Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.44 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Kim Luận

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
SINH THÁI CỦA TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Kim Luận

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
SINH THÁI CỦA TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành
Mã số

: Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN TƯỞNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu tham khảo và dẫn chứng
đều có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- TS – GVC Nguyễn Tưởng, người đã trực tiếp hướng dẫn về mặt
khoa học và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
để tài.
- Các thầy cô giáo trong khoa địa lý, các cán bộ phòng sau đại học,
trung tâm thư viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ trong quá trình học cao học tại trường.
- Ban giám hiệu, các thầy cô, đồng nghiệp trong khoa Sư phạm khoa
học Xã Hội, tổ Địa lý và các cán bộ phòng ban trường Đại học Đồng Nai đã
quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đề tài được tiến hành.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, Trung tâm xúc tiến du
lịch tỉnh Nghệ An, Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, BQL VQG
Pù Mát, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Con Cuông, UBND huyện Quế
Phong, UBND huyện Quỳ Châu đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nguồn tài
liệu, số liệu và tư vấn những thông tin bổ ích liên quan đến đề tài.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi

điều kiện để đề tài được hoàn thành .
TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Vũ Thị Kim Luận


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài .........................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................8
6. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI ..9
1.1. Tổng quan các vần đề cơ bản liên quan ...........................................................9
1.1.1. Khái niệm du lịch ....................................................................................9
1.1.2. Điểm, tuyến du lịch ...............................................................................10
1.1.3. Du lịch sinh thái.....................................................................................11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến
du lịch sinh thái .....................................................................................20
1.2. Phương pháp đánh giá các điểm, tuyến DLST ..............................................23

1.2.1. Đánh giá điểm DLST ..............................................................................23
1.2.2. Đánh giá tuyến DLST .............................................................................32
1.3. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới và Việt Nam .............34
1.3.1. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới ............................34
1.3.2. Tình hình và xu hướng phát triển DLST ở Việt Nam .............................37


Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH
THÁI TỈNH NGHỆ AN ..........................................................................................39
2.1. Khái quát đặc điểm địa lý tỉnh Nghệ An có liên quan đến phát triển các điểm,
tuyến du lịch sinh thái ....................................................................................39
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................39
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................40
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội .......................................................43
2.2. Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An ..............................47
2.2.1. Các loại tài nguyên DLST ở Nghệ An ....................................................47
2.2.2. Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu ở Nghệ An ......................................70
2.2.3. Các tuyến DLST chủ yếu ở Nghệ An .....................................................80
2.3. Đánh giá các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An .................................................81
2.3.1.Đánh giá điểm DLST ...............................................................................81
2.3.2. Đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An ................................................85
2.4. Nhận định chung về tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An
...............................................................................................................................86
2.4.1. Thuận lợi .................................................................................................86
2.4.2. Khó khăn .................................................................................................87
2.5. Hiện trạng phát triển DLST của tỉnh Nghệ An ..............................................87
2.5.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch ....................................................87
2.5.2. Tổ chức các loại hình DLST ở Nghệ An ................................................91
2.5.3. Tổ chức, kinh doanh, khai thác các điểm, tuyến DLST ..........................93
2.5.4. Hiện trạng CSHT và CSVCKT phục vụ DLST ......................................98

2.5.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển DLST tỉnh Nghệ An ...............99
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
SINH THÁI Ở NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 .......................................................101
3.1. Căn cứ xây dựng định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An
đến năm 2020 ...............................................................................................101


3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020
.........................................................................................................................101
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển DLST ở Nghệ An đến năm 2020 ....104
3.1.3. Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở Nghệ An. .....................105
3.2. Định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST tỉnh Nghệ An đến năm 2020
.............................................................................................................................106
3.2.1. Định hướng bảo tồn tài nguyên DLST ..................................................106
3.2.2. Định hướng phát triển các điểm DLST .................................................107
3.2.3. Định hướng phát triển các tuyến DLST ................................................112
3.3. Giải pháp thực hiện ......................................................................................116
3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách và quản lý ............................................116
3.3.2. Nhóm giải pháp về đầu tư .....................................................................118
3.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.........................................121
3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường .............................................................122
3.3.5. Nhóm giải pháp về xã hội ....................................................................124
3.3.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá DLST ..............................124
KẾT LUẬN ............................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................128
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST


: Du lịch sinh thái

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật
VQG

: Vườn Quốc Gia

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

NXB

: Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách
du lịch của điểm DLST.......................................................................... 25

Bảng 1.2.

Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác của

điểm DLST ............................................................................................ 30

Bảng 1.3.

Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương
quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm
DLST ..................................................................................................... 31

Bảng 1.4.

Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tuyến DLST ....................... 33

Bảng 2.1.

Tổng thu nhập quốc dân GDP theo giá năm 1994 tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2006 – 2010 ........................................................................... 43

Bảng 2.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010........ 44

Bảng 2.3.

Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010 .............. 46

Bảng 2.4.

Danh mục thực vật có mạch ở VQG Pù Mát ......................................... 50

Bảng 2.5.


Số lượng loài thực vật quý hiếm của VQG Pù Mát được ghi trong
sách đỏ ................................................................................................... 50

Bảng 2.6.

Danh mục các loài động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát.......................... 51

Bảng 2.7.

Nhóm động vật quý hiếm ở VQG Pù Mát ............................................. 52

Bảng 2.8.

Danh mục khu hệ động vật Khu BTTN Pù Huống ............................... 54

Bảng 2.9.

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch
các điểm DLST các tỉnh Nghệ An ......................................................... 82

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng khai thác các điểm
DLST tỉnh Nghệ An .............................................................................. 83
Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên
mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác .......... 84
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá các tuyến DLST tỉnh Nghệ An .................................. 85
Bảng 2.13. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của tỉnh và của ngành du lịch
Nghệ An theo giá so sánh năm 1994 giai đoạn 2006 – 2010 ................ 90
Bảng 2.14. Hiện trạng khách du lịch ở VQG Pù Mát thời kỳ 2006-2010 ............... 96



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2006 – 2011 ...........88

DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1. Khái niệm và vị trí của loại hình DLST
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
Hình 2.2. Bản đồ phân bố tài nguyên DLST tỉnh Nghệ An
Hình 3.1. Sơ đồ định hướng phát triển các điểm DLST tỉnh Nghệ An
Hình 3.2. Sơ đồ định hướng phát triển các tuyến DLST nội tỉnh tỉnh Nghệ An
Hình 3.3. Sơ đồ định hướng phát triển các tuyến DLST quốc tế và liên tỉnh tỉnh
Nghệ An


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, được ví như là:
“ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”…. và đang hướng đến xu
hướng phát triển bền vững. Vì vậy, ở những quốc gia có tiềm năng phát triển DLST
đang ngày càng quan tâm đầu tư đến loại hình du lịch này.
DLST là hoạt động du lịch mới phát triển một vài thập kỷ gần đây và đang trở
thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với
việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa
của mọi dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng.
Nghệ An được xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nói chung và
DLST nói riêng với hơn 1.000 di tích lịch sử, trong đó có 131 di tích được xếp hạng
quốc gia; 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như Cửa Lò, Bãi Lữ, Cửa Hiền,
Quỳnh Phương,…. Có 12.000 km2 rừng núi ở phía tây với nhiều khu rừng nguyên

sinh đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi... như Vườn quốc gia Pù
Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Hoạt, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Bên cạnh đó, sự quần tụ các dân tộc anh em đã tạo nên bức tranh văn hóa đặc trưng,
mang đậm bản sắc truyền thống của các dân tộc bản địa như Thái, Ðan Lai, Khơ
Mú.... Ngoài ra, các địa phương ven biển cũng có nhiều nét văn hóa đặc sắc, những
nghề truyền thống hay những làn điều hò mái đẩy nhịp nhàng,… Đây là tiền đề để
hình thành các điểm, tuyến DLST của tỉnh.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch Nghệ An, DLST là loại hình
cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh của tài
nguyên du lịch tỉnh. Trong đó, cần chú ý tới việc phát triển DLST theo lãnh thổ nói
chung và tổ chức các điểm, tuyến DLST nói riêng.
Trước yêu cầu của sự phát triển du lịch trong thời kỳ mới, việc hình thành và
hoạt động của các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An đã được thực hiện và bước đầu đã
thu hút được khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua các tuyến,
điểm DLST đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển du lịch của tỉnh, nhưng


