Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã quảng thọ, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.89 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
----------

KHOÏA LUÁÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂAÛI
HOÜC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRẮM CỎ
TRONG LỒNG TẠI XÃ QUẢNG THỌ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Liền

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S: Trương Quang Dũng

Lớp: K45 KTNN
Niên khóa: 2011-2015

Huế, 5/2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Lời Cảm Ơn
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế
và thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn huyện Quảng Điền, em đã hoàn thành khóa luận tốt


nghiệp “ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ trong
lồng tại xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Trong quá trình đó, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu do
sự truyền đạt không chỉ về mặt lí thuyết mà còn về kinh nghiệm thực
tiễn từ quý thầy cô ở trường nhất là quý thầy cô trong khoa Kinh tế
và Phát triển, các cô, chú, anh, chị trong phòng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn thầy Trương Quang Dũng và quý thầy cô
trong khoa Kinh tế và Phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình em thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị của phòng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền đã nhiệt
tình giúp đỡ cung cấp số liệu, hướng dẫn em trong qúa trình thực
tập.
Ngoài ra, để em có thể hoàn thành tốt nhất Khóa luận tốt
nghiệp còn có sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về
mọi mặt từ phía gia đình và bạn bè.
Thay lời cảm ơn, kính chúc quý thầy cô cùng các cô, chú, anh,
chị trong phòng NN và PTNT huyện Quảng Điền lời chúc sức khỏe.
Trong quá trình thực hiện bài viết không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các
thầy, các cô để em có thể bổ sung thêm những hiểu biết về lí luận và
thực tế.

SVTH: Nguyễn Thị Liền

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn
Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Liền

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Liền

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn
TSCĐ:


Tài sản cố định

LĐ:

Lao động

ĐVT:

Đơn vị tính

KH:

Kế hoạch

BQC:

Bình quân chung

NS:

Năng suất

GO:

Giá trị sản xuất

MI:

Thu nhập hỗn hợp


IC:

Chi phí trung gian

TC:

Tổng chi phí

LN:

Lợi nhuận

SVTH: Nguyễn Thị Liền

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào= 500m2
1 ha= 1000m2
1 tấn= 1000kg

SVTH: Nguyễn Thị Liền

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đè tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã
Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Mục tiêu nghiên cứu


Đánh giá thực trạng, kết quả, hiệu quả của mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng

tại xã Quảng Thọ
• Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá trắm cỏ trong
lồng
• Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá trắm cỏ
trong lồng
Thời gian nghiên cứu: năm 2014
Không gian nghiên cứu: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tượng nghiên cứu: 50 hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Quảng Thọ
Phương pháp nghiên cứu:




Phương pháp luận
Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo


Nội dung nghiên cứu







Tình hình cơ bản của xã Quảng Thọ
Tình hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Quảng Thọ
Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Chi phí đầu tư nuôi cá lồng của các hộ điều tra
Kết quả và hiệu quả nuôi cá trắm cỏ trong lồng của các hộ điều tra
Sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu mối quan hệ các yếu tố đến lợi nhuận

kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ
• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi cá trắm cỏ trong
lồng tại địa bàn nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Liền

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Các kết quả mà nghiên cứu cần đạt được

Trong khuôn khổ đề tài “ đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng
tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi đã phân tích theo các
chỉ tiêu từ đó làm cơ sở để:


Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả của mô hình nuôi cá trắm cỏ trong

lồng tại xã Quảng Thọ
• Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá trắm cỏ
trong lồng
• Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá
trắm cỏ trong lồng

SVTH: Nguyễn Thị Liền

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Việt nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sản
phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng ngàn
năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng
góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân (giá trị sản xuất thủy sản theo giá phan theo
ngành nuôi hoạt động sơ bộ năm 2013 đạt 239976,7 tỉ đồng (tổng cục thống kê năm
2013). Đóng góp không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu nông sản nước ta. Theo thống

