Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú savannakhet nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.92 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KEOPASEUTH PHOUVA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
SAVANNAKHET NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ VĂN LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KEOPASEUTH PHOUVA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
SAVANNAKHET NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số:


60 14 01 14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ VĂN LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý
giáo dục này với đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động scủa học
sinh trung học cơ sở ở trưởng phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh
Sa Văn Nà Khệt, nước Công Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào” do
TS. Hồ Văn Liên hướng dẫn; là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu, dữ liệu nêu trong luận văn là trung thực với
nguồn trích dẫn trong phần danh mục tài liệu tham khảo; những
kết luận khoa học của luận văn này chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.

TP. Hồ Chí Minh, 2014
Tác giả

Keopaseuth Phouva


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo của Đại
học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi

được học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian học thạc sĩ tại Việt Nam
Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin tỏ lòng cảm ơn các thầy, cô giáo
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Hồ Văn Liên, ngưỡi đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện hoàn thành luận văn
với đề tài: Thực trạng quản lý hoạt động của học sinh trung học

cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Sa Văn Nà Khệt,
nước Công Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn các bạn Lào và Việt Nam đã quan tâm
giúp đỡ tôi trong thời gian sống và học tập tại Việt Nam. Sự giúp đỡ của các
bạn góp phần không nhỏ giúp tôi hoàn thành và thành công với luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn !

TP. Hồ Chí Minh, 2014
Tác giả

Keopaseuth Phouva


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CHDCND

:

Công hòa Dân chủ Nhân dân

CNH-HDH


:

Công nghiệp hóa,hiện đại hóa

DTNT

:

Dân tộc nội trú

ĐHSP

:

Đại học sư phạm

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

HS

:

Học sinh

KT-XH


:

Kinh tế-xã hội

NT

:

Nội trú

PPDH

:

Phương pháp dạy học

QLGD

:

Quản lý giáo dục

TH

:

Tự học

THPT


:

Trung học học phổ thông

THCS

:

Trung học cơ sở

CBQL

:

Cán bộ quản lý

NCGD

:

Nghiên cứu giáo dục

PTDTNT

:

Phổ thông dân tộc nội trú



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số học sinh trường phổ thông DTNT Savannakhet từ
năm 1997-2014…………………………………………………………..39
Bảng 2.2. cơ cấu học sinh DT của trường phổ thông DTNT Savanakhet..39
Bảng 2.3. Tổng số giáo viên trường phổ thông DTNT Savannakhet từ
năm 1997- 2014…………………………………………………………..40
Bảng 2.4. Nhận thức giáo viên về ý nghĩa hoạt động tự học…………….43
Bảng 2.5. Hoạt động tự học có tác dụng gì đối với học sinh trong quá
trình gì đối với học sinh trong quá trình dạy học ở nhà trường…………..45
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện các quy định về hoạt động tự học………….47
Bảng 2.7. Kế hoạt quản lý hoạt động tự học cho học sinh được xây
dựng ở nhà trường…………………………………………………………47
Bảng 2.8. Xây dựng và lựa chọn bài tập về nhà học sinh………………....50
Bảng .2.9. Mực độ giáo viên giao nhiệm vụ tự họccho học sinh và
hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ đó…………………………………51
Bảng .2.10. Mức độ hướng dẫn tự học của giáo viên trong quá trình dạy..52
Bảng .2.11. Mức độ sử dụng phương pháp tự học của học sinh………….54
Bảng .2.12. Mức độ thực hiện các hình thức tự học của học sinh………...55
Bảng .213. Mức độ thực hiện các phương pháp kiểm tra kết quả thực
hiện nhiệm vụ tự học của học sinh………………………………..............56


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ
HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ ......................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu...................................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................................. 10
1.2.1. Hoạt động dạy học .......................................................................................10