2

thực tiễn phát triển cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần được sớm giải quyết: Phần lớn
các điểm, tuyến du lịch được hình thành một cách tự phát, chưa khai thác hết được
tiềm năng của tài nguyên du lịch, ít có khả năng cạnh tranh trong khu vực, thiếu sức
thu hút đối với khách du lịch.
Xuất phát từ tình hình đó, đề tài: “Định hướng phát triển các điểm, tuyến
du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An” đã được tiến hành.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST để xây dựng định hướng
phát triển các điểm, tuyến DLST nhằm góp phần đẩy mạnh du lịch tỉnh Nghệ An
đạt hiệu quả tốt nhất.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về điểm, tuyến du lịch và DLST để vận
dụng vào việc nghiên cứu một địa bàn cụ thể
- Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển các tuyến, điểm DLST ở Nghệ An,
rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển DLST của tỉnh
- Xây dựng định hướng khai thác và đề xuất một số giải pháp phát triển các
điểm, tuyến DLST nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST ở Nghệ An
2.3. Giới hạn đề tài


Về nội dung: Tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải pháp phát
triển các tuyến, điểm DLST tỉnh Nghệ An



Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, du lịch có tính tổng
hợp và liên vùng nên đề tài còn xem xét nghiên cứu DLST Nghệ An
trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận.



Về thời gian: Hiện trạng hoạt động du lịch Nghệ An giai đoạn
2000 –2011 và định hướng phát triển các tuyến, điểm DLST giai đoạn
2012 – 2020


3

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới

Hoạt động DLST được quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập niên
1980. Đã có nhiều tổ chức quốc tế như UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), IUCN
(Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), WW (Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên) đã
giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, từ những năm cuối của thế kỷ trước cũng đã có những công trình
nghiên cứu đề cập trực tiếp đến tuyến, điểm du lịch và DLST như:
- “Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch” của Kadaxki
(1972), Sepfer (1973). Đây là công trình đầu tiên đưa ra các khung đánh giá quy
chuẩn về tiêu chí sức chứa của một điểm du lịch, nó trở thành công cụ cơ sở cho
việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá các tiềm năng các điểm du lịch về sau.
- “Nghiên cứu xác định các tuyến điểm du lịch giữa biên giới Ba Lan và Đức”
(Tổ chức ICURP, 1994) của tác giả Lechoslaw Czernic, Halina, Orlinska (Ba Lan)
và Edfrank (Hà Lan). Tài liệu đã phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội có
tác động đến du lịch, phương pháp xác định các tuyến, điểm du lịch cũng như việc
bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển du lịch bền vững.
- “Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý”
(Hiệp hội DLST – North Benning ton – Vermont, 1999).
Đây là những tài liệu hết sức quý giá làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về lĩnh
vực DLST.
3.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
Hoạt động DLST là một lĩnh vực mới mẻ, các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào các vấn đề lý luận; những nghiên cứu cho các địa bàn cụ thể còn ít, thể hiện:
- “ Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch” của Phạm Trung
Lương (chủ biên) - Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Hà Nội, 1998) đề cập đến cơ
sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch và kết quả ứng dụng đối với
phát triển các loại hình du lịch ở Hà Nội và phụ cận.


