Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quan hệ hoa kì – cộng hòa nhân dân trung hoa (1972 – 1991)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.15 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THẾ HỒNG

QUAN HỆ HOA KÌ – CỘNG HÒA
NHÂN DÂN TRUNG HOA (1972 – 1991)
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ
: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ MINH OANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
Các số liệu, tài liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan khoa học và nghiêm túc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Hồng


LỜI CẢM ƠN



Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, học viên đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ
tận tình của PGS.TS Ngô Minh Oanh. Học viên xin gửi lời tri ân chân thành đến thầy.
Gửi lời cảm ơn đến BGH trường ĐHSP TP.HCM, Khoa Lịch sử, thư viện trường, thư viện Tổng
hợp TPHCM - nơi học viên học tập, tra cứu, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Học viên xin gửi lời cảm ơn đến BGH trường Đại Học Đồng Tháp, Ban chủ nhiệm khoa Giáo
Dục Chính Trị, thầy, cô, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ học viên học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Xin chân thành cảm ơn.
TPHCM, tháng 8 năm 2011
Học viên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... 2
6T

6T

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... 3
6T

T
6

MỤC LỤC ................................................................................................................................ 4
6T

T
6


BẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 6
6T

6T

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 7
6T

T
6

1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................................................ 7
6T

6T

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................................................... 9
6T

6T

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 11
6T

6T

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu.......................................................... 12
6T


T
6

5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................................................ 12
6T

6T

6. Bố cục luận văn ....................................................................................................................................... 12
6T

6T

Chương 1. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TRƯỚC NĂM 1972 ...................13
6T

T
6

1.1.Bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70 .............................................. 13
6T

T
6

1.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa (1949 – 1970) ............................................................................ 19
6T

T
6


Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................................................... 30
6T

6T

Chương 2. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TỪ 1972 ĐẾN KHI CNXH Ở
LIÊN XÔ TAN RÃ .................................................................................................................32
6T

6T

2.1.Tình hình quốc tế giai đoạn 1972 – 1989 ............................................................................................... 32
6T

T
6

2.2. Bình thường hóa quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa ......................................................................... 34
6T

T
6

2.2.1. Vận động ngoại giao của Hoa Kì thời tổng thống Richard Nixon .................................................. 34
T
6

T
6


2.2.2. Từ thông cáo Thượng Hải đến thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kì và CHND Trung Hoa (1972
- 1979).................................................................................................................................................... 43
T
6

T
6

2.3. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa những năm 80 của thế kỉ XX ...................................................... 53
6T

T
6

2.4. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa sau sự kiện Thiên An Môn đến 1991 .......................................... 58
6T

T
6

2.4.1. Thế giới những năm 1989 – 1991 .................................................................................................. 58
T
6

6T

2.4.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa 1989 – 1991........................................................................ 59
T
6


T
6

Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................................... 66
6T

6T

Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA (1972 – 1991) ...68
6T

T
6

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Hoa Kì – CHND Trung Hoa ..................................... 68
6T

T
6

3.1.1. Yếu tố Liên Xô ............................................................................................................................. 68
T
6

6T

3.1.2. Yếu tố Việt Nam ........................................................................................................................... 80
T
6


6T

3.1.3. Yếu tố Đài Loan............................................................................................................................ 89
T
6

6T

3.2. Tác động của quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa đến hai nước và các nước khác (1972 – 1991) ..... 103
6T

T
6

3.2.1. Tác động đối với hai nước Hoa Kì và CHND Trung Hoa ........................................................... 103
T
6

T
6


3.2.2. Ảnh hưởng đến xu hướng hòa bình, dân chủ trong quan hệ quốc tế ............................................. 104
T
6

T
6


3.2.3. Đường lối ngoại giao của Liên Xô trước bình thường hoá quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa . 107
T
6

T
6

3.2.4. Sự độc lập, tự chủ trong đường lối ngoại giao của Việt Nam ....................................................... 111
T
6

T
6

3.2.5. Cân bằng ngoại giao của Hoa Kì trước phản ứng của Đài Loan ................................................... 115
T
6

T
6

3.3. Đặc điểm mối quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa trong giai đoạn 1972 - 1991 ............................... 119
6T

T
6

3.4. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa: Mối quan hệ quan trọng trong thế kỉ XXI ................................ 125
6T


T
6

Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................................................... 131
6T

6T

KẾT LUẬN ...........................................................................................................................132
6T

T
6

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................134
6T

6T

PHỤ LỤC TƯ LIỆU .............................................................................................................140
6T

6T

Phụ lục 1. .................................................................................................................................................. 140
6T

T
6


Phụ lục 2. .................................................................................................................................................. 144
6T

T
6

Phụ lục 3. .................................................................................................................................................. 145
6T

T
6

Phụ lục 4. United States Code ................................................................................................................... 147
6T

6T

Phụ lục 5. .................................................................................................................................................. 157
6T

T
6


BẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

CHNDTH: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
CNCS: Chủ nghĩa cộng sản
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội

TBCN: Tư bản chủ nghĩa
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kì (gọi tắt là Mĩ) là nước phát triển nhất thế giới, Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa (CHNDTH – gọi tắt là Trung Quốc) là nước đang phát triển nhất thế giới,
quan hệ Hoa Kì – CHNDTH (gọi tắt là quan hệ Mĩ – Trung) trở thành cặp quan hệ quan trọng nhất có
ảnh hưởng rộng nhất không chỉ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà cả trong toàn bộ hệ thống quan
hệ quốc tế. Thật vậy, nếu chúng ta ví mối quan hệ này như một bản nhạc hòa tấu thì những cung bậc
thăng trầm của bản nhạc đều tác động nhất định đến cảm xúc người nghe. Nhiều nhà phân tích đã khái
quát mối quan hệ Mĩ – Trung bằng hai từ: Thăng trầm và đa diện. Nhìn lại lịch sử trong quan hệ giữa
hai nước thì nhận định này là có cơ sở.
Cuộc chiến tranh lạnh đã ra đời thay thế ngay sau khi một cuộc chiến tranh nóng trước đó vừa
kết thúc. Cuộc chiến thể hiện sự đối đầu của hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa (TBCN) và Xã hội chủ
nghĩa (XHCN), nó đã chi phối cục diện quan hệ quốc tới đến tận năm 1991. Và quan hệ Mĩ – Trung
cũng chịu sự tác động của cuộc chiến này. Ngày 01.10.1949 nước CHNDTH ra đời, góp phần gia tăng
lực lượng của Chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong cuộc đối đầu với Chủ nghĩa tư bản (CNTB). Có thể
thấy, qua sự kiện này đã tác động một cách mạnh mẽ vào lòng tự hào của chính quyền Washington với
sứ mệnh lãnh đạo “thế giới tự do”, ngăn chặn, chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Trong
cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Đảng cộng sản với Quốc Dân Đảng, Mĩ đã nổi lên với vai trò là
nhân tố quan trọng, trong quá trình chống chủ nghĩa phát xít Nhật ở Châu Á, Mĩ đã có những chính
sách giúp đỡ Trung Quốc giải phóng đất nước, nhưng khi Nhật đầu hàng, thái độ của Mĩ cũng dần thay
đổi, Mĩ tiếp tục là lực lượng hậu thuẩn cho Quốc Dân Đảng trong cuộc tranh giành quyền lãnh đạo toàn
Trung Quốc với Đảng cộng sản, ngay cả khi Cách mạng vô sản nước này thành công. Sau khi
CHNDTH ra đời, nước này cũng xem Mĩ là một đế quốc cần phải đối phó, chính sách “nhất biên đảo”
là chiến lược ngoại giao mà nước này áp dụng, ngả hẳn về phía Liên Xô trong cùng một hệ thống
XHCN, đối lập với hệ thống TBCN do Mĩ đứng đầu. Cuộc chiến tranh ở Triều Tiên 1950 – 1953 là

