Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sức cạnh tranh của việt nam được cải thiện đáng kể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.53 KB, 2 trang )

Sức cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện đáng
kể
18:44' 31/10/2003 (GMT+7)

Việt Nam đã cải thiện được vị trí của mình trong bảng xếp hạng thường niên về chỉ
số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố tối
qua.Về chỉ số sức cạnh tranh trong tăng trưởng, từ vị trí 62 năm 2002 Việt Nam
đã vươn lên thứ 60 trong năm nay, về chỉ số cạnh tranh trong kinh doanh, Việt
Nam tăng từ hạng 60 lên 50. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam tiến bộ vượt bậc là
do chất lượng của các định chế công tăng.
Một trong số những mục tiêu của báo cáo cạnh tranh toàn cầu là
đánh giá tiềm năng của các ngành kinh tế thế giới nhằm đạt
được tăng trưởng kinh tế ổn định trong trung và dài hạn. Với
tham vọng này, diễn đàn kinh tế thế giới đã phát triển chỉ số
cạnh tranh toàn cầu. Chỉ số này dựa trên hiểu biết của các nhà
kinh tế về các nhân tố quyết định tới quá trình phát triển kinh tế
đầy phức tạp. Chỉ số GCI được tổng hợp từ các dữ liệu WEF
thu thập được và thông tin của cuộc điều tra ý kiến của các công ty lớn.
Một điểm quan trọng là những nước được đưa vào phân tích phần lớn là các nước đang phát
triển đặc biệt là ở châu Phi.102 nước được xếp loại chiếm 97,8% GDP của thế giới, do đó chỉ số
GCI phân tích hầu hết hoạt động kinh tế toàn cầu.
Danh sách những nước nằm trong top 10 có năng lực cạnh tranh lớn nhất rất giống với danh
sách của năm ngoái. Bốn vị trí đầu không có gì thay đổi là Phần Lan , Mỹ, Thuỵ Điển, Đan Mạch.
Đài Loan và Singapore đều tăng lên một bậc, Đài Loan thứ năm, Đan Mạch thứ sáu. Thuỵ Sĩ bị
rớt xuống vị trí thứ 7. Nauy nhường vị trí số 8 cho Iceland tụt xuống xếp thứ 9. Australia vươn lên
giành vị trí số 10.
Kinh tế vĩ mô của Phần Lan thể hiện nhiều biến chuyển tích cực, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia tăng, lạm
phát giảm và lãi suất tăng. Phần Lan đều có những biểu hiện rất tốt trong cả 3 lĩnh vực cấu thành
chỉ số GCI. Trái lại Mỹ vẫn duy trì được vị trí thứ hai của mình nhưng các thành tựu trong 3 nhân
tố khá cách biệt. Ví dụ như hoạt động của toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng do chất lượng của các
định chế công. Cụ thể là tội phạm có tổ chức nhiều hơn (xếp thứ 29).Thâm hụt ngân sách chiếm


3,4% GDP và tích luỹ quốc gia giảm.
Mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu trong chỉ số công nghệ nhưng sức mạnh tổng thể giảm, số bằng sáng
chế được cấp giảm. Thuỵ Điển đứng ở vị trí thứ ba nhưng sức mạnh tổng thể tăng lên nhiều đặc
biệt trong lĩnh vực thể chế. Thuỵ Điển có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực đối phó với tội phạm có tổ
chức và quyết định của Chính phủ mang tính chất thiên vị. Giống như Mỹ chỉ số công nghiệp của
Thuỵ Điển rất cao (đứng thứ 4).
GCI được xây dựng dựa trên ba trụ cột: môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng của các định chế
công và công nghệ. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô, không mang tính chất quyết định đối với việc
tăng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia, nhưng kinh tế vĩ mô yếu kém chắc chắn sẽ giết chết
triển vọng phát triển kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, của cải hầu hết được tạo ra bởi thành phần kinh tế tư nhân nhưng
các doanh nghiệp này phải hoạt động trong phạm vi một quốc gia và tuân thủ các thể chế do
Chính phủ đặt ra và duy trì. Đơn cử là một công ty không thể hoạt động hiệu quả trong môi


trường mà các hợp đồng không có hiệu lực hay luật pháp thiếu, yếu kém. Các công ty sẽ phải chi
phí lớn nếu kinh doanh ở một quốc gia mà nạn tham nhũng hoành hành. GCI tính toán chỉ số hiệu
quả của thể chế cộng đồng và coi nó như một trong ba trụ cột để phát triển kinh tế.
Cuối cùng, trụ cột thứ ba là tiến bộ khoa học công nghệ. Sự khác nhau căn bản giữa một nước
giàu và nột nước nghèo không phải ở công dân nước giàu có nhiều gạo, nhiều thịt, nhiều sữa
hơn mà ở chỗ họ có nhiều sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Khi đến một nước phát triển ta có
thấy hầu hết các sản phẩm từ TV màu đến thực phẩm chuyển đổi gien hay các loại thuốc vừa
mới được phát minh. Hơn nữa, những sản phẩm đang tồn tại đều rẻ hơn nhiều so với trước đây
và chất lượng được nâng lên rất nhiều. Do đó tiến bộ công nghệ là trọng tâm của tăng trưởng
kinh tế
.Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là nguồn dữ liệu toàn diện nhất về sức cạnh tranh, những yếu kến
của các nền kinh tế trên thế giới. Báo cáo đưa ra một cách tiếp cận toàn diện với nền kinh tế thế
giới và là công cụ giúp hình thành một khuôn khổ kinh tế hỗ trợ cho hoạt động đầu tư tư nhân
cũng như kinh doanh.
(Cẩm Tú - Tổng hợp)

Gửi tin qua Mobile

Gửi tin qua E-mail

In tin

Gửi phản



×