Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đánh giá khả năng hấp thụ co2 qua sinh khối của rừng tràm (melaleuca cajuputi powell) tại xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.86 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lư Ngọc Trâm Anh

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO 2 QUA SINH KHỐI CỦA RỪNG
R

R

TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) TẠI XÃ GÁO GIỒNG,
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Viên Ngọc Nam

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu thu thập, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người viết cam đoan

Lư Ngọc Trâm Anh




LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ chính quy tại trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy – TS. Viên
Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo sau đại học trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô giảng dạy ngành Sinh thái học – trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quan trọng trong quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.
Chân thành cảm ơn cán bộ nhân viên thuộc Ban Quản lý Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin và thu thập số liệu
ngoài thực địa.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học - trường Đại học Đồng
Tháp và quí Thầy, Cô đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt khoá học và trong quá trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011

Lư Ngọc Trâm Anh


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá khả năng hấp thụ CO 2 qua sinh khối của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi
R


R

Powell) tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”. Số liệu được thu thập qua điều tra 40
ô tiêu chuẩn, giải tích 40 cây tiêu chuẩn. Sau đó phân tích, xử lý số liệu để dò tìm các phương trình
giữa các nhân tố.
Kết quả cho thấy tổng sinh khối tươi của cây cá thể trung bình là 95,65 ± 33,98 kg/cây. Trong
đó sinh khối thân tươi chiếm 63 %, sinh khối cành tươi chiếm 15 %, sinh khối vỏ tươi chiếm 13 %
và sinh khối lá tươi chiếm 9 %.
Kết cấu sinh khối khô cây Tràm: sinh khối thân khô > sinh khối cành khô > sinh khối vỏ khô
> sinh khối lá khô với tỉ lệ tương ứng là 64 % > 17 % > 14 % > 5 % tổng sinh khối khô.
Tổng sinh khối tươi của quần thể trung bình là 289,43 ± 34,56 tấn/ha. Kết cấu sinh khối tươi
các bộ phận của quần thể là: W thtqt > W ctqt > W votqt > W latqt với tỉ lệ tương ứng là 57,6 % > 14,8 % >
R

R

R

R

R

R

R

R

17,6 % > 10,0 % tổng sinh khối tươi của quần thể.

Tổng sinh khối khô của quần thể trung bình là 157,09 ± 19,41 tấn/ha.
Phương trình mô tả tốt nhất quan hệ giữa sinh khối của cây Tràm với D 1,3 là phương trình có
R

R

dạng Y = a*Xb, phương trình này có hệ số xác định (R2) cao, hệ số biến động (V %), hệ số chính
P

P

P

P

xác (P %) thấp, sai số tiêu chuẩn của ước lượng (SEE) thấp.
Lượng carbon tích lũy ở các bộ phận của cây cá thể khác nhau, tập trung ở thân (chiếm 61,59
% tổng lượng carbon của cây), tiếp đến là cành (17,81 %), vỏ (16,99 %) và lá (3,61 %).
Khả năng hấp thụ CO 2 của cây cá thể biến động từ 0,26 kg/cây đến 84,55 kg/cây. Lượng CO 2
R

R

R

R

rừng Tràm hấp thụ được trung bình là 238,85 ± 29,77 tấn/ha, thay đổi tùy theo cấp tuổi khác nhau.
Trên cơ sở đó, đề tài đã ước lượng được lượng CO 2 mà quần thể rừng Tràm hấp thụ được là
R


R

298.579,31 tấn CO 2 và tính toán được giá trị CO 2 của rừng Tràm ở khu vực nghiên cứu.
R

R

R

R


SUMMARY
Thesis “Estimate the capability of CO 2 sequestration by biomass of Melaleuca cajuputi
R

R

Powell forest in Gao Giong village, Cao Lanh district, Dong Thap province”. Data is collected by
measuring 40 plots, analysis on 40 trees. After that, we calculate data to find out equations between
different factors.
The results show that total fresh biomass of individual tree is 95,65 ± 33,98 kg/tree. In there,
fresh trunk biomass is 63 %, fresh branches biomass is 15 %, fresh outer bark biomass is 13 %,
fresh leaves biomass is 9 %.
Dry biomass structure of Melaleuca cajuputi Powell: dry trunk biomass > dry branches
biomass > dry outer bark biomass > dry leaves biomass with approximate rate is 64 % > 17 % > 14
% > 5% of total dry biomass.
The total fresh biomass of population is 289,43 ± 34,56 tons/hectare. Fresh biomass structure
of parts of population is W thtqt > W ctqt > W votqt > W latqt , with approximate rate is 57,6 % > 14,8 % >

R

R

R

R

R

R

R

R

17,6 % > 10,0 % of total fresh biomass of population.
The average total dry biomass of population is 157,09 ± 19,41 tons/hectare
The best equations describe correlation between the biomass of Melaleuca cajuputi Powell
with D 1,3 was multiplicative model Y = a*Xb , this model has high R2, low V %, low P % and low
R

R

P

PR

R


P

P

standard error of estimate (SEE).
Quantity of carbon stored in parts of individual tree is diferrent, concentrate in trunk (61,59 %
total carbon of tree), following is branches (17,81%), outer bark (16,99 %) and leaves (3,61 %)
The capability of CO 2 sequestration of individual tree change from 0,26 kg/tree to 84,55
R

R

kg/tree. The average of CO 2 which Melaleuca cajuputi Powell forest sequestrated is 238,85 ± 29,77
R

R

tons/hectare, it is different in different age classes. Based on estimating the total quantity of CO 2
R

R

which population sequestrate is 298.579,31 tons CO 2 , we calculate value of CO 2 of Melaleuca
R

cajuputi Powell forest in study area.