một biểu hiện cho những căng thẳng đi đến xung đột trong quan hệ giữa Mĩ với Trung Quốc trước
1970. Mĩ đã đặt Triều Tiên vào tuyến phòng thủ của mình ở Viễn Đông, áp đặt lệnh cấm vận đối với
Trung Quốc, hơn nữa Mĩ lại đặt Đài Loan trong chiếc ô bảo hộ của nước này, điều này chẳng khác nào
“dầu đổ thêm vào lửa” trong quan hệ giữa hai nước vốn đã căng thẳng, vì Trung Quốc xem hòn đảo
này là một bộ phận của quốc gia. Trung Quốc lên án Mĩ can thiệp vào công việc nội bộ của họ, nước


này bắt đầu những hành động quân sự để thu hồi Đài Loan dưới quyền quản lí của Đại lục, điển hình từ
đầu năm 1954, Mĩ và Chính quyền Tưởng Giới Thạch xúc tiến các cuộc đàm phán để đi đến việc kí kết
“Hiệp ước phòng thủ chung”. Để cảnh cáo âm mưu của Mĩ và Đài Loan, và tỏ rõ lập trường kiên quyết
giải phóng Đài Loan, Đại lục quyết định “đánh đòn trừng phạt” bằng cách bắn phá một số hòn đảo do
Chính quyền Đài Loan kiểm soát (ngày 3 tháng 9 năm 1954). Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần
thứ nhất bắt đầu. Trước động thái đó, Mĩ đã có phản ứng “Bộ đội cộng sản chiếm lĩnh Đài Loan, sẽ uy
hiếp trực tiếp đến an ninh của khu vực Thái Bình Dương và quân đội Mĩ có trách nhiệm thi hành chức
vụ hợp pháp và cần thiết ở khu vực này” [56;44].
Trong giai đoạn trước khi đi đến bình thường hóa Mĩ, Trung Quốc cũng có duy trì đàm phán ở
cấp đại sứ nhưng kết quả không được như mong đợi giữa các bên, giới phân tích đã đưa ra nhận xét đầy
ẩn dụ, đó chỉ là “cuộc đối thoại giữa những người điếc”
Đến những năm cuối thập niên 60, quan hệ quốc tế tiếp tục có những chuyển biến, tất cả đã tác
động đến sự chuyển biến trong quan hệ Mĩ – Trung. Điều này được thể hiện, khối XHCN với những
bất đồng lan rộng, nó được biểu hiện bằng các cuộc chiến tranh biên giới Xô –Trung, học thuyết ba thế
giới của Mao Trạch Đông, cuộc chiến tranh ở Việt Nam với nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước
lớn……đã làm cho Trung Quốc có cái nhìn, thái độ khác về người “anh cả” XHCN Liên Xô. Mĩ đang
sa lầy ở cuộc chiến tranh Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao trở thành nguy cơ đe dọa
trực tiếp đến chủ nghĩa đế quốc, thêm vào đó đồng minh của Mĩ như Tây Âu, Nhật đang vươn lên
mạnh mẽ với mong muốn chia sẽ vai trò lãnh đạo thế giới với nước này.
Diễn biến của tình hình quốc tế giai đoạn cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 đã đưa Mĩ, Trung
Quốc xích lại gần nhau. Khi Nixon lên nhậm chức tổng thống 1969, ông đã “khám phá” việc bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ có lợi trong đối trọng với Liên Xô và cả những khó khăn trong
quan hệ quốc tế mà nước này đang gặp phải. Di chuyển theo hướng này các cuộc tiếp xúc giữa Mĩ và

Trung Quốc đã được xúc tiến: ngoại giao bóng bàn, chuyến thăm Trung Quốc bí mật của Henry.A.
Kissinger năm 1971 đã mở đường cho chuyến thăm lịch sử năm 1972 của tổng thống Nixon đến Trung
quốc với kết quả “tuần lễ làm thay đổi thế giới”.
Thật vậy, cú bắt tay hòa hoãn Mĩ – Trung đã tác động, ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ quốc tế
bấy giờ. Liên Xô không duy trì được mối quan hệ theo tinh thần Hệp ước tương trợ lẫn nhau Xô –
Trung như đã kí năm 1950 với Trung Quốc; cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của nhân dân Việt
Nam trở nên khó khăn hơn dưới sức ép của các nước trước đây đã từng có mối quan hệ, viện trợ, giúp
đỡ Việt Nam; Nhật Bản với “cú sốc Nixon”; chính quyền Đài Loan bị cô lập sau Thông cáo chung
Thượng Hải giữa Washington và Bắc Kinh.


Mối quan hệ Mĩ –Trung tiếp tục phát triển trong những năm 80 sau khi hai nước chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao 1979. Nhưng trong tiến trình đó, mối quan hệ này cũng bị cản trở bởi nhiều yếu
tố như sự kiện Thiên An Môn 1989 ở Trung Quốc, Mĩ lên án nước này vi phạm nhân quyền, dân chủ
đã ra sức vận động cộng đồng quốc tế “trừng phạt”. Quan hệ Mĩ –Trung trở lại lạnh nhạt.
Nhìn lại quan hệ Mĩ – Trung, đúng như nhiều nhà nghiên cứu nhận định: thăng trầm và đa diện.
Với mong muốn tái hiện lại bức tranh quan hệ Mĩ – Trung trong cuộc chiến tranh lạnh, đặc biệt là giai
đoạn 1972 – 1991, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước: chuyển từ đối đầu
sang đối thoại, hợp tác. Đâu là những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại giữa Mĩ và Trung
Quốc; quá trình thực hiện chính sách đối ngoại giữa hai nước dành cho nhau diễn ra như thế nào và nó
có tác động gì đến bản thân hai nước cũng như những nhân tố góp phần chi phối mối quan hệ này. Đây
là một vấn đề khó, bởi lịch sử ngoại giao luôn bao hàm nhiều yếu tố phức diện, song với niềm đam mê
nghiên cứu, học hỏi tôi mạnh dạn chọn vấn đề “ Quan hệ Mĩ – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972
– 1991)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử thế giới.

