Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.74 KB, 8 trang )

1. Tên tình huống: Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện của
học sinh trong địa bàn Thành phố Hải Dương hiện nay và cách khắc phục.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
2.1. Về kiến thức: Củng cố và vận dụng được kiến thức đã học trong các môn
học như: Giáo dục công dân, Hóa học, Vật lý, Toán, Văn học, Tin; các kiến thức về
Âm nhạc, Mỹ thuật và các hiểu biết về Kỹ năng sống để tìm hiểu và đưa ra giải pháp
khắc phục cho tình huống nêu trên.
2.2. Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm, tổ chức công việc và sắp xếp
thời gian hợp lý để khảo sát thực tế; rèn luyện kĩ năng tư duy so sánh, phân tích, tổng
hợp, đánh giá để thấy được thực trạng không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp
điện của học sinh để tìm ra các nguyên nhân; từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp
giải quyết vấn đề.
2.3. Về phát triển năng lực: Nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tư
duy, giao tiếp và hợp tác của hai thành viên trong nhóm, năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn nêu ra, năng lực tính toán…
2.4. Về thái độ: Tích cực, chủ động suy nghĩ, tư duy, tìm hiểu và hình thành
các ý tưởng sáng tạo để giải quyết tình huống thực tiễn.
3. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Nghiên cứu các kiến thức liên môn: Giáo dục công dân, Hóa học, Vật lý,
Toán, Văn, Tin, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ năng sống có liên quan đến nội dung đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng không đội mũ bảo hiểm của học sinh trên địa bàn Thành
phố Hải Dương.
- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên
xe đạp điện.
- Phân tích tác hại của việc không đội mũ bảo hiểm.
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống giải pháp để khắc phục được hiện tượng
học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
4.1. Môn Giáo dục công dân
- Từ những bài đầu tiên của môn Giáo dục công dân lớp 12, chúng em được
tìm hiểu về Pháp luật và đời sống, trong đó có những quy định của pháp luật về việc


đội mũ bảo hiểm của học sinh khi ngồi trên xe đạp điện.
- Ở bài thứ hai: “Thực hiện pháp luật”, qua đó liên hệ với học sinh khi thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội...
4.2. Môn Hóa học: Tìm hiểu các chất để tạo ra sản phẩm mũ bảo hiểm.


Mũ được làm bằng 3 chất chính: Sợi Carbon (carbon fiber); Sợi thủy tinh
(glass fiber) và Nhựa ABS/ Nhựa PC.
4.3. Môn Vật lý và Toán học: Tính toán để tạo ra chiếc mũ nhỏ, nhẹ, phù hợp
với kích cỡ đầu từng người nhưng phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt
là khi xảy ra tai nạn.
4.4. Môn Văn học: Sử dụng văn thuyết minh, văn nghị luận hoặc văn biểu cảm
để tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia
đình và xã hội đối với việc đội mũ bảo hiểm. Có thể kết hợp hoặc tạo ra các sân chơi
như các cuộc thi viết truyện, làm thơ về mũ bảo hiểm hay việc thực hiện đội mũ bảo
hiểm. Đóng kịch các tình huống và hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông (chẳng hạn tình huống bị tai nạn, tình huống bị các chú công an
bắt và xử phạt vì hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm....)
4.5. Môn mỹ thuật, âm nhạc: Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh với chủ đề xe đạp
điện và mũ bảo hiểm, cuộc thi trang trí mũ bảo hiểm...Kết hợp trong việc tuyên
truyền là hát các ca khúc về an toàn giao thông.
4.6. Môn tin học: Trình chiếu các đoạn video tai nạn khi không đội mũ, minh
họa các hình ảnh và quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe
đạp điện bằng powerpoin, tạo hiệu ứng mạnh để gây sự chú ý. Làm các trò chơi giải ô
chữ liên quan đến quy định về việc đội mũ bảo hiểm.
4.7. Kĩ năng sống: Các thầy cô cùng các chú cảnh sát tuyên truyền chỉ dẫn cho
học sinh rõ các quy định của nhà nước cùng những hậu quả khó lường khi không đội
mũ. Hướng dẫn học sinh các kỹ năng xử lí tình huống khi gặp tai nạn. Kỹ năng ứng

