Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân thị trấn tĩnh gia, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.91 KB, 63 trang )

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước là nhu cầu thiết yếu của sự sống, đóng vai trò quan trọng trong đời
sống con người và có liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực cũng như mọi
mặt, mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong
những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà
đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một nước tăng
dân số nhanh, là quốc gia có dân số đông thứ 12 trên thế giới đặc biệt là ở thành
phố nên nhu cầu về sử dụng nước sinh hoạt ở thành phố là rất lớn. Tuy đã đạt tiến
độ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua,
song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn vùng sâu, vùng xa đang có
nguy cơ tụt hậu. Điều đó cho thấy, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch là vô cùng
quan trọng, việc tìm kiếm các giải pháp cung cấp và tiếp cận với nước sạch cho các
vùng nông thôn cần được ưu tiên giải quyết.
Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân
chủ yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như sự phát triển bền vững
của kinh tế - xã hội, công cuộc xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của toàn
xã hội. Nhiều vùng nông thôn còn khó khăn về cách tiếp cận nước uống và nước
sinh hoạt hợp vệ sinh. Theo thống kê đa số các bệnh truyền nhiễm là liên quan đến
nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân kém của người
dân. Hàng loạt các bệnh truyền nhiễm liên quan đến nguồn nước như bệnh tiêu chảy


cấp, tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não. Mặc dù,
Đảng và chính quyền địa phương cũng như Bộ Y Tễ đã quan tâm, chú trọng nhưng
tình trạng do nguyên nhân này gây ra đang có xu hướng tăng lên.
Thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là một trung tâm kinh tế,
văn hóa – xã hội của huyện Tĩnh Gia. Vì vậy, trong những năm gần đây thực hiện
chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, kinh tế của Thị trấn đã có nhiều đổi
mới và phát triển nhanh về mọi mặt. Đời sống nhân dân dần ổn định và từng bước
được cải thiện; cơ sở vật chất như điện, đường, trường, trạm,…được đảm bảo và
đổi mới. Nguồn nước sinh hoạt khá dồi dào và phong phú đáp ứng đầy đủ và kịp
5


thời cho người dân trong toàn Thị trấn. Tuy nhiên, do kinh tế còn khó khăn và tập
quán của người dân còn tồn tại nên việc sử dụng nước sạch của các hộ gia đình còn
gặp nhiều khó khăn và bất cập. Nhận thức được điều đó mà trong những năm qua
các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đều quan tâm giải quyết vấn đề
nước sạch cho người dân trong Thị trấn.
Xuất phát từ tình hình trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Tình hình sử
dụng nước sinh hoạt của người dân Thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân, từ đó đề xuât các

giải pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch của
các hộ dân trên địa bàn Thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.


Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sử dụng nước sinh hoạt và dịch

-

vụ cấp nước sinh hoạt.
Đánh giá được tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh

-

Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng

-

nước sạch cho người dân Thị trấn Tĩnh Gia trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và

các hộ dân sử dụng nước sinh hoạt, cụ thể là hộ sử dụng nước sạch và không sử
dụng nước sạch trên địa bàn Thị trấn Tĩnh Gia.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình và nhu cầu sử dụng nước sinh


-

hoạt của các hộ gia đình tại thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
-

Phạm vi không gian: Nghiên cứu và điều tra trực tiếp các hộ dân trên địa bàn thị
trấn Tĩnh Gia.

6


-

Phạm vi thời gian: Khảo sát tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia
đình từ năm 2010 – 2014

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phương pháp thu thập số liệu

4.1.1. Số liệu thứ cấp

Thu thập tổng hợp số liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của các cơ
quan ban ngành cấp huyện, xã trên địa bàn như UBND Thị trấn Tĩnh Gia, Phòng
TN&MT, Phòng NN&PTNT. Ngoài ra đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ các báo
cáo, nghiên cứu khoa học, sách, báo và những tài liệu có liên quan.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
-


Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các
hộ gia đình, đề tài chọn ngẫu nhiên 50 hộ tại thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa để tiếp xúc trực tiếp và lấy thông tin.

-

Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng vấn
trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.
4.2.
-

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để trên cơ sở đó
đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt ở Thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa.