2. Lịch sử vấn đề
Quan hệ Mĩ – Trung giai đoạn 1972 – 1991 đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có
thể kể đến một số công trình :
“Một thiên sử sáu đời tổng thống Mĩ – Trung” của Patric Tyler (NXB CAND, năm 2008), ấn
phẩm trình bày “ Một bức tranh đầy bất ngờ và đáng lưu tâm hiện ra từ điều tra rất lí thú về diễn biến

quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kì qua 6 đới tổng thống Mĩ. Với sự qua chạm ở mức độ cao giữa hai
cường quốc, đây là một giai đoạn lịch sử với nhiều diễn biến không thể đoán định”, tất yếu chính sách
đối ngoại Mĩ – Trung dành cho nhau luôn nổi bật, tâm điểm là vấn đề Đài Loan; nhân tố Liên Xô cũng
được đề trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước với những nhận định cơ bản
Hoàng Gia Thụ (Trung Quốc) với tác phẩm “Đài Loan – Tiến trình hóa rồng” (NXB VH Thông
tin, năm 2004) tác phẩm trình bày bước phát triển đầy thăng trầm của hòn đảo Đài Loan dưới mối quan
hệ cũng đầy thăng trầm Trung – Mĩ, Đài Loan được xem là một nhân tố chủ chốt ảnh hưởng rõ nét đến
quan hệ Mĩ – Trung từ khi vấn đề này nảy sinh đến hiện nay.
“Ngoại giao CHNDTH 30 năm cải cách (1978 -2008)” Lê Văn Mĩ (NXB KHXN, năm 2009).
Trình bày chính sách ngoại giao của Trung Quốc từ công cuộc cải cách 1978 – 2008 với những điều
chỉnh để thích ứng với tình hình trong nước và thế giới nhằm chấn hưng đất nước, đưa Trung Quốc
từng bước có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Tác phẩm cung cấp cho độc giả


cái nhìn tổng quát về chính sách đối ngoại của quốc gia này với từng nước, từng khu vực trên thế giới.
Mĩ được xem là nước lớn, có vai trò quan trọng để Trung Quốc vạch ra đường lối đối ngoại phù hợp.
Thomas J.Mc Conmick “America’s Half – century United states Foreign Policy in the cold War
and after” (Nước Mĩ nữa thế kỉ, chính sách đối ngoại của Hoa kì trong và sau chiến tranh lạnh – NXB
CTQG, năm 2004), tác giả phân tích sâu sắc, có hệ thống nhiều khía cạnh trong chính sách đối ngoại
của Mĩ trong nữa thế kỉ qua…. “kiềm chế Liên bang Xô Viết……kiềm chế Đức và Nhật Bản, hai đối
thủ thời chiến của Mĩ và Anh – một đồng minh trong chiến tranh của Mĩ – cũng như thế giới thứ ba và
bản thân các công dân Mĩ”. Đó là tư tưởng trong chính sách bá quyền của Mĩ mà tác giả muốn gửi đến
độc giải khi nghiên cứu về chính sách đối ngoại của cường quốc này trong và sau chiến tranh lạnh.
Trung Quốc cũng nằm trong chính sách đối ngoại chung của Mĩ.
Lê Vinh Danh “Chính sách công của Hoa kì giai đoạn 1935 – 2001” (NXB Thống kê, năm
2001) tác giả cho chúng ta cái nhìn toàn diện về các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Mĩ từ
1935 đến 2001: giáo dục, an sinh xã hội, ngân sách kinh tế, quốc phòng….và quan trọng cung cấp một
cách có hệ thống chính sách đối ngoại của Mĩ từ trước 1935 đến đầu thế kỉ 21. Chính sách đối ngoại
với Trung Quốc cũng được đề cập ở một mảng trong toàn bộ tác phẩm nhưng chỉ mang tính khái quát.
Phi Bằng với “Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Mĩ –Trung Quốc”, (NXB Trẻ, năm

2001) trình bày, phân tích mối quan hệ Trung – Mĩ trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ XX. Nhưng tác
phẩm vẫn cho chúng ta cái nhìn về mối quan hệ lịch sử giữa hai nước và vấn đề Đài Loan trở thành
điểm nhấn, “con át chủ bài” trong lịch sử quan hệ hai nước đến hiện nay.
“Bảy cuộc đàm phán siêu cấp” của tác giả người Trung Quốc Mô Kiệt (NXB VHTT, năm
2006), ấn phẩm tường thuật về cuộc tiếp xúc ngoại giao bóng bàn giữa Mĩ và Trung Quốc năm 1971
đến chuyến thăm của Nixon 1972, sau đó là các cuộc tiếp xúc để đi đến bình thường hóa quan hệ năm
1979.
Lý Kiện (Trung Quốc) với tác phẩm “ Xô Trung Mĩ cuộc đối đầu lịch sử” (NXB Thanh niên,
năm 2008), tác giả cho người đọc một cái nhìn tổng thể mối quan hệ chiến lược Trung – Xô – Mĩ.
Hàng loạt sự kiện được dẫn chứng để làm sáng toả sự chuyển biến trong mối quan hệ tay ba cùng
những vấn đề có liên quan. Nhưng nhận định cho mối quan hệ này còn bỏ ngõ.
“Nixon và vụ Watergate” của George Sandra (NXB Lao động, năm 2003) “phát hoạ chân dung
một con người của một thời đại lịch sử đã qua còn hằn những dấu ấn khó phai mờ, từ thưở thiếu thời
đến khi “thành đạt” tời đỉnh cao quyền lực với biết bao sự kiện trong hoạt động đối ngoại cùng
nghững thăng trầm….” Đó chính là Nixon, nhân vật có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt
Nam cũng như tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Mĩ với Trung Quốc.


Lê Phụng Hoàng “Lịch sử quan hệ quốc tế ở Châu Âu trong chiến tranh lạnh” (1949 – 1991)
(ĐHSP TPHCM, năm 2005) cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ quốc tế ở
Châu Âu trong chiến tranh lạnh. Mối quan hệ Xô – Mĩ cũng được đế cập. Đây là mối quan hệ xuyên
suốt trong thời kì chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của nhiều nước hầu như dựa trên nền tảng mối
quan hệ này.
Với “ Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh
lạnh 1945 – 1991” của Lê Phụng Hoàng (ĐHSP TPHCM, năm 2005) cho người đọc thấy Đông Á cũng
như nhiều khu vực trên thế giới không thoát khỏi ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh lạnh do hai siêu
cường Mĩ và Liên Xô tạo nên. Trung Quốc cũng phải nổ lực để xác lập cho mình một vị thế. Mối quan
hệ giữa Trung Quốc với các nước lớn trong đó có Mĩ cũng được tác giả đề cập một cách có hệ thống từ
khi CHNDTH ra đời đến khi kết thúc chiến tranh lạnh. Các vấn đề như chiến tranh Triều tiên, vấn đề
Đài Loan cũng được đề cập để cho thấy nó chính là những nhân tố góp phần chi phối quan hệ Mĩ –

