HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯU KHƯƠNG HOA
LèI SèNG THANH NI£N N¤NG TH¤N
NGO¹I THµNH Hµ NéI HIÖN NAY
(QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP XÃ CỔ LOA HUYỆN ĐÔNG ANH
VÀ XÃ THỤY HƯƠNG HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN DUY BẮC
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
Tác giả
Lưu Khương Hoa
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN
8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lối sống thanh niên
8
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về lối sống thanh niên
23
Chương 2: THỰC TRẠNG LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
41
2.1. Khảo sát lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay
(Qua trường hợp xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
2.2. Đánh giá chung về lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội
41
73
Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG
CỦA LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI
THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Các nhân tố tác động đến lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành
Hà Nội
3.2. Xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành
Hà Nội
89
89
101
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI
LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI
4.1. Những vấn đề đặt ra với lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành
Hà Nội
4.2. Một số khuyến nghị đối với với lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
121
121
131
146
150
151
160
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCTT
:
Cơ chế thị trường
CNH, HĐH
:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐTH
:
Đô thị hóa
ĐTNCSHCM
:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
KNS
:
Kỹ năng sống
KTTT
:
Kinh tế thị trường
KT-XH
:
Kinh tế - xã hội
NCS
:
Nghiên cứu sinh
TCH
:
Toàn cầu hóa
TNNTNTHN
:
Thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội
NTM
:
Nông thôn mới
UBND
:
Ủy ban nhân dân
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1:
Cơ cấu thanh niên xã Cổ Loa
41
Bảng 2.2:
Cơ cấu thanh niên xã Thụy Hương
44
Bảng 2.3:
Chất lượng nguồn nhân lực của hai xã Cổ Loa và Thụy Hương
47
Bảng 2.4:
Nghề nghiệp của thanh niên xã Cổ Loa
47
Bảng 2.5:
Nghề nghiệp của thanh niên xã Thụy Hương
47
Bảng 2.6:
Nguyên nhân lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên
48
Bảng 2.7:
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm, nghề nghiệp của
thanh niên
49
Bảng 2.8:
Đánh giá mức độ hài lòng đối với việc làm của thanh niên
50
Bảng 2.9:
Đánh giá về mức độ ổn định trong thu nhập của thanh niên
52
Bảng 2.10:
Việc sử dụng các vật dụng trong gia đình
53
Bảng 2.11:
Mức độ đánh giá cách thức chi tiêu trong gia đình
54
Bảng 2.12:
Dự định sử dụng tiền tiết kiệm của thanh niên
55
Bảng 2.13:
Các loại hình giải trí của thanh niên
55
Bảng 2.14:
Mức độ quan tâm tới các loại hình âm nhạc của thanh niên
57
Bảng 2.15:
Mức độ tham gia của thanh niên đối với các hoạt động xã hội
59
Bảng 2.16:
Mức độ quan tâm của thanh niên đối với một số lễ hội
truyền thống ở địa phương khác
63
Bảng 2.17:
Phân công công việc gia đình
64
Bảng 2.18:
Nhận thức của thanh niên về các giá trị truyền thống
67
Bảng 2.19:
Nơi đang cư trú của đối tượng điều tra
68
Bảng 2.20:
Tiêu chí lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay
70
Biểu đồ 2.1:
Cơ cấu thanh niên theo giới tính
42
Biểu đồ 2.2:
Cơ cấu thanh niên theo giới tính
44
Biểu đồ 2.3:
Người quyết định công việc trong gia đình
65
Biểu đồ 2.4:
Mức độ chia sẻ với gia đình và bạn bè
68
Biểu đồ 2.5:
Lý do muốn sinh con trai
71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và
giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Từ sau Đại hội VII (năm 1991), cùng với sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, quá trình đô thị hóa
(ĐTH) ở Hà Nội diễn ra sôi động hơn rất nhiều so với thời gian trước đây, và đặc biệt
là rất nhanh so với mặt bằng chung cả nước. Từ năm 2008, sau khi mở rộng địa giới
hành chính, thành phố Hà Nội có những thuận lợi rất cơ bản, song đồng thời cũng đang
phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển.
Một trong những thách thức đó là vấn đề lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành
trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH thành phố Hà Nội.
Từ trong lịch sử, nông thôn ngoại thành Hà Nội luôn có vị trí, vai trò rất
quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội. Trong gần
ba thập kỷ qua, kể từ khi Đảng ta phát động sự nghiệp đổi mới, đời sống vật chất và
tinh thần của đại bộ phận nông dân đã được cải thiện đáng kể, công bằng hơn trong
các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn ngoại thành Hà Nội đã có nhiều khởi sắc
theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên cho đến nay, nông thôn ngoại thành
Hà Nội vẫn là khu vực chậm phát triển trong mặt bằng chung của kinh tế - xã hội
(KT-XH) Thủ đô. Thu nhập của người nông dân ngoại thành Hà Nội tuy đã được
cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực nội thành. Sản xuất
nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của một nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử
dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá, đặc biệt là nguồn
lực con người, trong đó có lực lượng thanh niên nông thôn.
Lịch sử đã chứng minh, cùng với thanh niên cả nước, thanh niên thành
phố Hà Nội, trong đó có nông thôn ngoại thành là lực lượng xã hội to lớn, đóng
vai trò quan trọng góp phần quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Đúng
như Đảng ta xác định: thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương
lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Do đó, thanh niên luôn và cần phải được đặc biệt quan tâm trong chiến
2
lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người vì sự phát triển bền
vững đất nước. Có thể thấy, vấn đề xây dựng lối sống thanh niên nói chung trong
những năm gần đây đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, lối sống thanh niên
nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH mạnh mẽ như
hiện nay lại chưa được giới nghiên cứu quan tâm một cách thỏa đáng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà
Nội hiện nay là một vấn đề quan trọng, cấp thiết không chỉ về mặt lý luận, mà cả
trong hoạt động thực tiễn quản lý, giáo dục, xây dựng lực lượng và phát huy sức
mạnh, tiềm năng của đội ngũ thanh niên. Lựa chọn vấn đề "Lối sống thanh niên
nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay" (Qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa
huyện Đông Anh và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) làm
đề tài luận án là sự mong muốn được tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề mà chúng tôi
đã quan tâm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nghiên cứu lối sống là một vấn đề có
nhiều khó khăn, phức tạp. Hơn nữa lại gắn với một đối tượng nhạy cảm là thanh
niên nông thôn thì vấn đề càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chúng tôi ý thức
rằng, luận án không có tham vọng nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những
vấn đề đặt ra với lối sống mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu của lối
sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện
nay (qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa huyện Đông Anh và Thụy Hương huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), luận án nhằm mục đích nhận diện những nét đặc
trưng cơ bản nhất trong lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong
giai đoạn thành phố đang đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH, ĐTH như hiện nay. Từ đó,
dự báo xu hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên niên nông thôn
ngoại thành Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Trên cơ sở đó, luận án hướng tới xác định những vấn đề cần quan tâm trong
lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội - với tư cách là những chủ
thể tích cực của lối sống. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị đối với cấp Trung
ương, thành phố Hà Nội và tổ chức CT-XH của thanh niên nhằm phát huy tốt nhất sức
mạnh của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những thập niên tiếp theo.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về lối sống, lối sống thanh niên,
lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội từ góc nhìn văn hóa học.
