Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.95 KB, 106 trang )

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--------&--------





NGUYỄN MINH TRÍ






PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ
VIỆC LÀM CỦA NÔNG HỘ TRÊN CÁC CỤM DÂN CƯ
VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC










CẦN THƠ - 2009



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--------&--------




NGUYỄN MINH TRÍ




ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ
VIỆC LÀM CỦA NÔNG HỘ TRÊN CÁC CỤM DÂN CƯ
VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn
Mã số: 60 62 25



Người hướng hướng dẫn khoa học
TS. VÕ THỊ THANH LỘC



CẦN THƠ - 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
i
CHẤP NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA HỘI ĐỒNG


Luận văn thạc sĩ với đề tài “PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LAO
ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA NÔNG HỘ TRÊN CÁC CỤM DÂN CƯ VƯỢT LŨ
HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP” do học viên Nguyễn Minh Trí thực
hiện và báo cáo đã được Hội đồng chấm luận văn thông qua.






____________________________ ____________________________

………………… ………………………
Uỷ viên, Thư ký Uỷ viên






____________________________ ____________________________

.. …………………….. …………………………..
Phản biện 1 Phản biện 2




Cần Thơ, ngày tháng năm 2009



____________________________

……………………………
Chủ tịch Hội đồng



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ii
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

Tác giả





....………………………..


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm tạ:
- Tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long, trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn truyền đạt những kiến thức quý báu về
chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

- Nhóm sinh viên gồm: Võ Thị Kim Ngân, Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Thị Minh
Thư, Ngô Thị Như Hà, Trần Hoài Hận, Phan Thế Hữu, Huỳnh Quang Huy, Nguyễn Võ
Minh Tuấn, Nguyễn Võ Thanh Thanh, trường Đại học Đồng Tháp đã tham gia giúp đỡ
cũng như có những ý kiến đóng góp chân thành trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Vì kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực hiện nghiên cứu tương đối ngắn, chắc
chắn đề tài không tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý Thầy Cô, Bạn bè để sau này đề tài sẽ bổ sung chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn.

Nguyễn Minh Trí
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
TÓM LƯỢC
Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước quan tâm và
chăm lo đến cuộc sống của người dân nghèo vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long. Người nghèo
vùng ngập sâu và vùng sạt lở không phải thường xuyên di dời khi lũ lớn xảy ra, hạn chế thiệt hại
về người và tài sản. Tuy nhiên, lao động và việc làm trên cụm còn là vấn đề cần nghiên cứu và
giải quyết. Nghiên cứu được thực hiện tại bốn cụm dân cư của các xã: Tân Nghĩa, Ba Sao, Gáo
Giồng và Phương Thịnh thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đề tài phân tích và đánh giá lại
lao động và việc làm dựa trên khung nghiên cứu sinh kế bền vững. Ngoài ra, đề tài sử dụng các
công cụ PRA và phỏng vấn 100 hộ để thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá và phân tích.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, người nghèo vào cụm dân cư (CDC) thì việc làm thay đổi đáng
kể, hộ nghèo có khuynh hướng chuyển từ làm thuê nông nghiệp sang buôn bán và dịch vụ trên
cụm. Tuy nhiên, số hộ vẫn còn tham gia làm thuê nông nghiệp chiếm 72% đối với cụm dân cư
trung tâm (CDCTT) và 70% đối với cụm dân cư nông thôn (CDCNT). Tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trên cụm rất cao (67,74% CDCTT và 80,82% CDCNT) và lao động được hỗ trợ việc làm là
rất thấp (16,94% CDCTT và chỉ 9,51% CDCNT). Lao động trong cụm rất khó tiếp cận ngành
nghề vì trình độ học vấn thấp (78% số lao động mù chữ và cấp 1) và số người được học nghề
giản đơn, tiểu thủ công chỉ chiếm 2,70%. Thực tế, việc làm tìm được là do quan hệ quen biết với
chủ thuê mướn, từ các chợ và các cơ sở sản xuất sớm hình thành và mở rộng quy mô hoặc cơ hội
nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để tham gia lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu

lao động. Ngoài ra, lao động có thể mất việc làm do cơ giới hóa nông nghiệp, việc chuyển đổi
nghề chưa cho thấy hiệu quả với lao động trên cụm, lao động tham gia buôn bán nhỏ và dịch vụ
sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Do vậy, điều mà người dân trên cụm quan tâm là được
vay vốn ưu đãi, xây dựng, mở rộng chợ và được giới thiệu việc làm để ổn định cuộc sống, đảm
bảo gắn bó lâu dài trên cụm và có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ khoá: Cụm dân cư, Lao động, Việc làm, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
ABSTRACT
The construction of the residential cluster and dyke is an important policy of the Government of
Viet Nam. It looks after and cares about the life of the poor in the flooded areas in the Mekong
Delta. However, the labor and employment in the residential cluster (RC) are facing with
difficult issues. The research investigates the poor households in the four RCs of communes as
Cay Dong belongs to Ba Sao commune, Kinh 15 belongs to Gao Giong commune, Tan Nghia
commune and Phuong Thinh commune of Cao Lanh district, Dong Thap province. The research
analyzes and revaluates the situation labor and employment that base on Sustainable Livelihoods
Framework and 100 households’ interview by structured questionnaires.
The results show that although the employment of the poor households have changed
significantly, the numbers of agricultural rent household are still high 70% in the center
residential cluster (CRC) and 72% in the rural residential cluster (RRC) in practice. The ratio of
unemploymental labors is very significant (67,74% CRC and 80,82% RRC) and the ratio of labor
is supported about employment still very low (16,94% CRC and 9,51% RRC). Beside that, the
quality of human capital of labors in RC is very low (over 78% of the number of labors is
illiterate and primary), the number of labors are learnt handicraft only 2,70% of total labor in
RC. In practice, the opportunities of labors are found employment that will have to expect at
increasing relationship with owners, markets and facilities will be early establishment and scale
expansion. Although local goverment support to participate working another province and labor
export, the challenges that the labors in RC still have faced very significant when the workforce
participate agriculture could reduce time-working or even unemployment due to mechanization.