Trung Quốc trong và hậu chiến tranh lạnh.
Ngoài ra còn nhiều công trình, bài viết liên quan đến vấn đề, tất cả phần nào khái quát, nhận
định về mối quan hệ Mĩ – Trung từ 1949 – 1991 cùng với những yếu tố tác động đến mối quan hệ này,
tuy nhiên một công trình cụ thể để nghiên cứu giai đoạn 1972 – 1991 vẫn còn bỏ ngõ (theo nhận thức
của tác giả), trên cơ sở tiếp thu những công trình đi trước, hy vọng phần nào hoàn chỉnh thêm những
nhận định về mối quan hệ này, giai đoạn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đến kết thúc chiến
tranh lạnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ Mĩ – Trung (Trung Quốc được hiểu trong công trình nghiên
cứu này là Trung Quốc đại lục giai đoạn 1972 – 1991), một mối quan hệ đầy thăng trầm cùng với
những “toan tính” của mỗi nước; những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại Mĩ – Trung;
những tác động từ mối quan hệ này đến một số mối quan hệ quốc tế đương thời.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian 1972 – 1991. Đây là giai đoạn mà
tình hình quốc tế có nhiều biến đổi, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước lớn, xu thế hòa bình, hợp
tác đã kéo các nước vốn trước đây đối đầu từng bước đi đến thỏa thuận kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy
nhiên chính sự thỏa thuận, hòa hoãn đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ quốc tế cả mặt tích cực và
tiêu cực. Để bảo đảm tính lôgíc của nội dung, thì mối quan hệ Mĩ – Trung trước 1972 cũng được khái
quát để thấy được sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của hai nước dành cho nhau tùy theo hoàn


cảnh và điều kiện lịch sử. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trên lĩnh vực ngoại giao chính trị là chủ
yếu.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm Mác –xít, quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, tác giả có cái nhìn khách quan về mối quan hệ này, thực thế cho thấy chuyển
biến trong quan hệ Mĩ – Trung giai đoạn hai thập niên cuối chiến tranh lạnh có ảnh hưởng nhất định
đến Việt Nam.
Về phương pháp nghiên cứu, vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc; thu

thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lí các nguồn tài liệu trên cơ sở đó khái quát, nhìn nhận vấn đề đảm bảo
các sự kiện diễn ra theo đúng lịch sử và cho thấy các sự kiện có liên quan với nhau. Lí giải mối quan hệ
này để hiểu đúng, sâu sắc bức tranh quan hệ Mĩ – Trung trong quá khứ và hiện tại.
Khôi phục lại bức tranh quan hệ Mĩ – Trung (1972 – 1991) có thể đậm nhạt khác nhau, điều này
xuất phát từ đặc điểm quan hệ hai nước. Hy vọng với sự nỗ lực của tác giả vấn đề nghiên cứu sẽ được
tái hiện theo những gì lịch sử đã diễn ra.

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của các nhà nghiên cứu trước đó. Dù vậy
chúng tôi vẫn cố gắng có những đóng góp nhất định trong luận văn của mình, dựng lại bức tranh tương
đối toàn diện về mối quan hệ Mĩ –Trung từ 1949 – 1991 đặc biệt giai đoạn hòa hoãn 1972 -1991. Với
những nhận định, đánh giá có hệ thống những nhân tố góp phần tác động đến mối quan hệ đầy thăng
trầm, phức tạp này.
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành lịch sử thế giới, quan hệ
quốc tế và cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề này.

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa trước năm 1972
Chương 2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa từ 1972 đến khi CNXH ở Liên Xô
tan rã
Chương 3. Nhận xét về quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa (1972 – 1991)


Chương 1. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TRƯỚC NĂM 1972

1.1.Bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70
Khi đại chiến thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhân loại tiến bộ hi vọng giá trị hòa bình sẽ được đề
cao trên đóng tro tàn do cuộc chiến tranh gây ra. Nhưng sự hi vọng và niềm tin đó nhanh chóng bị phá
vỡ, “tương lai chợt bừng sáng. Bóng tối xua tan. Rừng rực một không khí cuồng hoan…Người ta đang

hoan hô. Người ta đang nhảy múa. Họ tưởng chiến tranh đã chấm dứt. Mà chiến tranh lại mới chỉ bắt
đầu” [26;3]. Một cuộc chiến tranh mới diễn ra ngay sau đó – Chiến tranh Lạnh, góp phần tạo nên cục
diện quan hệ quốc tế đầy biến động hơn nửa thế kỉ, trong đó Mĩ đứng đầu khối TBCN và Liên Xô đứng
đầu khối XHCN đóng vai trò chủ đạo.
Chiến tranh lạnh là một trong những chương lạ nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế, cuộc chiến
xoắn tất cả các quốc gia vào cùng một quỹ đạo, nhưng lại bị chi phối bởi các siêu cường.
Có nhiều ý kiến về thời điểm khởi đầu cuộc chiến, chẳng hạn năm 1917 với sự ra đời của nước
Nga Xô Viết do Lênin lãnh đạo đã “đe dọa” trực tiếp đến nền chính trị của CNTB, nhưng đa số các học
giả thừa nhận đến giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà quan hệ giữa Washington và
Moscow xấu đi vì những bất đồng trong việc thỏa thuận một số vấn đề liên quan đến lợi ích hai nước.
Tại hội nghị Ianta (2/1945), đặc biệt là hội nghị Postdam (17/7 – 2/8/1945), đã diễn ra những cuộc
tranh luận gay gắt giữa các nước đồng minh tham gia chống phát xít, mặc dù kết quả các cuộc tranh
luận, trao đổi ý kiến đã thông qua được một số nghị quyết quan trọng, các hiệp nghị được thỏa thuận,
một số văn kiện được phê chuẩn, nhưng kết quả không thể làm hài lòng các nước tham gia có tư tưởng
nước lớn. Hội nghị Postdam được nhận định, nó không phải là “điểm cuối cùng” trong cuộc chiến tranh
giữa các nước lớn, mà là “điểm khởi đầu” của cuộc chiến tranh lạnh [26;124]. Một trật tự thế giới mới
đã được hình thành do thỏa thuận từ các hội nghị - đó là trật tự hai cực Xô – Mĩ, tuy được cấu thành và
duy trì bởi một hệ thống các yếu tố, nhưng tất cả được phân tuyến một cách triệt để.
Liên Xô hay Mĩ đã làm cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng từ 1945 đến 1991, để thế
giới luôn sống trong tình trạng chiến tranh thường trực. Đặc trưng của chiến tranh lạnh được tạo nên
bởi sự nghi ngờ lẫn nhau, sự mất lòng tin, hiểu lầm giữa Mĩ và Liên Xô, cùng các đồng minh của họ.
Mĩ cáo buộc Liên Xô tìm cách tuyên truyền, mở rộng CNCS trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, Liên
Xô lập luận Mĩ đang tiến hành ý đồ đế quốc và ra sức ngăn chặn nền độc lập, tự do ở các nước. Mĩ
muốn một thế giới của các quốc gia độc lập với nguyên tắc tự do dân chủ là nền tảng – hòa bình kiểu