4


-“Hội thảo về nghiên cứu phát triển DLST với phát triển bền vững ở Việt
Nam” ( Tuyển tập báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội, 1998) đã
đưa ra một số vấn đề về cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, phát triển
DLST theo quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở tài nguyên môi trường tự
nhiên, DLST nhân văn và giáo dục.
- “DLST - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Phạm Trung
Lương (Hà Nội, 2002) nêu rõ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, tiềm năng và hiện
trạng phát triển du lịch sinh thái, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển
DLST ở Việt Nam.
- “Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển
DLST tỉnh Quảng Trị” của Trương Quang Hải (Hà Nội, 2006).
- “Tuyến, điểm du lịch Việt Nam” của Bùi Thị Hải Yến (Hà Nội, 2006) đề cập
đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng du lịch Việt Nam, xác định
một số tuyến du lịch của vùng.
Bên cạnh đó nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã thực hiện
về đề tài DLST như:
- “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DLST ở vườn quốc gia Cúc
Phương” của Nguyễn Thị Sơn (2000), luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội.
- “Tiềm năng và định hướng chủ yếu phát triển DLST trên địa bàn Thừa Thiên
Huế” của Nguyễn Quyết Thắng (2004), luận văn thạc sĩ Kinh tế, Huế.
- “Thực trạng và giải pháp phát triển DLST vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng” của Đoàn Thị Sâm (2004), luận văn thạc sĩ Địa lý, Huế.
- “Nghiên cứu tiềm năng phục vụ định hướng phát triển các điểm, tuyến du
lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam” của Thái Thị Thảo Chi (2010), luận văn thạc sĩ khoa
học Địa lý, trường Đại học khoa học – Đại học Huế, Huế.
- “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An”, của
Nguyễn Thế Chinh (1995), luận án phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất, trường
Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.



5

3.3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ở tỉnh Nghệ An
Du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Nghệ An là vấn đề đã được đề cập
nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, các công
trình này nhìn chung mới chỉ đề cập một cách khái quát nhất các vấn đề liên quan
đến phát triển du lịch Nghệ An nói chung và DLST trên địa bàn tỉnh nói riêng mà
chưa đề cập đến các vấn đề cụ thể trong việc đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải
pháp cho sự phát triển của các điểm, tuyến DLST trong từng giai đoạn cụ thể.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Du lịch được xem là một hệ thống được hình thành từ những phân hệ như
phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ cán bộ phục vụ và phân hệ
các công trình kỹ thuật phục vụ du lịch
Với quan điểm hệ thống giúp chúng ra nắm bắt và điều khiển được hoạt động
của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung.
Bên cạnh đó, nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch thì phải xem xét trong mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong
phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta.
Khi nghiên cứu DLST tỉnh Nghệ An, phải đặt trong mối quan hệ với vùng du
lịch Bắc Bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả
còn đi vào phân tích tình hình phát triển du lịch tỉnh Nghệ An trong bối cảnh phát
triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như đất nước.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm mang tính chất đặc trưng của khoa học Địa lý. Đề tài được
đặt trong bối cảnh không gian cụ thể của nền kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An và xa
hơn nữa là tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó lại xem xét các mối quan hệ lãnh thổ
giữa các huyện trong nội bộ tỉnh, từ đó xác lập ra các tuyến du lịch liên huyện trong
tỉnh. Bên cạnh đó, còn xác lập mối quan hệ lãnh thổ giữa các tỉnh như với Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Hà Nội,… để xác lập các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.


6

Bên cạnh đó, sự phân bố tài nguyên du lịch lại rất khác nhau theo lãnh thổ.
Mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ sẽ có những đặc trưng riêng về tài nguyên du
lịch, ....Vì vậy, định hướng phát triển không gian DLST cần phải dựa trên vị trí địa
lý cũng như các đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên; dựa trên các
đặc điểm về dân cư, dân tộc và tài nguyên du lịch nhân văn; dựa trên các điều kiện
về kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dựa trên sự
phân bố tài nguyên... của các vùng lãnh thổ trong và ngoài vùng nghiên cứu.
4.1.3. Quan điểm tổng hợp
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực hoạt động khác nhau. Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các
mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các
quá trình diễn ra trong hoạt động du lịch trên một không gian và thời gian nhất định.
Mặt khác hiệu quả của ngành du lịch đưa lại cũng mang tính tổng hợp như
hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường và sinh thái. Do đó, trong quá trình nghiên
cứu cần tiếp cận quan điểm này.
4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Nghệ An là tỉnh được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển DLST
(đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên). Phân tích những số liệu về DLST của tỉnh
trong thời kỳ 2001 – 2011 để nghiên cứu và từ đó đánh giá sự phát triển các điểm,
tuyến DLST trong quá khứ và hiện tại làm cơ sở định hướng phát triển các điểm,
tuyến DLST đến năm 2020.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh,…Song việc phát triển du lịch chưa có sự

quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực
tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,…
Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một