-

Xử lý số liệu bằng Excel, phần mềm SPSS.

4.3.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Thông qua các buổi trao đổi, gặp gỡ và thảo luận với các cán bộ địa phương

tham khảo ý kiến để đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
Tĩnh Gia.


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Một số khái niệm liên quan
 Nước: nước là một hợp chất hóa học của Oxy và Hydro, có công thức hóa học là H 2O.

Nước là chất truyền dẫn không mùi, không màu khi ở số lượng ít nhưng lại có màu
xanh nhẹ khi ở số lượng lớn. Nó có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn (đóng băng), hay ở
thể khí ( bay hơi) và bao trùm khoảng 70% bề mặt Trái Đất nhưng chỉ 0,3% tổng
lượng nước trên Trái Đất là có thể dùng làm nước uống.
 Tài nguyên nước: Là các nguồn nước khác nhau mà con người sử dụng hoặc có thể sử

dụng cho các mục đích khác nhau. Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển,
nước mặt, nước dưới mặt đất, nước biển và đại dương. Nước được dùng trong các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường với phần lớn là
nước ngọt.
 Tài nguyên nước ngọt: Bao gồm nước mặt, nước ngầm, dòng chảy nước ngầm. Nước

ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế
giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới,
trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. 97%
nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3
lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực Phần còn lại
không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn

tại trên mặt đất và trong không khí
- Nước mặt là nước trong sông hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước, được bổ

sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi
hoặc thấm xuống đất.
- Nước ngầm: Là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của

đất hoặc đá. Nó cũng có thể được chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước
ngầm hoặc tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích như cặn, sạn, cát bột kết, trong các
khe nứt dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
8


Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn
thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương. Nguồn nước ngầm có khả năng
bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức
các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng
di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình.
- Dòng chảy nước ngầm: Lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là

dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước
ngầm) dưới các con sông. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực
học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm
khi tầng ngầm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi
nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có
rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.
 Nước sinh hoạt: Là nước được sử dụng cho các mục đích sinh hoạt như ăn, uống, tắm

rửa, vệ sinh cá nhân của con người.

 Nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường: Là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá

nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho
ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo quyết
định số 1329/QĐ – BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế.
 Nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường: Là nước do sự biến đổi của con người

đối với chất lượng nguồn nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
người, cho hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nghỉ ngơi, giải trí cho động vật nuôi
và các loài hoang dã.
 Nước sạch: là nước không màu, không mùi, không vị, có thể chứa các yếu tố vật lý,

hóa học, và vi sinh trong mức độ cho phép, không chứa các chất tan và không tan độc
hại, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người trước mắt cũng như lâu dài và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của
Việt Nam.
1.1.1.1.

Phân loại nước theo tính chất

9


Nước ngọt: Là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là
clorua natri, vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay nước mặn. Tất
cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ
tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông suối mặt đất cũng như
các nguồn nước ngầm, hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. Nước ngọt là nguồn tài
nguyên có thể tái tạo nhưng dân số thế giới ngày càng tăng đòi hỏi nhu cầu về nước
ngọt cũng tăng nên việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm

đi. Nước ngọt chứa một hàm lượng các muối khoáng 0,5g/lít. Các hệ sinh thái nước
ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái
biển và đất liền.
Nước mặn: Là loại nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan
(NaCl) với hàm lượng cao hơn nước lợ và nước uống thông thường, thường quy ước
trên 10g/lít. Có thể phân loại nước mặn thành ba loại dựa vào hàm lượng muối: Nước
hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1000 tới 3000 ppm; nước mặn vừa phải chứa
khoảng 3000 tới 10000 ppm; nước mặn nhiều chứa khoảng 10000 tới 35000 ppm
muối. Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất
và cũng là nguồn nước phổ biến nhất có vị mặn không thể dùng cho uống được. Hàm
lượng muối đạt 55g/lít.
Nước lợ: Là loại nước ở dưới đất hoặc ở các đầm phá có độ khoáng hóa cao
hơn nước ngọt nhưng thấp hơn nước mặn. Nguồn nước này nằm ở cửa sông, nơi biển
và sông gặp nhau, có độ mặn nằm giữa nước mặn và nước ngọt. Nước lợ có đặc trưng
là giao động lớn qua lại các mùa trong năm và hàm lượng muối là 8 – 16g/lít.
1.1.1.2.