R

R


R

R

R


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i
1T

1T

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. ii
1T

T
1

TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii
1T

T
1

MỤC LỤC ...................................................................................................................................... v
1T


T
1

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... viii
1T

T
1

Chương 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1T

1T

1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1
1T

1T

1.2. Mục tiêu ................................................................................................................................ 2
1T

T
1

1.3. Phạm vi và giới hạn đề tài ..................................................................................................... 2
1T

1T


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................................... 3
1T

1T

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................. 4
1T

T
1

2.1. Nghiên cứu về sinh khối ........................................................................................................ 4
1T

1T

2.1.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới ............................................................................. 4
T
1

T
1

2.1.2. Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam.............................................................................. 5
T
1

T
1


2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2 ................................................................................................... 6
1T

R

R1T

2.2.1. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trên thế giới ....................................................................... 6
T
1

T
1

2.2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2 ở Việt Nam ........................................................................ 8
T
1

R

R

T
1

2.2.3. Các phương pháp điều tra hấp thụ CO 2 .......................................................................... 9
T
1

R


R1
T

2.3. Thị trường carbon................................................................................................................ 10
1T

1T

Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 13
1T

T
1

3.1. Đặc điểm đối tượng và khu vực nghiên cứu......................................................................... 13
1T

T
1

3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 13
T
1

T
1

3.1.1.1. Phân bố ................................................................................................................. 13
T

1

1T

3.1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................ 13
T
1

1T

3.1.1.3. Đặc điểm hình thái ................................................................................................ 13
T
1

1T

3.1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 14
T
1

1T

3.1.2.1. Sơ lược lịch sử thành lập rừng Tràm Gáo Giồng ................................................... 14
T
1

T
1

3.1.2.2. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ........................................................... 14

T
1

T
1

3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................... 17
1T

1T

3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 17
1T

1T

3.3.1. Phương pháp luận......................................................................................................... 17
T
1

1T

3.3.2. Ngoại nghiệp ................................................................................................................ 18
T
1

1T

3.3.2.1.Công tác chuẩn bị................................................................................................... 18
T

1

1T

3.3.2.2. Lập ô tiêu chuẩn cho mỗi độ tuổi. ......................................................................... 19
T
1

T
1


3.3.2.3. Điều tra cây cá thể................................................................................................. 19
T
1

1T

3.3.2.4. Lấy mẫu tươi phân tích ......................................................................................... 19
T
1

1T

3.3.2.5. Điều tra ô tiêu chuẩn ............................................................................................. 20
T
1

1T


3.3.3. Nội nghiệp ................................................................................................................... 21
T
1

1T

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 22
1T

T
1

4.1. Phương trình hồi qui giữa các nhân tố điều tra cây cá thể .................................................... 22
1T

T
1

4.1.1. Phương trình hồi qui giữa H vn và D 1,3 .......................................................................... 22
T
1

R

R

R

R1
T


4.1.2. Phương trình hồi qui giữa thể tích với D 1,3 và H vn ........................................................ 23
T
1

R

R

R

R1
T

4.1.2.1 Phương trình hồi qui giữa thể tích thân cây (V vo) với D 1,3 và H vn của cây cá thể.... 23
T
1

R

R

R

R

R

R


T
1

4.1.2.2. Phương trình hồi qui giữa thể tích thân gỗ (V) với D 1,3 và H vn của cây cá thể ....... 24
T
1

R

R

R

R

T
1

4.1.2.3. Tương quan giữa V với V vo ................................................................................... 25
T
1

R

R1
T

4.2. Sinh khối cây cá thể ............................................................................................................ 26
1T


1T

4.2.1. Kết cấu sinh khối cây cá thể ......................................................................................... 26
T
1

1T

4.2.1.1. Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể ........................................................................... 26
T
1

T
1

4.2.1.2. Kết cấu sinh khối khô cây cá thể ........................................................................... 27
T
1

T
1

4.2.2. Xây dựng các phương trình của cây cá thể ................................................................... 28
T
1

T
1

4.2.2.1. Phương trình hồi qui giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể với D 1,3 và H vn .............. 28

T
1

R

R

R

R1
T

4.2.2.2. Phương trình hồi qui giữa tổng sinh khối khô cây cá thể với D 1,3 và H vn ............... 30
T
1

R

R

R

R1
T

4.2.2.3. Phương trình hồi qui giữa sinh khối tươi các bộ phận của cây cá thể với D 1,3 và H vn
.......................................................................................................................................... 31
T
1


R

R

R

R1
T

4.2.2.4. Phương trình hồi qui giữa sinh khối khô các bộ phận của cây cá thể với D 1,3 và H vn
.......................................................................................................................................... 35
T
1

R

R

R

R1
T

4.2.2.5. Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi của cây cá thể.......................... 39
T
1

T
1


4.2.3. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối cá thể .............................. 43
T
1

T
1

4.2.3.1. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối tươi.......................... 43
T
1

T
1

4.2.3.2. Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối khô .......................... 44
T
1

T
1

4.3. Sinh khối quần thể ............................................................................................................... 44
1T

1T

4.3.1. Kết cấu sinh khối tươi của quần thể .............................................................................. 45
T
1


T
1

4.3.2. Kết cấu sinh khối khô quần thể..................................................................................... 45
T
1

T
1

4.3.3. Sinh khối quần thể theo cấp tuổi................................................................................... 46
T
1

T
1

4.4. Khả năng hấp thụ CO 2 của Tràm ......................................................................................... 47
1T

R

R

1T

4.4.1. Carbon tích trữ trong cây cá thể.................................................................................... 47
T
1