kê của Hải quan Việt Nam, tính đến 15/11/2014 xuất khẩu thủy sản đạt gần 7 tỉ USD.
Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
và tạo được nhiều công ăn việc làm, có ý nghĩa xã hội to lớn.
Việt Nam có đường bờ biển dai 3260 km,112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền
kinh tế rộng khoảng 1triệu km 2 với hơn 4000 hòn đảo nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh,
vụng, đầm phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Với nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng sản phẩm thủy sản của con người, ngoài hoạt động đánh bắt thủy
hải sản ra thì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản là một phương thức hữu hiệu để đáp
ứng nhu cầu này. Một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản có hiệu quả là nuôi
cá lồng bè. Mô hình nuôi cá lồng đã phát triển từ lâu ở đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long nhưng lại rất mới mẻ đối với các tỉnh duyên hải miền Trung. Sự
phát triển của các ngành nuôi cá nước ngọt nói chung và cá lồng nói riêng đã đang và
sẽ mở ra lối đi mới cho sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương trên cả nước.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miềm Trung với hơn 22000 ha mặt nước
chiếm khoảng 20% tổng diện tích mặt nước toàn quốc_ một tiềm năng to lớn để phát
triển nuôi trồng thủy sản. Do đó, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần
thứ XII đã xác định: Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của toàn tỉnh, một trong những hướng chủ lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đầm
phá ve biển.
Quảng Thọ là một xã của huyện Quảng Điền nơi có con sông Bồ chảy qua,
người dân ở đây đã biết tận dụng lợi thế được thiên nhiên ưu đãi này để phát triển nghề
nuôi cá lồng. Hiện tại xã có 315 lồng cá nuôi, là xã có số lượng lồng nuôi đứng thứ hai
huyện, có số hộ nuôi đứng thứ nhất toàn huyện với loại cá được thả nuôi chủ yếu là cá

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng


trắm cỏ. Nuôi cá lồng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể và đồng thời tạo công ăn
việc làm cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Tuy nhiên hạt động nuôi cá lồng
trên sông Bồ cũng đã gây ra rất nhiều hiệu quả xấu về môi trường, nguồn nước sông
Bồ ngày càng ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xảy ra gây ảnh hưởng không ít đến
hoạt động nuôi cá lồng trong những năm gần đây. Xuất phát từ tình hình trên, tôi đã
lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại
xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu
-

Đánh giá thực trạng, kết quả, hiệu quả của mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng

-

tại xã Quảng Thọ
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá trắm cỏ trong

-

lồng
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá trắm cỏ
trong lồng

1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : 60 hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Quảng Thọ,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phạm vi thời gian: năm 2014
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp luận
Đây là phương pháp chung trong quá trình thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu
bản chất của các hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hội. Nó yêu cầu người nghiên cứu các
hiện tượng không nghiên cứu vấn đề trong trạng thái cô lập riêng lẽ mà được đạt trong
mối liên hệ bản chất chặt chẽ các hiện tượng với nhau, không phải trong trạng thái tĩnh
mà trong sự vận động và phát triển không ngừng trong sự phát triển từ thấp đến cao,
trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng mới, từ quá khứ đến hiện tại và
tương lai.

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

1.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
1.5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu sẵn có, được tôi thu thập từ các nguồn sau, để phục vụ
quá trình nghiên cứu đề tài của mình
-

Phòng thống kê xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế về các
số liệu nuôi trồng thủy sản của xã, các báo cáo kinh tế-xã hội năm 2012, 2013,

-

2014, đề án xây dựng nông thôn mới của xã năm 2014.

Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền về các số liệu
liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện Quảng Điền trong 3

-

năm 2012,2013,2014.
Các số liệu về hoạt động nuôi tròng thủy sản được thu thập từ trang web tổng
cục thống kê Việt Nam

1.5.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là nguồn số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi điều tra của 50
hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Bảng hỏi điều tra được thiết kế dựa vào nguồn số liệu thứ cấp và sự hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn. Bảng hỏi điều tra các thông tin:
-

Thông tin chung của các hộ điều tra: tuổi, trình độ văn hóa, hoạt động vay vốn,

-

lao động, tình hình đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất cá trắm cỏ….
Thông tin về cá loại chi phí: chi phí xây dựng lồng nuôi, chi phí mua giống, chi

-

phí đầu tư thức ăn, chi phí về công lao động,…
Thông tin về hoạt động nuôi cá như hộ có bao nhiêu lồng, năng suất, sản lượng,
giá bán là bao nhiệu,…
Các số liệu trê sau khi được thu thập tôi tiến hành xủ lí qua phần mền excell,


SPSS, để biến nguốn số liệu sơ cấp thành thứ cấp, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của
mình.

