Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh ở một số trường THPT tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.88 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Ngọc Thƣơng

KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÖC
CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG
THPT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC THƢƠNG

KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÖC CỦA
HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG THPT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ THU MAI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011




2

LỜI CẢM ƠN
Bốn năm trên giảng đường đại học và gần ba năm của chương trình sau đại học,
tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì được học tập, nghiên cứu khoa học ở ngôi trường thân
yêu: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không thể nào quên sự chỉ bảo tận
tình khơi dậy tình yêu nghề, học tập, cống hiến, tình cảm yêu thương, quan tâm của
Quý Thầy Cô của Trường nói chung và đặc biệt là Khoa Tâm lý Giáo dục nói riêng.
Tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể Quý Thầy Cô.
Đặc biệt nhất, tôi xin gửi lời cám ơn, tình cảm quý trọng, chân thành đến Tiến sĩ
Trần Thị Thu Mai. Sự hướng dẫn tận tình và tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc
là điều mà tôi may mắn được nhận từ Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai trong suốt thời gian
học tập tại trường và nhất là trong khi thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi rất hạnh phúc và muốn nói lời cám ơn, yêu thương nhất gửi đến Ba – Mẹ, và
những người thân yêu, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên tinh thần của tôi, giúp đỡ
tôi trên bước đường học tập.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn và lời chúc tốt đẹp đến các thầy cô giáo, các
bạn học sinh ở các trường trung học phổ thông: Hoàng Hoa Thám, Trần Phú, Hòa Bình,
Đăng Khoa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, một lần nữa, tôi xin trân trọng kính gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý
thầy cô trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011


3

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh ở một số trường trung học

phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” chính là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành
Tâm lí học của tôi tại trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này được khảo sát và nghiên cứu một cách
khoa học, khách quan và chưa từng thuộc bất kì tác giả nào trước đó.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Người thực hiện
Lê Thị Ngọc Thương


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

………………………….11

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG
KIỂM SOÁT CẢM XÖC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

……….…………………16

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới về kiểm soát
cảm xúc
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam về kiểm soát
cảm xúc
1.2 Trí tuệ cảm xúc
1.2.1 Khái niệm trí tuệ cảm xúc theo kiểu thuần năng
lực tâm thần

1.2.2 Khái niệm trí tuệ cảm xúc kiểu hỗn hợp
1.2.3 Mô hình trí tuệ cảm xúc
1.3 Khả năng kiểm soát cảm xúc
1.3.1 Cảm xúc
1.3.2 Khái niệm khả năng kiểm soát cảm xúc
1.3.3 Các cơ chế phòng vệ tâm lý
1.3.4 Các mặt biểu hiện của khả năng kiểm soát một
số cảm xúc
1.4 Đặc điểm của lứa tuổi học sinh THPT
1.4.1 Những đặc điểm về nhận thức, trí tuệ
1.4.2 Đặc điểm họa động học tập của học sinh trung
học phổ thông
1.4.3 Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ
thông
1.4.4 Đặc điểm khả năng kiểm soát cảm xúc của học
sinh trung học phổ thông
1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng kiểm
soát cảm xúc
1.5.1 Những yếu tố thuộc về gia đình
1.5.2 Những yếu tố thuộc về nhà trường
1.5.3 Những yếu tố thuộc về xã hội
1.5.4 Những yếu tố thuộc về cá nhân
1.6 Biện pháp nâng cao khả năng kiểm soát cảm
xúc cho học sinh trung học phổ thông
Tiểu kết chương
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG KIỂM
SOÁT CẢM XÖC CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI

…...……………………16

…..………………………16
…...……………………20
….………………………22
….………………………22
..…………………………23
..…………………………25
…………………………31
…………………………31
…………………………37
…………………………43
…………………………45
…………………………51
…………………………51
…………………………53
…………………………54
…………………………55
….………………………56
…………………………56
…………………………57
…………………………58
…………………………58
…………………………59
…………………………65
………………………….66


5

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.2 Kết quả nghiên cứu
2.2.1 Khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh
THPT tại Tp.HCM
2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả
năng kiểm soát cảm xúc của học sinh một số trường
THPT tại Tp.HCM
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3 BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG NHẰM
NÂNG CAO KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM
XÖC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP.HCM
3.1 Tổ chức nghiên cứu biện pháp
3.2 Một số biện pháp thực nghiệm
3.3 Kết quả thực nghiệm
Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC
GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