T
1

4.4.1.1 Lượng carbon tích trữ trong cây cá thể ................................................................... 47
T
1

T
1

4.4.1.2. Phương trình hồi qui giữa lượng carbon tích trữ trong cây cá thể với D 1,3 và H vn .. 47
T
1

R

R

R

R1
T

4.4.1.3. Tương quan giữa lượng carbon tích trữ trong cây cá thể với sinh khối khô ............ 52
T
1

T
1


4.4.2. Hấp thụ CO 2 ở cây cá thể ............................................................................................. 57
T
1

R

R

1T

4.4.2.1. Khả năng hấp thụ CO 2 của từng bộ phận cây cá thể .............................................. 57
T
1

R

R

T
1


4.4.2.2. Phương trình hồi qui khả năng hấp thụ CO 2 của cây cá thể với D 1,3 và H vn ........... 57
T
1

R

R


R

R

R

R1
T

4.4.3. Hấp thụ CO 2 của quần thể ............................................................................................ 58
T
1

R

R

1T

4.4.3.1. Khả năng hấp thụ CO 2 theo cấp tuổi ..................................................................... 59
T
1

R

R

T
1


4.4.3.2. Phương trình hồi qui giữa khả năng hấp thụ CO 2 của quần thể với các nhân tố điều
tra ...................................................................................................................................... 60
T
1

R

R

T
1

4.5. Lượng giá khả năng hấp thụ CO 2 ........................................................................................ 61
1T

R

R1T

4.6. Lập bảng tra nhanh sinh khối khô, carbon và CO 2 ............................................................... 62
1T

R

R1
T

4.6.1. Bảng tra nhanh sinh khối khô, carbon và CO 2 .............................................................. 62
T
1


R

R1
T

4.6.2. Bảng tra sinh khối, carbon và CO 2 của cá thể Tràm bằng phần mềm Excel 2003 ......... 66
T
1

R

R

T
1

5.1. Kết luận............................................................................................................................... 67
1T

T
1

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 68
1T

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 69

1T

1T

PHỤ LỤC........................................................................................................................................ 1
1T

T
1


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

a0, a

Các tham số của phương trình

CO 2

Carbon dioxide

Cc

Carbon cành

C cqt

Carbon cành của quần thể

C la


Carbon lá

C laqt

Carbon lá của quần thể

Ct

Tổng carbon của cây cá thể

C tqt

Tổng carbon của quần thể

C vo

Carbon vỏ

C voqt

Carbon vỏ của quần thể

CO 2c

Lượng CO 2 cành hấp thụ

CO 2cqt

Lượng CO 2 cành của quần thể hấp thụ


CO 2la

Lượng CO 2 lá hấp thụ

CO 2laqt

Lượng CO 2 lá của quần thể hấp thụ

CO 2t

Tổng lượng CO 2 cây cá thể hấp thụ

CO 2tqt

Tổng lượng CO 2 quần thể hấp thụ

CO 2vo

Lượng CO 2 vỏ hấp thụ

CO 2voqt

Lượng CO 2 vỏ của quần thể hấp thụ

D 1,3

Đường kính ngang ngực

D bq


Đường kính trung bình của quần thể

GPS

Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu

H vn

Chiều cao vút ngọn

H bq

Chiều cao trung bình của quần thể

M

Trữ lượng gỗ của quần thể

M vo

Trữ lượng gỗ có vỏ của quần thể

N

Mật độ của quần thể (cây/ha)

ppm

Phần triệu


R2

Hệ số xác định

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation –

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R


R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

P

R


R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R


Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng.
TB

Trung bình

V

Thể tích thân gỗ


V vo

Thể tích thân cây

W ck

Sinh khối cành khô cây cá thể

W ckqt

Sinh khối cành khô của quần thể

W ct

Sinh khối cành tươi cây cá thể

W ctqt

Sinh khối cành tươi của quần thể


W lak

Sinh khối lá khô cây cá thể

W lakqt

Sinh khối lá khô của quần thể

W lat

Sinh khối lá tươi cây cá thể

W latqt

Sinh khối lá tươi của quần thể

W tk

Tổng sinh khối khô cây cá thể

W tkqt

Tổng sinh khối khô của quần thể

W tt

Tổng sinh khối tươi cây cá thể

W ttqt


Tổng sinh khối tươi của quần thể

W thk

Sinh khối thân khô cây cá thể

W thkqt

Sinh khối thân khô của quần thể

W tht

Sinh khối thân tươi cây cá thể

W thtqt

Sinh khối thân tươi của quần thể

W vok

Sinh khối vỏ khô cây cá thể

W vokqt

Sinh khối vỏ khô quần thể

W vot

Sinh khối vỏ tươi của cây cá thể


W votqt

Sinh khối vỏ tươi của quần thể

∆%

Sai số tương đối

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R

R


R

R

R

R

R

R

R

R

R

R


Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính thời sự toàn cầu. Theo
báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,740C trong
P

P


thời kỳ 1906 – 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm
trước đó (IPCC, 2007). [10]
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,70C,
P

P

mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ,
hạn hán ngày càng ác liệt. [10]
Nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu là sự gia tăng nồng độ khí nhà kính. Các loại khí
nhà kính phát sinh một cách tự nhiên, nhưng cũng được tạo ra khi dầu, than và gỗ bị đốt để lấy năng
lượng. Trong đó, khí carbonic (CO 2 ) là một loại khí nhà kính quan trọng nhất.
R

R

Theo ước tính của IPCC, carbonic (CO 2 ) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn
R

R

cầu, nồng độ CO 2 trong khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850 –
R

R

1998 (IPCC, 2000). Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO 2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm
R