1.5.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành trao đổi tham khảo ý kiến
của các cán bộ ở cơ quan chức năng của địa phương như: sở thủy sản Thừa Thiên Huế,

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

sở khoa học công nghệ và môi trường, trung tâm khuyến ngư Thừa Thiên Huế, phòng
thủy sản, phòng thống kê, phòng Nông Nghiệp huyện Quảng Điền trao đổi và thảo
luận với các hội nuôi, từ đó bổ sung và hoàn thiện nội dung cũng như kiểm chứng kết
quả nghiên cứu của mình.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Cơ sở lí luận

2.1.1.1 Lí luận về hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan
tâm của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà là của toàn xã hội. Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo
trình độ tổ chức và quản lý các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là hoạt động phải có
hiệu quả về mặt kinh tế. Chúng ta biết khuynh hướng hiện nay của thế giới là phát
triển kinh tế theo chiều sâu, một nền kinh tế với nguồn lực hữu hạn sản xuất ra những
sản phẩm có giá trị sản xuất cao với hao phí lao động xã hội ít nhất. Có như vậy mới
có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng các ứng dụng, tiến bộ khoa học kĩ thuật
mới.Vậy hiệu quả kinh tế là gì?
Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách
hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính
là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả. Mác cũng cho
rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ
sở hết thảy mọi xã hội".
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.
Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng
sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí ”. Nghiên cứu hiệu quả sản
xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản
lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi
nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó ”
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình,
Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về
hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 12



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản
xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương
quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả
sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị
của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so
sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt
được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động
của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu
việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa
toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét
hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường…

Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái
kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích
yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh
doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối
lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
một cách bao quát như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện
tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực
hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
a) Khái niệm hiệu quả kinh tế
Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ thuật, quản
lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu
vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao phí cho sản xuất
là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận không? Mối quan
hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho cả doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất

kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan
hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, qui mô
của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng
trường hợp. Hiệu quả là đại lượng được dùng để đành giá kết quả đó được tạo ra như
thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấp nhận được
không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị
trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết
luận cho phù hợp.
- Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào (chi
phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của từng công nghệ
trong điều kiện nhất định.
Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối
lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra
của quá trình sản xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán hiệu quả
kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp). Chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định
(TSCĐ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng

đều. Mặt khác, giá trị thanh lý và sửa chữa lớn khó xác định chính xác, nên việc tính
khấu hao TSCĐ và phân bố chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao
thông, trạm, trường…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết phải
hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế không tính toán cụ thể và chính xác được.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó khăn cho
việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng
mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn
xác, nên cũng ảnh hưởng tới tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quả thể
hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị
trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường không thể lượng hoá ngay
được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài. vậy thì việc xác định đúng, đủ
lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
b) Bản chất về hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội.
Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật
tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện
được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao
động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng


- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi
phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Về
khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất. Muốn nâng
cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá
những hiệu quả đã đạt được, mà còn phải thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản
xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất.
c) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế


Công thức tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu số tương đối cường
độ, nghĩa là biểu thị quan hệ so sánh giữa lượng kết quả kinh tế thu được (Q: đầu ra)
và lượng chi phí đầu tư (C: đầu vào). Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng đo lường bằng số
tuyệt đối, biểu thị sự chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với toàn bộ chi phí đã
bỏ ra. Mối quan hệ này được xác lập theo các công thức sau:
- Xác định toàn phần
+ Dạng thuận:

H =

Q
C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)

H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra nhiều đơn vị đầu ra. H còn
được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường
xuyên đến kết quả kinh tế.
Hay: H = Q – C
Trong cách tính này, H thể hiện phần lợi nhuận (thu nhập thực tế) mà đơn vị
sản xuất kinh doanh thu lại được sau khi đã trừ toàn bộ chi phí.
+ Dạng nghịch:

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 16


Khóa luận tốt nghiệp

E =

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

C
Q

Trong đó:

E là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)

E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào. E được dùng
làm cơ sở để xác định qui mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường
xuyên.
- Xác định theo nguyên lý cận biên

Theo nguyên lý cận biên, người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần mở rộng
sản xuất hay đầu tư tăng thêm trong từng thời kỳ. Bởi vậy, bên cạnh việc tính toán
hiệu quả kinh tế toàn phần còn tính theo nguyên lý cận biên, có thể tính cả dạng tuyệt
đối và tương đối. Cụ thể:
+ Dạng tuyệt đối
Dạng thuận:

H

b

=

∆Q
∆C

Trong đó: ∆Q là lượng kết quả tăng (giảm) thêm
∆C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm
Hb cho biết khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm
được bao nhiêu đơn vị đầu ra.
Hay H = ∆Q - ∆C
Trong cách tính này H thể hiện phần kết quả dôi ra mà đơn vị thu lại sau khi đã
trừ chi phí tăng thêm.
Dạng nghịch:

E

b

=


∆C
∆Q

Trong đó: ∆Q là lượng kết quả tăng (giảm)thêm
∆C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Eb cho biết để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu
vào.
+ Dạng tương đối
Dạng thuận:

H

b

=

% ∆Q
%∆C

Trong đó:


%∆Q là % lượng kết quả tăng (giảm)thêm
%∆C là % lượng đầu tư tăng (giảm) thêm

Hb cho biết để tăng thêm một % đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu % đơn vị
đầu vào.
Các công thức tính toán trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá
và phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các công thức tính theo
nguyên lý cận biên là cơ sở để ra các quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào
có hiệu quả cao, nhất là đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản
Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá trắm cỏ nói
riêng cũng nằm trong hiệu quả kinh tế đã đề cập ở trên, so sánh giữa các chi phí đầu
vào như giống, thức ăn, công nghệ...và số lượng chất lượng sản phẩm đầu ra sản
lượng, năng suất, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng.. Nuôi trồng thủy sản là hoạt động
kinh tế gắn liền với môi trường trong suốt quá trình sản xuất, nó vừa chịu tác động từ
môi trường và vừa tác đọng lại môi trường, chính vì vậy hiệu quả kinh tế của nuôi
tròng thủy sản không chỉ là mang lại năng suất, lợi nhuận cao mà còn không gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả nuôi cá trắm cỏ trong lồng
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
-

Sô lồng nuôi: đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi
Sản lượng cá trắm (Q): là toàn bộ số lượng cá trắm cỏ thu hoạch được trong một kì
nhất định( một vụ)
Năng suất cá: N=Q/S
Q: sản lượng ca
S: số lồng nuôi

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 18



Khóa luận tốt nghiệp

-

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Tổng giá trị sản xuất (GO): biểu hiện toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra
trong một thời gian nhất định, cá hầu hết được bán ra trên thị trường nên tổng giá trị

-

cũng chính là tổng doanh thu.
Giá trị gia tăng(VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi cá trắm cỏ của
hộ trong một kì nhất định. Được tính bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu(GO) và chi

-

phí trung gian(IC) đầu tư trên một lồng nuôi.
VA=GO-IC
Thu nhập hỗn hợp(MI): là chỉ tiêu kết quả nuôi của các hộ khi chưa trừ đi công lao

-

động trong gia đình.
Lợi nhuận(Pr): là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và tổng chi phí sản xuất
Pr=GO-TC
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian(VA/IC): phản ánh một đồng chi phí trung


-

gian tạo ra boa nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian(GO/IC): phản ánh cứ một đồng chi phí trung

-

gian bỏ vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phi(MI/TC): phản ánh cứ một đòng chi phí tạo ra bao

-

nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho hộ nuôi.
Lợi nhuận trên tổng chi phí( Pr/TC): phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao

-

nhiêu đông lợi nhuận.
Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kinh tế của quá
trình sản xuất, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tố thống kê, thống kê mô tả và
phương pháp toán kinh tế, kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 16.0 để
xây dựng hàm hồi quy.
Hàm hồi quy có dạng:
Trong đó:
Y: năng suất (kg/lồng)
α: Hệ số tự do.
Xi: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế ( Giống, chi phí thức ăn, chi phí chăm

-


sóc,tài chính, công lao động).
: Hệ số co giãn của các yếu tố Xi đối với lợi nhuận kinh tế.
Kết quả được kiểm tra độ tin cậy, khuyết tật của mô hình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá trắm cỏ trong lồng
Các nhân tố khách quan
Thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, giông, nắng gió nếu các yếu tố này thay đổi thất
thường sẽ làm cho cá bị hoạt động kém, khó phát triển và dễ nhiễm bệnh.

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 19


Khóa luận tốt nghiệp

-

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Môi trường: chính là môi trường sống ở trên sông, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của
ca, môi trường thích hơp sẽ giú cá sinh trưởng và phát triển tốt, nếu môi trường bị ô
nhiễm sẽ phát sinh ra bệnh, đặc biệt là môi trường nước trên sông, rất dễ phát sinh dịch

-

bệnh trên diện rông nếu không được xử lí kịp thời.
Các nhân tố chủ quan
Giống: giống khỏe, không mang mần bệnh thì sẽ phát triển tốt và ngược lại nếu con