1.2.2. Hoạt động tự học .........................................................................................10
1.2.3. Khái niệm về dân tộc nội trú .......................................................................11
1.2.3. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học .............11
1.2.3.1. Quản lý giáo dục (QLGD) .....................................................................11
1.2.3.2. Quản lý nhà trường (NT).......................................................................13
1.2.3.3. Quản lý hoạt động dạy học ...................................................................13
1.2.3.4. Quản lý hoạt động tự học. .....................................................................14
1.3. Đặc trưng hoạt động tự học của học sinh cơ sở tại trường phổ thông dân
tộc nội trú. ............................................................................................................................. 18
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh các trường trung
học cơ sở tại trường trung học phổ thông nội trú ....................................................... 20
1.4.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động tự học ..........................20
1.4.2. Phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng dạy- tự học......................23
1.4.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.....................24
1.4.4. Cơ sở vật chất sư phạm ................................................................................26
1.4.5. Công nghệ thông tin và mạng internet đối với hoạt công tự học ................27
1.4.6. Phong trào thi đua tự quản của học sinh ......................................................28
1.5. Quản lý hoạt động tự học ................................................................................................. 29
1.5.1. Nội dung quản lý hoạt động tự học .............................................................29


1.5.2. Các chức năng quản lý hoạt động tự học. ....................................................30
1.5.3. Các quy định của nhà trường về quản lý tự học ..........................................33
1.5.4. Hoạt động của ban quản lý tự học của trường .............................................34
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI
TRÚ SAVANNAKHET ................................................................................................... 37
2.1. Khái quát về trường phổ thông dân tộc nội trú Savanakhet .................................... 37
2.2. Phương pháp khảo sát thực trạng ................................................................................... 40

2.3. Thực trạng quản lý họat động tự học của học của học sinh trung học cơ sở tại
trường phổ thông dân tộc nội trú Savanakhet ............................................................. 42
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên và học sinh ....................................42
2.3.1.1. Nhận thức của giáo viên về hoạt động tự học ......................................42
2.3.1.2. Về động cơ thái độ học tập của học sinh ..............................................43
Bảng 2.5. Hoạt động tự học có tác dụng gì đối với học sinh trong quá trình dạy
học ở nhà trường.................................................................................................43
2.3.2. Thực trạng các quy định của trường về hoạt động tự học ...........................45
2.3.3. Thực trạng hoạt động ban quản lý hoạt động tự học của trường .................46
2.3.4. Thực trạng quản lý HĐTH trên lớp .............................................................48
2.3.5. Thực trạng quản lý HĐTH ngoài giờ lên lớp ..............................................48
2.3.6. Thực trạng về hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo
hướng dạy- tự học ..................................................................................................49
2.3.7. Thực trạng về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo hướng phát huy tự học ...................................................................................54
2.3.8. Thực trạng về quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ HĐTH ................56
2.3.9. Thực trạng về công nghệ thông tin và mạng internet đối với hoạt động tự
học ..........................................................................................................................58
2.3.10. Thực trạng về phong trào thi đua tự quản của học sinh ............................58
2.3.11. Thực trạng về thực hiện các chức năng quản lý HĐTH ............................59
2.3.11.1. Kế hoạch hóa .......................................................................................60


2.3.11.2. Tổ chức ................................................................................................60
2.3.11.3. Chỉ đạo ................................................................................................61
2.3.11.4. Kiểm tra ...............................................................................................62
2.3.12. Phối hợp quản lý hoạt động tự học ............................................................64
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự học ............................................................ 66
2.4.1. Ưu điểm .......................................................................................................65
2.4.2. Hạn chế ........................................................................................................66

2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................67
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................... 67
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
TRUNG

HỌC



SỞ

TẠI

TRƯỜNG

PHỒ

THÔNG

DTNT

SAVANNAKHET .............................................................................................................. 69
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................................................ 69
3.1.1. Cơ sở pháp lý: ..............................................................................................69
3.1.2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................70
3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS tại trường phổ
thông DTNT tỉnh SAVANNAKHET ............................................................................ 71
3.2.1. Nâng cao nhận thức giáo viên và học sinh về vấn đề tự học .......................71
3.2.2. Nâng cao hiệu lực của các quy định về quản lý tự học ...............................72
3.2.3. Tổ chức hoạt động hiệu quả của ban quản lý hoạt động tự học ..................73

3.2.3.1. Tổ chức và quản lý học trên lớp. ...........................................................73
3.2.3.2. Tổ chức quản lý hoạt động tự học của học sinh....................................74
3.2.4. Nâng cao khả năng tự học của học sinh ......................................................74
3.2.5. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng dạy tự học .....................................................................................................................75
3.2.6. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
hướng pháp huy tự học ..........................................................................................77
3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm để tạo điều kiện về phòng học, thư
viên, thí nghiệm cho học sinh tự học .....................................................................79
3.2.8. Nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin-mạng internet ........................81