The labors participate small-scale trade and service will face a more competition. Therefore,
what the poor people interests and proposes are preferential loan and recommendable
employment for ensuring their stable jobs and livelihood sustainability.

Key words: Residential cluster, Labor, Employment, Cao Lanh, Dong Thap.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
MỤC LỤC
Chấp nhận luận văn ...................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................................ ii
Cảm tạ .......................................................................................................................... iii
Tóm lược ...................................................................................................................... iv
Abstract ........................................................................................................................ v
Mục lục ........................................................................................................................ vi
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................... vii
Danh Sách bảng ............................................................................................................ viii
Danh sách hình ............................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3. Các câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5 . Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................4
2.1. Tình hình bố trí các hộ nghèo vào ở trên CDC ....................................................... 4
2.2. Thực trạng đời sống người dân trên CDC .............................................................. 6
2.3. Thực trạng sinh kế của người dân trên CDC .......................................................... 9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................13

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 13
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 14
3.2.1. Phương pháp luận ............................................................................................... 14
3.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 14
3.2.1.2. Khung lý thuyết trong tiếp cận nghiên cứu ....................................................... 16
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
3.2.1.2.1. Khung sinh kế bền vững ................................................................................ 16
3.2.1.2.2. Các nguồn vốn sinh kế .................................................................................. 17
3.2.1.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn với sự tham gia người dân (PRA) .............. 18
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20
3.2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu................................................................. 19
3.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 26
3.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 27
3.2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................... 27
3.2..2.4.2. Phân tích khung sinh kế bền vững ................................................................ 27
3.2.2.4.3. Phương pháp SWOT ..................................................................................... 28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................29
4.1 Tình hình chung của các hộ trong mô hình điều tra ................................................. 29
4.1.1. Thông tin tổng quan về nông hộ .......................................................................................29
4.1.1.1. Thông tin đối tượng điều tra ..........................................................................................29
4.1.1.2. Đặc điểm của các thành viên trong nông hộ ...................................................................30
4.1.1.3. Tài sản của nông hộ ......................................................................................... 31
4.1.2. Thông tin về CDC ............................................................................................... 36
4.1.2.1 Tình hình xét duyệt vào ở trên các CDC ........................................................... 36
4.1.2.2. CSHT trên CDC ............................................................................................... 37
4.1.2.3. Quan điểm lãnh đạo địa phương về xây dựng CDC .......................................... 40
4.2. Tình hình dân cư và đời sống người dân trên CDC ................................................ 44
4.2.1. Kinh tế ................................................................................................................ 44

4.2.2. Xã hội ................................................................................................................. 49
4.2.3. Môi trường sống trên CDC ................................................................................. 52
4.3. Thực trạng về lao động và việc làm của nông hộ .................................................... 56
4.3.1. Thực trạng về lao động và việc làm trên CDC ..................................................... 56
4.3.2. Phân tích SWOT về lao động và việc làm của người dân trên CDC .................... 64
4.3.3. Phân tích các mối liên hệ ảnh hưởng đến việc làm của nông hộ .......................... 67
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
4.3.4. Quan điểm của lãnh đạo về việc làm và biện pháp giải quyết việc làm ................ 70
4.3.4.1. Quan điểm lãnh đạo địa phương về việc làm .................................................... 70
4.3.4.2. Quan điểm lãnh đạo địa phương về giải quyết việc làm cho nông hộ ............... 71
4.4. Phân tích sự chuyển biến các nguồn vốn của nông hộ ............................................ 72
4.4.1 Vốn con người ..................................................................................................... 72
4.4.2. Vốn tài chính ...................................................................................................... 73
4.4.3. Vốn xã hội .......................................................................................................... 75
4.4.4. Vốn tự nhiên ....................................................................................................... 76
4.4.5. Vốn vật lý ........................................................................................................... 78
4.5. Kiến nghị về việc làm của nông hộ ........................................................................ 81
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................84
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 84
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDC : Cụm dân cư
CTDC : Cụm tuyến dân cư

CDCNT : Cụm dân cư nông thôn
CDCTT : Cụm dân cư trung tâm
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
CSHT : Cơ sở hạ tầng
PRA : Participatory Rural Appraisal
KIP : Key Informant Panel
SWOT : Strength Weakness Opportunity Threat
UBND : Ủy ban nhân dân



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
viii
DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tiêu đề Trang
3.1 Các vốn sinh kế và chuyển hóa vốn 17
4.1 Thông tin chủ hộ trong mô hình điều tra 29
4.2 Số thành viên trong nông hộ phân theo ba nhóm tuổi 30
4.3 Số hộ có đất và diện tích đất của nông hộ trong mô hình điều tra 31
4.4 Thông tin về nhà ở của nông hộ 32
4.5 Quan điểm của nông hộ về điều kiện nhà ở trên CDC 33
4.6 Tỷ lệ hộ có tivi, điện thoại và xe gắn máy trên CDC 34
4.7 Số tiền và nguồn tiền dùng để xây nhà ở của nông hộ 35
4.8 Quan điểm của nông hộ về giá nền nhà trên CDC 36
4.9 Tình hình xét duyệt hộ dân vào ở trên bốn CDC điều tra 36
4.10 Tổng hợp các CSHT cơ bản xây dựng trên CDC 37
4.11 Mức độ chấp nhận về CSHT trên các CDC của người dân 39
4.12 Quan điểm lãnh đạo về tác động của CDC đến người dân nghèo 40
4.13 Quan điểm các nhà lãnh đạo về so sánh hai mô hình CDC 42