………………………….66
………………………….70
…………………………70
…………………………105
…………………………109
…………………………110

…………………………110
…………………………115

……………………….115
…………………………132
…………………………133
…………………………137
…………………………138


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐHSP

Đại học Sư phạm

2. THPT

Trung học phổ thông

4. NTN

Người thực nghiệm

5. HS

Học sinh

6. STT

Số thứ tự


7. Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký Tên bảng
Trang
hiệu
Bảng Phân chia điểm trung
69
2.1 bình theo mức độ từ thấp
đến cao


hiệu
Bảng
2.24

Tên bảng

Bảng Thống kê mẫu khảo sát
2.2

70

Bảng
2.25


So sánh điểm trung bình
từng nhóm biện pháp
giải tỏa cảm xúc xấu hổ

93

Bảng Tỉ lệ phần trăm từ thấp
2.3 đến cao học sinh có các
mức độ kiểm soát từng
cảm xúc

72

Bảng
2.26

So sánh điểm trung bình
từng nhóm biện pháp
giải tỏa cảm xúc sợ hãi

95

Bảng Bảng so sánh khả năng
2.4 kiểm soát từng cảm xúc

72

Bảng
2.27


So sánh điểm trung bì
của khả năng kiểm soát
cảm xúc của người khác

97

Bảng So sánh điểm trung bình
2.5 giữa các nhóm biểu hiện
của khả năng kiểm soát
cảm xúc giận dữ

73

Bảng
2.28

So sánh sự khác biệt
giữa các trường về khả
năng kiểm soát cảm xúc
giận dữ

99

Bảng So sánh điểm trung bình
2.6 giữa các biểu hiện của
nhóm hành vi trực tiếp
hoặc gián tiếp công kích
của cảm xúc giận dữ


74

Bảng
2.29

So sánh sự khác biệt
giữa các trường về khả
năng kiểm soát cảm xúc
xấu hổ

100

Bảng So sánh điểm trung bình
2.7 giữa các biểu hiện của
nhóm hành vi dịch
chuyển sự công kích của
cảm xúc giận dữ

75

Bảng
2.30

So sánh sự khác biệt
giữa các trường về khả
năng kiểm soát cảm xúc
sợ hãi

100


Bảng So sánh điểm trung bình
2.8 giữa các biểu hiện của
nhóm tổ chức mô và cơ

75

Bảng
2.31

So sánh sự khác biệt
giữa các học sinh ở bốn
trường về khả năng

101

So sánh điểm trung bình
từng nhóm biện pháp
giải tỏa cảm xúc giận dữ

Tran
g
91


8

quan nội tiết của cơ thể
của cảm xúc giận dữ
Bảng So sánh điểm trung bình
2.9 giữa các biểu hiện của

nhóm giọng nói của cảm
xúc giận dữ.

kiểm soát cả ba cảm xúc
76

Bảng
2.32

So sánh sự khác biệt về
khả năng kiểm soát cảm
xúc cả ba cảm xúc theo
các khối, giới, hệ học

101

Bảng So sánh điểm trung bình
2.10 giữa các biểu hiện của
nhóm sự đáp trả không
mang tính công kích của
cảm xúc giận dữ

78

Bảng
2.33

So sánh sự khác biệt về
khả năng kiểm soát cảm
xúc cảm xúc giận dữ

theo các khối, giới, hệ
học

103

Bảng So sánh điểm trung bình
2.11 giữa các nhóm biểu hiện
của khả năng kiểm soát
cảm xúc xấu hổ.

79

Bảng
2.34

So sánh sự khác biệt về
khả năng kiểm soát cảm
xúc xấu hổ theo các
khối, giới, hệ học

103

Bảng So sánh điểm trung bình
2.12 giữa các biểu hiện của
nhóm hành vi trực tiếp
hay gián tiếp công kích
của cảm xúc xấu hổ

80


Bảng
2.35

So sánh sự khác biệt về 105
khả năng kiểm soát cảm
xúc sợ hãi theo các khối,
giới, hệ học

Bảng So sánh điểm trung bình
2.13 giữa các biểu hiện của
nhóm hành vi dịch
chuyển sự công kích của
cảm xúc xấu hổ

81

Bảng
2.36

Mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đến khả năng
kiểm soát cảm xúc của
học sinh một số trường
THPT tại TPHCM

107

Bảng So sánh điểm trung bình
2.14 giữa các biểu hiện của
nhóm tổ chức mô và cơ

quan nội tiết của cảm
xúc xấu hổ.