xử và tuyên truyền cho mọi người xung quanh để thực hiện nghiêm túc việc đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện.
5. Thuyết trình
An toàn giao thông là một vấn đề lớn được toàn xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo
đường gần xa ta đều gặp những khẩu hiệu như “ An toàn giao thông là hạnh phúc của
mọi nhà” , “Hãy đội mũ bảo hiểm - đừng ngụy biện”, “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô
tô, xe máy, xe đạp điện - việc bạn nên làm”, “Tính mạng con người là trên hết”…
Nhưng vẫn có rất nhiều học sinh không quan tâm hay đoái hoài gì đến những khẩu
hiệu ấy cũng như không hề quan tâm đến an toàn của bản thân. Hiện nay, xe đạp điện
với nhiều ưu điểm về kiểu dáng, gọn nhẹ, độ linh hoạt cao, giá thành phải chăng, mẫu
mã thời trang nên là sự lựa chọn của nhiều người, và nhất là học sinh, sinh viên. Tuy
nhiên, hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là hiện tượng
khá phổ biến, trong đó học sinh trên địa bàn Thành phố Hải Dương cũng không ngoại
lệ.
5.1. Thực trạng


Theo nghị quyết số 06/2013/TTLT – BKHCN – BCT – BCA – BGTVT quy
định việc sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp điện là bắt buộc. Nhưng đã hai
năm trôi qua mà việc đội mũ bảo hiểm của một bộ phận sinh viên, học sinh khi ngồi
trên xe đạp điện vẫn chưa được thực hiện một cách thực sự nghiêm túc.

Học sinh khi sử dụng xe đạp điện
không đội mũ bảo hiểm
Nhiều bạn chấp hành rất nghiêm chỉnh nên việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên
xe đã trở thành thói quen không thể thiếu. Nhưng bộ phận còn lại lại không làm được
điều đó. Theo số liệu thống kê trong cuộc khảo sát nhanh đối với 50 bạn học sinh của
các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hải Dương thì chỉ có 18 bạn (chiếm 36%)
luôn đội mũ bảo hiểm một cách nghiêm túc, 20 bạn (chiếm 40%) đội mũ khi đến gần
cổng trường hoặc các chốt có các chú công an, 10 bạn (chiếm 20%) có thói quen để

mũ trên đầu nhưng không cài quai, 2 bạn (chiếm 4%) không đội mũ bao giờ. Trong
50 bạn được hỏi thì chỉ có 5 bạn đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng. Số còn lại hầu hết
là mũ thời trang, giá rẻ (dao động từ 20.000 đồng đến 90.000 đồng).
5.2. Hậu quả
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh, 6 tháng đầu năm (năm 2015),
đã xảy ra 106 vụ, làm chết 88 người, bị thương 72 người. Tăng 18 người chết
(25,7%), 30 người bị thương (71,4%) so với cùng kỳ năm ngoái. Hải Dương là 1
trong 12 tỉnh, thành trong cả nước có số người chết do tai nạn giao thông tăng cao.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra; Tai nạn giao
thông trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trọng điểm vẫn chiếm tỷ lệ cao (quốc lộ chiếm
34,6%; tỉnh lộ chiếm 48,7%). Nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng người và phương
tiện tham gia giao thông tăng cao; tình trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu
bia nhiều; vẫn tồn tại nhiều hành vi vi phạm như: dừng đỗ xe không đúng nơi quy
định, không đội mũ bảo hiểm, quá tốc độ, đi sai phần làn đường…
Điều số 6 nghị định 171/2013/ NĐ – CP quy định xử phạt từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng cho hành vi ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đối với


người từ 16 tuổi trở lên; cảnh cáo, giữ xe và yêu cầu gia đình đến làm việc đối với
người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, với các học sinh đang học tại các trường, công an sẽ lập
danh sách và gửi về nhà trường để xử lí theo quy định, từ cảnh cáo đến hạ hạnh kiểm.