4.14 Quan điểm người dân về tiếp cận giáo dục 49
4.15 Quan điểm người dân về tiếp cận y tế 50
4.16 Quan điểm người dân về an ninh trật tự trên cụm 52
4.17 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt 55
4.18 Số lao động phân theo nhóm ba tuổi 57
4.19 Hình thức việc làm của lao động trong tuần điều tra 62
4.20 Thời gian làm việc phân theo hình thức công việc 63
4.21 Phân tích SWOT về lao động và việc làm của người dân trên cụm 64
4.22 Tổng hợp quan điểm của lãnh đạo về giải quyết việc làm 71
4.23 Tổng hợp các yếu tố về vốn con người của nông hộ ở hai thời điểm 72
4.24 Tổng hợp các yếu tố về vốn tài chính của nông hộ ở hai thời điểm 73
4.25 Tổng hợp các quan hệ xã hội của nông hộ ở hai thời điểm 75
4.26
Tổng hợp quan điểm của nông hộ về vốn vật lý ở hai thời điểm 79
4.27 Tổng hợp các kiến nghị về việc làm được quan tâm của nông hộ 81

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ix
DANH SÁCH HÌNH

Hình Tiêu đề Trang
3.1 Khung sinh kế bền vững 16
3.2 Vùng nghiên cứu 21
3.3 Địa điểm CDC điều tra 23
4.1 Tỷ lệ hộ có đất và không đất của nhóm hộ CDCTT 32
4.2 Tỷ lệ hộ có đất và không đất của nhóm hộ CDCNT 32
4.3 CSHT Chợ và Trạm cấp nước CDCTT Tân Nghĩa 40
4.4 CSHT Trường mẫu giáo CDCNT Cây Dông 40
4.5 Tỷ lệ hộ vay vốn và không vay vốn của nhóm hộ CDCTT 44
4.6 Tỷ lệ hộ vay vốn và không vay vốn của nhóm hộ CDCNT 44

4.7 Trung bình vốn vay của nhóm hộ CDCTT 45
4.8 Trung bình vốn vay của nhóm hộ CDCNT 45
4.9 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ CDCTT 46
4.10 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ CDCNT 46
4.11 Tỷ lệ hộ có thu nhập phụ của nhóm hộ CDCTT 47
4.12 Tỷ lệ hộ có thu nhập phụ của nhóm hộ CDCNT 47
4.13 Chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCTT 48
4.14 Chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCNT 48
4.15 Mức tăng chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCTT 49
4.16 Mức tăng chi phí sinh hoạt của nhóm hộ CDCNT 49
4.17 Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí nhóm hộ CDCTT 51
4.18 Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí nhóm hộ CDCNT 51
4.19 Tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt ở CDCTT Phương Thịnh 52
4.20 Tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt ở CDCNT Kinh 15 52
4.21 Tỷ lệ quan điểm hộ dân về tình trạng ô nhiễm nhóm hộ CDCTT 53
4.22 Tỷ lệ quan điểm hộ dân về tình trạng ô nhiễm nhóm hộ CDCNT 53
4.23 Tỷ lệ hộ trồng cây xanh trên cụm nhóm hộ CDCTT 54
4.24 Tỷ lệ hộ trồng cây xanh trên cụm nhóm hộ CDCNT 54
4.25 Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh trên cụm nhóm hộ CDCTT 55
4.26 Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh trên cụm nhóm hộ CDCTT 55
4.27 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động nhóm hộ CDCTT 56
4.28 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động nhóm hộ CDCNT 56
4.29 Tỷ lệ lao động phân theo giới nhóm hộ CDCTT 58
4.30 Tỷ lệ lao động phân theo giới nhóm hộ CDCNT 58
4.31 Trình độ học vấn của lao động nhóm hộ CDCTT 59
4.32 Trình độ học vấn của lao động nhóm hộ CDCNT 59
4.33 Tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm nhóm hộ CDCTT 60
4.34 Tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm nhóm hộ CDCNT 60
4.35 Tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động có việc làm nhóm hộ CDCTT 61
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix
4.36 Tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động có việc làm nhóm hộ CDCNT 61
4.37 Tỷ lệ chấp nhận việc làm của lao động nhóm hộ CDCTT 63
4.38 Tỷ lệ chấp nhận việc làm của lao động nhóm hộ CDCNT 63
4.39 Tỷ lệ hộ tiếp cận nguồn vốn tự nhiên ở hai thời điểm 77
4.40 Sự chuyển biến năm nguồn vốn của nông hộ ở hai thời điểm 80