-


gióng không tôt thì dù có chăm sóc kĩ cũng không thể đạt chất lượng tôt nhất.
Thức ăn: chất lượng thức ăn nhiều chất sơ phù hợp với cá trắm cỏ mới giúp cá nhanh

-

phát triển, giá thức ăn chính là chi phí đầu vào ảnh hưởng đến giá thành của cá.
Kỉ thuật: phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người nuôi cá từ cách thức lựa
giống, cách cho ăn, theo dõi phòng trách dịch bệnh...
2.1.1.2 Đặc điểm về cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ là một loài cá thuộc họ cá chép, thân cá thon dài và có dạng hình
trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi, chiều dài lớn gấp 3,6-4,3 lần chiều cao của thân và
gấp 3,8-4,4 lần chiều dài đầu, chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó, đầu trung
bình, miệng rộng và có dạng hình cung, hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối
của nó có thể sát xuống phía dưới mắt, không có xúc tu, các nếp mang ngắn và thưa
thớt (15-19), vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn, màu cơ thể:
phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm, bụng màu trắng xám nhạt.
Cá trắm cỏ chủ yếu ăn các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu
trùng cá ... Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn
nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng
hạn).
Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh sản
chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là
các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên. Trong điều kiện nhân
tạo, việc đẻ trứng phải nhờ tới sự tiêm hoóc môn sinh dục (như LRH-A chiết từ não
thùy cá mè chẳng hạn) cũng như tạo ra sự chuyển động của nước trong các khu vực
nuôi cá sinh sản là các bể đẻ bằng xi măng đường kính 6-10 mét, mực nước sâu 2 mét.
Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên
cũng là một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen.
Cá trắm cỏ sẽ phát triển tốt ở những nơi có đặc điểm


SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

+Môi trường: Nước ngọt, độ sâu sinh sống từ 0 đến 30m trong các sông, ao hồ và
trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch.
+Nhiệt độ: 0 - 35 °C
+Vĩ độ: 65°bắc - 25°nam
Cá trắm cỏ thường phân bổ ở Bangladesh, Trung Quốc, Đài Loan, Ai Cập, Ấn
Độ, Iran, Lào và Malaysia có sản lượng lớn hơn 1.000 tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất
lớn nhất( khoảng 95,7% tổng sản lượng toàn cầu).
a)Yêu cầu kỉ thuật cơ bản trong nuôi cá trắm cỏ trong lồng
Tiêu chuẩn lồng nuôi
- Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao:


Kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m
- Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai đầu để khe hở từ
0,5 – 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằngván gỗ khít
không để lọt thức ăn.
+ Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 – 0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20 lồng,
các cụm cách nhau 150 – 200 m.
+ Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 – 0,2 m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các cụm
đặt cách nhau 200 – 300 m.
- Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo, vệ sinh. Đối với
lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ
lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1 – 2 ngày, cọ rửa sạch và hạ thuỷ. Lồng đặt ngặp nước

1,2 – 1,5 m, cách đáy 3 – 4 m.
• Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi
- Tiêu chuẩn cá giống:
+ Ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi lội
nhanh nhẹn.
+ Không có dấu hiệu bệnh lý.
+ Kích cỡ cá 8-10cm.
- Mật độ nuôi: Nuôi trong lồng bè 70 – 80 con/m3 . Cá có trọng lượng lớn hơn
thì 30 – 50 con/m3.
- Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong
nước muối 3% từ 10 – 15 phút.
- Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4.
• Thức ăn và chế độ cho ăn
Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, sắn....Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng
lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Chăm sóc cá nuôi
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá, nếu thấy cá bơi lội khác thường


phải vớt lên kiểm tra.
- Nếu nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm. Có
thể tăng cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan.

- Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn, cứ
3 ngày vệ sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.
Phòng trị bệnh cho cá nuôi
- Một số bệnh: Nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ. Mỗi


loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá
để phòng trị.
- Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến hành
dùng vôi để cải tạo môi trường.
+ Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khỏang
1/2 độ sâu của nước trong lồng. Liều lượng 3 – 4kg vôi cho 10m3 nước trong lồng.
+ Sulphat đồng (CuSO4) phòng ký sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m3 nước,
tuần 2 lần.
- Không dùng thuốc, hoá chất kháng sinh đã cấm sử dụng.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1 Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản
a) Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi
trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ mặn (Pillay, 1990)
Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật
trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình
nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác
động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi)
Như vậy, nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…để sản xuất ra
các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người.
b)Vai trò và đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản


SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 22


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản

+ Cung cấp thực phẩm
Sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất được mọi người yêu
thích.Từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm lý tưởng
nhất. Trong nó có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng mỡ và colexteron
thấp, có rất nhiều loại vitamin, dễ tiêu hoá và hấp thụ đối với con người, đẩy mạnh quá
trình trao đổi chất.Đây là đặc điểm khiến cho các loại thịt không thể so sánh được với
sản phẩm thuỷ sản.
Hơn nữa, sản phẩm thuỷ sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợp nhất cho
sức khoẻ của con người. Rất nhiều nước trên thế giới luôn coi việc sử dụng mặt nước
biển là khởi nguồn quan trọng để cung cấp protein cho con người. Theo tính toán khoa
học, trong các loại chất protein của động vật mà con người dễ hấp thu nhất, khoảng
gần một nửa có nguồn gốc từ sản phẩm thuỷ sản. Theo kết quả phân tích, cứ mỗi cân
cá trắm đen chứa 195 gram hàm lượng protein, trong khi 1 kg thịt lợn chỉ chứa 95
gram hàm lượng protein; 1 kg thịt gà có chứa 136 gram hàm lượng protein; 1 kg thịt
vịt có chứa 147 gram hàm lượng protein. Các loại tôm và sinh vật nhuyễn thể, tảo
cũng đều là những loại thực phẩm thủy sản hàm lượng protein cao và hàm lượng chất
béo thấp. Trong các loại sinh vật nhuyễn thể thì loài Hàu được coi là “ sữa bò biển”.
Hàm lượng protein có trong thịt của loài Hàu lên đến 45%-57%. Một số động vật thủy
sản kinh tế khác như: ba ba, rùa, tôm, cua, ếch…là những thực phẩm bổ dưỡng.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp.
Sản phẩm phụ của ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp ), các phụ,
phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến thức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá và theo số liệu của
FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30%. Hàng năm ở Việt
Nam đã sản xuất ra khoảng 40.000-50.000 tấn bột cá làm nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và thức ăn cho tôm cá.
+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp nguyên vật liệu cho các
ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng, thúc
đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan.
Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ngoài chức năng làm thực phẩm
cho con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác. Rất nhiều mặt hàng thủy
sản là nguyên liêu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm, cá, nhuyễn thể. v.
v…, nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như: Rong mơ, rong câu rong thuốc
giun. v. v… sản xuất keo alginate, Aga aga, Iod, cồn, thuốc tẩy giun sán. Hải mã, hải
long, vỏ bào ngư là nguồn dược liệu quý và nổi tiếng, rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn
thể có thể làm nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm
trai, ngọc trai, đồi mồi. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao thì các sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng có su
hướng được sử dụng rộng rãi hơn. Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy
sản cũng kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan.

+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Sản phẩm thuỷ sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao. Theo dự tính của các ngành hữu quan, nếu thu đổi
được 1 USD đối với các sản phẩm công nông nghiệp bình thường giá thành bình quân
thu đổi từ 0,7-0,9 USD, trong khi đó giá thành thu đổi các mặt hàng nuôi trồng thủy sản
tương đối thấp từ 0,3-0,5 USD. Cùng với các chính sách cải cách và mở cứa của nền
kinh tế, mối quan hệ giữa sự phát triển ngành thủy sản Việt Nam và thị trường quốc tế
ngày càng trở nên mật thiết.Các ngành nuôi trồng thủy sản địa phương đã chủ trương
phát triển kinh tế hướng ngoại để tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh
ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhằm tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước.


Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản

+ Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộngvà tương đối phức tạp hơn so
với các ngành sản xuất vật chất khác.
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sống
trong môi trường nước, chụi ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trường
như thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Trương Quang Dũng

tốt con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng. Các biện
pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy
luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối

tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa, hoạt
động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như
khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại
lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường.
+ Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất
chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư
lệu sản xuất khác là: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản
xuất của chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích
mặt nước không bị hao mòn đi mà còn còn tốt hơn nên (tức là độ phì nhiêu, độ màu
mỡ của đất đai diện tích mặt nước ngày một tăng) mặt khác đất đai diện tích mặt nước
là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị
trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác
nhau. Chính vì vậy khi sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải
quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.
+ Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao.
Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối
tượng nuôi còn chụi sự tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trong nuôi trồng thủy
sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian
lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nghề nuôi trồng thủy
sản mang tính thời vụ rất rõ rệt.
+ Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống- là các
loại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo
các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng
đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của nó.
2.1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

SVTH: Nguyễn Thị Liền-K45KTNNTrang 25



×