3.2.9. Đẩy mạnh trào thi đua tự quản học sinh trong quản lý tự học ....................81
3.2.10. Thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý đối với hoạt động tự học ..83
3.3. Kiểm chứng tính hợp lý và khả thi của các biện pháp quản lý .............................. 86
3.3.1 Kết quả xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý .............................86
3.3.2. Những kết quả biểu đạt sự tăng cường họat động tự học của học sinh tại
trưởng nội trú Savănakhệt......................................................................................88
3.3.3. Tổng kết kinh kinh nghiệm về quản lý tự học .............................................90
Tiểu kết chương 3. ...................................................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. ....................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tại
Dạy học - một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội
tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trên
cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phấn

chất của nhân cách người học. Hiểu theo cách khác, dạy học là hoạt động công tác
giữa thầy với trò nhằm điều khiển – truyền đạt và tự điều khiển - lĩnh hội tri thức
nhân loại nhằm thức hiện mục đích giáo dục.
Như vậy, trong dạy học, người học chủ động trong việc lĩnh hội tri thức dưới
sự chủ đạo của người dạy. Lý luận và thực tiễn giáo dục đã chỉ ra rằng hoạt động
học tập của học sinh là một quá trình được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn học ở
trường do thầy, cô giáo tổ chức và hướng dẫn trực tiếp và giai đoạn tự học ở nhà do
học sinh tổ chức dưới sự hướng dẫn và tổ chức gián tiếp của thầy, cô giáo. Học ở
nhà là một bộ phận hợp thành tất yếu của quá trình học tập, là giai đoạn tiếp nối và
phát triển bài học trên lớp, bởi lẽ kiến thức mà học sinh tiếp thu được chỉ thức sự
bền vững nếu chúng được ôn tập và củng cố thường xuyên bằng một hệ thống bài
tập hoặc việc làm, Ngoài lớp ngoài ra, tính tích cực của học sinh trên lớp phù thuộc
một phần lớn vào việc chuẩn bị bài ở nhà của các em.
Mặt khác để thực hiện được mục tiêu của giáo dục đòi hỏi phải thường xuyên
đổi mới và phát triển chương trình đào tạo đổi mới phương pháp dạy học, trong đó
vấn đề cấp bách hiện nay là phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của con người” đảm bảo
điều kiện và thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Quản lý nhà trường chủ yếu là quản lý dạy học, trong đó tự học là khâu cơ
bản và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Do đó để nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học thì cần phải có biện pháp quản lý khả thi đối với
quá trình dạy học, trong đó có khâu quản lý hoạt động tự học.
Giáo dục trung học cơ sở (THCS) nhằm mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí,
chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa


2

(CNH-HĐH). Học sinh THCS sẽ là muốn lao động chủ yếu phục vụ cho sản xuất xã
hội và nền kinh tế quốc dân.Việc hình thành cho họ năng lực tự học là cực kỳ quan

trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn, song cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đặc
biệt là ở các lớp đầu cấp. Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trườngTHCS
nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH), bên cạnh việc thừa
kế những thành tựu lý luận về tự học trong di sản khoa học giáo dục cần đẩy mạnh
nghiên cứu vấn để chỉ đạo việc tự học của học sinh lứa tuổi này.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiều loại hình trường lớp khác nhau
với những điều kiện KT-XH khác nhau, phân bố trên những đia bàn khác nhau,
những điều kiện dạy học và phương thức tổ chức của mỗi loại hình nhà trường
không giống nhau. Khác với trường phổ thông bình thường, trường phổ thông dân
tộc nội trú (DTNT) có những đặc thù về đối tượng học sinh, về tổ chức dạy và học,
về cơ sở vật chất, về nội trú (sinh sống và học tập) hoàn toàn tại trường. Đặc trưng
đó, yêu cầu các nhà quản lý trường học chỉ quan tâm tổ chức tốt việc dạy và học
trên lớp, trong giờ chính khóa mà còn phải quan tâm tổ chức cuộc sống mà còn phải
quan tâm nhiều đến tổ chức và quản lý hoạt động tự học của học sinh trong từng
ngày từng tuần.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học và quản lý hoạt động tự học của
học sinh của các tác giả keobandith BOUALAY, (2005) miền nam của nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân đân Lào (CHDCND Lào), tuy nhiên chúng tôi thấy, các tác giả
quan tâm chủ yếu đến hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh,
sinh viên người lớn, rất ít công trình nghiên cứu về tự học của học sinh trung học cơ
sở (THCS) trong các trường phổ thông DTNT.
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) trong những năm
gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh. Bộ giáo dục và thể thao (BGD&TT) đã có kế hoạch thực hiện bồi dưỡng
thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nhằm mang lại sự đổi mới phương pháp dạy
học trên lớp từ cấp tiểu học đền cấp Đại học. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu
về tự học còn ít, nghiên cứu về quản lý hoạt động tự học của học sinh nói chung, của
học sinh THCS trường DTNT nói riêng ở Tỉnh Savannakhet còn chưa có công trình
nào đề cập đền.