Mĩ ( Pax America). Liên Xô thì muốn giữ những khu vực quan trọng cho lợi ích quốc gia [86]. Theo
lập luận trên, do sự “hiểu lầm” giữa Mĩ và Liên Xô đã tạo nên cục diện đối đầu Đông – Tây.
Với ưu thế nổi trội trên tất cả các lĩnh vực, Mĩ có điều kiện triển khai chiến lược toàn cầu của
mình sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong số các nước tư bản hùng mạnh trước chiến tranh thì Ý,

Đức, Nhật Bản đã bị đánh bại; Anh, Pháp cũng không tránh khỏi sự tàn khốc do chiến tranh gây ra.
Năm 1946, Mĩ chiếm đến 62% sản lượng công nghiệp và 40,1% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế
giới tư bản, trở thành nước cung cấp và chủ nợ cho các nước tư bản phụ thuộc. Giữ ưu thế tuyệt đối về
mặt quân sự, độc quyền về vũ khí nguyên tử, có 1,2 triệu quân đóng ở 58 nước, trên 400 căn cứ không
quân và hải quân khắp thế giới, nhiều tổ chức quốc tế, quân sự có sự tham gia và chịu sự chi phối rõ nét
của Mĩ [22;46]. Rõ ràng, sau chiến tranh thế giới thứ hai là thời đại của Mĩ, nước này đã không bỏ lỡ
cơ hội ra sức gia tăng vị thế, vai trò trong quan hệ quốc tế.
Nếu xem xét tổng thể khối TBCN, thì những năm đầu sau thế chiến thứ hai, khối này giảm sút
về địa vị quốc tế trên nhiều mặt, khi đó với vai trò là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống chủ
nghĩa phát xít, vị thế và hình ảnh của Liên Xô, CNXH được nâng cao hơn bao giờ hết. CNXH trở thành
hệ thống thế giới, làm chổ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc xuất hiện ngay trong lòng chiến tranh
thế giới thứ hai và sau chiến tranh đã nhanh chóng phát triển thành cao trào. Điều này đã thách thức
nghiêm trọng ưu thế chủ nghĩa đế quốc, sự ảnh hưởng của Liên Xô và CNXH trên thế giới ngày càng
tăng, do đó nó có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Washington. Trong giai đoạn khoảng thời
gian hai thập niên sau thế chiến thứ hai Mĩ triển khai đường lối đối ngoại với một số điểm nổi bật:1)
Củng cố liên minh quân sự với các nước đồng minh phương Tây cũ; 2) Mở rộng các liên minh mới để
hạn chế sự bành chướng của khối CNXH; 3) Phát triển viện trợ, tái thiết sau chiến tranh và giúp đỡ cần
thiết các quốc gia sụp đổ từ cuộc chiến, các quốc gia mới giành độc lập không rơi vào ảnh hưởng của
khối XHCN [6;604]. Theo đó, với nhiều biện pháp được triển khai một cách cụ thể nhằm ngăn ngừa
“sự mở rộng của CNCS”, bảo vệ “thế giới tự do”. Mục tiêu cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ phản
ánh đậm nét bản chất giai cấp và cơ sở kinh tế xã hội của nước này – nhà nước Hoa Kì là đại diện các
thế lực tư bản độc quyền, các tổ chức quân sự công nghiệp, luôn tìm cách bành trướng sức mạnh, kinh
tế, chính trị, quân sự ra bên ngoài. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNTB độc quyền ở Mĩ phát triển
ngày càng cao tạo điều kiện cho sự tập trung, tích tụ tư bản…làm công cụ để thực hiện chiến lược toàn
cầu. Đa phần giới lãnh đạo Nhà Trắng đều ủng hộ mục tiêu chống Liên Xô, CNXH, Lucius D.Clay – tư
lệnh Mĩ nắm quyền thời tạm chiếm tại Đức cho rằng “Liên Xô thực sự muốn xây dựng một chế độ
giống họ ở khắp các nước Đông Âu bằng cách hậu thuẫn cho Đảng cộng sản từng nơi. Hoàn toàn
không có việc họ sẽ chấp nhận để các nước tự quyết định hệ thống chính trị cho mình” [6;604]. G.



Kennan – nhà ngoại giao Mĩ, năm 1947 đã phát biểu “một chính sách ngăn chặn làm cho người Nga
phải đương đầu với những lực lượng đối trọng không thể thay thế. Ở bất cứ thời điểm nào khi họ có
dấu hiệu xâm phạm đến lợi ích của thế giới hòa bình và ổn định” [95]. Ngày 12/3/1947, tổng thống Mĩ
– Truman trong bài diễn văn trước Quốc hội chính thức phát động cuộc chiến tranh Lạnh chống Liên
Xô, CNXH. Mĩ đã chọn Châu Âu là chiến trường chính để chống lại sự lan rộng của CNCS, thông qua
gói viện trợ 400 triệu USD về quân sự, kinh tế cho chính phủ Thổ Nhĩ Kì và Hy Lạp, sau khi Anh
thông báo với các quan chức ngoại giao Mĩ là nước này không đủ sức cung cấp tài chính cho các nước
nói trên, yêu cầu Mĩ phải can thiệp vì nếu “không kiểm soát được hai quốc gia này, CNCS có khả năng
sẽ lan rộng về phía Nam Iran và tận phía Đông Ấn Độ” [80]. Trong bài diễn văn Tổng thống Truman
tuyên bố: chính sách của Mĩ để hỗ trợ các dân tộc tự do, những người đang chống lại sự cố gắng chinh
phục có mục đích của số ít có vũ trang hay áp lực bên ngoài. Với nhận định, những khó khăn và sự
phục hồi chậm chập kinh tế - xã hội ở các nước Châu Âu đã mang đến cho châu lục này một cảm giác
tuyệt vọng và thất vọng. Châu Âu dường như sẵn sàng ngã theo lực lượng nào giúp đỡ họ khôi phục lại
vị thế trước chiến tranh. Như vậy, chiến lược ngăn chặn của Mĩ không chỉ giới hạn, hạn chế sử mở
rộng của Liên Xô mà còn mở rộng đến việc ngăn chặn sự bành trướng của CNCS ở bất cứ nơi nào trên
thế giới. Mĩ tin tưởng sự thành công của kế hoạch “ngăn chặn” phải dựa vào việc chính phủ và nhân
dân Mĩ cùng toàn thể nhân dân các quốc gia “tự do” nhận thức được: chiến tranh lạnh thực tế là một
cuộc chiến tranh thực sự có quan hệ đến sự sống còn của thế giới tự do.
Những động thái từ Moscow luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Washington, điển hình như
sự kiện tháng 9/1949 điện Kremlin thử thành công bom nguyên tử. Sự kiện này tác động một cách
mạnh mẽ vào lòng tự hào của người Mĩ về loại vũ khí hủy diệt, bởi vì “độc quyền về bom nguyên tử
của Hoa Kì là thứ để dành và mang ra sử dụng khi có mâu thuẫn về quyền lực hậu chiến với Liên Xô”
[5;151]. Ngay sau đó, kế hoạch mang tên bản ghi nhớ 68 của Hội đồng an ninh quốc gia (NSC – 68)
được Quốc hội Mĩ thông qua, chính thức khởi động cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô kéo dài suốt
mấy thập kỉ. Cuộc chạy đua này trở thành một bộ phận quan trọng của chiến tranh Lạnh, đồng thời góp
phần lớn chi phối các vấn đề trong quan hệ quốc tế cũng như quan hệ song phương Mĩ – Xô từ sau thế
chiến thứ hai. Với kế hoạch NSC – 68, quốc hội đề nghị tăng ngân sách quốc phòng từ 13 tỉ USD lên
50 tỉ USD trong năm tài khóa đầu tiên, kế hoạch này được đánh giá là sự mở rộng học thuyết Truman
lúc đầu chỉ áp dụng cho Tây Âu, kế hoạch quán triệt nội dung “một chiến lược quân sự mới mà lý do
chủ yếu là Hoa Kì đã mất độc quyền vũ khí hạt nhân…..Hoa Kì công khai lo lắng là Liên Xô có kế