- Khảo sát những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội qua trường hợp xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) và xã Thụy Hương
(huyện Chương Mỹ) trên 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu: hoạt động hiện thực hóa giá
trị văn hóa vật chất, bao gồm vấn đề việc làm, nghề nghiệp và phương thức tiêu
dùng các sản phẩm vật chất; hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa tinh thần, bao
gồm các hoạt động vui chơi, giải trí và tôn giáo, tín ngưỡng; hoạt động hiện thực hóa
giá trị văn hóa xã hội, bao gồm các quan hệ gia đình, dòng họ và định hướng giá trị
của thanh niên. Từ đó, luận án nhận diện chiều sâu các giá trị văn hóa trong những
biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
- Phân tích những nhân tố tác động, dự báo xu hướng vận động của lối sống
thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm tới.
- Xác định những vấn đề đặt ra và nột số đề xuất, kiến nghị đối với các cấp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ điểm đến diện.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát một số địa bàn cụ thể, luận án khái quát trên
một phạm vi rộng lớn hơn của nông thôn ngoại thành Hà Nội, thuộc những địa bàn
ráp gianh với khu vực nội thành Hà Nội. Vì vậy, luận án chọn đại diện 2 xã là Cổ
Loa huyện Đông Anh và Thụy Hương huyện Chương Mỹ để nghiên cứu.
- Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ khi Hà Nội mở rộng
địa giới hành chính (năm 2008) cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để khảo sát, tìm hiểu quá trình hiện
4
thực hóa các giá trị văn hóa trong lối sống thanh niên; phân tích đặc điểm cũng như
xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Phép biện chứng mácxit là phương pháp nhận biết hiện thực trong tính tổng thể,
toàn vẹn và sâu sắc, soi sáng cho tất cả những phương pháp tiếp cận khác nhau
được sử dụng trong quá trình khảo sát hiện thực của luận án.
Luận án nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội dựa
trên các khái niệm công cụ như lối sống, lối sống thanh niên, lối sống thanh niên
nông thôn ngoại thành Hà Nội và lý thuyết hoạt động, lý thuyết giá trị, lý thuyết
chức năng...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội có thể được tiếp cận từ
nhiều ngành khoa học chuyên biệt như triết học, kinh tế học, xã hội học, dân tộc
học, văn hóa học, lịch sử văn hóa... Tuy nhiên, để phù hợp với mã số chuyên ngành
văn hóa học, luận án chú trọng sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học đối với
lối sống, tìm hiểu chiều sâu văn hóa trong lối sống thanh niên. Với cách tiếp cận
như vậy, để giải quyết được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án chủ yếu sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp liên/đa ngành
Nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội là sự thu thập,
tổng hợp kết quả nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như xã
hội học, tâm lý học, sử học, khoa học chính trị và nghiên cứu văn hóa. Ở một chừng
mực nhất định, chúng tôi cũng có áp dụng cách nhìn nhận, phân tích của kinh tế học
và khoa học quản lý...
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Luận án đã tổng hợp, phân tích nguồn thông tin khoa học từ các nghiên cứu
đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài để bước đầu nắm vững được những vấn
đề liên quan đến mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các số liệu
thống kê sẵn có của các ban ngành đoàn thể các cấp trung ương, thành phố, huyện
và xã phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp nghiên cứu trường hợp hay còn gọi là phương pháp điển hình
thực chất là sự phân tích một hay một số trường hợp điển hình cụ thể nhằm mục
5
đích nghiên cứu nào đó. Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát một số địa bàn cụ thể,
luận án khái quát trên một phạm vi rộng lớn hơn của nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các huyện có vị trí giáp
ranh với nội thành. Vì vậy, luận án chọn đại diện 2 xã là Cổ Loa huyện Đông Anh
và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ để làm trường hợp nghiên cứu. Cổ Loa là xã
có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa (năm 938, sau khi Ngô Quyền đánh thắng
quân Nam Hán, đã chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô; 30 năm sau vua Đinh Tiên Hoàng
đã chọn Cổ Loa làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt). Thụy Hương là xã thuộc tỉnh
Hà Tây cũ trước khi hợp nhất về Hà Nội (năm 2008) và là 1/11 xã điểm được chọn
để thực hện triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong cả nước.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng 154 phiếu hỏi anket
với thanh niên thuộc xã Cổ Loa và 163 phiếu hỏi anket với thanh niên thuộc xã
Thụy Hương
Sau khi thu thập được ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát được mã hóa
và xử lý thông qua phần mềm thống kê xã hội SPSS 16.0 cho kết quả định lượng,
phục vụ cho đề tài.
Có thể nói, đây là nguồn thông tin quan trọng nhất, cung cấp luận cứ, nguyên liệu
"đầu vào" cho hầu hết tất cả các phân tích và lập luận trong nghiên cứu của luận án.
Về mục đích: đây là cuộc khảo sát chuyên biệt, tập trung vào mục tiêu là
khám phá thực trạng, đo lường mức độ và phạm vi ảnh hưởng, tìm hiểu các nhân tố
tác động trực tiếp, dự báo xu thế vận động của các xu hướng lối sống chủ yếu của
thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Về thời gian: Cuộc khảo sát được chuẩn bị và tiến hành vào khoảng 6 tháng
cuối năm 2014. Chúng tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp 317 nam nữ thanh niên trên
cơ sở phiếu điều tra đã được thiết kế xây dựng theo mục đích nghiên cứu.
Về địa bàn khảo sát: chúng tôi xác định địa bàn khảo sát dựa trên một số tiêu
chuẩn lựa chọn sau:
+ Một huyện đại diện cho địa bàn ngoại thành của Hà Nội cũ (huyện Đông Anh).
Một huyện đại diện cho địa bàn ngoại thành Hà Nội mới mở rộng (huyện Chương Mỹ).