Công an giao thông bắt giữ xe của đối tượng không đội mũ bảo hiểm
Ai cũng biết, đối với mỗi cơ thể người thì phần đầu là quan trọng nhất. Nếu
như xảy ra tai nạn, nhẹ thì xây sát chân tay, mà không may thì cái phần quan trọng
nhất ấy, nếu mà không có mũ bảo hiểm hoặc mũ không đúng chuẩn thì sẽ như thế
nào?! Trong các vụ tai nạn giao thông không ít những trường hợp là do không đội mũ
bảo hiểm hoặc đội mũ kém chất lượng hay để mũ trên đầu và không cài quai của học
sinh, sinh viên. Với mỗi trường hợp như thế, để lại cho người thân, gia đình và bạn bè
là nỗi đau không thể nguôi ngoai. Và một số những trường hợp trở thành người thực

vật đồng thời lại trở thành gánh nặng cho gia đình. Đáng buồn hơn khi những trường
hợp đó là những em học sinh, sinh viên tuổi đời còn rất trẻ, thì nỗi đau nào hơn
“người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh”.
Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ nên việc mất đi một nguồn nhân lực lớn
các thanh thiếu niên sẽ dẫn đến việc trì trệ phát triển kinh tế, chính trị,… của nước
nhà. Việc không đội mũ bảo hiểm của một người có thể gây ra những ảnh hưởng nhất
định đối với người xung quanh. Vì vậy, việc đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp
điện là rất cần thiết. Nhưng vẫn còn nhiều người không thực hiện nghiêm chỉnh việc
đội mũ bảo hiểm. Tại sao?
5.3. Nguyên nhân: Chúng em cũng đã tiến hành tìm hiểu, phỏng vấn các học
sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện để biết nguyên nhân, các lí do
cơ bản được đưa ra là:
- Khi đội mũ bảo hiểm sẽ làm hỏng nếp tóc, gây ra gàu khó chịu. Với một số
mũ bảo hiểm đúng chuẩn an toàn thì thường nặng và kín, cồng kềnh, gây nóng bức.
- Mũ bảo hiểm đúng chuẩn không có dáng thời trang; nhiều loại xấu, lỗi thời,
không thẩm mĩ, không phù hợp với trang phục đang mặc,…
- Đi cùng một nhóm các bạn không đội mũ mà mình đội thì sẽ cảm thấy ngại,
các bạn chê cười…


- Vì nhà gần, chỉ đi một đoạn ngắn, hay đi vội nên quên, hay là do được bạn lai
nên không mang để đội...
- Quy định mới có một thời gian nên chưa quen, hay mới có xe đạp điện nên
thấy còn mới mẻ, chưa quen đội mũ bảo hiểm.
- Một số nghĩa rằng xe có vận tốc thấp không thể gây nên những tai nạn kinh
hoàng, do đó có tâm lí chủ quan.
- Một số bậc phụ huynh chưa nắm vững vai trò của việc đội mũ bảo hiểm nên
chưa đốc thúc con em mình chấp hành nghiêm chỉnh.
- Song, quan trọng nhất vẫn là ý thức của một bộ phận học sinh, sinh viên vẫn
còn kém, biết mà không làm hoặc làm một cách đối phó. Chắc hẳn các bạn đó chưa

bao giờ suy nghĩ một cách nghiêm túc xem hậu quả của việc không đội mũ khi sử
dụng xe đạp điện nặng nề như thế nào.
5.4. Biện pháp
- Thứ nhất, phải có biện pháp tăng cường ý thức cho học sinh khi ngồi trên xe
đạp điện, một số giải pháp tăng cường ý thức như:
+ Lực lượng cảnh sát giao thông cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương,
Ban Giám hiệu trường học, Giáo viên chủ nhiệm lớp… liên tục tuyên truyền phổ biến
luật an toàn giao thông, đặc biệt là việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh. Đồng thời
quyết liệt kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lí các trường hợp vi phạm. Chẳng hạn các
chú cảnh sát giao thông phân bố ở nhiều tuyến đường, xử phạt đối với học sinh trên
16 tuổi khi không đội mũ bảo hiểm,…
+ Nhà trường cần phải có mức kỉ luật nghiêm minh. Chẳng hạn, đối với các học sinh
vi phạm: Lần đầu thì cảnh cáo trước toàn trường, mời phụ huynh gặp mặt, lần thứ hai
thì hạ hạnh kiểm tháng, đình chỉ học 3 ngày, nếu còn tái phạm thì hạ hạnh kiểm cả
học kì đó và trả về địa phương trong vòng 7 ngày,…. Các thầy cô cùng cán bộ nhà
trường kết hợp với lực lượng công an phường giám sát ở cổng trường để theo dõi
việc chấp hành của các em học sinh.
+ Trong các giờ học như Giáo dục công dân, Kĩ năng sống, Ngữ văn,… cần lồng
ghép các tình huống, các bài học để học sinh ý thức được việc phải làm đơn giản chỉ
là đội mũ khi tham gia giao thông. Ví dụ: Trong giờ Giáo dục công dân, các thầy cô
sẽ giúp học sinh tìm hiểu rõ các điều luật, quy định của nhà nước, quyền và nghĩa vụ
của mỗi công dân nói chung và mỗi học sinh nói riêng là được tự do tham gia giao
thông và phải chấp hành các quy định mà nhà nước ban hành. Ví dụ: Thanh thiếu
niên từ 16 tuổi trở lên có quyền sử dụng xe máy điện, và không giới hạn độ tuổi với
xe đạp điện, những trường hợp vi phạm, tùy tính chất, mức độ nghiêm trọng mà có
những biện pháp xử phạt thích hợp.