hoạch khuất phục Tây Âu bằng vũ lực vì thế Hợp chủng quốc Hoa Kì cần nhanh chóng thiết lập một
mặt trận mới….Mặt trận ấy có nghĩa vụ làm thành một vòng cung mạnh bao vây Liên Xô từ nhiều


phía” [35;124]. Có thể thấy, bằng những chính sách, biện pháp ngoại giao Mĩ đã góp phần thổi bùng
ngọn lửa chiến tranh Lạnh phục vụ cho chiến lược toàn cầu của nước này. Hầu hết các đời tổng thống
đều đưa ra những học thuyết để làm nền tảng cho chính sách ngoại giao, qua đó thể hiện một phần
tham vọng lãnh đạo thế giới. Chủ nghĩa Aixenhao và chiến lược trả đũa ồ ạt thực hiện chính sách bên
miệng hố chiến tranh, đem vũ khí nguyên tử ra hù dọa nhằm buộc đối phương lùi bước; chiến lược
phản ứng linh hoạt và chính sách đối ngoại “vì hòa bình” của G.Kennedy (1961 – 1968) với tuyên bố
“chúng ta hãy làm cho mọi người biết rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng
nào, đương đầu với bất cứ sự gian khổ nào để đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của thế giới tự do”.
Trước năm 1970, trong các học thuyết, quan trọng nhất là học thuyết Truman với chiến lược ngăn chặn
CNCS (1946 -1952) đặt nền tảng cho các học thuyết toàn cầu về sau, với học thuyết này đánh dấu bước
ngoặt can dự sâu rộng của Mĩ trong quan hệ quốc tế, do ý thức về một nước Mĩ siêu việt, là trung tâm
của mọi quốc gia được xây dựng trên nền tảng tự do, dân chủ, Mĩ phải có trách nhiệm ủng hộ, đẩy
mạnh sự “tự do” ở khắp nơi. Vì vậy, phát động một cuộc chiến tranh chống lại sự “độc đoán, thiếu tính
tự do dân chủ” là đều tất yếu, để thành công thì trước hết phải ngăn chặn nơi đã sinh ra nó, ngăn chặn
để trách sự lây lan toàn cầu “cộng sản vừa là một khối thống nhất, vừa có tính quốc tế với trung tâm
đầu não là Moscow” [57;53]. Trong chính sách ngăn chặn, Truman đã vạch ra mục tiêu cụ thể, điều
cần thiết nhất vẫn là ngăn chặn CNCS.
Quan điểm Liên Xô cũng là nhân tố góp phần đưa quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới hai
trong tình trạng nóng, lạnh. Lý giải cho nhận định này, dựa trên cơ sở sự hiện diện quân sự của Liên Xô
khắp Đông Âu, hướng các quốc gia Đông Âu theo hệ tư tưởng cộng sản và điều quan trọng Liên Xô ra
sức truyền bá hệ tư tưởng này ở khắp nơi trên thế giới “Liên Xô từ chối bầu cử tự do tại Ba Lan và
Tiệp Khắc, sự can thiệp của họ ở Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì và Iran, hỗ trợ cho lực lượng cộng sản ở Trung
Quốc, và sự phản đối của Mĩ với các kế hoạch hậu chiến cho việc kiểm soát và thúc đẩy phát triển kinh
tế- như kế hoạch Buruch, kế hoạch Marshall” [80]. Quan điểm nhìn nhận, các phản ứng của Mĩ chỉ là
sự “tự vệ”, khi mà các nhà lãnh đạo Liên Xô bám vào giấc mơ của họ về việc áp đặt CNCS trên thế
giới, các nước phương Tây không có cách nào, trừ đầu hàng, để mau kết thúc tình trạng đó. Trong bài

phát biểu của Stalin ngày 9/02/1946, có đoạn “nhân dân Liên Xô không bao giờ quên được bài học về
cuộc chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc gây ra những năm 30, phải luôn sẵn sàng chuẩn bị, phải phát
triển các ngành công nghiệp cơ sở, giảm bớt sản xuất hàng tiêu dùng. Liên Xô sẵn sàng chấp nhận hy
sinh trong thời kì thực hiện 3 kế hoạch năm năm” [26;126]. Ngay sau đó, tham tán sứ Mĩ G.Kennan ở
Liên Xô đã gửi về Washington một bản báo cáo phân tích quan điểm của nước này đối với Mĩ qua bài
phát biểu từ vị tổng bí thư: Khi nào còn tồn tại CNTB thì thế giới không thể sống trong hòa bình, Liên


Xô không bao giờ tin tưởng CNTB, nước này tiến hành hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích
lợi ích quốc gia, ra sức liên hệ chặt chẽ với các nước để chống lại các cường quốc phương Tây. Bản
báo cáo nhấn mạnh, Mĩ phải dùng thực lực để ngăn cản Liên Xô, vì cho rằng, Mĩ đang đối mặt với một
lực lượng chính trị (Liên Xô) theo một tư tưởng bất dịch không thể có một sự thỏa thuận lâu dài với
Mĩ. Liên Xô đang ra sức làm rối loạn sự hài hòa của xã hội Mĩ, thủ tiêu lối sống truyền thống, phá hoại
uy tín quốc tế của Mĩ “Liên Xô là một nước theo chủ nghĩa cực đoan, bành trướng” [26;127].
Nước Anh – đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc đối đầu mang tính lịch sử với Liên Xô gần
nữa thế kỉ chiến tranh lạnh. Trong bài diễn văn tại Mĩ ngày 05/3/1945, thủ tướng đương nhiệm
Churchill đã công khai coi Liên Xô là mối đe dọa chủ yếu đối với nền an ninh, tự do của nhân dân thế
giới, kêu gọi các nước phải đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của Anh, Mĩ và phải dùng vũ lực để chấm dứt
tình trạng đe dọa này, “một bức màn sắt (Iron Curtain) đã chia Châu Âu thành hai nữa”. Quy đổi trách
nhiệm cho Liên Xô còn rất nhiều quan điểm: cuộc chiến tranh lạnh là do Liên Xô, nó đã được duy trì
và kết thúc khi nước này sụp đổ. Chiến tranh lạnh là do sự cố gắng từ một nhà nước áp đặt tư tưởng của
mình trên phần còn lại của thế giới. Đó là nhà nước không phải là Hoa Kì. Đó là ý thức hệ không được
dân chủ.
Từ các quan điểm trên cho thấy “chiến tranh lạnh là kết quả của cuộc tranh giành và mở rộng
phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ” [36;305], phía Mĩ và Liên Xô đều có những lập luận lên án, quy
đổi trách nhiệm cho nhau vì đã gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế nói chung và quan
hệ giữa hai nước nói riêng từ 1945 – 1991. Mĩ và Liên Xô đều là những siêu cường duy nhất sau chiến
tranh thế giới thứ hai, những chính sách đối ngoại của hai nước đều có ảnh hưởng nhất định đến quan
hệ quốc tế giai đoạn này.
Như vậy, sự liên minh Mĩ – Xô trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít chỉ là liên minh tạm