+ Mỗi huyện chọn 01 xã đại diện. Cụ thể huyện Chương Mỹ, chúng tôi chọn xã
Thụy Hương bởi lẽ, đây là xã có làng nghề truyền thống - đại diện cho huyện ngoại
6
thành Hà Nội đi lên từ tiểu thủ công nghiệp. Ở huyện Đông Anh chúng tôi chọn xã Cổ
Loa bởi lẽ, đây là xã thuần túy làm nông nghiệp - đại diện cho nông thôn ngoại thành
Hà Nội trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập thế giới hiện nay.
Về độ tuổi của đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thanh niên hiện
đang học tập và sinh sống tại hai xã Thụy Hương và Cổ Loa, có độ tuổi từ 18 đến 30,
trong đó có khoảng 60% trong tổng số thanh niên được khảo sát là chưa lập gia đình.
Về phương pháp và kỹ thuật điều tra: để có thể mang lại tính khách quan và
trung thực cho cuộc khảo sát, ngoài bảng hỏi anket, chúng tôi đã tiến hành phỏng
vấn sâu một số cá nhân, nhóm thuộc các độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa
vị xã hội...khác nhau nhằm đánh giá sự biến đổi lối sống của thanh niên nông thôn
ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Những kết quả điều tra từ bảng hỏi và
phỏng vấn cá nhân, nhóm sẽ là cơ sở để chúng tôi đưa ra những đề xuất, kiến nghị
đối với các ngành, các cấp liên quan.
- Phương pháp điền dã thực địa
Đồng thời với phương pháp điều tra xã hội học, chúng tôi cũng chú trọng sử dụng
phương pháp điền dã thực địa (bao gồm cả điền dã tham dự và điền dã quan sát). Bởi lẽ,
phương pháp này giúp cho chúng tôi có được những tài liệu trung thực thông qua việc
quan sát thực tế, ghi chép, ghi âm, ghi hình thực tiễn sinh động của cuộc sống sinh hoạt
và lao động hàng ngày của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội. Qua phương pháp
nghiên cứu điền dã này, chúng tôi cũng nhận thức được sâu sắc và đầy đủ nhiều chiều
cạnh hơn của thực trạng những biểu hiện của lối sống thanh niên. Trên cơ sở đó, có được
những phân tích, đánh giá và nhận xét mang tính khách quan, khoa học nhằm góp phần
đưa ra được những ý kiến đề xuất, kiến nghị có giá trị tạo được sức thuyết phục cho
người đọc cũng như người tiếp nhận kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo
Luận án kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để dự báo về xu
hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội
trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đóng góp một số vấn đề lý luận cho chuyên ngành văn hóa học
trong nghiên cứu về lối sống thanh niên và lối sống thanh niên nông thôn.
7
Luận án coi lối sống là những hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa, là quá
trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hàng
ngày của thanh niên. Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu về văn hóa thanh
niên, người ta bắt buộc phải nghiên cứu lối sống thanh niên, và ngược lại, nghiên
cứu lối sống thanh niên để tìm ra chiều sâu các giá trị văn hóa trong thanh niên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu, khảo sát những biểu hiện cụ thể của lối sống thanh niên xã
Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội nói riêng và nhìn rộng ra các làng quê nông thôn khác của ngoại thành Hà Nội
nói chung, luận án chỉ ra chiều sâu văn hóa của lối sống; sự hiện thực hóa những giá
trị và hệ giá trị văn hóa trong lối sống; những nhân tố tác động và xu hướng vận
động của lối sống thanh niên. Đồng thời, từ sự phân tích đánh giá đó, luận án chỉ rõ
những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp xây dựng lối sống
thanh niên ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH
nhằm phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa lối sống lành mạnh, đồng thời hạn chế
đến mức tối đa mặt trái của nó trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở của và hội nhập
thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được chia làm 04 chương, 8 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN
1.1.1. Nghiên cứu về lối sống thanh niên trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khoa học xã hội phương Tây đã đạt được
những bước tiến căn bản trong nghiên cứu về lối sống nhờ sự ra đời và phát triển
của hai ngành khoa học xã hội cơ bản là xã hội học và tâm lý học - với tính cách là
những khoa học riêng biệt, bước đầu tách khỏi triết học. Max Weber (1864 - 1920) nhà xã hội học người Đức được coi là người khai sáng cho cách tiếp cận hệ giá trị
văn hóa, thiết chế xã hội và lối sống của các cộng đồng người ở cả phương Tây và
phương Đông từ góc độ tiếp cận xã hội học. Trong công trình nghiên cứu "Tập hợp
các chuyên luận về xã hội học tôn giáo" (2 tập) đã đưa ra quan niệm lối sống như
một khái niệm khoa học liên quan đến đẳng cấp và vị thế xã hội. Ông là người đầu
tiên sử dụng thuật ngữ "lối sống" như một khái niệm khoa học. Lối sống được ông
mô tả như kiểu sống của một nhóm xã hội, giai cấp, cộng đồng người cùng chung
một vị trí kinh tế. Theo Max Weber, lối sống thể hiện vị trí của các nhóm xã hội.
Ông cho rằng, sự phân tầng xã hội theo hình tam giác: phần đỉnh của tam giác là
tầng lớp trên - chủ sở hữu của các phương tiện sản xuất, rất lợi thế nhờ có của; phần
giữa là tầng lớp trung lưu không làm chủ của cải, có cơ may đời sống nhờ khả năng
thị trường từ các kỹ năng không phải chân tay; phần đáy là tầng lớp nghèo, hết sức
bất lợi trong cơ may đời sống, do địa vị yếu kém không có sở hữu của cải... Mỗi
tầng lớp lại chia thành các nhóm nhỏ hơn, dựa trên những địa vị, cơ may, thu nhập,
các tiện nghi sinh hoạt khác, với những mức sống và lối sống khác nhau.