3

Vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động tự học
của học sinh trung học cơ sở trường phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Savannakhet
nước CHDCND Lào” để nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý của hiệu trường nhằm tăng cường
hoạt động tự học cho học sinh THCS và nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học
của học sinh

tại trường phổ thông DTNT Tỉnh Savannakhet nước

CHDCNDlào, đưa ra giải pháp cho việc quản lý hoạt động tự học của học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động dạy học tại các trường phổ thông DTNT.

3.2.

Đối tượng nghiên cứu.

Thực trạng quản lý hoạt động tự học và phương pháp giảng dạy của giáo viên
theo hướng dạy – tự học của học sinh THCS trường phổ thông DTNT Tỉnh
Savannakhet, nước CHDCND Lào.


4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS ở trường phổ thông
DTNT Tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào đã được quan tâm đến những vẫn đề
hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng dạy – tự học của học sinh và những vấn
đề còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức – chỉ đạo, khiểm tra đánh giá
hoạt động tự học. Do đó, hoạt động tự học của học sinh chưa thành nền nếp, chưa
được duy trì thường xuyên nội đung và phương pháp tự học của học sinh chưa phù
hợp. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động tự học của học sinh THCS trường DTNT Tỉnh Savannakhet phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh tại các
trường phổ thông DTNT.
5.2. Khảo sát thực trạng tự học của học sinh THCS và quản lý hoạt động tự học
của học sinh THCS trường phổ thông DTNT tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào.


4

5.3.Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS của
hiệu trưởng trường phổ thông DTNT tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào.

6. Phạm vi nghiên cứu
Vì điều kiện hạn chế về nguồn lực, thời gian và cách trở về địa điểm nghiên
cứu, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý
hoạt động tự học của học sinh tại trường phổ thông DTNT tỉnh Savannakhet, nước
CHDCND Lào.


7. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, trong luận văn này chúng tôi lựa chon sử dụng một số phương
pháp chủ yếu sau đây.

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hóa, khái quát hóa,…trong nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến tự học và
quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS, nhằm xác định cơ sở lý luận và thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Soạn thảo các bảng câu hỏi và điều tra tổ chức học sinh, giáo viên và cán bộ
quản lý (CBQL) trung học để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của học sinh
THCS và thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học ở trường phổ thông DTNT
Tỉnh Savannakhet.

-

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu, phân tích và đối chiếu lý luận và
thực tiễn, tổng kết các thành quả trong thực tiễn để chỉ ra những kinh nghiệm về
quản lý hoạt động tự học đối với học sinh THCS tại những trường phổ thông DTNT
trong nước CHDCND Lào. Từ đó đi đến khẳng định tính khả thi của các biện pháp
quản lý đã đề xuất trong nghiên cứu.

-

Phương pháp chuyên gia


5

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích hoàn chỉnh các biện pháp
quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS mà đề tài đã đề xuất.