thời do tình thế bắt buộc, theo các nói của một sử gia, đó là “cuộc hôn nhân không có tuần trăng mật”.
Cuộc hôn nhân đầy toan tính này sớm tan vỡ, hai bên đã công khai lên án chính sách lẫn nhau. Hàng
loạt các công cụ, biện pháp, thiết chế, chiến lược đã được huy động để phục vụ cho cuộc chiến, làm
toàn bộ đời sống quốc tế bị bao phủ bởi không khí băng giá, đối đầu.
Cuộc chiến diễn ra khắp các mặt trận từ kinh tế, chính trị đến quân sự, khắp các châu lục từ Âu
sang Á, từ Mĩ sang Phi. Nó đã gây ra tình trạng nóng, lạnh trong quan hệ giữa hai nước và lôi cuốn cả
thế giới luôn tồn tại trạng thái chiến tranh thường trực. Và đây là một đặc điểm quan trọng của chiến
tranh lạnh. Điều này được thể hiện:
Châu Âu là chiến trường chính để tranh giành ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. Bằng kế hoạch
Marshall, trước hết nhằm cung cấp viện trợ tái thiết Châu Âu, Mĩ muốn không chỉ phục vụ ý đồ củng


cố nhanh tiềm lực các đồng minh Tây Âu nhằm xây dựng mặt trận ngăn ngừa CNXH mà còn phát triển
thị trường hàng hóa cho nước này. Năm 1949, Mĩ đã lập ra khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO) vừa mang tính quân sự vừa có mục đích chính trị, dưới chiếc ô hạt nhân, NATO chính là sự
mở rộng học thuyết Monroe của Mĩ sang Châu Âu.
Ở Châu Á cuộc chiến đã hoàn tất việc phân chia thế giới với sự chia cắt điển hình: Trung Quốc,
Triều Tiên, Việt Nam. Đánh giá đảo Đài Loan là “hàng không mẫu hạm không thể chìm” để can thiệp
vào Trung Quốc; kí kết Hiệp ước phòng thủ an ninh với Nhật năm 1951. Khu vực Đông Nam Á, từ
1946 cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam gây chú ý đối với Mĩ “nếu Mĩ và đồng minh
để phe CNXH thắng lợi ở Việt Nam, toàn vùng Đông Nam Á sẽ mất hẳn và an ninh Mĩ bị đe dọa”
[6;609]. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin dần trở thành đồng minh hợp tác với Mĩ
trong cuộc chiến chống CNCS thông qua các viện trợ kinh tế, quân sự (khối SEATO).
Các khu vực khác Trung Đông theo quan điểm của Mĩ, nếu kiểm soát được khu vực này sẽ ngăn
được bước tiến của Liên Xô xuống phía Nam. Khu vực châu Phi, từ những năm 50 phong trào giải
phóng dân tộc ở đây có bước tiến mới, được gọi là “lục địa trỗi dậy”, mục đích của Mĩ ngăn chặn cái
gọi là “sự xuất khẩu cách mạng” từ các nước sang đây. Ở khu vực Mĩ La tinh, tiếp tục quan điểm
truyền thống “Châu Mĩ là của người Châu Mĩ”. Như vậy, khoảng thời gian từ giữa thập niên 40 về cơ
bản chiến lược toàn cầu của Mĩ đã triển khai trên phạm vi toàn cầu.
Từ một nước XHCN đều tiên trên thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH có điều kiện

để phát triển, Liên Xô là nước đi tiên phong. Các nước Đông Âu sau khi giành độc lập đều đi theo con
đường Liên Xô. Khu vực Châu Á, Liên Xô cũng gia tăng ảnh hưởng như Mĩ: công nhận và quan hệ
hữu nghị với CHND Trung Hoa, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa….Đến đầu thập niên 60, Moscow cũng
tập hợp được một liên minh vững chắc để đối đầu với khối TBCN. Chạy đua vũ trang, kinh tế giữa hai
cường quốc không nằm ngoài mục tiêu loại trừ đối phương, năm 1949 Hội đồng tương trợ kinh tế
(SEV); ngày 14/5/1955, Liên Xô và đồng minh thành lập khối quân sự Vacsava.
Như vậy, cuộc đối đầu Mĩ – Xô đã được triển khai khắp các mặt trận.
Tóm lại quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai nổi bật là mối quan hệ Mĩ – Xô, tạo
thành hai cực với hai hệ tư tưởng đối nhau, góp phần tác động đến đường lối đối ngoại của nhiều nước,
nhiều khu vực trên thế giới. Cuộc chiến tranh lạnh được khởi xướng bởi Mĩ và Liên Xô. Hai bên tham
gia vào chạy đua vũ trang từ vũ khí thông thường đến vũ khí hạt nhân, tạo lập một hệ thống liên minh,
liên quan đến các chiến dịch quân sự nhưng không trực tiếp đối nhau, cung cấp viện trợ đáng kể cho
đồng minh, tận dụng các hoạt động gián điệp, bí mật, tham gia vào các cuộc chiến tranh tuyên truyền
để giúp duy trì các mục tiêu hơn nữa thế kỉ. Nhìn lại 2 thập kỉ đầu của cuộc chiến thì tình trạng căng


thẳng giữa hai cực là đặc điểm nổi bật nhất, quan hệ giữa Hoa Kì với các nước đồng minh Liên Xô
cũng trong tình trạng tương tự, với CHND Trung Hoa là một điển hình.