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư (CTDC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước quan tâm và chăm lo đến cuộc sống của người dân nghèo vùng lũ Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL). Người dân nghèo vùng ngập sâu và vùng sạt lở không phải thường
xuyên di dời khi lũ lớn xảy ra, hạn chế thiệt hại về người và tài sản. CTDC được xây
dựng giúp hộ nghèo có nhà ở tốt hơn, an toàn hơn khi có mưa lũ xảy ra, đảm bảo được an
sinh xã hội cho người nghèo không chỉ trong dài hạn mà trước mắt người dân sẽ được thụ
hưởng các công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) trên CTDC như: điện, nước, đường, trường,
trạm,… ngoài ra, người nghèo nhận được sự quan tâm hơn từ phía Chính quyền địa
phương; điều kiện sống, làm việc và sản xuất cũng thuận lợi hơn; được tạo việc làm, học
nghề và mở rộng mối quan hệ xã hội;... CTDC đã từng bước giúp người dân nghèo vùng
lũ ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, người nghèo thật sự có cuộc sống
“an cư và lạc nghiệp” trên các CTDC ngay cả khi có lũ lớn. CTDC hình thành cũng góp
phần làm thay đổi vùng nông thôn, đưa cuộc sống người dân trong vùng dần phát triển
theo hướng văn minh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn.
Mô hình cụm dân cư (CDC) ở vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong
thời gian qua đã cho thấy hiệu quả, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội

trong vùng và đặc biệt là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nghèo. Riêng về vấn
đề lao động và việc làm, người dân tham gia vào các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập
và nâng cao đời sống; tiếp cận được giáo dục tốt hơn để nâng cao trình độ sản xuất; Nhà
nước quan tâm hơn về giải quyết việc làm cho người nghèo; người nghèo có cơ hội
chuyển đổi nghề nghiệp được mong đợi sẽ tốt hơn và cơ cấu lao động chuyển dịch; cầu
lao động sẽ thuận lợi hơn với một bộ phận người dân; hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để
sản xuất; năng suất lao động cũng có sự thay đổi và thời gian lao động sẽ gia tăng,...
Tuy nhiên, thực tế lao động và việc làm trên các CDC đang gặp nhiều khó khăn và thách
thức. Tình trạng thiếu việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động diễn ra, dẫn đến các
vấn đề cần phải giải quyết như: cải thiện nhu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống và nhất là vấn đề an ninh trật tự trên cụm. Chính sách hỗ trợ việc làm,
học và chuyển đổi nghề hiện nay không đáp ứng được nhu cầu lao động đang gia tăng và
chưa cho thấy nhiều hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng thất nghiệp trên cụm. Mặt
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2
khác, lao động trên CDC chủ yếu là lao động chân tay và có trình độ rất thấp, thiếu các tư
liệu sản xuất, đặc biệt là về đất đai và vốn. Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ hoạt động nông
nghiệp sang phi nông nghiệp tăng, nhưng thu nhập của nông hộ vẫn còn thấp. Vì vậy, đề
tài “Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các CDC
vượt lũ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” cần được thực hiện nhằm để làm cơ sở và các
căn cứ khoa học cung cấp thông tin cơ bản về thực trạng lao động và việc làm, khó khăn
và thách thức của lao động trên CDC, cũng như có những khuyến nghị giải quyết về lao
động và việc làm trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các CDC vượt lũ
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhằm làm cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề khó
khăn và thách thức mà lao động trên CDC gặp phải, góp phần xây dựng mô hình CDC
thật sự bền vững hơn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu tình hình dân cư và đời sống người dân trên các CDC.
• Đánh giá thực trạng, những thuận lợi và khó khăn về lao động và việc làm của
nông hộ khi đã vào CDC sinh sống.
• Phân tích sự chuyển biến về các nguồn vốn của nông hộ khi vào sống trên các
CDC, đặc biệt là vốn con người và các yếu tố liên hệ đến lao động và việc làm.
• Đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm xây dựng đời sống người dân ở các
CDC tốt hơn và bền vững hơn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, dưới đây là những câu hỏi mà đề tài nghiên cứu cần phải
trả lời:
(1) Tình hình dân cư và đời sống người dân trên các CDC đang diễn ra như thế nào?
(2) Thực trạng về lao động và việc làm của nông hộ khi vào CDC sinh sống?
(3) Sự chuyển biến về các nguồn vốn của nông hộ khi vào sống trên các CDC ra sao?
(4) Những khuyến nghị nào cần đề xuất nhằm xây dựng đời sống người dân ở các
CDC tốt hơn?

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3


1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nghèo ở bốn CDC vượt lũ của các xã: Tân
Nghĩa, Ba Sao, Gáo Giồng, Phương Thịnh thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đề
tài không chỉ đánh giá lại thực trạng lao động và việc làm của hộ nghèo mà còn phân tích
sự chuyển biến các nguồn vốn về mặt thời gian, đặc biệt là nguồn vốn con người.
1.5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và tài chính, nên đề tài chỉ phân tích và đánh giá thực trạng lao
động và việc làm của các hộ nghèo trên bốn CDC tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