7.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý số liệu điều tra

8. Cấu trúc của luận văn
- Phần Mở đầu gồm
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học
sinh trung học cơ sở tại trường THPT dân tộc nội trú.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở
tại trương THPT dân tộc nội trú Tỉnh Savannaket, nước CHDCND Lào.
- Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh
trung học cơ sở tại trừơng phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Savannakhet, nước
CHDCND Lào.
- Kết luận và kiến nghị.
- Ngoài ra trong luận văn còn có danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Hoạt động tự học đã được con người thực hiện từ rất sớm.Ngay từ ghi khai
giáo dục chưa trở thành một khóa học thực sự. Ngay từ thu ở sơ khi đó, người ta chỉ
quan tâm đến việc làm sao cho người học chăm chỉ, tích cức,nhớ những giáo huấn
của thầy và hành động theo những điều đó.
Đền thế kỷ 17 khi j.A cô mexki đặt nền mống cho khoa học giáo dục thì tư
tưởng phát triển và nâng cao vai trò của tự học của người học đã được chú ý đánh
gía cao.
Thế kỷ 18-19, các nhà giáo dục như jj.Rút xô. J.H.pétxtalôgi,A. Distecvec
trong các Công trình nghiên cứu của mình về giáo dục phát triển trí tuệ và đã đặc
biệt nhấn mạnh rằng muốn phát triển trí tuệ bắt buộc người học phải phát huy tính
tích cực, độc lập sáng tạo để tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức. Muốn vậy, phải tăng
cường giúp người học, tự khám phá, tự tìm những phương pháp dạy học nhằm khai
thác tốt nhất” cái cá thế”trong người. nhưng vì quan niệm cựu đoan về cá thế hóa
trong hoạt động tự học nên đã hạ thấp vai trò giáo viên đồng thời phức tạp hóa trong
quá trình dạy học. những phương pháp đó đòi hỏi các điều kiện rất cao cả từ phía
giáo viên và học sinh,các điều kiện tổ chức dạy học nên không được triển khai rộng rãi.
Ở châu Á, cũng có nhiều nhà giáo dục chú trọng tới hoạt động tự học của
người học.Ngay từ thời cổ đại,khổng tử đã nhấn mạnh đền vai trò của người học và
tính tích cực tự học.Còn mạnh tử đòi hỏi học sinh phải tự suy nghĩ, chứ không nên
cứ nhằm mất tinh theo sách và Ông ví người dạy học như người bắn phải bắn lấy.
Vào những năm 1920, nhà sư phạm nổi tiếng của nhật bản là
Tsuncsaburo Makiguchi đã quan niệm rằng: giáo dục được xem như quá trình hướng
dẫn tự học,đạt Trách nhiệm học tập vào tay mỗi học sinh mà động lực của nó là kính
thích người học sáng tạo ra giá trị đề đạt tới hành phúc của bản thân và người cộng
đồng. người giáo viên có chức năng khuyến khích và cổ vũ người học theo duổi
những mục tiêu và quan niệm học tập do chính người đó quy định.



7

Hai nhà giáo dục nổi tiếng Ấn Độ S.D Sharma và Shakti Rahmed cho rằng
hoạt động tự học của con người là một hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả
cao.Cốt lõi của hình thức này là quá trình điều khiển gián tiếp của giáo viên đối với
quá trình tự học của học sinh thông qua việc giao nhiệm vụ Nhận thức đã được thiết
kế thành dạng phù hợp, nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.Đã xác định. Mục đích
của dạy học là phát triển ở học sinh kỹ năng và năng lực dối lập học tập và quyết
định các vấn đề.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa , đựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng , nhiều nhà giáo dục, nhất là các nước Đông ÂU VÀ Liên Xô (cũ) như G . X
. Caxchuc , R.Retke , T.AIlina không những đã khẳng định vai trò to lớn của hoạt
động tự học mà còn quan tâm tới nhiều khía cạnh tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tự học của người học. họ đã nêu những biện pháp tổ chức hoạt động tự
học của người học , trong đó nêu lên những biện pháp tổ chức hoạt động nhậ n
thức độc lập của quá trình tự học . Ở việt nam hoạt động tự học thực sự được quan
tâm nghiên cứu triển khai rộng rãi từ khi nền giáo dục XHCN hình thành mà Chủ
tịch Hồ chí Minh Vừa là người khởi xướng vừa là tấm gương về tinh thần tự học .
Người đã dạy: cách học tập phải lấy tự học làm nòng cốt . Phong trào tự học và
nghiên cứu tự học trong nước ra đời và phát triển gắn liền với phong trào bình
dân học vụ . từ những năm 60 Của thế kỷ trước , tư tưởng về tự học đã được
một số tác giả trình bày trực tiếp hay gián tiếp của các tài liệu về phương pháp
giảng dạy bộ môn.
Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học, tác giả nguyễn thị Hoàng Yến
đã nêu 5 vấn đề nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học là: mục đích
tự học rõ ràng, lao động nghiêm túc, bảo đảm các điều kiện cho tự học: tiếp tục
luyện tập và thực hành.
Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã chỉ ra các biện pháp năng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động tự học là hình thành ý thức tự học, bảo đảm thời gian tự

học, bồi dưỡng phương pháp tự học, thực thành, kiểm ra thường xuyên.
Trong tài liệu hướng dẫn cán bộ giảng dạy trẻ, tác giả Đặng Bá Lãm đã đề
xuất các biện pháp đề nâng cao chất lượng tự học của sinh viên là: hướng dẫn


