sở dữ liệu truyền thống
Cần có các máy chủ thương mại điện tử Các phương pháp đánh giá hiệu quả của
đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
chi phí đầu tư
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến

ảo cần thời gian
Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh
mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp,
tự động lớn

giao dịch điện tử cần thời gian
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để
đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi)
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc
thù của TMĐT
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn

hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công
ty

1.2.Tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước và trên thế giới
1.2.1. Tình hình phát triển TMĐT trong nước
-

Tình hình phát triển internet
Hãng nghiên cứu và phân tích thị trường comScore vừa báo cáo tình hình sử

dụng Internet tại khu vực Đông Nam Á, tính đến hết tháng 7/2013. Báo cáo của
comScore tập trung vào xu hướng thịnh hành trong việc sử dụng web, video trực
tuyến, tìm kiếm trực tuyến, thương mại điện tử… và chủ yếu tập trung vào 6 quốc gia
trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thái Lan.
Theo báo cáo của comScore, đến hết tháng 3/2013 có 40% lưu lượng Internet
toàn cầu xuất phát từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương đương với khoảng
644 triệu người dùng Internet. Trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 10%
người dùng Internet tại khu vực này, tương đương 64,4 triệu người dùng.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia

có lượng người dùng Internet đông nhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia
đứng thứ 2 là Indonesia với 13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu
người dùng.
Bảng 1.3: Ước tính doanh số TMĐT của Việt Nam từ năm 2014

Nguồn: Vecita Bộ công thương, Cục TMĐT và CNTT
-

Tình hình phát triển thương mại điện tử:
Mặc dù số lượng người dân sử dụng Internet tăng đáng kể nhưng thực tế người

dân sử dụng thanh toán trực tuyến vẫn còn rất ít, người tiêu dùng vẫn chưa quen thuộc
với dịch vụ thanh toán hiện đại của ngân hàng.
Phần lớn các Công ty đều nắm bắt được TMĐT là xu thế tất yếu và chuẩn bị
cho sự bùng nổ của TMĐT từ nhiều năm nay, theo điều tra của Cục Thương mại điện
tử và Công nghệ thông tin thì tới cuối năm 2011 có khoảng 28% DN đã có trang Web
B2B hoặc B2C. Tuy nhiên, hầu hết các Website này chỉ dừng ở mức giới thiệu DN và
sản phẩm, mới có 32% Website có chức năng giao dịch trực tuyến và 7% có chức năng
thanh toán trực tuyến.
Báo cáo TMĐT VN năm 2012 của Bộ Công thương cho thấy mực độ và hiệu
quả của TMĐT đối với DN đã rõ ràng và xu hướng ứng dụng ngày càng tăng. Có gần
90% số DN đã thiết lập hệ thống nội bộ thông qua TMĐT để nhận đơn hàng từ khách
hàng, 45% số DN đã xây dựng trang mạng riêng, 15% DN tham gia vào các sàn giao
dịch TMĐT.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

22



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Các Công ty phân phối hiện nay như siệu thị điện tử, hàng tiêu dùng, thời
trang… có lượng khách hàng lớn, hầu hết các Công ty này đều triển khai hình thức đặt
hàng trực tuyến và đã có lượt truy cập trang Web để xem hàng hóa khá cao nhưng hầu
hết khách hàng mới chỉ dừng ở lại ở việc vào trang Web để xem mặt hàng, tỷ lệ đặt
hàng trực tuyến trên các trang Web này vẫn còn rất thấp.
1.2.2. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới
-

Tình hình phát triển internet
Tổng số người sử dụng Internet tăng lên nhanh chóng trong vòng 5 năm qua

(biểu đồ thống kê của ITU).
Đã có thêm 226 triệu người dùng Internet trong năm 2010, trong đó 162 triệu
người là ở các nước đang phát triển và Theo thống kê mức độ phổ biến của Internet tại
các nước đang phát triển khá thấp – chỉ 13.5% dân số, trong khi tại các nước phát triển
là 65%. Theo Dan Olds, chuyên viên phân tích của tập đoàn Gabriel, đây là một cột
mốc đánh dấu sự phát triển chóng mặt của Internet, bởi 1/3 dân số thế giới đã được
dùng Internet, so với xuất phát điểm là con số 0 của 20 năm về trước.