Phân loại nước theo tác dụng

Sinh hoạt: Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như ăn,
uống, tắm, giặt,… Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư và trở thành nguồn
nước phổ biến trong đời sống con người.
Sản xuất: Là loại nước phục vụ cho mục đích sản xuất, được dùng trong các
ngành như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,… mỗi ngành sẽ có yêu cầu về lưu
lượng và chất lượng nước khác nhau. Có ngành đòi hỏi lượng nước nhiều nhưng chất
lượng nước không cao như luyện kim, hóa chất,…, nhưng có những ngành yêu cầu số
lượng nước không nhiều nhưng chất lượng nước cao như ngành dệt, nước cho các sản
10



phẩm đồ ăn uống,….Các khu công nghiệp cần lượng nước rất nhiều để phục vụ cho
việc sản xuất.
Chữa cháy: Đây là loại nước luôn có sẵn trong các bể chứa nước sạch của đô
thị để phục vụ cho việc chữa cháy, hỏa hoạn xảy ra bất ngờ mà không thể lường trước
được. dù là khu vực dân cư hay khu công nghiệp đều có khả năng xảy ra cháy. Vì vậy,
hệ thống nước cấp cho sinh hoạt hay sản xuất đều phải tính đến trường hợp có cháy.
1.1.2. Vai trò của nước

Nước là nền tảng của sự sống, là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất
cả các loài sinh vật trên Trái Đất. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng đánh giá: “ Vạn
vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thể thành
được”. điều này cho thấy nước đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu
được trong đời sống con người cũng như các loài sinh vật.
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái
đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động
công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng
sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản
xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần
1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện
các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và
mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước
1.1.2.1.

Vai trò của nước đối với con người

Nước đóng vai trò đặc biệt và không thể thiếu được với cơ thể con người, con
người có thể nhịn ăn trong vài tuần nhưng không thể nhịn uống nước trong vài ngày vì
70% cơ thể con người là nước. Nhu cầu sinh lý của con người một ngày cần ít nhất

1,83 lít nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất
của môi trường xung quanh. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự
trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả
các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng
dung dịch nước. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như
11


những chức năng của hệ thống trong cơ thể, như suy giảm chức năng thận, da khô, tóc
dễ gãy, mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.
Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
Trong có thể người, nước chiếm 60-65% trọng lượng cơ thể trưởng thành, đến
90% ở phôi, 70% ở trẻ sơ sinh. Trong các mô cứng như xương, răng, móng, nước
chiếm 10-20%. Đối với các mô, cơ quan, khi lượng nước thay đổi tới < 10% sẽ dẫn tới
tình trạng bênh lý. Nước là môi trường khuyếch tán cho các chất của tế bào, tạo nên
các chất lỏng sinh học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy. Nước tham gia vào quá
trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vì vây các cơ thể sinh vật
thường xuyên cần nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới
lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường.
Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người
không thể sống thiếu nước, nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra
trong cơ thể con người. Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra,
Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm,
chất điện giải mất đi cà cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước
do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80%
thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung,
tinh thần và tâm lý giảm sút…
Nước cũng là một nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng cho cơ thể bởi nó
hòa tan khoáng chất như Flo, Iốt, kẽm, canxi…, là môi trường cho các phản ứng sinh
hóa và cũng là nguồn nuôi dưỡng, phát tán nòi giống sinh vật. Nước giúp cơ thể duy

trì nhiệt độ ổn định để chống chọi với thời tiết, giúp làn da tươi trẻ mịn màng, giúp cơ
thể tràn đầy năng lượng và đẹp hơn. Không những vậy, nước còn là bộ phận quan
trọng của hệ thống bài tiết, giúp cơ thể thải loại những chất độc tích tụ hàng ngày qua
hệ dinh dưỡng và hô hấp. Việc cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp tránh được các bệnh
nguy hiểm như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm cơ khớp, ung thư và các bệnh khác do
độc tố tích lũy lâu ngày sinh ra. Nước sạch là yếu tố quan trọng kéo dài tuổi thọ con
người.