R


(UNFCCC, 2005b). [1]
Kết quả kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam năm 1994 là 103,8 triệu tấn CO 2 tương đương. Các
R

R

nguồn phát thải khí nhà kính chính trong nước là năng lượng (24.7%), các quá trình công nghiệp
(3.7%), nông nghiệp (50.5%), thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (18.7%), chất thải (2.4%). [1]
Trong hai ngày 6-7/9/2010, tại TP. Hạ Long – Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
chủ trì diễn đàn ASEM về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chuyên gia đều khẳng định:
Các nước cần hành động ngay bởi những quyết định của hôm nay sẽ quyết định khí hậu, cơ sở hạ
tầng và những lựa chọn môi trường định hình tương lai. Các nước cần cùng nhau hành động bởi
không một quốc gia nào có thể một mình ứng phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây
ra…
Cũng tại diễn đàn ASEM, ông Shahid M G Kiani – Đại sứ Pakistan dẫn từ thực tế của nước
này cho biết, việc mất đi những cánh rừng che phủ đang khiến Pakistan phải trả giá đắt với hậu quả
nặng nề về lũ lụt và lở đất.
Chúng ta biết rằng hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng trong chu trình carbon toàn cầu. Để
giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giải pháp tối ưu là trồng và bảo vệ rừng.
Rừng có tiềm năng trở thành một giải pháp hai mặt trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu,
làm giảm nguyên nhân gây biến đổi khí hậu (nhờ khả năng hấp thụ CO 2 ) và giúp xã hội thích ứng
R

R

với biến đổi khí hậu. Việc ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng có thể giúp làm giảm gần 20%


lượng phát thải CO 2 toàn cầu. Rừng được duy trì có thể giúp chúng ta thích ứng thông qua việc

R

R

cung cấp các dịch vụ sinh thái quý giá.
Ở Việt Nam, rừng ngập mặn và rừng Tràm là hai loại hình đất ngập nước chủ yếu và có vai trò
vô cùng quan trọng. Rừng Tràm trên đất ngập nước có những giá trị to lớn không chỉ về kinh tế mà
cả về môi trường và nhiều chức năng sinh thái không thể nào thay thế được.
Cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười, nơi đây có
diện tích đất phèn lớn, hình thành trên đó hệ sinh thái rừng Tràm đa dạng. Trong đó có thể kể đến
rừng Tràm Gáo Giồng (thuộc xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO 2 ở rừng Tràm Gáo Giồng vẫn chưa được quan
R

R

tâm nghiên cứu. Mặt khác, vấn đề chuyển đổi sử dụng đất và mục tiêu canh tác đang đe dọa hệ sinh
thái rừng Tràm ở đây. Rừng Tràm Gáo Giồng đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và
chất lượng.
Do đó vấn đề đặt ra là làm sao xác định được sinh khối của rừng Tràm Gáo Giồng, khả năng
hấp thụ CO 2 và lượng giá khả năng hấp thụ CO 2 của rừng Tràm, nhằm góp phần bảo vệ và phát
R

R

R

R

triển hệ sinh thái rừng Tràm ở đây, cũng như làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ngày 24/9/2010.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá khả năng hấp thụ CO 2 qua sinh khối của
R

R

rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”.
1.2. Mục tiêu
Góp phần định lượng giá trị môi trường của rừng Tràm Gáo Giồng, phục vụ cho việc xây dựng
cơ chế chi trả các dịch vụ môi trường của rừng. Cụ thể là:
- Xác định được lượng carbon tích lũy trong các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm, xác định
khả năng hấp thụ CO 2 của cá thể cây Tràm và khả năng hấp thụ CO 2 của quần thể Tràm ở Gáo
R

R

R

R

Giồng.
- Ước lượng giá trị CO 2 hấp thụ của diện tích rừng Tràm tại khu vực nghiên cứu.
R

R

1.3. Phạm vi và giới hạn đề tài
- Phạm vi: Rừng Tràm tại Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp.
- Giới hạn: Do giới hạn về thời gian, kinh phí và yêu cầu của luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ

nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của các bộ phận trên mặt đất.
R

R


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu góp phần ứng dụng và phát triển các phương pháp ước
lượng và dự báo khả năng hấp thụ của rừng trồng, xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định chi
phí dịch vụ môi trường.
Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được khả năng hấp thụ CO 2 và lượng giá khả năng hấp thụ CO 2
R

của rừng Tràm Gáo Giồng.

R

R

R


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về sinh khối
Có nhiều khái niệm khác nhau về sinh khối, nhưng nhìn chung khái niệm sinh khối dùng để chỉ
lượng vật chất mà thực vật tích lũy được.
Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên cây) ở trên hoặc
ở dưới mặt đất (Brown, 1997; Ponce-Hernandez, 2004) [16]
Sinh khối là tổng lượng vật chất mà cây đã tích lũy được trong quá trình sinh trưởng và phát
triển, là chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và sản lượng cây rừng. [11]