và thời gian thực hiện 10 tháng (từ tháng 10/2008 đến 08/2009). Đề tài được thực hiện
dựa vào khung nghiên cứu sinh kế bền vững. Nội dung nghiên cứu chủ yếu bao gồm: tìm
hiểu tình hình dân cư và đời sống người dân khi đã vào CDC, đánh giá thực trạng lao
động và việc làm, phân tích sự chuyển biến các nguồn vốn của nông hộ ở hai thời điểm
trước và sau khi vào cụm và đề xuất các khuyến nghị phù hợp về lao động và việc làm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Mô hình CTDC được xây dựng trong vài năm trở lại đây, thực tế đã có các nghiên cứu về
CTDC xây dựng ở ĐBSCL. Nhưng chưa có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu chính thức về
lao động và việc làm hoàn thành. Số liệu của các đề tài liên quan chỉ mang tính chất đánh
giá tổng quát và chưa tập trung phân tích sâu về thực trạng lao động và việc làm trên các
CDC.
2.1. Tình hình bố trí các hộ nghèo vào ở trên CDC
Vùng ĐBSCL thường chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm, nhà ở của hộ nghèo hầu hết là
nhà tạm (trên 55%, riêng vùng sâu chiếm 90%) và được xây dựng rải rác theo khu vực
canh tác không theo quy hoạch cho nên không an toàn trong mùa lũ. Hệ thống CSHT
như: trường học, trạm xá, đường,… không đảm bảo hoạt động bình thường trong mùa lũ.
Vì vậy, những đợt lũ lớn và kéo dài thường làm mất ổn định đời sống của người dân và
gây thiệt hại lớn về người và của đặc biệt là nhà ở. Giải quyết nhà ở cho người dân vùng
lũ ĐBSCL là một trong những vấn đề xã hội quan trọng được Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm và được cụ thể quá bằng Quyết định số 1548/QĐ-TTg ngày 5 tháng 12 năm
2001 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, các tỉnh vùng lũ ĐBSCL được đầu tư xây dựng
rất nhiều CTDC với mong muốn ổn định cuộc sống, hạn chế thiệt hại về người và tài sản
của người dân do lũ lụt hàng năm gây ra. CTDC là những điểm dân cư nông thôn được
đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bảo đảm yêu cầu sinh sống an toàn ổn
định của các hộ dân cư. Chính quyền địa phương tổ chức, quản lý CTDC và cụ thể hoá
các chính sách nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, bảo đảm an toàn tính mạng,

bảo vệ môi trường, thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá, văn minh của cộng đồng
dân cư.
Qua thực tế cho thấy, tiến độ xây dựng CTDC ở ĐBSCL vẫn còn chậm so với kế hoạch.
Số lượng các CTDC đã và đang triển khai thi công ở các tỉnh ĐBSCL (2007) là 796
CTDC và đã bố trí hơn 125.084 hộ vào sống ổn định tại các cụm, tuyến hoàn thành.
Riêng ở Đồng Tháp, đã hoàn thành 204/205 CTDC đạt 98% bao gồm 127 cụm và 77
tuyến (103 CTDC trung tâm và 101 CTDC nông thôn) trên diện tích 1.043 ha của 11
huyện, thị xã và thành phố với số nền quy hoạch 48.143 nền. Tổng số hộ đăng ký xét
duyệt 40.838 hộ, bước đầu đã giúp cho 37.647 hộ dân ổn định được chỗ ở. Trong đó,
29.850 hộ là đối tượng nghèo và chính sách, 1.908 hộ tái định cư và 5.889 hộ buôn bán.
Các hộ vào ở CTDC đều đã xây dựng nhà ở và hơn 17.972 căn nhà được xây dựng bằng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5
vốn vay ưu đãi. Đối với huyện Cao Lãnh, số CTDC là 21 CTDC (20 cụm, 1 tuyến) gồm
12 CTDC trung tâm và 9 CTDC nông thôn, số nền quy hoạch 5.072 nền, số hộ đã vào ở
là 4.125 hộ (81,33%). Trong đó, đối tượng chủ yếu là hộ nghèo và chính sách chiếm
72,10%, những hộ còn lại gồm tái định cư và mua nền sinh lợi chiếm 27,90%. (Sở Xây
dựng tỉnh Đồng Tháp 2008)
Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định của người dân vào CTDC cư trú là có được nhà
ở ổn định, cuộc sống đảm bảo an toàn, CSHT hoàn thiện, tránh lũ và cải thiện đời sống.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để khuyến khích người dân vào CTDC là
nhà ở ổn định. Bên cạnh đó, phương thức cho vay ưu đãi mua nền và xây dựng nhà ở trả
chậm giúp cho người dân nghèo an tâm hơn về chỗ ở trên cụm. Ngoài nhà ở ổn định,
người nghèo còn được tiếp cận nguồn điện cho sinh hoạt, nước sạch để sử dụng, đường đi
lại thuận tiện, tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục dễ dàng,... So với trước khi vào cụm,
điều kiện sống của người dân ổn định hơn rất nhiều, người dân không còn cảnh tránh lũ
vất vã hàng năm, quan trọng là tính mạng của trẻ em được đảm bảo. CTDC đã cho thấy
hiệu quả và phù hợp với thực tiễn vùng ngập lũ ĐBSCL. Chương trình CTDC được
người dân nghèo quan tâm và các nhà lãnh đạo địa phương đánh giá rất cao. (P. X. Phú