82

Bảng
3.1

Nhật ký miêu tả về tâm
trạng hàng ngày

113

Bảng So sánh điểm trung bình
2.15 giữa các biểu hiện của
nhóm biểu hiện của
giọng nói của cảm xúc
xấu hổ

82

Bảng
3.2

Phiếu ghi nhớ cảm xúc

113


9


Bảng So sánh điểm trung bình
2.16 giữa các biểu hiện của
nhóm đáp trả không
mang tính công kích của
cảm xúc xấu hổ

83

Bảng
3.3

So sánh kết quả
trước và sau khi thực
nghiệm

115

Bảng So sánh điểm trung bình
2.17 giữa các biểu hiện của
nhóm biểu hiện của khả
năng kiểm soát cảm xúc
sợ hãi

84

Bảng
3.4

Mô tả về học sinh tham

gia thử nghiệm

116

Bảng So sánh điểm trung bình
2.18 giữa các biểu hiện của
nhóm hành vi trực tiếp
hoặc gián tiếp công kích
của cảm xúc sợ hãi
Bảng So sánh điểm trung bình
2.19 giữa các biểu hiện của
nhóm hành vi dịch
chuyển sự công kích của
cảm xúc sợ hãi.
Bảng So sánh điểm trung bình
2.20 giữa các biểu hiện của
nhóm chức mô và cơ
quan nội tiết của cơ thể
của cảm xúc sợ hãi
Bảng So sánh điểm trung bình
2.21 giữa các biểu hiện của
nhóm giọng nói của cảm
xúc sợ hãi.
Bảng So sánh điểm trung bình
2.22 giữa các biểu hiện của
nhóm biểu hiện đáp trả
không mang tính công
kích của cảm xúc sợ hãi
Bảng So sánh điểm trung bình
2.23 giữa biện pháp các biện

pháp mà học sinh sử
dụng để giải tỏa từng
cảm xúc

85

Bảng
3.5

Khả năng kiểm
soát cảm xúc giận dữ
của từng học sinh

117

86

Bảng
3.6

Tóm tắt một số trả lời
của học sinh về nội
dung liên quan đến cảm
xúc giận dữ

117

87

Bảng

3.7

Phân tích suy nghĩ tự
động của học sinh M.T

123

87

Bảng
3.8

Phiếu ghi nhớ cảm
xúc hàng ngày

124

88

Bảng
3.9

Phiếu ghi nhớ cảm
xúc hàng ngày ở phiên
thứ tư

128

90



10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Ký hiệu
Tên hình
1 Hình 2.1 Biểu đồ phân bố các điểm trung bình ứng với mức
độ kiểm soát cảm xúc của học sinh một số trường
THPT tại Tp. HCM

Trang
70


11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tác động mạnh mẽ
đến hiệu quả công việc, học tập, khả năng sáng tạo của con người. Thật vậy, có vô
vàn những tình huống dẫn đến hàng loạt cảm xúc nảy sinh. Đó là, chúng ta có lúc
vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, xấu hổ,… Khi cảm xúc xuất hiện, những hành vi, thái độ
phát sinh ngay tức thì. Và dễ thấy là đôi khi chúng ta lại “nóng giận mất khôn” dẫn
đến đánh mất bản thân mình. Hay những hậu quả có thể là ân hận, hối tiếc, sai lầm,
thất bại,… Thế nên, kiểm soát cảm xúc sao cho thật hợp lý nhằm giúp cuộc sống của
con người cân bằng, hài hòa hơn là điều mà thật sự nhiều người rất mong muốn. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là cảm xúc của chúng ta đang ở mức nào? Chúng ta có thật sự
kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân chưa?
Kiểm soát cảm xúc không đơn thuần là kiểm soát hành vi và thái độ ngay khi