Theo Viên Ngọc Nam (2003) thì sinh khối bao gồm tổng trọng lượng thân, cành, lá, hoa, quả,
rễ trên và dưới mặt đất.
Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm phần. Mặt khác để có được số liệu về hấp thụ
carbon, khả năng và động thái quá trình hấp thụ carbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của
rừng. Chính vì vậy điều tra sinh khối cũng chính là điều tra hấp thụ carbon của rừng (Ritson và
Sochacki, 2003). [16]
Trong thời gian gần đây, các phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình dự báo sinh khối
cây rừng thông qua các mối quan hệ giữa sinh khối cây với các nhân tố điều tra dễ đo đếm trở nên
phổ biến hơn, giúp cho việc dự đoán sinh khối nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
2.1.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới
Christensen (1997) trong nghiên cứu sinh khối của rừng đước ở rừng ngập mặn đảo Phuket
trên bờ biển Tây, Thái Lan đã xác định được tổng lượng sinh khối trên mặt đất của rừng 15 tuổi là
159 tấn sinh khối khô trên ha. Nghiên cứu cũng đã so sánh lượng vật rụng của rừng ngập mặn và
rừng mưa nhiệt đới thì thấy lượng vật rụng hàng năm của rừng ngập mặn cao hơn so với rừng mưa
nhiệt đới do rừng ngập mặn nhỏ tuổi hơn và sinh trưởng nhanh hơn. [11]
Trong nghiên cứu về môi trường, Chu Hiểu Phương (1999), Trung Quốc xác định toàn cầu có
thể đạt 88 – 164 tỉ tấn sinh khối khô hàng năm, trong đó lục địa chiếm 2/3, so sánh trong các hệ sinh
thái dù tính theo sản lượng hay năng lượng thì rừng vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất. [11]
Trong nghiên cứu về sinh khối và kích thước rễ dưới mặt đất của Dà vôi (Ceriops tagal) ở
Nam Thái Lan (1987; 2000), Akira, K. và ctv đã xác định được: Tổng sinh khối là 137,5 tấn/ha và tỉ
lệ sinh khối trên mặt đất và rễ là 1,05. Trong đó: sinh khối thân được 53,35 tấn/ha, lá được 13,29, rễ
được 1,99 tấn/ha và dưới mặt đất là 87,51 tấn/ha.
Theo McKenzie và ctv (2001) công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về
lượng carbon tích lũy của rừng được thực hiện bởi McKenzie (2001) và Ilic (2000), carbon trong hệ
sinh thái rừng thường tập trung ở bốn bộ phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi


rụng, rễ cây và đất rừng. Việc xác định lượng carbon trong rừng thường được thực hiện qua xác
định sinh khối rừng. [11]
Magcale – Macandong và ctv (2006) đã sử dụng phương pháp xây dựng mô hình dựa trên hệ

thống thông tin địa lý (GIS), dựa trên những số liệu công bố về đường kính của những cây tiêu
chuẩn ở rừng thứ sinh và rừng trồng hai loài cây Swietenia macrophylla và Dipterocarpus sp., để dự
đoán sinh khối trên mặt đất của rừng thứ sinh ở Philippin.
Theo Kenji Iiyama (2007), sinh khối trên và dưới mặt đất, bao gồm cả rễ, của rừng Tràm 12
năm tuổi tích tụ 31 – 56 tấn C/ha và 9.1 – 16 tC/ha, sinh khối rễ của rừng Tràm 12 tuổi tích tụ 0,6
tC/ha. [27]
2.1.2. Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Dũng (2005), rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài 20 tuổi có tổng sinh khối
tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 321,7 – 495,4 tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô là
173,4 – 266,2 tấn, rừng keo lá Tràm trồng loài 15 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và trong vật
rơi rụng) là 251,1 – 433,7 tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô thân là 132,2 – 223,4 tấn/ha.
[11]
Trong đề tài “Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh
khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà
Mau”, Lê Minh Lộc (2005) đã xây dựng phương pháp đánh giá nhanh sinh khối rừng bằng một mô
hình toán học giữa sinh khối (tươi và khô) của các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành,
lá) trên đất than bùn và đất phèn với đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực (DBH), tác giả cũng
phân tích ảnh hưởng của chế độ ngập và loại đất đến sinh khối (tươi và khô) của các thành phần trên
mặt đất của rừng Tràm. Tổng sinh khối phần trên mặt đất của rừng Tràm trên đất than bùn và đất
phèn có thể tính toán bằng một hàm số hoặc biểu sinh khối đã được lập cho rừng Tràm:
Tổng sinh khối (TSK) = a x DBHb (Với a = 0,258 và b = 2,352)
P

P

Tác giả kết luận sinh khối tươi và khô của những bộ phận trên mặt đất của cây Tràm có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau (r > 0,8) với P < 0,001). Trên cả hai loại đất (than bùn và đất phèn),
tổng sinh khối tươi và khô của rừng Tràm từ 5 – 8 – 11 tuổi đều đạt lớn nhất ở độ sâu ngập < 30 cm,
thời gian ngập < 4 tháng/năm; kế đến là độ sâu ngập từ 30 – 60 cm, thời gian ngập từ 4 – 7
tháng/năm; sau cùng là ở độ sâu ngập > 60cm, thời gian ngập > 7 tháng/năm.

Vũ Tấn Phương (2006), đã nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi tại các vùng đất
không có rừng ở các huyện Cao Phong và Đông Bắc và Hà Trung, Thạch Thành và Ngọc Lạc, tỉnh
Thanh Hóa. Khi nghiên cứu về năm dạng cỏ (cỏ chỉ và cỏ lông lợn, cỏ lá tre, cỏ tranh, lau lách, tế
guột) và hai dạng cây bụi (cây bụi cao dưới 2 m và cây bụi cao từ 2 đến 3 m) tại các vùng đất không


có rừng tác giả thấy rằng sinh khối tươi của chúng biến động rất khác nhau. Theo tác giả, sinh khối
của từng bộ phận cũng rất khác nhau, tập trung chủ yếu vào thân, cành và rễ. Sinh khối trên mặt đất
chiểm tỷ lệ đáng kể so với tổng sinh khối của chúng.
Phạm Tuấn Anh (2007) khi nghiên cứu về rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy
Đức, tỉnh Đak Nông đã xây dựng phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính. Cụ
thể, phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính là SK(tuoi) = 0,2610*D2,395. Đồng
P