Nhiều vấn đề có liên quan đến phạm trù lối sống được các nhà xã hội học
Phương Tây như Tony Bilton, Kenvin, Berger, Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard,
Michelle Stanworth và Andrew Webster đề cập và phân tích trong công trình nghiên
cứu "Nhập môn xã hội học" do Nhà xuất bản Macmillan ấn hành bằng tiếng Anh
năm 1981 và sau đó đã được tái bản nhiều lần trong các năm từ năm 1982 cho đến
năm 1987. Từ góc độ tiếp cận xã hội học, các tác giả đã đề cập đến khái niệm văn
9
hóa và xã hội hóa và coi đây là 2 khái niệm chính để giải thích đời sống xã hội trong
lý thuyết đồng cảm. Hành vi tiếp thu được trong mỗi xã hội cụ thể bao gồm ý thức,
kỹ thuật và thói quen (lối sống) từ thế hệ này sang thế hệ khác - một di sản xã hội mà thực tế là một tập hợp các giải pháp đối với các vấn đề con người đã gặp và giải
quyết trong một thời gian dài... gọi là nền văn hóa. Quá trình quá độ mà chúng ta có
thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà trong đó ta đã được sinh ra - quá trình
mà nhờ nó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách
suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội ta đang sống- được gọi là quá
trình xã hội hóa. Khi cá nhân thông qua xã hội hóa, chấp nhận những qui tắc và đòi
hỏi tạo dựng nền văn hóa xã hội mà họ đang sống, sử dụng chúng để qui định hành
vi của mình nghĩa là họ đã tiếp thu được các qui luật văn hóa của xã hội. Quá trình
xã hội hóa của con người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời rõ ràng là có
ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi lớn lên, cho nên gia đình
chính là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội thường phải phụ
thuộc vào. Như vậy, gia đình là một môi trường xã hội hóa có tầm quan trọng chính
yếu đối với việc hình thành nhân cách và lối sống của con người. Không chỉ giới
hạn trong gia đình, các môi trường khác bên ngoài như nhà trường, môi trường xã
hội, lao động và việc làm, truyền thông đại chúng v.v... cũng ảnh hưởng rất lớn đến
hành vi và lối sống của con người, đặc biệt đối với tầng lớp thanh niên.
Cũng trong công trình nghiên cứu này, khi bàn về văn hóa thanh niên, nhiều
nhà xã hội học và bình luận viên ngành truyền thông coi sự tồn tại một "nền văn hóa
thanh niên" như là phản ánh và biểu đạt những kinh nghiệm, những hoạt động và
giá trị của thanh niên. Berger cho rằng: ở một mức độ đáng kể, văn hóa thanh niên
cắt ngang qua các tuyến giai cấp, nó đã tạo nên những biểu tượng và kiểu mẫu hành
vi có khả năng dành địa vị cho những con người xuất phát từ những bối cảnh giai
cấp hoàn toàn khác... Văn hóa thanh niên có một đặc tính bình đẳng mạnh mẽ. Ý
kiến phổ biến này về sự phân chia thế hệ được biểu đạt dưới dạng một nền văn hóa
thanh niên dựa trên một quan niệm chủ yếu có tính chức năng, bao hàm một khái
niệm về sự gián đoạn giữa các hệ thống giá trị của người lớn và thanh niên. Theo
cách nhìn này, sự tác động qua lại vững chắc giữa các thành viên có các độ tuổi
khác nhau là điều cần thiết cho sự vận động và tính liên tục của chế độ xã hội.
10
Trong nghiên cứu lối sống thanh niên, các vấn đề như: sự phân tầng xã hội,
các vấn đề giai cấp, quyền lực chính trị, gia đình, giáo dục, lao động, tín ngưỡng
v.v… cũng được nhiều tác giả đề cập, tranh luận. Các hướng nghiên cứu này một
mặt tiếp cận những vấn đề mới nảy sinh của lối sống hiện đại, mặt khác, ngày càng
đi sâu và cụ thể hóa lối sống của các nhóm nhỏ, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng,
biểu hiện cụ thể của lối sống giữa các nhóm trong đời sống xã hội.
Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, những nghiên cứu đầu tiên về thanh
niên, văn hóa và lối sống thanh niên bắt đầu xuất hiện cùng với tên tuổi của những
nhà xã hội học, tâm lý học nổi tiếng như: Charlotte Buhler, SiegFried BernFeld,
Eduard Spranger, Hildegard Hetzer...Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt từ
đầu những năm 60 của thế kỷ XX, do kết quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật mà các nước tư bản phát triển chuyển nhanh sang giai đoạn "hậu công nghiệp"
với nhiều xu hướng xã hội lôi cuốn hàng triệu thanh niên, như xu hướng hippie,
punk... Đó chính là lý do làm bùng nổ những nghiên cứu mới về thanh niên và lối
sống thanh niên dưới góc độ tâm lý học và xã hội học. Trong những thập niên đầu
thế kỷ XX còn xuất hiện một trường phái mới trong nghiên cứu về lối sống thanh
niên, đó là trường phái "tiểu văn hóa" (Subculture). Đây là một trường phái có ảnh
hưởng khá mạnh mẽ trong các nghiên cứu về thanh niên ở phương Tây trong suốt
ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Tuy nhiên, càng ngày trường phái nghiên cứu này
càng bộc lộ những bất cập cả trên bình diện lý luận, cách tiếp cận và bị nhiều nhà
nghiên cứu phê phán khá gay gắt.
Cũng trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ
XXI, ở Đức đã hình thành một trường phái nghiên cứu mới, mang tính liên ngành
cao, với Klaus Hurelmann là đại biểu tiêu biểu nhất. Theo trường phái này, để tiếp
cận và khám phá bản chất của quá trình xã hội hóa nhân cách, định hướng lối sống
của thanh niên trong xã hội hiện đại cần phải xây dựng lý thuyết mới về vấn đề
thanh niên dựa trên sự tích hợp, liên ngành giữa tâm lý học, xã hội học, khoa học
chính trị và sử học. Đó chính là lý thuyết xã hội hóa (Sozialisationstheorie). Hiện
nay, đây là trường phái nghiên cứu đang được áp dụng ngày càng phổ biến trong
các nghiên cứu về thanh niên ở nước ngoài.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu quá trình đổi mới về kinh tế với những chuyển biến xã hội ở cả nông
11
thôn và thành thị. Bên cạnh những công trình thuộc các lĩnh vực nhân học, xã hội
học, văn hóa học... đã bắt đầu xuất hiện một số nghiên cứu liên ngành có giá trị, liên
quan đến vấn đề lối sống và lối sống thanh niên Việt Nam hiện đại. Tuy thành tựu
của giới Việt Nam học phương Tây là khá phong phú, song cho đến nay chưa có
một công trình chuyên khảo nào về lối sống thanh niên Việt Nam. Mặc dù vậy, các
công trình kể trên cũng là một trong những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối
với nghiên cứu của chúng tôi.
1.1.2. Nghiên cứu về lối sống thanh niên ở Việt Nam
Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi Việt Nam bước vào giai đoạn
đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, những thay đổi sâu sắc về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội trong giai đoạn này đã kéo theo những biến đổi sâu sắc về lối
sống của con người, đặc biệt là thanh niên. Do đó mà những nghiên cứu về lối sống
thanh niên đã được các nhà khoa học đề cập đến nhiều hơn, phong phú và đa dạng
hơn. Lối sống thanh niên đã bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội và nhân văn, là đề tài của nhiều luận văn, luận án từ cử nhân
đến thạc sĩ, tiến sĩ. Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về lối
sống và lối sống thanh niên đã được triển khai. Nhiều nhà khoa học với những đầu
sách nghiên cứu về lối sống thanh niên đã được xuất bản, có giá trị lớn và được
đánh giá cao.