7

cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề
bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tư liệu
Đây là phương pháp cần thiết trên cơ sở tổng quan tài liệu có sẵn cho phép ta
hiểu biết những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và những vấn đề cập nhật đang
đặt ra. Việc thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sau đó phân tích, xử lý, phân loại các số liệu, tư liệu đó ra thành từng loại, từng
nhóm sẽ giúp chúng ta có được những vấn đề trọng tâm, những nội dung và kết luận
cần thiết cho đề tài đang nghiên cứu. Trên cơ sở tài liệu phong phú đó sẽ tổng hợp
để có được cái nhìn toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Là phương pháp quan sát, thu thập trực tiếp thông tin du lịch trên địa bàn
nghiên cứu. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy
cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý
Tác giả đề tài đã thực hiện các chuyến khảo sát sau:
- Khảo sát các điểm DLST như biển Cửa Lò, VQG Pù Mát (thuộc địa phận
huyện Con Cuông), rừng bần Hưng Hòa (Vinh), Hang Bua, làng nghề dệt thổ cẩm
Châu Tiến (Quỳ Châu), thác Sao Va (Quế Phong), Khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN
Pù Huống, Suối nước nóng - khoáng Giang Sơn (Đô Lương)
- Khảo sát một số tuyến du lịch: Diễn Châu – Vinh - Cửa Lò; Diễn Châu –
Suối khoáng nóng Giang Sơn (Đô Lương) – Tân Kỳ - Đường Hồ Chí Minh - VQG
Pù Mát; Diễn Châu – Quỳ Châu – Quế Phong;

4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp truyền thống của khoa học địa lý. Phương pháp bản đồ
có 2 chức năng chính:
+ Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du
lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, các dòng du khách.


8

+ Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh
thổ du lịch, trên cơ sở đó để đưa ra các định hướng phát triển và tổ chức hoạt động
du lịch trong tương lai.
5. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về điểm, tuyến du lịch nói chung và
DLST nói riêng.
- Hệ thống hóa các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá các điểm, tuyến DLST
phù hợp với đặc thù lãnh thổ tỉnh Nghệ An
- Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh
Nghệ An
- Sử dụng kết quả đánh giá và hiện trạng phát triển các điểm, tuyến DLST để
làm cơ sở cho việc định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh. Bước đầu
đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tại các điểm, tuyến
DLST của tỉnh Nghệ An
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 4 phần chính:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở khoa học về điểm, tuyến du lịch và du lịch sinh thái
+ Chương 2: Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An
+ Chương 3: Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An

đến năm 2020
- Phần kết luận
- Phần tài liệu tham khảo và phụ lục.


9

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐIỂM,
TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Tổng quan các vần đề cơ bản liên quan
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp theo từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu là
một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ những năm 30 của thế
kỷ XX đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của du lịch
và đưa ra rất nhiều khái niệm về du lịch:
- Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (Internationl Union of

Official Travel Oragnization - IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống…”[15].
- Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma-Italia (21/8 –

5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của
họ”[15].
- Theo I.I.Pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư


trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [15].
- Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.[20]


10

1.1.2. Điểm, tuyến du lịch
1.1.2.1. Điểm du lịch
Điểm du lịch có thể được hiểu là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó
(tự nhiên, văn hóa, lịch sử, KT - XH,…) hay có thể là một công trình nhân tạo hoặc
là sự kết hợp cả hai yếu tố trên ở quy mô nhỏ.
Theo khoản 8, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “Điểm du lịch là
nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du
lịch”[20].
Cũng theo Luật du lịch Việt Nam, căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút
khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ, điểm du lịch phân thành
hai cấp:
Điểm du lịch địa phương: là nơi có tài nguyên hấp dẫn đối với nhu cầu
tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả
năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10.000 lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch quốc gia: Là nơi có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối
với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần
thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách tham quan một năm.

1.1.2.2. Tuyến du lịch
Theo khoản 9, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “ Tuyến du lịch là
lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắm
với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàngkhông”
[20].
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức
lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch
phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác
định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện.
Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch:
- Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không.



×