cảm xúc nảy sinh. Có thể thấy rằng, nếu cảm xúc kéo dài quá lâu như giận dữ quá
mức có thể dẫn đến tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng như là cáu gắt, bực bội, hành
động điên rồ; hay là người lúc nào cũng hay giận dữ thì làm việc gì cũng dễ mau
chán, thất bại. Do đó, xác định kiểm soát cảm xúc cũng có nghĩa là không chỉ dừng
lại ở điều chỉnh hành vi, biểu hiện sinh học của cơ thể hay thái độ bên ngoài mà còn
phải biết giải pháp kiểm soát cảm xúc, giải tỏa dồn nén cảm xúc kịp thời.
Trên cơ sở xác định được vai trò quan trọng của cảm xúc trong đời sống tâm lý
của con người, nhiều nghiên cứu về cảm xúc ngày càng được quan tâm và chú ý.
Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu gần đây về trí tuệ cảm xúc của P.Salovey
và J.Mayer, D.Goleman cho thấy trí tuệ cảm xúc quyết định thành công của con
người khá lớn. Tuy nhiên, đo lường kiểm soát cảm xúc vẫn chưa được nhấn mạnh mà
chỉ mới xem xét khả năng này tồn tại trong thành tố của trí tuệ cảm xúc là “quản lý
cảm xúc”. Vì vậy, thật sự cần có những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về khả năng
kiểm soát cảm xúc nhằm giúp trả lời những câu hỏi mà thực tiễn đặt ra ở trên.


12

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mà nhân cách, trí tuệ đang trong quá trình
hoàn thiện nên thiết nghĩ, việc phát triển toàn diện nói chung mà cụ thể là bồi dưỡng
và rèn luyện trí tuệ cảm xúc nói riêng cho học sinh THPT là vấn đề cần được quan
tâm. Theo Luật Giáo dục năm 2005, Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu giáo dục hiện nay [24]. Vậy thực tế cho thấy phải chăng
là cán cân dạy chữ chênh cao hơn dạy người? Rõ ràng, gần đây, mặt đạo đức, mặt
cảm xúc, bạo lực học đường của lứa tuổi trung học phổ thông, xảy ra với tình trạng
ngày càng nghiêm trọng. Rất đáng lo ngại là hiện tượng nhiều học sinh chỉ vì thiếu
kiểm soát cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ đã dẫn đến hành vi tiêu cực và

gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều trên toàn quốc. Hàng loạt vụ việc
như học sinh H.V.H (lớp 12 trường THPT V.T, B.Đ) đâm bạn, Đ.Q.Đ (tỉnh K.H), nữ
sinh Đ.T.Th (lớp 10, tỉnh N.A) đâm bạn vì cãi nhau, xích mích nhỏ [33]. Đây cũng là
cảnh báo cấp bách cho việc giáo dục hướng đến những khía cạnh liên quan đến yếu
tố thuộc về tình cảm, cảm xúc trong nhân cách của học sinh. Làm thế nào để đạt được
mục tiêu giáo dục trên? Nhà trường trung học phổ thông hiện đang có quan tâm đến
việc hình thành nhân cách và tác động để hình thành cảm xúc theo chiều hướng tích
cưc cho học sinh như thế nào?
Mặt khác, phòng tham vấn, tư vấn tâm lý được thành lập ở khá nhiều trường
trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tuy nhiên, phòng tham vấn
học đường thật sự đóng vai trò hỗ trợ tâm lý học sinh ra sao trong khi cảnh báo về
tình trạng đời sống cảm xúc của học sinh đang có dấu hiệu trầm trọng? Thực tế,
chúng ta thấy rằng đội ngũ chuyên môn, một chương trình giáo dục cảm xúc, tình
cảm, biện pháp tâm lý hỗ trợ, cũng là những dấu hỏi lớn về hiệu quả hoạt động giáo
dục ở nhà trường phổ thông. Vì trước tiên là chúng ta chưa biết rõ mức độ kiểm soát
cảm xúc của học sinh như thế nào. Hơn nữa cảm xúc của cá nhân chỉ thể hiện khi gặp
tình huống nhưng giáo dục cảm xúc gắn với tình huống thực tiễn cũng chưa được