Tác giả Đặng Cảnh Khanh với công trình "Xã hội học thanh niên" [58] đã
nhìn xã hội học, đi từ góc độ tiếp cận lý thuyết đến những nghiên cứu thực nghiệm,
đã nghiên cứu khá toàn diện về thanh niên. Tác giả đã cho chúng ta cái nhìn khá đầy
đủ về vị trí, vai trò, giá trị đạo đức cũng như những thay đổi trong văn hóa, lối sống
và định hướng giá trị của thanh niên trong bối cảnh đất nước và thời đại hiện nay.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thực
tiễn căn bản nhất liên quan tới thanh niên Việt Nam, với tính cách là một nhóm xã
hội không đồng nhất. Trong đó, định hướng giá trị, văn hóa, cấu trúc của thanh niên và
phong trào thanh niên đã được tác giả khảo cứu và phân tích một cách sâu sắc trong
mối liên hệ, tương tác đa chiều với một số yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v…
Ở Phần III, Chương VIII, tác giả luận bàn về những thay đổi các chuẩn mực
và giá trị trong nội dung xã hội hóa thanh niên qua các số liệu điều tra xã hội học.
12
Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những vấn đề cụ thể như: giá trị đạo đức
trong cộng đồng và gia đình Việt Nam ngày nay đang bị sói mòn, do đó cần phải
phục hồi và nâng cao vai trò của những chuẩn mực và giá trị truyền thống; việc giáo
dục các giá trị truyền thống thông qua phương pháp truyền miệng cần phải được các
gia đình coi trọng; việc tổ chức sinh hoạt văn hóa vui chơi tại cộng đồng là biện
pháp giáo dục có hiệu quả... Ở Chương IX, tác giả khẳng định: các biện pháp để
tăng cường vai trò và sức mạnh của truyền thông chính là giải pháp không thể thiếu
được trong một xã hội đang tiến hành CNH, HĐH; sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa
học truyền thông với khoa học chính trị rất có sức mạnh trong việc làm thay đổi
nhận thức và hành vi của con người, đặc biệt là thanh niên...
Tiếp theo đó, các công trình nghiên cứu "Điều tra tình hình tư tưởng và nhận
thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay" của Đặng Cảnh Khanh [59]
đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nhận thức đúng đắn vấn đề quan
trọng mấu chốt nhất trong lối sống là tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của
thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Kết quả điều tra đã cho thấy vấn đề học tập
(48,5%), việc làm (40,2%) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trong các mối quan tâm
của thanh niên nói chung. Điều này đã có sự khác biệt so với những cuộc điều tra
trước đây. Đó là sự chuyển đổi vị trí cho nhau giữa vấn đề lao động việc làm với
vấn đề học tập. Trước đây thường là lao động và việc làm đứng ở vị trí số một, nay
chuyển xuống vị trí số hai, nhường chỗ cho vấn đề học tập. Điều này là hoàn toàn
hợp lý, nó cho thấy nhận thức của thanh niên đã có những thay đổi nhất định trong
vấn đề học vấn. Phần lớn thanh niên hiểu rằng trong điều kiện khắc nghiệt của nền
kinh tế thị trường, kiến thức và trình độ học vấn, tay nghề có ý nghĩa quan trọng. Có
trình độ chuyên môn là điều kiện thiết yếu để có thể chọn lựa được việc làm và
nghề nghiệp hợp lý. Mặc dù hiện nay có nhiều ý kiến nhận xét rằng thanh niên đã
có sự tha hóa trong lối sống và định hướng giá trị ở mặt này mặt khác, nhưng nhóm
tác giả khẳng định: đại đa số thanh niên vẫn cho rằng nhìn chung, sống trung thực,
lành mạnh, có văn hóa vẫn là biểu hiện chung cho lối sống của thanh niên ta hiện
nay... Từ những phân tích, luận giải trên tác giả khẳng định: thanh niên bao giờ
cũng là lực lượng đột phá trong một xã hội trì trệ, là những gì biến động nhiều nhất
trong một xã hội đang biến động. Sự phát triển của một xã hội được đo bằng cường
13
độ hoạt động vốn được tập trung vào nguồn lực thanh niên của xã hội đó, vào việc
phát huy sức sáng tạo của thanh niên…
Tác giả Phạm Hồng Tung trong công trình nghiên cứu "Thanh niên và lối
sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế" [96] đã
nghiên cứu công phu và toàn diện những vấn đề cơ bản của lối sống thanh niên
trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Với cách tiếp cận liên ngành/đa ngành, công trình
đã tập trung làm sáng tỏ các nội dung cơ bản như: những vấn đề lý luận và cách tiếp
cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống thanh niên, một số khái niệm liên quan
đến thanh niên và lối sống thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên và
lối sống thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước; thông qua đó chỉ ra
những đặc trưng cơ bản của thanh niên và lối sống thanh niên; làm rõ những xu
hướng biến đổi của lối sống thanh niên trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc
tế... Trong đó, tác giả tập trung vào một số nhóm thanh niên có tính đại diện cao cho
thanh niên cả nước như học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức... Trên cơ sở nghiên
cứu với những luận chứng có tính thuyểt phục cao, tác giả đã đưa ra những khuyến
nghị khoa học với tiến trình đổi mới đất nước hiện nay đối với thanh niên. Có thể
thẩy, cho đến nay những công trình nghiên cứu chuyên khảo về lối sống thanh niên
như công trình này ở ta hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn. Vì vậy, mặc dù không bàn
trực tiếp đến lối sống thanh niên nông thôn, nhưng công trình này là một trong
những nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị cho đề tài của Luận án.
Tác giả Mạc Văn Trang với công trình nghiên cứu "Đặc điểm lối sống sinh
viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục" [90] đã xác định nội
hàm của lối sống sinh viên và đưa ra một hệ thống những đặc điểm chủ yếu của lối
sống sinh viên. Điều đáng chú ý nhất của công trình này là tác giả đã tiến hành điều
tra khảo sát, thống kê số liệu để phân tích các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong
lối sống sinh viên hiện nay. Tác giả đã tiếp cận lối sống sinh viên bằng những số
liệu nghiên cứu cụ thể, mô tả các biểu hiện trong cuộc sống hiện thực của họ. Đây
cũng là một bước tiến mới trong nghiên cứu lối sống sinh viên.