+ Trong những giờ dạy Kĩ năng sống, có thể đưa ra các tình huống để học sinh tham
gia đóng kịch như là để các bạn học sinh diễn lại một số tình huống có thể xảy ra,

thuyết trình về vấn đề giao thông hiện nay mà chủ yếu là việc đội mũ bảo hiểm của
chính mình và các bạn trong trường, lớp,… giúp họ hiểu sâu thêm bài học trong mỗi
tình huống đó, dẫn chứng ra các câu chuyện có thực và sự mất mát của gia đình các
nạn nhân để lay động cảm xúc, thương cảm trong mỗi người, giáo viên có thể đưa
học sinh đi tìm hiểu thực tế về những gia đình mất người thân do không đội mũ bảo
hiểm, đến các đồn chốt công an để tìm hiểu việc đội mũ bảo hiểm của người dân đặc
biệt là học sinh.
+ Đối với môn Ngữ văn, các thầy cô có thể giao các đề nghị luận về vấn đề an toàn
giao thông như là “ Suy nghĩ của em về việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp
điện”, “ Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn”,…; đọc hoặc làm các bài thơ
về vấn đề này như là:
“Trắng xanh đen đỏ tựa như sao
Tròn trĩnh xinh xinh dáng tự hào
Có việc phải đi ai cũng thích
Mân mê sờ mó ấn đầu vào
Ra đường nhớ kĩ cài quai chặt
Xe cộ lưu thông tốc độ cao
Sơ sẩy không may là có thể
Yên tâm có mũ đỡ phần nào”
+ Đối với môn Tin thì có thể trình chiếu các đoạn video, clip, hình ảnh về các vụ tai
nạn, cho học sinh tham gia các trò chơi ô chữ...
+ Với bộ môn Mỹ thuật - Âm nhạc thì có thể tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, sáng tác
nhạc để học sinh dễ tiếp thu, cùng hát các bài hát như là “An toàn giao thông”, “cô
dạy bé bài học giao thông”,…
+ Trẻ con thường có thói quen học theo người lớn nên mỗi phụ huynh, giáo viên, và
mọi người cần làm gương cho con em mình, hình thành thói quen đội mũ cho mình
và nhắc nhở con cháu và người khác chấp hành việc đó.
- Thứ hai, quy định về việc đội mũ bảo hiểm cho người ngồi trên xe đạp điện
mới được đưa ra vài năm, việc học sinh thực hiện đội mũ bảo hiểm phần nhiều là còn
hình thức, đối phó, đội cho có. Nhiều học sinh đề cao tính thẩm mĩ nên việc đội

những mũ như vậy là một “cực hình” . Để khắc phục điều này, các nhà sản xuất chế
tạo mũ bảo hiểm cần tạo ra những chiếc mũ phù hợp với giới trẻ nhất. Qua môn hóa
học ta biết được các nhựa tổng hợp như ABS, HDPE thường được sử dụng làm vỏ
ngoài của mũ bảo hiểm nhưng nó lại rất nặng vậy nên hãy sử dụng sợi Carbon hoặc