13

hiệu quả. Vì vậy, những vấn đề này cần phải được giải đáp để nâng cao chất lượng
giáo dục.
Đánh giá tầm quan trọng của kiểm soát cảm xúc của học sinh và trả lời cho
những vấn đề đó là vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó và biết rằng hiện nay tuy có
nhiều đề tài khóa luận và luận văn đã nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc nhưng chưa có
nghiên cứu nào về khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh trung học phổ thông ở
thành phố Hồ Chí Minh. Với tất cả những lí do này, đề tài “Khả năng kiểm soát cảm
xúc của học sinh ở một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến
hành.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh ở một số trường THPT
tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp kiểm soát cảm xúc cho
học sinh THPT.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: khả năng kiểm soát cảm xúc (giận dữ, sợ hãi, xấu hổ)

của học sinh ở một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Khách thể nghiên cứu: học sinh ở một số trường THPT tại Thành phố Hồ

Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
-

Mức độ kiểm soát của các cảm xúc (giận dữ, sợ hãi, xấu hổ) của học sinh ở

một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa cao.
-

Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh

thì yếu tố gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với cảm xúc của học sinh.
-

Có sự khác biệt ý nghĩa về chỉ số kiểm soát cảm xúc (giận dữ, sợ hãi, xấu


hổ) của học sinh các khối lớp, giữa nam và nữ, giữa học sinh các hệ công lập và dân
lập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của những lý thuyết và trắc nghiệm về kiểm soát
cảm xúc.


14

- Đo lường mức độ kiểm soát cảm xúc giận dữ, sợ hãi, xấu hổ của học sinh
THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát cảm xúc của học
sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp kiểm soát cảm xúc cho học sinh THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu mức độ kiểm soát của một số cảm xúc cơ bản
là giận dữ, sợ hãi, xấu hổ.
- Tiến hành nghiên cứu trên 360 học sinh ở một số trường THPT công lập và
dân lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp một số phương pháp
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã
thực hiện về kiểm soát từng cảm xúc, trí tuệ cảm xúc. Các tư liệu trên được nghiên
cứu, phân tích, hệ thống hóa và được sử dụng trong đề tài để xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tài.
7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước:
- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở

- Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm
- Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các nội dung chính sau:
- Mức độ biểu hiện của người có khả năng kiểm soát cảm xúc tức giận, sợ hãi,
xấu hổ.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh
THPT.
* Bảng thăm dò được xây dựng thành hai phần:


15

- Phần một: giới thiệu và hướng dẫn trả lời.
- Phần hai: nội dung hỏi.
Bảng thăm dò ý kiến sử dụng thang đo thái độ với 5 mức độ khác nhau.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này thực hiện theo kiểu phỏng vấn nhóm tập trung và phỏng vấn
sâu cá nhân.
- Phỏng vấn nhóm và cá nhân: tập trung phỏng vấn các nội dung gắn với một
số nội dung khách quan để đánh giá, để tăng tính thuyết phục cũng như độ phong phú
và thực tế của số liệu.
* Phương pháp thực nghiệm
Một vài biện pháp tác động của liệu pháp nhận thức hành vi được sử dụng nhằm
giúp học sinh cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thống kê.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Mô tả mức độ khả năng kiểm soát một số cảm xúc của học sinh THPT tại
thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi.
- Xác định mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát cảm xúc của học

sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT kiểm soát cảm xúc.


16

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÖC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới về kiểm soát cảm xúc
Arixtôt viết: “Có lẽ mọi trạng thái của tâm hồn đều có liên quan đến thân thể:
căm giận, sợ hãi, e thẹn, thông cảm, dũng cảm cũng như vui sướng, yêu thương và
ghét bỏ, cơ thể cảm thấy một cái gì đó với các trạng thái ấy” [9, tr 324]. Đây có thể
được coi như là quan niệm mở đầu trong việc xác định mối liên quan giữa cảm xúc
và trạng thái của cơ thể ứng với cảm xúc đó.
Vào những năm 1960, Richard Alpert thực hiện những nghiên cứu khoa học
đầu tiên về sự lo sợ trong các kỳ thi. Nghiên cứu này khẳng định rằng những học sinh
bị sự lo lắng gây tác hại tới kết quả học tập và những người thành công bất chấp sự
căng thẳng, thậm chí nhờ sự căng thẳng mà thành công hơn [4, tr 114]. Nghiên cứu
này cho thấy khi cảm xúc nảy sinh thì thái độ, hành vi của con người cũng bị tác
động nghiêm trọng.
Cũng trong những năm 1960, Walter Mischel đã tiến hành trắc nghiệm để đo
năng lực chế ngự cảm xúc tại một nhà trẻ ở Trường Đại học Stanford. Trắc nghiệm
này cho phép thăm dò tâm lý một đứa trẻ xung đột giữa các xung lực và sự kiềm chế,
giữa ham muốn và sự chế ngự bản thân, giữa niềm thích thú tức khắc và sự mong đợi
[19, tr 174]. Trắc nghiệm này như là một bước khởi đầu khi xác lập mối tương tác
giữa kiếm chế bản thân với các thành phần trong cấu trúc của nhân cách như ý chí,
nhu cầu.
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà thần kinh học có liên