1.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa (1949 – 1970)
Đây là thời kì căng thẳng và xung đột trong quan hệ giữa hai nước, đỉnh cao là cuộc chiến tranh
Triều Tiên (1950 – 1953), có hai lí do chủ yếu:
- Mĩ xem Trung Quốc là đồng minh của Liên Xô;
- Trung Quốc xem Mĩ là đế quốc đã can thiệp vào cuộc xung đột giữa Đảng cộng sản - Quốc
Dân đảng (1945 – 1949) làm cho vấn đề thống nhất Trung Quốc trở nên khó khăn.
Ngay sau khi CHNDTH tuyên bố thành lập chính quyền Bắc Kinh đã triển khai đường lối ngoại
giao mà trước đó trong bài phát biểu ngày 30/6/1949 của Mao Trạch Đông đã đề cập. Đó là đường lối
ngoại giao “nhất biên đảo”, kiên quyết đứng về phe CNXH do Liên Xô đứng đầu chống lại phe TBCN,
“bốn mươi năm kinh nghiệm của Tôn Dật Tiên và 28 năm kinh nghiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc
đã khiến chúng ta tin rằng để giành được thắng lợi và củng cố nó, chúng ta phải ngã về một bên. Theo

những kinh nghiệm này, nhân dân Trung Quốc phải ngã hoặc về một phía chủ nghĩa đế quốc, hoặc về
phía CNXH, không có trường hợp ngoại lệ, không có chuyện ngồi thòng chân sang hai bên, không có
con đường thứ 3” và “liên minh với Liên Xô, với các nước dân chủ nhân dân, liên hiệp với giai cấp vô
sản và đông đảo nhân dân các nước khác” [16;229]. Có thể thấy, chính sách ngã hẳn về một bên của
Trung Quốc từ lí thuyết đến thực hành đều dựa trên những chuyển biến sâu sắc của thời đại. Điều này lí
giải, không phải từ đầu những người cộng sản Trung Quốc và người Mĩ chọn đối đầu nhau, đó là cả
quá trình bắt đầu từ sự không tin tưởng và kết thúc là sự căng thẳng, xung đột vũ trang.
Trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Mĩ đã từng đứng ra nhận trách nhiệm trung gian hòa giải
giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng, nhưng sự “nỗ lực” của nước này không mang lại kết quả như
mong đợi – một chính phủ liên hiệp không được thành lập bởi các đảng phái ở Trung Quốc, cuối cùng
khi chiến tranh lạnh diễn ra, nhận thấy CNCS có nguy cơ thôn tính toàn bộ Trung Quốc, Mĩ đã dần ngả
sang viện trợ tích cực cho Quốc Dân Đảng.
Vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ hy vọng một nước Trung Quốc mạnh, thống nhất, dân
chủ sẽ ra đời, góp phần gìn giữ nền hòa bình ở Viễn Đông, “đối với chúng ta (Mĩ) có hai mục tiêu, thứ
nhất là cùng chung tiến hành chiến tranh một cách hiệu quả. Thứ hai, là nhìn nhận và xây dựng Trung
Quốc thành một cường quốc ngang hàng với 3 đồng minh phương Tây của nó: Nga, Anh và Hoa Kì cả
trong và sau thời gian chiến tranh, vừa để chuẩn bị cho công cuộc cải tổ thời hậu chiến, vừa tạo sự
phồn thịnh và ổn định ở phương Đông” [16;182]. Thực tế cho thấy Trung Quốc thống nhất, phồn thịnh


sau chiến tranh thế giới thứ hai theo quan điểm của Mĩ là Trung Quốc không cộng sản, ngay thời kì
tổng thống Rudơven đã có ý tưởng “dùng Trung Quốc Quốc Dân Đảng làm nhân tố quan trọng chế
ngự thế lực của Liên Xô, cùng nước Trung Quốc thống nhất, thân Mĩ làm nền tảng cho hoàn bình và ổn
định ở Viễn Đông” [26;148]. Đóng vai trò là trung gian hòa giải nhưng Mĩ có ý nghiêng về chính phủ
Tưởng Giới Thạch, mặc dù không phải lúc nào chính quyền Washington cũng mặn mà với Quốc Dân
Đảng. Điều này xuất phát từ chính sách ngoại giao có tính toán của Mĩ.
Ngay khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc tiếp tục cuộc tranh giành quyền
lực giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng. Từ khoảng thời gian 1945 -1949, ít nhất hai lần hai Đảng
này xung đột với quy mô lớn. Liên minh thống nhất kháng Nhật ra đời 1937 nhanh chóng bị tan vỡ vào
hồi kết của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bởi vì là “kết quả mang tính gượng ép do sự bó buộc

của tình thế” [15;26]. Mặt dù nhận thức được phát xít Nhật là kẻ thù chính của toàn thể nhân dân
Trung Quốc, nhưng cả hai đảng không phải dùng lực lượng chống phát xít mà ra sức bảo toàn và phát
triển lực lượng dành cho cuộc nội chiến “Tưởng Giới Thạch thường xuyên sử dụng 40 vạn quân tinh
nhuệ bao vây căn cứ Thiểm – Cam – Ninh và đã tổ chức một số đột kích vào các căn cứ hay phục kích
đội hình của quân cộng sản”, năm 1937 Mao cũng đã xác định “chính sách cố định của chúng ta
(ĐCSTQ) là dành 70% để phát triển lực lượng, 20% để đối phó với Quốc Dân Đảng và 10% để chống
Nhật” [15;26]. Rõ ràng, mầm móng nội chiến vẫn còn, dù nền độc lập dân tộc bị đe dọa, nó chỉ chờ có
cơ hội để tái phát. Khi Đồng minh vào giải giáp phát xít trên đất Trung Quốc, cả hai thế lực đều tranh
thủ những thuận lợi tối đa để gia tăng thế và lực. Các cuộc đàm phám giữa Cộng sản và Quốc Dân từ
28/02/1945 và việc kí hiệp định Song Thập (10/10/1945) đó là các biện pháp để tranh thủ thời gian
củng cố, bổ sung lực lượng. Các cuộc đàm phán được tiến hành được tiến hành do sự tác động từ nhiều
nhân tố, thứ nhất dư luận trong nước; thứ hai áp lực từ bên ngoài, trong đó Mĩ đóng vai trò quan trọng.
Trên bình diện quan hệ quốc tế, vấn đề Trung Quốc cũng được đưa ra bàn luận, trong hội nghị ngoại
trưởng giữa Liên Xô, Anh, Mĩ tháng 12/1945 đã đi đến những thỏa thuận có tính nguyên tắc trong việc
giải quyết vấn đề ở Trung Quốc, cả Mĩ, Liên Xô đi đến thống nhất rút lực lượng vũ trang của cả hai ra
khỏi lãnh thổ Trung Quốc trong một thời hạn ngắn nhất sau khi xong việc giải giáp quân đội phát xít
Nhật, theo đó người Trung Quốc phải tự giải quyết công việc của mình, mọi sự can thiệp của người
nước ngoài là không phù hợp. Hội nghị đi đến quyết nghị quan trọng “thống nhất và dân chủ hóa
Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của chính phủ dân tộc, thu hút một cách rộng rãi các phần tử dân chủ
vào trong tất cả các cơ quan của chính phủ dân tộc và chấm dứt nội chiến” [40;220]. Ngày 7/11/1945
tổng thống Hoa Kì Harry S. Truman đã cử Marshall làm đại diện đặc biệt sang Trung Quốc làm trung



×