Cùng với hướng tiếp cận này, công trình nghiên cứu "Thực trạng tư tưởng
chính trị - đạo đức - lối sống thanh niên học sinh, sinh viên" của Trần Kiều và cộng
sự [61] đã tiến hành khảo sát gần 3000 học sinh Trung học phổ thông và sinh viên
14
về các nội dung cơ bản như: biểu hiện của lối sống trong học tập, trong quan hệ,
trong sinh hoạt và việc sử dụng thời gian rỗi v.v…
Tác giả Đặng Quang Thành với công trình nghiên cứu " Xây dựng lối sống
văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh" [81] đã đi từ góc độ tiếp cận triết
học đã khẳng định: lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hoá. Lối sống có văn
hóa (hay lối sống văn hóa) là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam
trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Xây dựng con người Việt Nam không thể
coi nhẹ việc xây dựng lối sống có văn hóa.
Đi theo hướng tiếp cận này, tác giả Lương Thanh Tân với "Giáo dục thẩm
mỹ trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông cửu
Long hiện nay" [79] đã chỉ rõ, trong quá trình giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức
và lối sống văn hóa cho thanh niên, cần phải hết sức chú ý đến tính đặc thù và đặc
trưng của lối sống văn hóa thanh niên. Tác giả cho rằng, lối sống văn hóa chính là
lối sống đẹp của lứa tuổi thanh niên. Nó được biểu hiện trong lẽ sống đẹp, nếp sống
đẹp của thanh niên: có ước mơ và khát vọng sống, có khả năng sáng tạo, có tinh
thần dám nghĩ dám làm, thích cái mới, thích học hỏi, năng động, vận động và phát
triển cùng với xu thế của dân tộc và thời đại...
Tác giả Nguyễn Ánh Hồng với "Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của
sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" [49] đã có những phân
tích về tâm lý, lối sống và biểu hiện của lối sống sinh viên trong học tập và sự tham
gia vào các hoạt động khác của sinh viên... Tác giả cho rằng, nghiên cứu lối sống
trên bình diện tâm lý học, cần xuất phát từ các cá nhân để phát hiện ra cái chung, cái
đặc thù biểu hiện trong cái riêng, cái cá biệt... Vì vậy, nghiên cứu lối sống cần nhấn
mạnh vào 3 tiêu chí: nhận thức, thái độ, hành vi của chủ thể trong hoạt động. Đây
cũng là cách được nhiều tác giả ở trong và ngoài nước thường áp dụng trong những
nghiên cứu về lối sống gần đây.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, cho dù tốc độ đô
thị hóa mạnh và nhanh, nhưng về cơ bản nông thôn nước ta vẫn chiếm một diện tích
khá lớn (khoảng 90% diện tích cả nước). Chính vì vậy, nông thôn-nông dân vẫn là
đối tượng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Ngay từ
những thập niên cuối của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về lối sống nông
thôn đã ra đời và được đánh giá cao.
15
Đề cập trực tiếp đến đặc điểm tư duy và lối sống của cộng đồng làng xã Việt
Nam có thể kể đến là Nguyễn Ngọc Hà với công trình nghiên cứu "Đặc điểm tư duy
và lối sống của con người Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
[37] đã phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về tư duy và lối
sống, đặc điểm tư duy và lối sống truyền thống của con người, trong đó có thanh
niên, các tác giả đã đề cập đến những nhân tố tác động đến sự biến đổi của tư duy
và lối sống trong giai đoạn hiện nay. Theo các tác giả, hiện nay, cùng với việc mở
rộng đô thị là ranh giới giữa nông thôn và thành thị, giữa các quốc gia đang mờ dần.
Điều đó dẫn đến khuôn mẫu hành vi ứng xử bị pha trộn "thành thị hóa nông thôn"
và "nông thôn hóa thành thị" lên rất nhiều... Vấn đề đặt ra là định hướng và điều
chỉnh sự pha trộn này như thế nào?
Ở một góc nhìn khác, Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương với công trình nghiên
cứu "Tính cộng đồng, tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay" [64]
đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến hướng tiếp cận của đề tài. Đặc
biệt, ở phần II, thông qua việc khảo sát đối tượng thanh niên công trình đã cho
chúng ta hình dung diện mạo của "cái tôi" và đặc điểm tính cá nhân - tính cộng
đồng của người Việt Nam hiện nay. Có thể nói, "cái tôi" hôm nay đang có xu hướng
phát triển khác rất nhiều so với các thế hệ đi trước. "Cái tôi" đó đã và đang hình
thành trong từng gia đình, từng độ tuổi, từng tầng lớp, từng giới, từng cộng đồng…
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, dưới sự tác động của cơ chế thị trường và
toàn cầu hóa. Chính vì vậy, sự biến đổi đó đang đòi hỏi chúng ta phải tổ chức
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn, mạnh và sâu hơn vấn đề lối sống
của con người hiện nay. Và, chỉ khi làm được như vậy, chúng ta mới thực sự đóng
góp vào việc thực hiện phương châm: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển.
Cũng đi theo hướng tiếp cận trên, tác giả Phạm Bích Hợp trong công trình
nghiên cứu "Tâm lý dân tộc, tính cách và bản sắc" [47] đã nhìn lại hành trang lối
sống của dân tộc với những chỉ dẫn lý thuyết và phương pháp khá thuyết phục. Đặc
biệt, trong chương IV, nói về bản sắc dân tộc và biến đổi văn hóa, tác giả khẳng
định: cuộc biến đổi văn hóa luôn diễn ra trước hết trên cái bề mặt của sinh hoạt xã
hội (lối sống). Không chắc là ở những tầng sâu của đời sống dân tộc, những lớp
16
sóng dữ dội trên bề mặt ấy có lay động đến gốc rễ tinh thần dân tộc hay không,
nhưng cái cảm giác kinh hoàng thì gần như không tránh được. Đó là tình trạng xảy
ra ở nước ta cũng như ở nhiều nước Châu Á khi những nền văn minh nông nghiệp
cổ truyền phương Đông đang chịu sự thách thức của văn minh công nghiệp phương
Tây. Ngày nay, trong một "thế giới phẳng" - theo cách nói của Thomas L.Friedman
thì sự hội nhập lối sống càng diễn ra mạnh hơn. Nó là một chủ đề phức tạp nhất của
các cuộc nghiên cứu về biến đổi văn hóa...