quan đến cảm xúc và não bộ cũng xuất hiện. Các công trình này một lần nữa giúp con
người khám phá ra sự liên hệ đặc biệt của não bộ đối với cảm xúc. Chẳng hạn như,
vào năm 1992, nhà thần kinh học Josep Ledoux khẳng định mọi cảm xúc vui buồn
giận dữ đều được sinh ra từ hệ thống viền (limbic) [19, tr 179].


17

Kế đến là nhà nghiên cứu Antonio Damasio nhận thấy các bệnh nhân bị tổn
thương vùng não này đều không cảm nhận và chế ngự được tình cảm của mình. Từ
đó, A.Damasio cho rằng không có trí tuệ ở dạng thuần túy, mà được nuôi dưỡng bởi
cảm xúc và chính phần tân vỏ não (neocortex) đã chi phối, kiểm soát, chỉ đạo, phối
hợp các cảm xúc đó [19,179].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu như Arnold (1990), Ioung (1961), Lazarus (1968)
cho rằng nguồn gốc chính của bệnh tâm thần cơ thể, phần lớn các cảm xúc phá vỡ và
gây rối loạn hành vi [2, tr 13].
Cuối những năm 1930, E.L.Thorndike quan niệm trí tuệ xã hội là năng lực hiểu
và điều khiển mà những người đàn ông, đàn bà, con trai và con gái sử dụng để hành
động một cách khôn ngoan, sáng suốt trong các mối quan hệ của con người. Đây
cũng là một quan niệm thể hiện khả năng kiểm soát của cá nhân đối với người khác
[26].
Năm 1983, Howard Gardner xuất bản tác phẩm “Frames of mind”. Ông đưa ra
mô hình đa trí tuệ và cho rằng trí tuệ cá nhân gồm hai loại: trí tuệ liên nhân cách
(interpersonal intelligence) và trí tuệ về bản thân (intrapersonal intelligence) [25].
Bảng kiểm Bar-On EQ-I (emotional quotiet inventory) được phát hành năm
1997 dựa trên thang đo nguyên bản năm 1998 để đo sức khỏe tâm lý. Phép đo này đề
cập đến ba trong năm lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc đó là :
- Kiểm soát, quản lý những trạng thái do các tác động bên ngoài thể hiện ở
sinh lý, tâm lý, hành vi (stress) gồm các kĩ năng như giải quyết vấn đề, đánh giá đúng
thực tiễn.

- Khả năng thích ứng gồm khả năng chịu đựng những trạng thái do các tác
động bên ngoài thể hiện ở sinh lý, tâm lý, hành vi (stress), năng lực kiểm soát xung
tính.
- Tâm trạng gồm khả năng giữ tâm trạng lạc quan, hạnh phúc [10].
Năm 1996 – 1997, Cooper với phép đo sơ đồ chỉ số cảm xúc EQ MAP chia trí
tuệ cảm xúc thành năm thành tố. Trong đó có các năng lực của trí tuệ cảm xúc: đo


