Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đổi mới tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên diện chính sách tại trường dự bị đại học TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.13 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thanh Long

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH, SINH VIÊN
DIỆN CHÍNH SÁCH TẠI TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC TP.HCM

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG VĂN SINH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2006


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học, Phòng khoa học công nghệ – sau
đại học, Khoa tâm lý – giáo dục, Quý giáo sư, Giảng viên, Cán bộ,
Công nhân viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Ban Giám hiệu, Cán bộ – Công nhân viên, Giảng viên Trường Dự bò
đại học Thành phố Hồ Chí Minh.



-

Đặc biệt là Thầy hướng dẫn khoa học: Tiến só Trương Văn Sinh.

-

Các bạn cùng khóa.
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý kiến, cung cấp tài

liệu và tạo nhiều thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 04 năm 2006


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm tạ
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Mục lục
Mở đầu .................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan ................................................................. 5
1.1.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và dự bò đại học ........................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm "giáo dục" ............................................................................ 5
1.1.1.2. Khái niệm "đào tạo" .............................................................................. 5
1.1.1.3. Khái niệm "bồi dưỡng".......................................................................... 6
1.1.1.4. Khái niệm "dự bò đại học"..................................................................... 6
1.1.2. Tổ chức, hoạt động, quản lý và quản lý giáo dục ....................................... 6

1.1.2.1. Khái niệm "tổ chức" .............................................................................. 6
1.1.2.2. Khái niệm “hoạt động".......................................................................... 7
1.1.2.3. Khái niệm "quản lý" .............................................................................. 7
1.1.2.4. Quản lý giáo dục .................................................................................... 8
1.2. Quan điểm của Đảng ta về phát triển giáo dục-đào tạo cho đồng bào
các dân tộc thiểu số........................................................................................... 8
1.2.1.Gắn chặt quan điểm phát triển giáo dục-đào tạo với quan điểm và
chính sách dân tộc.......................................................................................... 9
1.2.2. Phát triển giáo dục dân tộc phải gắn bó chặt chẽ .................................... 10
1.2.3. Phát triển giáo dục dân tộc phải được triển khai trên nhiều bình diện,... 12
1.2.4. Phát triển giáo dục dân tộc phải phù hợp với từng vùng, từng dân tộc ... 12
1.3. Vai trò và vò trí của Trường Dự bò đại học .................................................. 13
1.3.1. Vai trò của Trường Dự bò đại học .............................................................. 13
1.3.1.1. Tính khách quan của sự ra đời các trường dự bò đại học ................... 13


1.3.1.2. Sự ra đời của các trường dự bò đại học là một trong những hình thức
góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ................................... 14
1.3.1.3.Vai trò của trường dự bò đại học .......................................................... 15
a) Vai trò của Trường Dự bò đại học nói chung........................................... 15
b) Vai trò của Trường Dự bò đại học Tp. Hồ Chí Minh đối với vùng đồng
bằng sông Cửu Long ................................................................................ 16
1.3.2. Vò trí của trường dự bò đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam ..................................................................................................... 18
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG DỰ BỊ
ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA ................. 22

2.1. Tổng quan về Trường Dự bò đại học TP.HCM ............................................ 22
2.1.1. Quá trình thành lập trường Dự bò Đại học Tp.HCM ................................. 22
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của trường Dự bò Đại học TP.HCM.................... 22

2.1.2.1. Chức năng............................................................................................. 22
2.1.2.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 23
2.1.3. Tổ chức của trường Dự bò Đại học TP.HCM ............................................. 23
2.2. Hoạt động đào tạo của Trường Dự bò đại học Tp.HCM thời gian qua..... 24
2.2.1. Hoạt động tuyển sinh.................................................................................. 24
2.2.2. Hoạt động đào tạo ...................................................................................... 27
2.2.2.1. Tổ chức lớp học.................................................................................... 27
2.2.2.2. Chương trình học .................................................................................. 27
2.2.2.3. Nội dung học tập và phương pháp cung cấp kiến thức cho sinh viên 28
2.2.2.4. Phương pháp đáng giá học sinh – sinh viên ........................................ 28
2.2.3. Đánh giá ...................................................................................................... 29
2.2.3.1. Một số kết quả ..................................................................................... 29
2.2.3.2. Một số tồn tại ....................................................................................... 30
2.2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại ..................................................................... 32
a) Nguyên nhân khách quan ............................................................... 32
b) Nguyên nhân chủ quan ................................................................... 32
2.3. Công tác quản lý đào tạo của Trường Dự bò Đại học Tp. Hồ Chí Minh