Nhấn mạnh đến những biến đổi trong lối sống của người dân nông thôn, Tô
Duy Hợp với công trình nghiên cứu "Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay
(ở đồng bằng sông Hồng)" [48] đã phân tích khá hệ thống và toàn diện những biến
đổi của xã hội nông thôn trong bối cảnh đổi mới đất nước nói chung, ở vùng đồng
bằng sông Hồng nói riêng. Từ phân tích những tác động trực tiếp của quá trình đổi
mới đến kinh tế nông thôn, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế mới đến xu hướng
vận động của các quan hệ kinh tế nông thôn... các tác giả đã cho chúng ta thấy sự
biến đổi trong văn hóa làng - xã (những biến đổi trong hệ thống giá trị - chuẩn mực
làng - xã; đặc điểm biến đổi khuôn mẫu văn hóa làng - xã; sự biến đổi văn hóa trong
phạm vi gia đình và dòng họ), sự biến đổi trong hệ thống quản lý làng - xã (quá
trình dân chủ hóa tại làng - xã; những hạn chế trong năng lực tự quản cộng đồng
làng - xã; vấn đề nâng cao năng lực quản lý quá trình phát triển kinh tế xã hội tại làng xã). Ngoài việc tập trung nhận diện thực trạng và xu hướng biến đổi của xã hội nông
thôn, các tác giả còn phân tích những chuyển đổi đáng kể của các quan hệ xã hội cơ
bản trong làng - xã đồng bằng sông Hồng dưới tác động của quá trình đổi mới.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Châm với công trình nghiên cứu "Biến đổi văn
hóa ở các làng quê hiện nay" [9] đã cho rằng, quá trình đô thị hóa và công nghiệp
hóa đã kéo theo những sự biến đổi xã hội sâu sắc, trong đó có sự biến đổi văn hóa
(và cũng là lối sống) ở các làng quê. Hiện tượng những ngôi làng xưa trở thành phố,
những người nông dân vốn gắn bó với ruộng đồng bỗng chốc trở thanh tỷ phú,
những khu công nghiệp mọc lên bên lũy tre làng... Những hiện tượng này đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề lớn cho sự phát triển xã hội Việt Nam hiện tại và tương lai.
Từ góc nhìn của chuyên ngành Nhân học văn hóa, tác giả đã phân tích bối cảnh lý
thuyết và thực tiễn của quá trình biến đổi đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở các
17
làng quê hiện nay. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá kỹ về những
biến đổi giá trị, hệ giá trị của cư dân nông thôn Việt Nam qua trường hợp làng Đồng
Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả Nguyễn Văn Quyết với "Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các
cộng đồng nông nghiệp - nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp"
(Thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) [76] đã phân tích những biến đổi
văn hóa - xã hội của các cộng đồng nông thôn trong quá trình đô thị hóa và chuyển
đổi kinh tế. Trong luận án này, tác giả đã phân tích sự thay đổi trong lối sống, từ
nếp ăn, ở, mặc cho đến các sinh hoạt văn hóa như hưởng thụ các tác phẩm văn hóa,
sáng tạo văn hóa, rồi đến tư duy, hệ giá trị, chuẩn mực, các phong tục tập quán như
tang, ma, cưới xin, giỗ chạp, hệ thống niềm tin và tôn giáo... của các cộng đồng dân
cư vốn là các cộng đồng nông nghiệp - nông thôn được chuyển thành các cộng đồng
mang tính đô thị do áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, đã có khá nhiều tác giả và nhóm
nghiên cứu đã tập trung phân tích những biến đổi trong lối sống của cư dân nông
thôn trong quá trình đô thị hóa... Về thực chất, đây là quá trình chuyển biến từ tổ
chức xã hội nông thôn sang tổ chức xã hội đô thị. Quá trình này đã kéo theo những
biến đổi rất lớn về các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tâm lý con người.
Chính vì vậy, chủ đề này đã thu hút hơn sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trong nước. Các công trình nghiên cứu "Lối sống trong đời sống đô thị
hiện nay" của Lê Như Hoa [45]; "Nếp sống văn hóa đô thị thời mở cửa. Lối sống
trong đời sống đô thị hiện nay" (năm 1993) của Hoàng Vinh [110]; "Vấn đề lối sống và
xây dựng lối sống đô thị ở Việt Nam" của Đặng Quang Thanh và Quế Anh [80]; "Văn
hóa và lối sống đô thị Việt Nam. Một cách tiếp cận" của Trương Minh Dục và Lê Văn
Định [16]... đã quan tâm lý giải một cách sâu sắc các vấn đề: sự biến đổi lối sống, giá
trị sống; sự phân hóa giàu nghèo; việc làm của người nông dân bị thu hồi đất; vấn đề di
dân; vấn đề môi trường xã hội và các tệ nạn xã hội; vấn đề văn hóa truyền thống và các
mối quan hệ gia đình hiện nay v.v… ở các vùng đô thị hóa.
Gần với đề tài Luận án là những nghiên cứu về lối sống, sự biến đổi lối sống
của người dân Thủ đô Hà Nội từ những góc độ tiếp cận khác nhau như tâm lý học,
18
văn hóa học, sử học...Tác giả Phan Thị Mai Hương với công trình nghiên cứu
"Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa" [53] đã
phân tích sự biến đổi về mặt tâm lý của người dân vùng ven đô Hà Nội dưới tác
động của quá trình đô thị hóa. Từ góc nhìn tâm lý học, tác giả đã hướng tới khai
thác những biến đổi tâm lý về mặt nhận thức cá nhân; vai trò của mỗi cá nhân trong
bối cảnh mới; sự biến đổi nhu cầu; sự thích nghi với nhịp sống mới; sự biến đổi
chiến lược sống của mỗi người; sự biến đổi quan hệ người - người trong đời sống
cộng đồng v.v.... Là một thành phố đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,
quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội được tập trung mạnh nhất ở các vùng ven
đô. Do vậy, khu vực ven đô vừa mang những đặc trưng chung của các vùng đô thị
hóa vừa có những đặc thù riêng của thủ đô. Xét về bản chất, ven đô Hà Nội vốn là
vùng được trung chuyển từ nông thôn sang nội thị, nên sự đan xen giữa các khuôn
mẫu nông thôn và thành thị về mặt văn hóa và lối sống là đặc trưng chủ yếu của
vùng này. Quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội đã biến nhiều khu vực ven đô thành
khu vực nội thành, nhiều vùng ngoại ô trở thành vùng ven đô. Đi kèm với quá trình
này là sự thay đổi mạnh mẽ từ cảnh quan môi trường, hoạt động nghề nghiệp, đến
sự biến đổi lối sống, phong tục, tập quán; từ biến đổi kinh tế - xã hội đến những
biến đổi tâm lý trên bình diện xã hội lẫn bình diện cá nhân.