8

phương pháp tự học, hình thành thời gian đọc sách, có kế hoạch kiểm ra việc tự học
của sinh viên.
Các tác giả Lê Khánh Bằng, Nguyễn Như An đã quan tâm nghiên cứu những
vấn đề lý luận chung về tổ chức tự học cho sinh viên trong tài liệu” tổ chức quá trình
dạy Đại học” tác giả Lê Khánh Bằng phân tích vấn đề như: ý nghĩa của tự học trong
thời dại ngày nay, cơ sở lý luận chung của việc tự học cách tự học trong một số hình
thức cụ thể như nghe, giảng, ghi, chép, đọc sách, cách tổ chức kế hoạch tự học:
Trong quá trình học tập ở đại học, người sinh viên phải xây dựng cho mình, ý chí và
năng lực tự học suốt đời cũng theo tác giả phương pháp cơ bản đề nâng cao chất
lượng và hiệu quả tự học là học sinh phải nắm vững được cách học với bí quyết là
học tựng bước, học trúng nhanh và nhiều cách. Kết hợp có ý thức và học ngẫu nhiên,
thực hiện phương châm học thường xuyên, học mọi lúc, mọi nơi,…
Vào những năm 1980 một nhóm các nhà khoa học do Nguyễn Cảnh Toàn
lãnh đạo đã hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục về hệ đại học sư
phạm vừa học vừa làm . Đề tài Khẳng định một quan điểm hiện tại của khoa học
giáo dục là nếu phát huy được tính tích cực chủ động trên cơ sở xác định động
cơ đúng đắn thì người học hoàn toàn có thế hoàn thành nhiệm vụ tự học với sư
hường dẫn của giáo viên. Tự học có hường dẫn kết hợp với thực tập nghề nghiệp
dạy học ở trường phổ thông là một hình thức đào tạo giáo viên có chất lượng và hiệu
quả cao đặc biệt trong điều kiện nước Việt Nam. Năm 1990 Bộ Giáo dục Việt Nam
đã thực hiện đề án về tự học có hường dẫn và sau đó phối hợp trường Đại học tổng
hợp mở thí điểm một khóa đào tạo theo hường này cho ngành luật.
Gần đây, tác giả Hà Thi Đức cùng các cộng tác viên ở trường Đại học sư

phạm Hà Nội đã hoàn thành đề tài nghiên cứu về sự tự học của sinh viên một số
trường đại học, đề ra một số phương hướng và biện pháp tổ chức nhằm tăng cường
hiệu quả tự học cả sinh viên, xây đựng các qui trình làm việc với sách, qui trình rèn
luyện nghiệp vụ Sư phạm, qui trình nghiên cứu các khoa học,...
Nghoại những công trình nghiên cứu trên, vấn đề tự học còn được đề cấp đền
trong công trình nghiên cứu các tác giả như: Trịnh Quang Từ, Nguyễn Minh Hằng,
Hoàng Hữu Niền,… Tàc giả Trịnh Quang từ khi nghiên cứu về tự học của sinh viên
các trường Quan sự đã chỉ ra thực trạng tự học của sinh viên và số một phương