thời gian qua ..................................................................................................... 32
2.3.1. Nhận thức của trường về trách nhiệm của mình ....................................... 32
2.3.2. Xây dựng và triển khai nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo 32
2.3.3. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, GV quản lý và đào tạo cho HS diện chính
sách.............................................................................................................. 34
2.3.4. Thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa trường DBĐH với các đòa phương và các
trường THCN, CĐ, ĐH ............................................................................... 34
2.3.5. Đánh giá về tổ chức và quản lý đào tạo.................................................... 35
2.3.5.1. Một số kết quả ..................................................................................... 35
a) Về tổ chức ............................................................................................... 35
b) Tổ chức giảng dạy và học tập ................................................................ 35

2.3.5.2. Một số tồn tại ....................................................................................... 38
2.3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại ..................................................................... 39
Chương 3: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HỌC SINH, SINH VIÊN
DIỆN CHÍNH SÁCH Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH....................................................................................................... 43

3.1. Cơ sở để xây dựng giải pháp ............................................................................. 43
3.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 43
3.1.1.1. Tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và đào tạo nguồn nhân lực cho
các dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .......... 43
3.1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về dân tộc và phát triển giáo dục-đào tạo cho
vùng dân tộc ...................................................................................................... 44
a) Quan điểm của Đảng ta về dân tộc ............................................................. 44
b) Quan điểm của Đảng ta về phát triển giáo dục-đào tạo cho vùng dân tộc . 44
3.1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 48
3.1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 49
3.2. Một số nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng các giải pháp ............................ 49
3.2.1. Một số nguyên tắc ...................................................................................... 49
3.2.1.1. Nguyên tắc 1 ........................................................................................ 49
3.2.1.2. Nguyên tắc 2 ........................................................................................ 51
3.2.1.3. Nguyên tắc 3 ........................................................................................ 52


3.2.2. Một số yêu cầu ........................................................................................... 53
3.2.2.1. Các giải pháp tạo được sự thống nhất và hỗ trợ cho nhau................. 53
3.2.2.2. Có tính khả thi trong giai đoạn sắp tới ................................................ 54
3.3. Một số giải pháp ............................................................................................... 54
3.3.1. Nhóm giải pháp đổi mới về tổ chức .......................................................... 54
3.3.1.1. Đổi mới về tổ chức bộ máy của trường DBĐH TP.HCM.................. 54
3.3.1.2. Đổi mới tổ chức tuyển sinh ................................................................. 55

3.3.1.3. Đổi mới công tác tổ chức đào tạo ....................................................... 59
a) Đổi mới về chương trình và nội dung đào tạo....................................... 60
b) Đổi mới về bố trí đội ngũ giảng viên để giảng dạy những nội dung
đào tạo ..................................................................................................... 62
3.3.1.4. Đổi mới phương thức chuyển giao học sinh hệ DBĐH cho các trường
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ..................................... 62
3.3.2. Nhóm giải pháp đổi mới về quản lý .......................................................... 64
3.3.2.1. Đổi mới về phân cấp quản lý, tạo cho trường DBĐH chủ động trong
công tác đào tạo .................................................................................. 65
3.3.2.2. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan và đơn vò
hữu quan đối với công tác đào tạo học sinh hệ DBĐH..................... 66
3.4. Một số đề xuất, kiến nghò ............................................................................... 70
3.4.1. Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Ủy ban dân tộc của chính phủ.......... 70
3.4.2. Với Bộ Giáo dục và đào tạo ...................................................................... 70
3.4.3. Với chính quyền đòa phương trong vùng tuyển sinh.................................. 71
3.4.4. Với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp ................ 71
Kết luận .................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa



: Cao đẳng


DTNT

: Dân tộc nội trú

DBĐH

: Dự bò đại học

DBĐH.TP.HCM : Dự bò đại học Thành phố Hồ Chí Minh
ĐH

: Đại học

KT-XH

: Kinh tế xã hội

KH-KT

: Khoa học kỹ thuật

QLNN

: Quản lý Nhà nước

THCN

: Trung học chuyên nghiệp


THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Phân bố theo đòa phương

25

Bảng 2.2

Phân bố theo dân tộc

25


Bảng 2.3

Kết quả vào ĐH, CĐ, THCN, từ 2001-2005

36

Bảng 2.4

Vào các trường Y Dược TP.HCM, Cần Thơ, Tây Nguyên

37

Bảng 2.5

Vào các Trường Sư Phạm

37

Bảng 2.6

Vào Trường Đại học Bách khoa

37


Các đòa phương

Bộ
Giáo dục-Đào tạo


Trường

Các trường

Dự bò Đại học

THCN, CĐ, ĐH

c Giai đoạn tuyển sinh
( giai đoạn tiền DBĐH)

e Giai đoạn chuyển giao
( giai đoạn hậu DBĐH)

Học sinh dân tộc


-1-

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Một trong những quan điểm của Đảng ta về các dân tộc là bình đẳng
giữa các dân tộc. Bình đẳng dân tộc trong quan điểm của Đảng ta được thể hiện
qua 5 mặt sau: Kinh tế, chính trò, văn hoá, xã hội và cơ hội phát triển.
Sự ra đời một loạt trường dân tộc nội trú và các trường Dự Bò Đại Học
Dân Tộc là một trong những hình thức (biện pháp) nhằm góp phần thực hiện
quan điểm trên đây của Đảng.
1.2. Khác với các trường Dân tộc nội trú, các trường Dự Bò Đại học có

chức năng và nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao cho học sinh các dân tộc ít người,
học sinh các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn về kiến thức văn hoá phổ
thông để các em có đủ điều kiện theo học các trường cao đẳng và đại học. Có
thể coi Trường Dự Bò Đại học như ''lò'' đào tạo tiền Cao Đẳng và Đại học cho
học sinh dân tộc. Do đó kết quả đào tạo của các trường Dự Bò Đại học sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho
các dân tộc ít người, cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - những
vùng luôn luôn gặp khó khăn trong phát triển giáo dục và đào tạo nói chung,
trong việc phát triển nguồn nhân lực nói riêng phục vụ cho công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các đòa phương.
1.3. Như nhiều Trường Dự Bò Đại học trong cả nước, thời gian qua, bên
cạnh nhiều thành tựu đã được ghi nhận, Trường Dự Bò Đại học Thành phố Hồ
Chí Minh còn có những hạn chế, tồn tại xung quanh việc đào tạo học sinh dân
tộc.


-2-

Có nhiều nguyên nhân đưa đến những hạn chế, tồn tại ấy, trong đó có
nguyên nhân về tổ chức và quản lý đào tạo. Để nhanh chóng đào tạo được một
đội ngũ lao động có trình độ cao cho các dân tộc, cho các vùng sâu, vùng xa
trong giai đoạn sắp tới, đã đến lúc cần phải đổi mới toàn diện về tư duy, về tổ
chức, quản lý và công tác đào tạo,… Trên tinh thần ấy, chúng tôi lựa chọn đề
tài "ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH, SINH VIÊN DIỆN CHÍNH
SÁCH TẠI TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC TP. HỒ CHÍ MINH" nhằm góp phần giải

quyết vấn đề đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc tìm hiểu, phân tích
đánh giá khách quan quá trình tổ chức và quản lý đào tạo của trường Dự Bò Đại

học TP.HCM thời gian qua, từ đó, đề xuất các giải pháp tổ chức và quản lý đào
tạo nhằm góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc để đạt được mục
tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế xã – hội; góp phần
thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục của Đảng và Nhà nước.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: tổ chức và quản lý đào tạo tại trường Dự Bò Đại
học TP. Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu: Trường Dự Bò Đại học TP. Hồ Chí Minh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức và quản lý đào tạo trong 5 năm
qua và đề ra các giải pháp đổi mới tổ chức và quản lý đào tạo đến năm 2010 tại
Trường Dự Bò Đại học TP.Hồ Chí Minh.