2006)
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân nghèo vào ở trên các CTDC chưa đạt yêu cầu đặt ra. Toàn vùng
ĐBSCL đã bố trí được 125.084 hộ (84%) thuộc đối tượng hộ nghèo vào CTDC. Trong
đó, tỉnh Hậu Giang có số hộ dân vào ở nhiều nhất 99,4%; thấp nhất tỉnh Long An 33,2%
và Đồng Tháp là 93,6%. Tính đến 10/2008, ĐBSCL đã tôn nền 742 CTDC (đạt 99,6% kế
hoạch đề ra), đường giao thông nội bộ thực hiện trên 82%, hệ thống thoát nước 79%, cấp
nước 81%, cấp điện sinh hoạt được 84%. Tại tỉnh Đồng Tháp, CSHT của các CTDC vẫn
chưa hoàn thành và theo đánh giá thì việc xây dựng CSHT thiết yếu mới đạt khoảng 70%.
Trong đó, xây dựng hệ thống thoát nước 67%, cấp nước 69%, hệ thống điện đạt 94,6%,
cơ bản hoàn thành các trạm y tế, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng trên các CDCTT
xã,…Vào giai đoạn 2 (2008 - 2012), Tỉnh cơ bản hoàn thành việc điều tra, khảo sát nhu
cầu chỗ ở, lập danh mục đầu tư và vốn, xây dựng thêm 48 CTDC với tổng diện tích 391
ha, bố trí thêm 18.100 hộ nghèo và hộ sống vùng sạt lở chưa đủ chỗ bố trí ở giai đoạn 1.
(Sở Xây dựng Đồng Tháp 2008)
Cũng theo Phạm Xuân Phú (2006), nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định không vào ở
trên CTDC có bốn nguyên nhân chủ yếu sau: cơ hội việc làm bị giới hạn, tốn nhiều tiền
hơn trong sinh hoạt, môi trường sống ngày một ô nhiễm, CSHT chưa hoàn thiện và kết
cấu nhà kém chất lượng. Trong đó, thiếu việc làm trên cụm là nguyên nhân quan trọng
nhất làm cản trở tiến độ bố trí dân vào ở theo kế hoạch. Ngoài ra, tốn chi phí nhiều hơn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

6
trong sinh hoạt cũng được người dân cân nhắc khi lên CTDC. CSHT trên các CTDC xây
dựng còn chậm và để có được căn nhà, người dân phải bỏ ra ít nhất là 15 triệu đồng
nhưng chất lượng của khung nhà dự ứng lực lại rất thấp. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi
trường do rác thải sinh hoạt ngày càng tăng. Một nguyên nhân quan trọng khác về phía
Chính quyền địa phương thì việc tổ chức việc làm và hướng dẫn cách làm ăn cho hộ
nghèo trên cụm chưa được quan tâm.
2.2. Thực trạng đời sống người dân trên CDC
Theo Phạm Kim Yên (2007), người dân bước đầu đã làm quen với môi trường sống và

hưởng lợi từ các CTDC như: sự thiệt hại về người và tài sản đã được hạn chế thấp nhất;
Chính quyền địa phương đã chủ động bố trí dân cư sống ổn định tránh lũ, khắc phục tình
trạng di dời khẩn cấp trong mùa lũ; người dân tiếp cận các CSHT thiết yếu, nhà ở được
xây dựng mới, vững chắc giúp người dân sinh sống ổn định và an toàn; chất lượng cuộc
sống người dân được nâng cao, nhất là nhu cầu sinh hoạt, học hành, y tế, văn hóa được
đảm bảo và thuận lợi. Đặc biệt là công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm được quan
tâm và người dân có điều kiện thuận lợi để cải thiện sinh kế từ vốn vay ưu đãi. Ngoài ra,
hình thành mô hình CTDC trong vùng lũ sẽ tạo sự đổi mới cho khu vực nông thôn. Quy
hoạch và xây dựng các CDC kết hợp với trung tâm xã đã tạo tiền đề thuận lợi đô thị hóa,
phát triển các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Chương trình CTDC còn có ý
nghĩa to lớn làm thay đổi tập quán sống của đại bộ phận dân nghèo vùng lũ.
Tập quán sinh hoạt của người dân đã dần thay đổi ngay sau khi lên cụm. Trước khi vào
cụm, 77% ý kiến cho rằng họ thích có cuộc sống yên tĩnh, rộng rãi và sau khi vào cụm đã
giảm còn 33% ý kiến. Trước khi vào ở, người dân thường sống rải rác, tập quán thích
sống rộng rãi đã hình thành từ lâu nên khi lên cụm do tập trung dân số với nên mật độ cao
nên cuộc sống đã trở nên đông đúc, ồn ào hơn trước. Trong quá trình hoạt động sinh kế,
người dân đã dần thích ứng với cuộc sống phức tạp hơn (tăng từ 23% lên 63% ý kiến), sự
chuyển biến này cho thấy dấu hiệu đã tích cực hơn. Tập quán chăn nuôi, trồng trọt có
khuynh hướng tăng từ 20% lên 23%, do số hộ vào cụm được vay vốn nhiều hơn. Tâm lý
ỷ lại vào việc cứu trợ mùa lũ đã giảm đáng kể từ 30% xuống chỉ còn 7%, vào cụm không
còn bị cảnh ngập lụt hàng năm nên ít gặp khó khăn như trước kia. Mối quan hệ chòm
xóm, có sự thay đổi nhưng không lớn 90% ý kiến cho rằng họ có mối quan hệ xóm làng
tốt so với sau khi vào ở là 86% ý kiến, do mới bắt đầu cư trú trên cụm và cuộc sống trong
cụm có vẻ là thành thị hơn nên không còn quan hệ thân mật như trước. (P. A. Dũng 2005)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7
Cũng theo Đỗ Văn Xê (2008) thì đã có sự thay đổi rất đáng kể về đất canh tác và việc làm
của người dân sau khi lên cụm cư trú. Trong 281 hộ điều tra có 68 hộ (chiếm 24,2%) có