sợi thủy tinh để giúp mũ có độ bền cao và nhẹ hơn. Sử dụng chất liệu cải tiến có độ
thấm hút tốt (Polymetric Water Absorben Textile - Phase Change Materials) để lót
mũ bảo hiểm sẽ làm nhiệt độ trong mũ giảm đáng kể giúp người đội sẽ không có cảm
giác nóng nực, ngứa ngáy và không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Không
chỉ vậy để thu hút sự chú ý của giới trẻ thì những chiếc mũ phải nhỏ, vừa vặn kích
thước đầu và đặc biệt phải có tính thẩm mĩ cao. Thông qua môn vật lý, toán học tính
toán kỹ lưỡng để tạo ra những chiếc mũ có kích thước khối lượng nhỏ nhẹ nhất
nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Các chuyên viên chế tạo mũ cần tìm hiểu sở thích
của giới trẻ và vận dụng khả năng vẽ, sáng tạo của mình để tạo ra những chiếc mũ
không chỉ an toàn mà lại độc - lạ… Với những chiếc mũ vô cùng phù hợp như vậy tôi
nghĩ sẽ thu hút được rất nhiều sự quan tâm để ý của học sinh - những con người luôn
đề cao cái đẹp và phong cách.
5.5. Kết luận
Các bạn có biết việc đội mũ bảo hiểm là vô cùng quan trọng, nó giúp giảm
thiểu va đập chấn thương vùng não (bộ phận quan trọng nhất của con người), nó giúp
ta thoát khỏi lưỡi hái tử thần luôn đe dọa ta khi tham gia giao thông. Vậy mà các bạn
đã làm gì: Không quan tâm, không đội mũ, không mang theo hoặc mang theo nhưng
lại treo ở xe để khi cần thì đối phó. Các bạn đã bao giờ nghĩ cho bản thân, cho gia
đình cho tương lai của mình chưa? Nếu ai chưa từng nghĩ hoặc nghĩ đến nhưng chưa
thực chú tâm thì chúng tôi mong rằng các bạn hãy thử thực sự nghĩ đến nó để biết
rằng việc cần làm khi ngồi trên xe đạp điện là đội mũ bảo hiểm. Cuối cùng chúng tôi
muốn nói với các bạn rằng: “ Hãy đội mũ bảo hiểm trước khi mọi chuyện trở nên quá
muộn!"
7. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn giúp học sinh
chúng em thấy được mối gắn kết giữa môn khoa học cơ bản với cuộc sống, giữa lý
luận và thực tiễn đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau tạo
một thể thống nhất. Điều này đã kích thích sự tìm tòi, khám phá trong quá trình
chúng em học tập rèn luyện và lĩnh hội tri thức. Nhóm chúng em qua thực tế đã nắm
rõ thực trạng và nguyên nhân vấn đề không đội mũ bảo hiểm của học sinh trên địa
bàn Thành phố Hải Dương để đề ra những biện pháp giúp làm giảm thiểu tình trạng
này thông qua hệ thống các kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Chúng em mong
rằng với những biện pháp này sẽ giúp một phần nào làm giảm thiểu được tình trạng
không đội mũ bảo hiểm của học sinh khi tham gia giao thông.
Qua việc tìm hiểu thực trạng của việc không đội mũ bảo hiểm và hậu quả, bản
thân chúng em cũng rút ra cho mình nhiều bài học. Chúng em cũng thường xuyên sử


dụng xe đạp điện, nhưng trước đây chưa thực sự chú ý đến vấn đề chất lượng mũ bảo
hiểm, chưa nhắc nhở các bạn xung quanh mình. Giờ đây, khi thấy những hậu quả
nặng nề do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt nếu không đội mũ bảo hiểm, chúng em
phải thay mũ đúng tiêu chuẩn, đồng thời liên tục nhắc nhở các bạn. Chính vì thế việc
thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện của các bạn lớp em là tương đối
tốt. Trong năm học này, chưa có bạn nào vi phạm hành vi trên.
Với việc đi thực tế, viết bài, vận dụng nhiều môn học, kiến thức trong các môn
học của chúng em cũng được củng cố. Qua các cuộc phỏng vấn, điều tra, chúng em
cũng thấy mình tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử. Việc hoàn thành đề
tài đem lại cho chúng em nhiều ý nghĩa thiết thực.



×