P

thời tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi, kết quả cho thấy sinh
khối khô bằng 45,4 % sinh khối tươi.
Viên Ngọc Nam (2009) đã xác định sinh khối cá thể và quần thể Dà quánh Ceriops zippeliana
(Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou) và Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd) trồng trong Khu
Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Từ đó xây dựng phương trình tương quan các bộ phận
sinh khối tươi, khô của cây cá thể thông qua các nhân tố điều tra như D 1,3 , H vn , tính khả năng tích tụ
R

R

R

R


carbon và hấp thụ CO 2 trên cơ sở đó lượng giá cho 1 ha rừng. Lập bảng tra nhanh sinh khối tươi,
R

R

khô của loài Dà quánh và Cóc trắng thông qua phương trình sinh khối các bộ phận cá thể.
Tóm lại, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về sinh khối của rừng ở Việt Nam ngày
càng nhiều, hầu hết các nghiên cứu tập trung xác định lượng sinh khối ở dạng tươi và dạng khô, các
nghiên cứu đều tìm kiếm mối quan hệ giữa chỉ tiêu sinh khối và các nhân tố điều tra cá thể dễ xác
định như đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn… Thông qua các quan hệ này nhằm xây dựng
các dự đoán sinh khối rừng từ các nhân tố điều tra dễ xác định khác.
Các nghiên cứu sinh khối trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật và quản lý và kinh doanh rừng và đây cũng là cơ sở khoa học để xây dựng các phương pháp
dự báo về khả năng hấp thụ CO 2 của rừng.
R

R

2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO2
2.2.1. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trên thế giới
Trong một nghiên cứu về hấp thụ carbon ở rừng nhiệt đới Brown và Pearce (1994) đã đưa ra
các số liệu đánh giá lượng carbon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới. Kết quả cho thấy một
khu rừng nguyên sinh có thể hấp thụ được 280 tấn carbon/ha và sẽ cho ra 200 tấn carbon/ha nếu bị
đốt do canh tác nương rẫy và sẽ giải phóng carbon lớn hơn nếu diện tích rừng bị chuyển thành đồng
cỏ hay đất để sản xuất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn carbon và con số này
sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp. [11]
Brown. và cộng sự (1996) đã ước lượng tổng carbon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có
thể hấp thụ tối đa trong vòng 55 năm (1995 – 2050) là vào khoảng 60 – 87 Gt C (Cairns và cộng sự,
1997, Viên Ngọc Nam, 2009 trích dẫn). Tổng cộng trồng rừng có thể hấp thụ được 11 – 15% tổng



lượng CO 2 phát thải từ các nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương. (Brown, 1997; Phan
R

R

Minh Sang, Lưu Cảnh Trung, 2006 trích dẫn)
Mac Dicken K.G (1997) trong nghiên cứu “Hướng dẫn theo dõi tích lũy carbon ở các dự án
trồng rừng và dự án nông lâm kết hợp” đã mô tả những phương pháp để theo dõi tích lũy carbon ở
ba kiểu sử dụng đất là: rừng trồng, rừng tự nhiên và hệ thống nông lâm kết hợp. Hệ thống đánh giá
sự thay đổi tích lũy carbon trong 4 bể chứa là: Sinh khối trên mặt đất, dưới mặt đất, đất và lớp vật
rụng.
Malhi, Baldocchi (1999) công bố kết quả nghiên cứu về lượng phát thải carbon hàng năm và
carbon dự trữ trong sinh quyển. Theo đó, sự phát thải từ các hoạt động của con người (như đốt
nhiên liệu hóa thạch,...) tạo ra 7,1 ± 1,1 Gt C/năm đi vào khí quyển, 46% còn lại trong khí quyển,
trong khi đó 2,0 ± 0,8 Gt C/năm được chuyển vào đại dương; 1,8 ± 1,6 Gt C/năm được giữ trong bể
trữ carbon trái đất. [2]
Trường Đại học Wageningen, Hà Lan đã đã phát triển phần mềm CO 2 FIX Version 3.1 do
R

R

nhóm các tác giả thuộc nhóm nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng và sinh thái rừng – Trường đại
học tổng hợp Wageningen – Hà Lan phát triển trong khuôn khổ của Dự án CASFOR II – Quản lý
thiên nhiên và Thủy sản của Hà Lan và Hội đồng Quốc gia về Khoa học – Công nghệ của Mêhicô
thông qua dự án 32715 – N. Phần mềm này dùng để ứng dụng trong tính toán sinh khối và lượng
carbon tích lũy của rừng.
Nghiên cứu lượng carbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy, Romain Pirard (2005) đã
tính lượng carbon lưu trữ dựa trên tổng sinh khối tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô
(không còn độ ẩm) bằng cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0,49, sau đó nhân sinh khối khô

với hệ số 0,5 để xác định lượng carbon lưu trữ trong cây.
Để tính toán carbon trong cây, Erica A. H. Smithwick cùng cộng sự đã phân chia cây mẫu
thành các bộ phận khác nhau, đo đường kính của toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn. Sinh khối của từng
bộ phận được tính toán thông qua các hàm hồi quy sinh trưởng riêng cho từng loài. [4]
Henson I. E. (2005) cho rằng; tổng sinh khối của cây bao gồm các bộ phận là: thân, cành, lá,
rễ. Để xác định lượng carbon tích lũy trong cây rừng ở Malaysia tác giả đã tính toán lượng carbon
tích lũy từ sinh khối khô theo tỷ lệ là 45%. [3]
Theo Wanthongchai Poonsri và Piriyayota Somsak (2006) trong nghiên cứu hấp thụ CO 2 bằng
R