đất sản xuất nông nghiệp trước khi đến CTDC. Sau khi đến định cư tại CTDC có 17 hộ
đã bán hết đất sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ tại CTDC có đất sản xuất là 18,1%, giảm
6% so với trước khi vào CTDC. Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ dân cư trước khi
vào CTDC là 0,47 ha, sau khi vào CTDC là 0,33 ha, giảm 0,14 ha. Bên cạnh đó, trước
khi vào CTDC có 54% số hộ có diện tích đất sản xuất hơn 0,4 ha (4.000 m
2
), sau khi vào
CTDC chỉ có 21,5% số hộ có quy mô này (bảng 1). Như vậy, sau khi vào CTDC số hộ có
đất sản xuất giảm và quy mô đất sản xuất cũng giảm do một số hộ đã bán một phần hoặc
bán toàn bộ đất sản xuất của mình do các nguyên nhân như thiếu nợ nần (68%), chuyển
đổi nghề nghiệp (33%), thiếu vốn sản xuất (11%), thiếu lao động (9%), khác (13%).
Vấn đề canh tác đất nông nghiệp đối với một số hộ có đất, thì nguồn thu nhập từ nông
nghiệp chiếm một tỷ lệ đáng kể, có trên 40% số hộ vào cụm đều có đất nông nghiệp và
trung bình 0,8 - 1,7 ha/hộ, cự ly bình quân đến đất nông nghiệp trong khoảng 1 - 2 km,
thu nhập nông nghiệp phụ thuộc vào tình hình quỹ đất, trung bình thu nhập của nông hộ
trên cụm 9 - 27 triệu đồng/hộ. Sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố quan
trọng ban đầu, một mặt tạo thu nhập cơ bản cho các hộ trong khi chờ đợi phát triển công
thương nghiệp trên cụm, Mặt khác là giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tham gia
sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, dịch vụ phi nông nghiệp sẽ là tác nhân quan trọng nhất
quyết định sự phát triển lâu dài của các cụm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn. Nhóm hộ có thu nhập cao ở các cụm trung tâm là khoảng 28,6 - 34,4 triệu
đồng/hộ, thì thu nhập phi nông nghiệp chiếm 3/4 - 4/5 tổng thu nhập. (B. Đ. Tuấn 2004)
Khi hộ dân vào ở tại các CTDC thì điều kiện môi sinh sẽ bị hạn chế rất nhiều. Nhà ở
được xây dựng tương đối hẹp. Bình quân mỗi hộ gia đình có 5 người (theo điều tra) với
diện tích nhà ở 32 m
2
thì bình quân mỗi người có 6,4 m
2
là tương đối hẹp đối với người
dân ở nông thôn. Bên cạnh đó, với số tiền 7 triệu nên căn nhà được bàn giao cho dân qua

đơn sơ, chỉ có 6 cột betong và 2 máy tole. Do vậy, để ở được người dân phải tự chi thêm
2 đến 3 triệu đồng để lắp cửa, làm nền và xây tường bao nhưng đối với người dân nghèo
thì số tiền này quá lớn nên nhiều hộ gặp khó khăn về vấn đề này. Vấn đề môi trường tại
CTDC cũng đáng lo ngại, mặc dù trong chính sách xây nhà ở trong CTDC cho dân là có
xây hầm cầu tự hoại nhưng hầu hết các hầm cầu đều không sử dụng được nếu không tu
bổ thêm. Để sử dụng được tốt, người dân cần chi thêm khoảng 0,8 - 1,0 triệu đồng, nhiều
dân nghèo không có tiền chi nên đành phải đóng nấp hầm cầu. Không có hầm cầu cá
nhân trong nhà hay công cộng trong một khu dân cư tập trung đông đúc thì chuyện ô
nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Tình trạng nuôi gia súc, gia cầm trong CTDC
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

8
đã gây ô nhiễm môi sinh. Kết quả khảo sát 281 hộ dân tại 28 CTDC thì đến 130 hộ có
nuôi gia súc, gia cầm trong CTDC. Bên cạnh đó, hầu hết các CTDC đều thiếu quy hoạch
khu vực tập trung và xử lý rác, tình trạng quăng rác bừa bãi đều xảy ra tại hầu hết các
CTDC. Cơ sở hạ tầng thiết yếu còn hạn chế bao gồm: giao thông nội bộ, hệ thống cung
cấp điện, cấp nước sinh hoạt, thoát nước và các công trình đảm bảo vệ sinh môi trường
trong CTDC tại hầu hết các CTDC đều chưa hoàn chỉnh hoặc kém chất chất lượng. Đặc
biệt là hệ thống thoát nước thoát chậm và nghẹt thường xuyên. (Đ. V. Xê 2008)
Theo Bùi Đắc Tuấn (2004), người dân có nhiều nhận định khác nhau về điều kiện cư trú
trên cụm, đặc biệt là về tình trạng nhà ở trên CDC. Nhóm có thu nhập khá (85-95%) cho
rằng nhà ở là chật, trong khi nhóm hộ có thu nhập từ thấp đến trung bình (65-95%) cho
rằng nhà ở là vừa đủ. Tuy nhiên, hầu hết người dân trong cụm đều cho rằng điều kiện cư
trú bằng hoặc tốt hơn nơi cư trú cũ. Những thuận lợi của nơi cư trú mới được nhắc đến
nhiều nhất gồm: điều kiện nhà ở không ngập, CSHT tập trung, gần chợ, trường và những
bất thuận lợi người dân quan tâm nhiều là vấn đề môi trường và sinh kế. Đa số hộ điều tra
quyết định tiếp tục cư trú trên cụm chiếm từ 75 đến 100%. Để đảm bảo cuộc sống gắn bó
lâu dài trên cụm, các vấn đề mà người dân quan tâm như: xây dựng bãi rác, trồng cây
xanh, xây dựng các CSHT phúc lợi hiện chưa có tại cụm (trường học, trạm y tế, nhà văn
hóa), xây dựng và cải thiện các CSHT cơ bản theo thứ tự là nước sạch, hệ thống thoát