5. Đóng góp của đề tài:


-3-

- Về lý luận: góp phần làm rõ vấn đề đổi mới giáo dục trong giai đoạn
mới - giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Về thực tiễn: nêu được thực trạng tổ chức và quản lý đào tạo tại
Trường, từ đó đề ra được giải pháp tổ chức và quản lý đào tạo học sinh Dân tộc
tại Trường Dự Bò Đại học TP.Hồ Chí Minh nói riêng các trường Dự Bò Đại học
Dân tộc nói chung.
6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
6.1. Nội dung nghiên cứu:
Như đã giới hạn trên đây, ở luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu,
tìm hiểu các nội dung cơ bản sau:
- Tìm hiểu các quan điểm, chính sách của Đảng về giáo dục- đào tạo nói
chung cho đồng bào các dân tộc nói riêng; vai trò và vò trí của các trường Dự bò

Đại học.
- Chỉ rõ một cách khách quan về tổ chức và quản lý đào tạo Học sinh phổ
thông ở trường Dự bò Đại học TP. Hồ Chí Minh thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và quản lý đào tạo tại
Trường Dự Bò Đại học TP.Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Phương pháp luận: Xuất phát từ quan điểm chủ nghóa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhìn nhận vấn đề được đặt ra trong các mối quan hệ
biện chứng: việc gắn nhà trường với nhu cầu đào tạo của xã hội, phục vụ nguồn
nhân lực cho đòa phương, giữa giáo dục- đào tạo nói chung và giáo dục - đào tạo
vùng dân tộc nói riêng.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu: để triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi
sử dụng một số phương pháp sau:


-4-

+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp miêu tả
+ Phương pháp đối chiếu so sánh (đầu vào, đầu ra, kết quả tại
các trường Đại học).
+ Phương pháp phỏng vấn (qua phiếu điều tra, trực tiếp).
+ Phương pháp biểu đồ.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được tổ
chức thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Tổ chức và quản lý đào tạo của Trường Dự bò Đại học TP.Hồ
Chí Minh thời gian qua.
Chương 3: Đổi mới tổ chức và quản lý đào tạo học sinh, sinh viên diện

chính sách tại Trường Dự Bò Đại Học TP. Hồ Chí Minh.

]^


-5-

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và dự bò đại học
1.1.1.1. Khái niệm "Giáo dục"
Trong các từ điển giải thích, thuật ngữ "giáo dục" được hiểu là quá
trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người
mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã
hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào lao động và đời
sống xã hội" [Văn Tân: chủ biên - từ điển tiếng Việt Nxb KHXH, Hà Nội, 1976,
tr.440]. Từ góc độ giáo dục học, "giáo dục" là quá trình trang bò và nâng cao
kiến thức hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng trong
hoạt động nghề nghiệp, là một trong những yếu tố góp phần hình thành nhân
cách con người.
Giáo dục là một hoạt động diễn ra liên tục trong một môi trường hoạt
động của con người, mọi đơn vò tổ chức xã hội như gia đình, nhà trường, xã hội,
trong đó giáo dục nhà trường đóng vai trò quyết đònh.
Lâu nay, trong đời sống xã hội Việt Nam, "giáo dục" được hiểu theo hai
nghóa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghóa rộng, "giáo dục được hiểu bao gồm giáo
dục phổ thông và giáo dục sau phổ thông (giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại
học). Theo nghóa hẹp, "giáo dục" được hiểu chỉ là giáo dục phổ thông.
1.1.1.2. Khái niệm "đào tạo"

Cũng theo từ điển đã dẫn, "đào tạo" được hiểu đơn giản là "gây dựng,
bồi dưỡng cho thành” (tr.342). Nhưng trong giáo dục học "đào tạo" là lónh vực


-6-

trang bò kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để hình thành chuyên môn cho người lao
động. Cách hiểu này, "đào tạo" là giáo dục sau phổ thông. Như vậy, giữa "giáo
dục" và "đào tạo" có mối liên hệ mật thiết với nhau, song không hoàn toàn đồng
nhất với nhau. Đây là hai mặt, hai khâu nối tiếp nhau của một quá trình hoạt
động có mục đích chung là trang bò kiến thức (phổ thông và chuyên môn sâu),
kỹ năng, kỹ thuật cho người học.
1.1.1.3. Khái niệm "bồi dưỡng"
Gắn với giáo dục và đào tạo là "bồi dưỡng", thông thường "bồi dưỡng"
được hiểu là "gìn giữ và tăng thêm sức khoẻ, khả năng, đạo đức" [từ điển đã
dẫn, tr.107]. Giáo dục học hiểu: "bồi dưỡng" là quá trình cung cấp thêm, bổ sung
thêm trên cơ sở kiến thức đã có. Khi hoàn tất quá trình bồi dưỡng, người học
được cấp giấy chứng nhận (chứng chỉ) về phần kiến thức đã được bồi dưỡng.
1.1.1.4. Khái niệm "dự bò đại học"
Khái niệm "dự bò" thông thường được hiểu theo nhiều nghóa "1. sửa
soạn sẵn, …, 3. Chưa chính thức, đang ở thời kỳ thử thách" [Văn Tân, từ điển đã
dẫn, tr. 323]. Theo đó, "dự bò đại học" là giai đoạn chuẩn bò sẵn (qua đào tạo bồi
dưỡng) những kiến thức, tri thức để người học có đủ điều kiện học đại học. Nói
gọn hơn, nôm na, "dự bò đại học" là "tiền đại học".
1.1.2. Tổ chức, hoạt động, quản lý và quản lý giáo dục.
1.1.2.1. Khái niệm "tổ chức"
"Tổ chức" được hiểu từ hai hướng:
Từ hướng hoạt động, "tổ chức" được hiểu là một quá trình liên kết các
cá thể thành một thể thống nhất hoặc sắp xếp các cá thể trong một thể thống
nhất theo một kiểu, quy cách nhất đònh: Tổ chức lại các phòng ban, Tổ chức đại

