Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giới thiệu về trống đồng Đông Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.12 KB, 6 trang )

I.

Lý do chọn sản phẩm

Từ thời kì đồ đá tiến lên thời kì đại kim khí và đồ sắt là một chuyển biên lớn lao của nhân
loại. Đó là cuộc cách mạng luyện kim, xuất hiện nền văn minh và nhà nước đầu tiên của
người việt cổ. Nó đánh dấu một bước phát triển rực rỡ trên phương diện kinh tế - xã hội
cũng như mĩ thuật. Mà trong đó khởi nguồn từ mĩ thuật Đông Sơn.
Mĩ thuật Đông Sơn tượng trưng cho thời kì cực thịnh của mĩ thuật kim khí đặc sắc nhất
với kĩ thuật chạm khắc. Đây là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng- trống đồng Đông Sơn.
Nó là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm
có của tổ tiên ta đã tạo nên kĩ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hoá đồng thau
vào loại bậc nhất Đông Nam Á.
Chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn là nơi hội tụ những truyền thống văn hóa, xã hội
và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng
Vương. Qua đó ta thấy được ý nghĩa quan trọng của nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật
Đông Sơn với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc.
II.

Giới thiệu về trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối,
hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa
văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng
nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa
văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm
cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí
uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến
nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.


Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống
đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến
thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã
vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo
hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại
bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền
văn minh nông nghiệp phát triển ấy.
III.

Phân tích- miêu tả về trống đồng Đông Sơn


Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn
mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu
hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy
của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống
đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi
nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều
loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu
tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc
họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.
Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau.
Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24
trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà
Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương,
Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến
các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.
Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa
tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh
các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường

thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng
tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn
song song. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông
thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.


Hoa văn, họa tiết trên mặt trống đồng Đông Sơn.


IV.

Kế hoạch giảng dạy.

Giáo dục phát triển thẩm mĩ

Chủ điểm: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ.
Đề tài: Trò chuyện về trống đồng Đông Sơn
Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
Số lượng trẻ: 25 trẻ
Thời gian: 30- 35 phút

I/ Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được trống đồng Đông Sơn thông qua hình dạng, màu sắc, kích
-

thước, họa tiết trang trí.
Trẻ biết được nguồn gốc của trống cũng như giá trị văn hóa, lịch sử của trống
đồng Đông Sơn


2. Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng quan sát, tri giác, khả năng chú ý ghi nhứo có chủ định, phán
đoán, suy luận, so sánh, phân nhóm và khả năng làm việc theo nhóm
3. Ngôn ngữ

- Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc
4. Giáo dục

- Trẻ biết được giá trị lịch sử của trống đồng Đông Sơn cũng như lịch sử văn hóa của
đất nước từ đó làm giàu thêm tình yêu quê hương, bản sắc văn hóa dân tộc.

II/ Chuẩn bị
1. Đồ dùng


1.1.
Đồ dùng của cô:
- Tranh về trống đồng Đông Sơn:

+ Trang về mặt trống.
+ Tranh chụp toàn cảnh chiếc trống.
+ Tranh chụp thân trống.
+ Trang vẽ họa tiết trên trống.
- Video, clip giới thiệu nhanh về trống đồng Đông Sơn.
1.2.
Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ một bộ lô tô hình các loại trống.
2. Địa điểm: trong phòng học khô ráo, sạch sẽ, ấm áp

Ngồi hình chữ U

3. Trang phục: cô và trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp với thời tiết.

III/ Tiến hành
Họat động của cô
Bước 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”
- Hôm trước lớp mình đi bảo tàng rất là ngoan đấy nên hôm nay bác
Gấu có gửi cho cô một món quà để tặng lớp mình. Các con có muốn
biết đó là gì không?
Bước 2: Nội dung
Xem các hình ảnh, clip và đàm thoại.
- Trốn cô, trốn cô… cô đâu, cô đâu?
-> Cô treo 4 bức tranh về trống đồng Đông Sơn: mặt trống, thân trống,
toàn cảnh trống, các chi tiết vẽ trên trống.
- Chúng mình có biết đây là hình ảnh đồ vật gì không?
- Có ai biết tên gọi đầy đủ của trống đồng này không?
- Các con biết gì về trống đồng Đông Sơn nào?
- Cô giới thiệu cho trẻ: Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống
tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ.
- Các con thấy trên mặt trống có hình gì nổi bật ở giữa nhỉ?
Cô giới thiệu tiếp cho trẻ: Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều
là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc
những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh
các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn.
- Cô cho trẻ quan sát thân trống và hỏi trẻ những họa tiết mà trẻ thấy
được.
(Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim,
thú).
- Cô và chúng mình vừa quan sát những bức tranh về trống đồng
Đông Sơn rồi đấy. Bây giờ, cô sẽ cho các con xem một đoạn video

clip giới thiệu chi tiết hơn về trống để các con thấy rõ hơn nhé!
- Cô phát video clip cho trẻ xem.
- Cô và trẻ cùng đàm thoại.

Họat động của trẻ
-

Trẻ hát
Có ạ.

-

Trẻ trả lời

-

Ngôi sao.

-

Trẻ trả lời


Họat động của cô
* Kết luận: Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong
khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau
Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên
ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm,
thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng

thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á.
Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn
minh nông nghiệp phát triển ấy đấy các con ạ.

Họat động của trẻ

-

Trẻ xem

-

Trẻ chơi theo yêu cầu
của cô.

Bước 3: Củng cố
Trò chơi 1: “Bạn hãy đoán xem”
Cô phát cho mỗi trẻ một rổ lô tô có một số loại trống: trống đồng;
trống trường; trống đồ chơi. Cô hỏi, gợi ý về một loại trống. Sau đó
trẻ sẽ nói tên và giơ thật nhanh lôtô đó lên
Ví dụ: Trống gì chúng mình thường thấy vào dịp khai trường?
Cô cho trẻ chơi 3 lần
Bước 4: Kết thúc
Cô nhận xét về giờ học và khen ngợi trẻ.



×