Tác giả Hà Thị Tuyết với "Sự biến đổi của lối sống làng xã vùng châu thổ Bắc
Bộ qua nghiên cứu trường hợp làng Cự Đà, huyện Thanh Oai, Hà Nội" [97] đã tập
trung vào phân tích sự biến đổi những chiều cạnh lối sống chủ yếu như: sự biến đổi về
hoạt động vật chất; sự biến đổi lối sống trong quan hệ xã hội; sự biến đổi lối sống trong
đời sống tinh thần. Từ góc nhìn văn hóa học, tác giả cho rằng, chính việc hình thành
các khu đô thị và khu công nghiệp đã tạo nên những luồng di cư mới từ nông thôn ra
thành thị, từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ... Đó là một thực tiễn
phát triển đa diện và phức tạp của những cộng đồng nông nghiệp - nông thôn và nông
dân khi một phần diện tích đất đai của cộng đồng và bản thân nông dân bị chuyển đổi
mục đích sử dụng. Một bộ phận dân cư (đa số là thanh niên) phải chuyển dịch nghề.
Dân nhập cư xuất hiện, mức sống gia tăng... đã kéo theo một loạt những thay đổi về lối
sống. Sự biến đổi diễn ra trên diện rộng, lại quá nhanh với tốc độ cao, nhưng chưa được
kiểm soát chặt chẽ khiến cư dân nông thôn, nhất là thanh niên chưa thích nghi ngay
19
được với nhịp sống mới nên bên cạnh những biến đổi tích cực, cũng xuất hiện rất nhiều
những dấu hiệu của sự khiếm khuyết.
Tác giả Nguyễn Viết Chức với công trình nghiên cứu "Xây dựng tư tưởng,
đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [12] đã tập hợp các bài tham luận của các
nhà khoa học, quản lý và nghiên cứu văn hóa ở những góc độ, khía cạnh khác nhau
đề cập đến những vấn đề chung và tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng
tư tưởng, đạo đức, lối sống ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Vinh Phúc - Nhà Hà Nội học, trong bài
viết "Từ truyền thống đến xây dựng nếp sống đô thị của người Hà Nội thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH" đã khẳng định: "Nhìn tổng thể, nét thanh lịch Hà Nội vẫn biểu
hiện qua cung cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật... Tuy
nhiên, những biến đổi lớn lao của đất nước, sự chuyển đổi cơ chế, mở cửa giao lưu,
quá trình ĐTH diễn ra gấp gáp cùng những sự kiện trên trường quốc tế đã tác động
lớn, nhiều đến lối sống văn hóa của người Hà Nội, đặc biệt là thanh thiếu niên. Có
những mặt tích cực phù hợp quy luật vận động của xã hội, của xu thế thời đại,
nhưng cũng có những mặt thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa..." [12, tr.41]. Đặc biệt,
trong đó, tác giả còn bàn đến cái được và mất trong quá trình ĐTH. Tác giả cho rằng,
sự phát triển của khu vực đô thị tất yếu sẽ có tác động làm cải biến các cộng đồng nông
thôn, và đồng thời cũng diễn ra chiều hướng ngược lại. Đó là quá trình "xâm nhập" đô
thị của các cư dân nông thôn tạo ra một xu hướng "nông thôn hóa" thầm lặng trong xã
hội đô thị, và ngược lại. Có thể thấy, đây là những gợi mở rất bổ ích cho chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Ở một góc nhìn khác, tác giả Đỗ Huy nhấn mạnh: lối sống mà thủ đô ta
hướng vào và xây dựng đó là lối sống dân tộc - hiện đại mà đặc trưng điển hình của
nó là văn minh, lành mạnh, lịch thiệp và năng động. Với cách phân tích và luận giải
thuyết phục, tác giả Đỗ Huy đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng và giáo dục một
lối sống văn minh, lành mạnh, lịch thiệp và năng động đối với người Hà Nội trong
giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay. Cũng đồng tình như vậy, tác giả Trường
Lưu có những kiến giải sâu sắc và rõ ràng, cụ thể với luận điểm cho rằng: cần một
lối sống thanh lịch hiện đại cho Hà Nội trước mắt và lâu dài.
20
Từ góc độ tiếp cận xã hội học, trong bài viết "Tiêu dùng văn hóa của người
dân Hà Nội qua một số chỉ báo xã hội học" của tác giả Cao Thị Vũ Huyền khẳng
định: khi nhìn nhận việc thực hiện văn hóa được thể hiện trong toàn bộ hoạt động
sống của con người, thì tiêu dùng văn hóa không chỉ giới hạn trong phạm vị sự
hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, mà nó được phản ánh ở việc sử dụng quĩ thời gian, ở
tính chất và trình độ các quan hệ giao tiếp, giao lưu xã hội, ở hệ thống những lựa
chọn và đánh giá thông qua các hệ giá trị.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu "Nếp sống người Hà Nội từ truyền thống
của Thủ đô Thăng Long" của Nguyễn Viết Chức [13] đã tập hợp các bài tham luận
của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa ở những góc độ tiếp cận khác nhau,
đã tập trung chủ yếu đề cập đến xây dựng nếp sống người Hà Nội từ truyền thống
của thủ đô Thăng Long trong giai đoạn hiện nay.
Liên quan đến phạm vi nghiên cứu của Luận án phải kể đến hai công trình
nghiên cứu của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cổ Loa và Ban Chấp hành Đảng bộ xã
Thụy Hương, đó là "Lịch sử Đảng bộ xã Cổ Loa (1945 - 2005)" và " Lịch sử cách
mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Hương (1945 -2010)". Đây là hai công
trình đã nêu và phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về các vấn đề từ môi
trường tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, xã hội đến cơ cấu kinh tế, sự phát
triển kinh tế; quyết tâm của Đảng bộ về xây dựng Nông thôn mới, CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn.... Đặc biệt, ở cả hai công trình này đã nhấn mạnh đến vấn đề
nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới... Tất cả những vấn đề
trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nói chung, trong đó có thanh niên nông
thôn xã Cổ Loa và xã Thụy Hương.
Cùng với nhứng công trình trên, công trình nghiên cứu ""Địa chí Cổ Loa"
của Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân [71] đã nghiên cứu tổng hợp về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa, xã hội xã Cổ Loa trong diễn trình lịch sử của nó. Trong đó có phần
về thời kỳ đổi mới đến thập niên đầu của thế kỷ XXI. Phần này cho ta một cái nhìn
tổng thể, khái quát về Cổ Loa giai đoạn CNH, HĐH, ĐTH. Sự thay đổi KT-VH-XH
và cả cảnh quan môi trường đã đặt xã hội - người dân, trong đó có thanh niên Cổ
Loa trước những thay đổi cần thiết về lối sống.
Như vậy, hầu hết những công trình đã tổng quan trên đều tập trung vào
nghiên cứu, nhận diện và đánh giá sự biến đổi lối sống thanh niên nói chung, hoặc