hội thi đua.


-7-

Từ hướng kết cấu quan hệ, "tổ chức" là một cơ quan, một đơn vò xã hội
trong đó các thành viên có cùng chức năng, nhiệm vụ. Ví dụ: Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức của thanh niên Việt Nam. Phòng tổ chức.
"Tổ chức" được dùng trong luận văn này được hiểu theo cả hai hướng.
1.1.2.2. Khái niệm "hoạt động".
Thông thường, "hoạt động" được hiểu là làm một việc hay tham gia vào
một việc nào đấy. Có hai loại hoạt động: hoạt động chân tay và hoạt động trí óc
(hoạt động nhận thức).
Con người là chủ thể lao động, nhận thức và giao lưu được hình thành
trong quá trình hoạt động. Hoạt động làm cho con người nhận thức được hiện
thực, kích thích hứng thú niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu
mới.
1.1.2.3. Khái niệm "Quản lý".
Có nhiều cách hiểu khác nhau về "Quản lý". Một số nhấn mạnh mặt tổ
chức và điều hành của "Quản lý". Ví dụ: Quản lý các dự án, quản lý nhà nước.
Một số nhấn mạnh mặt kỹ thuật của "Quản lý". Ví dụ: Quản lý mạng, quản lý
Internet. Dù hiểu theo hướng nào, "quản lý" là một hoạt động riêng của con
người. Nó vừa là một khoa học (khoa học quản lý), vừa là một nghệ thuật (nghệ
thuật quản lý). Đã nói đến quản lý là nói đến hoạt động có ý thức của con người
nhằm tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các sự vật, hiện tượng và con
người phát triển phù hợp với quy luật khách quan và chủ đònh của người quản lý.
Trong hoạt động quản lý có mối quan hệ chặt chẽ giữa: chủ thể quản lý, khách
thể quản lý, nội dung quản lý, mục đích quản lý và phương pháp quản lý.



-8-

Phương pháp quản lý

Chủ thể quản lý

Mục đích quản lý

Khách thể quản lý

Nội dung quản lý

Quản lý có nhiều loại: quản lý hành chính nhà nước (quản lý hành
chính công), quản lý lãnh thổ, quản lý lónh vực, …. Quản lý giáo dục (QLGD) là
loại quản lý lónh vực.
1.1.2.4. Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là một loại quản lý lónh vực mà đối tượng của nó là
các quá trình giáo dục và mọi người gắn với quá trình này.
Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động (thông qua các chủ
trương, chính sách, …) có mục đích, có kế hoạch của các cơ quan quản lý Nhà
nước (QLNN) từ Trung ương đến đòa phương nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục
phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.

Căn cứ vào :
- Nghò quyết số 22/NQ-TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trò về một số
chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
- Quyết đònh số 72/HĐBT, ngày 13-03-1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay
là chính phủ) về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội

miền núi.