12


Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Để đảm bảo sức khỏe
tốt, nước cần được bổ sung hàng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu,
qua đường thở, qua da, qua phân. Ở người trưởng thành, 4-6% nước của cơ thể được
bài tiết và thay thế mới hàng ngày, trong khi ở trẻ em là 15%. Nói đến dinh dưỡng thì
không thể không nhắc đến nước. Vai trò của nước vô cùng quan trọng với sức khỏe
con người. Uống đúng và đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn đỡ mệt mỏi, tinh thần
minh mẫn, giảm táo bón, phòng sỏi tiết niệu, cải thiện lưu lượng máu, giữ ẩm cho da,
giúp làn da của bạn mịn màng, giảm được thèm ăn dự phòng bệnh béo phì…
1.1.2.2.

Vai trò của nước đối với sinh vật

Chúng ta đều biết rằng, không chỉ đối với con người mà đối với các loài sinh
vật, nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần thiết. Nước chứa trong cơ
thể sinh vật với hàm lượng rất cao, 50 – 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có
trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột
khoang (ví dụ: thủy tức).
Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ như hydroxyl, amin,
các boxyl. Thực vật cần nước cho quá trình quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ. Nước

vừa là môi trường hòa tan chất vô cơ vừa là phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu
cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. Do nước chiếm một
lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật
có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất,
điều hòa nhiệt độ cơ thể và là môi trường sống của tất cả các loài sinh vật.
Đối với các sinh vật ở cạn, sau nhân tố nhiệt độ, nước (ở cả thể lỏng – dạng
nưới và thể khí - độ ẩm trong không khí) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt Trái đất luôn luôn gắn liền với môi
trường nước. Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước. Quá trình đấu
tranh lên sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước cần thiết
cho quá trình sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi
trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Nước là nguyên liệu cho cây
trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô
cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các
13


chất dinh dưỡng ở động vật. Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán
nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
1.1.2.3.

Vai trò của nước đối với sản xuất

Trong nông nghiệp: Có thể nói nông nghiệp là ngành có nhu cầu sử dụng nước
rất cao, tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Từ một hạt cải bắp
phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để
cho ra 1 kg hạt. Đối với nhiều loại cây trồng thì: nhất nước, nhì phân…
Dân gian ta có câu:” Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để khẳng định
rằng trong nông nghiệp nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước giúp cây sinh
trưởng, trao đổi chất, đồng thời giúp cây chống chọi lại với sâu bệnh. Tưới nước và

bón phân là hai yếu tố quyết định hàng đầu và thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều
tiết chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm
cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất góp phần làm tăng sản lượng, năng suất cây
trồng, vật nuôi.
Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loài cây trồng,
vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi
luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu
còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
Đối với Việt Nam, nước có tầm quan trọng đặc biệt, nước đã cùng với con
người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của
dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính
bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo
đứng nhất nhì thế giới hiện nay.
Trong công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Tiêu biểu
là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều
cần một trữ lượng nước rất lớn. Ví dụ như để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước,
một tấn xút cần 800 tấn nước.
Ngoài ra, nước còn được dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là
dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiệp,
mỗi loại hình sản xuất, mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau.
14


Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên thế giới công nghiệp như: các nhà máy
điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy
lọc dầu và các nhà máy sản xuất sử dụng nước như một dung môi. Nếu không có nước
thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp trên hành tinh này đều ngừng
hoạt động và không tồn tại.
Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển.
Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn

kilomet như ở nước ta.
Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược,
giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết
định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một
quốc gia. Giao thông đường thủy phát triển cũng kéo theo việc giao lưu buôn bán, trao
đổi hàng hóa giữa nước ta với các nước trong và ngoài khu vực phát triển.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước

Tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như lượng mưa, lượng bốc hơi, địa hình, địa
mạo đều làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được xem là thành phần quan trọng của
cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của đất dưới nước.
Lượng mưa là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp cho nước dưới
đất, làm tăng trữ lượng và giảm độ khoáng hoá của nước. Lượng bốc hơi lại có vai trò
ngược lại, làm giảm trữ lượng nước dưới đất và tăng độ khoáng hoá của nước (nhất là
tăng độ khuếch tán của nước mặn ở các biên cung cấp). Nhân tố địa hình, địa mạo có
tác động làm thay đổi những đặc điểm địa chất thuỷ văn, dẫn đến thay đổi trữ lượng,
chất lượng và động thái của nước dưới đất.
Trong tự nhiên, nước được luân chuyển theo hệ tuần hoàn. Hơn 70% bề mặt
Trái Đất được bao phủ bởi nước là chính, trong đó có 97% là nước mặn trên các đại
dương còn lại la 3% là nước ngọt, trong đó là đã bao gồm băng, hơi nước và nước
ngầm. Tuy nhiên nước từ sông là nguồn nước sạch loài người sử dụng nhiều nhất chỉ
chiếm thể tích 1250km3 tức là 1/1000000 tổng lượng nước. Như vậy lượng nước dùng
cho sinh hoạt và công nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với lượng nước có trong tự
nhiên. Thực tế cho thấy nếu không bảo vệ tốt nguồn nước có thể dẫn tới tình trạng
thiếu nước, vì chỉ cần một nguồn gây ô nhiễm cũng gây ô nhiễm cả một dòng sông.
15


Xã hội: Trong xã hội nước chiếm vị trí vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy
nhiên tập quán sinh hoạt của con người đang là một trong những nguyên nhân ảnh

hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước, điển hình là việc khoan nước bừa bãi để lấy
nước sử dụng đã làm ô nhiễm nguồn nước và phá vỡ hệ vận động tuần hoàn của nước.
Cùng với đó con người đã không ý thức được sự khan hiếm nước nên đã sử dụng một
cách lãng phí và bừa bãi. Đặc biệt là trong thời đại phát triển cao của nền công nghiệp
cũng như nhu cầu cho việc sản xuất mà các xí ngiệp đang thực hiện việc khai thác
nước một cách mạnh mẽ, dẫn tới làm giảm khả năng cân bằng tự nhiên, ảnh hưởng đến
việc cung cấp nước, vì vậy vấn đề đảm bảo việc cung cấp nước cho trước mắt cũng
như lâu dài và đảm bảo cho cả sự phát triển bền vững của cả hành tinh phải cần được
quan tâm đúng mức.
Môi trường và con người: Những nhân tố hàng đầu của môi trường ảnh hưởng
đến nguồn cung cấp nước là vấn đề tăng đân số và Trái đất nóng lên do môi trường bị
ô nhiễm. Lượng nước sạch sẽ giảm 1/3 so với hiện nay trong vòng 20 năm nữa. Ngoài
ra việc đốt và chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây khan hiếm nước sạch cho người
dân sử dụng. Môi trường bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
nguồn nước, khó khăn cho việc cung cấp và sử dụng nước.
Con người chính là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc cung cấp và khan
hiếm nước. Nhiều hoạt động của con người như sử dụng nước lãng phí không đúng
cách, khai thác nước phục vụ dân sinh, khai khoáng và nuôi trồng thủy sản. Việc xây
dựng các khu nghĩa trang và nhà vệ sinh có tác động mạnh mẽ và phần nào đã làm
thay đổi theo chiều có hại về chất lượng và trữ lượng nước dưới đất và ảnh hưởng đến
việc cung cấp nước.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt
1.1.4.1.

Các chỉ tiêu về lý học

 Độ PH của nước:

PH là thông số đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit,
bazo, cũng như khả năng hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của PH ảnh

hưởng đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước ( sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng
cacbonat,…), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần
quyết định phương pháp xử lý nước. Người ta quy định, PH dưới 7 là có tính axit, PH
16


trên 7 là có tính bazơ. Để xác định độ PH người ta dùng thang đo PH hoặc bằng
phương pháp chuẩn độ.
 Nhiệt độ:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ PH, đến các quá trình sinh học và hóa học xảy ra
trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian
trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào
điều kiện môi trường và khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước.
Nước nguyên chất sôi ở 1000C, đóng băng ở 00C, trọng lượng riêng lớn nhất ở 40C, khi
đóng băng hoặc khi tan băng nước thải ra hoặc hấp thụ một năng lượng tương ứng là
80 cal/gam, khi bốc hơi nước cần 540 cal/gam, còn khi thăng hoa cần 679 calo/gam.
Nước mạch nông có nhiệt độ: 4 – 40 0C, nước ngầm là: 17 – 310C. Nhiệt độ nước thải
cao hơn nhiệt độ nước cấp. Nhiệt độ cần được xác định tại nơi lấy mẫu.
 Độ màu của nước:

Thông thường nước nguyên chất là nguồn nước không có màu. Màu sắc thường
do các tạp chất trong nước gây nên như chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic),
một số ion vô cơ ( sắt,…), các loài thủy sinh vật, các hợp chất sắt,…Ngoài ra , nước bị
nhiễm bẩn do ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp hay sinh hoạt thường có màu xanh
hoặc đen. Độ màu thường được xác định bằng phương pháp so màu với dung dịch
chuẩn là Platin Coban (PtCo).
 Độ đục:

Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước.Độ đục của

nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến
những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh
vật.



cũng

chưa

nhiều

thành

phần

hoá

học:



cơ,

hữu

cơ...

Theo TCVN, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước nhìn thấy. Độ đục càng
thấp thì lớp nước mà ta nhìn thấy càng lớn. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của

nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp.
Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao. Nó ảnh hưởng đến quá
trình lọc vì lỗ thoát nước sẽ nhanh chóng bị bịt kín. Khử trùng bị ảnh hưởng bởi độ
đục. Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1mg SiO 2/l = 1 đơn vị độ đục. đo bằng máy
quang phổ: đơn vị NTU, FTU. Đo bằng trực quan: đơn vị JTU.
17


 Mùi vị:

Nước nguyên chất thường không có màu, không mùi, nếu có thì do các hợp
chất hóa học, chủ yếu là hợp chất hữu cơ và sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất
gây nên. Nước thiên nhiên có thể có mùi tanh hay hôi thối, có mùi đất.
 Tính phóng xạ:

Tính phóng xa của nước do sự phân hủy của các chất phóng xạ có trong nước
gây nên. Nước ngầm thường bị nhiễm phóng xạ tự nhiên, các chất này thường có thời
gian bán phân hủy ngắn nên ít độc hại. Tuy nhiên nước bị nhiễm bẩn phóng xạ từ nước
thải và không khí thì tính phóng xạ có thể vượt quá mức cho phép.
 Tính dẫn điện:

Nước tinh khiết dẫn điện kém. Độ dẫn điện của nước tăng khi hàm lượng các
chất khoáng hòa tan trong nước tăng và dao động theo nhiệt độ. Độ dẫn điện được
dùng như một thông số để đánh giá tổng hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước.
 Độ đậm đặc:

Độ đậm đặc của nước: Nước có độ đậm đặc lớn hơn không khí nhiều lần, vì thế
có tác dụng nâng đỡ cho các cơ thể sống. Do tính phân cực cao, nước đã tạo ra độ
nhớt, sức căng bề mặt và khả năng hoà tan các chất và khí rất cao.
 Chế độ nhiệt của nước:


Chế độ nhiệt của nước: trong nước nhiệt độ ít thay đổi hơn trên cạn, tính chất
này có liên quan đến tính chất vật lý của nước. Biên độ giao động nhiệt ở các lớp nước
không quá 10 – 150C, ở các vực nước nội địa dưới 30 0C. Nhiệt độ ổn định ở các lớp
nước sâu.
 Tổng hàm lượng chất rắn (TS):

Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả
những chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là lượng khô tính
bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy
khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính: mg/l
 Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS):

Các chất rắn lơ lửng ( các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong
nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc
18


sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105 0C cho tới khi khối
lượng không đổi. Đơn vị tính: mg/l
 Tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan (DS):

Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ
lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch
qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở
1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính: mg/l. DS = TS – SS
 Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS):

Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước, người ta còn sử
dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS), tổng hàm

lượng các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS).
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung
lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi. Hàm lượng
các chất rắn hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan
(DS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi ( thường quy định trong một khoảng
thời gian nhất định).
1.1.4.2.