nước, nhà ở và bưu cục nhưng trước mắt là cải thiện sinh kế trên CDC bằng việc tạo thêm
việc làm cho người dân nghèo.
So với hộ nghèo ngoài cụm thì người dân vào cụm sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Vay vốn
với lãi suất thấp là ưu điểm nổi bật đối với hộ nghèo sau khi lên cụm, trong quá trình vay
sẽ được các cán bộ xã chỉ dẫn cách làm ăn và định kỳ kiểm tra hàng tháng công việc làm
ăn, sao cho đạt hiệu quả. Nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ
quốc gia giải quyết việc làm với lãi suất thấp 0,3 – 0,4 %/tháng. Nhà ở của người dân an
toàn, giúp cuộc sống của các hộ nghèo dần đi vào ổn định, vào mùa lũ không còn cảnh di
dời vất vã. Chính quyền thường xuyên tổ chức thăm hỏi và dựa trên những khó khăn mà
định hướng giải quyết. Hỗ trợ việc làm thông qua hội phụ nữ, cán bộ xoá đói giảm nghèo
của xã, huyện và kết hợp một số dự án cho vay vốn chăn nuôi bò, nuôi heo, vay mua bán
nhỏ của phụ nữ. Ngoài ra, một số hộ nghèo còn nhận được sự hỗ trợ trong tổ chức sản
xuất đê bao khép kín 3 vụ, giúp đỡ câu lưới, xuồng, lọp vào mùa nước lũ. Tuy nhiên, vào
CDC thì người dân không tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Trong đó, môi trường
sống ô nhiễm hơn do trong sinh hoạt các hộ dân thường có thói quen xả rác bừa bãi và
vấn nạn thiếu việc làm luôn đeo đuổi cuộc sống của họ. (P. A. Dũng 2005)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

9
Hộ nghèo và lao động sống ở CTDC thì hoạt động làm thuê nông nghiệp và phi nông
nghiệp là nguồn thu nhập chính. Việc làm theo mùa vụ là rất đáng kể và thường thu nhập
trong năm không đủ dư để tích lũy tiền thoát nghèo. Sự gia tăng quá mức nguồn cung lao
động trên một khu vực nhỏ đã dẫn đến giá thuê mướn thấp và bình quân thu nhập của
người dân giảm khoảng 17.000 đồng/tháng. Trong khi trung bình chi tiêu của họ đã tăng
lên 30.000 đồng/tháng. Khi di chuyển vào CTDC, cơ hội việc làm của người dân giảm đi
rất rõ do họ mất cơ hội làm thuê nông nghiệp từ những người láng giềng cũ. Ngoài ra,
cạnh tranh về việc làm với những hộ tái định cư là một trong những yếu tố dẫn đến giảm
tiền công thuê mướn thậm chí là tình trạng không việc làm. Hơn nữa, ở CTDC tốn chi phí
nhiều hơn so với trước kia như: tiếp cận các dịch vụ, mua các vật dụng cần thiết và hoạt

động giải trí (phim, nước uống, bài bạc và số đề). (P. X. Phú 2004)
Cũng theo Đào Công Tiến (2004), người dân vào sinh sống tập trung tại các CTDC xây
dựng hoàn chỉnh thì có cơ hội hơn để nâng cao đời sống như: có điện, nước, đường đi lại,
trường học,... Nhưng người dân nghèo phải cạnh tranh nhau về việc làm, khi một lực
lượng lớn lao động được tập trung trên một khu vực nhỏ. Thực tế, mối quan tâm về lao
động và việc làm không phải là vấn đề mới phát hiện. Tuy vậy, giải pháp khắc phục và
điều chỉnh bằng các Chương trình hỗ trợ việc làm, tạo thêm nghề mới, xây dựng các mô
hình sản xuất trong mùa lũ dành cho người nghèo trên CTDC là không đáng kể. Các
Chương trình giải quyết việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu lao động ngày càng tăng
trên CTDC. Ngoài ra, tình trạng không đất của đa số bộ phận là dân nghèo, người nghèo
không đủ vốn để tổ chức sản xuất, nguồn thu nhập chủ yếu là từ làm thuê, nên thu nhập
thấp, tỷ lệ thời gian nông nhàn cao, đặc biệt là trong mùa lũ.
2.3. Thực trạng sinh kế của người dân trên CDC
Theo Phạm Xuân Phú (2006), đã có sự khác biệt về việc làm của người dân trước và sau
khi vào cụm cư trú. Số lượng việc làm và thời gian làm việc đã giảm đi đáng kể. Người
dân sống trên CTDC đã mất một phần công việc so với trước như: phun thuốc trừ sâu
thuê, làm đất thuê và thu hoạch lúa, đậu. Ngoài ra, các công việc khác như: đánh bắt cá tự
nhiên, việc trồng rau củ cải thiện cuộc sống đem lại cho họ rất ít thời gian. Ở CTDC,
người dân làm những công việc mà hiếm khi làm trước kia như: buôn bán nhỏ hay làm
dịch vụ. Cấu trúc việc làm đã thay đổi đáng kể và làm thay đổi thu nhập chính của nông
hộ trên cụm, thu nhập phi nông nghiệp đang dần thay thế thu nhập từ các hoạt động nông
nghiệp. Trước khi lên cụm, nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp và các
hoạt động làm thuê nông nghiệp chiếm đến 88% và hoạt động phi nông nghiệp chỉ chiếm
12%. Nhưng sau khi vào cụm, thu nhập từ nông nghiệp đã giảm còn 43% và hoạt động
phi nông nghiệp gia tăng lên 57% tổng thu nhập nông hộ.

×