18

lường năng lực sử dụng xúc cảm có mục đích, sáng tạo, linh hoạt, quan hệ với người
khác và giải quyết bất mãn một cách tích cực [10].
Thang đo LEAS - nhận thức cảm xúc (Level of Emotional Awareness) bằng
cách sử dụng một chuỗi 20 cảnh tượng mà có sự tham gia của hai người, được xây
dựng để gợi ra 4 nhóm cảm xúc: giận dữ, sợ hãi, hạnh phúc và buồn bã. Từng cảnh
tượng được tiếp diễn xoay quanh câu hỏi: Bạn sẽ có cảm giác như thế nào? Và người
khác sẽ có cảm thấy như thế nào? Tương ứng với từng câu hỏi, từng ý kiến trả lời của
từng người sẽ được chia tách thành 2 điểm cho sự miêu tả cảm xúc: một là cho chính
bản thân họ và một cho người khác [10].
Ngoài ra, năm 1999, Boyatsis với ECI (bảng kiểm năng lực cảm xúc –
Emotional Competency Inventory) được thiết kế theo kiểu tự đánh giá và người khác
đánh giá. Trắc nghiệm này đề cập đến việc đo một trong bốn lĩnh vực của trí tuệ cảm
xúc. Đó là:
- Tự kiểm soát, làm chủ bản thân, tự kiểm soát xúc cảm của mình, lòng tự tin,
tự ý thức, thích ứng, định hướng thành đạt và sáng tạo.
- Các kĩ năng xã hội: giáo dục người khác, năng lực lãnh đạo, năng lực tạo ảnh
hưởng, năng lực giao tiếp, tạo xúc tác để thay đổi, kiểm soát, quản lý xung đột, xây
dựng các mối quan hệ, tinh thần đồng đội và sự hợp tác [10].
Thang đo MEIS (thang đo trí tuệ cảm xúc đa nhân tố – Mutilfactor Emotional
Intelligence Scale) được tác giả Majer, Salovey và Caruso (2000) thiết kế để đo bốn

yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence). Trong đó nhánh thứ tư của
EI là “quản lý cảm xúc của chính họ và của người khác” [10].
Năm 1995, Daniel Goleman đã tập hợp các kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm
xúc và cho ra đời cuốn sách đầu tiên “Trí tuệ cảm xúc” vào. Mô hình trí tuệ cảm xúc
mà D.Goleman đề xuất là một mô hình kiểu hỗn hợp. Theo D.Goleman, trí tuệ cảm
xúc bao gồm các năng lực: sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cũng như khả
năng và sự kích thích hành động [4].
Kiểm soát, điều khiển các mối quan hệ xã hội được D.Goleman nhận định là
một trong bốn biểu hiện của trí tuệ cảm xúc bên cạnh các năng lực sau:


19

- Tự biết mình;
- Tự kiểm soát, tự quản;
- Nhận biết các quan hệ xã hội;
Từ năm 1995, Daniel Goleman – người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu
về trí tuệ cảm xúc hiện nay, đề xuất chúng ta phải có những năng lực cảm xúc cá
nhân gồm:
- Năng lực tự nhận biết bản thân;
- Năng lực tạo động lực;
- Những năng lực thông minh cảm xúc xã hội gồm: năng lực thấu cảm với
người khác và năng lực giao tiếp xã hội [26].
Vào năm 1990, P.Salovey và J.Mayer đã đề xuất mô hình trí tuệ thuần năng lựcđược gọi là EI 90 (trí thông minh cảm xúc). Mô hình này nhìn nhận “điều khiển hoặc
kiểm soát cảm xúc và sử dụng xúc cảm một cách phù hợp cho hoạt động” là một
trong những năng lực của trí tuệ cảm xúc [31].
Vào năm 1997, P.Salovey và J.Mayer cùng với Caruso đổi mới lại mô hình EI
90 bằng mô hình EI 97. Trong mô hình mới này, họ đề cập đến một trong bốn năng
lực của trí tuệ cảm xúc đó là “Kiểm soát sự kết hợp của lập luận và dữ kiện để đưa ra
những quyết định chiến lược” [32].

Vào năm 2002, P.Salovey và J.Mayer cùng với Caruso chỉnh sửa thang đo
MEIS và phiên bản mới này là MSCEIT (Mayer – Salovey – Caruso Emotional
Intelligence Test). Thang đo này chỉ báo khả năng hoạt động của người được đo
dưới ảnh hưởng những cảm xúc khác nhau. Phép đo này đo lường bốn thành tố: nhận
thức về xúc cảm, xúc cảm hóa tư duy, hiểu biết xúc cảm và điều khiển, kiểm soát xúc
cảm [10].
Nhìn chung, những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc còn khá mới mẻ. Hiện tại,
đó chỉ là mô hình, cách đo lường, các thành tố của trí tuệ cảm xúc. Kiểm soát cảm
xúc cũng được đề cập như là một yếu tố nhỏ trong các cấu trúc của trí tuệ cảm
xúc. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về kiểm soát cảm xúc. Do đó, có thể
nói kiểm soát cảm xúc vẫn là một lĩnh vực mới mẻ hiện nay.



×