Các chỉ tiêu hóa học

 Độ kiềm của nước

Là tổng hàm lượng các ion HCO3-, CO32-, OH- có trong nước. Độ kiềm trong
nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt là các muối
carbonat và bicarbonat và cũng có thể gây nên bởi sự hiện diện của silicat, photphat,
một số axit hoặc bazơ khác có trong nước, nhưng hàm lượng của các ion này thường
rất ít so với các ion HCO3-, CO32-, OH- nên thường được bỏ qua.
 Độ cứng của nước

Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng
phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Trên thực tế các ion Ca 2+ và Mg 2+ chiếm
hàm lượng chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước được xem như là
tổng hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của
nước. 1 mEq/L = 5 fH. 1fH = 0,56 dH = 0,7 eH = 10 mg CaCO3/l
1 dH = 1,786 fH = 1,25 eH = 17,86 mg CaCO3/l = 10 mg CaO/l
1 eH = 1,438 fH = 0,8 dH = 14,38 mg CaCO3/l
19


1 mg CaCO3/L = 0,1 fH = 0,056 dH = 0,7 eH

Một đơn vị khác cũng được dùng để đánh giá độ cứng là ppm, 1 dH = 17 ppm.
 Hàm lượng oxygen hòa tan (DO)

Là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước.
DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của
nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật,…Hàm lượng oxygen hòa tan là một chỉ
số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước.
Hàm lượng DO có quan hệ mật thiết đến các thông số COD và BOD của nguồn
nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ
xảy ra theo hướng háo khí (aerobic), còn nếu hàm lượng DO thấp, thậm chí không còn
thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy ra theo hướng yếm khí
(anaerobic).
Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên
đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh
vật không thể sống được trong nức này nữa. Đơn vị là mg/l.
 Nhu cầu oxygen hóa học (COD)

Là lượng oxygen cần thiết để ocid hóa các chất hữu cơ trong nước. COD giúp
đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị ocid hóa bằng các chất hóa học.
Các ocid hóa thường dùng là KMnO 4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán được quy đổi về
luonwgh oxygen tương ứng. Đơn vị là mg/l.
 Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD)

Là lượng oxygen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ
trong điều kiện hiếm khí. BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Trong
môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng
oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm
vô cơ bền như CO2, CO32-, SO42-, PO43- và cả NO3-.
Đơn vị mg/l.
 Một số chỉ tiêu hóa học khác có trong nước:


Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe 2+ của HCO3-,
SO42-,…; còn trong nước bề mặt Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe3+ và bị kết tủa
dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với
20


hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi
giặt…Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá
trình xử lý nước, sắt được loại bỏ bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl -. Nói chung ở mức
nồng độ cho phép thì các hợp chất Clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn
hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl - có tính xâm thực ximang.
Đơn vị tính: mg/l.
Các hợp chất Sulfat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn
gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏe con người. Ở
điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S có độc tính cao.
Các muối hòa tan trong nước biển tương tác với các chất hữu cơ thải xuống
biển. CaSO4 + CH4 => CaS + CO2 + 2H2O
CaS + H2O + CO2 => CaCO3 + H2S
Đơn vị tính: mg/l
1.1.4.3.

Các chỉ tiêu về sinh học

Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài
thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có
hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo…Nhóm
này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
 Colyform


Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước.
Không phải tất cả các vi khuẩn colyform đều có hại. Sự hiện diện của vi khuẩn này
trong nước cho thấy các sinh vật khác gây bệnh có thể tồn tại trong đó.
 E.coli:

Là chỉ số cho biết số lượng vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong nước. Sự có
mặt của E.coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải
của người và động vật cũng như khả năng tồn tại của các vi trùng gây bệnh khác. Số
lượng E.coli nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính
của E.coli là khả năng tồn tại cao hơn so với các loại vi khuẩn khác. Việc xác định số
lượng E.coli thường đơn giản, nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn

21


làm vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh
trong nước. Đơn vị: VK/100ml
1.1.4.4.

Tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt ăn uống

Nước sạch là nước đạt các tiêu chuẩn tối thiểu về lý, hóa, sinh học và tỷ lệ các
chất độc hại không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia. Ô nhiễm nước sẽ nguy hại
đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước trong sinh hoạt vệ sinh
cá nhân. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đưa ra các quy chuẩn quy định giá trị giới
hạn các thông số chất lượng nước mặt, nước ngầm. Việc xây dựng các tiêu chuẩn giúp
cho các nhà chức trách và các nhà điều hành đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng
nước, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và các nguyên tắc phát triển bền vững.
Việt Nam đã ban hành một số tiêu chuẩn về nước cấp sinh hoạt như:

QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực
tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)
TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành

22


Bảng 1: Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng
TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

1

Màu sắc

tính
TCU

2

Mùi vị

Giới hạn tối đa cho phép
I
II


Phương pháp thử

Mức độ

15

15

TCVN 6185 – 1996

giám sát
A

-

Không có

Không có

(ISO 7887 – 1985) hoặc SEMWW 2120
Cảm quan hoặc SEMWW 2150 B và 2160 B

A

mùi vị lạ
5

TCVN 6184N- 1996 (ISO 7027 – 1990)


A

-

Hoặc SEMWW 2130 B
SEMWW 4500CI hoặc US EPA 300.1

A

0,5
Trong

Trong

TCVN 6492 – 1999

A

khoảng 6,0-

khoảng 6,0-

hoặc SEMWW 4500 – H

8,5
3

8,5
3


SEMWW 4500 – NH3 C hoặc SEMWW 4500 –

A
B

3

Độ đục

NTU

mùi vị lạ
5

4

Clo dư

Mg/l

Trong
khoảng 0,3-

5

6

pH

Hàm lượng Amoni


-

Mg/l

7

Hàm lượng sắt tổng

Mg/l

0,5

0,5

NH3 D
TCVN 6177:1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc

8
9

hợp ( Fe2+ + Fe3+)
Chỉ số Pecmanganat
Độ cứng tính theo

Mg/l
Mg/l

4
350


4
-

SMEWW 3500 – Fe
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)
TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C

A
B

10

CaCo3
Hàm lượng Clorua

Mg/l

300

-

TCVN6194 – 1996

A

23


11


Hàm lượng Florua

Mg/l

1.5

-

(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D
TCVN 6195 – 1996

B
B
A

12

Hàm lượng Asen tổng

Mg/l

0,01

0,05

(ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SEMWW 4500 – F
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B

13


số
Coliform tổng số

Vi

50

150

TCVN6187 – 1,2:1996

khuẩn/
14

E.coli hoặc Coliform

100ml
Vi

chịu nhiệt

khuẩn/

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222
0

20

TCVN6187 – 1,2:1996


A

(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

100ml
(Nguồn:QCVN02:2009/BYT)
Ghi chú:
Giới hạn tối đa cho phép I: áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước
Giới hạn tối đa cho phép II: áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình

24


Bảng 2: QCVN 14:2008/BTNMT_Quy chuẩn Việt Nam về giá trị các thông số ô
nhiễm làm cơ sở tính toán các giá trị tối đa cho phép trong nước sinh hoạt
STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A
B
1
Ph
5-9
5-9

2
BOD5 (200C)
Mg/l
30
50
3
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Mg/l
50
100
4
Tổng chất rắn hòa tan
Mg/l
500
1000
5
Sunfua ( tính theo H2S)
Mg/l
1.0
4.0
6
Amoni ( tính theo N)
Mg/l
5
10
7
Nitrat (NO3 ) (tính theo N)
Mg/l
30
50

8
Dầu mỡ động, thực vật
Mg/l
10
20
9
Tổng các chất hoạt động bề mặt
Mg/l
5
10
10
Photphat (PO43-) ( tính theo P)
Mg/l
6
10
11
Tổng Coliforms
MPN/100ml
3000
5000
(Nguồn: Ban soạn thảo tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của Bộ trưởng Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường)
Trong đó:
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ) .

Bảng 3: QCVN 08:2008/BTNMT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn
A

1

Ph

Mg/l
25

A1
6-8.5

B
A2
6-8.5

B1
5.5-9


B2
5.5-9


×