-9-

- Quyết đònh số 69/CT, ngày 04-03-1992 của Chủ tòch Hội đồng Bộ trưởng
(nay 1à Thủ tướng chính phủ) về lập chương trình phát triển kinh tế - xã hội
vùng cao phía Bắc.
- Quyết đònh số 611/QĐ , ngày 29-06-1985 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về
việc chuyển loại trường thiếu nhi vùng cao (ở miền Bắc) và trường phổ thông
nội trú (ở miền Nam) thành trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Quyết đònh số 1450/TCCB, ngày 25-06-1991 của Bộ trưởng bộ Giáo dục
& Đào tạo về việc thành lập ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu VII về ''Củng
cố và phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng sâu, hải đảo và
những vùng có nhiều khó khăn''.
Chỉ thò số 68/CT-TW, ngày 18-04-199l của ban Bí thư trung ương Đảng về
công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer và nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác của các cơ quan, tổ chức đoàn thể hữu quan.
Có thể nói quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta tựu trung
thành một số điểm cơ bản sau đây:
1.2.1. Gắn chặt quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo với quan điểm và
chính sách dân tộc
Quan điểm dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên nguyên tắc cơ bản
của chính sách bình đẳng đoàn kết và tình hình đặc điểm của vấn đề dân tộc ở
Việt Nam. Văn kiện Đại hội VII đã nêu lên một cách cụ thể: ''Thực hiện chính
sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các
dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự
phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tôn trọng lợi ích, truyền
thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, chống tư tưởng
dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thò và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế



- 10 -

xã hội phải phù hợp với đặc thù từng vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc
thiểu số.
Đi từ quan điểm này, trong tình hình mới khi đất nước tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì chính sách dân tộc tập trung vào phát triển tất
cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng dân tộc ít người, nhằm nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, xoá dần sự cách biệt và
chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc ít người với nhau, giữa các dân tộc ít
người với dân tộc Kinh, giữa miền núi với miền xuôi. Mục tiêu của chính sách
dân tộc phải được quán xuyến trong mọi lónh vực của đời sống xã hội. Hiến
pháp 1992 cũng khẳng đònh "Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi
mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân
tộc thiểu số".
Trên cơ sở này, phát triển giáo dục dân tộc trước hết nhằm thực hiện
quan điểm dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Phát triển giáo dục dân tộc để
nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc và thông qua giáo dục phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội cho đồng bào, cho miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phát triển
giáo dục còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc gìn giữ và
phát triển những đặc sắc của văn hoá dân tộc mình.
1.2.2. Phát triển giáo dục dân tộc phải gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ
tương tác với "Phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trò, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội..." [Nghò quyết
22/NQ-TW của Bộ chính trò].
Quan điểm này nói lên rằng, khi phát triển toàn diện miền núi, Đảng và
Nhà nước coi việc phát triển kinh tế - xã hội là nội dung trọng tâm, là nội dung
đầu tiên.



- 11 -

Có phát triển kinh tế - xã hội, có "quan tâm đúng mức đến việc giải quyết
vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân'' thì mới có
điều kiện phát triển các lónh vực khác. Ngược lại phát triển giáo dục - đào tạo,
văn hoá, an ninh; quốc phòng, ... sẽ có tác dụng tích cực vừa đảm bảo vừa thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó các dân tộc ít người xác lập được quyền
bình đẳng của mình. Mối tương tác này được xác đònh rất rõ ràng tại Nghò quyết
22/NQ-TW của Bộ chính trò: ''Để thực hiện trên thực tế quyền bình đẳng giữa
các dân tộc, một mặt, pháp luật phải đảm bảo quyền bình đẳng đó, mặt khác,
phải có chính sách và tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc miền núi vươn lên
mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hoá, từng bước nâng cao năng suất lao động,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Như vậy, khi giải quyết chương trình VII - chương trình “Củng cố và phát
triển giáo dục miền núi và vùng khó khăn”, đòi hỏi cả hai mặt của một vấn đề
có quan hệ ràng buộc với nhau:
- Một là: Muốn củng cố và phát triển giáo dục - đào tạo phải đặt và gắn
chương trình này với một loạt chương trình kinh tế - xã hội khác (chương trình
đònh canh đònh cư, giao đất giao rừng; chương trình giải quyết lương thực, phát
triển chăn nuôi, chương trình chuyển hướng cây trồng ở miền núi; chương trình
xoá đói giảm nghèo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công tác ở
vùng cao, ... do nhiều đơn vò hữu quan chủ trì)
- Hai là: Phải có sự phối hợp chặt chẽ và triển khai đồng bộ của các
ngành, các đơn vò hữu quan.
Mọi chương trình kinh tế - xã hội cho miền núi, cho đồng bào dân tộc nếu
không chú ý hai mặt vừa nêu thì khó lòng đạt kết quả cao.




×