Biểu đồ 1.1: Tình hình phát triển Internet trên thế giới qua các năm
Nguồn: ITU World Telecommunication ICT indicotors database
Khoảng 1.6 tỷ người sử dụng Internet tại nhà, tăng 0.2 tỷ so với năm 2009, dự
kiếnđến cuối năm 2010, 71% dân số ở các nước phát triển và 21% ở các nước đang
phát triển sẽ được sử dụng Internet.
Tính riêng từng khu vực, 65% dân số sử dụng Internet ở châu Âu, 55% ở châu
Mỹ, 21.9% tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và chỉ có 9.6% dân số sử dụng


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

Internet ở châu Phi, số người sử dụng Internet ở châu Á và châu Phi ngày càng tăng
nhanh nhưng vẫn có khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển.
- Tình hình phát triển thương mại điện tử
Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu và tuy dung lượng này sẽ
giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn
cầu trong 10-15 năm tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong
(Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, TMĐT ở các châu lục này đều
còn phát triển chậm.
Thương mại điên tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên
các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hóa, điện tử hóa tiền tệ và phương án an toàn
thông tin… Mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô
hình phát triển của thương mại truyền thống không thể nào sánh kịp (ví dụ, trường hợp
hiệu sách Amazon, trang Web đấu giá eBay).
Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của TMĐT nên chính phủ các nước đều hết
sức chú trọng vấn đề này, nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để
đẩy mạnh sự phát triển của TMĐT ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ
công nghệ thông nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin tương lai.
Khoảng cách ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn
còn rất lớn, các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu,

trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu Âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh
doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nỗi trội so với B2C trong các giao dịch TMĐT
toàn cầu, và việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền
thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.
1.2.3. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam
• Tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam
Ngày 11 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số
689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Thương mại điện tử Quốc gia giai
đoạn 2014-2020 với mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai
các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT
thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Hoàng Hữu Trung

nghiêp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước2.
Hội thảo Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động do Cục Thương
mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thương
mại điện tử Việt Nam vừa tổ chức đã đưa ra dự báo năm 2015-2016 là một năm bùng
nổ của thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam, và đến năm 2016, thị trường
thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng 1 tỷ USD.
Và để hiểu hơn tiềm năng thương mại điện tử Việt Nam chúng ta nghiên cứu kĩ
hơn những số liệu thị trường sau:

• Quy mô thị trường
Đối với thương mại điện tử, số lượng người có khả năng kết nối Internet liên hệ
sống còn đến sự phát triển. Với hơn 43 triệu người sử dụng Internet, Thương mại điện
tử ở Việt Nam đang phát triển nhanh cả về chất và lượng trong thời gian gần đây. Kết
quả khảo sát của cục TMĐT và CNTT với người dân năm 2014 cho thấy, cứ hơn 900
người sử dụng Internet thì có 36% số người tham gia sử dụng Internet từ 3-5 giờ mỗi
ngày và chỉ có 10% sử dụng dưới 3 giờ. Điều này có thể thấy mức độ truy cập Internet
ở Việt Nam tương đối lớn.
• Tỉ trọng TMĐT (eCommerce Penetration)
Đây là một chỉ số quan trọng trong TMĐT, nó được đo bằng tỉ trọng của
TMĐT so với thị trường thương mại truyền thống. Chúng ta hãy cùng nhìn sâu hơn
vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến (số liệu này không bao gồm mảng
dịch vụ).

2 Vecita, Bộ Công thương, Cục TMĐT và CNTT Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Dung

25


×