R

phương pháp phân tích sinh khối khô của 3 loài cây (Rhizophora mucronata, R. apiculata,
Bruguiera cylindrica) ở rừng ngập mặn tại Trat, Thái Lan. Tác giả kết luận rằng lượng carbon tích
lũy trung bình trong 3 loài là 47,77% trọng lượng khô và ở rừng nhiều tuổi thì hấp thu CO 2 nhiều
R

R

hơn rừng ít tuổi. Hấp thu CO 2 cao nhất ở tuổi 11 là loài R. apiculata với 74,75 tấn/ha, kế đến là
R

R

Rhizophora mucronata với 65,50 tấn/ha, loài B.cylindrica chỉ đạt 1,47 tấn/ha. [12]


2.2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 ở Việt Nam
Trung tâm Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có
nghiên cứu xác định trữ lượng carbon của thảm tươi cây bụi, tương ứng với trạng thái rừng IA, IB;

để cung cấp thông tin nhằm xác định đường carbon cơ sở trong các dự án trồng rừng theo cơ chế
CDM. Việc xác định sinh khối tươi khô được thực hiện theo từng bộ phận thân, cành và lá. Trữ
lượng carbon được xác định thông qua sinh khối khô của các bộ phận và hệ số chuyển đổi 0,5. Tuy
nhiên nghiên cứu chấp nhận lượng carbon lưu giữ được chuyển đổi theo hệ số, chưa được phân tích
hàm lượng trong từng bộ phận thực vật cụ thể. [4]
Theo Vũ Tấn Phương (2006) trong nghiên cứu trữ lượng carbon của thảm tươi và cây bụi, thấy
rằng: Sinh khối (tươi và khô) của thảm tươi và cây bụi là rất khác nhau trong các đối tượng nghiên
cứu, trữ lượng carbon của thảm tươi và cây bụi tỷ lệ thuận với sinh khối của chúng, trữ lượng
carbon trên mặt đất chiếm khoảng 40 – 54% tổng trữ lượng carbon và ở rễ là từ 30 – 57%, lượng
carbon trên mặt đất biến động từ 6,6 – 20 tấn/ha.
Trong đề tài “Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng Mỡ (Manglietia
conifera Dandy) trồng thuần loài tại Tuyên Quang và Phú Thọ” của Lý Thu Quỳnh (2007), tác giả
kết luận: trong từng cấp đất, cùng với sự tăng lên của tuổi thì tỷ lệ % sinh khối thân cây tăng lên
trong khi tỷ lệ này của cành, lá, rễ đều giảm xuống. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận cây cá lẻ
Mỡ rất khác nhau và cấu trúc sinh khối khô khác nhau theo từng cấp đất. Sinh khối tươi cây bụi,
thảm tươi chiếm một phần đáng kể trong tổng sinh khối của lầm phần Mỡ. Tác giả khẳng định rằng
có thể sử dụng các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định để biểu diễn sinh khối khô cây cá lẻ Mỡ
theo từng cấp đất tại vùng Trung tâm Bắc Bộ Việt Nam. Cấu trúc tổng sinh khối lâm phần rừng
trồng Mỡ tập trung vào tầng cây gỗ. Tác giả đã xác định được tổng lượng carbon tích lũy trong lâm
phần Mỡ gồm carbon trong tầng cây gỗ, carbon trong cây bụi thảm tươi, carbon trong vật rơi rụng
và carbon trong đất rừng.
Nguyễn Thị Hà (2007), trong đề tài “Nghiên cứu sinh khối, làm cơ sở xác định khả năng hấp
thụ CO 2 của rừng keo lai (Acacia auriculiformis x A. mangium) trồng tại quận 9, thành phố Hồ Chí
R

R

Minh”, dựa trên các phương pháp nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và sinh khối của rừng trên các
tuổi rừng, tác giả đã phân tích, tính toán lượng carbon trong sinh khối trên mặt đất, sàn rừng, xác
định được mối tương quan giữa trữ lượng, sinh khối và lượng CO 2 hấp thụ hàng năm của loài keo

R

R

lai. Cụ thể là tổng trữ lượng CO 2 hấp thụ của rừng keo lai trong sinh khối và trên sàn rừng là 150,68
R

R

tấn CO 2 /ha đối với tuổi 7; 109,95 tấn CO 2 /ha đối với tuổi 5 và 51,39 tấn CO 2 /ha đối với rừng keo
R

R

R

R

R

R

lai tuổi 3. Kết quả nghiên cứu bước đầu cũng đa lượng giá được giá trị thu thập bằng tiền từ khả
năng hấp thụ CO 2 của rừng keo lai ở 3 độ tuổi trên.
R

R


Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của rừng keo tai tượng (Acacia mangium Willd)

R

R

trồng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”, Nguyễn Xuân Phước (2009) trên cơ sở mối quan hệ
hữu cơ giữa sinh khối rừng và lượng carbon tích lũy cũng như khả năng hấp thụ CO 2 , đề tài áp dụng
R

R

phương pháp rút mẫu để tính toán và xác định khả năng hấp thụ CO 2 của rừng thông qua lượng
R

R

carbon lưu giữ trong các bộ phận thực vật.
Đề tài cũng đã ước tính được giá trị khả năng hấp thụ CO 2 của quần thể rừng trồng keo tai
R

R

tượng vùng nghiên cứu cũng như xây dựng được mối quan hệ giữa lượng CO 2 hấp thụ với các nhân
R

R

tố điều tra dễ xác định khác nhu D 1,3 , H vn , V, M...
R

R


R

R

Trong đề tài nghiên cứu “Ước lượng năng lực hấp thụ CO 2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa)
R