9

hướng, biện pháp tổ chức tự học cho sinh viên như hình thành kỹ năng tự học, xây
dựng hệ thông bài tập nhận thức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ tự học.
Còn tác giả Nguyễn Minh Hằng thì quan tâm nghiên cứu việc tự học của sinh viên
cao đẳng sư phạm và đã nêu bật được ý nghĩa tự học của sinh viên, đề xuất các kỹ
năng cần thiết để tự học có kết quả là kỹ năng nhận thức vấn đề, kỹ năng đọc sách,
kỹ năng giải bài tập. kỹ năng kiểm tra đánh giá,…
Khi nghiên cứu việc tổ chức tự học cho người lớn trong các trung tâm giáo
dục thường xuyên, tác giả Hoàng Hữu Niêm đã chỉ ra cách biên soàn tài liệu, qui
trình hướng dẫn tự học, làm việc với sách của học viên.
Nghiên cứu vấn để tổ chức tự học cho học sinh Trung học phổ thông các
trường dân tộc nội trú, tác giả Phạm Hồng Quang đã đề xuất các biện pháp ra kiểm
ra được trình độ xuất phát của học sinh bồi dưỡng về tiếng việt, kiểm tra đánh giá
kịp thời và đầy đủ kết quả tự học của học sinh.
Nước CHDCND Lào, là một nước có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Văn
hóa dân tộc được hình thành và phát triển đựa trên một nền tảng giáo dục- đào tạo
vững chắc toàn diện. Ở Lào, hoạt động tự học được quan tâm chú ý từ lâu. Trong
thời kỳ phong kiến, tuy nền giáo dục chưa phát triển nhưng thời đại nào đất nước
nào cũng có người kiệt xuất và vắng bóng hiền tài. Những người thành đạt đó, bên

cạnh yếu tố dạy dỗ của thầy thì yếu tố quyết định là tự học. Cững vì vậy, mà người
ta coi trọng việc tự học. hiện nay, giáo dục đang phát triển mạnh mẽ, nhưng giáo dục
của Lào vẫn còn chậm so với thế giới. Hoạt động tự học rất được coi trọng trong nhà
trường. nhưng chưa có ai nghiên cứu chính thức và phổ biến. song thực tiến thì lại
xuất hiện nhu cầu tự học có tính từ giác rất cao ở nhiều tầng lớp xã hội.
Tóm lại, nghiên cứu những tư tưởng về hoạt động tự học trong lịch sử giáo
dục, chúng tôi nhận thấy rằng, từ lâu vấn đề tự học đã được quan tâm nghiên cứu,
trong các tài liệu, các công trình nghiên cứu kế trên, các tác giả đã có cách nhìn toàn
diện về hoạt động tự học từ vai trò, bản chất của hoạt động tự học trong quá trình
dạy học, các kỹ năng tự học của học sinh, sinh viên đền các biện pháp đề đảm bảo
cho hoạt động tự học đạt kết quả cao.


10

Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS tài
các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh savannakhet, nước CHDCND Lào còn
chưa có công trình nào đề cấp đền.

1.2.Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. khái niệm hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là dưới tác động chủ đạo(tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của
giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức
nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học[5].
Dạy học là hoạt động có tính hai mặt, bảo gồm những tác động có mục đích, có
kế hoạch, có tổ chức của giáo viên, biến yêu cầu của nhiệm vụ dạy học thành như
cầu của bản than người học.
Về bản chất, dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự tổ
chức, lãnh đạo của giáo viên.
Dạy học được xem là hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con đường chủ

yếu đề thục hiện mục đích giáo dục của nhà trường.

1.2.2. khái niệm hoạt động tự học
Hoạt động tự học của học sinh có thế diễn ra dưới sự điều khiển
trực tiếp của giáo viên trong các hình thức dạy học trên lớp, học sinh đóng vai trò
chủ thể nhận thức tích cực huy động các chức năng tâm lý cá nhân thực hiện các
thành động học tập đề lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ dưới sự dẫn dắt
của giáo viên.
Khi tự học không có chỉ đạo trực tiếp của giáo viên, học sinh phải tự lợp kế
hoạch hay cụ thể hóa nhiểm vụ học tập của bản than, tập kế hoạch về sự dụng các
phương pháp, phương tiện hình thức tự học, tự tổ chức, tự kiểm tra, tự điều chỉnh
việc học, tự phân tích kết quả học tập. trong giải đoạn này học sinh tiến hành hoạt
động tự học nhằm củng cổ, ôn tập đào sâu, mở động tri thức,… hoàn thành các
nhiệm vụ học tập giáo viên giao cho.
Trong quá trình học tập, ngoài những hoạt động tự học được tiến hành dưới sự
tổ chức và điều khiển của giáo viên, học sinh còn tiến hành hoạt động tự học nhằm
đáp ứng như cầu hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng hiểu biết ngoài chương trình
dạy học đã qui định.



×