R

trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – Tây Nguyên,
Việt Nam”, Bảo Huy (2009) kết luận: Để đạt được hiệu quả về mặt sản lượng Bời lời đỏ, cần khai
thác sau tuổi 10; mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - sắn đối với chu kỳ 2 và 3 cần để lại 2 – 3
chồi/gốc Bời lời sẽ có hiệu quả cao nhất về sinh khối và lượng hấp thụ CO 2 , trong đó khả năng hấp
R

R

thu CO 2 tối ưu từ 3 – 84 tấn, tăng theo tuổi của mô hình; chu kỳ kinh doanh Bời lời đỏ biến động 5
R

R

– 10 năm, thì lượng CO 2 hấp thụ trong mô hình nông lâm kết hợp biến động từ 25 – 84 tấn/ha, ứng
R

R

với giá trị từ 9 – 30 triệu/ha, đạt 20% tổng giá trị sản phẩm bời lời và sắn.
Phan Văn Trung (2009), trong “Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng Cóc trắng

(Lumnitzera racemosa Willd) trồng tại khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành phố
Hồ Chí Minh”, từ các kết quả nghiên cứu và đánh giá, tác giả đã rút ra những kết luận về quan hệ
giữa các nhân tố điều tra của cây cá thể (giữa H vn với D 1,3 ; giữa V với D 1,3 và H vn ), xác định kết cấu
R

R

R

R

R

R

R

R

sinh khối từng bộ phận cây cá thể và quần thể, lượng carbon tích tụ của khu rừng trung bình 21,31
tấn C/ha, hay rừng hấp thụ lượng CO 2 tương đương trung bình là 78,20 tấn CO 2 /ha và giá trị tính
R

R

R

R

bằng tiền cho cả khu rừng Cóc trắng trồng tại Cần Giờ. Tác giả cũng đã lập bảng tra tính nhanh sinh

khối khô, lượng tích tụ carbon, lượng CO 2 hấp thụ của cây cá thể và quần thể Cóc trắng trong khu
R

R

vực nghiên cứu.
2.2.3. Các phương pháp điều tra hấp thụ CO2
Pearson, T. R. H., Brown S. và Ravindranath N. H. (2005) trong tài liệu “Intergrating carbon
benefit estimates into GEF Projects” Ước tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của
GEP, do UNDP và GEF xuất bản, trên cơ sở hướng dẫn của Mac Dicken, K.G, (1997) đã xây dựng
phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon dựa trên 5 bước để tiến hành. Các bước đó là: Xác định
vùng dự án, phân cấp diện tích, quyết định bể carbon đo đếm, xác định kiểu, số lượng, kích thước và
hình dạng ô đo đếm và cuối cùng là xác định dung lượng ô đo đếm. [11]


Phương pháp điều tra carbon và động thái biến đổi carbon trong rừng có thể tóm tắt thành 4
nhóm lớn dưới đây (IPCC, 2000; Smith, 2004) [16]
+ Phương pháp dựa trên đo đếm các bể carbon (Stock change measurements) bao gồm: Điều
tra thảm thực vật dưới tán; Điều tra thể tích thân cây – Điều tra rừng; Tổng sinh khối của cây –
Tương quan sinh trưởng; Sản phẩm gỗ – mô hình sản phẩm gỗ; Đất và rác hữu cơ; Gỗ rác, vụn – thể
tích và sinh khối; Đo đếm rác hữu cơ và phân tích carbon.
+ Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển carbon – flux measurement
+ Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám – remote sensing to determine geographical
extent and change
+ Mô hình hóa – Modelling (Thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp trên)
Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ carbon trên mặt đất theo Brown (1997);
McKenzie và ctv, (2000); Snowdon và ctv (2002) chủ yếu dựa trên các nhân tố: mật độ sinh khối
rừng, các nhân tố điều tra rừng, điều tra thể tích, số liệu cây cá lẻ, vật liệu khai thác, công nghệ viễn
thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) [16]
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới – ICRAF (2007) đã phát triển các phương pháp dự báo

nhanh lượng carbon lưu giữ thông qua việc giám sát thay đổi sử dụng đất bằng phân tích ảnh viễn
thám, lập ô mẫu nghiên cứu sinh khối và ước lượng carbon tích lũy [4]
Các kỹ thuật phát triển sẽ loại bỏ nhu cầu đo đạc thực địa. Các hệ thống viễn thám có thể được
sử dụng để ước lượng các trữ lượng carbon bằng việc áp dụng các mối tương quan hình số lâm học
và số liệu đo thể tích cây, đường kính tán, và là các chỉ số quang phổ.
2.3. Thị trường carbon
Khái niệm rừng carbon (Carbon Forestry), đó là các khu rừng được xác định với mục tiêu điều
hòa và lưu giữ khí carbon phát thải từ công nghiệp. Khái niệm rừng carbon thường gắn với các
chương trình, dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần rừng, đang bảo vệ rừng. Họ là
những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, do đó cần có sự đề
bù, chi trả thích hợp, có như vậy mới vừa góp phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời
bảo vệ môi trường khí hậu bền vững trong tương lai, hay nói cách khác là hoạt động nhằm tích lũy
carbon dựa vào cộng đồng chỉ có thể thành công nếu như có một cơ chế cụ thể để duy trì và bảo vệ
carbon lưu trữ gắn với sinh kế của người dân sống gần rừng và đang sử dụng đất rừng.
Cơ chế trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, từ chương trình CDM và cho đến nay khái
niệm mới là REDD cũng mới ở bước phát triển khung khái niệm, tiếp cận và một số nơi đang được
thúc đẩy thử nghiệm. [4]



×